1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoa học và Công nghệ Cần Thơ – 10 năm thành tựu

4 95 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 837,37 KB

Nội dung

Bài viết trình bày về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, về công tác sở hữu trí tuệ và an toàn bức xạ hạt nhân, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hoạt động khoa học và công nghệ cấp quận, huyện; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ...

Trang 1

Khoa học và Công nghệ Cần Thơ – 10 năm thành tựu

Trong 10 năm qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố Đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 20, ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị lần 6 -Khóa XI về phát triển KH và CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Về hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

- Về Quản lý đề tài nghiên cứu khoa học: đã ký hợp đồng triển khai 145 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp thành phố, với tổng kinh phí trên 67 tỷ đồng Trong đó có 114 đề tài, dự án đã nghiệm thu Kết quả các đề tài, dự án sau nghiệm thu được chuyển giao ứng dụng nhằm góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc trong sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của thành phố cho phát triển bền vững

Một số kết quả nghiên cứu nổi bật thuộc các lĩnh vực trong giai đọan 2004-2013:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình

lúa tôm càng xanh tại xã Thới Thạnh huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ” giúp người dân tăng tổng

thu nhập từ mô hình tôm - lúa cao gấp 2,5 lần

so với trồng lúa đơn thuần; đề tài “Nghiên cứu chọn giống và phát triển mạng lưới nhân giống lúa thành phố Cần Thơ” đã xây dựng vùng sản xuất hạt giống lúa cấp xác nhận, cung cấp 7 tấn lúa giống tác giả cho thành phố Trong nghiên cứu về cây lúa còn chọn tạo được các giống lúa mang tên Cần Thơ: Cần Thơ 1 (OM 7347), Cần Thơ 2 và phục tráng 3 giống lúa: Jasmine 85 (dòng 1, 10 và 25), IR 64 và OM 4900 Bên cạnh đó còn có một số kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ công tác khuyến nông như ứng dụng kỹ thuật GIS trong quản lý cơ sở bảo vệ thực vật, xây dựng quy trình quản lý đạo ôn, cỏ dại, lùn lúa cỏ,…, nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại lúa, hại rau màu hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Trong lĩnh vực môi trường, đề tài “Đánh giá tác động do khai thác cát đến sự ổn định bờ sông Hậu và các trọng điểm (Thốt Nốt, khu công nghiệp Trà Nóc, Cồn Khương)” là cơ sở cho vịệc đề xuất các biện pháp quản lý phạm vi và quy mô tiến hành khai thác cát sông Hậu; đề tài “ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý môi trường thành phố Cần Thơ” đã cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố; đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh học để chuyển hóa đạm và lân trong xử lý nước rỉ rác tại thành phố Cần Thơ”, bước đầu sản xuất được chế phẩm chuyển hóa đạm và lân trong xử lý nước rỉ rác, đề xuất quy trình xử lý nước rỉ rác bằng chế phẩm vi sinh góp phần giảm thải ô nhiễm môi trường

Trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, kết quả nghiên cứu “Lộ trình phát triển sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp thành phố Cần Thơ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện AFTA” đã đề xuất những dự báo định lượng cụ thể về nhu cầu phát triển của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh Định hướng chuyển đổi cấu trúc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực sang những ngành đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao; kết quả “Nghiên cứu mức độ đáp ứng của các dịch vụ thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ” đã cung cấp thông tin về nhu cầu phát triển cũng như những hạn chế của các dịch vụ thu hút đầu tư và phát

Trang 2

triển doanh nghiệp; đánh giá thực trạng về nhu cầu và mức độ đáp ứng, xác định các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài ảnh hưởng chất lượng dịch vụ hỗ trợ, đề xuất các giải pháp Ngoài ra một số kết quả văn hóa, xã hội như đề xuất giải pháp đào tạo nghề lao động nông thôn, xây dựng mô hình quản lý đô thị cho thành phố, sưu tầm Văn học dân gian Cần Thơ, sưu tầm, nhân bản toàn bộ số báo An Hà Báo (là tờ báo đầu tiên xuất bản bằng chữ Quốc ngữ ở Cần Thơ từ năm 1917- 1933) phục vụ cho công tác giảng dạy và bảo tồn văn hóa phi vật thể

Trong lĩnh vực y tế, các nghiên cứu được triển khai ứng dụng tại các bệnh viện trong thành phố nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân như: ứng dụng nghiệm pháp phết tế bào vòm họng và xét nghiệm đánh giá ung thư trong chẩn đoán sớm ung thư vòm họng; xác định chỉ số sâu răng lứa tuổi 11-12 trong cộng đồng thành phố Cần Thơ và ứng dụng điều trị cho trẻ em; ứng dụng kỹ thuật cao phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh lao; điều trị hiệu quả các bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong bệnh viện và ngoài cộng đồng

Phát triển công nghệ: đã tổ chức thẩm tra công nghệ 18 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực môi

trường, tái chế phụ phẩm nông nghiệp, công nghệ thông tin, cấp nước sạch, điện tử Kết quả thẩm

tra là trong những cơ sở để cơ quan quản lý xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án

Về công tác sở hữu trí tuệ (SHTT) và an toàn bức xạ hạt nhân:

Về sở hữu trí tuệ: Hướng dẫn thủ tục liên quan đến xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công

nghiệp cho 738 tổ chức, cá nhân Có 2697 đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đã nộp và 1959 văn bằng được cấp mới Nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng của thành phố đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ như mít Ba láng không hạt, dâu Hạ châu Phong Điền, gạo Sohafarm, Soharice, gạo Miss Cần Thơ, Xoài cát Sông hậu, cơm rượu Trung Thạnh, nấm bào ngư Thới An Đông

Về an toàn bức xạ hạt nhân: Cấp 89 lượt giấy phép sử dụng thiết bị X-quang y tế cho các

cơ sở và chứng chỉ nhân viên bức xạ, cơ sở X-quang trên địa bàn thành phố; cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho 33 cá nhân phụ trách an toàn bức xạ tại các cơ sở X-quang y tế Và đã cấp 15 giấy xác nhận khai báo thiết bị X-quang cho 14 cơ sở

Về công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL):

Thành phố Cần Thơ là một trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng về thực hiện ISO hành chính công vào hoạt động của các

cơ quan hành chính Toàn thành phố Cần Thơ có 122 đơn vị hành chính cấp thành phố,

quận/huyện, xã/phường thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO

9001:2008 vào hoạt động quản lý hành chính Trong đó, có 05/122 đơn vị không có thủ tục hành

chính nhưng vẫn xây dựng và áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008, các cơ quan này áp

dụng các quy trình nội bộ liên quan đến chức

năng, nhiệm vụ của đơn vị Tính đến cuối

tháng 6 năm 2013, trong số 122 đơn vị thực

hiện Đề án thì thành phố Cần Thơ có 90 đơn

vị đã được cấp giấy chứng nhận và 55/85

UBND cấp xã, UBND các xã, phường, thị

trấn cũng đã chỉ đạo cho triển khai xây dựng

và áp dụng TCVN ISO 9001:2008

Hoạt động KH&CN cấp quận, huyện:

Hằng năm Sở KH&CN đã dành từ 08 - 10% kinh phí sự nghiệp khoa học để cấp cho quận, huyện (200 - 400 triệu đồng/ quận, huyện/ năm) để thực hiện từ 02 đến 04 dự án KH&CN Trong đó, lĩnh vực ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin chiếm khoảng 48%; dự án triển khai thực nghiệm và sản xuất thử hàng năm đạt tỉ lệ 76 – 82%, còn lại là số đề tài khoa

Trang 3

học xã hội và nhân văn Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức về áp dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất và đời sống tại địa phương Hiệu quả áp dụng gồm cung cấp cơ sở khoa học giúp UBND quận, huyện chỉ đạo những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc ở quận, huyện; phát triển các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch sử dụng đất; phát triển y tế, giáo dục, dịch vụ; phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường

Tạo sản phẩm đặc thù và hỗ trợ làng nghề của địa phương được bảo hộ về sở hữu trí tuệ như: Dâu Hạ châu Phong Điền, Mít Ba Láng không hạt, Nấm bào ngư Thới An Đông, Bánh tét Chín Cẩm, Cơm rượu Trung Thạnh, Làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, Chợ nổi Cái Răng

Tăng cường tiềm lực khoa học và

công nghệ

Được sự quan tâm của Bộ KH&CN, UBND thành phố Cần Thơ, Sở KH&CN đã triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng Trung tâm Kỹ thuật và Ứng dụng Công nghệ vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ” và đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012 Dự án đã hỗ trợ rất lớn trong việc đầu tư trang thiết bị chuyên dùng về kỹ thuật đo lường - chất lượng nhằm phục vụ cho quản lý nhà nước, phục vụ đời sống xã hội và nhiều đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quan tâm đến chất lượng sản phẩm hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, Trung tâm đã đã đánh giá được chất lượng xăng dầu: xăng 83, xăng 92, xăng 95 cho các tỉnh ĐBSCL mà trước đây phải kiểm nghiệm ở TP Hồ Chí Minh Phòng thí nghiệm của Trung tâm là đơn vị đầu tiên của vùng ĐBSCL được công nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (từ 2001) liên tục được nâng cao năng lực chuyên sâu, mở rộng và được công nhận lại Cùng với trang thiết bị tương đối hiện đại, đội ngũ cán bộ viên chức được đào tạo tốt và kinh nghiệm nên ngày càng nâng cao uy tín Vì vậy, địa bàn phục vụ của

Trung tâm ngày càng được mở rộng đã vươn đến một số tỉnh miền Trung, Tây nguyên

Dự án thứ hai là xây dựng Trung tâm

Thông tin Tư liệu đã đưa vào hoạt động từ

năm 2010, nhằm tạo điều kiện cung cấp

thông tin KH&CN đến doanh nghiệp, cơ

quan khoa học và người dân Đến nay,

Trung tâm đã tạo lập và lưu trữ được

104.549 tài liệu thuộc 16 nhóm cơ sở dữ liệu

KHCN để phục vụ nhu cầu của các đối

tượng dùng tin trên địa bàn thành phố và

ĐBSCL; phát hành trên 135.100 ấn phẩm

thông tin KH&CN; phối hợp với Đài Phát

thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ

thực hiện 324 chuyên đề KH&CN; cập nhật

31.590 thông tin lên Cổng Thông tin Sở KH&CN Cần Thơ và Trang Thông tin KH&CN Bên cạnh đó, để đáp ứng ngày càng cao và đa dạng về nguồn lực thông tin, Trung tâm đã đăng ký thành viên Liên hiệp thư viện Việt Nam và chuyển giao các tài khoản khai thác trực tuyến cơ sở dữ liệu toàn văn về KH&CN nhằm chia sẻ những nguồn thông tin phong phú hỗ trợ tốt cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học Đặc biệt, để tăng cường Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ,

Trang 4

trong năm 2013, Trung tâm đã tham gia Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến nhằm quảng bá, phổ biến và chia sẻ thông tin về những thành tựu khoa học và công nghệ Việt Nam Ngoài ra, tham gia và phối hợp tổ chức Chợ Công nghệ và Thiết bị vùng đồng bằng sông Cửu Long 2008 tại Cần Thơ; Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN + 3, Techmart Thủ đô 2010, Chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội; Techmart Đồng Nai 2010 và tham gia Hội chợ Triển lãm 10 năm thành tựu xây dựng và phát triển đồng bằng sông Cửu Long của TP.Cần Thơ năm 2012; triển khai kết nối, khai thác mạng VinaREN (là mạng thông tin nghiên cứu khoa học quốc tế kết nối đến các Viện nghiên cứu, Trường Đại học lớn trên toàn thế giới): từ năm 2009, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia để tăng cường hoạt động khoa học tại Cần Thơ” để tham gia là thành viên mạng nghiên cứu này và khai thác sử dụng thông tin nhằm phục vụ nghiên cứu và phát triển

Tự hào về sự trưởng thành của ngành khoa học và công nghệ trong 10 năm qua, về sự đóng góp xứng đáng của ngành góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố, năm

2014, ngành khoa học có đủ niềm tin để vượt mọi khó khăn, thách thức, đưa khoa học và công nghệ tiến nhanh hơn, mạnh hơn, đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và vùng ĐBSCL

Ngày đăng: 16/01/2020, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w