TRUONG DAI HOC PHAM VAN DONG KHOA SU PHAM XA HOI DWF TRUONG BAI HOC PHAM VAN BONG roc J_L_J PHAM VAN DONG UNIVERSITY
Bài giảng hoc phan
PHUONG PHAP DAY HOC TIENG VIET VA TAP LAM VAN
Chương trình cao đắng ngành Sư phạm Ngữ văn
Giảng viên: HUỲNH THỊ NGỌC KIỂU
Khoa Sư phạm Xã hội
Trang 2Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY
HOC TIENG VIET O TRUONG THCS (15 TIET)
1.1 Những cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tiếng Việt 1.1.1 Co so tam ly hoc va giao duc hoc
- Khoa hoc tâm lý sư phạm nghiên cứu đặc diém tam ly lita tuéi, kha nang
tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng ở các độ tuổi khác nhau
- Những thành tựu của tâm lý học hiện đại trong học thuyết tâm lý học hoạt
động về bản chất động của quá trình nhận thức là cơ sở khoa học chắc chăn để xác lập quy trình truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh
- Lý luận dạy học nghiên cứu những phạm trù chung nhất của việc dạy học Phương pháp dạy học tiếng Việt vận dụng những phạm trù chung nhất đó vảo lĩnh
vực của mình
- Về mặt tô chức, việc dạy và học tiếng Việt cũng phải tuân theo hệ thống tô
chức giáo dục nói chung
- Phương pháp dạy học tiếng Việt sử dụng hàng loạt thuật ngữ, khái niệm
giáo dục học như mục đích, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, thủ pháp 1.1.2 Cơ sớ ngôn ngữ học
- Phương pháp dạy học tiếng Việt bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ học nói chung vả Việt ngữ học nói riêng
- Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, đặc biệt là bản chất xã hội của
nó góp phần đặc biệt quan trọng vào việc định ra các nguyên tắc và phương pháp
dạy học tiếng Việt
1.1.3 Cơ sở tâm lý — ngôn ngữ học
- Tâm lý ngôn ngữ học nghiên cứu những vấn để quan trọng đối với phương pháp dạy học tiếng Việt: quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói, quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em và người lớn
- Các quy luật trong quá trình xuất hiện và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em trước
Trang 3pháp ở các lứa tuổi khác nhau, nếu được nghiên cứu có kết quả sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà phương pháp để xuất nội dung và phương pháp rèn luyện, phát triển vốn từ, vốn cấu trúc cú pháp và khả năng sử dụng thành thạo chúng trong giao tiếp
1.1.4 Cơ sở thực tiễn dạy học tiếng Việt
Thực tiễn dạy học tiếng Việt cũng là một cơ sở để các nhà lý luận phương
pháp dạy học xây dựng phương pháp, mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học
thích hợp nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất trong việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo trong hoạt động giao
tiếp
1.2 Quá trình dạy học tiếng Việt ở trường THCS 1.2.1 Hoạt động của người giáo viên dạy học tiếng Việt
- Trong hệ thông các môn học ở trường THCS, tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng nhất, bởi tiếng nói vừa là công cụ tư duy vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
- Mục tiêu cơ bản của việc dạy học tiếng Việt ở nhà trường THCS là hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt thành thạo với bốn kỹ năng cơ bản Để đạt được mục tiêu trên, người giáo viên trong hoạt động dạy học
tiếng Việt cân vận dụng tốt quan điểm tích hợp nhằm khắc phục lối dạy học tách rời các hoạt động ngôn ngữ ra khỏi văn cảnh, ngữ cảnh của văn bản
- Hoạt động của giáo viên trong dạy học : chuẩn bị cho hoạt động dạy học, điều khiến và tô chức bài học, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh
1.2.2 Hoạt động học tập tiếng Việt của học sinh
- Trong học tập tiếng Việt, học sinh không phải chỉ thụ động tiếp thu các tri thức ngôn ngữ một cách thuần túy lý thuyết hàn lâm mà cần biết tìm hiểu, khám phá các hiện tượng ngôn ngữ từ các văn bản cụ thể sinh động trong giao tiếp xã hội và tự rút ra được các quy luật, quy tắc của hoạt động ngôn ngữ và tiếng Việt
- Học sinh biết vận dụng sáng tạo các kiến thức ngôn ngữ học và Việt ngữ
học vào việc cảm nhận, phân tích và khai thác cái hay cái đẹp trong văn bản văn học
Trang 4- Hoạt động học tập tiếng Việt không chỉ bó hẹp trong phân môn tiếng Việt
của bộ môn Ngữ văn mà còn được thực hiện trong hoạt động luyện tập giao tiếp
thành thạo tiếng Việt trong tất cả các bô môn khác 1.2.3 Nội dung dạy học tiếng Việt
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả
- Từ vựng và kỹ năng sử dụng từ vựng tiếng Việt - Ngữ pháp và kỹ năng sử dụng ngữ pháp tiếng Việt
- Hội thoại và kỹ năng sử dụng những kiến thức về hội thoại vào hoạt động giao tiếp tiếng Việt
1.3 Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt 1.3.1 Quan niệm về nguyên tắc dạy học
- Nguyên tắc dạy học tiếng Việt là những tiền đề cơ bản xác định nội dung,
phương pháp và cách tô chức hoạt động dạy học tiếng Việt của giáo viên và học sinh
- Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt cần phải được đúc kết trên cơ sở mục
đích của việc dạy học tiếng Việt và quá trình dạy học tiếng Việt trong nhà trường
Nguyên tắc dạy học chi phối sự lựa chọn phương pháp, nội dung và việc tô chức quá trình dạy học tiếng Việt
- Nguyên tặc dạy học là những luận điểm gốc, có tính chất tiền dé của lý luận
day hoc, la két quả khái quát lý luận và thực tiễn giáo dục
1.3.2 Nguyên tắc giao tiếp
1.3.2.1 Cơ sở khoa học của nguyên tắc giao tiếp
- Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người và con người trong xã hội, ở
đó diễn ra sự trao đôi thông tin, sự trao đôi nhận thức, tư tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con người đối với con người và đối với
những vẫn đề cần giao tiếp
Trang 5- Hoạt động giao tiếp băng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra theo hai quá trình: quá trình phát và quá trình nhận Hai quá trình này chịu sự tác động của các nhân tổ tham gia vào hoạt động giao tiếp
- Giao tiếp băng ngôn ngữ là một hoạt động mà sản phẩm nói là ngôn bản và sản phẩm viết là văn bản
1.3.2.2 Yêu cầu của nguyên tắc giao tiếp
- Trong dạy học tiếng Việt, cần đặt các đơn vị ngôn ngữ cần dạy học vào hệ
thống hoạt động hành chức của nó
- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức cần được quán
triệt cả trong tiếp nhận lời nói và tạo lập lời nói
- Cần dạy tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp
- Nguyên tắc dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp chỉ phối trực tiếp việc lựa chọn nội dung và sắp xếp nội dung kiến thức tiếng Việt cần dạy học
- Trong dạy học tiếng Việt, cần sử dụng phương pháp giao tiếp như là một phương pháp chủ đạo
1.3.3 Nguyên tắc phát triển ngôn ngữ gắn liền với phát triển tư duy cho
học sinh
1.3.3.1 Cơ sở khoa học của nguyên tắc
- Trong quá trình sống và hoạt động, con người luôn có nhu câu nhận thức về thế giới xung quanh và về bản thân mình
- Con người muốn tư duy phải thông qua ngôn ngữ (Thậm chí hoạt động tư duy có thể tiến hành thầm lặng và ở trạng thái này ngôn ngữ cũng vẫn đóng vai trò là công cụ quan trọng)
- Trong hoạt động nhận thức tư duy, chính ngôn ngữ đóng vai trò tàng trữ, bảo toàn và cố định các kết quả nhận thức, tư duy của mỗi người và của cả loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ là phương tiện vật
chat dé thé hiện tư duy
Trang 6- Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ sóng đôi, luôn gắn bó với nhau Vì vậy có thể nói, muốn phát triển tư duy thì phải phát triển ngôn ngữ và ngược lại
- Phát triển tư duy trước hết là phát triển các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích — tổng hợp, khái quát hóa — trừu tượng hóa, hệ thông hóa, quy nạp, diễn địch
- Trong dạy học tiếng Việt, phải chú ý rèn luyện các thao tác tư duy và phẩm chất tư duy cho học sinh
- Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ
- Phải tạo cho học sinh năm được nội dung các vẫn đề cần nói và viết, biết
thể hiện các nội dung này băng các phương tiện ngôn ngữ
1.3.4 Nguyên tắc tận dụng năng lực tiếng Việt của học sinh
- Chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh là phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh trong giờ dạy học tiếng Việt
- Bộ môn tiếng Việt có đầy đủ điều kiện và khả năng đặt học sinh vào tình huống nghiên cứu: giáo viên có thể cùng học sinh tìm ngữ liệu; quan sát, phân tích ngữ liệu rồi khái quát, tổng hợp nên những quy tắc, quy luật ngôn ngữ
- Giáo viên cần phải điều tra khả năng năm vững ngôn ngữ của học sinh theo từng độ tuôi để trên cơ sở đó mà xác định nội dung, phương pháp dạy học cụ thể
- Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh có nghĩa là cần phải hệ thống
hóa, phát huy những năng lực ngôn ngữ, tích cực của học sinh; hạn chế và đi đến thủ tiêu những mặt tiêu cực về lời nói của học sinh trong quá trình học tập
1.4 Các phương pháp, thủ pháp, hình thức dạy học tiếng Việt 1.4.1 Các phương pháp dạy học tiếng Việt
1.4.1.1 Phương pháp thông báo — giải thích trong dạy học tiếng Việt
- Bản chất của phương pháp thông báo -— giải thích là giáo viên dùng lời nói của mình để giải thích, minh họa các tri thức mới, còn học sinh tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó Giáo viên có thể sử dụng sách giáo
khoa, mô hình, bảng biểu hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để học sinh hiểu các
Trang 7- Phương pháp thông báo — giải thích có thể được áp dụng để dạy học tri thức lý thuyết mới, cũng có thể để giới thiệu các phương thức hoạt động mẫu dé thực
hiện một nhiệm vụ nào đó
- Lưu ý: không nên lạm dụng phương pháp dạy học này vì nó dễ biến học
sinh trở thành đối tượng thụ động, biến giờ học thành giờ diễn thuyết, độc thoại của
giáo viên
- Các thao tác thực hiện:
+ Giáo viên thông báo nội dung cần học
+ Giáo viên giải thích những từ ngữ khó, những thuật ngữ mới có trong nội dung, thông tin giáo viên vừa thông báo
+ Giáo viên minh họa
- Các yêu câu khi sử dụng phương pháp:
+ Với thao tác thông báo: giáo viên phải năm chắc kiến thức, tìm hiểu kỹ nội
dung dạy học để thông báo một cách đầy đủ, chính xác, kỹ lưỡng tránh diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa
+ Với thao tác giải thích: yêu cầu giáo viên phải chọn đúng từ khó hoặc thuật ngữ mới để giải thích
+ Với thao tác minh họa: giáo viên cần chọn được những ví dụ tiêu biểu, xác
đáng, biết phân tích ví dụ theo hướng làm sáng tỏ những điều đã thông báo, đã giải thích ở trên
1.4.1.2 Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiễn hành tìm hiểu, phân tích những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu cho trước, quy các hiện tượng ngôn ngữ đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng
- Sự thể hiện của phương pháp phân tích ngôn ngữ:
+ Việc phân chia cần đảm bảo phản ánh đúng bản chất của đôi tượng cần tìm
hiểu
+ Việc phân chia cần phải tuân thủ theo một tiêu chí nhất quán
Trang 8+ Khi phân chia tổng của các yếu tố nhỏ phải đảm bảo tương đương với chỉnh thê
- Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ: + Thao tác phân tích — phát hiện
+ Thao tác phân tích — chứng minh + Thao tác phân tích — phán đoán + Thao tác phân tích — tổng hợp
- Quy trình sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học:
+ Bước Ï: Giáo viên đưa ra ngữ liệu dạy học
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo định hướng nội dung bài học
+ Bước 3: Học sinh tóm tắt lại những điều đã phân tích và giáo viên khái quát lại thành những vấn đề lý thuyết cần ghi nhớ
+ Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành
1.4.1.3 Phương pháp rèn luyện theo mẫu
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiễn hành phân tích để năm vững và sản sinh lời nói theo những mẫu ngôn ngữ cần phải rèn luyện
- Các bước của phương pháp rèn luyện theo mẫu:
+ Bước I1: Giáo viên lựa chọn mẫu theo yêu cầu cần rèn luyện và cung cấp
mẫu lời nói hoặc hành động lời nói cho học sinh
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu
+ Bước 3: Học sinh tự sản sinh lời nói theo mẫu
+ Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
1.4.1.4 Phương pháp giao tiếp
- Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy học bằng cách sắp xếp các tải
liệu học tập sao cho các tải liệu học tập ay vua dam bao tinh chat ché cua hé thống
Trang 9- Đề thực hiện tốt phương pháp giao tiếp, cần phải gắn các nội dung dạy học với các nhân tố giao tiếp
- Cơ sở đề xuất phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt: + Dựa vào chức năng của ngôn ngữ
+ Dựa vào mục đích dạy học tiếng Việt trong nhà trường - Sự biểu hiện của phương pháp giao tiếp:
+ Sự sắp xếp nội dung bài học phải theo hướng giao tiếp
+ Phương pháp giao tiếp được thể hiện qua việc tạo ra được những tình huống giao tiếp và sử dụng tình huống đó trong việc dạy học
+ Nâng cao tính thực hành trong việc dạy học tiếng
+ Khi dạy ngôn ngữ cần phải đặt các đơn vị bậc thấp trong lòng các đơn vị
bậc cao
- Quy trình sử dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học: + Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp giả định
+ Bước 2: Đưa ra những lời nói theo việc miêu tả tình huống ở bước l
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét mức độ phù hợp giữa lời nói với hoàn cảnh giao tiếp
+ Bước 4: Điều chỉnh, sửa chữa những lời nói chưa phù hợp và rút ra những kết luận cân thiết để học sinh ghi nhớ
1.4.1.5 Phương pháp Grap
- Lý thuyết Grap chính là lý thuyết đồ thị hay sơ đồ, nó là một thuật ngữ của toán học nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sông xã hội
- Đây là phương pháp dùng sơ đồ mang, so đồ quan hệ đề thể hiện một cách
trực quan những nội dung cần nghiên cứu
- Grap là tập hợp hữu hạn các yếu tố và các mối quan hệ trong Grap; yếu tô
được thể hiện ở các đỉnh còn các mối quan hệ được đặt nỗi giữa các đỉnh trong
Grap đó
- Để có thể lập Grap cho đối tượng nghiên cứu đòi hỏi đối tượng đó phải có
Trang 10- Đề luyện tập và đánh giá việc năm vững kiến thức tiếng Việt của học sinh, chúng ta có thể sử dụng các hình thức Grap sau:
+ Giáo viên đưa ra một Grap thiếu và yêu cầu học sinh bố sung các đỉnh để Grap được đây đủ
+ Giáo viên đưa ra một Grap câm và yêu cầu học sinh điền vào các đỉnh của Grap còn bỏ trống những nội dung phủ hợp
+ GV đưa ra một Grap sai, yêu cầu học sinh phát hiện ra chỗ sai và lập lại
cho đúng
+ GV cho trước những nội dung nhất định rồi yêu cầu học sinh lập Grap
+ Giáo viên cho học sinh đọc trước nội dung bài học, sau đó dựa vào cách
hiểu của minh dé tu lap Grap
1.4.2 Các thủ pháp dạy học tiếng Việt
Thủ pháp là cách thức giải quyết một vấn để cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định, là các thao tác bộ phận của một phương pháp nhất định
1.4.2.1 Phân tích và tổng hợp
- Phân tích là tách một hiện tượng nào đó ra thành các bộ phận cầu thành để
có thể xem xét chúng ở tất cả mọi mặt, lý giải đặc trưng của chúng vả trên cơ sở đó
mà đánh giá hiện tượng một cách trọn vẹn
- Tổng hợp là thao tác tư duy nhăm phát hiện ra các mối quan hệ giữa các
mặt, các bộ phận của hiện tượng, trên cơ sở đó mà hình dung ra cả chỉnh thể sự vật,
hiện tượng
- Phân tích và tổng hợp luôn luôn đi kèm với nhau nhằm giúp con người nhận thức toàn diện hiện thực khách quan Thủ pháp này được áp dụng trong các phương pháp: phương pháp thông báo — giải thích, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp
1.4.2.2 So sánh, đối chiếu
- So sánh, đối chiếu là thao tác tư duy đề phân biệt hiện tượng, khái niệm nay
với các hiện tượng, khái niệm khác
Trang 11bản chất của các yếu tố cấu thành nó chỉ được xác định trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống
- So sánh, đối chiếu là thủ pháp quan trọng, thường dùng nhất trong tất cả các phương pháp dạy học, trong các công đoạn dạy tiếng Việt
1.4.2.3 Khái quát hóa
- Khái quát hóa là thao tác tư duy nhằm rút ra các đặc điểm, bản chất của
nhiều hiện tượng được phân tích
- Thủ pháp này được sử dụng cho phương pháp thông báo — giải thích vả phương pháp phân tích ngôn ngữ
1.4.2.4 Quy loại và phân loại
- Khi rút ra cái chung của các sự kiện ngôn ngữ, học sinh đã phát hiện khả
năng phân chia chúng ra từng nhóm và quy loại chúng vào các nhóm riêng biệt - Việc phân chia các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhóm dựa vào sự giống nhau và khác nhau của chúng gọi là sự phân loại
- Việc đưa các hiện tượng ngôn ngữ vào các nhóm thích hợp gọi là sự quy
loại
- Thủ pháp này thường được ứng dụng với phương pháp thông báo — giải thích, phương pháp phân tích ngôn ngữ
1.4.4 Các hình thức thể hiện của phương pháp
1.4.4.1 Hình thức diễn giảng
- Diễn giảng là hình thức giáo viên dùng lời nói độc thoại để giải thích, chứng minh các sự kiện ngôn ngữ và trên cơ sở đó học sinh năm được các khái
niệm và quy tắc sử dụng ngôn ngữ, biết cách thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên
yêu cầu
- Hình thức diễn giảng là hình thức đặc trưng cho phương pháp thông báo — giải thích
- Các yêu câu cơ bản khi sử dụng hình thức diễn giảng:
+ Đảo bảo tính khoa học chính xác nội dung trình bày Lý lẽ nêu ra có tính thuyết phục và được trình bày một cách hợp lý
+ Ngôn ngữ diễn giảng phải mẫu mực
Trang 12+ Thái độ, cử chỉ của giáo viên phải mẫu mực
1.4.4.2 Hình thức đàm thoại
- Đàm thoại là hình thức trao đối giữa giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt gắn bó logie với nhau để học sinh quan sát, suy nghĩ rút ra kiến thức cần thiết
- Đàm thoại sử dụng nhiều trong phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp
- Các yêu câu khi sử dụng hình thức đàm thoại:
+ Học sinh phải có ý thức về toàn bộ hay một phần lớn cuộc đàm thoại
+ chủ để đàm thoại phải là hệ thống những vẫn đề được lựa chọn và sắp xếp hợp lý nhằm hướng tới mục đích của bài học
+ Số lượng, nội dung và tính chất phức tạp của câu hỏi chủ yếu phụ thuộc
vào kiến thức cần thiết, trình độ học sinh
+ Bảo đảm lôi cuỗn mọi học sinh tham gia vào đàm thoại
1.4.4.3 Hình thức đọc sách giáo khoa
- Sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu của học sinh, giáo viên và học
sinh cần biết sử dụng có hiệu quả phương tiện học tập này
- Sách giáo khoa có thể thay cho một số lối diễn giảng của giáo viên khi áp dụng phương pháp thông báo — giải thích
- Sách giáo khoa cung cap cho ca thay và trò các mẫu lời nói để làm tài liệu cho phương pháp rèn luyện theo mẫu
1.4.4.4 Hình thức làm bài tập tiếng Việt
- Bài tập tiếng Việt là một đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học
tiếng Việt
- Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập và quá trình làm bài tập của
các em, giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình, học sinh củng cô được
tri thức và thực sự hình thành được các kỹ năng sử dụng tiếng Việt - Các yêu câu khi sử dụng bài tập tiếng Việt:
Trang 13+ Bài tập phải hướng vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
CAU HOI VA BAI TAP CHUONG 1
1 Anh (chi) hãy xác định và phân tích các cơ sở khoa học của phương pháp day hoc tiếng Việt
2 Quá trình dạy học tiếng Việt gồm những nội dung nào? Phân tích các nội dung đó
3 Đọc sách giáo khoa Ngữ văn THCS, phân loại các kiêu bài học tiếng Việt
4 Dạy học tiếng Việt cần tuân thủ các nguyên tắc dạy học nào? Phân tích các
nguyên tắc đó và cho ví dụ minh họa cụ thể
5 Dạy học tiếng Việt cần sử dụng các phương pháp dạy học nào? Phân tích nội dung các phương pháp dạy học đó và cho ví dụ minh họa cụ thể đối với từng phương pháp
Trang 14Chương 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ NGỮ (6 tiết)
2.1 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của đạy học từ ngữ 2.1.1 Vai trò và vị trí
2.1.1.1 Từ ngữ và hiểu biết hiện thực
- Ngôn ngữ là phương tiện tư duy của cộng đồng xã hội Trong ngôn ngữ, từ
ngữ được xem là vật liệu kiến trúc cơ bản của tiếng nói
- Vốn từ ngữ của cộng đồng phản chiếu năng lực hiểu biết hiện thực của cộng đồng đó, phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cộng đồng
- Vốn từ đã mở rộng tầm hiểu biết của mỗi cá thể đối với thực tại
2.1.1.2 Từ ngữ và hiểu biết về dân tộc
- Ý thức, bản sắc dân tộc biểu hiện trước hết ở ngôn ngữ, ở hệ thống từ ngữ Rất nhiều từ ngữ gắn bó với đời sống dân tộc, không tìm thấy có đơn vị tương đương trong tiếng nước ngoài
- Chỉ có trong tiếng Việt mới có hiện tượng dùng danh từ ngôi thứ gia đình
thay thế đại từ nhân xưng
- Chỉ có sử dụng ngôn ngữ dân tộc mới nói được hết tâm lý dân tộc, cách
cảm, cách nghĩ của người Việt mình
- Học tiếng Việt chính là một cách tốt nhất bồi dưỡng tỉnh thần Việt, bản sác
Việt
2.1.1.3 Vốn từ ngữ và năng lực biểu đạt cảm nghĩ
- Từ ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất, người có vốn từ phong phú sẽ dễ dàng tìm được cách nói tốt nhất
- Làm giàu vốn từ cho học sinh là cách tốt nhất giúp các em có năng lực biểu đạt cảm nghĩ sinh động của mình
2.1.1.4 Vốn từ ngữ và tiền đồ tiếng Việt
- Tiếng Việt đang trong quá trình phát triển vũ bão bởi cuộc sống đang trao cho nó nhiều chức năng mới : chức năng làm chuyển ngữ khoa học, chức năng làm ngôn ngữ quốc gia, chức năng đối ngoại, chức năng thông tin kinh tế - chính trị,
Trang 15- Có thể nói, vốn từ của mỗi người càng giàu thì người ta càng thuận lợi trong tư duy và giao tiếp
Tóm lại : Dạy học từ ngữ là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần rèn luyện tư duy, mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao năng lực giao tiếp cho học
sinh
2.1.2 Nhiệm vụ của dạy học từ ngữ
- Trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về hệ thống từ vựng tiếng Việt và các quy tắc lựa chọn, sử dụng từ ngữ tiếng Việt
- Làm phong phú hóa vốn từ của học sinh cả về mặt số lượng và chất lượng - Làm tích cực hóa vốn từ của học sinh
- Chuẩn hóa vốn từ của học sinh
2.2 Nội dung dạy học từ ngữ
- Muốn xác định được nội dung dạy học từ ngữ, ta cần làm rõ định hướng
việc dạy học từ ngữ ở trường trung học cơ Sở :
+ Sự kế thừa và nâng cao tri thức, kỹ năng từ vựng
+ Dạy từ ngữ gắn liền với hoạt động giao tiếp, găn liền với ngôn bản, đặc biệt là các ngôn bản nghệ thuật
- Ở trường THCS, tri thức từ ngữ được tập trung ở một số vẫn đề sau : + Don vi tu vung + Nghia của từ + Trường từ vựng ngữ nghĩa + Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong trường từ nghĩa + Các lớp từ vựng
+ Hệ thống từ Hán Việt và từ vay mượn
- Câu tạo của bài học tri thức từ ngữ :
Trang 162.3 Nguyên tắc dạy học từ ngữ
Dạy học từ ngữ ngoài việc tuân theo nguyên tắc dạy học tiếng Việt nói chung còn tuân theo một số nguyên tắc riêng, nguyên tắc đặc thù Các nguyên tắc đặc thù
nảy, một mặt phản ánh những riêng biệt của việc dạy học từ ngữ, mặt khác cũng
phải thông nhất, dựa trên cơ sở của các nguyên tắc dạy tiếng, làm sáng tỏ cho các nguyên tắc dạy tiếng
2.3.1 Nguyên tắc trực quan
Tín hiệu từ là một chỉnh thể thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Bởi vậy cần phải luôn luôn bảo đảm mối liên hệ giữa các từ với hiện thực khách quan mà từ biểu đạt Mối liên hệ này thường được thực hiện nhờ chức năng siêu ngôn ngữ của tiếng Việt, nghĩa là dùng chính tiếng Việt để giải thích, lý giải ý
nghĩa của từ, làm cho học sinh nắm được ý nghĩa của từ 2.3.2 Nguyên tắc hệ thống
Tính hệ thống được thể hiện trong vốn từ và cách sử dụng từ của mỗi cá nhân Đặc trưng này của từ vựng tiếng Việt đòi hỏi nguyên tắc hệ thống, đòi hỏi các
hiểu biết lý thuyết về từ ngữ phải được trình bày theo một mối quan hệ liên tưởng
nào đấy, việc tích lũy và rèn luyện kỹ năng từ ngữ cũng phải theo các hệ hình được
tạo lập theo quan hệ liên tưởng nhất định Đặc biệt lưu ý đến sự chỉ phối của nguyên tắc hệ thống đến việc lựa chọn nội dung và cách trình bày về nghĩa của từ
2.3.3 Nguyên tắc chức năng
Là dơn vị của một hệ thống chức năng, từ đảm nhận chức năng gọi tên, chỉ quan niệm và thái độ, tình cảm của người nói hoặc người viết Dạy từ cần làm cho
học sinh năm được các chức năng này của chúng được thể hiện như thế nào trong
ngôn ngữ và trong lời nói Mặt khác, việc sử dụng từ ngữ còn tùy thuộc vảo các
phong cách chức năng của ngôn ngữ Do đó, khi dạy học từ phải găn liền với đặc điểm phong cách chức năng, phải thấy sự chi phối của phong cách chức năng đối
với việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ
2.3.4 Nguyên tắc lịch sử
Trang 17hình thành ở học sinh quan điểm lịch sử và qua đó phát triển vốn từ ngữ cho các em 2.4 Tổ chức dạy học từ ngữ 2.4.1 Dạy kiểu bài lý thuyết - Các bước thực hiện: + Bước ÏI: Giáo viên đưa ra ngữ liệu (nên chọn ngữ liệu trong sách giáo khoa)
+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo định hướng nội dung bài học
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận bài học
+ Bước 4: Đọc ghi nhớ sách giáo khoa - Lưu ý:
+ Trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu, cần làm thế nào dé hoc
sinh có thể vận dụng cái cũ đã biết đề tiếp thu cái mới, phải dẫn dắt tư duy đi từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát
+ Phải làm cho các em huy động tất cả các thao tác tư duy
+ Không nên đưa thêm ngữ liệu vào bài dạy học
- Khi giúp học sinh giải nghĩa từ chúng ta có thể sử dụng các phương pháp giải nghĩa từ sau:
+ Phương pháp logic học: đặt từ vào phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, bậc trên của nó rồi vạch ra những thuộc tính của nó Hạn định nó cho khỏi lẫn với các
đơn vị khác cùng loại
+ Phương pháp ngôn ngữ học: giải nghĩa theo cẫu tạo từ, giảng nghĩa từng yếu tố, sau đó tổng hợp nghĩa của các yếu tố Giải nghĩa từ trong ngữ cảnh, đây là
cách căn cứ trên mối quan hệ cú đoạn để chỉ ra nét nghĩa cụ thể của từ
+ Phương pháp xã hội học: thực chất của phương pháp này là xem xét từ
trong mối quan hệ lịch đại
- Khi giúp học sinh giải nghĩa từ Hán Việt, giáo viên cần lưu ý:
+ Từ Hán Việt chiễm khoảng 60 — 70% vốn từ tiếng Việt Trong văn bản và
trong khâu ngữ thì tý lệ đó có khác nhau Đối với học sinh thì từ Hán Việt khó hiểu
Trang 18+ Tăng vốn từ Hán Việt là một yêu cầu của chương trình
+ Dùng cảm thức ngôn ngữ của người Việt có thể nhận ra các yếu tố Hán
Việt và có thể “phiên dịch” để hiểu nó
+ Yếu tô Hán Việt có khả năng hoạt động độc lập kém
+ Yếu tổ Hán Việt có khả năng sản sinh từ rất lớn Có thể tạo từ ghép Hán Việt từ các yếu tô gốc
+ Cân lưu ý các yếu tô đồng âm trong từ Hán Việt Các yếu tố này có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
2.4.2 Dạy kiểu bài thực hành từ ngữ 2.4.2.1 Kiểu bài tập nhận diện
- Đây là loại bài tập đưa ra những ngữ liệu có chứa các hiện tượng ngôn ngữ
vừa biết để học sinh nhận diện, nhận xét xem một hiện tượng từ ngữ nào đó có
thuộc lớp năm trong khái niệm đó không
- Đây là loại bài tập đơn giản nhất, hầu như trong bài tiếng Việt nào cũng có để củng có tri thức vừa học cho học sinh
2.4.2.2 Kiểu bài tập tái hiện (hay còn gọi bài tập thông hiểu)
- Kiểu bài tập này buộc học sinh phải nhớ và hiểu khái niệm ngôn ngữ
- Bài tập nhận diện và tái hiện thường có tác dụng củng cô khái niệm ngôn ngữ mới học
2.4.2.2 Kiểu bài tập sáng tạo
- Có hai loại bài tập sáng tạo : sáng tạo một phần và sáng tạo hoàn toàn - Bài tập sáng tạo hoàn toàn nên giảnh cho học sinh làm ở nhà vì tốn nhiều thời gian
CAU HOI VA BAI TAP CHUONG 2
Trang 19Chương 3 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ PHÁP (6 tiết)
3.1 Khái quát chung về ngữ pháp và dạy học ngữ pháp 3.1.1 Khái niệm
Ngữ pháp là tập hợp các quy tắc kết hợp các đơn vị có nghĩa trong ngôn ngữ Ngữ pháp gồm có ba bộ phận : từ pháp, cú pháp và ngữ pháp văn bản
3.1.2 Vai trò
- Ngữ pháp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh
- Ngữ pháp là một trong ba bộ phận cơ bản của ngôn ngữ, là một bình diện quan trọng của ngôn ngữ bên cạnh các bình diện khác như ngữ âm, từ vựng, phong cách
- Ngữ pháp bao gồm toàn bộ các quy tắc cấu tạo từ, biến đối từ, kết hợp từ,
cụm từ, câu, liên kết câu trở thành đoạn văn, văn bản
- Ngữ pháp chỉ phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội
- Ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tạo lập và lĩnh
hội ngôn bản, hướng dẫn học sinh nghe, nói, đọc, viết
- Ngữ pháp là yếu tố quan trọng để phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh 3.1.3 Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ cung cấp hệ thông kiến thức ngữ pháp
- Nhiệm vụ khơi dậy, phát triển, củng cô khả năng tư duy, óc sáng tạo cho
học sinh
- Nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu thắm mỹ, lòng tự hào, yêu quý, tôn trọng tiếng mẹ đẻ
- Nhiệm vụ lớn nhất và cuối cùng của dạy ngữ pháp là phải làm sao cho học sinh nói, viết đúng và hay các quy tắc ngữ pháp
3.1.4 Yêu cầu của việc dạy học ngữ pháp
Trang 20- Dạy ngữ pháp ở bậc THCS phải làm cho học sinh nắm vững bản chất của các từ loại, hệ thông các quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt
- Dạy ngữ pháp ở trường THCS phải coi trọng thực hành, luyện tập
- Dạy ngữ pháp ở trường THCS phải chú ý đến việc giáo dục tư tưởng, tình
cảm cho học sinh
- Dạy ngữ pháp cân làm sáng tỏ tác dụng chức năng thấm mỹ của tiếng nói
dân tộc đối với học sinh
- Dạy ngữ pháp phải chú ý rèn luyện tư duy cho học sinh
3.2 Những cơ sở và nguyên tắc của việc dạy ngữ pháp ở trường THCS 3.2.1 Cơ sở của việc dạy ngữ pháp ở trường THCS
3.2.1.1 Cơ sở lý luận
- Lý thuyết hoạt động giao tiếp:
+ Chi phối mục tiêu của việc dạy học ngữ pháp + Quyết định nội dung dạy học ngữ pháp
+ Chi phối phương pháp và các thủ pháp dạy học - Lý thuyết ngôn ngữ học văn bản và ngữ pháp văn bản
- Lý thuyết ba bình diện của tín hiệu ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp bằng tín hiệu ngôn ngữ
3.2.1.2 Cơ sở thực tiễn
- Kinh nghiệm và trình độ sử dụng tiếng Việt của học sinh
- Tư duy trừu tượng của học sinh đã bắt đầu có và phát triển
- Tri thức ngữ pháp của học sinh THCS đã được trang bi từ Tiểu học
Trang 21- Cần xuất phát từ những ngữ liệu trong hoạt động giao tiếp mà hình thành các khái niệm ngữ pháp và các quy tắc ngữ pháp
- Cần hướng dẫn cho học sinh thấy rằng các khái niệm và các quy tắc ngữ pháp có sự biểu hiện rất đa dạng và có thể có những sự chuyền hóa, biến đổi trong hoạt động giao tiếp
- Luôn luôn vận dụng các tri thức ngữ pháp vào hoạt động giao tiếp
- Huy động các kinh nghiệm vốn có của học sinh trong hoạt động giao tiếp hang ngày vào việc hình thành các khái niệm ngữ pháp, vào việc củng cố, bổ sung
và điều chỉnh các kiến thức đó
3.2.2.2 Nguyên tắc gắn liền lý thuyết với thực hành
- Nguyên tắc này có tác dụng tích cực đến việc thực hiện hai mục tiêu chính
yếu: trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng
- Lý thuyết ngữ pháp cần chú trọng hệ thống các quy tắc và thao tác hoạt
động trong thực hành và ngược lại, hoạt động thực hành để làm sang to thém ly
thuyết, củng cô các kiến thức lý thuyết đồng thời rèn luyện các kỹ năng nói, đọc, nghe, viết và hiểu
3.2.2.3 Nguyên tắc trực quan
- Sử dụng các ngữ liệu từ thực tế giao tiếp
- Ngôn ngữ của giáo viên trong quá trình dạy học cũng là một tài liệu trực quan
- Các mô hình cấu trúc, các bảng biểu tổng kết và cả các tranh ảnh được sử
dụng đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với nội dung dạy học cũng là một tài liệu trực
quan
3.2.2.4 Nguyên tắc tiếp cận các vấn đề ngữ pháp trong mối liên hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức ngữ pháp
- Các đơn vị và các hiện tượng ngữ pháp luôn luôn là sự thống nhất giữa nội
dung và hình thức ngữ pháp
- Trong việc hình thành các khái niệm và xác lập các quy tắc ngữ pháp không thể tách rời tuyệt đối hai phương diện nội dung và hình thức ngữ pháp
Trang 22- Việc chú trọng đến mối quan hệ này chắng những đáp ứng các nhu cầu về nhận thức các vẫn đề ngữ pháp mà đáp ứng cả nhu câu trong hoạt động sử dụng
3.2.2.5 Nguyên tắc kết hợp giữa phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ - Trong sự hình thành các khái niệm ngữ pháp và xác lập các quy tắc ngữ pháp lý thuyết cần luôn luôn tiễn hành các hoạt động và thao tác tư duy
- Việc rèn luyện các kỹ năng tạo lập các sản phẩm giao tiếp cần được tiến hành song song với việc rèn luyện các năng lực tư duy
- Trong quá trình lĩnh hội các sản phẩm giao tiếp, cũng cần thực hiện nhiều hoạt động tư duy
- Việc hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa chữa các lỗi ngữ pháp cũng cần gắn với các năng lực tư duy
3.3 Nội dung dạy học ngữ pháp
- Tri thức về ngữ pháp bao gồm tri thức về cấu tạo từ, từ loại, cụm từ, câu và
các đơn vị ngữ pháp trên câu
- Trong chương trình tiếng Việt ở trường THCS, những tri thức về cầu tạo từ găn liền với các đơn vị từ vựng nên được xếp vào phân từ ngữ, không xếp vào phần ngữ pháp (Sinh viên liệt kê các bài học ngữ pháp trong chương trình Ngữ văn THCS) 3.4 Tổ chức dạy học ngữ pháp 3.4.1 Dạy kiểu bài lý thuyết ngữ pháp - Các bước dạy học ngữ pháp : + Lam nảy sinh nhu cầu nhận thức trong học sinh + Tổ chức cho học sinh hành động vật chất + Hướng dẫn cho học sinh tìm ra những dấu hiệu bản chất của lý thuyết ngữ pháp
+ Giúp học sinh định nghĩa các nội dung lý thuyết ngữ pháp
+ Giúp học sinh hệ thống hóa khái niệm, quy tắc ngữ pháp được học trong
bài học
Trang 23- Nội dung: Việc luyện tập thực hành được tiến hành theo hai nội dung
chính: luyện tập củng cố, khắc sâu tri thức lý thuyết và luyện tập vận dụng tri thức
lý thuyết Ứng với hai nội dung trên là hai loại bài tập: bài tập nhận biết và bài tập
sang tao
- Phuong phap:
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập bằng bài tập nhận biết:
Bước 1: Treo bảng phụ lên bảng (trên bảng phụ đã ghi sẵn các bài tập), yêu
cầu học sinh theo đõi bảng phụ gọi vài học sinh đọc nội dung trên bảng phụ
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận thức yêu cầu bài tập và hình thức trình bày lời giải
Bước 3: Nhắc nhở học sinh làm bài
Bước 4: Gọi học sinh trình bay lời giải
Bước 5: Nhận xét, sửa chữa, cho điểm
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành bằng bài tập sáng tạo: có bốn
bước
Bước 1: Yêu cầu học sinh lẫy giấy nháp ra làm bài tập
Bước 2: Gọi học sinh đọc bài tập
Bước 3: Hướng dẫn học sinh nhận thức yêu cầu bài tập và hình thức trình bày lời giải
Bước 4: Giáo viên nhắc nhở học sinh làm bài
Bước 5: Gọi học sinh trình bay lời giải
Bước 6: Nhận xét, đánh giá, cho điểm
3.4.2 Dạy kiểu bài ôn tập ngữ pháp
- Kiểu bài ôn tập ngữ pháp thường đặt ở cuối học kỳ nhằm hệ thống hóa kiến
thức đã học, giúp cho học sinh có được cái nhìn bao quát về toàn bộ những van đề đã học cũng như những mối liên hệ, quan hệ giữa các van đề đó, làm cho các em có
điều kiện hiểu sâu hơn, nhớ kỹ hơn các tri thức ngữ pháp đã học
- Kiểu bài ôn tập có câu trúc gồm hai phân: phần ôn tập lý thuyết và phần thực hành luyện tập
Trang 24- Kiến thức trong bài ôn tập ngữ pháp là kiến thức đã biết nhưng học sinh có
thé chưa năm kiến thức một cách hệ thống, VÌ vậy cần hệ thống hóa kiến thức cho học sinh
- Quy trình:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ
Bước 2: Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy:
+ Tổ chức thực hiện nội dung bài học theo quy trình ôn — luyện của sách giáo khoa
Công đoạn 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập lý thuyết
Công đoạn 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành
+ Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy theo quy trình luyện — ôn — luyện
Công đoạn 1: Luyện để ôn và củng cố hình thành kỹ năng
Cơng đoạn 2: Ơn để luyện ở mức độ cao hơn
Công đoạn 3: Luyện ở mức độ cao hơn để khắc sâu tri thức lý thuyết và củng có kỹ năng
3.5 Tổ chức hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
3.5.1 Ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
Việc học tập hàng ngày của học sinh có thể chia làm hai giai đoạn: học ở
trên lớp và tự học ở nhà Ở giai đoạn nào học sinh cũng cần sự chỉ đạo của giáo
viên, không có sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh không thể có kết quả tốt được Vì
vậy, việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà là một bước không thể thiếu được trong
quá trình dạy học bất kỳ môn hoc nao
3.5.2 Cách thức hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
- Hướng dẫn học lý thuyết: Nội dung của công việc này là giáo viên chỉ cho
học sinh những tri thức lý thuyết cu thé cần học, cần thuộc và cách học những tri
thức lý thuyết đó Những tri thức lý thuyết cần học thuộc được cụ thể hóa bằng các câu hỏi Giáo viên bắt buộc học sinh phải chép các câu hỏi vào vở và học bài theo định hướng của các câu hỏi đó
Trang 25+ Cho học sinh ghi vào vở bài tập những bài tập học sinh phải làm trong sách giáo khoa và những bài tập giáo viên ra thêm
+ Hướng dẫn học sinh cách thức trình bày và phương pháp làm bài tập - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu trước bài sắp học
+ Yêu câu học sinh xem lại những tri thức lý thuyết đã học có liên quan đến
VIỆC tiếp nhận tri thức mới
+ Nêu yêu câu, cách thức tìm hiệu bài mới
CAU HOI VA BAI TAP CHƯƠNG 3
1 Tại sao phân môn ngữ pháp được xem là trọng tâm của môn tiếng Việt? Ở trường
THCS phân môn ngữ pháp có nhiệm vụ gì? Đề thực hiện nhiệm vụ ay, khi day ngtr
pháp cần thực hiện những yêu cầu nào?
2 Dưới góc nhìn sư phạm hãy phân tích mục đích, nội dung, cấu trúc của kiểu bai cung cấp tri thức về ngữ pháp cho học sinh (bài lý thuyết) trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS
3 Nêu và phân tích từng bước của quy trình dạy kiểu bải lý thuyết
4 Mục đích, nội dung và phương pháp hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
5 Ý nghĩa va tam quan trọng của việc dạy thực hành ngữ pháp Nội dung và các hình thức dạy thực hành ngữ pháp ở trường THCS
6 Hãy phân tích mục đích, nội dung, cầu trúc của các kiểu bài luyện tập thực hành,
ôn tập trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS Từ sự phân tích đó, hãy chỉ ra quy trình dạy từng kiểu bài
7 Thiết kế giáo án bài dạy học ngữ pháp và thực hành dạy học trên lớp
Trang 26Chương 4 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN TẬP LÀM VĂN (3 tiếp
4.1 Vị trí của môn Tập làm văn 4.1.1 Xét trên quan điểm liên ngành
- Tập làm văn gắn bó hữu cơ với tiếng Việt và văn học
- Tập làm văn thử thách một cách tơng hợp tồn diện con người học sinh về
nhiều phương diện: vốn song, von văn hóa, trình độ chính trị, nang luc tu duy va
cả về phương diện nhân cách cá tính người cầm bút
4.1.2 Xét cả quá trình dạy môn Ngữ văn trong nhà trường
- Với tập làm văn, học sinh được thực hành tong hop, tong hop về kiến thức
và tổng hợp về kỹ năng
- Phân môn Tập làm văn ở trường THCS tiếp tục phát huy kết quả học tập
tiếng Việt, tập đọc và tập làm văn ở Tiểu học để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ
năng và phương pháp làm văn lên một bước mới
- Phân môn Tập làm văn thường được xếp dạy sau cùng trong mỗi bài học
để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức văn học, tiếng Việt một cách tong hop vao bài văn nói hoặc bài văn viết của học sinh
- Qua môn Tập làm văn, giáo viên kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức, kỹ
năng, phương pháp tư duy tổng hợp của học sinh để từng bước giúp học sinh thực hành sự sáng tạo năng lực giao tiếp nghệ thuật và giao tiếp xã hội
- Trong chương trình Ngữ văn THCS tích hợp, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỹ năng nói, viết
- Tập làm văn ở trường THCS là mơn học tồn diện, tong hop
- Tap lam van mot mat thé hién két qua hoc tap cua hai phan mon Van hoc va Tiéng Việt, mặt khác nó lại là nơi học sinh thực hành kỹ năng nói và viết tiếng
Việt theo những yêu cầu gắn học sinh với môi trường xã hội 4.2 Nhiệm vụ của môn Tập làm văn
- Hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, tối thiểu về văn bản và
Trang 27- Phân tích mối quan hệ ngôn ngữ trong văn bản và hướng dẫn rèn luyện cho
học sinh quá trình tạo lập văn bản
- Thông qua bài học lý thuyết và thực hành, luyện tập, yêu cầu học sinh nắm được các hình thức giao tiếp ngôn ngữ có cấu trúc nhất định phụ thuộc vào chức năng diễn đạt nội dung thông tin của văn bản
- Hướng dẫn học sinh nhận biết sơ bộ văn bản là một đơn vị giao tiép tuong
đối lớn, có kết cầu hoàn chỉnh và có những phương thức biểu đạt khác nhau 4.3 Đôi mới nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn
4.3.1 Đồi mới đề Tập làm văn
- Đề văn từ chỗ chỉ là bài kiểm tra kiến thức bằng cách tái hiện lại những gì
đã học chủ yếu ở phân môn Văn học đã mở rộng nội dung chủ đề về văn học, về xã
hội, về đạo đức lối song, về môi trường sinh thái và hòa bình hữu nghị giữa các dân
tộc sống trên hành tỉnh này
- Đề văn chú trọng đến loại đề mở:
+ Đề mở về nội dung từ trong văn học ra đời sống Ví dụ: “Hãy tả lại trận mưa rào đầu mùa hạ ở quê em” Đề văn này không giới hạn tả trận mưa rảo trong thơ Trần Đăng Khoa
+ Đề mở về cách thức và thao tác làm văn Ví dụ: Bác Hồ nói: “ Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng những hiểu biết của mình về thực tế lịch sử và các tác phâm văn học
+ Đề mở giúp học sinh phát triển tính cách riêng trong phát biểu, bày tỏ vẫn
dé bang nhiều cách như giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, đối chiếu, tổng
hop, phan tích suy lý
+ Tạo ra được hứng thú tìm kiếm phát hiện và động lực sáng tạo trong học
tập của học sinh
4.3.2 Đối mới phương pháp dạy giờ trả bài tập làm van
- Việc trả bài tập làm văn lâu nay chưa được quan tâm đúng mức tầm quan trọng của nó Đây là loại bài vừa củng cô ôn tập kiên thức, kỹ năng vừa phát hiện sự
Trang 28tiến bộ trong làm bài văn của học sinh, vừa đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
để động viên khích lệ, khen thưởng và trách phạt những yếu kém của học sinh - Mục đích của giờ trả bài tập làm văn là bằng việc nêu lại những van dé co
bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm bài để học sinh trao đối dưới sự dẫn dắt của
giáo viên để học sinh hiểu sâu yêu cầu toàn diện của đề văn cũng như cách thức bao gồm các kỹ năng tìm hiểu đề, xây dựng dàn ý bố cục, triển khai ý, cách trình bày và
diễn đạt Từ đó, mỗi học sinh nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm trong bài
viết của mình để phát huy và khắc phục tiếp ở bài làm văn sau
- Giáo viên nên tìm cách gắn liền kết quả làm bài của từng học sinh vào sự tiến bộ chung của lớp
- Giáo viên không nên trả bài trước cho học sinh Đây là lúc để các em quan tâm một nữa về yêu cầu toàn diện của đề văn và kết quả bài làm của bản thân trước khi các em biết điểm số, lời phê của giáo viên
- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh trao đôi về phạm vi nội dung kiến thức
(bao gồm cả kiến thức văn học và đời sống), cách xây dựng bố cục dàn ý, cách triển
khai ý tưởng, cách trình bày, diễn đạt, cách hành văn Cũng như thái độ cá nhân đối với đề van
- Giáo viên cùng học sinh hình thành trên bảng một dàn ý chỉ tiết để học sinh
đối chiếu và tự kiểm tra đánh giá lần nữa bài làm của mình
- Giáo viên cho từng nhóm trao đôi trên lớp hoặc đổi bài cho nhau dé “học
thêm một cách làm bài khác mình” về tư duy và phương pháp
- Giáo viên trả bài cho lớp và tổng kết lại những điều cần lưu ý chung, biểu
dương, nhắc nhở và thông báo đề văn kỳ tới để học sinh chuẩn bị dân
4.3.3 Doi mới kỹ năng trong phương pháp dạy học tập làm văn 4.3.3.1 Kỹ năng ra đề
- Chú ý sưu tầm mỗi kiểu bải tập làm văn ít nhất 10 đề
- Việc sưu tầm tư liệu tham khảo cần tiễn hành thường xuyên, có sắp xếp,
lựa chọn, chỉnh lý để đảm bảo tính chất mới mẻ và phù hợp với trình độ học sinh và
thời đại hôm nay
Trang 29- Lưu ý phân tích mối quan hệ giữa các phần trong dé để thấy rõ vẫn đề
trọng tâm cần làm nồi bật và các thao tác làm bài của kiểu văn bản phải tạo lập
- Cân đặt những câu hỏi cho bản thân và trả lời ngắn gọn, rõ, đề ra yêu cầu trình bày vẫn đề gì, mức độ rộng hay hẹp và các lĩnh vực nội dung có liên quan
Phạm vi tư liệu cần tham khảo để làm bài Xác định các thao tác làm bài và mối
quan hệ giữa các thao tác
CAU HOI VA BAI TAP CHUONG 4
1 Hãy phân tích mối quan hệ giữa phân môn Văn học — tiếng Việt và Tập làm văn ở trường THCS
2 Tại sao phải đối mới nội dung và phương pháp dạy học tập làm văn?
Trang 30Chương 5 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN (Iãtiết)
5.1 Nguyên tắc dạy học Tập làm văn
5.1.1 Dạy Tập làm văn phải xuất phát từ chủ thể học sinh
- Trong dạy học tập làm văn phải xem học sinh là chủ thể trong quá trình
dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình
tiếp nhận
- Trong giờ tập làm văn, học sinh tự thân vận động là chính
- Giờ tập làm văn không nên quá nặng về cung cấp lý thuyết mà tập trung rèn các kỹ năng làm văn cho học sinh
5.1.2 Dạy tập làm văn phải là một quá trình từ thực hành rút ra lý thuyết để vận dụng ở mức độ cao
- Các kiểu bài, các bước trong tập làm văn được viết theo quy trình sau: thực hành — lý thuyết — vận dụng sáng tạo
- Quá trình thực hành trong tập làm văn bao gồm từ việc quan sát, phân tích
tìm hiểu bài văn mẫu để rút ra lý thuyết về kiểu bài văn Mặt khác, thực hành còn
được thê hiện trong các bước tập tìm hiểu đề, tìm ý cho đề, lập dàn ý, tập miệng, tập
dựng đoạn văn Đó là những thao tác mang tính thực hành cao trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh Cuối cùng, tông hợp các kỹ năng đó, tổng hợp các
tri thức, học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình trong bài làm văn
- Việc tổ chức cho học sinh vận dụng tổng hợp để sáng tạo văn bản trải qua giai đoạn khá dài, là quy trình gồm nhiều bước và nhiều kỹ năng phải được rèn luyện
5.1.3 Dạy tập làm văn phải có hệ thống bài tập phong phú, đa dạng - Hệ thống bài tập trong Tập làm văn có ý nghĩa rất quan trọng Thông qua hệ thống bài tập đề hình thành lý thuyết, rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh
Trang 31- Thực hiện các nguyên tắc trong dạy Tập làm văn, người giáo viên Ngữ văn phải luôn sáng tạo để điều khiến các quy trình và vận dụng linh hoạt cho từng giờ, từng kiểu bài để phát huy phương pháp dạy học tập làm văn phù hợp với đặc trưng
bộ môn
5.2 Phương pháp dạy học tập làm van 5.2.1 Phuong pháp quy nạp
- Quy nạp trong dạy học tập làm văn là bắt đầu từ việc phân tích các ví dụ,
các mẫu văn rồi rút ra những kiến thức thuộc nội dung lý thuyết, rút ra những vấn
dé ly thuyết
- Quy trinh thuc hién:
+ Gido vién dua ra mau van lién quan dén bai hoc
+ Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh phân tích mẫu (Cho hoc sinh quan sát mẫu, nêu các câu hỏi để phân tích, tìm hiểu mẫu)
+ Rút ra khái niệm, nội dung lý thuyết
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Những vấn đề lý thuyết được học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, tự nhiên, chủ động
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
+ Tránh được sự áp đặt đối với học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức
- Nhược điểm: Mất nhiễu thời gian của tiết dạy trên lớp
5.2.2 Phương pháp diễn dịch
- Dạy lý thuyết làm văn bằng phương pháp diễn dịch tức là đưa học sinh thăng tới khái niệm, giáo viên truyền thụ trực tiếp lý thuyết cho học sinh trước khi tiếp xúc với mẫu văn
- Quy trình thực hiện:
+ Giáo viên cung cấp kiến thức lý thuyết làm văn
+ Giải thích các khái niệm, các thuật ngữ chỉ kiến thức lý thuyết làm văn
+ Cho ví dụ minh họa, khắc sâu lý thuyết bằng mẫu văn
- Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian
Trang 32- Nhược điểm: Nếu không linh hoạt thì giờ dạy cũng dễ mờ nhạt, học sinh
tiếp thu thụ động và hiệu quả giờ dạy sẽ rất thấp
Tóm lại: Dạy lý thuyết tập làm văn với phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch là tùy thuộc sự lựa chọn của giáo viên Giáo viên phải tùy sức mình, sức trò, tùy nội dung lý thuyết từng bài, từng phần để sử dụng phương pháp nào cho thích hợp và hiệu quả Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Bản lĩnh và năng lực của giáo viên là biết hạn chế những mặt không tích cực của phương pháp
mà mình đã lựa chọn
5.3 Phương pháp dạy thực hành
5.3.1 Nguyên tắc dạy thực hành tập làm văn
5.3.1.1 Thực hành tập làm văn phải trên cơ sở thông hiểu lý thuyết làm văn - Lý thuyết tập làm văn là những nội dung, những vẫn đề lý thuyết có tính
chất định hướng Thực hành tập làm văn để củng có, khắc sâu, khăng định, tái hiện
lý thuyết Do đó, có năm vững lý thuyết thì thực hành mới sát hợp và cũng mới đúng hướng
- Đối với học sinh, sự thông hiểu lý thuyết chính là việc năm được các khái
niệm về các kiểu văn bản, về kỹ năng Đó là những kiến thức rất cơ bản khi học một kiểu văn bản và tất cả 6 kiểu văn bản có trong nhà trường
- Mức độ nhận thức của học sinh không đồng đều nên khi thực hành, luyện
tập giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh để tất cả học sinh đều được
tham gia thực hành ở những hình thức, mức độ, yêu cầu khác nhau
5.3.1.2 Thực hành tập làm văn phải trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn - Hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn được thể hiện một cách hợp lý với từng bước đi, công đoạn trong dạy tập làm văn nhằm giúp học sinh năm vững lý thuyết làm văn và rèn các kỹ năng thực hành làm văn
- Việc thực hành tập làm văn trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn trong sách
giáo khoa là học sinh đã có được môi trường giao tiếp
- Có thể xem, hệ thông bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập giáo viên ra thêm là những kiến thức rất phong phú để học sinh tích lũy hoặc học sinh
Trang 33- Giáo viên phải biết lựa chọn hệ thống bài tập của từng bài học phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh và những bài tập ra thêm cho học sinh cũng phải phù hợp với yêu cầu nội dung, tư tưởng, trình độ của học sinh
5.3.1.3 Thực hành tập làm văn phải hướng tới hình thành kỹ năng tập làm
- Thực hành tập làm văn là thực hành tìm hiểu về đặc điểm kiểu văn ban,
phân tích đề - tìm ý — lập dàn ý, dựng đoạn — tập miệng, làm bài viết hoàn chỉnh, dung tu - dat cau
- Quá trình tiếp xúc với các kiểu văn bản chính là quá trình học sinh được
luyện tập thực hành qua các khâu, các công đoạn của việc làm văn
- Các thao tác, các kỹ năng tập làm văn chỉ có thê được hình thành, rèn luyện và phát triển qua thực hành luyện tập Vì vậy cần tránh kiểu thực hành rời rạc, không tập trung, không hệ thống, không gây hứng thú học tập và hứng thú sáng tạo
cho học sinh
5.3.1.4 Thực hành tập làm văn phải được kiểm nghiệm, được đánh giá
- Thực hành tập làm văn diễn ra rất phong phú, sinh động dưới nhiều hình thức và ở nhiều khâu trong một kiểu văn bản
- Tất cả mọi khâu của quá trình thực hành đều cần phải được kiểm nghiệm,
đánh giá
- Sự kiểm nghiệm và đánh giá trong việc thực hành tập làm văn có thể học
sinh tự cảm nhận, hoặc do các em trong lớp nhận xét, hoặc do ý kiến của giáo viên Trong đó, sự đánh giá nhận xét của giáo viên trước khả năng thực hành của học sinh cũng rất cần thiết, quan trọng, giúp học sinh đối chiếu thực hành với lý thuyết, đối chiếu kết quả thực hành của mình với yêu cầu chung
- Sự kiểm nghiệm và đánh giá thực hành tập làm văn thể hiện rõ nhất trong bài kiểm tra, bài viết ở lớp hoặc ở nhà của học sinh
- Giáo viên cần quan tâm đến giờ kiểm tra của học sinh để có sự đánh giá
đúng, một thái độ đúng trước năng lực thực hành tập làm văn của mỗi học sinh - Giáo viên cần có sự nhạy cảm trước yêu cầu thực hành của môn tập làm
văn, trước những thao tác và kỹ năng thực hành của học sinh
Trang 345.3.2 Phương pháp dạy học thực hành tập làm van
- Bước 1: Cho học sinh quan sát mẫu văn và hướng dẫn phân tích mẫu văn
- Bước 2: Rút ra khái niệm khái quát về kiểu văn bản được học
- Bước 3: Làm bài tập cao hơn để củng cố, khắc sâu lý thuyết đã học
5.4 Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn
5.4.1 Phương pháp ra đề tập làm văn
- Đề văn vừa kiểm tra kiến thức toàn diện về văn học, tiếng Việt, về khả năng vận dụng kiến thức và năng lực diễn đạt của học sinh
- Đề văn phải khích lệ, gợi mở được năng lực tiềm tàng của học sinh, tạo ra được sân chơi để học sinh hứng thú nhập cuộc
- Đề văn không đơn thuần là bài kiểm tra tổng hợp mà còn tác động vào
năng lực tư duy, vào khả năng vận dụng và thực hành sáng tạo của các em
- Tiêu chuẩn của một đề văn hay:
+ Tính khoa học của đề văn: thể hiện ở chỗ đề văn có chính xác hay không
Chính xác về nội dung kiến thức, về hình thức diễn đạt câu chữ, về thuật ngữ, khái niệm, về số liệu, văn liệu đã trích dẫn và yêu cầu làm bài
+ Tính sư phạm của đề văn: thể hiện ở sự tác động của đề văn đến kiến thức, đến kỹ năng và khả năng học sinh tự bộc lộ thái độ thê hiện tình cảm và xúc động
về cái đẹp của đời sống xung quanh Ngoài ra, đề văn còn phải thể hiện tính sư phạm ở tính mẫu mực, về sự trong sáng của ngôn từ, sự đúng đắn về tư tưởng , sự
giáo dục về đạo lý, sự gân gũi quan tâm về nhân tình, thế thái Cần làm cho học sinh
thấy học văn luôn găn với thực tế đời sống
+ Tính nghệ thuật của dé văn: thể hiện ở sự hấp dẫn học sinh làm bài, tạo điều kiện để học sinh thể hiện các mức độ sáng tạo trong bài làm văn Giáo viên
phải đánh giá đúng mức độ sáng tạo trong bài làm của học sinh
5.4.2 Phương pháp chấm bài tập làm văn 5.4.2.1 Thái độ chấm bài tập làm văn
- Tôn trọng bài làm của học sinh
- Động viên, khích lệ đối với những cái được trong bài làm của học sinh
Trang 355.4.2.2 Xây dựng đáp án, biểu điểm
- Phần nội dung: giải quyết vẫn đề gì, từng phần đề cập đến ý gì, phần thân
bài là hệ thông ý lớn, ý nhỏ như thế nào? Ứng với yêu cầu nội dung là điểm số của phân nội dung bài làm Thường thì điểm phân nội dung là 9/10
- Phần hình thức: gồm các yêu cầu về chữ viết, chính tả, cách trình bày, hành
văn, kết cầu bài làm Thường thì điểm hình thức là 1/10 Nếu học sinh viết dài, nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thì bài lại bị trừ tiếp điểm
5.4.2.3 Bước chẩẳm bài
- Dựa vào biểu điểm đã xây dựng, giáo viên lần lượt chấm từng bài
- Chỗ nào học sinh viết tốt hoặc chưa tốt đều cần được giáo viên đánh dau
bằng cách ghi vài lời nhận xét ngăn gọc bên lề giấy hoặc gạch dưới những điểm
được khen hoặc bị chê đó
- Ghi nhận xét và cho điểm
5.4.3 Phương pháp dạy giò trả bài tập làm van
- Nội dung chính của giờ trả bài tập làm văn trên lớp là công khai hóa tiễn trình làm bài tập làm văn của học sinh với những ưu điểm và nhược điểm, với
những cố găng và tiến bộ cũng như tính thần, thái độ học tập và làm bài của học sinh
- Các bước tiến hành trả bài tập làm văn : + Ghi lại đề bài lên bảng
+ Xác định nội dung, yêu cầu của đề (thể loại, tư liệu, phong cách viết), hướng làm bài
+ Nhận xét, đánh giá kết quả làm bài : nhận xét chung, ưu điểm (nội dung hình thức), khuyết điểm (nội dung, hình thức), nhận xét riêng (cá biệt) nếu có đối
với những bài thật xuất sắc hoặc kém
+ Đọc những đoạn văn hay, những bài viết hay
+ Phát bài cho từng học sinh và lấy điểm vào số điểm của lớp
+ Cho học sinh về nhà đối chiếu bài làm với dàn ý, xem lại những chỗ giáo viên ghi nhận xét trong bai làm để sửa lại bài làm cho hoàn chỉnh
Trang 36+ Dan học sinh ôn lại lý thuyết kiểu bài văn đó và có thể ra thêm những đề
văn khác cho học sinh luyện ở nhà
5.5 Thiết kế và tổ chức dạy học bài tập làm văn
Sinh viên thiết kế bài dạy học theo yêu cầu của giáo viên và tiến hành tập giảng trên lớp
CAU HOI VA BAI TAP CHUONG 5
1 Phân tích các nguyên tắc dạy học tập làm văn và minh họa qua một kiểu văn bản được dạy học trong chương trình
2 Phương pháp dạy kiểu bài lý thuyết tập làm văn? Cho ví dụ minh họa qua một kiểu bài học cụ thể trong chương trình
3 Phương pháp dạy kiểu bài thực hành tập làm văn? Cho ví dụ minh họa qua một
kiểu bài học cụ thể trong chương trình
4 Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn?
5 Thống kê, phân loại và nhận xét hệ thống đề tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS
Trang 37TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lé A (chủ biên) (2001), Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội
[2l Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình Phương pháp day học Ngữ văn
ở trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
[3] Tran Thanh Dam (2001), May van dé vé phương pháp dạy làm văn — kỷ yếu hội thảo phương pháp day học môn Văn và Tiếng Việt THPT, Hà Nội
[4] Hồ Ngọc Đại (1984), Dạy zâp làm văn, Nghiên cứu Giáo dục số l, tr17 [5] Nguyễn Đăng Mạnh (2005), 7ừ bài làm văn của một hoc sinh đến việc
đạy văn — học văn, Văn học và Tuôi trẻ, số 6
[6] Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS,
NXB Giáo dục, Hà Nội
[7] Dương Kỳ Đức, Vũ Quang Hào (1992), 7ừ điển đồng nghĩa và trái nghĩa tiếng Việt, NXB ĐH&THCN, Hà Nội
[8] Nguyễn Thiện Giáp (2002), 7 vựng học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội [9] Hoàng Văn Hành (1991), Tờ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám pha, NXB KHXH, Hà Nội
[10] Phan Ngoc (1991), Meo gidi nghia tir Han Viet , NXB Da Nang
Trang 38Mục lục
Chương 1: Những vẫn đề chung của PPDH tiếng Việt ở trường THCS
1.1 Những cơ sở khoa học của PPDH tiếng Việt
1.2 Quá trình dạy học tiếng Việt ở trường THCS 1.3 Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt
1.4 Các phương pháp thủ pháp, hình thức dạy học tiếng Việt Chương 2: Phương pháp dạy học từ ngữ
2.1 Vai trò vị trí và nhiệm vụ của dạy học từ ngữ 2.2 Nhiệm vụ của dạy học từ ngữ
2.3 Nguyên tắc dạy học từ ngữ 2.4 Tổ chức dạy học từ ngữ
Chương 3: Phương pháp dạy học ngữ pháp
3.1 Khái quát chung về ngữ pháp và dạy học ngữ pháp
3.2 Những cơ sở và nguyên tắc của việc dạy ngữ pháp ở trường THCS 3.3 Nội dung dạy học ngữ pháp
3.4 Tô chức dạy học ngữ pháp
3.5 Tô chức hướng dã học sinh học bài ở nhà
Chương 4: VỊ trí và nhiệm vụ của môn Tập làm văn
4.1 VỊ trí của môn Tập làm văn
4.2 Nhiệm vụ của môn Tập làm văn
4.3 Đối mới nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn Chương 5: Một số phương pháp dạy học Tập làm văn 5.1 Nguyên tắc dạy học Tập làm văn
5.2 Phương pháp dạy học Tập làm văn 5.3 Phương pháp dạy thực hành Tập làm văn