Xây dựng các phương án QLRRTD

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 34)

Xây dựng cơ cấu tổ chức QL RRTD

Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank.

Năm 2010, Khối Quản trị rủi ro đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban kiểm toán và rủi ro - ARCO (thuộc Hội đồng Quản trị), tham gia vào Ủy ban Quản lý tài sản nợ có - ALCO (thuộc Ban Điều hành) để xem xét điều chỉnh kịp thời, thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, trong mỗi khối kinh doanh đều có bộ phận phân tích và đánh giá mức độ rủi ro đối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng. Việc kiểm soát rủi ro theo hướng tập trung kết hợp với phân cấp nhiều tầng đảm bảo cho Techcombank đánh giá đúng và đủ các rủi ro có thể gặp phải để xây dựng các chính sách phòng ngừa thích hợp.

HĐQT

UB QL Tài sản nợ & có

UB Kiểm toán & QLRR Ban TGĐ Khối QTRRTD Quản trị RRTD Chính sách tín dụng Thẩm định phê duyệt tín dụng Đánh giá & QLTS đảm bảo Giám sát tín dụng và quản lý khoản vay có

Chính sách quản lý RRTD

Quản lý rủi ro tín dụng là trọng tâm trong mọi hoạt động của Ngân hàng thương mại. Để quản lý rủi ro tín dụng một cách tổng thể trong hệ thống Techcombank, chính sách tín dụng của Techcombank là một phương châm hành động, một tập hợp cách tiếp cận và giải quyết vấn đề được xây dựng từ cá nguyên tắc cơ bản, lành mạnh.

 Phát triển kinh doanh

Phát triển kinh doanh là quá trình tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng hiện tại và khách hàng mới. Để thực hiện việc phát triển kinh doanh có tính đồng bộ, hiệu quả và nhất quán cũng như góp phần xây dựng văn hóa tín dụng lành mạnh trong ngân hàng, Techcombank yêu cầu phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Phát triển kinh doanh phải có kế hoạch

- Phải tổ chức và theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra.

- Phải phối hợp các bộ phận liên quan trong việc lập, tổ chức, theo dõi việc thực hiện kế hoạch

- Phải tuân thủ các quy định chung của Ngân hàng liên quan đến việc phát triển kinh doanh.

 Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi nỗ lực nhằm quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Chức năng cơ bản của phân tích tín dụng là xác định và đánh giá mức độ rủi ro liên quan đên việc cung cấp tín dụng. Để làm được điều này phân tích tín dụng phải chỉ ra tất cả các loại rủi ro đối với khách hàng và Ngân hàng. Các nguyên tắc của Techcombank:

- Phân tích tín dụng đòi hỏi phải xử lý (kiểm tra, thẩm định và phân tích) thông tin do khách hàng cung cấp chứ không đơn thuần là nhận thông tin.

- Phải thực hiện việc thẩm định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các yếu tố hình thành rủi ro liên quan đến khoản vay.

- Phải sử dụng kết quả thẩm định, phân tích, đánh giá để đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho phù hợp.

 Cấu trúc khoản vay

Cấu trúc khoản vay là việc xác định các điểu kiện và điểu khoản để Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho khách hàng. Các điều kiện về lãi suất, thời hạn trả, hình thức đảm bảo cho khoản vay và các điều khoản hạn chế cần phải được xác

định sao cho phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng trong mối tương quan với các mức độ rủi ro khác nhau. Các nguyên tắc của Techcombank:

- Phải hiểu rõ mục đích của khoản vay, nguồn trả nợ, mức độ đều đặn nguồn trả nợ, thời hạn để có thể xác định sản phẩm tín dụng cho phù hợp: món, hạn mức. luân chuyển, trung dài hạn,…

- Xác định khả năng và nghĩa vụ trả nợ cho phù hợp với khoản vay - Xác định cách thức theo dõi khoản vay và duy trì quan hệ khách hàng - Phải tuân thủ các tiêu chuẩn cho vay được nên trong các văn bản còn hiệu lực của Techcombank

