1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Mô tả hình thái và so sánh mức độ tổn thương sụn phễu với mức độ của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

5 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 298,83 KB

Nội dung

Bài viết tiến hàng dối chiếu hình ảnh sụn phễu và mức độ bệnh trào ngược giúp thầy thuốc tìm ra các nguyên nhân từ đó có các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Trang 1

MÔ TẢ HÌNH THÁI VÀ SO SÁNH MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG SỤN PHỄU VỚI MỨC ĐỘ CỦA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN

Phạm Thị Bích Đào 1

, Nguyễn Thị Hảo 1

, Phạm Huy Tần 2

1 Trư ng h Y H N 2 nh n h Y H N

ụn h t n thương nh t tr ng h ng tr ngư th n h h nh nh ụn h

nh tr ngư g th th t ng n nh n 95 nh nh n ư n t h ng th

n nh g ụn h ng th ng ( n ng r ) nh tr ngư th h n

ng t ngh n h th h nh nh ụn h n t ng 100 t tr ng t ng 5 2

ụn h h n nh 41 tr ng nh 54 4 n ng t t ng 1 T n thương th n

2 1 Ph n ụn h nh n t ng 100 tương ng tr ngư Ph n ụn h n ng

n t n ụn h 0 t n t n thương ụn h g nh nh t tr ng nh (54 )

t n thương ụn h th n n ng h nh t n thương th n t n thương ụn h nh (100 ) h tr ng nh ( 5 )

Từ khóa: hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, sụn phễu, ban đỏ, phù nề, loét, phân độ tổn thương thực quản.

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi họng trào ngược (Laryngo - Pharyngeal

Reflux: RPL) là bệnh do dịch dạ dày trào ngược lên họng

gây ra các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc tổn thương

thực thể tại mũi họng [1] Bệnh viêm mũi họng do trào

ngược dạ dày – thực quản khá phổ biến ở phương Tây

với tần xuất từ 15 - 30% Ở các nước châu Á tần xuất

bệnh dao động từ 5 – 10% [2]

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản ở giai

đoạn đầu thường đi khám ở một số chuyên khoa khác

như tai mũi họng, hô hấp… do những biểu hiện ngoài

đường tiêu hóa nổi trội hơn vì khi có sự trào ngược dịch

dạ dày lên thực quản, trong dịch nhầy của thực quản

chứa bi-carbonate sẽ trung hòa và làm giảm kích thích

của HCl trong dịch dạ dày trong khi dịch nhày vùng tai

mũi họng không có chứa chất này nên thường bị tổn

thương sớm hơn thực quản [3]

Từ đầu thế kỷ XX, một số tác giả đã đề cập tới biểu

hiện tại tai mũi họng của bệnh nhân trào ngược dạ dày

– thực quản và cho rằng đây chính là nguyên nhân gây

thất bại trong điều trị viêm mũi xoang, viêm họng, viêm

thanh quản nếu không nghĩ đến và điều trị nguyên nhân

trào ngược [4] Sụn phễu là cơ quan bị tổn thương đầu

tiên do trào ngược dạ dày – thực quản Tổn thương

h Y H N

Ng nh n 04 9 2014

Ng h th n 1 11 2014

sụn phễu thường gặp là phù nề và ban đỏ [5] Nếu triệu chứng tai mũi họng biểu hiện rõ ràng để bệnh nhân

đi khám chuyên khoa tai mũi họng thì triệu chứng về đường tiêu hóa thường mờ nhạt vì vậy nếu các bác sĩ

ít có kinh nghiệm sẽ khó khăn trong việc đi tìm nguyên nhân Chính vì thế, việc đánh giá hình ảnh tổn thương sụn phễu qua thăm khám nội soi trong những trường hợp do trào ngược sẽ giúp người thầy thuốc tai mũi họng sớm phát hiện bệnh để có hướng điều trị thích hợp [6] Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài này được tiến hành với mục tiêu:

1 Mô tả mức độ tổn thương sụn phễu qua nội soi Tai – Mũi – Họng ở những bệnh nhân có hội chứng trào ngược

2 Đối chiếu hình ảnh tổn thương sụn phễu với phân độ trào ngược dạ dày – thực quản theo Los Angeles

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu được chọn từ

phòng khám nội soi Tai – Mũi – Họng số 254 – bệnh viện Đại học Y Hà Nội, với chẩn đoán là viêm mũi họng

và có trào ngược dạ dày – thực quản qua nội soi dạ dày – thực quản theo phân loại Los Angeles Số bệnh nhân đạt tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu thực tế là 95 người

2 Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi họng do trào ngược dạ dày – thực quản: Triệu chứng cơ năng

chính tại tai mũi họng (khô họng, đau rát họng, khạc thường xuyên), triệu chứng tiêu hóa hay gặp là ợ nóng

Trang 2

– các triệu chứng này phối hợp với nhau trên cùng một

bệnh nhân Chẩn đoán xác định bệnh trào ngược dạ

dày thực quản qua nội soi tiêu hóa [4] và phân loại tổn

thương theo Los Angeles [7]

Quy trình nghiên cứu gồm: phỏng vấn bệnh nhân,

lập hồ sơ theo dõi cho từng đối tượng qua bệnh án

mẫu, thăm khám và hỏi các triệu chứng của tiêu hóa và

tai mũi họng, khám nội soi tai mũi họng, đánh giá theo

thang điểm RFS [8] Nội soi dạ dày – thực quản rồi đối

chiếu so sánh

3 Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu tuân thủ các

nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh Các đối tượng nghiên cứu tự nguyện đồng thuận tham gia nghiên cứu và có thể rút lui bất kỳ lúc nào trong quá trình nghiên cứu nếu không đồng ý Thông tin về đối tượng cũng như kết quả nghiên cứu được bảo mật theo quy định

III KẾT QUẢ

1 Các triệu chứng cơ năng:

1.1.Triệu chứng cơ năng đường tiêu hóa:

Biểu đồ 1 Triệu chứng cơ năng đường tiêu hóa

Biểu hiện triệu chứng cơ năng của đường tiêu hóa rất rõ ràng ở những bệnh nhân viêm mũi họng trào ngược: ợ chua (54%), ợ nóng (52,4%), đau thượng vị (50,8%)

1.2 Triệu chứng cơ năng tai mũi họng

Biểu đồ 2 Triệu chứng cơ năng về tai mũi họng

Biểu hiện cơ năng của tai mũi họng trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu ở họng (92,1%), triệu chứng tại mũi xoang chiếm 33,3%, ở thanh quản 30% và ở tai ít nhất, chỉ gặp 19%

2 Tổn thương thực thể sụn phễu (theo tiêu chuẩn của RFS)

Hình ảnh tổn thương sụn phễu: ban đỏ ở mặt ngoài sụn phễu 100%, ban đỏ ở cả mặt trong và mặt ngoài là 57,2% Sụn phễu phù nề ở ba mức độ: nhẹ 41,3%, trung bình 54% và 4,7% nặng, loét mặt ngoài sụn phễu gặp 1,8%

Trang 3

Những bệnh nhân phù nề sụn phễu nhẹ, trung bình biểu hiện cơ năng gặp chủ yếu tại họng: khô họng (98 - 100%), ho (82,4 - 89,7%), khạc thường xuyên (87,2 - 88,2%), đau rát họng (79,5 - 96,1%), triệu chứng trào ngược thường là ợ nóng (59 - 80,4%) Trong khi đó nếu hình ảnh sụn phễu phù nề nặng, triệu chứng cơ năng của cả tai mũi họng và tiêu hóa đều khá rõ ràng: ợ nóng (100%), ợ chua (80%), đầy bụng (100%), đau vùng thượng vị (80%), khô họng, đau rát họng (100%), khạc thường xuyên (80%), khàn tiếng (80%), đau tai (60%)

4 Phân loại tổn thương thực quản: độ A chiếm 82,1%, độ B 17,3%, độ C 1,6%, không có độ D

5 Đối chiếu tổn thương sụn phễu với tổn thương thực quản

Bảng 1 Đối chiếu mức độ phù nề sụn phễu với triệu chứng cơ năng Sụn phễu

Triệu chứng

Bảng 2 Đối chiếu tổn thương sụn phễu với tổn thương thực quản Tổn thương thực quản

Tổn thương sụn phễu

Độ A

n = 78

Độ B

n = 16

Độ C

n = 1

Độ D

n = 0

Tổng số bệnh nhân

n = 95

Mức độ nhẹ

n = 39

39 100%

Mức độ trung bình

n = 51

39 76,5%

12

Mức độ nặng

4 80%

1

Hình ảnh tổn thương sụn phễu và mức độ tổn thương thực quản thường có sự song hành: 100% tổn thương sụn phễu mức độ nhẹ - độ A, 76,5% tổn thương sụn phễu mức độ trung bình – độ A

3 Tổn thương sụn phễu và triệu chứng cơ năng

Trang 4

IV BÀN LUẬN

Kết quả cho thấy những bệnh nhân viêm mũi họng

có nguyên nhân do trào ngược luôn có tổn thương

sụn phễu (ban đỏ mặt ngoài sụn phễu) do sự tiếp xúc

thường xuyên của dịch dạ dày (pH < 7) lên niêm mạc

sụn phễu ở mặt ngoài Theo nghiên cứu của Cobzeanu

MD và cộng sự, các hình ảnh nội soi thường gặp của

bệnh lý tai mũi họng có nguyên nhân từ hội chứng trào

ngược là phù nề sụn phễu, phù nếp liên phễu, rãnh dây

thanh giả, phù băng thanh thất, phù lan tỏa thanh quản

[9] Nghiên cứu của Belafsky lại cho thấy đầy buồng

thanh thất gặp ở 80% bệnh nhân LPR [10] Nghiên cứu

20 bệnh nhân có phù nề sụn phễu và tổn thương thanh

quản, Hickson đã đưa ra bằng chứng chứng minh

18 trong số 20 bệnh nhân này được tìm thấy có trào

ngược Điều này cho thấy hình ảnh ban đỏ và phù nề

sụn phễu là một dấu hiệu dự đoán nguyên nhân gây

bệnh viêm mũi họng do bệnh trào ngược và có hướng

điều trị theo nguyên nhân này [11]

Trong 95 bệnh nhân nghiên cứu, 82,1% bệnh nhân

có mức độ trào ngược độ A, như vậy ở những bệnh

nhân này, biểu hiện cơ năng tại tai mũi họng là lý

do chính để bệnh nhân đi khám bệnh, và thầy thuốc

chuyên khoa tai mũi họng đánh giá, phát hiện bệnh lý

dạ dày – thực quản cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu,

giúp cho họ có thể điều trị sớm được bệnh Poelmans

J đã đánh giá mức độ tổn thương dạ dày thực quản ở

những bệnh nhân viêm mũi họng do nguyên nhân trào

ngược là 44% A, 33% B và 23% C [3]

Giai đoạn đầu của bệnh, khi hình ảnh sụn phễu còn

ở mức độ nề nhẹ thì biểu hiện ngoài đường tiêu hóa

chủ yếu ở họng với các triệu chứng chủ yếu là do kích

thích của dịch dạ dày lên niêm mạc họng (khô họng,

khạc thường xuyên, ho, đau rát họng) Biểu hiện triệu

chứng ở mũi xoang và tai ít gặp, chỉ gặp dưới 10%

các trường hợp còn biểu hiện của bệnh trào ngược chủ

yếu là triệu chứng ợ nóng (59%) Khi sụn phễu phù nề

mức độ nặng biểu hiện ngoài đường tiêu hóa cũng rõ

ràng hơn, bên cạnh triệu chứng cơ năng của họng triệu

chứng thanh quản (khàn tiếng – 80%), đau tai (60%)

Như vậy để đánh giá một bệnh nhân viêm mũi họng

do trào ngược, bên cạnh việc đánh giá hình ảnh tổn

thương của sụn phễu thì việc hỏi triệu chứng cơ năng

rất quan trọng, qua đó đánh giá mức độ tổn thương

thực quản một cách gián tiếp và điều trị sớm cho bệnh

nhân

Khi so sánh mức độ tổn thương sụn phễu với mức độ

tổn thương dạ dày thực quản chúng tôi nhận thấy rằng

mức độ tổn thương luôn có sự song hành Tổn thương

mức độ nhẹ và trung bình của sụn phễu (RFS 8,66 ±

1,9) chỉ gặp ở bệnh nhân trào ngược độ A.Theo Krawc-zyk, tổng điểm RFS cao hơn đáng kể ở bệnh nhân bệnh trào ngược so với nhóm chứng, và tổng điểm này ở bệnh nhân có tổn thương thực quản nghiêm trọng cũng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tổn thương thực quản

ở mức độ nhẹ hơn (theo phân loại Los Angeles) [7] Như vậy, khi nội soi tai mũi họng nghi ngờ trào ngược, chúng ta nên đánh giá thang điểm RFS, với tổng điểm RFS > 7, kết hợp với triệu chứng cơ năng có thể chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản và lúc này nên xác định mức độ cần thiết của việc có cần phối hợp với bác

sĩ chuyên khoa tiêu hóa để điều trị cho bệnh nhân hay không [8]

Bệnh trào ngược có thể kéo dài rất lâu nếu không điều trị kịp thời, dẫn tới tình trạng tổn thương niêm mạc thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng loạn sản – tiền đề cho sự xuất hiện của ung thư hạ họng, ung thư thực quản [12] Do đó việc đánh giá sụn phễu mà đề tài tiến hành có nghĩa chẩn đoán sớm mức độ và tiên lượng điều trị bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

V KẾT LUẬN

Những kết quả nghiên cứu thu được cho phép đưa

ra một số kết luận sau:

- Hình ảnh tổn thương sụn phễu thường gặp: ban đỏ

ở mặt ngoài sụn phễu 100%, ban đỏ ở cả mặt trong và mặt ngoài là 57,2% Sụn phễu phù nề ở ba mức độ: nhẹ 41,3%, trung bình 54% và 4,7% nặng Loét mặt ngoài sụn phễu gặp 1,8%.RFS trung bình là 9 ± 2,25

- Phân độ trào ngược theo Los Angeles: độ A chiếm 82,1%, không có độ D RFS trung bình: độ A 8,66 ± 1,9,

độ B: 12,5 ± 2,38

- Hình ảnh tổn thương sụn phễu đi song hành với tổn thương thực quản

Lời cảm ơn

Trân trọng cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu, cảm ơn các thầy các cô, các bạn đồng nghiệp khoa Khám bệnh và Trung tâm Nội soi bệnh viện Đại học Y Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 N Vakil, SV Zanten, K Kahrilas, et al (2007) The

Montreal definition and classification of gastroesopha-geal reflux disease: a global, evidence-based

consen-sus paper, tr nt r 45(11), 1125 - 1140.

2 H B El-Serag, J Dent, S Johansson, et al (2013)

Trang 5

Update on the epidemiology of gastro-oesophageal

re-flux disease: a systematic review, Gut

3 J Poelmans, P Elzinga, A Neznanov, et al (2004),

The yield of upper gastrointestinal endoscopy in

pa-tients with suspected reflux-related chronic ear, nose,

and throat symptoms, tr nt r 99(8), 1419

- 1426

4 S V Morozov, P Poelmans, R Elfente et al (2011),

Optimal diagnostic criteria of ENT manifestations of

GERD, n tr nt r (8), 8 - 18.

5 M Krawczyk, G Namyslowski, S Grezgorzek, et

al (2014), Endoscopic evidence of reflux disease in the

larynx, Acta Otolaryngol, 1 - 7

6 M D Cobzeanu, M Voineag, A Ciubotaru, et al

(2012), Laryngeal morphological changes due to

gas-troesophageal reflux disease, Ch r

N t 116(4), 1011 - 1015.

7 L R Lundell, D Bonacin, P Zeljko, et al (1999)

Endoscopic assessment of oesophagitis: clinical and

functional correlates and further validation of the Los Angeles classification, t 45(2), 172 - 180.

8 P C Belafsky, G N Postma and J A Koufman (2001) The validity and reliability of the reflux finding score (RFS), Laryngoscope, 111(8), 1313

9 D T Book, JS Rhee, RJ Toohill, et al (2002),

Per-spectives in laryngopharyngeal reflux: an international

survey, r ng 112(8 Pt 1), 1399 - 406.

10 P C Belafsky, G N Postma and J A Koufman (2002), Validity and reliability of the reflux symptom in-dex (RSI), J Voice, 16(2), 274 - 277.

11 C Hickson, C B Simpson and R Falcon (2001) Laryngeal pseudosulcus as a predictor of

laryngopharyngeal reflux, r ng 111(10), 1742

- 1745

12 L B Gerson, M.C Laughlin, S Balu, et al (2012)

Variation of health-care resource utilization according

to GERD-associated complications, h g

25(8), 694 - 701.

Summary ARYTENOID CARTILAGES MANIFESTATION AND COMPARE WITH

GASTROESOPHAGEAL REFLUX DEGREE

Arytenoid cartilages is the first damaged structure caused by gastroesophageal reflux The correlation between arytenoid cartilages and the degree of gastroesophageal reflux is beneficial in the early diagnosis of GERD 95 patients with rhino-pharyngitis caused by gastroesophageal reflux underwent ENT and upper endoscopy to assess the manifestation and degree of arytenoid cartilages by Reflux finding score (RFS) then compare with gastroesophageal reflux degree by The Los Angeles classification system.The results indicated that among patients having arytenoid cartilages damage, 100% of them have erythema observed only on the outer surface, while 57.2% have erythema observed on both surfaces In addition, 41.3%, 54% and 4.7% of them experience mild, moderate and severe edema respectively These patients may suffer from different degrees of gastroesophageal reflux by the Los Angeles classification system, 82.1% belong to degree A When matching between arytenoid cartilages damage and gastroesophageal reflux degree, it is observed that mild edema occurring with outer erythema definitely indicates degreeA gastroesophageal reflux Lastly, in the case of severe arytenoid cartilages edema and total erythema, the percentages of patients suffering from different degrees of gastroesophageal reflux: grade B - 80% In conclusion, using the RFS scale, average score of the above endoscopic observations is 7 – 15 scores

Keywords: Acid reflux; Classification; Endoscopy; GERD; Los Angeles; Standard endoscopy

Ngày đăng: 15/01/2020, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w