1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Đau dây thần kinh V do khối u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não – nhân một trường hợp

3 114 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 223,79 KB

Nội dung

Đau dây thần kinh số 5 là một bệnh lý thường gặp. Đa số các trường hợp đau do sung khắc mạch máu thần kinh tại vùng góc cầu tiểu não. Tuy nhiên, các khối u vùng này cũng có thể gây ra đau dây 5 điển hình. Nang thượng bì góc cầu tiểu não cũng là nguyên nhân thường gặp.

Trang 1

Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

ĐAU DÂY THẦN KINH V DO KHỐI U NANG THƯỢNG BÌ

VÙNG GÓC CẦU TIỂU NÃO – NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP

Dương Trung Kiên*, Nguyễn Đình Hưng*, Nguyễn Công Tô*, Lương Minh Quang*, Dương Đình Tuấn*,

Nguyễn Mạnh Hùng*

TÓM TẮT

Đau dây thần kinh số 5 là một bệnh lý thường gặp Đa số các trường hợp đau do sung khắc mạch máu thần kinh tại vùng góc cầu tiểu não Tuy nhiên, các khối u vùng này cũng có thể gây ra đau dây 5 điển hình Nang thượng bì góc cầu tiểu não cũng là nguyên nhân thường gặp Chúng tôi báo cáo một trường hợp đau dây V do u nang thượng bì được phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội)

ABSTRACT

EPIDERMOID CYST IN THE CEREBELLOPONTINE ANGLE PRESENTING

WITH TRIGEMINAL NEURALGIA – A CASE REPORT

Duong Trung Kien, Nguyen Dinh Hung, Nguyen Cong To, Luong Minh Quang, Duong Dinh Tuan, Nguyen Manh Hung * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 19 - No 6 - 2015: 266 - 268

Trigeminal neuralgia is a quite popular Most of cases are caused by neuro- vessel conflict at cerebello- pontine angle However, tumors at this site sometimes are the main causes of typical trigeminal neuralgia Epidermoid cyst is one of them We describe a case of trigeminal neuralgia due to epidermoid cyst in the Cerebellopontine Angle at Departement of Neurosurgery – Saint Paul Hospital (Hanoi)

U nang thượng bì là một thương tổn lành

tính, chiếm tỷ lệ 1-2% các loại u nội sọ Vị trí xuất

hiện có thể ở vùng trên yên, sàn não thất IV,

trong nhu mô não… trong đó vị trí vùng góc cầu

tiểu

não

chiế

m tỷ

lệ cao nhất từ 40-50% u nang biểu bì nội sọ, và là

thể u gặp thứ 3 sau u sợi thần kinh, u màng não

ở vùng này(5,8) Triệu chứng lâm sàng của khối u

nang biểu bì vùng góc cầu tiểu não có biểu hiện

bằng đau dây thần kinh V, liệt mặt(7)

BỆNH ÁN

Bệnh nhân nữ 54 tuổi, vào viện với triệu

chứng đau nửa mặt bên phải, kèm theo đau đầu

tăng dần từ 3 năm

Điều trị bằng Tegretol 200mg x 4 viên/ngày,

nhưng không có kết quả

Khám lâm sàng, bệnh nhân tỉnh, cơn đau nửa mặt xuất hiện đột ngột, cảm giác tê buốt nửa mặt bên phải

Phim chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy

hình ảnh khối u nang vùng góc cầu tiểu não bên phải

Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, lựa chọn đường vào sau xoang xích ma (retrosigmoid approach) Mở màng cứng và lật về phía xoang Hút bớt dịch não tủy để làm xẹp nhu mô não, tạo điều kiện tiếp cận với dây V, thấy khối u nằm bao quanh phức hợp dây V Tiến hành lấy u trong bao

để lại vỏ, gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh Đóng lại màng cứng, và đóng vết mổ theo giải phẫu Kết quả giải phẫu bệnh là u nang thượng bì

* Khoa ngoại thần kinh, bệnh viện Saint Paul

Tác giả liên lạc: Ths Bs Dương Trung Kiên, ĐT: 0904303147, Email: duongtkien@gmail.com

Trang 2

Y Học TP Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015 Nghiên cứu Y học

Hình 1: Ảnh chụp CHT sọ não và tiêu bản xét nghiệm giải phẫu bệnh

BÀN LUẬN

U nang thượng bì được xem là một loại

thương tổn bẩm sinh do sự vùi của những yếu tố

ngoại bì trong giai đoạn đóng ống thần kinh tại

tuần phôi thứ 3-5(4) Tuy nhiên loại u này phát

triển rất chậm do không phải tăng sinh như

những khối u thực thụ khác mà lớn lên bằng

cách tích tụ những sản phẩm của quá trình tróc

vẩy của lớp biểu mô, do đó khi bệnh nhân lớn

tuổi, khối u mới có biểu hiện lâm sàng Theo

Kobata, triệu chứng lâm sàng gây ra bởi khối u

nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não là giảm

thính lực (37,6%), đau dây V (29,7%), chóng mặt,

liệt mặt (19,4%)(6). Jannetta và Baker nhận xét

rằng, triệu chứng đau dây V do khối u vùng góc

cầu tiểu não rất khó phân biệt trên lâm sàng với

biểu hiện đay dây V do xung đột thần kinh mạch

máu(1) Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau dây V

xuất hiện ở bệnh nhân trẻ tuổi, thời gian biểu

hiện bệnh kéo dài, thường là đặc điểm của khối

u vùng góc cầu tiểu não, trong đó có u nang

thượng bì(8,10)

Cơ chế bệnh sinh của đau dây V do khối u

nang thượng bì còn chưa rõ ràng: sự chèn ép

trực tiếp lên dây thần kinh tại vùng rễ ra (Root

Entry Zone – REZ), sự thế chỗ của dây V và

chèn ép lên mạch máu tại REZ hoặc phối hợp

cả hai cơ thế trên(2,4).Trong trường hợp khối u

bọc lấy toàn bộ dây V, chất keratin bên trong

khối u tạo sự kích thích được cho là nguyên nhân gây đau(10)

Bản chất của u nang thượng bì là những mảnh keratin, cholesterol đôi khi là protein và calci Do đó đậm độ trên phim chụp cắt lớp vi tính được quyết định bởi nồng độ các chất này Hầu hết các trường hợp đậm độ của u giống như dịch não tủy và tín hiệu thường đồng nhất(9) Vị trí của u thường ở các khoang dịch não tủy, vỏ u không bắt thuốc cản quang, nên rất khó phân biệt với nang màng nhện trên phim chụp cắt lớp

vi tính Việc chẩn đoán xác định u nang thượng

bì cần dựa vào phim chụp cộng hưởng từ Với chuối xung T1W, T2W và T2 khử nước cho thấy tín hiệu của u nang thượng bì hầu hết là giống với dịch não tủy, không bắt thuốc và không có dấu hiệu phù não quanh u(3) Do đó, một số tác giả đề nghị làm thêm chuỗi xung Flair, Diffusion

và CISS để phân biệt u nang thượng bì và nang màng nhện Trên những chuỗi xung này, tín hiệu của u cao hơn nhiều so với dịch não tủy và nhu mô não xung quanh Đây là hình ảnh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp đánh giá còn u sau phẫu thuật hay không(9)

Tỷ lệ phẫu thuật lấy bỏ được toàn bộ khối u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não theo y văn

từ 18-97%(6,10). Tuy nhiên, do xu thế phát triển lan rộng cũng như tính chất bám dính của khối u, nên việc lấy bỏ được toàn bộ không dễ dàng

Trang 3

Nghiên cứu Y học Y Học TP Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 6 * 2015

cũng như không khuyến khích Trong trường

hợp khối u quá bám dính, các tác giả khuyên chỉ

nên lấy bỏ những phần “lỏng lẻo” để hạn chế tối

đa thương tổn thần kinh thứ phát sau phẫu

thuật Berger cho rằng, phải mất từ 20-30 năm để

khối u tái phát mới có biểu hiện lâm sàng(2).Việc

lấy bỏ khối u chỉ có thể làm giảm triệu chứng do

sự chèn ép kéo dài đã làm biến dạng dây V Do

đó lấy bỏ phần vỏ u và giải phóng các màng

nhện xung quanh u sẽ hạn chế được việc tái phát

và tăng hiệu quả giảm đau sau mổ Phẫu thuật

viên cũng cần phải lưu ý đến việc giải phóng các

mạch máu tại vùng REZ, thay vì chỉ cố gắng lấy

bỏ u Kobata đã chia sự liên hệ giữa khối u nang

thượng bì cùng góc cầu tiểu não với cấu trúc

thần kinh xung quang thành 4 thể: thể A là khối

u bao bọc toàn bộ dây V nhưng không làm biến

dạng dây thần kinh, thể B là dây V bị chèn ép và

biến dạng bởi khối u, thể C là dây V bị chèn ép

và biến dạng bởi khối u cùng với động mạch bên

đối diện với khối u, thể D là dây V bị chèn ép bởi

cả khối u và động mạch tại cùng một vị trí Việc

giải phóng xung đột mạch máu-thần kinh được

chỉ định đối với thể D và C(6)

Biến chứng sau phẫu thuật có thể gặp đó là

viêm màng não do các tinh thể cholesterol rơi

vào trong đường dẫn truyền dịch não tủy, giãn

não thất thể thông hoặc dò dịch não tủy cũng

được ghi nhận(6,7)

Việc lấy bỏ toàn bộ u làm giảm nguy cơ tái

phát Tuy nhiên, nguy cơ tái phát trong những

nghiên cứu lâu dài từ 0-30% và có xu thế tăng lên

cùng với thời gian theo dõi kéo dài Những bệnh

nhân không được lấy bỏ toàn bộ khối u cần được

theo dõi bằng phim chụp cộng hưởng từ Việc

phẫu thuật lại chỉ được tiến hành khi xuất hiện

các triệu chứng lâm sàng

KẾT LUẬN

Đau dây V là một biểu hiện lâm sàng thường

gặp của các khối u nang thượng bì vùng góc cầu

tiểu não Việc phẫu thuật có thể tiến hành dễ dàng qua đường vào dưới xoang sigma Trong khi tiến hành phẫu thuật, cần lưu ý kiểm tra phát hiện sự xung đột thần kinh-mạch máu để tiến hành giải phóng chèn ép nhằm nâng cao hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Barker F G., 2nd, Jannetta P J., Babu R P., Pomonis S., Bissonette D J và Jho H D (1996) Long-term outcome after operation for trigeminal neuralgia in patients with posterior

fossa tumors J Neurosurg, 84(5), 818-825

2 Berger M S và Wilson C B (1985) Epidermoid cysts of the

posterior fossa J Neurosurg, 62(2), 214-219

3 Bonneville F., Savatovsky J và Chiras J (2007) Imaging of cerebellopontine angle lesions: an update Part 2: intra-axial lesions, skull base lesions that may invade the CPA region,

and non-enhancing extra-axial lesions Eur Radiol, 17(11),

2908-2920

4 Guttal K S., Naikmasur V G., Joshi S K và Bathi R J (2009) Trigeminal neuralgia secondary to epidermoid cyst at the cerebellopontine angle: case report and brief overview

Odontology, 97(1), 54-56

5 Huỳnh Lê Phương và Trần Thiện Khiêm (2012) Điều trị phẫu

thuật u nang thượng bì nội sọ Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 4,

206-211

6 Kobata H., Kondo A và Iwasaki K (2002) Cerebellopontine angle epidermoids presenting with cranial nerve hyperactive dysfunction: pathogenesis and long-term surgical results in 30

patients Neurosurgery, 50(2), 276-285; discussion 285-276

7 Nguyễn Thế Hào, Trần Trung Kiên và Phạm Quỳnh Trang (2014) Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật đau dây

thần kinh V do khối u nang biểu bì vùng góc cầu tiểu não Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 6, 441-446

8 Shulev Y., Trashin A và Gordienko K (2011) Secondary

trigeminal neuralgia in cerebellopontine angle tumors Skull Base, 21(5), 287-294

9 Sirin S., Gonul E., Kahraman S và Timurkaynak E (2005)

Imaging of posterior fossa epidermoid tumors Clin Neurol Neurosurg, 107(6), 461-467

10 Son D W., Choi C H và Cha S H (2010) Epidermoid tumors

in the cerebellopontine angle presenting with trigeminal

neuralgia J Korean Neurosurg Soc, 47(4), 271-277

Ngày nhận bài báo: 7/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo : 12/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/12/2015

Ngày đăng: 15/01/2020, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w