Đề tài nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực diều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh qua lỗ sau bên ở trẻ em

26 686 2
Đề tài nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực diều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh qua lỗ sau bên ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề1. Tính cấp thiết của đề tàiThoát vị cơ hoành bẩm sinh (TVCHBS) qua lỗ sau bên là sự di chuyển các tạngcủa ổ bụng lên khoang lồng ngực qua lỗ khuyết phía sau bên của cơ hoành, gây nêntình trạng chèn ép phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi bên bị thoát vị và cả phổibên đối diện. Nguyên nhân là do cơ hoành không phát triển hoàn chỉnh và ống phếmạc phúc mạc không ngăn cách hoàn toàn trong thời kỳ bào thai. Năm 1848,Bochdalek mô tả trường hợp thoát vị cơ hoành bẩm sinh qua vị trí sau bên, nay đượcgọi là thoát vị qua lỗ Bochdalek. TVCHBS qua lỗ sau bên là một trong các cấp cứu cótỷ lệ tử vong cao ở trẻ em. Tỷ lệ bị bệnh ở Mỹ là 12000 15000 trẻ mới sinh còn sống,tỉ lệ nam nữ từ 1 : 1 đến 2 : 1. Tỷ lệ chết lúc sinh còn ít các tài liệu nghiên cứu, khoảng13 trẻ thoát vị cơ hoành bẩm sinh chết lúc mới sinh, những trẻ này thường có dị tậtbẩm sinh phối hợp, nhất là dị tật của hệ thần kinh trung ương. Năm 1901, Aue lần đầutiên phẫu thuật thành công cho bệnh nhân 18 tuổi và phải 45 năm sau Gross lần đầutiên mới báo cáo mổ thành công cho một trẻ sơ sinh 24 giờ tuổi. Ngày nay mặc dù đãcó nhiều tiến bộ về gây mê hồi sức và phẫu thuật nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh nhânvẫn còn cao, đặc biệt là những trường hợp có biểu hiện lâm sàng sớm ngay sau khisinh.Trường hợp TVCHBS đầu tiên được phẫu thuật nội soi lồng ngực năm 1995. Tuynhiên phương pháp mổ nội soi lồng ngực điều trị TVCHBS qua lỗ sau bên còn chưađược nghiên cứu đầy đủ, số lượng bệnh nhân được mổ không nhiều, đặc biệt bệnhnhân sơ sinh. ở Việt Nam, báo cáo năm 2001 của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấytỷ lệ chẩn đoán đúng TVCHBS qua lỗ sau bên là 23,3%. Các trung tâm có đủ phươngtiện chữa dị tật này không nhiều và chủ yếu áp dụng mổ mở cho bệnh nhân ngoài tuổisơ sinh. Năm 2001, trường hợp phẫu thuật nội soi thành công đầu tiên tại Việt Namđược Nguyễn Thanh Liêm thực hiện cho một bệnh nhân TVCHBS 3 tháng tuổi và bệnhnhân sơ sinh bị TVCHBS đầu tiên được phẫu thuật vào năm 2002.2. Mục tiêu của đề tài1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh thoát vị cơ hoànhbẩm sinh qua lỗ sau bên ở trẻ em.2. Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật và đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soilồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành bẩm sinh qua lỗ sau bên ở trẻ em.3. ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tàiThoát vị cơ hoành bẩm sinh qua lỗ sau bên là cấp cứu ngoại khoa. Tỷ lệ tử vongkhá cao. Vì vậy việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời dị tật này luôn là một việccần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế để làm được điều này nhiều khi không phải là mộtviệc dễ dàng. Cho đến nay phẫu thuật vẫn được coi là một biện pháp điều trị có hiệuquả đóng vai trò quan trọng trong cứu chữa căn bệnh này. Trước những năm 90 phẫuthuật mổ mở kinh điển là phương pháp được lựa chọn trong điều trị bệnh lý này. Nhờnhững tiến bộ của khoa học công nghệ, phẫu thuật nội soi dần được áp dụng và triểnkhai ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật lớn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đểnâng cao hơn nữa chất lượng điều trị cho bệnh nhi, đào tạo trong nước cũng như trongkhu vực, việc tiến hành nghiên cứu bệnh lý và đánh giá kết quả điều trị là cần thiết.

Ngày đăng: 23/07/2014, 20:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan