Bài viết đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015; Xác định mong muốn của ban giám hiệu (BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với việc thực hiện chương trình nha học đường.
Trang 1ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP HCM NĂM 2015
Lê Hồng Hà*, Ngô Thị Quỳnh Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và hiệu quả thực hiện chương trình nha học đường tại các trường tiểu học
TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015; Xác định mong muốn của ban giám hiệu (BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với việc thực hiện chương trình nha học đường
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: (1) nghiên cứu hồi cứu trên số liệu báo cáo của tất cả các trường
tiểu học TP HCM 2001 – 2015 và (2) nghiên cứu cắt ngang mô tả khám điều tra SKRM, kiến thức và hành vi
1093 học sinh theo các tiêu chuẩn đánh giá của WHO (1997), ý kiến của 1093 phụ huynh học sinh, 16 ban giám hiệu về hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường học Sử dụng phép kiểm χ2, kiểm định phi tham số Wilconxon rank sum để phân tích kết quả
Kết quả: Năm học 2015, 100% số trường mẫu giáo, tiểu học được giảng dạy các bài giảng về sức khỏe răng
miệng, 84% số trường tiểu học thực hiện chương trình chải răng sau khi ăn 79,2% số học sinh được khám răng
và 22,3% số học sinh được điều trị Hiện nay, số phòng nha học đường trong trường học giảm xuống rõ rệt và còn duy trì 143 phòng Kiến thức chung đúng của học sinh về chăm sóc răng miệng ở mức trung bình với 53,6%.Thái độ đúng của học sinh về chăm sóc răng miệng chiếm tỉ lệ cao với 92,2%.Tỉ lệ thực hành chung đúng của học sinh rất thấp, chỉ đạt 25,9% Về tình trạng bệnh sâu rang: Theo phân loại của WHO, tỉ lệ sâu răng học sinh 10 tuổi tại các trường tiểu học TP HCM là 64% và xếp vào nhóm sâu răng trung bình; Chỉ số SMTR của mẫu khảo sát nằm ở mức thấp 2,5 Về tình trạng VSRM: Trước chải răng, chỉ số QHI đa số ở mức 3,1-5,0, không
có phân phối bình thường, trung vị là 3,6, thể hiện tình trạng VSRM kém (chiếm 63,2%); Sau chải răng, chỉ số QHI giảm, Chỉ số QHI trung bình của học sinh là 2,61, thể hiện tình trạng VSRM trung bình (chiếm 54,3%) Về
ý kiến của PHHS: Phần lớn PHHS thấy cần thiết phải có phòng NHĐ tại trường học và đồng ý đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng nha học đường; Ý kiến BGH: Hầu hết Ban Giám Hiệu thấy cần thiết tăng thêm bài
giảng trong sách giáo khoa và thành lập phòng NHĐ tại các trường có trên 1000 học sinh
Kết luận : Chương trình nha học đường tại các trường tiểu học TP Hồ Chí Minh năm học 2014-2015 đem
lại hiệu quả to lớn giúp giảm tình trạng sâu răng Tuy nhiên , do nguyên nhân chủ quan và khách quan, một số nội dung thực hiện còn chưa chuẩn, chưa thống nhất, khó khăn khi thực hiện vì vậy cần phải nghiên cứu , chỉnh sửa để phù hợp với tình hình hiện nay
Từ khóa: chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường học
ABSTRACT
THE SCHOOL-BASED ORAL HEALTH CARE ACTIVITY SURVEY OF PRIMARY SCHOOLS IN HO
CHI MINH CITY IN YEAR 2015
Le Hong Ha, Ngo Thi Quynh Lan
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 2 - 2016: 255 - 262
Objective: to assess the situation and the effestiveness of the school based oral health care program in Ho Chi
* Khóa CKII 2013-2015 - Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH YD TPHCM
**Bộ môn Nha Khoa Cơ Sở - Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH YD TPHCM
Trang 2Minh City in school year 2014-2015; and to determine demands of school principals and parents regarding
implementation of the school progam
Methods: (1) Retrospective study was conducted by using the reported data from all primary schools in
HCMC in the school-year 2001 – 2015; and (2) cross-sectional study was designed to exam oral health, and to collect data regarding knowledge and behavior among 1093 school children according to WHO criteria (1997) In addititon, in the cross-sectional study, the opinions of their parents regarding the school program was collected, 16 school principals was interviewed to gather data related to be activities of their program at the school Χ 2 -test and
Wilcoxon rank sum were applied
Result: In school year 2015, 100% of primary schools were raised oral health education lectures, 84% of the
primary schools was implemented the tooth-brushing program after meal 79.2% of the schools was used to do dental examination for their students and 22.3% of the school-children was received the dental treatment, number
of the schools with the school based oral health care program had been dropped significantly and currently maintains 143 rooms 53.6% of the children had property general knowledge, but there were 25.9% of schoolchildren were in low level of general right practice Right attitude about oral care of the school-children was 92.2% In 10 year-old children, prevalence of dental caries was 64% Mean of dmf-t was 2.4, Mean of QHI index ranged from 3.1 to 5.0, and its median was 3.6 It was indicated that the school children had poor oral hygiene (by 63.2%) After brushing, their mean of QHI index reduced to 2.61 (54.3%) Most of parents though that the school-based oral health care program is necessary and agreed to contribute funds for activities regarding this program Most of the principals suggested that the extra-lesson of oral health education was needed to teach for chidlren along with the ones in textbooks and the school dental clinic should be established for priamry school with over 1,000 schoolchildren
Conclusions: The School based-oral health care program at the primary schools in Ho Chi Minh City
2014-2015 obtained high effectiveness to reduce dental caries among school children However, there were some barriers regarding standardly implementation some of components in the program, agreements and difficulties to implement them due to the subjective and objective reasons It is needed to study and modify the progam to accord with the current situation.
Keywords: the school based oral health care program
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe răng miệng là một thành phần
không thể thiếu trong tổng thể sức khỏe toàn
thân Các biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng
tương đối đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi
trang bị thiết bị đắt tiền, cũng không yêu cầu cán
bộ chuyên môn cao, dễ thực hiện tại các trường
học Vì vậy, phòng bệnh răng miệng sớm ngay
lứa tuổi học sinh (HS) là biện pháp hiệu quả đã
được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo
cần triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc
sức khỏe răng miệng tại trường học hay chương
trình Nha Học Đường (CT NHĐ) đã thực hiện ở
hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực
Chương trình có 4 nội dung chính: Giáo dục sức khỏe răng miệng, chải răng và súc miệng với dung dịch fluor 0,2% hàng tuần tại các trường tiểu học, khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng, trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng sớm
Tại thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 20 năm thực hiện, cùng với việc thực hiện chương trình Fluor hóa nước máy đã có hiệu quả rõ rệt Sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi tại TP Hồ Chí Minh giảm từ 84% (năm 1989) xuống còn 45,8 % (năm 2003), chỉ số sâu mất trám (SMT) giảm từ 3,4 xuống còn 1,58
Hiện nay hoạt động của chương trình giảm
rõ rệt về mọi mặt, xuất hiện nhiều nguyên nhân
Trang 3khách quan cũng như chủ quan làm việc thực
hiện 4 nội dung của chương trình gặp nhiều khó
khăn, thậm chí không thể thực hiện được
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Điều tra
hoạt động chương trình chăm sóc sức khỏe
răng miệng học sinh tại các trường tiểu học
TP HCM 2015” với mục tiêu: Đánh giá thực
trạng và hiệu quả thực hiện chương trình
NHĐ tại các trường tiểu học TP HCM 2015;
xác định mong muốn của ban giám hiệu
(BGH) và phụ huynh học sinh (PHHS) đối với
việc thực hiện chương trình NHĐ
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng chương trình NHĐ:
Tất cả các trường tiểu học TP HCM
Nghiên cứu hiệu quả chương trình NHĐ: HS lớp 4 các trường tiểu học TP HCM năm 2015 Nghiên cứu ý kiến của PHHS: PHHS lớp 4 tại các trường tiểu học TP HCM năm 2015 Nghiên cứu ý kiến của Ban Giám Hiệu: BGH của 16 trường tiểu học được chọn
Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu thực trạng chương trình NHĐ
Tất cả các trường tiểu học TP HCM
Nghiên cứu hiệu quả chương trình NHĐ
Phương pháp lấy mẫu PPS (Probability Proportional to Size) - Xác suất tỉ lệ với quy mô cụm Đơn vị cụm là trường Chia các trường thành 4 cụm: trường nội thành có phòng NHĐ, trường nội thành không có phòng NHĐ, trường ngoại thành có phòng NHĐ và trường ngoại thành không có phòng NHĐ.Tại mỗi trường, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 2 lớp 4 Tổng cộng có
16 trường: 12 trường nội thành và 4 trường ngoại thành
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức
Z 21-/2 P(1-P) 2 (1,96 x 1,96) (45,8) (1-45,8)
d 2 (0,05) (0,05)
Để tăng độ chính xác, cỡ mẫu nhân với 20%
Như vậy cỡ mẫu chung là: 916 học sinh lớp 4
Nghiên cứu ý kiến của Phụ Huynh Học Sinh :
Chọn tất cả Phụ Huynh học sinh lớp 4 (trong
mẫu nghiên cứu) đồng ý trả lời bảng câu hỏi
Nghiên cứu ý kiến của Ban Giám Hiệu:
Chọn tất cả BGH của 16 trường tiểu học
được chọn có trả lời bảng tham khảo ý kiến
Phương tiện nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng chương trình NHĐ
Báo cáo hoạt động chương trình NHĐ 24
quận huyện (các báo cáo này do Trung Tâm Y
Tế Dự Phòng Quận Huyện hoặc Phòng Giáo
Dục gởi về, có chữ ký của lãnh đạo và con dấu
xác nhận)
Nghiên cứu hiệu quả chương trình NHĐ
- Phiếu trắc nghiệm kiến thức của học sinh, phiếu điều tra sức khỏe răng miệng theo mẫu Dụng cụ và vật liệu khám: gương, thám trâm 23, kẹp gắp, khay, que đè lưỡi, cọ quét thuốc nhuộm mãng bám, găng tay, gòn, gạc, cồn
900, hóa chất khử khuẩn, ly súc miệng, khăn giấy, xà bông, đèn pin, lò hấp ướt dụng cụ, thuốc nhuộm mãng bám GC Triplaque
Nghiên cứu ý kiến của Phụ Huynh Học Sinh
Phiếu khảo sát ý kiến của PHH
Nghiên cứu ý kiến của Ban Giám Hiệu
Phiếu khảo sát ý kiến của Ban Giám Hiệu
Kiểm soát sai lệch thông tin: Khám trên học sinh mẫu và đánh giá chỉ số Kappa đạt 0,71
Trang 4Xử lý số liệu: phần mềm Microsoft Excel,
epidata và phần mềm Stata 12
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu khảo sát gồm khám tình trạng sức khỏe
