...4 1.1.3.Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính.. ...33 2.2.2.Thực tiễn kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung c
Trang 1KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
Trang 2Lờ i Cả m Ơ n
Với tình cảm chân thành và sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn tới tất cả cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này:
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế đã tận tình truyền những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học vừa qua Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư- Tiến sỹ Trịnh Văn Sơn, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này với tất
cả lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn và đến các cá nhân trong Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn Phan Dũng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và tất cả bạn bè, những người thân đã luôn quan tâm và hỗ trợ cho tôi trong thời gian qua.
Do điều kiện thời gian có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và tất cả các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Diễm Thi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii
PHẦN I:ĐẶT VẤN ĐÊ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4.Phạm vi nghiên cứu 2
1.5.Phương pháp nghiên cứu 2
1.6.Cấu trúc đề tài 3
PHẦN II:NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH .4
1.1.Khái quát về khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính .4
1.1.1.Khái niệm chung về hoạt động kiểm toán .4
1.1.2.Nội dung của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp .4
1.1.3.Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính .8
1.2.Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính .12
1.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán 12
1.2.1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 13
1.2.1.2.Tìm hiểu về khách hàng 15
1.2.1.3.Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 16
1.2.1.4.Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán 19
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 41.2.1.5.Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán 22
1.2.2.Thực hiện kiểm toán 23
1.2.2.1.Thực hiện các khảo sát .23
1.2.2.2.Thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng như thực hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung .24
1.2.3.Kết thúc kiểm toán 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG - ĐÀ NẴNG 29
2.1.Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng 29
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2.Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động 30
2.1.3.Lĩnh vực hoạt động của công ty .31
2.1.4.Bộ máy quản lý của công ty .31
2.2 Quy trình và thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng .33
2.2.1.Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán và tư vấn Phan Dũng .33
2.2.2.Thực tiễn kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng đối với Công ty Cổ phần Hoàng Mai .40
2.2.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 40
2.2.2.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán 50
2.2.2.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG- ĐÀ NẴNG .69
3.1.Đánh giá chung về hoạt động kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong Báo cáo tài chính tại công ty Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng (PDAC)- Đà Nẵng 69
3.1.1.Ưu điểm 69
3.1.2.Hạn chế 71
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 53.2.Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả trong Báo
cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng thực hiện 72
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
3.1.Kết luận 75
3.2.Kiến nghị .75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76I
PHỤ LỤC
GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6Cân đối phát sinhCông ty cổ phầnDoanh nghiệpGiám đốc
Hệ thống kiểm soát nội bộLợi nhuận trước thuếKiểm toán viênKhách hàng
Nợ phải trảMức trọng yếu mong muốnPhải trả người bán
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan DũngMức trọng yếu tổng thể
Thương mại cổ phầnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB khoản mục NPT nhà cung cấp 17
Bảng 1.2: Ma trận rủi ro phát hiện 22
Bảng 1.3: Một số thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ NPT nhà cung cấp 25
Bảng 1.4: Bảng một số thủ tục kiểm tra chi tiết số dư NPT nhà cung cấp 26
Bảng 2.1: Các vấn đề cần xem xét để chấp nhận KH 42
Bảng 2.2: Thông tin về các cổ đông trong DN 46
Bảng 2.3: Nhân sự chủ chốt của DN 46
Bảng 2.4: Nhân sự kế toán 46
Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ Báo cáo KQKD của CTCP Hoàng Mai năm 2016 47
Bảng 2.6: Phân tích sơ bộ BCĐKT của CTCP Hoàng Mai năm 2016 48
Bảng 2.7: Bảng ước lượng mức trọng yếu tại CTCP Hoàng Mai 50
Bảng 2.8: Chương trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp 51
Bảng 2.9: Giấy làm việc E210 về tổng hợp phải trả nhà cung cấp ngắn hạn 54
Bảng 2.10: Giấy làm việc E240 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán 56
Bảng 2.11: Mẫu giấy E143 về Phân tích các khả năng thanh toán 58
Bảng 2.12: Giấy làm việc E243 về Tổng hợp các số phát sinh 59
Bảng 2.13: Giấy làm việc E222 Chi tiết cuối kỳ PTNB sau điều chỉnh 61
Bảng 2.14: Giấy làm việc E249 về Kiểm tra chi tiết các nhà cung cấp 62
Bảng 2.15: Giấy làm việc E245 về Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ sách đơn vị và thư xác nhận công nợ- Trả trước cho người bán 65
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 13
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của văn phòng chính 32
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty PDAC chi nhánh Đà Nẵng 32
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợphải trả nhà cung cấp tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng (PDAC)- Đànẵng” được thực hiện với những nội dung nghiên cứu như sau:
Hệ thống lại những cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động kiểm toán khoản mục
nợ phải trả nhà cung cấp trong Báo cáo tài chính
Hệ thống những cơ sở lý luận về hoạt động kiểm toán và khái niệm, chức năng,nguyên tắc hạch toán khoản mục nợ phải trả, trong đó có khoản nợ phải trả nhà cung cấp.Tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn PhanDũng- Chi nhánh Đà Nẵng từ quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý, tình hình hoạt động của chi nhánh để có cái nhìn tổng quan về chi nhánh
Đi sâu tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong Báocáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng- chi nhánh Đà Nẵng.Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kiểm toán khoản mục nợ phải trảnhà cung cấp tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng- Chi nhánh Đà nẵng
để đưa ra những nhận xét về ưu nhược điểm và đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiệnquy trình kiểm toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp tại Chi nhánh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đó là một điều kiệnthuận lợi để đưa nền kinh tế nước ta từng bước phát triển, do đó hệ thống các doanhnghiệp (DN) trong nước sẽ hội nhập vào thị trường quốc tế và tăng cường thu hút vốnđầu tư nước ngoài vào trong nước Nhiều doanh nghiệp mới với các loại hình khácnhau được thành lập vì thế để thu hút các nhà đầu tư thì trước hết doanh nghiệp phảikhẳng định khả năng kinh doanh hiệu quả thông qua Báo cáo tài chính (BCTC), chính
vì lẽ đó mà vấn đề minh bạch BCTC càng trở nên vô cùng quan trọng, nó giúp các nhàđầu tư tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp
Một số khoản mục trên BCTC được người ta chú trọng và quan tâm nhiều nhưkhả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng hoạt động liên tục của doanhnghiệp,…Trong BCTC khoản mục nợ phải trả (NPT) có ảnh hưởng trực tiếp và đáng
kể đến các chỉ tiêu trên, trình bày đúng, trung thực và hợp lý khoản mục này sẽ giúpcác chỉ tiêu trên được trên được phản ánh chính xác Tuy nhiên, trên thực tế hạch toánkhoản mục NPT không phải lúc nào cũng được phản ánh chính xác, việc hạch toánkhoản mục này luôn xảy ra gian lận, sai sót vì thế công việc kiểm toán khoản mụcNPT luôn được chú trọng trong các cuộc kiểm toán BCTC
Nhận thức được tầm quan trọng của NPT trong kiểm toán BCTC, tôi xin chọn
đề tài “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong
Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng (PDAC)- Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 111.2 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp trong báo cáo tàichính tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng (PDAC)- Đà Nẵng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấptrong BCTC
- Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp trongBCTC, rút ra ưu nhược điểm của quá trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp tạiPDAC
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao quy trình kiểm toán khoản mụcNPT nhà cung cấp trong BCTC
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các giáo trình “Kế toán- Kiểm toán”,tham khảo khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế,…
- Phương pháp trong kế toán, kiểm toán: Chứng minh bằng các giấy tờ nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh Cơ sở để sử dụng phương pháp này là sử dụng các chứng từ
kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với đơn vị kiểmtoán nhằm tìm hiểu rõ hơn về quy trình cũng như khách hàng của công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại mọi yếu tố liên quan đến đối tượngnghiên cứu, phù hợp với mục tiêu ngiên cứu,… nhằm mô tả, phân tích, nhận định,đánh giá.
- Phương pháp thống kê phân tích: Tổng hợp những thông tin, dữ liệu thu thập được
để xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thô từ công ty
1.6 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong Báocáo tài chính
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại công tyTNHH Kiểm Toán Và Tư Vấn Phan Dũng (PDAC)- Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trảtrong Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán Và Tư Vấn Phan Dũng(PDAC)- Đà Nẵng
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát về khoản Nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm chung về hoạt động kiểm toán
Hiện nay, định nghĩa kiểm toán vẫn chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia, cónhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhưng định nghĩa được chấp nhận rộng rãi
nhất là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập” (A.A.Arens & J.K.Locbbecke, 1997).
1.1.2 Nội dung của khoản mục Nợ phải trả nhà cung cấp
a Khái niệm
Theo Điều 50 Thông tư 200/2014 TT-BTC, NPT được định nghĩa là: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”.
Nợ phải trả nhà cung cấp là khoản nợ phát sinh thường xuyên trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp và có mối liên hệ mật thiết với nghiệp vụ mua hàng Bêncạnh các khoản nợ tiền mua hàng thì có những trường hợp doanh nghiệp ứng trướctiền hàng cho nhà cung cấp Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp phải được đảm bảochi trả cho những khoản nợ hợp lệ và cần phải được theo dõi chi tiết theo từng đốitượng, từng nội dung kinh tế và theo cả từng lần thanh toán
b Đặc điểm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Theo Chuẩn mực kế toán chung số 01: Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại củadoanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phátsinh các nghĩa vụ pháp lý.
Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách,như: Trả bằng tiền; trả bằng tài sản khác; cung cấp dịch vụ; chuyển đổi nghĩa vụ nợphải trả thành vốn chủ sở hữu;…
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưatrả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kếtnghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác
Trong kiểm toán BCTC, những sai lệch về NPT có thể gây ảnh hưởng trọng yếuđến BCTC về các mặt như: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh
- Tình hình tài chính: Các tỷ số quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chínhthường liên quan đến NPT, ví dụ như tỷ số nợ hoặc hệ số thanh toán hiện thời Vì thếcác sai lệch trong việc ghi chép hoặc trình bày NPT trên BCTC có thể làm người sửdụng hiểu sai về tình hình tài chính của đơn vị
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: NPT có mối liên hệ mật thiết với chi phísản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ví dụ việc ghi nhận thiếu một chi phí chưathanh toán sẽ ảnh hưởng đên chi phí trong kỳ và NPT cuối kỳ Vì thế, những sai lệchtrong việc ghi chép và trình bày NPT có thể tương ứng với các sai lệch trọng yếu trongkết quả hoạt động kinh doanh
Khoản mục NPT có liên quan đến nhiều khoản mục khác như khoản mục về tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí,… Do vậy khi tiến hành kiểm toán, KTV phải kết hợpcác phần hành khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán
c Tài khoản và nguyên tắc hạch toán tài khoản
Tài khoản hạch toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15Tài khoản 331: Nợ phải trả nhà cung cấp
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợpđồng
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận chodoanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại ngườibán
- Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp
Số dư bên Nợ (nếu có):
- Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả chongười bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phảilấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên
“Tài sản” và bên “Nguồn vốn”
Nguyên tắc hạch toán:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạchtoán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tàikhoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, ngườinhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xâylắp hoàn thành bàn giao.
- Kế toán không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch
vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, séc hoặc đã trả qua ngân hàng)
- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa
có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khinhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán
- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch cáckhoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán,người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng
d Hệ thống chứng từ và sổ sách có liên quan
Chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp dịch vụ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp
- Các hóa đơn mua hàng và hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà nhàcung cấp đã thực hiện với doanh nghiệp
- Sổ chi tiết theo dõi công nợ…
Hệ thống sổ sách:
Tùy theo đặc thù ngành nghề kinh doanh và yêu cầu của nhà quản lý, mỗi doanh nghệp
sẽ thiết kế sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình Tuy nhiên, hệ thống sổ sách
Trang 17- Sổ nhật ký mua hàng: Theo dõi trình tự thời gian tất cả các nghiệp vụ mua hànghóa, dịch vụ trong đó có chi tiết các hóa đơn, tên nhà cung cấp, ngày lập hóa đơn và sốtiền trên mỗi hóa đơn để theo dõi.
