Nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 46)

hoạt động ngân hàng.

Đối với sản phẩm, dịch vụ mới.

Quy trình phát triển sản phẩm tại Techcombank gồm : Đề nghị phát triển sản phẩm – Xem xét đồng ý – Xây dựng sản phẩm – Phê duyệt cho phép – Triển khai sản phẩm – Xác nhận giá trị sử dụng. Trong quy trình trên, ngoài các nội dung cơ bản của phương ỏn phỏt triển sản phẩm dịch vụ mới như : Sản phẩm dịch vụ dự định đáp ứng cho nhu cầu nào, phục vụ cho nhóm khách hàng nào, ở đâu, thời gian nào ; Sản phẩm dịch vụ dự kiến đem lại những tiện ích gì cho khách hàng.; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của Techcombank không ; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có tạo ra sự khác biệt và ưu thế riêng của Techcombank hay không ; Sản phẩm dịch vụ dự kiến có đáp ứng các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu trong chính sách phát triển sản phẩm của Techcombank là : đơn giản, quản lý và kiểm soát tự động trên

nền tảng công nghệ hiệu quả.; Yêu cầu đầu tư cho việc xây dựng và triển khai sản phẩm dịch vụ là gì. Sản phẩm dịch vụ dự kiến có đem lại hiệu quả cho Techcombank khụng (xột cả hiệu quả định lượng, định tớnh)…….phương ỏn phỏt triển sản phẩm dịch vụ mới phải chỉ rõ cho được các yếu tố liên quan đến rủi ro:

- Rủi ro và phương án kiểm soát rủi ro cựng cỏc yếu tố pháp lý. - Kế hoạch triển khai, hỗ trợ, kiểm soát , đo lường và đánh giá.

Trong quá trình xây dựng sản phẩm, để đảm bảo có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro khác nhau, bắt buộc phải có sự tham gia và đóng góp ý kiến của các phòng ban có liên quan như :

- Phòng Kế toán tài chính : tham gia ý kiến về khía cạnh tài chính, kế toán, hạch toán, hiệu quả của sản phẩm.

- Phòng Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ : kiểm tra và tham gia ý kiến về mặt pháp lý và kiểm soát tuân thủ.

- Trung tâm điện toán và Ứng dụng công nghệ : tham gia ý kiến về khả năng ứng dụng, kiểm soát và hỗ trợ của công nghệ.

- Phòng Kế hoạch và Quản trị rủi ro : tham gia ý kiến về khía cạnh rủi ro của sản phẩm cũng như sự phù hợp của chiến lược chính sách của Ngân hàng và phương án đo lường, đánh giá hiệu quả của sản phẩm dịch vụ dự kiến.

- Phòng Marketing : tham gia ý kiến về phân tích nhu cầu, độ lớn của thị trường, phương ỏn phõn phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường, đồng thời phối hợp tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường.

- Phòng Quản lý chất lượng : tham gia về các khía cạnh tiêu chuẩn hóa và chất lượng của sản phẩm. Chậm nhất sau 3 tháng kể từ thời điểm triển khai sản phẩm dịch vụ mới và định kỳ 6 tháng một lần, phải xem xét và đánh giá hiệu quả các mặt của sản phẩm và báo cỏo lên Tổng Giám đốc để có giải pháp tiếp tục phát triển, củng cố hay dừng hoạt động của các sản phẩm dịch vụ mới.

Đối với sản phẩm và dịch vụ đang hoạt động.

Hàng năm, cỏc Phũng Ban như: Phát triển sản phẩm, Marketing, Quản lý chất lượng….phối hợp thực hiện đánh giá lại những sản phẩm và dịch vụ đã đưa vào sử dụng, đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả trờn cỏc phương diện của sản phẩm và dịch vụ và báo cáo lên Tổng Giám đốc để có quyết định xử lý kế tiếp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 46)