 Phê duyệt

Phê duyệt khoản vay là khâu cuối cùng trong cấu trúc khoản vay. Không cso một chuẩn mực chung nào về trình tự phê duyệt, cơ cấu phê duyệt, thẩm quyền phê duyệt cho tất cả các Ngân hàng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Định hướng chiến lược hoạt động, cơ cấu tổ chức, năng lực quản lý,..Nguyờn tắc của Techcombank:

- Phải dựa trên kết quả thẩm định và tái thẩm để đi đến quyết định phê duyệt

- Phải tuân thủ các quy định của Hộ đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Phải đảm bảo tính chất nhất quán, tuân thủ các quy định, quy chế của ngân hàng ở tất cả các cấp phê duyệt

- Không được tạo ra tắc nghẽn trong chu trình phê duyệt hồ sơ ở các cấp

 Lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố/ thế chấp Nguyên tắc đặt ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập hồ sơ tín dụng là công việc phải làm ngay sau khi khoản vay được phê duyệt

- Việc nhận tài sản đảm bảo chỉ được coi là hoàn tất sau khi đã hoàng thành cách thủ tục pháp lý theo quy định cảu Techcombank và Ngân hàng Nhà nước

- Việc lõp/ lưu trữ hồ sơ tín dụng phải tuân thủ các quy định/ quy chế hiện tại của ngân hàng.

 Theo dõi khi cho vay

 Xử lý các khoản vay có vấn đề Nguyên tắc của Techcombank:

- Phải vận dụng mọi biện pháp nhằm thu hồi khoản vay trước khi tính đến việc thanh lý tài sản đảm bảo

- Phải giải quyết triệt để các khoản vay có vấn đề

- Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong việc xử lý các khoản vay có vấn đề

- Tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật và quy định của Techcombank.

Trong năm 2010, chính sách quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, đặc biệt đã cải tiến và ban hành hàng loạt văn bản quan trọng: Khẩu vị rủi ro tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, Chính sách tín dụng, Quy định cho vay, Quy định bảo lãnh, Quy định về phê duyệt tín dụng, Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp và một số chỉ thị tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng cho một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của Techcombank. Khối quản trị rủi ro cũng hoàn thành phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo dự án trên cơ sở mô hình quản trị rủi ro tín dụng do McKinsey tư vấn. Bước đầu đã triển khai thí điểm hệ thống xếp hạng này tại 6 chi nhánh, tiến tới triển khai đại trà trên toàn hệ thống vào năm 2011.

Quy trình tín dụng

TRÁCH NHIỆM TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Chuyên viên khách hàng Tiếp thị, tiếp xúc KH, Tiếp nhận hồ sơ. Thẩm định, phân tích hồ sơ

Chuyên viên khách hàng Chuyên viên TĐ& QLRRTD Chuyên viên KS& HTKD

Kiểm tra, định giá TSĐB Thẩm định TSĐB

Lãnh đạo phòng kinh doanh

Ban TĐ&QLRRTD Kiểm soát, tái thẩm định Giám đốc TTKD

Giám đốc/HĐTD chi nhánh Ban TGĐ/ HĐTD Hội sở

Phê duyệt

Chuyên viên khách hàng Lập thông báo TD/ thỏa thuận khách hàng Chuyên viên KS&HTKD

Chuyên viên khách hàng

Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận TSĐB

Chuyên viên KS&HTKD Ban GĐ chi nhánh Giám đốc TTKD

Soạn thảo và ký kết HĐTD, GNN&CKTN

(Nguồn: sổ tay tín dụng Techcombank)

Phân loại các khoản vay

Phân loại các khoản vay, Techcombank tuân theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN được nêu chương I. Việc phân loại nợ giúp cho ngân hàng theo dõi các khoản vay tốt hơn và đặc biệt hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi không được trả đúng hạn như trên hợp đồng. Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng của rủi ro tín dụng và việc phát sinh nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn thường được hiểu là nợ thuộc nhóm 3,4,5.

Quản lý nợ có vấn đề

Các khoản vay được xếp vào loại khoản vay có vấn đề và đòi hỏi phải có sự theo dõi đặc biệt khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính làm ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phải điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng để tăng khả năng thu hồi tiền vay hoặc tiến hàng thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (techcombank) (Trang 34)