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán: Được mở chi tiết theo từng nhà cung cấp, dùng
để theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với từng nhà cung cấp
- Sổ chi tiết thanh toán bằng ngoại tệ: Được sử dụng khi những nhà cung cấp có dùngngoại tệ trong việc thanh toán,…
1.1.3 Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính
a Mục tiêu kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 200 (VSA 200), mục tiêu kiểm toán được
định nghĩa như sau: “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán Báo cáo tài chính là đạt được
sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa
ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không.”
Từ mục tiêu tổng thể của kiểm toán có thể cụ thể hóa thành các mục tiêu đặc thùđối với khoản mục NPT người bán như sau:
- Kiểm soát nội bộ đối với NPT người bán là đầy đủ
- Tính hiện hữu và nghĩa vụ: Các khoản NPT người bán được ghi chép trên BCTC làhiện hữu, nghĩa là thật sự phát sinh và là nghĩa vụ của đơn vị
- Tính đầy đủ: Các khoản NPT người bán được ghi chép đầy đủ trên BCTC
- Tính chính xác: Các khoản NPT người bán được công dồn chính xác, thống nhấtvới sổ cái và các sổ chi tiết
- Trình bày và công bố: Các khoản NPT người bán được phân loại, trình bày đúngđắn và khai báo đầy đủ
- Tính đánh giá: Các khoản NPT người bán phải được đánh giá đúng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18- Quyền và nghĩa vụ: Các khoản NPT người bán thật sự thuộc về nghĩa vụ thanh toáncủa doanh nghiệp.
b Một số gian lận, sai sót thường gặp đối với khoản NPT
Đối với khoản NPT, những gian lận, sai sót xảy ra sẽ làm cho BCTC không phảnánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị trên thực tế Những gian lận,sai sót thường gặp đối với khoản mục này như sau:
- Đơn vị có thể khai thấp hơn các khoản NPT làm tình hình tài chính của đơn vị cóthể tốt hơn trên thực tế, dẫn đến các khoản chi phí không được ghi nhận đầy đủ làmgiảm chi phí của đơn vị và làm tăng lợi nhuận
- Khoản mục NPT có thể bị ghi khống, ghi chép các nghiệp vụ mà thực tế chưa phátsinh
- Việc đối chiếu công nợ còn hạn chế: Các khoản NPT chưa có đủ Biên bản đối chiếucông nợ tại thời điểm cuối năm theo quy định
- Công nợ phải trả chênh lệch giữa số kế toán và biên bản đối chiếu công nợ, chưaxác định được nguyên nhân
- Hạch toán các khoản NPT không đúng kỳ
- Không theo dõi các công nợ quá hạn thanh toán
- Công nợ phải trả tồn đọng lâu ngày chưa xử lý
- Một số khoản công nợ thực tế không phải trả nhưng chưa có biện pháp xử lý
c Kiểm soát nội bộ đối với NPT nhà cung cấp
Theo VSA 400: Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chươngtrình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả Kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoánchuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toánnhằm giảm các rủi ro kiểm toán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Về kiểm soát nội bộ đối với NPT nhà cung cấp, cần được nghiên cứu trong mốiquan hệ với các thủ tục kiểm soát khác trong chu trình mua hàng- thanh toán Đây làchu trình thực hiện mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của đơn vị và ảnh hưởng đến nhiều khoản mục trên BCTC của đơn vị như: hànghóa, nguyên vật liệu, ….và cả khoản mục NPT nhà cung cấp Sau đây là những thủ tụckiểm soát nội bộ trong các bước của chu trình:
Yêu cầu mua hàng
Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho chuẩn bị và lập phiếu đề nghịmua hàng gửi về cho bộ phận mua hàng Một liên của chứng từ này được lưu để theodõi về tình hình thực hiện các yêu cầu Khi nghiệp vụ mua hàng đã hoàn thành, chứng
từ này được đối chiếu, lưu trữ và được đính kèm theo các chứng từ liên quan như đơnđặt hàng, phiếu nhập kho,…
Lập đơn đặt hàng
Căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng đã được phê duyệt, bộ phận mua hàng sẽtiến hành lựa chọn nhà cung cấp thông qua đấu thầu hoặc có mối quan hệ kinh doanhlâu dài với doanh nghiệp Khi đã xác định được nhà cung cấp, bộ phận mua hàng sẽlập đơn đặt hàng, đánh số liên tục và lập thành nhiều liên Ngoài gửi cho nhà cung cấp,các liên còn lại sẽ gửi cho bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán NPT
Nhận hàng hóa và lưu kho
Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng lô hàng vàcân, đo, đong, đếm… Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lập phiếu nhập kho, cóchữ ký của người giao hàng, bộ phận nhận hàng và thủ kho,… Phiếu này phải đượcđánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng, được lập thành nhiều liên và chuyển ngaycho các bộ phận liên quan như kho hàng, mua hàng, kế toán NPT
Trang 20kiểm soát bằng cách đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng Ở mỗi công đoạn kiểmtra, người thực hiện phải ghi ngày và ký tên để xác nhận trách nhiệm của mình.
Xét duyệt và thanh toán
Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ thựchiện Sự tách rời giữa hai chức năng là kiểm tra và chấp thuận thanh toán(do bộ phận kế toán đảm nhận) với xét duyệt chi quỹ để thanh toán (do bộ phận tài vụđảm nhận) là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu Trước khi chuẩn bị chi, thông quaxem xét đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, bộ phận tài vụ kiểm tra mọi mặtcủa nghiệp vụ Người ký duyệt chi quỹ phải đánh dấu các chứng từ để chúng không bịtái sử dụng
Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, chức năng tài vụ và kế toán được kết hợptrong một phòng chức năng và không tôn trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, điều này
có thể dẫn đến khả năng xảy ra sai phạm trong công tác tài chính kế toán
Đối chiếu sổ sách cuối kỳ
Cuối tháng, bộ phận kế toán NPT cần đối chiếu giữa sổ chi tiết người bán (hoặc
hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền) với sổ cái Việc đối chiếu này thực hiện trênbảng tổng hợp chi tiết Bảng này phải được lưu lại để chứng minh là đã đối chiếu,cũng như tạo thuận lợi cho kiểm tra sau này
Gửi xác nhận công nợ cho khách hàng
Để tăng cường kiểm soát nội bộ đối với việc thu nợ, nhiều nhà cung cấp thựchiện thủ tục như sau: hàng tháng gửi cho khách hàng một bảng kê các hóa đơn đã thựchiện trong tháng, các khoản đã trả và số dư cuối tháng Vì thế, ở góc độ là người mua,ngay khi nhận được bảng này, kế toán đơn vị phải tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết đểtìm hiểu mọi sai biệt (nếu có) và sửa chữa sai sót trên sổ sách để thông báo cho ngườibán (nếu cần thiết)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.2 Quy trình kiểm toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp được tiến hành theo quy trìnhgồm ba giai đoạn như sau: Lập kế hoạch kiểm toán, Thực hiện kiểm toán và kết thúckiểm toán
1.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Số 300 (VSA 300) – Điểm 2 cũng nêu rõ
“Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộckiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”
Như vậy, lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toáncần phải tiến hành nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiếtkhác cho kiểm toán để đảm bảo cho toàn bộ cuộc kiểm toán được thực hiện thànhcông Tuy nhiên, lập kế hoạch kiểm toán không phải là một hoạt động đơn lẻ mà baogồm rất nhiều các bước công việc nối tiếp nhau Bởi vì lập kế hoạch kiểm toán là mộtcông việc không đơn giản, một mặt đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ chuyênmôn cao, mặt khác nó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng khácnhau
Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán được hiệu quả, Giám đốc (GĐ) và kiểmtoán viên (KTV) cao cấp thường lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểmtoán cụ thể, gồm năm bước công việc chủ yếu như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Sơ đồ 1.1: Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán thu nhận một kháchhàng (KH) Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trongtương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kếhoạch kiểm toán, bao gồm:
a Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Công việc này giữ vai trò rất quan trọng, giúp công ty có thể đánh giá chung nhất
về khách hàng ở mức độ rủi ro cao, bình thường hay thấp từ đó đưa ra quyết định kiểmtoán Nhận thức được vai trò quan trọng của công việc này, công ty thường cử mộtthành viên trong ban giám đốc (BGĐ) là người có kinh nghiệm và trình độ chuyênmôn cao trực tiếp phân tích đánh giá Các thông tin cần thu thập là lĩnh vực hoạt độngkinh doanh, môi trường hoạt động, cơ cấu tổ chức của công ty, hệ thống kiểm soát nội
bộ của KH,…
Công ty kiểm toán cần phải xác định lý do kiểm toán của khách hàng căn cứ vàotình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như dựa trên khả năng của công ty để
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán
Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu về khách hàng
Nghiên cứu HTKSNB và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23đưa ra quyết định hợp lý trong việc kí kết hợp đồng kiểm toán cũng như thiết kếphương pháp kiểm toán.
b Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
Sau khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho KH, một thành viên trong BGĐ củacông ty tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán Nhóm kiểm toán thường gồm 5 thànhviên, lựa chọn dựa theo kinh nghiệm, sự hiểu biết của KTV và ngành nghề kinh doanhcủa KH Số lượng thành viên kiểm toán được thay đổi tùy theo quy mô công ty kháchhàng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán,ví dụ như với các hợp đồng lớn thì độingũ KTV thường ở các mức kinh nghiệm khác nhau và có sự tham gia của các chuyêngia trong lĩnh vực thống kê, vi tính… còn đối với những hợp đồng nhỏ thì chỉ cần mộthoặc hai thành viên trong nhóm kiểm toán
Nhóm kiểm toán thường có những người có khả năng giám sát thích đáng cácnhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề Việc tham gia kiểm toán cho một
KH trong nhiều năm có thể giúp cho KTV tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểubiết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của KH, tuy nhiên, sau 3 năm liên tiếp công ty
sẽ thay đổi nhóm kiểm toán để đảm bảo tính khách quan
c Hợp đồng kiểm toán
Sau khi đã xem xét các yếu tố trên, công ty thỏa thuận với khách hàng để thiếtlập hợp đồng kiểm toán, đạt được sự thỏa thuận chính đáng giữa công ty với KH vềviệc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác Công việc này được hoànthành trước khi tiến hành công việc kiểm toán Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý
để KTV thực hiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán và có thể ảnh hưởng đếntrách nhiệm pháp lý của KTV đối với KH, nó đảm bảo cho một cuộc kiểm toán thựcthi KTV tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán quy định rõ các điều khoản sau:
- Mục đích, phạm vi cuộc kiểm toán: Là cái đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kếtquả của mỗi cuộc kiểm toán cụ thể Mục tiêu của cuộc kiểm toán thường là xác địnhtính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC Phạm vi của cuộc kiểm toánthường là toàn bộ BCTC của năm kết thúc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24- Trách nhiệm BGĐ đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của KTV: BGĐ có tráchnhiệm trong việc lập trình bày trung thực các thông tin trên BCTC, KTV có tráchnhiệm đưa ra ý kiến độc lập về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán Và tráchnhiệm của công ty KH là cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến công việc kiểmtoán.
- Thời gian tiến hành kiểm toán: Là thời gian thực hiện kiểm toán sơ bộ, kiểm toánchính thức, thời điểm kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán
- Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Là Báo cáo kiểm toán và kèm theo một thưquản lý, trong đó nêu rõ những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ hoặcnhững gợi ý sửa chữa những khiếm khuyết này
- Giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán: Phí kiểm toán thường được xácđịnh căn cứ vào thời gian làm việc của các cấp bậc KTV khác nhau trong cuộc kiểmtoán
d Danh mục tài liệu khách hàng cần cung cấp
Tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, BCTC và các tài liệu khác liên quan… mà KH cầncung cấp cho đội ngũ KTV nhằm thực hiện cuộc kiểm toán
1.2.1.2 Tìm hiểu về khách hàng
a Thu thập thông tin
KTV tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của KH Khi kiểm toánkhoản mục NPT người bán, KTV cần thu thập các thông tin về lĩnh vực ngành nghềkinh doanh của KH, sản phẩm chính của công ty, các yếu tố nguyên vật liệu, dịch vụđầu vào, các chỉ tiêu định mức nguyên vật liệu …của KH Từ đó KTV có thông tinkhái quát về các nhà cung ứng của công ty KH Để thu thập được các thông tin này,công ty tiến hành lập và gửi bản yêu cầu tài liệu cần thu thập tới KH Công việc nàyđồng thời giúp cho việc cung cấp tài liệu diễn ra theo đúng kế hoạch của KTV, KTV
có thể thực hiện phỏng vấn BGĐ, nhân viên kế toán trực tiếp phụ trách khoản mụcNPT nhà cung cấp, nhân viên tại bộ phận mua hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Đối với KH thường niên, KTV sẽ xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước
và hồ sơ kiểm toán chung bởi vì trong hồ sơ này thường lưu lại các thông tin công việckinh doanh, cơ cấu tổ chức Thông qua kết quả cuộc kiểm toán trước sẽ biết đượcnhững sai phạm KH thường mắc phải khi hạch toán các nghiệp vụ NPT nhà cung cấp,
từ đó có sự chú trọng kiểm toán vào những vấn đề này
b Phân tích sơ bộ BCTC
Sau khi thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin nghĩa vụ pháp lý của KH,KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập để hỗtrợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽđược sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán
Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của VSA 520, “Là việc phân tích các số liệu,thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ranhững mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênhlệch lớn so với giá trị đã dự kiến”
Một số thủ tục phân tích được thực hiện trong giai đoạn này là:
- So sánh số liệu ngành với số liệu của công ty KH
- So sánh chi tiết số dư tổng hợp với chi tiết số dư tương tự năm trước, ví dụ như các
tỷ số về NPT vào cuối năm hiện hành với các chi tiết đó vào cuối năm trước
- Tính tỷ số và mối quan hệ tỷ lệ để so sánh với năm trước như các tỷ số về NPT nhàcung cấp được tính theo tỷ lệ với tổng NPT của năm nay và thực hiện so sánh với nămtrước
1.2.1.3 Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá sơ bộ rủi
ro kiểm soát
a Nghiên cứu HTKSNB
Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soátgiúp cho Kiểm toán viên thiết kế được những thủ tục Kiểm toán thích hợp cho khoảnmục NPT, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc Kiểm toán, từ đó ước
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26tính được khối lượng và độ phức tạp của cuộc Kiểm toán, ước tính được thời gian vàxác định được trọng tâm cuộc Kiểm toán Chuẩn mực thực hành Kiểm toán số 2 cónêu: “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB của kháchhàng để lập kế hoạch và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả KTV phải sử dụng đếnxét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục Kiểmtoán nhằm giảm các rủi ro này xuống một mức chấp nhận được”.
Sau đây là bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB khoản mục NPT nhà cung cấp:
Bảng 1.1 Bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB khoản mục NPT nhà cung cấp
Yếu kém
GhichúQuan
trọng
Thứyếu
1 Bộ phận kho, bộ phận mua hàng, kế toán nợ
phải trả, bộ phận tài vụ có được tách biệt
không?
2 Bộ phận kho có lập phiếu đề nghị mua hàng
trước khi mua hàng không?
3 Phiếu đề nghị mua hàng, các đơn đặt hàng có
được phê chuẩn bởi Trưởng bộ phận xét duyệt
hay không?
4 Bộ phận nhận hàng có lập phiếu nhập kho
hay báo cáo nhận hàng hay không?
5 Phiếu nhập kho có được kiểm tra, tính toán
chính xác và đối chiếu với Đơn đặt hàng hay
không?
6 Hóa đơn có được đối chiếu với đơn đặt hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27và phiếu nhập kho hay không?
7 Phiếu nhập kho có đầy đủ chữ ký của người
giao hàng, bộ phận nhận hàng và thủ kho
không?
8 Phiếu chi có được đối chiếu với hóa đơn,
đơn đặt hàng và phiếu nhập kho không?
9 Phiếu chi có được cấp có thẩm quyền xét
duyệt trước khi chi không?
10 Các chứng từ có được đánh dấu khi xét
duyệt nhằm tránh sử dụng lại hay không?
11 Thủ quỹ có khiểm tra tính hợp lệ, hợp lý
của các phiếu chi trước khi chi không?
12 Các hóa đơn,chứng từ có được đánh số thứ
tự trước khi sử dụng không?
13 Kế toán NPT có lập danh sách các hóa đơn
đến hạn thanh toán không?
14 Định kỳ kế toán NPT có đối chiếu số phải
trả với chủ nợ không?
15 Hàng tháng, bộ phận kế toán NPT, bộ phận
nhận hàng, bộ phận tài vụ có đối chiếu phiếu
nhập kho, hóa đơn, đơn đặt hàng và phiếu chi
không?
16 Cuối tháng, kế toán NPT có đối chiếu giữa
sổ chi tiết người bán và đơn đặt hàng không?
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28b Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Cuối cùng, trên cơ sở các hiểu biết về kiểm soát nội bộ, KTV đưa ra đánh giá sơ
bộ về rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu của BCTC dựa trên những bằng chứngthu thập được qua bước tìm hiểu Cần lưu ý rằng khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấphơn mức tối đa, KTV cần phải chứng minh đánh giá này bằng các thử nghiệm kiểmsoát
1.2.1.4 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán
a Xác định mức trọng yếu
Mức trọng yếu là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng
và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể Mức trọngyếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cầnphải có Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện địnhlượng và định tính
Việc đánh giá mức trọng yếu liên quan đến các số dư tài khoản và các loại giaodịch chủ yếu sẽ giúp KTV xác định được nội dung, phạm vi và thời gian của các thủtục kiểm toán; giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được, đảm bảomức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC
Trong giai đoạn lập kế hoạch, các bước xác định trọng yếu như sau:
Bước 1: Ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC (PM)
Là giá trị sai lệch tối đa có thể chấp nhận được, nghĩa là với những sai lệch (gianlận và sai sót) nhỏ hơn hoặc bằng mức này thì không được coi là trọng yếu và có thể
bỏ qua Mức này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng kế hoạch kiểm toán, nếumức trọng yếu càng thấp thì mức sai sót có thể bỏ qua càng nhỏ Do đó, KTV phảithiêt lập các thủ tục kiểm toán nhiều hơn, cần lấy mẫu kiểm toán nhiều hơn để có thểthu thập đầy đủ bằng chứng làm giảm sai lệch tổng thể đến bằng hoặc nhỏ hơn mứctrọng yếu đã được thiết lập
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Bước 2: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC
Có 2 phương pháp xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục như sau:
Phương pháp 1: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo tỷ trọng giá trị
từng khoản mục
Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiện trên những
cơ sở chủ yếu sau:
- Căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục trênBCTC
- Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ bộ cho khoảnmục: Nếu mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao đối với một khoản mục nào đóthì khoản mục đó được phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua là thấp và ngược lại
- Kinh nghiệm của KTV về những gian lận và sai sót đối với khoản mục đó Chẳnghạn, qua kiểm toán các đơn vị khác cùng ngành nghề hoặc kết quả kiểm toán của nămtrước chỉ ra rằng một khoản mục nào đó ít có sai lệch thì KTV sẽ phân bổ mức sai lệch
có thể bỏ qua lớn và ngược lại
- Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục Nếu khoản mục nào đòi hỏi việc thu thậpbằng chứng tốn nhiều chi phí hơn thì phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua lớn hơn vàngược lại
Ưu điểm của phương pháp này là giúp KTV lựa chọn những đối tượng kiểm trachi tiết và lựa chọn những phương pháp kỹ thuật kiểm tra phù hợp, sau khi kiểm tra,mức trọng yếu của từng khoản mục sẽ là cơ sở để đối chiếu với sai sót dự kiến củakhoản mục đó để hình thành kết luận về khoản mục được kiểm tra
Nhược điểm của phương pháp này là việc phân bổ mức trọng yếu phụ thuộc rấtlớn vào tính chủ quan của KTV
Phương pháp 2: Lấy mức trọng yếu của tổng thể làm mức trọng yếu chung cho tất cả
các khoản mục trên BCTC
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Theo cách này, KTV không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà lấymột mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục Mức trọng yếu này khác nhau ởtừng công ty kiểm toán.
Nhược điểm của phương pháp này là mức trọng yếu này được áp dụng chungthống nhất cho tất cả các khoản mục khác nhau Do vậy, tất cả các khoản mục, mặc dù
có số dư hay bản chất khoản mục khác nhau đều được áp dụng một mức trọng yếuchung thống nhất cho toàn bộ cuộc kiểm toán
b Đánh giá rủi ro kiểm toán
Trên cơ sở mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục NPT nhà cung cấp, KTVtiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu đối với khoản mục NPT nhà cungcấp để phục vụ cho thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toáncho khoản mục này KTV xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro KTV và công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhậnxét không thích hợp khi BCTC được Kiểm toán còn những sai sót trọng yếu Việcđánh giá rủi ro kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR),rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR)
- Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng tiềm ẩn gian lận và sai sót trọng yếu của khoảnmục NPT nhà cung cấp, khi chưa xét đến tác động của HTKSNB hay hoạt động kiểmsoát
- Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mụcNPT nhà cung cấp do HTKSNB không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quảtrong việc ngăn chặn và phát hiện ra sai phạm
- Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng xảy ra sai phạm đối với khoản mục NPT nhàcung cấp mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện ra
Công thức biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
AR= IR*CR*DR hoặc DR=AR/(IR*CR)
Sử dụng bảng ma trận sau để tính toán rủi ro phát hiện:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Ma trận trên khá đơn giản nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các KTV,
nó giúp KTV có thể xác định mức rủi ro phát iện ở mức cho phép, qua đó xác định sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thiết để mức rủi ro phát hiện không vượt quá ngưỡngcho phép đó
1.2.1.5 Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán
a Kế hoạch kiểm toán
Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng quát bao gồm: tình hình kinh doanh của
