Bài luận văn chỉ đi sâu vào việc xácđịnh pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa đề cập đếncác vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những bất c
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây Việt Nam đang không ngừng phát triển và hội nhập vớithế giới, việc thông thương hàng hóa qua hình thức xuất nhập khẩu không còn xa lạ, đãđược
ứng dụng nhiều trong môi trường kinh tế Chính vì vậy mà việc tìm hiểu về hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế là điều cần thiết, bởi lẽ hợp đồng là căn cứ pháp lý mạnh
mẽ nhất để giải quyết các tranh chấp trong thương mại đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc
tế Không chỉ thế, việc đi sâu tìm hiểu về các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế cùng thực tiễn áp dụng tại một đơn vị cụ thể cũng để chỉ ranhững điều khoản còn chưa phù hợp với thực tế thương mại và thông lệ quốc tế Từnhững bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp này bài khóa luận đưa ra những đề xuất nhằmsửa đổi, bổ sung những quy định sao cho ngày một hoàn thiện hơn Vì những lý do cấpthiết trên, đề tài: “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễnthực hiện tại Công ty cổ phần Sản xuất bao bì Khánh An” rất cần được nghiên cứu và tìmhiểu
Trước hết, bài khóa luận này tập trung vào những vấn đề lý luận cơ bản như: Kháiniệm liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cơ sở ban hành, nộidung, nguyên tắc của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đồng thời, bài khóa luận cũng tìm hiểu về các hệ thống pháp luật của Việt Nam,pháp luật quốc tế về loại hợp đồng này như các điều ước quốc tế, tập quán thương mạiquốc tế…
Tiếp đó, khóa luận phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật tại Công ty cổ phần sản xuất bao bìKhánh An và đưa ra quan điểm hoàn thiện, các giải pháp hoàn thiện các quy định củapháp luật từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp
Mong rằng nội dung của bài khóa luận sẽ mang lại một cái nhìn khái quát hơn vềpháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn mà các thương nhân Việt Namđang trải qua khi áp dụng pháp luật và sử dụng loại hợp đồng này, nhất là trong giai đoạnhiện nay khi hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế tất yếu của bất kỳnền kinh tế nào
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa kinh tế - luật trường Đại học thương mại và sự đồng ýcủa cô giáo hướng dẫn ThS Phùng Bích Ngọc em đã thực hiện đề tài “Pháp luật về thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần sảnxuất bao bì Khánh An”
Hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trườngĐại học Thương mại, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho em những kiếnthức bổ ích Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Phùng Bích Ngọc – người
đã tận tình quan tâm và hướng dẫn em trong quá trình thực tập
Em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị cán bộ côngnhân viên tại Công ty Cổ phần sản xuất bao bì Khánh An, những người đã nhiệt tình chỉbảo em trong thời gian thực tập tại công ty và tận tình cung cấp những thông tin quý báu
để em hoàn thành được bài luận này
Trong quá trình làm bài khóa luận, do kinh nghiệm thực tế còn hạn hẹp cũng nhưthời gian thực tập có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến từ phía cô giáo hướng dẫn cùng các quý thầy, cô để em hoànthiện bài viết và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT v
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp 6
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 7
1.1 Một số khái niệm 7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 9
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 12
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 12
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 13
1.3: Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ KHÁNH AN 33
2.1 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng 33
2.1.1: Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 33
2.1.2 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An 34
Trang 42.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam 35
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 362.3 Thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An 412.4 Kết luận và đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 42
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 44
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 443.2 Các giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế 453.3: Những vấn đề còn đặt ra điều chỉnh pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 5DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CIF Trả cước, bảo hiểm tới bến
CISG/Công
ước viên Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
ICC Phòng thương mại quốc tế
INCOTERMS Các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế
PICC Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
UCP 500 Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (Bản sửa đổi lần thứ
500)UNCITRAL Ủy ban của Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế
UNIDROIT Viện quốc tế về thống nhất luật tư
VIAC Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
ISO 9001 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế ban hành năm
Trang 6CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi nước ta định hướng nền kinh tế là nền kinh tế cơ chế thị trường, khẳngđịnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế Việt Nam đã
có những sự thay đổi đáng kể Nền kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng khácao liên tục trong nhiều năm Việt Nam liên tục không ngừng tham gia các tổ chức quốc
tế như Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) Chính những nỗ lực không ngừng đó của nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế ViệtNam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, tạo cơ hội tranh thủ các nguồn lực bênngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Gần đây nhất, Việt Nam đãtham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một bước ngoặtđối với hội nhập kinh tế khu vực và đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Bên cạnh việc thực hiện hội nhập khuvực và quốc tế, Việt Nam đã thực hiện nhất quán chính sách đa phương hoá, đa dạng hóacác quan hệ kinh tế đối ngoại Cho đến nay, Việt Nam đã có được một chỗ đứng nhấtđịnh trên trường quốc tế
Trong bối cảnh đó, thị trường nước ta trở thành thị trường tiềm năng với nhiều quốcgia khác Các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội cũng đã hội nhập bằng cách mởrộng kinh doanh, tiến hành xuất khẩu hàng hóa đến nhiều quốc gia trên thế giới Có thểthấy, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường không chỉ tạo ra cơ hội mà còntiềm ẩn những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước Bởi nếu nhưtrước đây đối thủ cạnh tranh với sản phẩm trong nước chỉ là hàng hóa, dịch vụ nội địa thìngày nay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt với nguồn hàng hóa, dịch vụmạnh cả về số lượng và chất lượng từ các doanh nghiệp nước ngoài khác Vì vậy để tồntại và phát triển, mỗi doanh nghiệp trong nước phải mở rộng các mối quan hệ xã hội.Trong đó các bên thiết lập với nhau những quan hệ, chuyển giao cho nhau các lợi ích vậtchất, hàng hóa… nhằm đáp ứng nhu cầu các bên và đi đến lợi ích tối ưu nhất Việc thiếtlập quan hệ đó được thực hiện thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóalà điều thiếtyếu
Từ lâu, hợp đồng mua bán hàng hóa đã trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu cho cácthương nhân, thể hiện hầu hết các quan hệ mua bán của các bên trong nhiều lĩnh vực Vớinhu cầu phát triển ra quốc tế như hiện nay, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế càngđóng vai trò quan trọng hơn nữa Khi mà các đối tác không còn bị bó hẹp trong phạm vimột quốc gia mà đã mở rộng thành phạm vi quốc tế Với đà phát triển hiện tại của nềnkinh tế nước ta, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ ngày một tăng mạnh Tuy nhiên, hành
Trang 7lang pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và cụ thể là pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế của nước ta còn tồn tại nhiều bất cập, không đáp ứng được tốc độ hộinhập quốc tế.Tính từ năm 2016 đến nay trung tâm quốc tế Việt Nam (VIAC) đã giảiquyết hơn 300 vụ việc trong đó năm 2016 những vụ việc liên quan đến mua bán hàng hóanước ngoài chiếm hơn 34% trong tổng số vụ năm 2016, và chiến 28% trong tổng số vụ
2017 nhiều hơn so với những lĩnh vự khác1 Trước tình hình thể chế kinh tế thị trườngViệt Nam chưa thực sự hoàn thiện thì việc hoàn thiện pháp luật chính là một trong nhữngmối quan tâm hàng đầu, trong đó pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa đang trởthành một yêu cầu cấp thiết
Đối với Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An, hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực xuất khẩu bao bì sang các thị trường như: Nhật Bản, thái lan, hàn quốc, trung quốc…thì việc áp dụng pháp luật trong mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà công ty thựchiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công ty Dù đã đi vào hoạt động như mộtcông ty cổ phần từ năm 2005 và xuất khẩu sản phẩm sang nhiều quốc gia song việc ápdụng pháp luật trongthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của công ty vẫn chưathực sự hiệu quả
Tóm lại, để hạn chế các tranh chấp liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế và nângcao hiệu quả thực thi pháp luật trong mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có các giải phápthiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Đề tài “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễnáthực hiện tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An” là một vấn đề mang tính cấpthiết
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Thời gian qua có nhiều bài báo, bài tham luận, luận văn, luận án, chuyên đề đề cậpđến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa Đó là những tác phẩm nghiên cứu nộidung, bất cập của các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện hành, thựctrạng và đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung vàpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và các tác phẩm này là các nghiêncứu về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng Trong đó có nhữngnghiên cứu đã có những thành công nhất định, góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận vànâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Một số tácphẩm đề cập đến đề tài cần được quan tâm như:
Nguyễn Thị Tuyết Giang (2008), Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn tậptrung vào các vấn đề lý luận chung liên quan đến xác định pháp luật áp dụng trong hợp
1 Nguồn số liệu thống kê trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC ngày 13/3/2017
Trang 8đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thực trạng pháp luật áp dụng trong các hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế và đưa ra một số giải pháp Bài luận văn chỉ đi sâu vào việc xácđịnh pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa đề cập đếncác vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những bất cập còn tồn tạicủa pháp luật điều chỉnh nội dung này.
