Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm có nhiều ưu thế so với kỹ thuật dựa trên mốc giải phẫu. Kỹ thuật này hoàn toàn có thể thực hiện bởi một bác sĩ được huấn luyện, tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm.
Trang 1HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH CẢNH TRONG
DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM
Nguyễn Thị Thanh Trúc*, Phan Tôn Ngọc Vũ**, Nguyễn Thị Thanh***
TÓM TẮT
Mở đầu - Mục tiêu: Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm có nhiều ưu thế so với kỹ thuật dựa trên mốc giải phẫu Kỹ thuật này hoàn toàn có thể thực hiện bởi một bác sĩ được huấn luyện, tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân có chỉ định đặt đường truyền tĩnh mạch cảnh trong trước các phẫu thuật chương trình tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố
Hồ Chí Minh Người thực hiện là một bác sĩ nội trú năm ba sau khi được huấn luyện Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong được thực hiện với siêu âm động và đi kim ngoài mặt phẳng đầu dò Ghi nhận các đặc điểm của
kỹ thuật, tỷ lệ thành công và tai biến
Kết quả: Có 70 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong từ 10/2014 đến 4/2015 Tỷ lệ thành công 98,6%; tai biến 2,8% Một trường hợp thất bại do khối máu tụ dưới da mà thay đổi cấu trúc giải phẫu Tỷ lệ thành công trong lần đi kim đầu 84,1% Số lần đi kim trung bình 1,2; thời gian thực hiện trung bình 4,5 phút Phần lớn trường hợp, tĩnh mạch cảnh trong bên phải nằm hoàn toàn bên ngoài so với động mạch cảnh chung
Kết luận: Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm khi người thực hiện có ít kinh nghiệm cho tỷ lệ thành công cao và tai biến thấp
Từ khóa: đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm
ABSTRACT
THE EFFECTIVENESS OF REAL-TIME ULTRASOUND-GUIDED CATHETERIZATION OF THE
INTERNAL JUGULAR VEIN
Nguyen Thi Thanh Truc, Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Thi Thanh
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 20 –Supplement of No 1 - 2016: 246 - 252
Background - Objective: Central venous catheterization with ultrasound-guided shows many advantages compare with traditional procedure This procedure with ultrasound absolutely can be done by a doctor after training but not easy to broadly applied This study aims to evaluate the effectiveness of real-time ultrasound- guided catheterization of the internal jugular vein
Methods: Cross-sectional study in patients who indicated for central line before elective surgeries at University Medical Centre Ho Chi Minh City The operator was a third year resident of anesthesiology after training The technique was with real-time ultrasound and out of plane access We analysed the incidence of successes, complications and properties of the technique
Results: There were 70 patients in our study from 10/2014 to 4/2015 Success rate was 98.6%; 2.8% complications A case with anatomic changing due to hematoma was fail to cannulation First attempt success rate
* BM Gây Mê Hồi Sức ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
** Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Cơ Sở 1 *** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: Ths BS Nguyễn Thị Thanh Trúc ĐT: 0984135416 Email: thanhtruc5416@gmail.com
Trang 2was 84.1% The mean number of needle puncture was 1.2 and the mean time is 4.5 minutes In most cases, internal jugular veins were completely outside the common carotid arteries in right side
Conclusion: Central venous catheterization with real-time ultrasound is an effective technique with high success rate and low complication rate especially in less experience operators
Key word: Central venous catheterization with real-time ultrasound
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là thủ
thuật thường được thực hiện ở khoa Gây mê
Hồi sức Mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt đặt
catheter tĩnh mạch trung tâm ở Mỹ với tỷ lệ tai
biến xấp xỉ 12%(5) Tĩnh mạch cảnh trong thường
là vị trí được lựa chọn để đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm ở bệnh nhân có chỉ định Trước đây,
việc đặt catheter được thực hiện thông qua việc
xác định các mốc giải phẫu ngoài da và sự cảm
nhận mạch đập Tuy nhiên, phương pháp này
phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người
thực hiện và giải phẫu học của từng bệnh nhân
Gần đây, việc ứng dụng siêu âm vào kỹ thuật
đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đã giúp cải
thiện tỷ lệ thành công, giảm thời gian thực hiện
và giảm biến chứng đặc biệt khi người thực hiện
thiếu kinh nghiệm(4) Việc đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm có thể được
thực hiện bởi một bác sĩ gây mê hồi sức sau khi
được huấn luyện Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc
ứng dụng siêu âm để tiếp cận mạch máu trung
tâm còn khá mới và để phổ biến rộng cần thêm
nhiều nghiên cứu về hiệu quả và tính an toàn
của phương pháp này Vì vậy chúng tôi thực
hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ
thuật đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới
hướng dẫn của siêu âm
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ thực hiện thành công và tỷ
lệ tai biến của kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch
cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang Thực hiện tại
bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 1- TP.HCM từ
tháng 10/2014 đến 4/2015 Khi thực hiện nghiên
cứu đã được thông qua Hội đồng duyệt đề cương, Hội đồng Y đức của Đại học Y dược TP.HCM và được sự đồng ý của các bệnh nhân
Đối tượng
Dân số nghiên cứu là các trường hợp có chỉ định đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong Dân số chọn mẫu là các trường hợp có chỉ định đặt catheter tĩnh mạch trung tâm trước các phẫu thuật chương trình
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đang trong tình trạng: Sốc giảm thể tích, sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu (xét nghiệm trước phẫu thuật có INR > 1,5 hoặc đếm tiểu cầu < 150 000/mcL)
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng
tỷ lệ: n Z12/2P (1 P ) / d2
Dựa vào tỷ lệ thành công trong nghiên cứu của Dodge KL, chọn P = 90,5%; sai số mong muốn d = 0,1; α = 0,05 có cỡ mẫu tương đương
35 bệnh nhân
Nhân lực thực hiện nghiên cứu Bệnh nhân được chỉ định đặt cathter tĩnh mạch trung tâm bởi bác sĩ gây mê chính và nghiên cứu viên chính trực tiếp đặt catheter Thủ thuật được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ gây mê chính Người thực hiện đã có chứng chỉ về siêu âm trong gây mê hồi sức, và
đã thực hiện thành công 25 trường hợp đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm
Dụng cụ
Máy siêu âm GE Venue 40, dầu dò mạch máu 7,5 MHz, gel siêu âm, bao đầu dò vô khuẩn (bao camera nội soi), bộ kit đặt catheter tĩnh mạch trung tâm Centra-Line Double Lumen
Trang 3Các bước thực hiện
Bệnh nhân được gây mê toàn diện kiểm soát
đường thở bằng nội khí quản, thở máy áp lực
dương chế độ kiểm soát thể tích với thể tích khí
lưu thông 6 - 8 ml/kg, tần số từ 10 - 14 lần/phút
Bệnh nhân nằm ngửa, không kê gối, đầu thấp
chân cao từ 100 đến 250 (nằm đầu bằng nếu có
chống chỉ định), đầu xoay nhẹ về bên đối diện
với bên dự định đặt catheter Dùng siêu âm
kiểm tra tình trạng động tĩnh mạch vùng cổ
Xác định vị trí đỉnh tam giác Sedillot được
tạo thành bởi xương đòn và hai bó của cơ ức
đòn chũm Đầu dò siêu âm được đặt 900 vuông
góc mặt da, trục dài đầu dò vuông góc mạch
máu Trung điểm của đầu dò đặt vào đỉnh tam
giác Sedillot và ghi nhận đường kính tĩnh mạch
cảnh trong, khoảng cách da - tĩnh mạch cảnh
trong, liên quan giải phẫu giữa tĩnh mạch cảnh
trong và động mạch cảnh chung Các thông số
đều được ghi nhận ở thì thở ra
Trong quá trình thực hiện đầu dò siêu âm
được giữ vô khuẩn bằng bao camera nội soi Thủ
thuật được thực hiện dưới hình ảnh trục ngắn
của tĩnh mạch cảnh trong Kim được đẩy trong
mặt phẳng vuông góc với trục dọc của đầu dò, và
tạo với da một góc 300- 450 Hình ảnh đầu kim
trong lòng tĩnh mạch mạch trên siêu âm và rút
ngược có máu đỏ thẫm không đập theo nhịp
mạch xác định kim đã vào lòng tĩnh mạch
Chụp X-quang ngực thẳng kiểm tra sau khi
đặt catheter để xác định vị trí đầu tận catheter
và các biến chứng tràn khí tràn máu màng phổi
Bệnh nhân được sử dụng kháng sinh dự
phòng hoặc điều trị theo loại phẫu thuật
Khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân được
theo dõi các dấu hiệu tai biến do đặt catheter
tĩnh mạch cảnh trong qua dấu hiệu lâm sàng
(đau ngực, khó thở, khối phồng vùng cổ)
Nếu có nghi ngờ nhiễm trùng liên quan
catheter (dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ hoặc sốt,
bạch cầu tăng, CRP (C-reactive protein) tăng
loại trừ nhiễm trùng từ các nguồn khác); tiến
hành cấy máu trung ương, máu ngoại biên và đầu catheter Ghi nhận thời gian lưu catheter Thủ thuật được bác sĩ gây mê chính giám sát
và quyết định ngưng thủ thuật, thay đổi người thực hiện hoặc thay đổi vị trí đặt catheter nếu thấy bệnh nhân có nguy cơ tai biến sau nhiều lần đi kim hoặc hình ảnh mạch máu vùng cổ thay đổi so với ban đầu Lúc này thủ thuật được đánh giá là thất bại
Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Định nghĩa biến số:
Thành công: Có máu đỏ thẫm rút ngược dễ dàng qua tất cả các nòng của catheter sau khi đặt và không có các tiêu chuẩn thất bại đã nêu
Số lần đi kim: Số lần kim qua da và tiếp cận mạch máu Thời gian thực hiện: Tính từ lúc kim qua da đến khi luồn xong catheter Khoảng cách da-tĩnh mạch cảnh trong: Khoảng cách từ da đến điểm cao nhất của thành tĩnh mạch cảnh trong trên hình ảnh siêu âm Đường kính tĩnh mạch cảnh trong: Khoảng cách lớn nhất theo phương ngang giữa 2 thành tĩnh mạch cảnh trong Liên quan giải phẫu giữa động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong: tĩnh mạch nằm hoàn toàn phía ngoài, nằm chồng lên một phần, nằm chồng lên hoàn toàn, hoàn toàn nằm phía trong, nằm phía sau Chọc vào động mạch: Khi có hình ảnh đầu kim nằm trong lòng động mạch hoặc có máu đỏ tươi phụt ngược vào ống chích theo nhịp mạch Tràn khí màng phổi: Hút
ra khí khi đi kim, hình ảnh tràn khí trên phim X-quang Chảy máu-tụ máu dưới da: Có khối phồng ở vùng da vừa chích đường kính lớn hơn hoặc bằng 3 centimet Nhiễm trùng có liên quan catheter: Có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ và cấy đầu catheter dương tính và cấy máu dương tính với cùng tác nhân
Xử lý số liệu
Biến số định tính sẽ được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm Biến số định lượng sẽ được trình bày dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn nếu là phân phối chuẩn; trình bày dưới dạng trung vị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
Trang 4nếu không phải phân phối chuẩn Các số trung
bình được so sánh bằng phép kiểm t (t-Test), các
tỷ lệ sẽ được so sánh bằng phép kiểm bình
phương (chi-square) Số liệu thu thập được xử
lý bằng máy vi tính với phần mềm EXCEL 2007
và STATA 12
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015 tại bệnh
viện Đại học Y dược Cơ Sở 1, chúng tôi đã tiến
hành thực hiện 70 trường hợp đặt catheter tĩnh
mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm Kết
quả thu thập và phân tích như sau:
Đặc điểm bệnh nhân
Giới: nam chiếm 58,6%
Tuổi: trung bình 53,1 ± 13,5 (thấp nhất 18,
cao nhất 80)
Chỉ số khối cơ thể: Trung bình: 22,8 ± 3,7
(thấp nhất 16,8; cao nhất 36,1)
Các yếu tố nguy cơ: tiền căn đặt catheter
trước đó 1 trường hợp (1,4%), bệnh lý mạch
máu đã biết 4 trường hợp (5,6%), béo phì chiếm
2,8%
Loại phẫu thuật: phẫu thuật tiêu hóa chiếm
tỷ lệ cao nhất 54,3%, thấp nhất là phẫu thuật tiết
niệu chiếm 4,3%
Đặc điểm của thủ thuật
Tỷ lệ thành công
Tỷ lệ thành công: 69/70 = 98,6%
Tỷ lệ thành công ở lần đi kim đầu tiên 58/69
= 84,1 %
Không có sự khác biệt về tỷ lệ thành công
giữa các nhóm tuổi, nhóm chỉ số khối cơ thể
Tỷ lệ tai biến
Chọc nhầm ĐM: 1/70 = 1,4%
Số lần đi kim
Trung bình 1,2 lần (Ít nhất: 1 lần, nhiều nhất:
4 lần)
Thời gian thực hiện
Trung bình 4,5 phút (Ít nhất 2 phút, nhiều nhất 25 phút)
Đặc điểm về tĩnh mạch cảnh trong bên phải
Bảng 1: Đặc điểm về tĩnh mạch cảnh trong bên phải
Đặc điểm Trung bình Độ lệch
chuẩn Khoảng cách da-TMCT(mm) 9,5 1,9 Đường kính TMCT (mm) 14,2 3,9
Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân theo liên quan giải phẫu giữa TMCT và ĐMCC
Liên quan giải phẫu TMCT-ĐMCC Số
lượng
Phần trăm Hoàn toàn phía ngoài ĐM 36 51,5 Chồng lên một phần ĐM phía ngoài 33 47,1 Chồng lên một phần ĐM phía trong 0 0 Hoàn toàn chồng lên ĐM 1 1,4 Hoàn toàn nằm phía trong ĐM 0 0 Nằm phía sau ĐM 0 0
Không có sự khác biệt về các thay đổi giải phẫu (liên quan vị trí giữa tĩnh mạch cảnh trong và động mạch cảnh chung, đường kính tĩnh mạch cảnh trong, khoảng cách da - tĩnh mạch cảnh trong) giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi
BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh(11) và Denys BG(2)
và tỷ lệ nữ tương đồng với các nghiên cứu của Leung J(7) và Mey U(9) Các đặc điểm dự báo khó khăn khi thực hiện thủ thuật có sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu về: chỉ số khối cơ thể, cổ ngắn-mốc giải phẫu không rõ, tiền sử đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong, sẹo vùng cổ, di động cổ khó khăn, không cố định tư thế đầu… điều này có thể do bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thực hiện: khoa cấp cứu, hồi sức tích cực hoặc ung bướu
Nghiên cứu của chúng tôi khác với hầu hết nghiên cứu khác là toàn bộ bệnh nhân được gây
mê toàn diện đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo Vì vậy chúng tôi không gặp trở ngại
Trang 5liên quan đến tuần hoàn, hô hấp trong lúc thực
hiện thủ thuật như các nghiên cứu khác như
khó thở, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ngưng
tim ngưng thở Các yếu tố này có thể ảnh hưởng
đến tỷ lệ thành công và tai biến của kỹ thuật
(Trong nghiên cứu của Dodge KL(3) có 27,3%
thông khí nhân tạo; 3,8% ngưng tim; Leung J(7)
có 30,8% thông khí nhân tạo)
Các bệnh nhân được chọn vào mẫu trong
nghiên cứu của chúng tôi đa số được thực hiện
các phẫu thuật tiêu hóa - gan mật và thần kinh,
lần lượt 54,3% và 27,1% Trên các bệnh nhân
phẫu thuật tiêu hóa - gan mật, chỉ định đặt
thường thấy là nuôi ăn tĩnh mạch sau phẫu
thuật và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm
trong phẫu thuật gan Đối với các phẫu thuật
thần kinh, catheter tĩnh mạch trung tâm cung
cấp một đường truyền lớn, chắc chắn, ít ảnh
hưởng bởi tư thế trong cuộc phẫu thuật dài,
nguy cơ chảy máu cao
Tỷ lệ thành công của kỹ thuật đặt catheter
tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm
theo nghiên cứu của chúng tôi đạt 98,6% Tỷ lệ
này là tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thanh(11) 96,6%, Cavanna L(1) 99,1% và Denys
BG(2) 100% và cao hơn so với nghiên cứu của
Dodge KL(3) với thành công 90,5% Dodge KL có
định nghĩa về thành công tương tự nghiên cứu
của chúng tôi, là khi có máu đỏ thẫm rút ngược
dễ dàng qua tất cả các nòng của catheter, và
người thực hiện là nội trú năm thứ nhất và hai,
thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chính Tỷ
lệ thành công thấp hơn chúng tôi có thể do định
nghĩa thất bại khi không đặt được catheter sau
ba lần đi kim Tỷ lệ thành công của chúng tôi
không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, chỉ số
khối cơ thể hay tiền căn bệnh lý mạch máu; điều
này có thể do cỡ mẫu nhỏ
Nguyên nhân thất bại
Chúng tôi có 1 trường hợp thất bại do không
thấy được hình ảnh tĩnh mạch trên siêu âm sau
một vài lần đi kim Trong nghiên cứu của
Cavanna L(1) thất bại là do chọc nhầm động
mạch, catheter vào trung thất, tĩnh mạch xẹp và không có cửa sổ phản âm phù hợp
Tỷ lệ thành công ở lần đi kim đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi là 84,1% tương đồng với Denys BG và Leung J(2,7); thấp hơn so với nghiên cứu của Cavanna L(1) Có thể do trong nghiên cứu Cavanna L kỹ thuật được thực hiện với hai người, một người cầm đầu dò và một người đi kim giúp việc xác định vị trí chích đầu tiên thuận lợi
Số lần đi kim trung bình của chúng tôi đạt 1,2 lần (1- 4) Tỷ lệ này của chúng tôi tương đồng với Mey U(9) với 1,2 lần và với Nguyễn Thi Thanh(11) 1,31 lần (1- 4)
Thời gian thực hiện trong nghiên cứu của chúng tôi có trung bình là 4,5 ± 4,8 phút (trung
vị là 2, thấp nhất 2 phút, cao nhất 25 phút) Kết quả này tương tự Napolitano M (10) là 4 phút và thấp hơn so với Nguyễn Thị Thanh 10,76 ± 7,47 phút và Dodge KL(3) là 22 phút (4 - 122 phút) Thời gian thực hiện trong nghiên cứu của Dodge KL kéo dài hơn có thể do thực hiện bởi các nội trú năm nhất và năm hai, trong đó có 29% người thực hiện chưa từng đặt catheter tĩnh mạch trung tâm Trong nghiên cứu của chúng tôi, có một trường hợp thủ thuật bị kéo dài thời gian do phải đè ép sau khi chọc nhầm động mạch, nghiên cứu của Dodge KL có 7 trường hợp thủ thuật bị gián đoạn do bệnh nhân sốc do cường phó giao cảm (vagal shock) và tĩnh mạch cảnh trong xẹp
Trong quá trình thực hiện chúng tôi có 2 trường hợp xảy ra tai biến: 1 chọc vào động mạch và 1 tụ máu dưới da tự giới hạn Trong trường hợp chọc vào động mạch là do không kiểm soát tốt đầu kim trên hình ảnh siêu âm trục ngắn mạch máu Để kiểm soát tốt đầu kim nên giữ kim tạo một góc 45o so với mặt da và vuông góc với đầu dò, khoảng cách từ kim đến đầu dò bằng khoảng cách từ da đến tĩnh mạch Mặt khác, cần chọn góc để đặt đầu dò sao cho hình ảnh động mạch và tĩnh mạch không chồng hoặc chồng lên nhau càng ít càng tốt Khi có siêu
Trang 6âm việc theo dõi kích thước và mức độ đè ép
của khối máu tụ giúp người thực hiện đưa ra
quyết định hợp lý trong việc can thiệp, chấm
dứt thủ thuật hoặc đổi vị trí chích Trường hợp
tụ máu sau đó làm thay đổi giải phẫu dẫn đến
thủ thuật thất bại
Đặc điểm về giải phẫu mạch máu trên hình
ảnh siêu âm
Sự thành công trong kĩ thuật đặt catheter
tĩnh mạch cảnh trong còn có thể phụ thuộc vào
các đặc điểm giải phẫu về hệ mạch máu vùng
cổ Chúng tôi đã ghi nhận các số liệu về giải
phẫu học tĩnh mạch cảnh trong bên phải trên
hình ảnh siêu âm trong các trường hợp được đặt
catheter tĩnh mạch cảnh trong
Khoảng cách da -tĩnh mạch cảnh trong và
đường kính tĩnh mạch cảnh trong bên phải
trong các nghiên cứu
Bảng 3:
Nghiên cứu Khoảng cách
da-TMCT
Đường kính tĩnh TMCT Chúng tôi 9,5 ± 1,9 mm 14,2 ± 3,9 mm
Xiao-hui QIN(12) 9,4 ± 2,7 mm 10,9 ± 2,7 mm
Lorchirachoonkul(8) 13,9 ± 3,5 mm 12,9 ± 4,4 mm
Khoảng cách da - tĩnh mạch cảnh trong
trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn
Lorchirachoonkul T có thể do khoảng cách da -
tĩnh mạch cảnh trong trong nghiên cứu này
được tính từ mặt da đến điểm giữa đường kính
trước sau tĩnh mạch cảnh trong Đường kính
trong nghiên cứu chúng tôi có sự khác biệt với
hai nghiên cứu trên có thể do thời điểm ghi
nhận hình ảnh trên siêu âm Trong nghiên cứu
của chúng tôi hình ảnh được ghi nhận vào thì
thở ra trên bệnh nhân thông khí áp lực dương
tăng làm tăng đường kính tĩnh mạch cảnh
trong, yếu tố này đã không được đề cập ở hai
nghiên cứu trên
Liên quan giải phẫu giữa tĩnh mạch cảnh
trong và động mạch cảnh chung
Hình ảnh siêu âm mạch máu của 70 trường
hợp trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường nào tĩnh mạch cảnh trong nằm trong
hoặc nằm sau động mạch cảnh chung Các yếu
tố như giới, tuổi, chỉ số khối cơ thể không ảnh hưởng đến liên quan vị trí giữa tĩnh mạch cảnh trong và động mạch cảnh chung Karakitsos D(6) ghi nhận 16% nằm phía trước; 12,7% nằm phía trước bên trong; 3,8% hoàn toàn nằm bên trong Tuy nhiên nghiên cứu không đề cập các yếu tố
về tư thế bệnh nhân cũng như vị trí đặt đầu dò
để ghi nhận hình ảnh
Nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp thất bại, 2 trường hợp tai biến, tất cả trường hợp đều không có bất thường giải phẫu Trong nghiên cứu của Mey U(9) những trường hợp có tĩnh mạch đường kính nhỏ hơn 7 mm có tỷ lệ thất bại 14,9%; tỷ lệ tai biến 8,5% đều cao hơn so với tỷ lệ chung Denys BG(2) có 20 bệnh nhân thất bại lần đầu với chích theo giải phẫu, 9 trường hợp tĩnh mạch cảnh trong rất nhỏ không nhìn thấy và không tăng kích thước với Valsava,
11 trường hợp tĩnh mạch cảnh trong nằm ở vị trí
về phía trong và chồng lên động mạch cảnh chung nhiều
KẾT LUẬN
Qua thực hiện 70 trường hợp đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn siêu âm, chúng tôi có các kết luận sau:
Tỷ lệ thực hiện thành công kỹ thuật là 98,6%
Tỷ lệ tai biến của kỹ thuật là 2,8%
Sự hướng dẫn của siêu âm giúp nhìn thấy hình ảnh mạch máu, liên quan vị trí giữa tĩnh mạch cảnh trong và động mạch cảnh chung, từ
đó giúp tìm được vị trí thuận lợi để tiếp cận mạch máu Tỷ lệ thành công và tai biến không
có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, nhóm chỉ số khối cơ thể Kết quả này có thể do mẫu nghiên cứu nhỏ, mặt khác có thể siêu âm đã hạn chế những khó khăn gây ra khi bệnh nhân có mốc giải phẫu khó xác định
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cavanna L, et al (2010), "Ultrasound-guided central venous catheterization in cancer patients improves the success rate of cannulation and reduces mechanical complications: A
Trang 7prospective observational study of 1,978 consecutive
catheterizations", World Journal of Surgical Oncology
8(91),pp.1-7
2 Denys BG, et al (1993), "Ultrasound-assisted cannulation of
the internal jugular vein A prospective comparison to the
external landmark-guided technique.", Circulation
87,pp.1557-1563
3 Dodge KL, et al (2012), "Use of Ultrasound Guidance
Improves Central Venous Catheter Insertion Success Rates
Among Junior Residents", Journal of Ultrasound in Medicine
31,pp.1519-1527
4 Feller-Kopman D (2007), "Ultrasound-Guided Internal
Jugular Access: A Proposed Standardized Approach and
Implications for Training and Practice", Chest Journal
132(1),pp.302-310
5 Gayle JA, et al (2012), "Ultrasound - Guided Central Vein
Cannulation: Current Recommendayions and Guidelines",
Anesthesiology News,pp.1-6
6 Karakitsos D, et al (2006), "Real-time ultrasound-guided
catheterisation of the internal jugular vein: a prospective
comparison with the landmark technique in critical care
patients", Crit Care 10(6), pp.R162
7 Leung J, et al (2006), "Real-Time
Ultrasonographically-Guided Internal Jugular Vein Catheterization in the
Emergency Department Increases Success Rates and Reduces
Complications: A Randomized, Prospective Study", Annals of
Emergency Medicine 48(5), pp.540-548
8 Lorchirachoonkul T, et al (2012), "Anatomical variations of the internal jugular vein: implications for successful
cannulation and risk of carotid artery puncture", Singapore
Medical Journal 53(5),pp.4
9 Mey U, et al (2003), "Evaluation of an ultrasound-guided technique for central venous access via the internal jugular
vein in 493 patients", Support Care Cancer 11,pp.148-156
10 Napolitano M, et al (2013), "Ultrasonography-guided central venous catheterisation in haematological patients with severe
thrombocytopenia", Blood Transfusion 11(4),pp.506-512
11 Nguyễn Thị Thanh (2013), "Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của đặt đường truyền tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng
dẫn siêu âm", Y học TP HCM 17(6),tr.231-236
12 Qin XH, et al (2010), "Anatomic relationship of the internal jugular vein and the common carotid artery in Chinese
people", Chin Med J (Engl) 123(22),pp.3226-3230
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 15/02/2015