KH, những rủi ro kinh doanh KH thường gặp, những mục tiêu kiểm toán trọng tâm,đánh giá sơ bộ HTKSNB, khả năng hoạt động liên tục của KH, chính sách kế toán củaKH,…
b Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về:
- Các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận đượckiểm toán
- Thời gian hoàn thành
- Phân công lao động giữa các KTV
- Các tài liệu thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Lập chương trình kiểm toán giúp hoạch định những công việc cần thực hiện vàthời gian hoàn thành, bao gồm các thủ tục kiểm toán cụ thể cần được thực hiện.Chương trình kiểm toán NPT nhà cung cấp được thiết kế bao gồm các thủ tục kiểmtoán sau:
- Đánh giá HTKSNB và điều tra sự chấp hành các thủ tục kiểm soát
- Dựa trên kết quả đánh giá HTKSNB để xác định phạm vi kiểm toán
- Thực hiện kỹ thuật phân tích số dư các khoản phải trả bằng cách so sánh số dư kỳnày với số dư tương ứng kỳ trước, với mức độ hoạt động kinh doanh, với các tài khoảnliên quan và với số bình quân ngành Điều tra và giải thích các khác biệt lớn hay bấtthường
Chương trình kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp bao gồm các nội dungsau:
- Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng: bao gồm các hướng dẫn chi tiết về quá trình thuthập bằng chứng kiểm toán của khoản mục NPT nhà cung cấp
- Quy mô chọn mẫu: Các nghiệp vụ phải trả phát sinh trong năm rất lớn, vì thế KTVtiến hành chọn mẫu để kiểm tra
- Khoản mục được chọn: khi tiến hành kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp cầnchọn những nhà cung cấp có các nghiệp vụ phức tạp, phát sinh nhiều
- Thời gian thực hiện: xây dựng thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán
đề ra
1.2.2 Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm hai bước:
1.2.2.1 Thực hiện các khảo sát
KTV tiến hành thực hiện các khảo sát nếu kiểm toán viên tin rằng kết quả khảosát cho phép đánh giá một mức độ thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giában đầu về rủi ro kiểm soát Kết quả của loại khảo sát này là những yếu tố cơ bản xácđịnh phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 331.2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng như thực
hiện các kiểm tra chi tiết bổ sung
a Thủ tục phân tích: Dùng để kiểm tra tính hợp lý chung của các nghiệp vụ và số dư.Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả quá trình kiểm toán Trong giai đoạn thựchiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu,đánh giá tính hợp lý, xu hướng và phân tích tỷ suất trên số dư tài khoản NPT nhà cungcấp, KTV tiến hành thực hiện các công việc sau:
- So sánh tổng số NPT nhà cung cấp phát sinh trong kỳ với số lượng hàng mua trongkỳ
- So sánh số dư NPT nhà cung cấp năm nay so với năm trước để xem sự biến độngtăng giảm
- KTV tiến hành đối chiếu, so sánh số dư nợ của các nhà cung cấp so với năm trước
để tìm ra các nhà cung cấp có thay đổi bất thường
- Phân tích các tỷ suất: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành,khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tài trợ
Từ đó nếu có chênh lệch, KTV phải tìm ra nguyên nhân Nguyên nhân của chênhlệch có thể do sai sót của khâu kế toán hoặc khâu phân tích, có thể do trong năm tìnhhình kinh tế có nhiều biến động KTV có thể phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, cácnhà quản lý hiểu biết về tình hình tài chính để giải thích nguyên nhân
b Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục
cụ thể cần thực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các khoản mục chi tiêutrong BCTC
- Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ NPT nhà cung cấp:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Bảng 1.3: Một số thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ NPT nhà cung cấp
Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số dư NPT nhà cung cấp
- Kiểm toán cơ sở dẫn liệu (CSDL) “sự
phát sinh” của nghiệp vụ
- So sánh các khoản NPT người bán theotừng người bán
- Gửi thư hoặc trực tiếp yêu cầu người bánxác nhận về công nợ
- Kiểm tra thủ tục và thẩm quyền phêchuẩn, dấu hiệu của KSNB
- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh vào đầu
số lớn, nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ
- Kiểm toán CSDL “phân loại và hạch
toán”
- Kiểm toán việc ghi chép đầy đủ cácnghiệp vụ NPT nhà cung cấp: tính liên tụccủa chứng từ, hóa đơn, kiểm toán cácnghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau,gửi thư xác nhận về số tiền mua hàng, số dư
TK 331
- Kiểm toán sự đúng đắn của nghiệp vụNPT nhà cung cấp; tổng hợp theo từng loạiNPT nhà cung cấp trên sổ chi tiết, theo từngkhách hàng, đối chiếu với bảng kê công nợ
và báo cáo công nợ theo từng loại nợ, kháchnợ; kiểm toán số chi tiết và quá trình ghichép
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Kiểm toán về việc hạch toán đúng kỳ:kiểm tra các chứng từ chứng minh cho cácnghiệp vụ phát sinh vào đầu kỳ kế toán sau.
- Kiểm toán nghĩa vụ của doanh nghiệpđối với NPT nhà cung cấp: xác minh tính cóthật của nghiệp vụ và sự tồn tại thực tế củachủ nợ
- Kiểm toán CSDL “ tổng hợp và công
bố”
- Kết luận về sự phù hợp giữa số liệu kiểmtra với thực tế của doanh nghiệp, đảm bảo
dộ tin cậy và hợp lý
c Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư NPT nhà cung cấp
Bảng 1.4: Bảng một số thủ tục kiểm tra chi tiết số dư NPT nhà cung cấp
Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số dư NPT nhà cung
+ Các khoản NPT nhà cung cấp trong
danh sách thống nhất với sổ hạch toán
chi tiết Số tổng cộng được cộng đúng và
Trang 36+ Các khoản NPT nhà cung cấp trong sổ
chi tiết phải có căn cứ hợp lý
- Tiến hành đối chiếu các hóa đơn của cácnhà cung cấp với sổ chi tiết nhằm kiểm traviệc ghi chép đã đúng chưa
- Đối chiếu danh sách các khoản phải trảvới các hóa đơn của người bán
- Lấy xác nhận của người bán (Kháchhàng), chú trọng các khoản phát sinh bấtthường, nghiệp vụ phức tạp
- Đối chiếu hóa đơn với sổ chi tiết TK 331
+ Tất cả các khoản NPT đều được ghi sổ - Đối chiếu sổ chi tiết với Biên bản đối
chiếu công nợ của nhà cung cấp
- Kiểm tra các khoản nợ vào thời điểm cuốikỳ
- Kiểm tra sổ chi tiết TK331
+ Các khoản NPT được phân loại đúng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 371.2.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành các công việc trong giai đoạn các công việc trong giai đoạnthực hiện kiểm toán, KTV phụ trách kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp tiếnhành tổng hợp giấy tờ làm việc có liên quan giao cho trưởng nhóm kiểm tra, đánh giákết quả kiểm toán Trưởng nhóm xác định các chênh lệch thu thập được, tiến hành đốichiếu với mức trọng yếu đã được phân bổ cho khoản mục NPT nhà cung cấp, từ đóquyết định xem có cần điều chỉnh sửa đổi hay không Tiến hành bàn bạc với công tykhách hàng và tiến hành điều chỉnh Sau đó KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kếtquả kiểm toán khoản mục NPT nhà cung cấp
Những nội dung chủ yếu ở giai đoạn này gồm:
- Soát xét những khoản nợ tiềm ẩn: là việc xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn cóthể phát sinh làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như các khoản tiền có thể bị phạt bịbồi thường do bị kiện tụng…
- Soát xét các sự kiện phát sinh sau: các sự kiện phát sinh sau là những sự kiện có ảnhhưởng đến BCTC, phát sinh sau khi kết thúc năm tài chính, khóa sổ lập BCTC trướckhi ký báo các kiểm toán, và cả những sự kiện phát sinh sau khi ký báo cáo kiểm toán
=> Các khoản nợ và các sự kiện này có thể phát sinh, làm ảnh hưởng đến BCTC và dovậy có thể ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán KTV phải thu thậpnhững bằng chứng cuối cùng cho sự kiện này Trên cơ đó tổng hợp, đánh giá kết quả
và xác định loại báo cáo kiểm toán phù hợp, lập và phát hành báo cáo kiểm toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ TƯ VẤN PHAN DŨNG - ĐÀ NẴNG
2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng (PDAC)
Tên giao dịch: PDAC CO.,LTD
Website:http://kiemtoanphandung.com; pdac.vn
Email:congtyphandung@yahoo.com
Điện thoại: (08)6281599162
Trụ sở chính: 108/E7 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Giám đốc: PHAN VĂN DŨNG
Chi nhánh: 89 Phạm Văn Bạch, phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.Người đại diện: Trình Quốc Việt
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1991, theo Giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tàichính đã ký 2 Quyết định thành lập 2 công ty kiểm toán độc lập đầu tiên của ViệtNam, đó là Công ty Kiểm toán VN VACO và Công ty Kiểm toán VN AASC Tiếp đó,hàng loạt công ty kiểm toán lớn, nhỏ khác ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao củanền kinh tế Đến ngày 11/9/2006, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng(PDAC) được thành lập
Từ một công ty nhỏ, PDAC đã dần phát triển thêm nhiều văn phòng đại diện vàchi nhánh mới, trở thành một công ty vững mạnh trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán,đào tạo, tư vấn,… có lòng tin, uy tín với nhiều công ty khách hàng có vốn đầu tư trongnước và nước ngoài
Quá trình phát triển:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39PDAC là một tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp và có quy mô lớn Sauhơn 10 năm hoạt động, công ty đã phát triển nhanh, mạnh và toàn diện về mọi mặt, trởthành 1 trong 5 công ty kiểm toán có chất lượng nhất Việt Nam theo công bố củaVACPA năm 2012 Hiện nay, công ty có hơn 100 khách hàng thường xuyên, trong đó
có rất nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài trụ sở chính ở TP.Hồ Chí Minh, PDAC hiện còn một chi nhánh tại ĐàNẵng (thành lập ngày 1/1/2013) và văn phòng đại diện tại Tp.HCM, Hà Nội, NhaTrang, Cần Thơ
Từ khi chính thức đi vào hoạt động, doanh thu của công ty có sự tăng trưởng rõrệt qua các năm 1,2 tỷ đồng năm 2006 lên tới 3,5 tỷ đồng vào năm 2011 và doanh thunăm 2014 đạt hơn 7 tỷ đồng Trung bình mỗi năm doanh thu của công ty tăng xấp xỉ40% Điều đó cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của PDAC trong những năm qua vìchất lượng dịch vụ ngày càng trở thành sự ưu tiên hàng đầu đối với BGĐ, lãnh đạocông ty
2.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động
Nhận thức được tính hữu ích của dịch vụ cung cấp sẽ quyết định đến sự tồn tại và
uy tín của PDAC với khách hàng và các cơ quan quản lý của Nhà Nước Mỗi thànhviên PDAC xác định được trách nhiệm của mình đối với khách hàng, bản thân và đồngnghiệp để cư xử một cách chuyên nghiệp, mẫn cán và chính trực Công việc có chấtlượng, tác phong chuyên nghiệp và phương pháp tiếp cận bao gồm sự chính trực,khách quan, tính bảo mật và tuân thủ những chuẩn mực đạo đức
PDAC hoạt động theo phương châm “Chuyên nghiệp để phát triển” Tập hợp
được nguồn nhân lực có tâm huyết, gồm các KTV chuyên nghiệp và giảng viên cáctrường đại học lớn có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo có hệ thống trong vàngoài nước Với kinh nghiệm thực tế qua quá trình làm việc tại các doanh nghiệp, cáccông ty kiểm toán trong và ngoài nước, quá trình nghiên cứu giảng dạy tại các trườngđại học có uy tín, PDAC có thể cung cấp các dịch vụ đảm bảo chất lượng, phù hợp vớicác qui định hiện hành và các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 402.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty
PDAC là công ty đa ngành hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính - kếtoán - thuế với đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài Với mô hình kiểm toán-tư vấn-đào tạo
PDAC chuyên cung cấp dịch vụ về: kế toán, kiểm toán, thuế, tư vấn tài chính, tưvấn quản lý kinh doanh theo luật định và theo yêu cầu của khách hàng :
- Kiểm toán báo cáo tài chính
- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
- Kiểm toán thông tin tài chính
- Tư vấn thuế , Tư vấn tài chính
- Tư vấn quản lý, Tư vấn nguồn nhân lực
- Dịch vụ kế toán, Dịch vụ quyết toán thuế
- Dịch vụ định giá tài sản
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
- Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, thuế
2.1.4 Bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của văn phòng chính bao gồm: