1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

33 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 610,59 KB

Nội dung

Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam giải quyết toàn diện, đầy đủ sâu sắc và có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong tố tụng hình sự; thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên và đề ra các giải pháp.

VINHNLMKHOAHCXHIVITNAM HCVINKHOAHCXHI TRNHNGBèNH BảO Vệ QUYềN Và LợI íCH HợP PHáP CủA NGƯờI CHƯA THàNH NIÊN THEO PHáP LUậT Tố TơNG H×NH Sù VIƯT NAM Chun ngành : Luật Hình sự  Mã số : 62.38.40.01 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI ­ 2013 CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XàHỘI Người hướng dẫn khoa học: GS, TSKH Đào Trí Úc Phản biện 1: PGS, TS. Trần Đình Nhã Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội                            Phản biện 2: PGS, TS. Phùng Thế Vắc Học viện An ninh Phản biện 3: PGS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn Đại học Luật Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án  cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội Vào hồi   giờ , ngày  tháng . năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia  và Thư viện Học viện Khoa học Xã hội MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là thành quả  phát triển lâu dài của lịch sử  xã hội lồi  người. Quyền con người bao gồm những quyền khơng thể tước bỏ, do đó, bảo  vệ quyền con người chính là những bảo đảm pháp lý tồn cầu.  Tố tụng hình sự của bất kỳ quốc gia và hệ  thống pháp lý nào cũng đều  phải thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: vừa phải xác định cho được sự thật  của vụ án, bảo đảm để cơng lý được thực thi, nhưng lại vừa phải làm thế nào   để trên con đường đi tìm sự thật và cơng lý thì quyền của tất cả những người  có liên quan đều phải được tơn trọng, bảo đảm và bảo vệ. Trọng tâm của  nhiệm vụ  bảo đảm quyền con người trong tố  tụng hình sự  vẫn là việc bảo  đảm quyền con người cho người bị buộc tội: người bị tình nghi, bị can, bị cáo Đối tượng người chưa thành niên (nói chung) và trẻ  em (nói riêng) là   những chủ  thể  đặc biệt, có những đặc điểm riêng về  tâm sinh lý và sự  phát  triển chưa đầy đủ, chưa biết cách tự  bảo vệ  mình khi đứng trước những sự  kiện pháp lý nên cần phải có những bảo đảm pháp lý đầy đủ, cần thiết và đáp   ứng phù hợp. Đối với NCTN vi phạm pháp luật, trong thời gian qua đang có xu  hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của hành vi. Hiện tại Việt   Nam chưa có  hệ  thống tư  pháp dành riêng cho NCTN  theo đúng ý nghĩa của  thuật ngữ này. Do đó, trên thực tế, như nhận định của của Bộ Chính trị tại Nghị  quyết số 08/NQ­TƯ ngày 02/01/2001: Cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang   tầm với u cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ  lọt tội   phạm, làm oan người vơ tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân,   làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và các cơ  quan tư   pháp. Điều này đồng nghĩa với việc quyền, lợi ích của con người (trong đó có  thể có NCTN) chưa thực sự được bảo vệ.  Vì lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp   của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" là đáp  ứng tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn 2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu, luận án giải quyết tồn diện, đầy đủ sâu sắc và có  hệ thống những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong   tố tụng hình sự. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hồn thiện pháp luật hình sự,   tố  tụng hình sự; nâng cao nhận thức của các chủ  thể  tiến hành tố  tụng, cũng   tồn xã hội trong việc bảo vệ  tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của  NCTN trong TTHS.  Nhiệm vụ: 1) Làm rõ hệ  thống quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN  trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; 2) Chỉ ra những bất cập, hạn   chế trong các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam trong bảo vệ quyền và  lợi ích hợp pháp của NCTN, cũng như những tồn tại trong thực tiễn áp dụng; 3)  Kiến giải hướng tới hồn thiện các quy định của pháp luật thực định và hệ  thống các cơ quan tiến hành tố tụng đặc thù nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp  pháp của NCTN Đối tượng nghiên cứu của luận án: 1) quyền và lợi ích hợp pháp của  Người chưa thành niên phạm tội; 2) Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  của NCTN phạm tội   các giai đoạn TTHS: Điều tra, Truy tố  và Xét xử  sơ  thẩm Phạm vi nghiên cứu của luận án được đặt trong Phạm vi về khơng gian  là hệ thống pháp luật quốc tế (các cơng  ước, điều  ước quốc tế) và hệ  thống  pháp luật quốc gia (các quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề quyền con   người, quyền của NCTN, quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS;  về vai trò, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của pháp luật TTHS);  Phạm vi    thời gian: từ  thời điểm có hiệu lực của BLTHS 2003 (ngày 1/7/2004) đến  thời điểm hiện tại 3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của luận án, cụ thể: Phương pháp luận biện  chứng duy vật; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt   Nam về con người và quyền con người; Đặc biệt phương pháp nghiên cứu tiếp  cận đa ngành, liên ngành, đa ngành khoa học xã hội được vận dụng tối đa.  Ngồi việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu quyền con người của người CTN trong  TTHS dưới góc độ luật học, vấn đề nghiên cứu còn được đặt trong mối liên hệ  với các ngành khoa học xã hội khác Tác giả chú trọng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh luật học, các  phương pháp xã hội học pháp luật để đưa ra các quan điểm, các giải pháp về  việc hồn thiện pháp luật TTHS, các biện pháp kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo  dục… nhằm bảo vệ  tốt hơn nữa các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN  trong TTHS Việt Nam Phương pháp nghiên cứu: Để  đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ  đề  ra, trong q trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu dự  kiến được áp  dụng cụ thể trong từng Chương của Luận án: Chương 2: Phương pháp nghiên  cứu là phân tích văn bản, phân tích thuần túy quy phạm, tổng hợp, đối chiếu   văn bản, so sánh liên ngành và nghiên cứu lịch sử;  Chương 3: tổng hợp, phân  tích văn bản, thống kê việc bảo vệ  các quyền của NCTN tham gia trong q  trình giải quyết VAHS. Những vướng mắc này sẽ  được phân tích từ  hai phía  chủ thể, là người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; Chương   4: Tác giả tập trung đưa ra các giải pháp trong từng giai đoạn trước mắt và lâu   dài, trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải.  4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Thứ  nhất, nghiên cứu, đề  xuất một số khái niệm về " Quyền và lợi ích  hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố  tụng hình sự  Việt Nam" và "Bảo vệ  Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố  tụng hình sự  Việt  Nam"; Thứ hai, Đánh giá đầy đủ, hồn chỉnh qua đó làm rõ những bất cập, thiếu  sót, vướng mắc đối với các quy định của BLTTHS 2003 trong việc bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN cũng như thực tiễn áp dụng;  Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng bổ sung những quy định thể  chế; thiết chế  TTHS; gia đình ­ xã hội đặc thù cho NCTN nhằm tăng cường  hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN vi phạm pháp luật 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về  lý luận:  Kết quả  nghiên cứu của luận án làm giàu thêm lý  luận về quyền của NCTN nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN  trong tố tụng hình sự nói riêng Ý nghĩa về  thực tiễn:  Góp phần hồn thiện pháp luật TTHS cũng như  góp phần thay đổi nhận thức của NCTN, các cơ quan/người tiến hành tố tụng,  gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội 6. Kết cấu của luận án Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,   luận án gồm 4 chương, 12 tiết Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, trong lĩnh vực nghiên cứu về Quyền con người và Bảo vệ  quyền con người, Bảo vệ quyền con người của NCTN, tác giả đánh giá một số  văn bản quốc tế và cơng trình nghiên cứu như sau: Đối với văn bản quốc tế:  Trước tiên, phải kể  đến  Bản Tun ngơn   Nhân quyền và Dân quyền  (ngày 26/08/1789) được các nhà cách mạng Pháp  công bố, đánh dấu sự phát triển lên một bậc thang mới của quyền con người.  Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) ­  được Đại Hội đồng Liên  Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948, tại Palaisde Chaillot, Paris, Pháp. Ngày  16/12/1966, Liên Hợp Quốc thông qua hai Công  ước quốc tế  về  quyền con   người, là Cơng ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR)  và Cơng  ước về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR).  Ngồi ra, Liên Hợp Quốc đã thơng qua một loạt các văn bản như sau:  Quy   tắc tiêu chuẩn tối thiếu của Liên Hợp Quốc về quản lý tư pháp đối với NCTN  (Quy tắc Bắc Kinh) 1985; Quy tắc của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa NCTN   bị  tước quyền tự  do, 1990;  Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về  phòng ngừa   phạm pháp của NCTN (Hướng dẫn Riyadh), 1990; Tun bố về các ngun tắc   xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi của trẻ em, đặc biệt là   việc bảo trợ và ni con ni trong nước và nước ngồi, 1986; Hướng dẫn về   hành động đối với trẻ em trong Hệ thống luật hình sự, phụ lục của Nghị quyết  số 1997/30 của Hội đồng kinh tế và xã hội về việc quản lý tư pháp với NCTN   (ICCPR, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thơng qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực  từ ngày 23/3/1976).  Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu: Cuốn sách: "American juvenle   Justice"  (Tư   pháp NCTN  của  Hợp  chủng  quốc  Hoa  Kỳ)   công  trình  của  Franklin E.Jimring được Oxford University xuất bản năm 2005; Cuốn "Juvenile  Court: A Judge's Guide for young adults and Their Parents"  (Tòa án NCTN:  Hướng dẫn pháp lý cho NCTN và cha mẹ) do Leora Krygier cơng bố được The   Scarecrow   phát   hành   năm   2009…   đặc   biệt    Cuốn:  "Handbook   for  Professionals And Policymakers on Justice Matters Involving Child Victims and   Witnessed of Crime"  (Sổ  tay cho những người làm cơng tác pháp luật và xây  dựng chính sách liên quan đến nạn nhân và nhân chứng trẻ em), là một trong số  series các cuốn sổ tay tư pháp hình sự do Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về  ma túy và hình sự phát hành năm 2009;  Từ  việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu   nước ngồi, tác giả  sẽ  kế thừa các ưu điểm: 1) việc bảo vệ quyền con người trong TTHS, trước hết   là xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người, quyền cơng dân và những  bảo đảm quyền con người trong các quan hệ  phát sinh trong TTHS; 2) cách  nhìn tồn diện về  khái niệm quyền của NCTN và tiếp cận được với khái  niệm quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS dưới góc độ luật học  so sánh; 3) khái qt được một cách khá đầy đủ thực trạng pháp luật quốc tế  về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong qua trinh nghiên c ́ ̀ ưu tai liêu phuc vu cho viêc nghiên c ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ưu đê tai nay, ́ ̀ ̀ ̀   tac gia tâp h ́ ̉ ̣ ợp, phân loai va đanh gia cac tai liêu thanh ba nhom theo cac vân đê ̣ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ́ ̀  trên. Cu thê nh ̣ ̉ ư sau:  Nhóm các cơng trình nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền   con người nói chung gồm có: Sách chuyên khảo “Quyền con người ­ Tiếp cận   đa  ngành và liên  ngành luật  học”  ­  GS.TS  Võ Khánh  Vinh chủ   biên,   Nxb  KHXH, Hà Nội, 2010 (3 tập, 1010 tr), “ Quyền con người” (Giáo trình giảng  dạy sau đại học) ­ GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH 2011 (487 tr),  Sách chuyên khảo: “Cơ chế bảo đảm và bảo vệ Quyền con người ” ­GS.TS. Võ  Khánh Vinh chủ biên, Nxb KHXH 2011 (431 tr) Nhóm nghiên cứu về quyền của trẻ em, trong đó có Quyền và lợi ích   hợp pháp của NCTN, đáng kể đến các cơng trình: Bảo vệ quyền trẻ em trong   pháp luật Việt Nam, Hồng Thế Liên, NXB Giáo dục 1996; Vì quyền trẻ em và    bình đẳng của phụ  nữ, Học viện Chính trị  quốc gia Hồ  Chí Minh, 2000;  Quyền của trẻ em và phương tiện thơng tin đại chúng, NXB Chính trị quốc gia,  15 Cuối Chương 2, tác giả kết luận: Để bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích  hợp pháp của NCTN trong TTHS, các Quốc gia trên thế  giới đã thực hiện  đồng bộ các phương thức bảo vệ, như: xây dựng các quy định đặc biệt trong  chính sách pháp luật; tổ  chức các thiết chế  đặc biệt và các thiết chế  bảo  đảm khác. Trước những u cầu ngày càng cao của bối cảnh hội nhập quốc   tế  sâu, rộng như  hiện nay, Việt Nam cũng đã nỗ  lực tiếp cận với Thế  giới  thơng qua nội luật hóa các quy định của Quốc tế  và xây dựng các phương  thức bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS. Tuy  nhiên, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, hạn  chế, cần được tiếp tục nghiên cứu để đề xuất những giải pháp khả thi nhằm   bảo vệ  hiệu quả  nhất quyền và lợi ích hợp pháp cuả  nhóm đối tượng đặc   biệt này Chương 3 THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP  CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT  TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM  Chương này, tác giả  nghiên cứu, đánh giá thực trạng của các phương  thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật TTHS Việt  Nam, đó là: 1) Quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS; 2) thực trạng  tổ chức và hoạt động của các cơ  quan tiến hành tố tụng; 3) Thực trạng bảo   vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS từ  phía gia đình, tổ  chức. Tác giả  đã sử  dụng phương pháp: kết hợp đối chiếu các quy định,  khuyến nghị  của quốc tế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của  NCTN (đã làm rõ tại Chương 2 Luận án) với việc phân tích với các quy định  trong BLTTHS có liên quan đến NCTN, nhằm chỉ ra những "lỗ hổng pháp lý"  cùng những bất cập, khó khăn trong thực tiễn áp dụng; đồng thời, lồng ghép   việc đánh giá các nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc để làm căn cứ  đề xuất các giải pháp ở Chương 4. Cụ thể là: 16 3.1.  CÁC  QUY  ĐỊNH   VÀ THỰC TIỄN   ÁP   DỤNG  PHÁP  LUẬT  TỐ  TỤNG HÌNH SỰ  TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP  CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Trong phần này, tác giả  tập trung  đánh giá những vấn  đề  bất cập,  vướng mắc trong các quy định của BLTTHS về việc bảo vệ quyền và lợi ích   hợp pháp của NCTN và thực tiễn áp dụng pháp luật; đó là những khó khăn   trong trong việc thực hiện quy định những điều cần chứng minh trong điều  tra, truy tố, xét xử  vụ án NCTNPT (quy định tại Điều 302 BLTTHS); những   bất cập trong các trường hợp bắt (khẩn cấp và quả tang), trong áp dụng biện   pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam NCTN. Qua phân tích những tồn tại của  việc áp dụng biện pháp này, tác giả  đã chỉ  rõ nguyên nhân việc "lạm dụng"   biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với NCTN, cụ thể: 1) thực trạng quản lý lý  lịch tư pháp, điều kiện kỹ thuật giám định; 2) thiếu quy định về  những biện   pháp thay thế bảo đảm việc chấp hành của NCTN khi được cơ quan tố tụng  cho tại ngoại; thiếu chế  tài xử  lý đối với người bảo lãnh, giám sát khi để  xảy ra hậu quả.  Ngồi ra, một phương tiện hữu hiệu để  bảo vệ  quyền và lợi ích hợp   pháp của NTCN trong q trình tiến hành tố  tụng, đó là bảo đảm cho việc  tham gia tố tụng của người bào chữa và trợ giúp pháp lý khác, cũng được tác  giả  quan tâm làm rõ. Qua đó đã xác định được ngun nhân của những bất  cập, khó khăn là từ: 1) các quy định BLTTHS chưa tạo cơ chế bảo đảm thực   hiện quy định này, khiến quy định này khơng thể  hoặc khó thực hiện trên  thực tế; 2) xuất phát từ phía đội ngũ luật sư (năng lực, trách nhiệm); 3) nhận  thức hạn chế từ phía NCTN và gia đình của họ 3.2   THỰC   TRẠNG   TỔ   CHỨC   VÀ   HOẠT   ĐỘNG   CỦA   CÁC   CƠ  QUAN TIẾN HÀNH TỐ  TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ  ÁN HÌNH  SỰ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Phần này là điểm mới của Luận án, tác giả đã thơng qua việc phân tích  những hoạt  động quản lý điều hành của các cơ  quan tiến hành tố  tụng,   những hoạt động nghiệp vụ của cá nhân người tiến hành tố  tụng để  làm rõ  17 thực trạng của Thiết chế tư pháp, là một trong những phương thức bảo vệ  NCTN trong TTHS. Những hạn chế và tồn tại của hệ thống các cơ quan tiến   hành tố tụng xuất phát từ các nguyên nhân: Thứ  nhất,  nhận thức hạn chế  trong vấn đề  bảo vệ  quyền và lợi ích  hợp pháp của NCTN trong TTHS: 1) Từ  phía các cơ  quan tiến hành tố tụng  (thiếu hướng dẫn cụ thể; thậm chí, ban hành quy định gây khó khăn cho việc   bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN); 2) Từ  phía Người tiến hành   tố  tụng (như  khơng bảo đảm quyền được bào chữa của NCTN; Khơng giải  thích cụ thể quyền và nghĩa vụ của NCTN trong các buổi làm việc với họ và  gia đình; Khơng chuẩn bị  tốt cho các buổi làm việc cũng như  có thái độ  khơng phù hợp khi làm việc với NCTN).  Thứ hai, năng lực cán bộ tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình   liên quan đến NCTN còn hạn chế, chưa đáp  ứng u cầu; thể  hiện: 1)   trong q trình điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa được trang bị kiến   thức, kinh nghiệm cần thiết để làm việc với NCTN; 2) trong q trình xét xử,   ngồi việc chưa có đội ngũ Thẩm phán chun giải quyết các vụ  án NCTN,  có thể  thơng qua việc phân tích hai hoạt động giải thích và Tun án của   Thẩm phán tại phiên Tòa để  chứng minh cho nhận định này. Ngồi ra, trong   hoạt động xét xử, việc hạn chế năng lực của Hội thẩm nhân dân cũng là vấn  đề  cần quan tâm. Cuối cùng, trong việc bảo đảm sự  có mặt của gia đình bị  cáo NCTN tại phiên tòa xét xử, vẫn chưa được Hội đồng xét xử  quan tâm  đúng mức Thứ  ba, việc quan tâm đầu tư  cơ  sở  vật chất bảo đảm cho tổ  chức   hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ  án liên  quan đến người chưa thành niên cũng chưa được quan tâm thỏa đáng, như: 1)   Trong q trình điều tra, các cuộc lấy lời khai của NCTN thường diễn ra tại   trụ sở  CQĐT, là những nơi trang nghiêm khiến NCTN căng thẳng, cảm giác  khơng thoải mái, gây hạn chế  hiệu quả  hoạt động điều tra hoặc chưa bảo  đảm đầy đủ quyền của NCTN; 2) Trong q trình xét xử, hình thức tổ chức   phiên tòa chưa phù hợp, chưa bảo đảm u cầu về "bảo đảm sự riêng tư cho   NCTN" theo khuyến nghị của quốc tế. Thực tiễn xét xử  NCTN vẫn tồn tại   18 việc khơng áp dụng việc xét xử kín hoặc một số nơi còn chọn một số vụ án  NCTN để  xét xử  lưu động hoặc ­ Các chi tiết của vụ  án có liên quan tới  NCTN có thể xuất hiện trên các phương tiện truyền thơng.  Những việc này có ảnh hưởng tiêu cực tới NCTN và gia đình họ và có  thể  dẫn tới sự  định kiến và kỳ  thị  trong cộng đồng và điều này có tác động  lớn tới tương lai của người chưa thành niên có liên quan 3.3. THỰC TRẠNG BẢO VỆ  QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA  NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TỪ PHÍA GIA ĐÌNH ­ XàHỘI BLTTHS thiết kế về nhóm thiết chế Gia đình ­ Xã hội là xuất phát từ  đặc điểm đặc thù của nhóm chủ  thể  tham gia TTHS là NCTN và người có  nhược điểm về thể chất, nhưng nhóm người có nhược điểm về thể chất chỉ  chiếm tỷ lệ khơng đáng kể nên có thể nói đây chính là thiết chế đặc thù cho  việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS Do quy định về sự  tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và các tổ  chức xã hội còn chung chung, chưa cụ  thể  nên việc áp dụng điều này trên  thực tế chưa được chú trọng đúng mức, đó là: 1) Chưa bảo đảm cho đại diện   gia đình NCTN nhận thơng tin kịp thời về việc bắt giữ NTCN và thực hiện   chức năng giám sát NCTN; 2) Chưa đảm bảo sự  có mặt của đại diện nhà   trường và tổ  chức tại phiên tòa xét xử  NCTN; mặt khác, hiện chưa có quy  định cụ thể trách nhiệm tham gia của cơ quan, tổ chức tham gia Hội đồng xét   xử  và quy định thiếu thành phần cơ  quan chun mơn về  chăm sóc, bảo vệ  NCTN (Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em) Cuối Chương 3, tác giả kết luận: Nghiên cứu các tồn tại, bất cập, chỉ  rõ ngun nhân của các phương thức bảo vệ  là cơ  sở  để  đề  xuất các nhóm   giải pháp nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong  TTHS, ngày càng tiếp cận gần các quyền của NCTN theo luật pháp Quốc tế Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ CĨ HIỆU QUẢ QUYỀN  VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN  19 THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 4.1   XU   HƯỚNG   QUỐC   TẾ   VÀ   QUAN   ĐIỂM   CỦA   ĐẢNG,   NHÀ  NƯỚC VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP   CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Trong mục này, tác giả  đã phân tích, nhận định về  xu hướng tồn cầu   chính sách liên quan đến bảo vệ Trẻ em và quan điểm của Đảng và Nhà  nước ta trong vấn đề  bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của NTCN trong   TTHS, cụ thể là định hướng sửa đổi BLTTHS theo u cầu cải cách tư pháp Về Xu hướng tồn cầu: Nhận thức ngày càng thấu đáo hơn về sự phát  triển của trẻ em và người chưa thành niên; Hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về  tác động của tổn thương tâm lý đối với hành vi của trẻ em; Xu hướng chuyển   từ những mơ hình tư pháp người chưa thành niên mang tính thuần nhất phúc lợi  hoặc trừng phạt sang mơ hình tư  pháp phục hồi; Mong muốn chuyển hướng  càng nhiều càng tốt các trường hợp có thể ra khỏi hệ thống tư pháp chính thức;  Tăng cường khả năng hỗ trợ của cộng đồng đối với trẻ em và gia đình các em;   Xu hướng tập trung hỗ trợ, củng cố gia đình ngày càng đạt được sự  ủng hộ  rộng rãi hơn.  Về định hướng sửa đổi BLTTHS, cần phải qn triệt 5 quan điểm cơ  bản: 1) phải qn triệt và thể  chế  hố các Nghị  quyết của Đảng về  chiến  lược cải cách tư  pháp, đáp  ứng u cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa và  chống tội phạm trong tình hình mới; 2) việc sửa đổi Bộ  luật phải tập trung  giải quyết những vấn đề  bức xúc, phức tạp nhất của TTHS trên nền tảng   của cải cách tư pháp; 3) Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng theo hướng   dân chủ, bình đẳng, cơng khai, minh bạch, chặt chẽ, thuận tiện, bảo đảm sự  tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư  pháp; 4) phải bảo   đảm  tốt   hơn các  quyền  tự   do,   dân  chủ     công  dân,  quyền  con người,   quyền trẻ  em… đã được quy định trong Hiến pháp, các văn bản luật trong   nước và các Công  ước, Quy tắc quốc tế  mà Việt Nam đã gia nhập và phê  chuẩn; 5) việc sửa đổi Bộ  luật được tiến hành trên cơ  sở  tổng kết những   20 vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử; có kế thừa truyền thống  pháp lý và tham khảo kinh nghiệm pháp luật tố tụng tiên tiến của các nước 4.2. CÁC NHĨM GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ HIỆU QUẢ QUYỀN VÀ  LỢI   ÍCH   HỢP   PHÁP   CỦA   NGƯỜI   CHƯA   THÀNH   NIÊN   THEO   PHÁP  LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 4.2.1. Giải pháp về tăng cường thể chế Tác giả  cho rằng, việc thiết lập một đạo luật riêng về  tư  pháp người  chưa thành niên sẽ  đảm bảo rằng các chuẩn mực trong khn khổ  quốc tế  được thể  hiện đầy đủ  trong các điều khoản của hệ  thống tư  pháp người   chưa thành niên. Tuy nhiên, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt như vậy   không phải là dễ dàng. Nhiều quốc gia thuộc hệ thống pháp luật dân sự cũng   quy định vấn đề  tư  pháp người chưa thành niên trong một chương riêng  trong Bộ  luật Hình sự. Do vậy, thay vì xây dựng một đạo luật riêng về  tư  pháp người chưa thành niên, có thể  sửa đổi, bổ  sung một số  quy định mang   tính ngun tắc ở Phần những quy định chung về xử lý vụ án có người chưa  thành niên tham gia tố tụng để làm cơ sở nền tảng cơ bản sửa đổi những quy  định cụ thể trong các giai đoạn tố tụng của q trình giải quyết vụ án; đồng  thời hồn thiện Chương 10 của Bộ luật Hình sự  và Chương 32 của Bộ  luật  Tố tụng hình sự để bảo đảm rằng nội dung của hai chương là đảm bảo đầy   đủ, có tính khả  thi trong thực tiễn áp dụng và phù hợp với các chuẩn mực  quốc tế.  Hướng  sửa   đổi   Chương   32,   trước   hết     quy   định   thủ   tục   tố   tụng  chun biệt, đặc thù trong giải quyết vụ án hình sự có người chưa thành niên  tham gia. Theo đó, phạm vi áp dụng, gồm tất cả người chưa thành niên tham  gia tố  tụng, bao gồm người chưa thành niên phạm tội và người chưa thành  niên là người nạn nhân, nhân chứng của tội phạm.   Về thủ tục tố tụng người chưa thành niên, hướng sửa đổi sẽ có ba nội   dung, tương đương 3 Mục: 1) quy định nguyên tắc chung về xử  lý vụ  án có  người chưa thành niên tham gia tố tụng; 2) quy định về thủ tục tố tụng người   21 chưa thành niên phạm tội; 3) quy định thủ  tục tố  tụng đối với người chưa   thành niên là bị hại, nhân chứng trong vụ án hình sự  Cụ thể, tác giả xin đề xuất một số phương hướng sửa đổi, bổ sung để  hồn thiện các quy định về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành  niên phạm tội trong BLTTHS năm 2003 như sau:  4.2.1.1. Bổ sung những vấn đề mang tính ngun tắc Để  thể  hiện rõ những quan điểm và tư  tưởng“phải cân nhắc để  đảm  bảo lợi ích tốt nhất của trẻ  em”, tác giả  kiến nghị  bổ  sung vào Phần thứ  nhất­ Những quy  định chung,  Chương II­ Những ngun tắc cơ  bản của   BLTTHS năm 2003 một Điều luật mới trong đó quy định các nội dung mang  tính ngun tắc của việc điều tra, truy tố, xét xử  vụ  án hình sự  liên quan  người   chưa   thành   niên,       sở   kế   thừa   quy   định     TTLT   số  01/2011/TTLT­VKSTC­TANDTC­BCA­BTP­BLĐTBXH của Viện kiểm sát  nhân dân tối cao ­ Tòa án nhân dân tối cao ­ Bộ Cơng an ­ Bộ Tư pháp ­ Bộ  Lao động, Thương binh và Xã hội  ngày 12/7/2011.  Trên cơ  sở  nguyên tắc  chung này, sẽ định hướng tiếp theo các định chế cụ thể nhằm bảo vệ quyền   của người chưa thành niên.  4.2.1.2. Sửa đổi các quy định về điều tra, truy tố, xét xử người chưa   thành niên  Để  khắc phục những vướng mắc, bất cập nảy sinh trong nh ận th ức   và áp dụng các quy định của Bộ  luật tố tụng hình sự  hiện hành về  thủ  tục   tố  tụng đối với người chưa thành niên phạm tội, đáp  ứng u cầu bảo vệ  các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình  sự và đường lối, chính sách hình sự  của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh   phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện; tác giả đề xuất  một số  phương hướng sửa đổi, bổ  sung để  hồn thiện các quy định về  thủ  tục điều tra, truy tố, xét xử  người chưa thành niên phạm tội trong Bộ  luật   tố tụng hình sự năm 2003 như sau:  Một là,  sửa đổi quy định tại  Điều 301 BLTTHS  về  phạm vi áp dụng  các quy định trong Chương XXXIII về  thủ  tục tố tụng đối với người chưa  22 thành niên;  theo hướng bổ  sung đối tượng  người bị  kết án, đồng thời mở  rộng phạm vi áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt với với các đối tượng đã đủ  18 tuổi (khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là NCTN) trong q trình   tiến hành tố tụng.  Hai là, sửa đổi, Bổ sung quy định về tiêu chuẩn cần có của Người tiến   hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến NCTN.  Ba là, bổ sung Điều luật mới về xác định độ tuổi NCTN Bốn là, sửa đổi quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn  liên  quan đến thủ tục điều tra, truy tố, xét xử NCTN: 1) Sửa đổi Điều 79 về các  biện pháp ngăn chặn; 2) Sửa đổi, bổ sung Điều 80 về bắt tạm giam bị can, bị  cáo; 3) Sửa đổi Điều 81 về  bắt người trong trường hợp khẩn cấp; 4) Sửa   đổi, bổ sung Điều 85. Thông báo về việc bắt; 5) Sửa đổi, bổ sung khoản mới  tại Điều 86 về Tạm giữ; 6) Sửa đổi, bổ sung Điều 87. Thời hạn tạm giữ; 7)  Bổ sung khoản 7 Điều 120 Đối với thời hạn tạm giam để điều tra.  Năm là,  bổ  sung Điều luật quy định về  kỹ  năng lấy lời khai đối với   NCTN Sáu là,  Sửa đổi, bổ  sung quy định tại Điều 304 BLTTHS về  giám sát  NCTN Bảy là, sửa Điều 305 BLTTHS quy định về  sự tham gia của người bào  chữa và trợ giúp pháp lý, theo hướng: quy định để  tạo điều kiện cho bị can,  bị  cáo được thực hiện quyền mời người bào chữa cho mình cũng như  tạo  mọi điều kiện để người bào chữa thực hiện quyền của họ và bảo đảm tối đa  sự có mặt và tham gia tố tụng của người bào chữa trong các vụ án có người   chưa thành niên   Ngồi ra, tác giả  đề  nghị  sửa đổi Điều 306 BLTTHS theo hướng bổ  sung quy định việc mời đại diện cơ quan Lao động ­ Thương binh và Xã hội,  Hội Phụ  nữ, Đồn Thanh niên hoặc cán bộ  trợ  giúp khác tham gia phiên tồ   để hỗ trợ cho NCTN cũng như tạo điều kiện giúp đỡ tối đa về trợ giúp pháp   lý cho họ. Ngồi ra, cần thiết bổ  sung trường hợp hỗn phiên tòa khi vắng  mặt những người mà Tòa án coi là cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho NCTN 23 Tám là, về Thủ tục xét xử, tiếp tục pháp điển hóa những quy định của  Thơng tư liên tịch 01/2011 để tạo ra một mơi trường thân thiện với NCTN 4.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ  quan tiến hành tố tụng Trong tiểu mục này, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp: Một là, nâng cao năng lực của các cơ quan/người tiến hành tố tụng các  vụ án hình sự liên quan đến người chưa thành niên, bao gồm các biện pháp: ­ Nâng cao nhận thức và kỹ  năng làm việc   với NCTN của các Cơ  quan/ Người tiến hành tố tụng: 1) thường xuyên mở các lớp đào tạo đối với  những người được giao nhiệm vụ  tiến hành tố  tụng trong các vụ  án liên  quan đến NCTN; 2) chỉ  phân công loại án này cho các Điều tra viên, Kiểm   sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là người có đủ các điều kiện quy  định tại Điều 302 BLTTHS hoặc là những người có những nghiên cứu về  NCTN hoặc đã qua cơng tác đồn thể  một thời gian nhất định; 3) áp dụng   mơ hình tổ  chức phiên tòa xét xử  NCTN theo hướng thân thiện đối với họ  theo tác giả đề xuất; ­ Tăng cường đầu tư  trang thiết bị, nguồn lực   để  thực hiện các kỹ  thuật thân thiện với NCTN: 1) tiếp tục đầu tư, xây dựng phòng lấy lời khai   thân thiện với NCTN, theo mơ hình 8 Phòng lấy lời khai đã được thành lập và  vận hành tại 6 tỉnh thành với sự  hỗ  trợ  của UNICEF;   2) Thực hiện một  chương trình thí điểm xây dựng đơn vị  cảnh sát chun trách tại Hà Nội và  Thành phố Hồ Chí Minh với các cán bộ cảnh sát, điều tra viên, kiểm sát viên  chun trách được đào tạo để  làm việc với người chưa thành niên vi phạm  pháp luật; 3) Xây dựng các chính sách, chế độ đãi ngộ cụ thể đối với những  người tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự liên quan đến NCTN ­ Tăng cường cơng tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn : 1) các cơ  quan  tiến hành tố tụng cần đầu tư thời gian, kinh phí cho hoạt động tổng kết thực   tiễn; 2) sớm thành lập một trung tâm chun nghiên cứu về NCTNPT  ở quy   mơ tồn quốc và các tỉnh, thành.  24 Hai là,  xây dựng cơ  chế  phối hợp hoạt động hiệu quả  giữa Cơ  quan  điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và các cơ quan, tổ chức khác: 1) cần   luật hố mối quan hệ giữa các cơ  quan tiến hành tố  tụng và các cơ  quan, tổ  chức có liên quan; 2) thường xun giao ban, tiến hành họp liên ngành để tìm  biện pháp thúc đẩy tiến độ giải quyết án hình sự có NCTNPT với mục tiêu là  bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích của trẻ em; 3) Các cơ quan tiến hành   tố  tụng phải tổ  chức các lớp tập huấn, hội nghị  về  kỹ  năng điều tra và  KSĐT các vụ án có NCTNPT Ba là, nghiên cứu thành lập Tòa án chun trách NCTN Đây là thiết chế  tư  pháp đặc biệt, rất cần thiết phải nghiên cứu và   thành lập trong thời gian tới đây, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà  nước Việt Nam về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ  em nói chung và xử  lý  NCTN vi phạm pháp luật nói riêng và các chuẩn mực quốc tế. Theo đó, tác  giả  chỉ  rõ sự  cần thiết thành lập Tòa chun trách đối với NCTN   Việt   Nam; Một số  tiêu chí cần được quan tâm khi xây dựng Tồ án chun trách  đối với NCTN   Việt Nam và đề  xuất mơ hình của Tòa chun trách trong  bối cảnh thành lập Tòa án 4 cấp theo u cầu cải cách tư pháp Bốn là, bên cạnh việc thành lập Tòa chun trách, tác giả cũng đề nghị  thành lập các đơn vị nghiệp vụ chun về giải quyết án liên quan đến NCTN  ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát 4.2.3. Nhóm giải pháp về  tăng cường hiệu quả  các thiết chế  gia   đình, xã hội; theo đó, tác giả đề xuất các giải pháp đồng bộ: 1) Tăng cường   giám sát của nhà nước và xã hội đối với hoạt động tố  tụng hình sự  đối với   các vụ án có liên quan đến NCTN; 2) Tăng cường phối hợp giữa gia đình và   các cơ quan, tổ chức trong giám sát, giáo dục pháp luật đối với NCTN được  miễn TNHS; 3) Tăng cường giám sát xã hội có tính chất hỗ  trợ  hoạt động   giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN và hợp tác phòng chống   tội phạm quốc tế 25 KẾT LUẬN Quyền con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, có tính phổ biến  và tính đặc thù, trong đó có đặc thù về đối tượng, mà người chưa thành niên là   một trong những đối tượng như  vậy. NCTN tham gia trong TTHS gồm nhiều  chủ thể khác nhau, tuy nhiên, trong đó nổi bật nhất là nhóm đối tượng: người bị  buộc tội. Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS là vấn đề được các  ngành khoa học trong đó có luật học và khoa học tố  tụng hình sự  quan tâm  nghiên cứu. TTHS là  một lĩnh vực “nhạy cảm” và tiềm  ẩn nhiều nguy cơ  quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN bị xâm phạm rất cao, nhất là trong bối  cảnh chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân" và  cơng cuộc cải cách tư pháp mà chúng ta đang tiến hành cũng khơng nằm ngồi   mục đích này. Từ những đặc thù về đối tượng (người chưa thành niên), đặc thù  về lĩnh vực quan hệ xã hội (tố tụng hình sự) đòi hỏi cần có những cơ chế bảo   vệ đặc biệt, trong đó có các quy định của pháp luật TTHS thực định, thiết chế  đặc biệt (cơ  quan điều tra chun biệt, tòa án chun trách NCTN…). Trong  Luận án, tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ thể như sau: 1. Luận giải và làm rõ khái niệm, đặc điểm về NCTN, từ đó đưa ra khái  niệm "Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN" và "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp  pháp của NCTN trong TTHS"; 2. Nghiên cứu các văn kiện của Tư pháp hình sự  quốc tế và tham khảo   các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN tại một số quốc  gia; qua đó tác giả nhận thấy: ngồi việc xây dựng Đạo luật đặc thù trong tư  pháp NCTN, các Quốc gia này đã thực hiện đồng bộ các phương thức bảo vệ,  từ xây dựng thể chế đặc thù đến tổ chức các thiết chế đặc biệt và các thiết chế  xã hội bảo đảm khác; trong đó xu hướng nổi trội là tổ chức Mơ hình Tòa án gia  đình 3. Đối chiếu các tiêu chí bảo đảm, bảo vệ trong tư pháp hình sự quốc tế  với các quy định BLTTHS 2003 về  bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của  NCTN; cũng như nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định pháp luật  và tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án  hình sự liên quan đến NCTN, tác giả đã nhận thấy: 26 Một là, nhìn chung, các quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, ngun tắc, mơ  hình tố tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam, về cơ bản đã đáp ứng được đòi  hỏi của thực tiễn giải quyết các vụ án có NCTN tham gia tố tụng.  Hai là, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc  nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất; một số quy định còn bất cập  cả về lý luận lẫn thực tiễn; một số quy định lại chưa được điều chỉnh dẫn đến  khó khăn trong cơ chế bảo vệ quyền cho NCTN tham gia tố tụng. Cụ thể như:   quy định trong việc thực hiện quy định những điều cần chứng minh trong điều  tra, truy tố, xét xử  vụ  án NCTN; Trong việc xác minh về  tuổi, trình độ  phát  triển về  thể  chất và tinh thần, mức độ  nhận thức về  hành vi phạm tội của   NCTN…Đặc biệt các quy định liên quan đến việc áp dụng biện pháp ngăn  chặn với NCTN và bảo đảm cho việc tham gia tố tụng của người bào chữa và  trợ giúp pháp lý Ba là, đặc biệt, trong tổ  chức hoạt động của các cơ  quan tiến hành tố  tụng, của Người tiến hành tố tụng trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến   NCTN còn nhiều bất cập với những ngun nhân chủ  quan: nhận thức, năng  lực, trình độ, trách nhiệm của các Cơ quan/Người này; bên cạnh đó còn những   ngun nhân khách quan như chưa có cơ quan chun trách điều tra, truy tố, xét   xử các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN; Ngồi ra, việc đầu tư cơ sở vật   chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vẫn còn rất hạn chế, chưa thỏa đáng,  chưa đáp ứng u cầu thực tiễn đặt ra cũng như phù hợp các tiêu chí do Quốc   tế khuyến nghị; Bốn là, một trong những thiết chế  quan trọng để  bảo vệ  NCTN là sự  tham gia của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong q trình giải quyết   vụ án hình sự; qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi  hành, tác giả đã chỉ rõ những điểm bất cập, là ngun nhân chính làm giảm hiệu  quả bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN;  4. Trên cơ sở  những phân tích thực trạng về thể chế, các thiết chế  bảo  vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật TTHS, tiếp cận xu   hướng quốc tế và qn triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước ta trong  sửa đổi, bổ  sung BLTTHS; nhằm bảo vệ  tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp  27 của chủ thể đặc thù này; tác giả đã nghiên cứu, đề xuất ba nhóm giải pháp hồn  thiện, cụ thể: Một là, giải pháp về thể chế (sửa đổi, bổ  sung hồn thiện các quy định    thủ  tục điều tra, truy tố, xét xử  người chưa thành niên phạm tội trong   BLTTHS năm 2003), đó là: 1) đề xuất thiết kế một Điều luật mới quy định các  nội dung mang tính ngun tắc của việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự  liên quan người chưa thành niên; 2) Sửa đổi các quy định về  điều tra, truy tố,   xét xử người chưa thành niên, như  Sửa đổi quy định về phạm vi áp dụng thủ  tục tố tụng đối với NCTN; Bổ sung quy định về tiêu chuẩn cần có của Người  tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến NCTN; Sửa đổi các quy định  về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NCTN ; Xây dựng Điều luật  mới quy định về kỹ năng lấy lời khai đối với NCTN; Sửa đổi, bổ sung quy định   giám sát NCTN; Sửa đổi, bổ sung các Quy định về    tham gia của người  bào chữa và trợ giúp pháp lý; Sửa đổi quy định về vai trò tham gia tố tụng của   gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội; Sửa đổi, bổ  sung quy định về  tạo mơi  trường thân thiện với người chưa thành niên; Sửa đổi, bổ sung quy định về thi  hành án và xóa án tích Hai là, giải pháp hồn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ  quan tiến  hành tố tụng, theo đó đề xuất một số biện pháp: 1) Nâng cao năng lực của các   cơ quan/người tiến hành tố  tụng các vụ  án hình sự  liên quan đến người chưa  thành niên; 2) Xây dựng cơ  chế  phối hợp hoạt động hiệu quả  giữa Cơ  quan  điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án và các cơ  quan, tổ  chức khác; 3)   Nghiên cứu thành lập Tòa án chun trách NCTN; 4)  Thành lập các đơn vị  nghiệp vụ chun về giải quyết án liên quan đến người chưa thành niên ở Cơ  quan điều tra, Viện kiểm sát; Ba là, giải pháp về tăng cường hiệu quả các thiết chế  gia đình, xã hội ,  thơng qua Tăng cường giám sát của nhà nước và xã hội đối với hoạt động tố  tụng hình sự  đối với các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên; Tăng  cường phối hợp giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức trong giám sát, giáo dục   pháp luật đối với NCTN được miễn TNHS; Tăng cường giám sát xã hội có tính   chất hỗ trợ hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN và  hợp tác phòng chống tội phạm quốc tế 28 Có thể còn những hạn chế và thiếu sót nhất định, song phần nghiên cứu   kèm theo các kiến nghị  của tác giả  nêu trong luận án là những đóng góp nhỏ  mang tính sáng kiến pháp luật để  giải quyết những tồn tại, theo hướng hồn  thiện BLTTHS 2003 nhằm bảo vệ  tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của   NCTN trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cơng cuộc cải cách tư pháp để  xây dựng nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”.  DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN  Trần Hưng Bình (2012), "Bảo vệ  quyền con người của người b ị  hại chưa thành niên trong Tố  tụng hình sự",  Tạp chí Kiểm sát, số  23, tháng 12/2012 (44); 2. Trần Hưng Bình (2013), "Bảo vệ  quyền con người của người chưa   thành niên bị  buộc tội trong Tố  tụng hình sự",  Tạp chí Nhà nước và   Pháp luật, số 297, tháng 1/2013 (56) ... thống các cơ quan tiến hành tố tụng đặc thù nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN Đối tượng nghiên cứu của luận án:  1) quyền và lợi ích hợp pháp của Người chưa thành niên phạm tội; 2) Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN phạm tội ... 4. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Thứ  nhất, nghiên cứu, đề  xuất một số khái niệm về " Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" và "Bảo vệ Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN theo pháp luật tố. .. NCTNPT trong TTHS Việt Nam?  Lịch sử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS Việt Nam;  xu hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong hệ thống tư pháp hình sự thế giới và Việt Nam?

Ngày đăng: 17/01/2020, 04:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w