1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần xi măng trung hải

59 127 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 156,21 KB

Nội dung

Muốn thực hiện được điều đó các doanh nghiệp sản xuấtphải quan tâm tới tất cả các khâu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội nhưchất lương sản phẩm cao, giá thành hạ, góp phần thúc đẩ

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu luận văn 2

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO .4 1.1 Các khái niệm,đặc điểm, vai trò, phân loại về hàng tồn kho 4

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho 4

1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho 4

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của hàng tồn kho 5

1.1.4 Phân loại hàng tồn kho 6

1.2 Nội dung của quản trị hàng tồn kho 8

1.2.1 Yêu cầu của quản trị hàng tồn kho 9

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho 9

1.2.3 Mô hình quản trị hàng tồn kho 11

1.2.4 Quản trị hàng tồn kho 13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp16 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 16

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG TRUNG HẢI 20

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty CP xi măng Trung Hải 20

2.1.1 Khái quát về công ty CP xi măng Trung Hải quá trình hình thành và phát triển 20

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 20

1

Trang 2

2.1.3 Cơ cấu ,tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty CP xi măng Trung Hải 22

2.1.4 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty CP xi măng Trung Hải 25

2.1.5 Tổng quát hoạt động kinh doanh của công ty CP xi măng Trung Hải 27

2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 29

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 30

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 31

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty CP xi măng Trung Hải 31

2.3.1 Các phương pháp được sử dụng trong phân tích dữ liệu 31

2.3.2 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị hàng tồn kho dựa trên cơ sở dữ liệu sơ cấp 32

2.3.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị hàng tồn kho dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp 34

2.4 Kết luận về các phát hiện qua nghiên cứu 38

2.4.1 Những thành công đạt được 38

2.4.2 Hạn chế 40

CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CP XI MĂNG TRUNG HẢI 42

3.1 Định hướng phát triển của công ty Cp xi măng Trung Hải 42

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty Cp xi măng Trung Hải 42

3.1.2 Dự báo triển vọng của vấn đền nghiên cứu 43

3.2 Các hướng giải quyết hoạt động quản trị hàng tồn kho ở công ty CP xi măng Trung Hải 43

3.2.1 Đề xuất những giải pháp đối với đơn vị thực tập về vấn đề nghiên cứu 43

3.2.2 Kiến nghị 47

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC

2

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP xi măng Trung Hải 22

Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty CP xi măng Trung Hải 25

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017 28

Bảng 2.4: Tóm tắt tình hình hàng tồn kho tại công ty CP xi măng Trung Hải 34

Bảng 2.5: Giá trị thành phẩm hàng tồn kho cuối các năm 35

Bảng 2.6: Bảng thống kê hàng tồn kho tháng 6 năm 2017 36

Bảng 2.7: Các chỉ số tài chính cơ bản của công ty CP xi măng Trung Hải năm 2015-2017 37 Y

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển mỗi đơn

vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình và có lợi nhuận Muốn thực hiện được điều đó các doanh nghiệp sản xuấtphải quan tâm tới tất cả các khâu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội nhưchất lương sản phẩm cao, giá thành hạ, góp phần thúc đẩy vòng quay của vốn, đảmbảo sự phát triển của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lí hàng tồn kho.Quản lí hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lí doanhnghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lí vào thực tiễn hoạt độngcủa doanh nghiệp mình Đồng thời hàng tồn kho lại bao gồm rất nhiều thành phầnvới đặc điểm khác nhau, mỗi thành phần lại có độ tương thích khác nhau với cácphương thức quản lí đó Vì thế chúng ta không thể coi nhẹ hoạt động này trongdoanh nghiệp

Thời gian thực tập tại công ty CP xi măng Trung Hải em đã được tham gialàm các công việc mà một nhân viên chính thức của công ty phải làm Trong thờigian này em đã học hỏi và tiếp thu được khá nhiều kiến thức trong quá trình làmviệc cùng với sự hướng dẫn của các anh/chị trong công ty Qua thời gian thực tập vàthực hiện các nhiệm vụ, em nhận thấy công tác quản trị hàng tồn kho của công ty

CP xi măng Trung Hải chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và hợp lí.Với tầmquan trọng đó của quản lí hàng tồn kho em đã lựa chọn đề tài:” Quản trị hàng tồnkho tại công ty cổ phần xi măng Trung Hải”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Một là, tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về công tác quản lý hàngtồn kho trong doanh nghiệp

- Hai là , phân tích và đánh giá thực trạng quản lí hàng tồn kho tại công ty CP

xi măng Trung Hải

- Ba là, đưa ra một số giải pháp và áp dụng 3 mô hình tồn kho EOQ, POQ đểxác định mức sản lượng đặt hàng tối ưu cho công ty CP xi măng Trung Hải

Trang 5

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và công tác quản lí hàng tồn kho tạicông ty CP xi măng Trung Hải

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: thực trạng và giải pháp quản lí hàng tồn kho

+ Phạm vi không gian: Công ty CP xi măng Trung Hải tại thôn Trại Xanh, xãDuy Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

+ Phạm vi thời gian: Năm 2015, năm 2016, năm 2017

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng các tài liệu liên quan đến đềtài trong các giáo trình, thông tư, tạp chí… ở trên thư viện, trang web nhằm hệthống hóa phần cơ sở lý luận của công tác quản trị hàng tồn kho, cũng như thựctrạng và đề ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn khocủa doanh nghiệp

Các phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số, phân tích thống

kê, tổng hợp, so sánh nhằm phân tích tình hình tồn kho của công ty

Các phương pháp sử dụng trong phân tích: phương pháp phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho

5 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung bài khóa luận tốt nghiệp của em gồm có

3 chương :

Chương 1 : Một số vấn đề cơ bản về quản trị hàng tồn kho

Chương 2 : Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty

cổ phần xi măng Trung Hải

Chương 3 : Giải pháp nâng cao công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ

phần xi măng Trung Hải

Trong quá trình thực tập và thực hiện nhiệm vụ bản thân em đã rất cố gắngtrong việc tìm hiểu tình hình thực tế, thu thấp số liệu chính xác và đầy đủ để hoànthành tốt bài khóa luận này Tuy nhiên do trình độ kiến thức còn hạn chế nên bài

Trang 6

khóa luận của em không tránh khói thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp í củacác thầy cô trong Bộ môn quản trị tài chính để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Giảng Viên : Nguyễn Việt Bình cùng toàn thể cáccô/chú, anh/chị trong công ty cổ phần xi măng Trung Hải cũng như lãnh đạo vànhân viên công ty cổ phần xi măng Trung Hải đã giúp đỡ em hoàn thành bài khóaluận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Mơ

Trang 7

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO

1.1 Các khái niệm,đặc điểm, vai trò, phân loại về hàng tồn kho

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận của TSLĐ, chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quantrọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 quy định hàng tồn kho là những tài sản:

- Được giữ để bán trong kì sản xuất, kinh doanh bình thường

- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sảnxuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn, cóvai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam(2001), hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực số 02, quyết định số 149/2001/QĐ – BTC)

Theo giáo trình Quản trị tài chính – ĐHTM năm 2011, hàng tồn kho bao gồm:

hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm,hàng hóa tồn kho; hàng gửi bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Như vậy: hàng tồn kho của doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn,

dự trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất, chế tạo củadoanh nghiệp

1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, các dạng hàng tồn kho sẽ khác nhau và nộidung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau

Đối với doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm của họ là vô hình như dịch

vụ của các công ty tư vấn, các công ty giải trí… thì hàng tồn kho chủ yếu là các dụng cụ,phụ tùng và phương tiện, vật chất – kỹ thuật dùng vào hoạt động của họ

Trang 8

Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời hàngtồn kho chủ yếu của họ là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng.Trong lĩnh vực này doanh nghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trêndây chuyền như trong doanh nghiệp sản xuất

Đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, sản phẩm của họ phải trải qua một quá trìnhchế biến lâu dài để biến đầu vào là nguyên liệu thành phẩm làm ra cuối cùng Vì thếhàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại, từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm trêndây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của hàng tồn kho

- Vai trò của hàng tồn kho

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quản trị hàng tồn kho có vai trò quantrọng, với đặc điểm có tính cơ động cao, quản trị hàng tồn kho đảm bảo cho quátrình kinh doanh thương mại được tiến hành liên tục, thông suốt và có hiệu quả,đồng thời góp phần làm ổn định thị trường hàng hóa Lượng tồn kho trong lưuthông được kết hợp với lượng tồn kho quốc gia góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế Đối với nước ta, hai loại hàng tồn kho này được đặc biệt lưu tâm, phải có chínhsách đúng đắn cho hai loại tồn kho thì sẽ hạn chế được những khuyết tật trong nềnkinh tế thị trường mà trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta hiệnnay thường mắc phải: lạm phát, buôn lậu, ứ đọng hàng hóa và chiếm dụng vốn củacác doanh nghiệp

- Ý nghĩa của hàng tồn kho

Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trìnhhoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Muốn cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tục phải thườngxuyên đảm bảo cho nó các loại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp thời về thờigian, đúng về quy cách phẩm chất, chất lượng Đó là một vấn đề bắt buộc mà nếuthiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được

Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới tồn tại được.Vì vậyđảm bảo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một tất yếu khách quan , một điềukiện chung của mọi nền hoạt động sản xuất xã hội

Trang 9

Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được, chính vìvậy cần phải đảm bảo có đủ hàng háo để cung ứng cho thị trường và xã hội.

1.1.4 Phân loại hàng tồn kho

- Hàng hóa thành phẩm: thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi bán

- Sản phẩm dở dang: sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thànhnhưng chưa làm thủ tục nhập kho

- Chi phí dịch vụ dở dang

1.1.4.1.Phân loại hàng tồn kho theo nguồn hình thành

Theo tiêu thức phân loại này hàng tồn kho được chia thành:

- Hàng tồn kho được mua vào:

+ Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cũng cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Hàng mua nội bộ: Là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cũng cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty

- Hàng tồn kho tự gia công là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản xuất gia công tạo thành

- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác : hàng tồn kho được nhập

từ liên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng…

Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốc hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho Đồng thời, việc phân loại chi tiết hàng tồn kho được mua từ bên ngoài và hàng mua nội

Trang 10

bộ giúp cho việc chính xác giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

1.1.4.2 Phân loại theo yêu cầu sử dụng

Theo tiêu thức phân loại này hàng tồn kho được chia thành:

- Hàng tồn kho được sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lí đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường

- Hàng tồn kho chưa được sử dụng: phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lí của hàng tồn kho, xác định đói tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập.

1.1.4.3 Phân loại hàng tồn kho theo kế hoạch dự trữ sản xuất và tiêu thụ

Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:

- Hàng tồn trữ an toàn: Phản ánh hàng tồn trữ an toàn để kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục

- Hàng tồn trữ thực tế

Cách phân loại này giúp nhà quản trị xác định được mức dự trữ an toàn, phù hợp

1.1.4.4 Phân loại hàng tồn kho theo phẩm chất

Theo tiêu thức phân loại này, tùy thuộc vào chất lượng của hàng tồn kho

mà hàng tồn kho được chia thành:

Trang 11

phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập, đồng thời giúp doanh nghiệp có kế hoạch mua vào, bán ra hợp lí

1.1.4.5 Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản

Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:

- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,…

Cách phân loại này giúp cho việc phân định trách nhiệm vật chất liên quan đến hàng tồn kho, làm cơ sở để hạch toán giá trị tồn kho hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản

Tất cả những thứ này được coi là hàng tồn kho và chiếm một phần lớn trong tỷ lệtài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trongnhững nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này chodoanh nghiệp Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc được đem ra bán

Nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quátrình kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lí haycải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lí hàng hư hỏng

1.2 Nội dung của quản trị hàng tồn kho.

Khái niệm

Quản trị hàng tồn kho là một công tác quản trị nhằm:

+ Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trìnhbán ra bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh bị ứ đọnghàng hóa

+ Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làmgiảm hư hỏng, mất mát hàng hóa gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp

+ Đảm bảo cho lượng vốn doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức

độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quảnhàng hóa

=> Quản trị hàng tồn kho là một trong những nội dung quan trọng của quản trịtài chính doanh nghiệp

Trang 12

Nội dung chủ yếu của quản trị hàng tồn kho

1.2.1 Yêu cầu của quản trị hàng tồn kho

Thứ nhất, phải theo dõi hàng tồn kho ở mọi khâu như thu mua, sử dụng, bảoquản cho đến từng người phụ trách thực hiện (thủ kho, nhân viên bán hàng, nhânviên vật tư )

- Trong mua hàng: Vừa phải theo dõi thông tin thị trường, thông tin nhà cungcấp (Khả năng cung ứng, chính sách tiếp thị, tính ổn định ) vừa phải theo dõi chặtchẽ chất lượng, số lượng, quy cách, chủng loại, chi phí, tiến độ mua hàng Đảm bảokịp thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Trong dự trữ bảo quản: xác định chính xác mức dự trữ tồn kho đảm bảo cungứng kịp thời cho sản xuất, tổ chức bến bãi, kho hàng đúng tiêu chuẩn bảo quản.Thông tin kịp thời định mức hàng tồn kho để có cảnh báo điều chỉnh kịp thời, nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Trong sử dụng hàng tồn kho: tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sởđịnh mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thànhsản phẩm, theo dõi, nắm bắt được hình thành sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện.Thứ hai, việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệđối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật, giữa các số liệu chi tiết và tổng hợp, giữa

số liệu ghi sổ và số liệu thực tế tồn kho

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

- Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng

quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bìnhquân luân chuyển trong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giávốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = (giá vốn hàng bán)/(bình quân hàng tồn kho)

Trong đó :

Bình quân hàng tồn kho = (hàng tồn kho năm trước+hàng tồn kho năm nay)/2

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số này lớn cho thấy

Trang 13

tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏthì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tínhchất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồnkho cao là xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàngnhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi rohơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất cókhả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thểkhiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cầnphải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng

- Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay còn gọi là hệ số khả năng thanhtoán hiện thời – cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồngtài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổitài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = (tài sản ngắn hạn)/(nợ ngắn hạn)

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đượcthanh toán kịp thời

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1là tài sản ngắn hạn không đủ bùđắp cho nợ ngắn hạn (vốn hoạt động thuần)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1 thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ

bù đắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có khả năngthanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức 1 thì khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mong manh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùngtiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và

Trang 14

quá hạn Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thểchuyển đổi thành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu).

Nợ đến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả,

nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ Khảnăng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Tỷ số thanh khoản nhanh = (Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồnkho)/Giá trị nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trảcho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Tỷ sốnày phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành Một doanh nghiệp có tỷ sốthanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nên

ta cần lưu ý điều này

Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó cónghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho

- Khả năng sinh lời của hàng tồn kho

Khả năng sinh lời của hàng tồn kho = (lợi nhuận trước thuế (sau thuế))/(hàngtồn kho bình quân)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế hay sau thuế

Hệ số này lớn thể hiện công ty có mức lợi nhuận cao và có mức tồn kho thấp,thể hiện công ty đang làm ăn tốt Ngược lại, khi mức tồn kho lớn, mà lợi nhuậnthấp, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang bị trì trệ, mức sinh lời củahàng tồn kho rất thấp

1.2.3 Mô hình quản trị hàng tồn kho

Trong quản lí hàng tồn kho, nhà quản lí phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích

và phí tồn của việc duy trì hàng tồn kho thông qua việc xác định mức dự trữ hàngtồn kho quá nhiều và chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho quá ít Dựa vào mức tối

ưu này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến giá trị lưu kho:

- Quyết định tăng giá trị lưu kho

+ Dự trữ thực tế > Dự trữ tối ưu

Trang 15

Để đưa ra các quyết định tăng hoặc giảm giá trị lưu kho, doanh nghiệp cầnước lượng mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu của mình Sau đây là một vài mô hìnhquản lí hàng tồn kho để tính mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu của doanh nghiệp.

*Mô hình lượng đặt hàng hiệu quả EOQ

Là một trong những kĩ thuật kiểm soát hàng tồn kho lâu đời và phổ biến nhất

Mô hình được nghiên cứu và công bố bởi FordW.Harris năm 1915 nhưng đến nay vẫnđược sử dụng trong nhiều doanh nghiệp vì tương đối đơn giản và dễ sử dụng Khi ápdụng mô hình này, nhà quản lí phải tuân theo các giả định quan trọng sau:

- Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định không thay đổi

- Thời gian chở hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định vàkhông thay đổi

- Doanh nghiệp tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mâu từ nhà cung cấp tại cùngmột thời điểm

- Doanh nghiệp không được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhàcung cấp

- Chỉ có hai loại chi phí tồn kho là chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng

- Không có thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng thực hiện đúng hạn tức là nếu việcđặt hàng xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đơn đặt hàng được thực hiệnđúng hạn thì sẽ hoàn toàn k có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho dẫn đến gián đoạnsản xuất và tiêu thụ

*Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất POQ

Trong mô hình EOQ chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơnhàng được nhận ngay trong một chuyến hàng Tuy nhiên có những doanh nghiệpnhận hàng dần dần trong một khoảng thời gian nhất định.Trong trường hợp như thếchúng ta phải tìm kiếm mô hình đặt hàng khác EOQ

Một biến thế của mô hình EOQ có bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô sảnxuất POQ Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong trường hợphàng được đưa đến doanh nghiệp một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đếnkhi lượng hàng đặt mua được tập kết hết Mô hình này cũng được áp dụng trong

Trang 16

trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sản xuất lấyvật liệu để dùng Trong những trường hợp này cần phải quan tâm đến mức sản xuấthàng ngày của nhà sản xuất hoặc mức cung ứng của nhà cung ứng

Các giả định của mô hình POQ về cơ bản giống hệt như mô hình EOQ, điểmkhác biệt duy nhất trong mô hình POQ số hàng đặt mua từ nhà cung cấp được đưađến doanh nghiệp bằng nhiều chuyến thay vì doanh nghiệp tiếp nhận toàn bộ sốhàng tại cùng một thời điểm như trong mô hình EOQ Bằng phương pháp giống nhưtrong mô hình EOQ ta có thể tính được lượng đặt hàng tối ưu Q cho mô hình EOQ

1.2.4 Quản trị hàng tồn kho

1.2.3.1 Lập kế hoạch

- Xác định quy mô và cơ cấu lượng hàng hóa tồn kho

Trên cơ sở kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hìnhbiến động của thị trường, nhà quản trị phải đặt ra chiến lược tồn kho của doanhnghiệp trong thời gian kinh doanh tới Tuy nhiên, chiến lược này phải đảm bảo đốivới sự biến động của nhiều yếu tố như: giá cả, nguồn cung cấp, nhu cầu tiêu thụ củakhách hàng

Cơ cấu hàng tồn kho là rất quan trọng vì việc mua hàng đòi hỏi doanh nghiệpphải sử dụng một lượng vốn lưu động nhất định nên sẽ ảnh hưởng tới khả năngthanh toán của doanh nghiệp.Vì vậy, xác định được quy mô hàng hóa cần mua phảihợp lý cho việc kinh doanh là vô cùng quan trọng

Quy mô lô hàng nhập kho chính là lượng hàng nhập vào để đáp ứng cho quátrình sản xuất diễn ra liên tục trong một thời gian dài, còn nếu quy mô lô hàng nhỏthì quá trình nhập hàng sẽ phải liên tục.Trong thực tế kinh doanh, để tối thiểu hóachi phí tồn kho người kinh doanh mong muốn quy mô lô hàng càng nhỏ càng tốt

- Xác định nguồn hàng và nhà cung cấp

Sau khi xác định được quy mô cơ cấu, lượng hàng hóa cần mua doanh nghiệpphải dự kiến xem tìm kiếm nguồn hàng Nguồn hàng của doanh nghiệp phải đápứng toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu cảu khách hàng

và doanh nghiệp có thể mua được trong kỳ kế hoạch Để có nguồn hàng tốt và ổn

Trang 17

định doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn hàng và không ngừng nghiêncứu lựa chọn nguồn hàng, doanh nghiệp phải chú ý tới các yếu tố:

+ Gía và điều kiện thanh toán

+ Chất lượng sản phẩm và độ ổn định của sản phẩm

+ Thời gian giao hàng

+ Các dịch vụ bổ sung được cung cấp

+ Khả năng thích ứng với nhu cầu phát sinh

1.2.3.2 Tổ chức quản lý

Quản trị hàng tồn kho cần phải trả lời được các câu hỏi:

- Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất

- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng

Phương pháp quản lý theo mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ ( economic ordering quanlity)

Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể

sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp

Mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí lưu giữ

và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất

Trong mô hình EOQ việc phân tích dựa theo giả định:

- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau

- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định Thời gian muahàng trừ thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định

- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt.Giả thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi

vì chi phí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào sẽ như nhau bất kể quy môđơn hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu

- Không xảy ra hiện tượng hết hàng

Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như chi phígiảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gian đoạnsản xuất… Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phíbảo quản

Trang 18

Tổng chi phí tồn kho = tổng chi phí đặt hàng + tổng chi phí bảo quản

Như vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng đặt hàng có hiệu quả thì:

EOQ = √(2DB/C)Trong đó:

EOQ: số lượng hàng đặt có hiệu quả

D: tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.P: chi phí cho mỗi lần đặt hàng

Nhận xét: Mô hình EOQ có ưu điểm cơ bản là chỉ ra được mức đặt hàng tối ưutrên cơ sở cực tiểu chi phí đặt hàng và tồn kho cho nhu cầu xác định Tuy nhiên,nhược điểm lớn của mô hình là dựa trên quá nhiều giả thiết khó

đạt được trên thực tế.Vì vậy mô hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cáchloại bỏ dần các giả thiết, chấp nhận các điều kiện thực tế

Phương pháp quản lý theo mô hình đặt hàng theo sản POQ (Production order quantity)

- Mô hình này áp dụng với các giả thiết:

+ Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu

có thể ước lượng được…

+ Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất(p), vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất (d) và tất cả vật liệu được dùng hết toàn

bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến

+ Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể.+ Không có chiết khấu theo số lượng

+ Mức cung cấp (p) lớn hơn mức sử dụng (d) (d≤ p)

Mô hình không chỉ phù hợp với những doanh nghiệp thương mại mà còn được

áp dụng cho những doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp tự sảnxuất vật tư để dùng Vì mô hình này đặc biệt thích hợp cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của người đặt hàng nên được gọi là mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất.Công thức tính POQ là:

POQ = √((2 DS)/(H*(1+ d/p)))

Trang 19

Gọi: POQ: sản lượng đơn đặt hàng

H: chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng tồn kho mỗi năm

P: mức sản xuất ( mức cung ứng ) hàng ngày

d: nhu cầu sử dụng hàng ngày ( d < P)

D: nhu cầu hàng năm

S: chi phí đặt hàng cho một đơn đặt hàng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Hệ thống và chu kỳ vận chuyển của hàng tồn kho trong công ty

Đây là một nhân tố cần tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho nguyên vật liệu Bởi

lẽ nếu một doanh nghiệp nằm trong khu vực có điều kiện vận chuyển khó khănhiểm trở thì phải tính toán lượng hàng tồn kho như thế nào đó để hạn chế việc đi lại,không thể vận chuyển mua bán thường xuyên như các doanh nghiệp khác được.Nếu không doanh nghiệp sẽ bị động trong hoạt động kinh doanh của mình Tuynhiên, với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải nói chung và các phươngtiện vận chuyển nói riêng như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tácvận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ kho của công ty đến cáccửa hàng … giảm bớt trở ngại trong giao nhận, vận chuyển, rút ngắn thời gian giaohàng hóa, góp phần đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông, tăng hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp

- Quy mô kinh doanh

Quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mạng lưới kinh doanh rộng hay hẹp, khả

năng bán ra thị trường nhiều hay ít, khả năng về vốn nhiều hay hạn chế, điều kiện

về diện tích kho cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản tốt haykhông… tất cả đều ảnh hưởng đến hàng tồn kho Ví dụ như một doanh nghiệp, vớikhả năng vốn hạn chế thì không thể tồn trữ quá nhiều hàng hóa trong kho, vì điều

đó cũng có nghĩa rằng họ đang chôn vốn của mình, điều kiện để xoay trở vốn dướidạng hàng hóa sẽ khó khăn hơn so với vốn dưới dạng tiền tệ Hay như một doanh

Trang 20

nghiệp có điều kiện về kho dự trữ hàng hóa không tốt, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹthuật trong quá trình bảo quản sẽ làm tăng thiệt hại do hàng tồn bị hư hỏng…

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nó phản ánh thực lực của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại tạođiều kiện tốt trong dự trữ hàng hóa, bởi doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thìdoanh nghiệp sẽ quản lý thông tin về các mặt hàng nhanh chóng, chính xác hơn, bảoquản hàng hóa tốt hơn… làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đốithủ cạnh tranh Nhưng nếu cơ sở vật chất thấp kém sẽ làm giảm chất lượng hànghóa, tăng chi phí dự trữ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không cao và hạn chếtrong vấn đề nhập hàng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

- Môi trường kinh tế

Trong môi trường kinh tế, công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp chịutác động của các yếu tố như: tốc độ tặng trưởng kinh tế,lãi suất,yếu tố lạm phát

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Trong nền kinh tế có các tốc độ tăng tưởng kinh

tế khác nhau ảnh hưởng đến chi tiêu dùng của người dân từ đó ảnh hưởng tới quyếtđịnh sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởngcao tạo động lực cho đầu tư mở rộng hoạt động của doanh nghiệp mình do vậylượng đặt hàng tồn kho cũng tăng lên Ngược lại khi nền kinh tế trong tình trạng suythoái làm giảm tiêu dùng, số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm từ đó doanh nghiệp buộc

Trang 21

phải giảm lượng hàng sản xuất cũng như tồn kho.

+ Lãi suất và xu hướng lãi suất: Khi lãi suất thấp thì việc tiếp cận vốn củangân hàng trở nên dễ dàng hơn, khi đó doanh nghiệp chủ động đầu tư trong sản xuấtkinh doanh và thu mua hàng tồn kho Ngược lại khi lãi suất cao thì khó tiếp cậnđược với các nhà đầu tư và các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tàichsinh từ đó doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô, hạn chế đầu tư, hạn chế kinhdoanh, hạn chế lượng tồn kho

+ Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quản trị hàngtồn kho Khi lạm phát quá cao không khuyến khích tiết kiệm và ảnh hưởng tới đầu tư,sức mua của xã hội giảm sút Kéo theo đó là sự khan hiếm của hàng hóa và giá cả ngàycàng tăng cao làm cho việc dự trữ hàng hóa cũng ngày càng trở nên khó khăn

Chính sách pháp luật có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, cũng như công tácquản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp Cơ quan nhà nước ở trung ương và địaphương đều có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và dự trữ của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp đều có cơ quan Nhà nước và chính quyên theo dõi, kiểm tra giámsát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Một nhà quản trị giỏi cầnphải thông qua các cơ quan nhà nước để biết được các chính sách mới của chínhphủ đối với lĩnh vực mình đang hoạt động hoặc tận dụng các mối quan hệ quen biếtcủa họ, giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm những nguồn hàng tốt, đảm bảo đượcmục tiêu của mình

Các cơ quan nhà nước cũng là người đề ra các chính sách, quy định về hàngtồn kho trong doanh nghiệp Các nhà quản trị cần phải tuân thủ các nguyên tắc nàytrong hoạt động tác nghiệp của mình

- Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động quảntrị hàng tồn kho như: văn hóa, tôn giáo Văn hóa, tôn giáo bao gồm các phong tục,tập quán, lối sống… ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của mọi người Nó chi phốinhững nhu cầu về chủng loại và chất lượng Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứuthị trường về nhu cầu, phong tục, lối sống của khách hàng để tiến hành nhập hàng,phân phối hàng hóa đúng nơi

Văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường Mục đích tồn kho

Trang 22

nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảo cung ứng bình thường, liêntục đáp ứng nhu cầu sản xuất Do vậy, nhu cầu của sản xuất thị trường có ảnh hưởnglớn đến số lượng, chủng loại của hàng tồn kho

- Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp

Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Nhà quản trị phải theo dõi giá cả của các mặt hàng mà nhà cung ứngcung cấp, để điều chỉnh giá cả hợp lý, và có thể chọn ra nhà cung ứng tốt nhất chomình Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, nhà cung cấp có khả năng cungứng đều đặn, kịp thời theo điều kiện kinh doanh của danh nghiệp thì không cần đếntồn kho nhiều và ngược lại

- Khách hàng

Khách hàng ảnh hưởng đến mọi hoạt động quản trị của doanh nghiệp Kháchhàng luôn bị thu hút bởi những hứa hẹn sẽ được hưởng khi mua hàng; nhu cầu củakhách hàng thì luôn thay đổi, lòng trung thành của khách hàng thì luôn bị lung laytrước nhiều hàng hóa đa dạng Vì vậy, các nhà quản trị cần phải nắm bắt được tâm

lý và nhu cầu của khách hàng để đưa ra được những chiến lược hợp lý Trong quảntrị hàng tồn kho, nhà quản trị cũng phải phân tích các nhân tố về khách hàng, để đưa

ra chiến lược nhập hàng hợp lý về số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã; các mứctồn kho sao cho hợp lý để tránh thiếu hàng hóa khi nhu cầu của khách hàng tăngcao, cũng như khi thị trường bão hòa thì phải có mức tồn kho hợp lý để tránh tồnđọng nhiều, gia tăng các chi phí tồn kho

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI

CÔNG TY CP XI MĂNG TRUNG HẢI

2.1 Giới thiệu khái quát về công ty CP xi măng Trung Hải

2.1.1 Khái quát về công ty CP xi măng Trung Hải quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải - Hải Dương tiền thân là Công ty Ximăng Hải Dương, có mã số doanh nghiệp là 080000145, cấp ngày 03/04/1980 bởi

Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương với các thông tin cơ bản như sau:

- Trụ sở chính: Thôn Trại Xanh - Xã Duy Tân - Huyện Kinh Môn - Tỉnh HảiDương

- Số điện thoại: 03203.824.704 Fax: 03203.824.753

- Người đại diện: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc: Lê Đoàn Đức

- Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng

- Vốn pháp định: 12 tỷ đồng

Công ty đã không ngừng phát triển mọi mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,sản phẩm ngày càng đa dạng, năng suất chất lượng ngày càng được khẳng định, tạođược uy tín đối với các khách hàng

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

* Giai đoạn tháng 3/1980 – 1/1984

Nhà máy Xi măng Trung Hải được thành lập ngày 04/03/1980 trên vùng núiphía Đông bắc thuộc huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương với diện tích 1 ha Đây làvùng có trữ lượng đá vôi, đá sét lớn, một nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ximăng Vị trí của nhà máy rất thuận lợi cho việc cung ứng nhiên liệu phục vụ sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm theo đường bộ, đường thủy và đường sắt Nhà máy đượctrang bị công nghệ sản xuất xi măng đồng bộ, với công nghệ sản xuất xi măng bằng

lò quay theo phương pháp khô đầu tiên ở Việt Nam: Công suất 1,1 triệu tấn ximăng/ năm

Trang 24

* Giai đoạn 1986 - 1992

Từ sau 1986 Công ty Trung Hải thực hiện đường lối mới của Đảng từ cơ chếquản lý hành chính kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế quản lý hạch toán kinhdoanh theo có chế thị trường Để khắc phục những yếu kém, tồn tại trong công tácquản lí, nhà máy xây dựng và chuyển đổi mô hình quản lý mới thực hiện mô hình

kỹ sư trưởng

* Giai đoạn từ năm 1993 đến nay

Từ năm 1997 đến nay Công ty Trung Hải sản xuất và đạt vượt công suất thiết

kế 2,3 triệu tấn/ năm

Tháng 7/2000, sản phẩm xi măng PCB30 của Công ty được các tổ chứcQuốc tế QUACERT cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩnISO-9001 tháng 9/2002 được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường đạt tiêuchuẩn Quốc tế ISO 14001- là đơn vị đầu tiên trong các nhà máy Xi măng lò quayđạt chứng chỉ này

Trang 25

2.1.3 Cơ cấu ,tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty CP xi măng Trung Hải

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP xi măng Trung Hải

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)

Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc, haiPhó giám đốc, sáu phòng chức năng và các xưởng sản xuất được biểu hiện cụ thểqua sơ đồ cơ cấu tổ chức sau

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc kĩ thuật Phó giám đốc kinh doanh

Phòng thẩm định chất lượng KCS

Phòng vật tư

Phòng cơ điện

Phòng thị trường

Phòng tài chính – kế toán

Phòng

hành chính

– tổ chức

Các xưởng sản xuất

Trang 26

- Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận

+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toànquyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công

ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị quyết địnhchiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm củaCông ty; kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại; phân chia cổ tức cho cổ đông…

+ Giám đốc công ty: Là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịutrách nhiệm cao nhất trước Hội đồng quản trị và toàn bộ công nhân viên trong toànCông ty

+ Phó giám đốc: Là người được Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, là người giúpviệc cho Giám đốc và điều hành một số mảng liên quan đến tổ chức hành chính vàhoạt động xã hội của toàn thể Công ty

+ Phòng Hành chính - Tổ chức: Thực hiện mọi nhiệm vụ mà Giám đốc giao,đồng thời tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong các vấn đề sau: Tuyển dụng laođộng,bố trí, sắp xếp lao động, phụ trách công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật củatoàn Công ty,thực hiện công tác đào tạo, nâng cao tay nghề lưu trữ hồ sơ của toàn

bộ công nhân viên của Công ty

+ Phòng Kế toán - Thống kê: Theo dõi công nợ phải thu, phải trả của kháchhàng, phải xây dựng các kế hoạch tài chính, tổ chức hạch toán kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty Tham mưu cho Giám đốc sử dụng vốn và quản lýthu, chi hợp lý

+ Phòng vật tư: Có trách nhiệm theo dõi nguyên vật liệu, cung cấp cho sản xuất,đảm bảo đủ nguyên, vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại, đúng thời điểm tạođiều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra đều đặn, đúng tiến độ

+ Phòng thị trường: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin của khách hàng, lập hồ sơthị trường và dự báo doanh thu, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, phát triểnsản phẩm, hoàn thiện sản phẩm

Trang 27

+ Phòng thẩm định chất lượng (KCS): Thực hiện nhiệm vụ phân tích, quản lýclanke cho nhà máyKiểm định chất lượng sản phẩm và phân lô theo chất lượng sảnphẩm đạt được Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác lấy mẫu, tổ chức lấy mẫu, giacông, chế biến và tổ chức phân tích mẫu sản phẩm sản xuất.

+ Phòng cơ điện: Giám sát và kiểm tra tình trạng hoạt động của toàn bộ thiết

bị điện trong toàn Công ty Quản lý danh mục, chủng loại, số lượng vật tư phụ tùng,thiết bị cần cho quá trình dự phòng trong quá trình sửa chữa và sản xuất hàng nămcủa Công ty

+ Các phân xưởng sản xuất: Bao gồm nhiều phân xưởng như: Xưởng nghiềnliệu, xưởng nung, xưởng đóng bao Mỗi xưởng thực hiện một công việc đặc thùkhác nhau và chịu sự quản lý chung của Phó giám đốc sản xuất

Trang 28

2.1.4 Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty CP xi măng Trung Hải

Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của công ty CP xi măng Trung Hải

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 82,843,140,567 18,46 84,416,602,142 18,14 60,913,877,548 15,11 1,573,461,575 1.90

-23,502,724,59 4

27.84

-I Tiền và các khoản tương

10.09

-I Các khoản phải thu dài

10.94 III Bất động sản đầu tư.

-IV Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn.

V Tài sản dài hạn khác 5,603,938,058 1,33 4,096,839,247 0,89 6,872,814,223 1,66 -1,507,098,811

-26.89 2,775,974,976 67.76TỔNG TÀI SẢN: 448,967,727,50

Trang 29

19.31

-I Nợ ngắn hạn 138,649,580,74

9 30,88 142.867.543.820 30,7 82,036,113,483 20,34 4,217,963,071 3.04 -60,831,430,33

7

42.58

-(Nguồn: Trích báo cáo tài chính của công ty xi măng Trung Hải)

Ngày đăng: 16/01/2020, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản trị tài chính – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Đại học Thương mại, NXB Thống kê năm 2011 Khác
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Chủ biên: GS.TS Đinh Văn Sơn, TS.Vũ Xuân Dũng, Đại học Thương Mại, NXB Thống kê năm 2011 Khác
3. Giáo trình Quản trị Tài chính - Chủ biên: Đặng Văn Ngữ, Học viện Tài chính, NXB Thống kê năm 2003 Khác
4. Báo cáo tài chính của công ty CP xi măng Trung Hải 5. Các website tham khảo- Kinhte.com - Tailieu.vn - Ebook.edu.vn Khác
6. Các bài khóa luận về đề tài quản trị hàng tồn kho của năm trước, trường Đại học Thương Mại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w