răng miệng cho 1093 học sinh, trắc nghiệm kiến
thức của 1245 học sinh, tham khảo ý kiến của
1093 phụ huynh học sinh và ban giám hiệu của
16 trường tiểu học trên địa bàn TP HCM trong
năm 2015 Ngoài ra chúng tôi còn thống kê số
liệu báo cáo của chương trình NHĐ 24 quận
huyện trong 15 năm từ 2001 đến nay
Thực trạng chương trình nhđ tại các trường
tiểu học tp hcm năm 2015
Năm 2015 có 100% số trường mẫu giáo, tiểu
học được giảng dạy các bài giảng về sức khỏe
răng miệng (Tỷ lệ này ở 32 tỉnh thành phía Nam
là 93,3%)
Năm 2015 có 414 trường tiểu học (chiếm
84%) với 378510 học sinh (chiếm 68%) tham gia
chương trình chải răng tại trường tiểu học bán
trú (tỷ lệ của 32 tỉnh thành phía nam là 63,3%)
Số phòng NHĐ trong trường học đỉnh điểm
vào năm 2002 với 189 phòng, sau đó do nhiều lý
do số phòng giảm xuống rõ rệt và hiện nay còn
duy trì 143 phòng (32 tỉnh thành phía Nam có
321 phòng NHĐ
Để phòng nha tiếp tục duy trì hoạt động, ít
nhất phải có 2 yếu tố cơ bản là nhân sự và
kinh phí
Nhân sự
Căn cứ luật khám chữa bệnh năm 2009 và
thông tư 41/2011/TT-BYT, hiện nay TP HCM chỉ
cấp chứng chỉ khám chữa bệnh cho bác sĩ, còn
lực lượng chủ yếu thực hiện công tác NHĐ là Y
Sĩ Răng Trẻ Em hoặc Y Sĩ RHM chỉ được cấp
chứng chỉ với phạm vi hoạt động là điều dưỡng
(không được phép khám chữa bệnh)
Muốn phát triển tốt CT NHĐ, vấn đề đặt ra
là: “Làm thế nào để duy trì đội ngũ YS.RTE và
đào tạo đội ngủ kế thừa có khả năng khám và
điều trị trong chương trình NHĐ”
Hiện nay, Anh, Úc, Tân Tây Lan, 3 bang nước Mỹ (Maine, Minnesota, Alaska) và một
số nước đã đào tạo chuyên viên trị liệu nha khoa (dental therapist), học từ 2-3 năm, chuyên làm việc trong các phòng NHĐ dưới
sự giám sát của bác sĩ răng hàm mặt Công việc của họ là: giáo dục VSRM cho trẻ em và cộng đồng; khám răng; vệ sinh răng: trám răng đơn giản; gây tê tại chỗ; nhổ răng sữa; chụp X quang; điều trị dự phòng, trám bít hố rãnh, sử dụng fluoride, hướng dẫn vệ sinh răng miệng; giáo dục thực phẩm tốt cho răng(1,3)
Kinh phí hoạt động
Hiện nay, kinh phí hoạt động chủ yếu là nhờ phụ huynh học sinh đóng góp từ 20.000 – 50.000 đồng/học sinh/năm và chưa có văn bản nào của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân TP hay sở giáo dục cho phép thu trợ phí NHĐ
Về lâu dài, chúng tôi thiết nghĩ nên thực hiện thu phí NHĐ trong bảo hiểm y tế học sinh, sau
đó bảo hiểm y tế thanh toán lại cho trường, phòng NHĐ theo số lượng hoạt động để trang trải kinh phí đầu tư trang thiết bị, bảo trì, thuốc, vật tư tiêu hao, lương nhân viên
Do số phòng NHĐ trong trường học giảm nhiều nên số lượng khám và điều trị sớm giảm dần theo thời gian Năm 2015, toàn thành phố có 440.115 học sinh được khám (79,2%) và 123.836 học sinh được điều trị (22,3%)
Năm 2015 chương trình NHĐ thành phố đã trám được 51328 răng, nhổ 63224 răng, vật liệu
trám chủ yếu là glass ionomer cement
Năm 2015, tỷ lệ trám phòng ngừa sâu răng cho học sinh tăng 0,2% so với năm 2014, hiện đạt
tỷ lệ 1,4% với 7.766 học sinh được trám
Năm 2015 toàn thành phố có 16 bác sĩ, 100 y
sĩ răng trẻ em, 5 điều dưỡng nha khoa, 24 nhân viên khác (y sĩ răng hàm mặt, kỹ thuật viên …) tham gia công tác NHĐ (Tp Hà Nội: năm 2014 có 649/681 phòng NHĐ, 4 TS, 13 ThS, 33 BS, 53 ĐD,
35 CB NHĐ 3 tháng)
Trang 5Hiệu quả chương trình nhđ của các trường
tiểu học TP HCM năm 2015
Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc vệ
sinh răng miệng của học sinh
Kiến thức chung đúng của học sinh về chăm
sóc răng miệng ở mức trung bình với 53,6%