Nguyễn Văn Quang (2014), So sánh chế định giao kế hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980, Luận văn thạc sĩ luật họcĐại học Quốc gia Hà Nội: Luận văn khái quát chung về giao kết hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980, so sánh các nội dung
cụ thể của Công ước Viên 1980 với pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bài luận văn đã đưa ra sự so sánh, đánh giá dựatrên quá trình phân tích cụ thể từng nội dung trong các quy định của pháp luật Việt Nam
và Công ước Viên 1980 Song, luận văn của tác giả vẫn chưa đề cập đến vấn đề áp dụngpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thực tiễn tại Việt Nam
Ngoài các tác phẩm nêu trên, còn có nhiều bài luận văn, công trình nghiên cứu vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Như bài viết của tác giả Đỗ Minh Ánh “vấn đề về sửa đổi khái niệm mua bán hànghóa quốc tế trong luật thương mại để gia nhập công ước viên của liên hợp quốc về hợpđồn mua bán hàng hóa quốc tế” hay một số báo trên các trang như : Phapluatphattrien.vn,thongtinphapluatdansu.edu.vn
Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan đến đề tài này đều có mục tiêu tập trung vàohoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sao cho phù hợp với nềnkinh tế thị trường trong nước cũng như quốc tế nhưng chỉ trên phương diện lý luận, thiếutính áp dụng trên thực tế Bên cạnh đó một số công trình nghiên cứu còn chưa bắt kịpđược sự sửa đổi, bổ sung mới đây của pháp luật hiện hành Cho nên, pháp luật về thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần được quan tâm, nghiên cứu sâu hơn nữa về
cả lý luận và thực tiễn áp dụng
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Có thể thấy, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình đầy biến độngcủa nền kinh tế nước nhà, việc hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế là một nhu cầu tất yếu Đây cũng là giải pháp góp phần bảo vệ quyền lợi chocác doanh nghiệp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; giảm thiểu các vi phạmhợp đồng xảy ra; dễ dàng hơn trong xác định trách nhiệm pháp lý
Ngoài ra, sau quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan trên cơ sở phântích, đánh giá cũng như nhận thức được rõ mức độ cấp thiết của đề tài, có thể thấy rằng
Trang 9đề tài nghiên cứu được đưa ra tuy không hoàn toàn mới mẻ nhưng rất cần được quan tâmnghiên cứu một cách đúng đắn và sâu sắc Vì các công trình nghiên cứu trước đây giảiquyết các vấn đề chung của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chưa đisâu vào pháp luật thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bằng việc tham khảocác tài liệu, công trình nghiên cứu trình nghiên cứu đi trước khác và quá trình tìm hiểu,thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An cùng với sự hướng dẫn tận tìnhcủa giảng viên ThS Phùng Bích Ngọc Đề tài nghiên cứu này tập trung vào các quy địnhpháp luật trong nước về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nghiên cứu thựctrạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đưa ra thực tiễn áp dụng phápluật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh
An, làm rõ những bất cập của pháp luật hiện hành và nêu lên một số kiến nghị nhằm hoànthiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên bàikhóa luận chỉ tập trung vào nghiên cứu các đối tượng gồm: Những quy định của phápluật thế giới về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cụ thể là trong Công ướcviên năm 1980 hay một số các văn bản khác như Inconterm 2010, và bộ nguyên tắcunidroit về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 2004 Đồng thời nghiên cứu nhữngquy định về vấn đề này trong các văn bản pháp lý của Việt Nam để từ đó so sánh, rútnhững tích cực và hạn chế trong pháp luật nhằm xây dụng hệ thống pháp luật ngày cànghoàn thiện
Từ những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếtrong thực hiện hợp đồng, phân tích đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An nhằm hoànthiện, đưa ra giải pháp để công ty có thể áp dụng pháp luật một cách tốt hơn
Về mục tiêu nghiên cứu: Bài khóa luận được thực hiện với các mục tiêu như sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Cáckhái niệm, đặc điểm liên quan đến pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế; cơ sở ban hành và nội dung của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế; các nguyên tắc về pháp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong nước;
từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá, so sánh khách quan giữa pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa ở các điều ước quốc tế trên thế giới và Việt Nam
Trang 10- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tạiCông ty cổ phần sản xuất Bao bì Khánh An thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế.
- Đề xuất định hướng, quan điểm, kiến nghị khắc phục những bất cập trong thựctrạng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và nâng cao hiệu quả ápdụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
- Không gian nghiên cứu: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ghi nhận trongpháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và các điều ước quốc tế… Tuy nhiên để thuận lợihơn cho việc nghiên cứu, bài khóa luận chủ yếu nghiên cứu pháp luật Việt Nam và sosánh với các quy định tại điều ước quốc tế, thực trạng thi hành tại Công ty cổ phần sảnxuất bao bì Khánh An và các doanh nghiệp có liên quan đến thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế mà công ty tham gia…
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thu thập thông tin: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, bài khóaluận được thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các thông tin, số liệu thống kê đãđược công bố từ các bài báo, tạp chí, tài liệu pháp luật và các trang web có tin cậy liênquan đến vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật về thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Đây là nguồn thông tin dễ tìm, chi phí thấp, khôngcần tốn nhiều thời gian mà có thể áp dụng ngay cho một số mục đích cụ thể Từ các dữliệu thứ cấp thu thập được, đề tài nghiên cứu có sự đánh giá tính cụ thể, tính thời sự vàtính chính xác của thông tin để sử dụng một cách hợp lý cho các mục tiêu nghiên cứu.Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn sử dụng một số dữ liệu sơ cấp thu thập được quaquan sát, điều tra
Các phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng các dữ liệu đã thu thập được, bài khóaluận đã vận dụng các phương pháp sau để nghiên cứu khái quát các nội dung đề ra về lýluận và thực tiễn:
Trang 11- Phương pháp biện chứng: Xem xét pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế trong mối liên hệ của nó với các hệ thống pháp luật khác có liên quan, nghiêncứu sự thay đổi không ngừng của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theonhững lần sửa đổi, bổ sung
- Phương pháp liệt kê so sánh, đối chiếu: Không chỉ nghiên cứu pháp luật về thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, bài khóa luận còn đối chiếu và sosánh các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các văn bản luậttrong nước, so sánh với chính nó thời gian trước lần sửa đổi bổ sung gần đây nhất và vớicác điều khoản, thỏa thuận trong các điều ước quốc tế, công ước… của pháp luật hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế trên thế giới
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích thực trạng pháp luật về hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế hiện nay và thực tế áp dụng tại Công ty cổ phầnsản xuất bao bìKhánh An Đồng thời, qua những phân tích, đánh giá và những kết luận thu được từ việc
sử dụng các phương pháp trên cùng với những kiến thức đã học được đề ra những địnhhướng, kiến nghị đề góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng phápluật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
6 Kết cấu bài khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; kết cấu bài khóa luậngồm có ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếChương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn
áp dụng tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng phápluật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng
Hàng hóa là sản phẩm của lao động , thông qua việc trao đổi hàng hóa để đáp ứngnhu cầu của con người Việc trao đổi hàng hóa là yếu tố thiết yếu trong nền kinh tế Từrất lâu trước đây con người đã biết trao đổi hàng hóa thông qua quá trình phát triển củakinh tế, việc trao đổi dần chuyển hóa thành mua bán thông qua thước đo là tiền tệ và hìnhthành các quan hệ pháp luật về mua bán hàng hóa Trong quan hệ pháp luật về mua bánhàng hóa thì hợp đồng là căn cứ pháp lý để minh chứng cho sự hình thành và chấm dứtquyền của mỗi bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, từ đó có thể thấy vai trò quan trọngcủa hợp đồng mua bán hàng hóa Vì vậy từ sớm hợp đồng này đã được định nghĩa trongpháp luật Việt Nam
Hợp đồng hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn
đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền haynghĩa vụ của các bên Theo Bộ luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sựmột cách khái quát như sau: "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bênbán " (Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng mua bán tàisản, mặt khác hợp đồng mua bán hàng hóa là hình thức pháp lý của hoạt động mua bánhàng hóa Với "mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụgiao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền; người mua cónghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên" (Khoản 8 điều
3 Luật Thương mại 2005)
Qua 2 khái niện trên ta thấy đã có sự đồng nhất giữa Bộ luật dân sự và luật thươngmại về định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa từ đó ta có thể định nghĩa chung hợp
đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là: “Sự thỏa thuận giữa các bên , theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa (tài sản) cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán” từ khi hợp đồng được ký kết có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các bên trong quan hệ
1.1.1.2 : Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Từ khái niệm ta có thể nhận định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa là một phần củahợp đồng mua bán tài sản Vì thế có thể thấy các đặc điểm của hợp đồngmua bán hàng
Trang 13hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mối quan hệ giữacái riêng và cái chung.
– Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa:
+ Là hợp đồng ưng thuận – tức là nó được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏathuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộcvào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động củabên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực
+ Có tính đền bù – bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽnhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạngkhoản tiền thanh toán
+ Là hợp đồng song vụ – mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràngbuộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kiathực hiện nghĩa vụ đối với mình Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụchính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phảibàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bá+ Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu
là thương nhân Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tếđược thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mai một cách độc lập, thường xuyên
và có đăng ký kinh doanh Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhâncũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo khoản 3 Điều 1 LuậtThương mại 2005, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằmmục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo luật Thương mại
2005 khi chủ thể này lựa chọn áp dụng luật Thương mại 2005
+ Về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lờinói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trườnghợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản,
ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bảnhoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax haythông điệp dữ liệu
+ Về đối tượng: hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa Theo LTMViệt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đangtồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất độngsản được phép lưu thông thương mại
Trang 14+ Về Nội dung của hợp đồng chứa đựng những nội dung cơ bản của một hợp đồngmua bán hàng hóa là: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanhtoán, địa điểm và thời hạn giao hàng Ngoài ra hợp đồng còn phải thêm những điều kiện
để đảm bảo quyền lợi cho các bên nếu có tranh chấp xảy ra như nơi giải quyết tranh chấp,phương thức giải quyết tranh chấp Do loại hợp đồng này có đặc điểm là các bên đềunhằm đến mục tiêu lợi nhuận nên đòi hỏi nội dung của hợp đồng phải đầy đủ, rõ ràng,tránh những hiểu lầm dẫn đến tranh chấp Vì vậy các bên cần chú ý thận trọng soạn thảonội dung của hợp đồng Chẳng hạn đối với điều khoản tên hàng, cần kèm theo có mã số
và mẫu hàng, đối với điều khoản về số lượng và trọng lượng cần chọn những đơn vị đolường thống nhất, trường hợp không có đơn vị đo lường thống nhất thì cần có điều khoảngiải thích, đối với điều khoản về thanh toán cần quy định rõ ràng đồng tiền thanh toán vàphương thức thanh toán
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.2.1: Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật quốc tế và pháp luậtcác nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này song đều thống nhấtchung một quan điểm rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bánhàng hóa có tính quốc tế Một số công ước quốc tế đã định nghĩa về hợp đồng mua bánhàng hóa có tính quốc tế như sau:
Điều 1 Công ước La Hay năm 1964 (Công ước về Luật thống nhất về thiết lập hợpđồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình) quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ởcác nước khác nhau và hàng hóa trong hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới, hoặcviệc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau”
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế cũng gián tiếp định nghĩa về loại hợp đồng này khi quy định “Công ước này áp dụngđối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thươngmại tại các quốc gia khác nhau”
Khác với Công ước La Hay năm 1964, các yếu tố như địa điểm ký kết hợp đồng,việc dịch chuyển qua biên giới đối với đối tượng của hợp đồng không được Công ướcViên năm 1980 đề cập tới Công ước Viên năm 1980 cho thấy tính chất quốc tế trong hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được xác định bởi yếu tố duy nhất là các bên giao kếthợp đồng có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thốngnhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có tính quốc tế mà thông qua
Trang 15đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đóvới nhau.
Tuy nhiên ngoài các công ước quốc tế, hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng tồntại những quan điểm khác nhau về tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế Theo pháp luật Pháp, việc xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóađược căn cứ vào tiêu chí kinh tế hoặc pháp lý Về tiêu chí kinh tế, một hợp đồng được coi
là hợp đồng quốc tế khi nó tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổitương ứng giữa hai nước Về tiêu chí pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc
tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cưtrú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán.2 Còn ở ViệtNam, việc đưa ra một khái niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vẫn chưađược quan tâm thích đáng; căn cứ theo Luật thương mại năm 2005 thì mua bán hàng hoáquốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạmxuất, tái nhập và chuyển khẩu Nghĩa là, theo quy định của Luật thương mại năm 2005,hoạt động mua bán hàng hoá được coi là mua bán hàng hoá quốc tế không phụ thuộc vàonơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch của các bên là Việt Nam hay nước ngoài Luật thương mạinăm 2005 tại điều 27 lấy tiêu chí vận chuyển hàng hoá qua biên giới để xác định quan hệmua bán hàng hoá là mua bán hàng hoá quốc tế
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chủ thể, đối tượng, nơi giao kết hợp đồng mà phân
ra thành Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế Trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 không có quy định cụ thể về Hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế, nhưng căn cứ theo Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015:
“Về chủ thể, hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch (Giữa mộtbên có quốc tịch Việt Nam và một bên có quốc tịch khác)
- Về đối tượng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ngoài lãnh thổ ViệtNam
- Về nơi giao kết hợp đồng, hợp đồng được giao kết tại nước ngoài, có thể là tạinước của bên giao kết mang quốc tịch khác Việt Nam, hoặc tại nước thứ ba.”
Dựa vào những yếu tố trên, có thể thấy, với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếcòn được định nghĩa dựa theo đặc điểm của loại hợp đồng này
Tóm lại, hiện nay trên thế giới và trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất giữa luật thương mại và Bộ luật dân sự để xác định cụ thể, trựctiếp phạm vi nội hàm của khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Việc sử dụng
2 Bài viết : Hợp đồng Thương mại Quốc tế - Những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm ngày 28/9/2009 trên trang http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1299
Trang 16khái niệm này vẫn phải dựa trên căn cứ pháp lý là các nguồn luật khác nhau điều chỉnhhợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế.
1.1.2.2: Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như Hợp đồng mua bán hàng trong nướcđều có nội dung, hình thức và đặc điểm tương đồng nhau như hợp đồng mua bán hànghóa nói chung Ví dụ như về nội dung thì Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là cácđiều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệhợp đồng
Tuy nhiên hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có những đặc điểm riêng biệt so vớihợp đồng mua bán hàng hóa trong nước thông thường.Những đặc điểm riêng biệt của hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện ở tính thương mại và tính quốc tế của hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế
Thứ nhất: Tính thương mại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tính thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện ở nhữngđặc điểm như:
Về chủ thể thì tính thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đượcthiết lập chủ yếu giữa các chủ thể là thương nhân Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mạinăm 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạtđộng thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” Trong hợpđồng thương mại, có thể có những hợp đồng đòi hỏi các bên đều phải là thương nhânnhư: hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại… hay có nhữnghợp đồng chỉ đòi hỏi có ít nhất một bên là thương nhân như: hợp đồng ủy thác mua bánhàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại…).Ngoài ra, các tổ chức, các nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thểcủa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi họ có hoạt động liên quan đến thương mại
Về mục đích của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thươngnhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợinhuận Theo Khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005, đối với những hợp đồng giữathương nhân với chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích sinh lợi,việc có áp dụng Luật thương mại để điều chỉnh quan hệ hợp đồng này hay không là dobên không có mục đích lợi nhuận quyết định
Thứ hai: Tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng quốc tế.
Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên có trụ sở thươngmại đặt tại các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau Nếu một bê có hơn một trụ
sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở thương mại có tisng liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp
Trang 17đồng Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy bên cư trú thường xuyên của họ(Điều 10 Công Ước Viên 1980) Có thể thấy tính quốc tế ở đây được thể hiện qua chủ thể
là ở chỗ các bên ký kết hợp đồng có khác quốc tịch Hay nói cách khác là sự mua bánhàng hóa có yếu tố nước ngoài đối với một trong hai bên chủ thể
Về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được chuyển qua biên giới củamột nước, tức là có thể được chuyển từ nước này sang nước khác Thông thường hànghóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ được dịch chuyển qua lạiqua biên giới của một hoặc nhiều quốc gia khác nhau Song có những trường hợp hànghóa không cần hoặc không thể dịch chuyển qua biên giới vẫn là đối tượng của hợp đồngnày Ví dụ: Hợp đồng mua bán được giao kết giữa một bên là công dân Việt Nam và mộtbên là công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài, hàng hóa mà các bên hướng đến đangtồn tại ở Việt Nam Khi đó, dù hàng hóa có được chuyển ra ngoài lãnh thổ Việt Nam haykhông thì hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do đã thỏamãn điều kiện chủ thể hợp đồng cư trú tại các quốc gia khác nhau
Đồng tiền thanh toán giữa người bán và người mua thường là ngoại tệ đối vớimột trong hai bên Nếu đối với các hợp đồng
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng, mua bánhàng hóa là một giao dịch chủ yếu Ở quy mô trong nước, mua bán hàng hóa thực hiệnchức năng trao đổi hàng hóa trong xã hội; ở quy mô quốc tế, nó làm nhiệm vụ trao đổihàng hóa giữa các nước thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa
Việc mua bán hàng hóa giữa các thương nhân thuộc các nước khác nhau xuất phát
từ lợi thế so sánh giữa các nước Mỗi nước có những lợi thế tương đối so với các nướckhác về một số lĩnh vực hàng hóa Vì vậy, một nước sẽ xuất khẩu những mặt hàng này vànhập khẩu những mặt hàng khác mà mình ít có lợi thế hơn.[ ] Tuy những loại hình giaodịch kinh doanh quốc tế mới xuất hiện ngày càng nhiều như cung ứng dịch vụ quốc tế,đầu tư quốc tế… song mua bán hàng hóa quốc tế vẫn có giá trị quan trọng hơn cả trongcác giao dịch kinh doanh quốc tế Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động muabán hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, diễn ra tại các địa điểm trên nhiềunước khác nhau, với những yếu tố khác biệt về địa lý, lịch sử, khí hậu, cũng như các yếu
tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, tôn giáo… Chính vì mang tính phức tạp hơn hoạtđộng mua bán hàng hóa trong nước và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn nên hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế đòi hỏi cần có một hệ thống pháp luật điều chỉnh phù hợp cho các hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 18Ngoài ra, tính quốc tế trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng sẽ làmphát sinh những vấn đề pháp lý đặc thù so với mua bán hàng hóa trong nước Đó có thể làvấn đề rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này sang quốc giakhác, rủi ro trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế, hay hiện tượng xung đột pháp luật,…dẫn đến tranh chấp Giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi một cơ sở pháp lý vững chắc, cótính thống nhất cao
Mặt khác, trước thực tiễn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộnggiao lưu mối quan hệ thương mại với các nước thì đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là việclàm cần thiết Vì thế, việc Nhà nước ta ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hợpđồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng có thể đưa hoạt độngmua bán hàng hóa đi đúng hướng; phần nào giúp các chủ thể trong quan hệ mua bán hànghóa quốc tế được tự do thỏa thuận hợp đồng trong khuôn khổ pháp luật; thúc đẩy thươngmại quốc tế; đồng thời tạo điều kiện để Nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động mua bánhàng hóa của các chủ thể trong nền kinh tế
Với những yêu cầu riêng biệt kể trên, việc ra đời của pháp luật điều chỉnh hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng cần thiết, không những làm cơ sở pháp lý cho hoạtđộng thương mại quốc tế diễn ra suôn sẻ hơn mà còn tạo điều kiện thúc đẩy hoạt độngmua bán hàng hóa quốc tế, tăng cường quản lý Nhà nước về kinh tế và thúc đẩy phát triểnkinh tế đa phương tại nước ta
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Cũng giống như pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, pháp luật vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm có các nội dung cơ bản như giao kết hợp đồng
và thực hiện hợp đồng Tuy vậy, ở mỗi nội dung cụ thể pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế lại có những sự khác biệt nhất định được tạo nên bởi tính quốc tế của
nó Từ thực tế hiện nay việt nam đã gia nhập công ước viên năm 1980 nên việc vận dụngpháp luật quốc tế vào điều chỉnh hợp đồng chủ yếu vận dụng văn bản này và một số vănbản khác như bộ nguyên tắc Unidrot và incoterm phiên bản 2010 Chính vì vậy khi phântích pháp luật quốc tế sẽ chỉ được giới hạn trong các quy định của công ước viên 1980
và một vài điều trong bộ nguyên tắc Unidroit
1.2.2.1 Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo pháp theo Công ước Viên 1980
Theo pháp luật của Công Ước Viên thì pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế được quy định thành bảy nội dung cơ bản như: hàng hóa, giá cả , thanhtoán, giao nhận hàng hóa và chứng từ, bảo quản hàng hóa, kiểm tra hàng hóa và chuyểngiao rủi ro
Thứ Nhất : Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 19Hàng hóa là đối tượng trong hợp đồng mua bán quốc tế, được Công Ước Viên 1980định nghĩa là hàng hóa tại điều 2 của công ước này
Theo đó Điều 2 của Công Ước viên 1980 quy định : “Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế
b Bán đấu giá
c Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật
d Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
e Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí
f Ðiện năng”
Có thể thấy rằng Công Ước này đã định nghĩa hàng hóa theo phương pháp loại trừ
mà không liệt kê các loại hàng hóa Đối với những hàng hóa không rơi vào trường hợp ởđiều 2 của công ước này thì được coi là hàng hóa trong hợp đồng Kể cả các loại hànghóa như bất động sản, động sản, vật gắn liền với đất đều có thể được coi là hàng hóa theocông ước này, mặc dù nó không phải là hàng hóa trong hợp đồng theo quy định pháp luậtcủa Việt Nam
Ngoài ra để điều chỉnh về vấn đề hàng hóa trong hợp đồng Công ước viên còn quyđịnhvề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng tại Điều 35 quy định
“1 Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.
Đây là nguyên tắc điều chỉnh về vấn đề hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Nguyên tắc này thể hiện ý chí tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợpđồng là điều tiên quyết
Tuy nhiên trong trường hợp các bên chủ thể không quy định điều khoản về hàng
hóa trong hợp đồng thì theo Công ước viên 1980 khoản 2 điều 35 quy định: “Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:
a Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.
b Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.
Trang 20c Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.
d Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó”
Theo điều này thì quy định về hàng hóa phù hợp với hợp đồng cũng được quy địnhtheo phương pháp loại trừ Hàng hóa không rơi vào khoản 2 điều 35 thì sẽ được xem làhàng hóa phù hợp với hợp đồng Có thể nói với phương pháp loại trừ Công ước Viên
1980 đã tạo ra một khung pháp lý rộng hơn cho các chủ thể tham gia hợp đồng Việc liệt
kê các loại hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có thể sẽ dễ hơn cho các chủ thể khi
áp dụng điều khoản về hàng hóa trong hợp đồng Tuy nhiên để xác định được hàng hóaphù hợp hay không phù hợp thì các bên trong hợp đồng nên quy định về các phươngpháp xác định, theo như điều 2 thì việc xác định tính phù hợp hàng hóa bằng mặt hàngcùng loại là không dễ dàng vì mỗi thị trường lại có một mục đích sử dụng khác nhau.Việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng dẫn đến những hậu quả pháp lý như bên muahủy hợp đồng, bên mua từ chối thanh toán Vì vậy các điều khoản về hàng hóa cần đượcchú ý trong hợp đồng
Thứ Hai: Giá của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Xác định giá là quyền và nghĩa vụ của bên bán, thông thường các quy định về cáchtính giá thường được quy định rất chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng bởi vì đây là mộtđiều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tuy nhiên trong một số trường hợp hợp đồng không quy định về các định giá thìtheo Công Ước viên hàng hóa có thể được tính bằng cách suy đoán theo hàng hóa tương
tự được bán trong điều kiện tương tự (Điều 55 Công Ước viên 1980) Tuy nhiên việcxem xét hàng hóa tương tự trong điều kiện tương tự là rất khó, vì mỗi hàng hóa đều cóđặc điểm riêng
Ngoài Công Ước Viên 1980 thì Bô nguyên tắc cũng quy định về vấn đề xác địnhgiá.Theo bộ nguyên tắc uni droit thì việc xác định giá cả được quy định như sau:
“ ĐIỀU 5.1.7: Xác định giá
“1 Khi hợp đồng không ấn định giá hoặc không đưa ra phương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng được coi như, trừ chỉ dẫn ngược lại, đã hướng tới mức giá thông thường được áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng tại cùng ngành hàng, cho cùng công việc thực hiện trong hoàn cảnh tương tự, hoặc nếu không có mức giá này, thì hướng tới mức giá hợp lý.
Trang 212 Khi mức giá do một bên ấn định rõ ràng là phi lý, thì một mức giá hợp lý sẽ thay thế,dù cho hợp đồng có quy định ngược lại.
3 Khi bên thứ ba có trách nhiệm ấn định mức giá nhưng không thể hoặc không muốn làm việc này, thì một mức giá hợp lý sẽ được xác định.
4 Khi mức giá được ấn định thông qua tham khảo một yếu tố, mà yếu tố này không tồn tại, đã chấm dứt tồn tại hay không thể tham chiếu, thì một yếu tố tương đương gần nhất sẽ thay thế”
Có thể thấy cả công ước viên và bộ nguyên tắc có những quy định tương đồng vớinhau về quy định về cách thức xác định giá cả trong trường hợp đối với loại hợp đồngkhông quy định giá cả thì có thể dựa vào giá cả của các loại hàng hóa tương tự trongnghành hàng hoặc bên thứ ba có trách nhiệm đưa ra định giá Tuy nhiên trong trườnghợp bên thứ ba có quyền không muốn hoặc từ chối định giá hàng hóa thì vẫn có thể đưa
ra mức giá hợp lý khác, nhưng trong hai văn bản trên lại không đưa ra các quy định bổsung cho trường hợp nếu bên thứ ba từ chối định giá Điểm này là điểm thiếu xót của vănbản quốc tế cần bổ sung Những quy định này góp phần xác định chính xác giá trị củahàng hóa , giá trị hợp đồng nhằm dễ dàng trong việc thực hiện các công việc khác ví dụnhư tính chi phí bảo hiểm Tuy nhiên trong mua bán hàng hóa quốc tế việc xã định giá trịhàng hóa của một hợp đồng không hề dễ dang do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố hay cáctập quán kinh tế mà hai bên chủ thể lựa chọn
Tóm lại hiện nay theo pháp luật quốc tế việc xác định giá cả sẽ được xác định nhưsau Giá cả sẽ được xác định là giá theo hợp đồng, Trong trường hợp hợp đồng khôngquy định thì sẽ có 3 cách xác đinh là: xác định theo khối lượng, theo giá cả hàng hóacùng nghành , theo người thứ 3 định giá
Thứ Ba: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trong hợp đồng thuộc về bên mua theo quy địnhtrong hợp đồng.Việc thanh toán không chỉ có tiền hàng mà còn bao gồm các loại luật lệ
và chi phí giúp bên mua thực hiện nghĩa vụ ( Điều 54 Công ước viên 1980) Theo đóngoài tiền hàng thì bên mua phải thanh toán các khoản chi phí như phí chuyển tiền , cácloại phí theo quy định ngân hàng phải mở L/C nếu các bên thỏa thuận dùng biện phápthanh toán này Nếu hai bên không quy định thì nghĩa vụ thanh toán tuân theo quy địnhcủa Công ƯớcViên 1980 về trách nhiệm thanh toán tiền hàng của người mua Cụ thể cácquy định về thanh toán theo công ước viên được quy định theo hai nội dung: Địa điểmthanh toán, Thời gian, ngoài ra bộ nguyên tắc Unidroit 2004 còn quy định về các công cụthanh toán
Về thời gian thanh toán nếu trong hợp đồng không quy định thì theo điều 58
Công Uớc Viên 1980 quy định: “1 Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào
Trang 22một thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng
từ nhận hàng Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.
2 Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.
3 Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó.”
Theo quy định của điều 58 này có thể thấy rằng công ước viên bảo vệ quyền lợi của
cả 2 bên chủ thể trong hợp đồng đặc biệt là người bán Kể cả trong trường hợp khôngquy định thời gian thanh toán thì người mua vẫn phải thanh toán cho người bán tại 2 thờiđiểm đó là thời điểm sau khi nhận chứng từ hoặc sau khi nhận hàng Đối với trường hợphợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa thì thời gian thanh toán có thể là thời điểmngười bán giao hàng hoặc giao chứng từ, đối với điều kiện này sẽ phụ thuộc vào các điềukiện vận chuyển mà 2 bên lựa chọn theo tập quán vận chuyển quy định thời gian giaohàng và chứng từ
Về địa điểm thanh toán, tất cả các nghĩa vụ thanh toán trên đều phải phù hợp vớihợp đồng mà hai bên đã giao kết Tuy nhiên trong trường hợp hợp đồng không quy định
rõ địa điểm thanh toán thì người mua có quyền lựa chọn thanh toán :tại nơi có trụ sởthương mại của người bán hoặc tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phảiđược làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ Điều này được quy định tại điều 57của công ước viên 1980 Quy định này nhằm giúp các bên hạn chế được tranh chấp trong
vi phạm nghĩa vụ về thanh toán, Chỉ cần hợp đồng lựa chọn công ước viên điều chỉnhhoặc các bên là thành viên của công ước viên thì có thể áp dụng điều khoản trên
Khi người bán thay đổi địa điểm thanh toán hoặc trụ sở thương mại sau khi ký hợpđồng thì mọi chi phí phát sinh thêm do việc chuyển địa điểm do người bán chịu tráchnhiệm Quy định này có thể cho thấy nghĩa vụ thanh toán của người mua là nghĩa vụthanh toán những chi phí đã cam kết theo hợp đồng và các chi phí để thực hiện nghĩa vụthanh toán
Ngoài các quy định về thời gian và địa điểm thanh toán theo Công Ước Viên
1980 thì theo Bộ nguyên tắc Unidroit 2004 quy định về công cụ thanh toán được quy
định từ điều 6.1.7 đến điều 6.1.10 chủ yếu quy định về các công cụ thanh toán “ĐIỀU 6.1.7 Thanh toán bằng séc hoặc bằng các công cụ khác
Trang 231) Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương thức nào được sử dụng theo các điều kiện thương mại thông thường tại địa điểm thanh toán.
2) Tuy nhiên, nếu bên có quyền chấp nhận séc, lệnh trả tiền khác hoặc cam kết trả tiền theo quy định tại khoản trên hoặc một cách tự nguyện thì chỉ được coi là đã làm việc
đó khi công cụ thanh toán đó đã được thanh toán.”
Theo quy định về hình thức này thì bộ nguyên tắc này cho phép sử dụng séc hoặccác công cụ khác như lệnh trả tiền hoặc cam kết trả nếu bên có quyền tức là bên đượcnhận đồng ý hoặc chấp nhận công cụ thanh toán này, Tuy nhiên trong quy định khôngchỉ rõ là người thanh toán sẽ hết nghĩa vụ khi nào bởi vì trên thực tế khi người có quyềnnhận séc từ tay người có nghĩa vụ thì thực tế là người đó chưa nhận được tiền
“ĐIỀU 6.1.8 Thanh toán bằng chuyển khoản
1) Trừ trường hợp bên có quyền chỉ định một tài khoản cụ thể, việc thanh toán có thể được thực hiện bằng cách chuyển khoản vào bất kỳ tổ chức tài chính nào mà bên có quyền cho biết là có tài khoản ở đó.
2) Trong trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản, bên có nghĩa vụ được giải phóng nghĩa vụ vào ngày việc chuyển khoản vào tổ chức tài chính của bên có quyền có hiệu lực.”
Với hình thứ bằng chuyển khoản thì bộ nguyên tắc này lại cho phép nếu không cóchỉ định một tài khoản nào cụ thể thì người có nghĩa vụ có thể chuyển khoản vào một tổchức thứ ba mà cả 2 bên cùng biết thông thường hình thức này có thể côi là hình thức ủythác thanh toán Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng khi 2 bên đều đã quen thuộc và tổchức tài chính này là uy tín Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này bên mua và bên bánđều có thể bị thiệt bở chính sách ngoại hối mà chính phủ nơi tổ chức này áp dụng
Có thể nói rằng quy định của công ước viên và bộ nguyên tắc đang bổ sung chonhau ở công ước viên quy định về rõ thời hạn thanh toán và địa điểm thanh toán, theo đóngười mua phải thanh toán đúng theo quy định trong hợp đồng Trong trường hợp khôngquy định thời gian thanh toán và địa điểm thanh toán thì bên mua có quyền thanh toánvào các thời điểm sau khi nhận được hàng hóa và chứng từ hoặc sau khi kiểm tra hànghóa tại các địa điểm như trụ sở của người bán hoặc văn phòng đại diện Đối quy địnhtrong bộ nguyên tắc thì quy định các trường hợp sử dụng công cụ thanh tóan có thể bằngchuyển khoản , bằng séc, bằng tiền mặt, bằng các công cụ khác có giá trị thanh toán nhưthư hoặc điện thanh toán Nhìn chung theo quy định của hai văn bản trên có thể khá đầy
đủ, đáp ứng nhu cầu thanh toán linh động nhanh chóng cho các đối tác cách xa nhau vềkhoảng các địa lý
Thứ Tư: Giao nhận hàng hóa và chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trang 24Nghĩa vụ giao nhận hàng hóa trong hợp đồng là nghĩa vụ của các bên chủ thể Theoquy định của công ước viên 1980 trong giao nhận hàng hóa thì nội dung này được chiatheo nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán và bên mua.
Đối với bên bán, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán Việc đảm bảothực hiện nghĩa vụ giao hàng của bên bán nhằm bảo vẹ quyền lợi của bên mua
Theo công ước viên 1980 quy định về nghĩa vụ giao hàng cụ thể như:
Giao hàng đúng địa điểm và thời gian khi hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng thìngười bán phải giao hàng tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng Trongtrường hợp hai bên không ấn định địa điểm giao hàng thì việc xác định địa điểm giaohàng theo Công ước viên được xác định như sau: giao hàng cho người chuyên chở đầutiên nếu hợp đồng có liên quan đến vận chuyển Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán làhàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xácđịnh hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biếtrằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì ngườibán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó Trong cáctrường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tạinơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng ( theo điều 31Công ước Viên 1980) Có thể thấy địa điểm giao hàng trong Công ước Viên luôn đúng
về lập trường của người mua Trên thực tế trong hợp đồng địa điểm giao hàng cần đượcxác định rõ và địa điểm này thường tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở Ví dụ khi so sánh haiđiều kiện giao hàng CIF và DDU, trong hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF tráchnhiệm giao hàng của bên bán được hoàn thành khi hàng hoá được giao lên tàu ở cảng đi.Theo điều kiện DDU bên bán chịu mọi rủi ro cho đến tận khi hàng hoá tới cảng đến vàthanh toán toàn bộ cước phí tới tận điểm đích…
Ngoài ra theo điều 33 Công ước Viên quy định
“a)Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.
b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.
c) Trong trường hợp khác, trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết.”
Theo điều này thì việc giao hàng đúng thời hạn làm bên bán có trách nhiệm hơn.Ngoài ra trong Công ước Viên người bán có thể giao hàng trước thời hạn( theo khoản 2điều 52), khi bên mua đồng ý cho bên bán giao hàng trước thời hạn thì bên mua phải
Trang 25thanh toán đúng theo hợ đồng và có quyền giao hàng thay thế hoặc sửa chữa những hànghóa không theo đúng yêu của hợp đông( điều 37)
Chuyển giao chứng từ đúng thời gian địa điểm
Chứng từ là một phần không thể thiếu của hàng hóa , chứng từ giúp hàng hóa trởnên hợp pháp Tuy nhiên việc chuyển giao chứng từ và hàng hóa lại là 2 hành vi hoàntoàn độc lập với nhau Tương tự như việc giao hàng giao chứng từ cần đúng địa điểm vàthời hạn Hơn nữa theo quy định tại điều 34 Công ước Viên 1980 người bán giao chứng
từ trước kỳ hạn, thì họ có thể trước khi hết thời hạn quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất
kỳ điểm nào không phù hợp với chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây chongười mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào
Song song với nghĩa vụ của bên bán là nghĩa vụ cua bên mua Có thể nói nhận
hàng vừa là quyền vừa nghĩa vụ của bên mua hàng Theo Công ước viên 1980 tại “điều
Thứ Năm: Bảo quản hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo công ước viên năm 1980 quy định về bảo quản hàng hóa sẽ thuộc trách nhiệmcủa người bán hoặc người mua trong các trường hợp:
Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc trong những trườnghợp khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến hành cùng một lúc, nếu hàng hóacòn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát của người bán thì người bán phải thực hiệnnhững biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa Việc bảoquản trong trường hợp này thuộc về trách nhiệm của người bán và những chi phí hợp lýcủa việc bảo quản sẽ do người mua chịu theo điều 85 Công ước Viên
Trong trường hợp này nếu việc bảo quản hàng hóa làm phát sinh chi phí bất hợp lýhơn so với việc bán hặc phát mại hàng óa đó thì người có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa cụthể là người mua có thể bán các loại hàng hóa đó với điều kiện phải thông báo chó bênmua biết và chi phí thu được từ việc bán hàng đó sẽ dùng vào việc bù đắp cho bên bán
Trang 26các chi phí bỏ ra cho việc bảo quản hoặc phát mại hàng hóa, phần còn lại phải trả cho bênkia Quy định này được quy định tại điều 88 của công ước viên tuy nhiên trên thự tế nếungười mua chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người bán thì phần chi phí còn lại nàykhông thể chuyển cho người mua đây là một điểm chưa rõ ràng của công ước viên 1980
Đối với hàng hóa sẽ bị hoàn trả cho người bán do không phù hợp với điều kiệncủa hợp đồng hoặc công ước viên thì trong thời gian chờ đợi các trách nhiệm để bảo quảnhàng hóa sẽ của người bán nếu người bán có người đại diện tại địa điểm chuyển giaohàng nếu không sẽ do người mua bảo quản và chi phí người bán chịu.( theo khoản 2điều 86 công ước viên ) Dù bên nào bị buộc phải có những biện pháp để bảo quản hànghóa có thể giao hàng vào kho của người thứ ba, chi phí bên kia phải chịu, với điều kiện làcác chi phí này phải hợp lý Quy định này của công ước viên nhằn hướng các bên đếnviệc có trách nhiệm với hàng và nhằm hạn chế các thiệt hại không đáng có và việc ngănchặn các tranh chấp sau này Điều này cũng là một điểm mà không được quy định trongpháp luật Việt Nam
Thứ Sáu: Kiểm tra hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Việc các bên qui định cụ thể về chất lượng và số lượng hàng hóa là cần thiết và bắtbuộc để bảo đảm quyền lợi cho các bên Tuy nhiên, làm thể nào để xác định hàng hóaphù hợp với chất lượng và số lượng được mô tả trong hợp đồng, các bên cần phải có cơchế kiểm tra hàng hóa Điều này được quy định trong công ước viên 1980 tại điều 38
“1 Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể
2 Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng
có thể được dời lại đến lúc hàng tới nơi đến
3 Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới.”
Theo điều này việc kiểm tra hàng hóa thuộc trách nhiệm của người mua, ngườimua có nghĩa vụ kiểm tra hàng trong thời gian ngắn nhất tại địa điểm giao nhận hàng đãquy định trong hợp đồng vận chuyên và nếu có thay đổi nơi giao hàng thì việc kiểm tra
có thể dời tiếp đến nơi nhận hàng tiếp theo
Ngoài ra người mua có thể kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán theo khoản 3
điều 58 công ước viên 1980: “ Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó”
Trang 27Nhìn chung quy định về kiểm tra hàng hóa được công ước viên quy định cụ thể, rõràng Theo Công ước viên 1980 thì nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa là một nghĩa vụ bắt buộcphải làm của bên mua hàng Tuy nhiên trong trường hợp bên mua không thực hiện kiểmtra hàng hóa thì bên bán có quyền thay bên mua kiểm tra hàng hóa dựa theo nhu cầu củabên mua mà bên bán đã biết Sau khi bên bán xác nhận thay cho bên mua thì bên bán phảicho bên mua một khoảng thời gian hợp lý để bên mua xác nhận lại việc kiểm tra của bênmua Nếu bên mua vẫn từ chối thì kết quả của việc xác nhận do bên bán làm thay có tínhchất bắt buộc Có thể thấy theo pháp luật của công ước viên thì việc kiểm tra là bắt buộcvới cả bên bán và bên mua Điều khoản này giúp cho một trong 2 bên phải có tráchnhiệm hơn đối với việc kiểm tra hàng hóa và ngăn chặn rủi ro, tranh chấp sẽ được hạnchế phát sinh.
Thứ bảy: Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong mua bán hàng hóa quốc tế việc chuyển giao rủi ro là một điều rất quan trọng ,
nó có ý nghĩa pháp lý to lớn trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trongtrường hợp có rủi ro xảy ra Theo công ước viên 1980 thì trong trường hợp xảy ra rủi rothì không có nghĩa là người mua được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho người bán.Trong tùy trường hợp mà mỗi bên phải chị trách nhiệm rủi ro
Đối với hàng hóa hư hỏng sau thời điểm chuyển giao rủi ro thì bên mua vẫn cótrách nhiệm thanh toán cho bên bán trừ trường hợp hỏng hóc đó là do bên bán gây ra màkhông thông báo cho bên mua Ví dụ công ty A mua của công ty B một nghìn tấn gạo vớiđiều kiện bên B giao hàng cho bên A vào ngày 1/1/2016 tại cảnh hải phòng Bên A đãgiao hàng đúng thời hạn và địa điểm tuy nhiên đến ngày 1/2/2016 gạo bị mốc Trongtrường hợp đó trách nhiệm do bên A chịu vì hàng hóa đã được chuyển giao cho bên A và
bị hỏng hóc sau thời điểm chuyrn rủi ro theo điều 66 Công ước viên 1980
Đối với hợp đồng không xác định thời điểm chuyển giao rủi ro thì việc xác địnhthời điểm chuyển giao rủi ro là thời điểm mà người bán giao hàng cho người chuyên trởthứ nhất chiếu theo hợp đồng Trong trường hợp người bán phải giao hàng cho ngườichuyên trở tại một địa điểm xác định thì người bán phải tuân thủ điều iện đó nếu khôngthì mọi rủi ro vẫn thuộc trách nhiệm của người bán Tuy nhiên trong trường hợp cóngười thứ ba chuyên chở người bán được xem là hết trách nhiệm khi giao hàng và nhậnđược chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứphương pháp nào khác Tuy nhiên viêc nhận chứng từ hay thông báo từ người vậnchuyển không đồng nghĩa với việc người bán phải giao chứng từ hàng hóa hay một vănbản tương tự theo điều 67 công ước viên 1980 Ví dụ : công ty A ký hợp đồng với công
ty B theo điều kiện giao hàng EXW( giao hàng tại xưởng) trong hợp đồng có quy định
Trang 28công ty C là bên chuyên chở Vậy thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp này làsau khi công ty A giao hàng cho công ty c tại xưởng và nhận được chứng từ vận chuyểncủa công ty C.
1.2.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế theo pháp theo pháp luật Việt nam
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một phần trong hợp đồng thương mại vì vậycũng chịu sự điều chỉnh của luật Thương mại 2005 Theo luật thương mại 2005 thì nộidung về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được phân chia tương tự nhưtrong Công ước Viên 1980, vì vậy nội dung này cũng được chia làm 6 nội dung: hànghóa, giá , thanh toán, giao nhận hàng và chứng từ , kiểm tra hàng hóa,và chuyển giao rủiro
Thứ Nhất: Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa về hàng hóa tại khoản 2 điều 3
“Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.” Tuy nhiên các điều 28, 29 , 30 của luật này
pháp luật Việt nam lại quy định đối tượng của hàng hóa quốc tế là hàng hóa có thể dịchchuyển được qua các hình thức xuất nhập khẩu thông thường Như vậy, nếu đối tượngcủa hợp đồng mua bán là bất bộng sản, vật gắn liền với đất đai thì không thể dich chuyểntheo hình thức xuất nhập khẩu Hơn nữa hàng hóa là bất động sản , động sản là thuộcdanh mục hàng hóa cấm theo khoản 3 điều 28 luật Thương mại 2005 Vì vậy có thể nóihàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam không baogồm các loại động sản , bất động sản và các loại hàng cấm xuất nhập khẩu theo quy địnhcủa chính phủ
Về chất lượng và số lượng của hàng hóa trong hợp đồng được các bên của hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về số lượng hàng hóa
cụ thể hoặc số lượng hàng hóa được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thươngmại quốc tế như chiếc, mét vuông, kilôgam hay bằng đơn vị nào khác tùy theo tính chấtcủa hàng hóa Chất lượng hàng hóa giúp xác định chính xác hơn đối tượng của hợp đồngtheo nhu cầu của người mua với những tính năng, kích thước, quy cách nhất định Thỏathuận cụ thể về số lượng và chất lượng hàng hóa là cơ sở để xác định giá cả một cách tốtnhất Trách nhiệm của các bên cũng sẽ khác nhau với mỗi phương pháp xác định chấtlượng hàng hóa, có các phương pháp xác định chất lượng như dựa vào các phẩm cấphoặc các tiêu chuẩn (ISO 9001, TCVN…), dựa vào mẫu hàng hóa, dựa vào nhãn hiệuhàng hóa hay điều kiện kỹ thuật… Song song với đó, một số thị trường lại có các quyđịnh riêng về chất lượng hàng hóa mà các bên khi giao kết hợp đồng cần quan tâm như: