1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại Bệnh viện K năm 2018

9 222 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 262,17 KB

Nội dung

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 292 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại Bệnh viện K nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong tổng số 292 trường hợp nghiên cứu, 208 (71,2%) là nam và 84 (28,8%) là nữ, tuổi trung bình là 57,6 ± 9,99.

Trang 1

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐƯỜNG TIÊU HÓA CÓ HÓA TRỊ

TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2018

Phạm Thị Thanh Hoa¹, Lê Thị Hương²

¹Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ

²Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 292 bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều trị hóa chất tại Bệnh viện

K nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Trong tổng số 292 trường hợp nghiên cứu, 208 (71,2%) là nam và 84 (28,8%) là nữ, tuổi trung bình là 57,6 ± 9,99 Nghiên cứu cho thấy theo chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng là 35,2% và theo phân loại PG-SGA (Patient Generated Subjective Global Assessment) có 121 (41,4%) bệnh nhân phân loại đủ dinh dưỡng PG-SGA A, 171 (58,5%) phân loại suy dinh dưỡng (PG-SGA B và PG-SGA C) Chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng thang điểm EORTC QLQ-C30 (European Organization for Research and Treatment of Cancer Quality of Life Questionnaire) gồm 30 câu hỏi bao gồm: thang đo chức năng (Thể chất, vai trò, chức năng cảm xúc và xã hội), các triệu chứng bệnh điển hình, và đánh giá chung tình trạng sức khỏe Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu

là 45,5 ± 12,8 và các chỉ số về sức khỏe tổng quát, các chức năng thể chất, hoạt động, xã hội và các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau, khó khăn về tài chính có sự khác biệt với tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA (p

< 0,05) Vì vậy, cần có biện pháp cải thiện dinh dưỡng kịp thời nhằm nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, chất lượng cuộc sống, ung thư đường tiêu hóa, hóa trị, bệnh viện K.

Giảm cân và suy dinh dưỡng thường gặp

ở bệnh nhân ung thư Suy dinh dưỡng ảnh

hưởng 40 đến 80% bệnh nhân ung thư [1; 2]

Trong một số bệnh ung thư, có tới 85% bệnh

nhân sẽ bị suy dinh dưỡng hoặc giảm cân

trong khi điều trị [3; 4] Suy dinh dưỡng dẫn

đến đáp ứng kém đối với điều trị, tăng thời gian

nằm viện, giảm chất lượng cuộc sống và tăng

chi phí chăm sóc sức khoẻ ở bệnh nhân ung

thư [5 - 7]

Quá trình điều trị hóa trị ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng do các tác dụng phụ của hóa chất như chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón hay biến chứng khô miệng, nhiệt miệng, viêm niêm mạc miệng làm giảm khả năng ăn uống ảnh hưởng đến dinh dưỡng, đồng thời cũng làm giảm chất lượng cuộc sống [8] Có một số nghiên cứu khác thấy rằng bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất có chất lượng cuộc sống thấp hơn nhiều so với nhóm không dùng trong quá trình điều trị [9; 10] Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến điều trị ung thư đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu [11; 12] Nghiên cứu này đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa điều trị hóa chất và một số yếu tố liên quan tiến

Địa chỉ liên hệ: Phạm Thị Thanh Hoa, Bệnh viện

Ung bướu TP Cần Thơ

Email: phamhoa9892@gmail.com

Ngày nhận: 05/03/2019

Ngày được chấp nhận: 07/05/2019

Trang 2

tới đề xuất một số biện pháp can thiệp nhằm

hỗ trợ bệnh nhân về mặt dinh dưỡng nói chung

và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân

nói riêng Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài với mục tiêu:

1 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh

nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại

Bệnh viện K năm 2018

2 Mô tả yếu tố liên quan giữa chất lượng

cuộc sống với tình trạng dinh dưỡng của bệnh

nhân ung thư đường tiêu hóa có hóa trị tại

Bệnh viện K năm 2018

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1 Đối tượng

Gồm tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác

định bằng mô bệnh học mắc ung thư đường

tiêu hóa nguyên phát đang trong đợt hóa trị

của tất cả các giai đoạn, có chỉ định và được

điều trị hóa chất Và bệnh nhân nhập viện điều

trị nội trú ngay từ đầu tại khoa Nội 3, Nội 4 của

Bệnh viện K, trong khoảng thời gian từ tháng

06/2018 - 12/2018

2 Phương pháp

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo

công thức cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ

trong quần thể:

n z1 p(1 p) ( p)

2

2

2

-f

-a

Trong đó:

n: là cỡ mẫu nghiên cứu

p: tỷ lệ bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa

có nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo PG-SGA,

lấy từ nghiên cứu trước là p = 0,59 [13]

ε: là sai số tương đối của nghiên cứu, lấy

ε = 0,1

α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05 Khi

đó z1- a2= 1,96

Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu

của nghiên cứu là n = 267 Để đảm bảo cỡ

mẫu cho phân tích nên đã cộng thêm 10% bệnh nhân bỏ cuộc Do vậy, cỡ mẫu tính được

là n = 292

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận

tiện gồm những bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện K trong thời gian tiến hành nghiên cứu và thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đến khi đủ cỡ mẫu

Kỹ thuật thu thập thông tin: phương

pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu; kết hợp với phương pháp quan sát và đo đạc các thông số về nhân trắc học, một số chỉ

số cơ thể khác theo bộ công cụ đã xây dựng sẵn Một số thông tin về kết quả cận lâm sàng được lấy từ hồ sơ bệnh án

Công cụ thu thập thông tin: bộ câu hỏi

nghiên cứu đã được xây dựng sẵn Ngoài ra, các công cụ thu thập một số chỉ số nhân trắc bao gồm: cân tanita, thước dây và thước

gỗ đo chiều cao

Một số chỉ tiêu nghiên cứu:

- Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng

+ Chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index) của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm) Trong đó: BMI ≥ 25: thừa cân; 18,5 - 24,99: bình thường; CED độ 1 (gầy nhẹ): BMI từ 17 đến 18,49; CED độ 2 (gầy vừa): BMI

từ 16,0 đến 16,99; CED độ 3 (quá gầy) BMI dưới 16)

+ PG-SGA (Patient – Generated Subjective Global Assessment) Đây là một đánh giá chủ quan toàn cầu được thực hiện trên tất cả các khía cạnh bao gồm: giảm cân, khẩu phần ăn, giảm các hoạt động và chức năng, tăng nhu cầu trao đổi chất (sốt, sử dụng corticoid) và khám thực thể (bao gồm đánh giá teo cơ, mất lớp mỡ dưới da và phù, cổ chướng) theo 3 mức độ khác nhau [14]:

• PG-SGA A (dinh dưỡng tốt): cân nặng ổn

Trang 3

định hoặc tăng cân

• PG-SGA B (SDD nhẹ hoặc vừa hay có

nguy cơ SDD): giảm 5% cân nặng trong 1

tháng hoặc 10% trong 6 tháng, giảm tiêu thụ

khẩu phần ăn, có sự hiện diện các triệu chứng

tác động đến dinh dưỡng, suy giảm về các

chức năng hoạt động ở mức độ vừa phải, mất

lớp mỡ dưới da hoặc khối lượng cơ vừa phải

• PG-SGA C (SDD nặng): giảm > 5% cân

nặng trong 1 tháng hoặc > 10% trong 6 tháng,

thiếu nghiêm trọng khẩu phần ăn, có sự

hiện diện các triệu chứng tác động đến dinh

dưỡng, suy giảm về các chức năng hoạt động

ở mức độ nặng hoặc suy giảm đột ngột, có

dấu hiệu rõ ràng của SDD (mất lớp mỡ dưới

da, teo cơ )

- Chất lượng cuộc sống: EORTC QLQ-C30

(European Organization for Research

and Treatment of Cancer Quality of Life

Questionnaire – Bộ câu hỏi về Chất lượng

cuộc sống của Tổ chức nghiên cứu và điều

trị Ung thư Châu Âu) gồm 30 câu hỏi về 5

phạm trù sức khỏe và Chất lượng cuộc sống:

Thể chất, vai trò, chức năng cảm xúc và xã

hội, các triệu chứng bệnh điển hình, tác động

về mặt tài chính và 2 câu hỏi đánh giá chung

về sức khỏe và chất lượng cuộc sống Chia

câu hỏi thành 4 mức độ, từ 1 (không có) đến

4 (rất nhiều), ngoại trừ 2 câu hỏi cuối cùng

được tính theo thang điểm 7, từ 1 (rất kém)

đến 7 (xuất sắc), tất cả các điểm số của câu

hỏi được quy đổi tuyến tính sang một thang

điểm 0 - 100 Điểm số được mã hóa lại có ý

nghĩa như sau: các vấn đề chức năng và sức

khỏe tổng quát: điểm số cao hơn đại diện cho

mức độ tốt hơn của chức năng và sức khỏe

tổng quát Các vấn đề triệu chứng: điểm số

cao hơn tương ứng với triệu chứng nặng hơn

[15]

- Điểm thô: trung bình điểm các câu hỏi

trong cùng vấn đề: Raw Score (RS) = (I1 +

I2 +…+ In)/n Trong đó: I1: điểm số câu hỏi 1; I2: điểm số câu hỏi 2; In: điểm số câu hỏi n (giả sử ở đây câu hỏi 1, 2 và n cùng trong 1 vấn đề)

- Điểm chuẩn hóa: điểm thô được tính trên

tỷ lệ 100 (theo công thức):

Điểm lĩnh vực chức năng:

Score = (1-(RS-1)/3)x 100

Điểm lĩnh vực triệu chứng:

Score = ((RS-1)/3)x100

Điểm sức khỏe tổng quát:

Score = ((RS-1)/6) x 100

3 Xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 Các phân tích sẽ được thực hiện bằng phần mềm Stata 12.0

4 Đạo đức nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được giải thích

rõ ràng về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu

và tự nguyện tham gia nghiên cứu Các thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng của trường Đại học Y Hà Nội

III KẾT QUẢ

Nghiên cứu thực hiện trên 292 bệnh nhân (208 nam chiếm 71,2% và 84 nữ chiếm 28,8%), tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,6 ± 10, cân nặng và chiều cao trung bình lần lượt là 50,9 ± 8,3 và 161 ± 6,8 và các chỉ

số trung bình của BMI (19,6 ± 2,8), lympho đếm (2,01 ± 0,9) và hemoglobin (126,9 ± 47,2) Trong các loại ung thư đường tiêu hóa nhiều nhất là ung thư đại trực tràng chiếm 41,4%, dạ dày chiếm 27,8%, thực quản chiếm 26,4% Ung thư chủ yếu ở giai đoạn III (46,6%) và được điều trị nhiều nhất bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với hóa trị chiếm 65,8% (Bảng 1)

Trang 4

Bảng 1 Đặc điểm chung của đối tượng

Bảng 2 Tình trạng dinh dưỡng theo BMI

Fisher’ exact test

Kết quả nghiên cứu theo phân loại BMI thì tỷ lệ SDD chung được ghi nhận là 35,2%, trong đó SDD ở nam cao hơn cả 3 độ so với nữ Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Trang 5

Bảng 3 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số PG-SGA

Qua nghiên cứu thấy rằng 41,4% đối tượng có tình trạng dinh dưỡng tốt (PG-SGA) theo phân loại PG-SGA và 58,6% có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa và nặng (PG-SGA B và C)

Bảng 4 Phân loại tình trạng dinh dưỡng PG-SGA theo loại ung thư

Tình trạng dinh dưỡng kém (PG-SGA B và C) gặp nhiều nhất ở ung thư thực quản (71,8%), tiếp theo là ung thư dạ dày (68,9%), ung thư đại trực tràng (47,6%)

Bảng 5 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo PG-SGA với chất lượng cuộc sống

PG-SGA

B ( X SD ! )

PG-SGA

Trang 6

Theo nghiên cứu của chúng tôi điểm trung

bình sức khỏe tổng quát, chức năng thể chất,

chức năng hoạt động, chức năng xã hội giảm

dần khi nguy cơ suy dinh dưỡng tăng dần,

trong khi đó mệt mỏi, đau, mất ngủ chán ăn và

khó khăn về tài chính tăng dần điểm trung bình

khi nguy cơ suy dinh dưỡng tăng với p < 0,05

IV BÀN LUẬN

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên

292 bệnh nhân ung thư tiêu hóa có điều trị hóa

chất về phân loại tình trạng dinh dưỡng theo

BMI thì tỷ lệ bệnh nhân có BMI < 18,5 là 35,2%

(trong đó CED mức độ nặng, vừa và nhẹ lần

lượt là 9,6%, 9,2% và 16,4%), tỷ lệ thừa cân

béo phì thấp chỉ 3,1% Nghiên cứu của tôi cao

hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu

Nhung về tình hình dinh dưỡng của bệnh nhân

ung thư tại bệnh viện Nhân Dân 115 với tỷ lệ

BMI <18,5 là 24,3% [16]

Chúng tôi giải thích sự khác biệt này do đối

tượng nghiên cứu của chúng tôi là các bệnh

nhân đang điều trị hóa chất, đang và đã trải

qua giai đoạn điều trị ung thư, đặc biệt là ung

thư đường tiêu hóa, còn nghiên cứu của các

tác giả khác bao gồm tất cả các bệnh nhân

của nhiều loại ung thư và nhiều giai đoạn khác

nhau của giai đoạn điều trị: mới được chẩn

đoán, đang trong quá trình phẫu thuật, hóa

trị, xạ trị Như vậy có thể thấy rằng mặc dù tỷ

lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng theo BMI có sự

khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng đều ở

mức khá cao

Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi theo

phân loại PG-SGA cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có

tình trạng dinh dưỡng tốt chiếm tỷ lệ 42,4% và

có đến 58,6% có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa

và nặng (PG-SGA B và C) Trong đó, tỷ lệ bệnh

nhân có nguy cơ SDD nặng chiếm 11% Kết

quả này tương tự như kết quả của nghiên cứu

Phan Thị Bích Hạnh cũng tiến hành trên bệnh

nhân ung thư tiêu hóa có điều trị hóa chất với tỷ

lệ có nguy cơ SDD (PG-SGA B và C) là 58,7%

và SDD nặng là 11,3% Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung ở bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất với tỷ lệ có nguy cơ SDD 51,7% và SDD nặng là 8,16% [13; 17]

Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng có mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống và phân loại SDD theo PG-SGA Điểm chất lượng cuộc sống giảm khi bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng, cụ thể điểm sức khỏe tổng quát ở nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt (PG-SGA A) cao nhất là 51,3 ± 11,3, điểm này thấp hơn ở nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng vừa (PG-SGA B) là 43,2 ± 11,9 điểm, thấp nhất

ở nhóm có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng (PG-SGA C) là 33,3 ± 10,8 điểm, tương tự các điểm chức năng thể chất,hoạt động đều giảm khi nguy cơ suy dinh dưỡng càng tăng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên điểm chức năng cảm xúc và nhận thức có giảm khi nguy cơ suy dinh dưỡng tăng nhưng không thực sự có ý nghĩa thống kê Bên cạnh đó, các triệu chứng có điểm số cao nhất là mệt mỏi, triệu chứng mệt mỏi liên quan đến ung thư và điều trị ung thư gây cản trở hoạt động bình thường [18] Điểm trung bình triệu chứng mệt mỏi có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA A là 21,5 ± 18,2 trong khi đó ở PG-SGA C là 47,3 ± 28,4, sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Khi so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp tại bệnh viện Việt Đức năm 2018 ghi nhận kết quả điểm sức khỏe toàn diện thấp dần khi nguy cơ suy dinh dưỡng tăng dần, cụ thể là điểm sức khỏe toàn diện lần lượt từ bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt đến suy dinh dưỡng vừa và nặng là 46 ± 13,5, 40,4 ± 12,8, 32,8

± 11,1 Và điểm mệt mỏi tăng dần theo nguy

Trang 7

cơ suy dinh dưỡng, điểm của 3 nhóm PG-SGA

A, PG-SGA B, PG-SGA C lần lượt là 39,9 ±

12,9, 55,9 ± 19,2, 66,3 ± 10,7 [19] Theo kết

quả nghiên cứu của Zalina tại Malaysia trên 70

bệnh nhân ung thư tiêu hóa thấy rằng có mối

quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng, hoạt động

thể chất và chất lượng cuộc sống giữa những

người ung thư đường tiêu hóa Những người

có tình trạng dinh dưỡng thấp có chất lượng

cuộc sống thấp trong khi những người có tình

trạng dinh dưỡng cao hơn có chất lượng cuộc

sống tốt hơn [20]

V KẾT LUẬN

Tỷ lệ suy dinh dưỡng bệnh nhân ung thư

đường tiêu hóa có hóa trị đang ở mức cao,

cùng với suy dinh dưỡng là chất lượng cuộc

sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng Tình trạng

dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA và chất

lượng cuộc sống khác nhau trên các nhóm về

sức khỏe tổng quát các chức năng thể chất,

hoạt động, xã hội và các triệu chứng mệt mỏi,

chán ăn, đau, khó khăn về tài chính và chưa tìm

thấy mối quan hệ với chức năng cảm xúc, xã

hội, các triệu chứng buôn nôn/nôn, tiêu chảy,

táo bón, khó thở Vì vậy, cần có biện pháp cải

thiện dinh dưỡng kịp thời nhằm nâng cao chất

lượng sống cho bệnh nhân

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin chân thành cám ơn Bệnh

viện K đã tạo điều kiện trong suốt quá trình

tiến hành nghiên cứu Chúng tôi cũng xin gửi

lời cảm ơn tới các bệnh nhân điều trị nội trú

tại bệnh viện đã kiên trì, không ngại khó khăn,

mệt mỏi để giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt

nghiên cứu này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bei-Wen Wu, Tao Yin, Wei-Xin Cao, &

et al (2009) Clinical application of subjective

global assessment in Chinese patients with

gastrointestinal cancer World Journal of Gastroenterology : WJG, 15(28), 3542 – 3549

doi:10.3748/wjg.15.3542

2 M M Marín Caro, C Gómez Candela, R Castillo Rabaneda, & et al (2008) Nutritional

risk evaluation and establishment of nutritional support in oncology patients according to the protocol of the Spanish Nutrition and Cancer

Group Nutricion Hospitalaria, 23(5), 458 – 468.

3 A Laviano, & M M Meguid (1996)

Nutritional issues in cancer management

Nutrition (Burbank, Los Angeles County, Calif.),

12(5), 358 – 371.

4 Powell-Tuck, J (2003) Artificial Nutrition

Support in Clinical Practice, 2nd edn Gut,

52(3), 456.

5 Mónica María Marín Caro, Alessandro Laviano, & Claude Pichard (2007) Nutritional

intervention and quality of life in adult oncology

patients Clinical Nutrition (Edinburgh, Scotland), 26(3), 289 – 301 doi:10.1016/j.

clnu.2007.01.005

6 Andreyev HJN, Norman AR, Oates

J, et al (1998) Why do patients with

weight loss have a worse outcome when undergoing chemotherapy for gastrointestinal

malignancies? - PubMed - NCBI Eur J Cancer,

34(4), 509–3.

7 Kristina Norman, Claude Pichard, Herbert Lochs, & Matthias Pirlich (2008)

Prognostic impact of disease-related

malnutrition Clinical Nutrition (Edinburgh, Scotland), 27(1), 5 – 15 doi:10.1016/j.

clnu.2007.10.007

8 Ingvar Bosaeus (2008) Nutritional

support in multimodal therapy for cancer cachexia Supportive Care in Cancer: Official

Journal of the Multinational Association of Supportive Care in Cancer, 16(5), 447 – 451

doi:10.1007/s00520-007-0388-7

9 Shamaila Mohsin (2016) Comparison

Trang 8

Summary NUTRIONAL STATUS AND QUALITY OF LIFE PATIENTS WITH GASTROINTESTINAL CANCER DURING CHEMOTHERAPY AT

VIETNAM NATIONAL CANCER HOSPITAL IN 2018

A cross-sectional study was conducted on 292 patients with gastrointestinal cancer during chemotherapy at Vietnam National Cancer Hospital to assess nutritional status and quality

of life A total of 292 subjects were included in this study; 208 subjects (71.2%) were male

of quality of life of cancer patients undergoing

chemotherapy in a tertiary care hospital,

rawalpindi Pak Armed Forces Med J, 66(1),

83 – 87

10 M S Heydarnejad, Dehkordi A

Hassanpour, & Dehkordi K Solati (2011)

Factors affecting quality of life in cancer

patients undergoing chemotherapy African

Health Sciences, 11(2), 266 – 270.

11 Pressoir M, Desné S, Berchery D,

& et al (2010) Prevalence, risk factors and

clinical implications of malnutrition in French

Comprehensive Cancer Centres British

Journal of Cancer, 102(6), 966 – 971

12 Department of Health, Human

Services (2015) Investigating Practices

Relating to Malnutrition in Victorian Cancer

Services - Summary Report 2012 Department

of Health & Human Services, 1(1), 1 – 27.

13 Phan Thị Bích Hạnh (2017) Tình

trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của

bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có điều

trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.

14 M A Sprangers, A Cull, K Bjordal,

& et al (1993) The European Organization for

Research and Treatment of Cancer Approach

to quality of life assessment: guidelines for

developing questionnaire modules EORTC

Study Group on Quality of Life Quality of

Life Research: An International Journal of

Quality of Life Aspects of Treatment, Care and Rehabilitation, 2(4), 287 – 295.

15 J Bauer, S Capra, & M Ferguson (2002) Use of the scored Patient-Generated

Subjective Global Assessment (PG-SGA) as

a nutrition assessment tool in patients with

cancer European Journal of Clinical Nutrition,

56(8), 779 – 785

16 Nguyễn Thị Thu Nhung (2012) Khảo

sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tại khoa Ung bướu - Bệnh viện Nhân Dân

115 Dinh dưỡng và thực phẩm, 11(3), 47 – 49.

17 Nguyen Thi Nhung (2015) Nutritional

status and dietary intake of cancer patients receiving chemotherapy in Ha Noi Medical University hospital (Bachelor of Sience

Nursing) Ha Noi Medical University, Ha Noi.

18 Cancer Related Fatigue ver 1.2011 (2011) National Cancer Comprehensive

Network (NCCN) Clinical Practive Guidelines

in Oncology www.NCCN.org

19 Nguyễn Văn Điệp (2018) Tình trạng

dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2018

Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.

20 Zalina, A Z., Lee, V C., & Kandiah,

M (2012) Relationship between nutritional

status, physical activity and quality of life among

gastrointestinal cancer survivors Malaysian Journal of Nutrition, 18(2), 255 – 264.

Trang 9

and 84 (28.8%) were female Mean age was 57.6 ± 9.99 years According to the Body mass index (BMI) the proportion of patients with malnutrition was 35.2% According to the Patient Generated Subjective Global Assessment (PG-SGA) found 121 patients (41.4%) were classified

as having adequate nutrition with PG-SGA A, and 171 patients (58.5%) were considered malnourished (PG-SGA B and PG-SGA-C) Quality of life was assessed using the EORTC QLQ-C30 (European Organization for Research and Treatment of Cancer questionnaire) The mean global quality of life was 68.73 ± 19.05 and its parameters: physical state, role state, social functioning, cancer fatigue, loss of appetite, pain and financial difficulties were statistically significantly different across the PG-SGA groups (p < 0.05) Therefore, it is necessary

to take measures to improve timely nutrition to improve the quality of life for these patients

Keywords: nutritional status, quality of life, gastrointestinal cancer, chemotherapy,

Vietnam National Cancer Hospital.

Ngày đăng: 15/01/2020, 02:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w