Thái độ đúng của học sinh về chăm sóc răng
miệng chiếm tỉ lệ cao với 92,2%
Tỉ lệ thực hành chung đúng của học sinh rất
thấp, chỉ đạt 25,9%
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Tạ
Quốc Đại tại Hà Nội 2012(6): kiến thức trung bình
61,3%, thái độ đúng chiếm tỷ lệ thấp 38,1%, thực
hành đạt tỷ lệ thấp 22,5%
Số liệu trên chứng tỏ chương trình giáo dục
VSRM của chương trình NHĐ chưa đạt hiệu quả
cao, chúng ta thực hiện chương trình đã trên 30
năm nhưng từ kiến thức được cung cấp đến thay
đổi hành vi thực hành còn quá xa
Tỷ lệ bệnh sâu răng, tỷ lệ răng mất do sâu, tỷ lệ
răng được trám, chỉ số sâu mất trám
Tình trạng bệnh sâu răng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng
ở nhóm học sinh 10 tuổi tại TP HCM là 64 %
tương ứng với mức độ sâu răng trung bình
(WHO 2013)
So sánh với các nghiên cứu điều tra sức khỏe
răng miệng toàn quốc 2001 (9-11 tuổi ) là 55%(7)
Tỷ lệ sâu răng này tương đối phù hợp \ với
kết quả điều tra của Vũ Thị Định(9) năm 2011,
khám 1573 học sinh 9 tuổi tại Hà Nội với kết quả
có 62,87% sâu răng
Kết quả này thấp hơn Nguyễn Thị Ngọc
Diệp(5) năm 2010 khám 338 trẻ 10 tuổi trường tiểu
học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh là
86,4%
Chỉ số răng sâu = 2362/1093 = 2,16
Chỉ số răng mất do sâu = 9/1093 = 0,008
Chỉ số răng trám = 378/1093=0,34
Chỉ số sâu mất trám răng : phản ánh mức độ
trầm trọng sâu răng trong cộng đồng
Trong nghiên cứu này chỉ số sâu mất trám
là 2,5 ứng với mức độ trầm trọng thấp (WHO
2013)
Chỉ số này thấp hơn so Nguyễn Thị Ngọc Diệp(5) năm 2010 khám 338 trẻ 10 tuổi trường tiểu học Nguyễn Văn Trân huyện Bình Chánh
TP HCM là 3,08
Chỉ số mảng bám răng QHI, sự thay đổi chỉ số QHI trước và sau khi chải răng
Mảng bám là nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng và viêm nướu, chỉ số mảng bám QHI đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh đồng thời QHI cũng dùng để đánh giá hiệu quả làm sạch mảng bám sau chải răng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước chải răng 94,8% học sinh có tình trạng vệ sinh răng miệng trung bình và kém, chỉ 5,2% có tình trạng tốt, điều này cho thấy việc thực hành giữ gìn VSRM của học sinh không tốt
Sau chải răng, 89,2 % có vệ sinh răng miệng trung bình và kém, chỉ 10,8 % có tình trạng tốt Sau chải răng tình trạng VSRM tốt chỉ tăng 5,6%, chủ yếu tăng số HS có tình trạng VSRM kém lên trung bình (tăng 28,3%)
Trước chải răng chỉ số QHI là 3,6, thể hiện tình trạng VSRM kém (WHO 2007)
Sau chải răng, chỉ số QHI là 2,61, thể hiện tình trạng VSRM trung bình (WHO 2007)
Những số liệu trên cho thấy việc chải răng của học sinh tại trường học có hiệu quả (VSRM kém từ 63,2% giảm còn 34,9% tức giảm 28,3%) nhưng không sâu (VSRM tốt chỉ tăng từ 5,2% lên 10,8% tức tăng 5,6%) Sau chải răng, mảng bám vẫn còn rất nhiều, nhất là ở vùng mặt trong các răng nơi trẻ khó chải tới
Khảo sát thực tế, các em chưa có ý thức tự chăm sóc VSRM, phần lớn chải răng qua loa, theo phong trào, chưa biết tự kiểm tra sau chải răng có sạch không, các trường học chưa trang
bị đủ bồn chải răng, một số không có gương soi mặt để các em có thể tự kiểm tra mảng bám răng… Mặc dù kiến thức về phương
Trang 6pháp chải răng tương đối tốt (75%) nhưng khi
thực hành chải răng phần lớn các em đều chải
qua loa, không đủ thời gian (dưới 1 phút) và
chủ yếu chải ngang
So sánh với các nghiên cứu khác, chỉ số QHI
trước chải răng có trung vị 3,6 tương đương
nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh 2002 tại Long
An là 3,55(2), nhưng cao hơn nghiên cứu của Vũ
Thị Kiều Diễm 2004 tại trường tiểu học Phú Thọ quận 11 là 2,82(9)
Chỉ số QHI sau chải răng là 2,61, tương đương trong nghiên cứu Lê Thị Kim Oanh
2002 tại Long An là 2,45(2) nhưng cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Kiều Diễm 2004 tại trường tiểu học Phú Thọ quận 11 là 1,9(9)
Bảng 1 Các yếu tố liên quan giữa nhóm học sinh 10 tuổi của các trường có và không có phòng NHĐ, bán trú và
không bán trú, nội thành và ngoại thành (n=1245)
Kiến thức
Đúng (%) 575 (64,1) 92 (26,4) 516 (54,5) 151 (50,7) 420 (60,9) 247 (44,5) Sai(%) 322 (35,9) 256 (73,6) 431 (45,5) 147 (49,3) 270 (39,1) 308 (55,5)
Thái độ
Đúng (%) 844 (94,1) 304 (87,4) 873 (92,2) 275 (92,3) 655 (94,9) 493 (88,8)
Thực hành
Sai(%) 599 (66,8) 323 (92,8) 697 (73,6) 225 (75,5) 454 (65,8) 468 (84,3)
p: kiểm định chi bình phương
Nhận xét về kiến thức : Học sinh học bán trú
có tỉ lệ kiến thức đúng cao gấp 2,42 lần so với học
sinh không học bán trú (PR=2,42, KTC 95% =
2,02-2,09)
Học sinh học ở trường có NHĐ có tỉ lệ kiến
thức đúng cao gấp 1,36 lần so với học sinh học ở
trường không có NHĐ (PR=1,36; KTC 95% =
1,22-1,52)
Nhận xét về thực hành : Học sinh học bán
trú có tỉ lệ thực hành đúng cao gấp 4,62 lần so
với học sinh không học bán trú (PR=4,62, KTC
95% = 3,13-6,82)
Học sinh học ở trường có NHĐ trong
trường học có tỉ lệ thực hành đúng cao gấp
2,18 lần so với học sinh học ở trường không có
NHĐ trong trường học (PR=2,18; KTC 95% =
1,75-2,71)
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ
số QHI trước và sau chải răng Học sinh học ở
trường có NHĐ có tình trạng VSRM tốt hơn
học sinh học ở trường không có NHĐ, học sinh học trường nội thành có tình trạng VSRM tốt hơn so với học sinh học ở trường ngoại
thành (p<0,001)
Bảng 2 Mối liên quan giữa răng sâu ở học sinh với
phòng NHĐ ở trường học (n=1093)
Có (%) Không (%)
Có 251 (50,2) 249 (49,8) 0,78
(0,70-0,87) <0,001 Không 377 (63,7) 215 (36,3)
P : kiểm định chi bình phương
Nhận xét: Nghiên cứu tìm thấy mối liên
quan giữa phòng NHĐ ở trường học với răng sâu của học sinh (p<0,05) Học sinh học ở trường có phòng NHĐ thì có tỉ lệ răng sâu thấp hơn 22% có ý nghĩa so với học sinh học ở trường không có NHĐ (PR=0,78, KTC 95% = 0,70-0,87)
Trang 7Xác định yêu cầu chăm sóc ban đầu về răng
miệng của phụ huynh học sinh các trường
tiểu học TP HCM và các yếu tố liên quan
Qua ý kiến của 1093 PHHS, 88,3% thấy cần
thiết phải có phòng NHĐ (so với nghiên cứu của
Nguyễn Tài Dũng 2006 là 95%(4), 72% PHHS tin
tưởng và cho phép con mình được khám, điều
trị 75,5% đồng ý đóng góp kinh phí cho phòng
NHĐ, mức kinh phí đề nghị là 30.000 - 40.000
đồng /HS/năm (50,3%)
Lo ngại lớn nhất của PHHS về phòng NHĐ
đó là máy móc, thiết bị, thuốc men không đủ
(39,6%) Đây là những lo ngại rất chính đáng; từ
năm 2000, chương trình NHĐ thành phố đã qui
định: những phòng NHĐ chưa trang bị máy hấp
tiệt trùng áp lực hơi nước bảo hòa (Autoclave) sẽ
không được hoạt động, mỗi năm chương trình
NHĐ thành phố và quận huyện vẫn đi kiểm tra
các phòng NHĐ trong trường học
Kiến thức chung đúng của PHHS về chăm
sóc răng miệng là 73,7%.PHHS có kiến thức
chăm sóc răng miệng đúng thì tỉ lệ sâu răng của
HS giảm đi 13% (PR=0,87;KTC 95%=0,79-0,96)
Qua kết quả này, chúng tôi nhận thấy cần
tăng cường truyền thông kiến thức CSSKRM cho
PHHS nhằm tạo môi trường thuận lợi cho HS,
giúp các em có thể thay đổi hành vi CSRM như :
nhắc nhở động viên của cha mẹ , chải răng theo
bố mẹ làm hàng ngày, …
Phân tích ý kiến của ban giám hiệu các
trường tiểu học TP HCM về việc thực hiện
chương trình nha học đường
Bài giảng giáo dục vệ sinh răng miệng: 84% ý
kiến cho rằng cần tăng thêm tiết giảng và 77% ý
kiến cho rằng cần thiết có ≥ 4 tiết giảng/năm
Nhân sự chủ yếu kiểm soát việc chải răng
của học sinh là cô bảo mẫu (69%)
Thời gian thay bàn chải: Chỉ có 38% số
trường thực hiện đúng thay bàn chải 3 tháng/lần
Loại bàn chải: 46% số trường sử dụng cả 2
loại bàn chải (người lớn và trẻ em) cho học sinh
Loại kem đánh răng: 50% số trường sử dụng
kem người lớn cho khối 4,5
Lượng kem sử dụng: 42% số trường sử dụng
kéo dài hết lông bàn chải; 33% kéo dài nữa lông bàn chải; 25% khối lượng bằng hạt đậu
Sau khi chải răng , 92% các trường học sinh
tự đi rửa bàn chải và treo bàn chải lên giá bảo quản
Giá treo bàn chải: phần lớn sử dụng loại di
động đặt ngoài sân để phơi bàn chải, sau đó đem vào phòng (54%) ngoài ra có 31% sử dụng loại gắn trong trường học gắn trong phòng sinh hoạt
Phòng NHĐ trong trường học (nội dung 3
và 4)
93% Ban Giám Hiệu các trường cho rằng cần thiết thành lập phòng NHĐ trong các trường tiểu học có trên 1000 học sinh, nguyên nhân phòng NHĐ đóng cửa là do không tuyển được nhân sự (71%) và không có kinh phí hoạt động (43%), kinh phí hoạt động phần lớn từ sự đóng góp của PHHS (88%), và hiện mức thu trung bình khoảng 27.000 đồng/học sinh/năm học
Hướng phát triển phòng NHĐ trong trường học:100% ý kiến cho rằng cần duy trì phòng
NHĐ, phòng sẽ hoạt động khá tốt (88%), ủng hộ thu phí NHĐ 50.000 đồng/năm/học sinh (44%)
KẾT LUẬN
100% các trường đã thực hiện chương trình giáo dục vệ sinh răng miệng, chưa có sự thay đổi tương xứng giữa kiến thức và hành vi chăm sóc răng miệng
Chương trình chải răng tại trường tiểu học bán trú đạt hiệu quả nhưng chưa sâu
Do nhiều nguyên nhân, số phòng NHĐ trong trường học ngày càng giảm → ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc răng miệng tại trường học
Trường có phòng NHĐ trong trường học, trường có học bán trú thì học sinh có tình trạng sâu răng, tình trạng vệ sinh răng miệng, kiến thức thái độ hành vi chăm sóc răng
Trang 8miệng tốt hơn (có ý nghĩa thống kê) so với các
trường khác
Đa số phụ huynh và ban giám hiệu tin
tưởng, thấy cần thiết phải có phòng NHĐ trong
trường học và sẳn sàng đóng góp kinh phí để
hoạt động
Cần đưa ra 1 qui chuẩn thống nhất để thực
hiện chương trình NHĐ trên toàn quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
practices and job satisfaction of dental therapists: findings of a
national survey British Dental Journal, 189(88), 435-438
miệng của học sinh tiểu học Long An Luận văn Thạc sĩ Y học,
ĐHYD TP HCM
Satur J, Berg DG, Nasruddin J, Mumghamba EG, Davenport
SE, and Kentucky NR (2008) Dental therapists: a global
perspective International Dental Journal; 58:61
NHĐ TP HCM 2006” Luận văn bác sĩ chuyên khoa 2, Khoa Răng Hàm Mặt – Trường Đại Học Y Dược TP HCM
đến mức độ trầm trọng sâu răng - Nghiên cứu trên học sinh 9
- 10 tuổi, huyện Bình Chánh, TP HCM" Luận văn Thạc Sĩ Y học khoa Răng Hàm Mặt,ĐH YD TP HCM
răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ngoại thành Hà Nội “.Luận văn tiến sĩ y học.Viện vệ sinh dịch tể trung ương
quốc Việt Nam " NXB Y học
sinh thành phố Hà Nội năm 2011” Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * Trang 98 - 111
dõi trên tình trạng vệ sinh răng miệng của học sinh một
trường tiểu học ở TP HCM Luận văn Thạc sĩ y học, ĐHYD
TP HCM
Ngày nhận bài báo: 27/01/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016