1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nhân một trường hợp phình động mạch chủ ngực vùng 0 điều trị bằng giá đỡ có phủ kết hợp tái tạo toàn phần các nhánh của quai động mạch chủ không qua mở ngực

7 61 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 493,49 KB

Nội dung

Phình động mạch chủ ngực, trong đó có phình quai động mạch chủ đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe trong giai đoạn hiện nay, khi độ tuổi trung bình của dân số tăng lên và các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường và tăng huyết áp đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC   VÙNG 0 ĐIỀU TRỊ BẰNG GIÁ ĐỠ CĨ PHỦ KẾT HỢP TÁI TẠO TỒN PHẦN  CÁC NHÁNH CỦA QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ KHƠNG QUA MỞ NGỰC  Võ Tuấn Anh*, Nguyễn Hồng Định**, Lê Minh Khơi***, Nguyễn Anh Dũng*  TĨM TẮT  Phình động mạch chủ ngực, trong đó có phình quai động mạch chủ đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe  trong giai đoạn hiện nay, khi độ tuổi trung bình của dân số tăng lên và các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường  và tăng huyết áp đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chúng tơi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ 86 tuổi  được chẩn đốn phình động mạch chủ ngực đoạn quai xa và đầu động mạch chủ ngực xuống. Bệnh nhân được  điều trị bằng phương pháp đặt giá đỡ có phủ với chân bám giá đỡ vượt qua vùng 0 của động mạch chủ kèm theo  tái tạo hồn tồn các nhánh của quai động mạch chủ khơng qua mở ngực với kỹ thuật ống khói bằng giá đỡ có  phủ nhỏ hơn trong động mạch thân cánh tay đầu. Khơng có biến chứng và than phiền của bệnh nhân sau một  tháng theo dõi. CT Scan sau mổ cho thấy vị trí các giá đỡ tốt, khơng di lệch, khơng có dò vào túi phình và các cầu  nối động mạch cảnh chung phải – động mạch cảnh chung trái, động mạch cảnh chung trái – động mạch dưới  đòn trái thơng tốt. Đây là phương pháp hứa hẹn để điều trị các bệnh nhân phình động mạch chủ nguy cơ cao có  giới hạn chân bám giá đỡ vượt qua vùng 0. Tuy nhiên, cần phải có các nghiên cứu lâm sàng đa trung tâm, trong  thời gian dài với mẫu lớn để đánh giá tốt hơn.  Từ khóa: phình động mạch chủ ngực, đặt giá đỡ có phủ  SUMMARY  ZONE 0 THORACIC ENDOVASCULAR ANEURYSM REPAIR WITH TOTAL DEBRANCHING AND  CHIMNEY STENTING OF INOMINATE ARTERY  Vo Tuan Anh, Nguyen Hoang Dinh, Le Minh Khoi, Nguyen Anh Dung  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 154 ‐ 160  Aortic aneurysm, especially arch aneurysm, is becoming a problem in our healthcare system, regarding to  the increasing age of the population and the raise of chronic diseases like hypertension and diabetes mellitus. We  report a case of a 86‐year‐old woman with distal arch and proximal descending aorta aneurysm. This patient was  treated  with  an  endovascular  stent  graft  of  which  the  landing  zone  in  the  zone  0  combined  with  total  arch  debranching  using  a  chimney  grafts  in  the  brachiocephalic  trunk.  No  complaints  and  complications  after  one  month follow‐up. The CTA demonstrates a good position of the stent graft and the chimney graft, no endoleak, no  migration.  Right  common  carotid  –  left  common  carotid  and  left  common  carotid  –  left  subclavian  artery  anastomosis are patent. This may be a valuable theurapeutic for high risk arch aneurysm patient with the landing  zone in the zone 0. However, long‐term, multicenter researchs with large volume of patient will provide better  assessment.  Keywords: thoracic aneurysm, stent‐graft, chimney technique  * Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM  ** Bộ mơn Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM  *** Bộ mơn Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: BS. Võ Tuấn Anh  ĐT: 0908520016 Email: tuananh21285@yahoo.com  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 155 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học  TỔNG QUAN  Phình  động  mạch  chủ  ngực,  trong  đó  có  phình  quai  động  mạch  chủ  đã  và  đang  trở  thành  vấn  đề  sức  khỏe  trong  giai  đoạn  hiện  nay, khi độ tuổi trung bình của dân số tăng lên  và  các  bệnh  lý  mạn  tính  như  đái  tháo  đường  và  tăng  huyết  áp  đang  xuất  hiện  ngày  càng  nhiều hơn. Tại Mỹ, tần suất phình động mạch  chủ  ngực  là  6  –  10  trường  hợp/100.000  dân,  trong  đó  60%  là  phình  động  mạch  chủ  ngực  đoạn  lên,  10%  phình  quai  động  mạch  chủ  và  khoảng  30%  phình  động  mạch  chủ  ngực  xuống(10). Tỉ lệ sống còn sau 5 năm nếu khơng  điều trị dao động trong khoảng từ 15 – 55%(7).  Phương pháp điều trị tiêu chuẩn của phình  quai động mạch chủ cho đến nay là phẫu thuật,  đòi hỏi phải sử dụng tuần hồn ngồi cơ thể và  phương  pháp  hạ  thân  nhiệt  ngưng  tuần  hoàn.  Ngưng  tuần  hoàn  và  thời  gian  chạy  máy  tim  phổi nhân tạo kéo dài dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong  và  tỉ  lệ  biến  chứng  do  sự  hình  thành  các  vi  tắc  nghẽn, tăng các chất trung gian viêm, và gây rối  loạn chức năng gan, thận và cân  bằng  nội  mơi.  Vì  vậy,  một  phương  pháp  điều  trị  có  thể  tránh  được  tuần  hồn  ngồi  cơ  thể  và  ngưng  tuần  hồn  sẽ  có  lợi  hơn  cho  những  bệnh  nhân  có  nguy cơ phẫu thuật cao. Đặt giá đỡ có phủ cho  động mạch chủ ngực (TEVAR) đã trở thành một  trong  những  phương  pháp  đáp  ứng  điều  kiện  trên,  đã  được  áp  dụng  để  điều  trị  phình  động  mạch  chủ  bụng,  phình  động  mạch  chủ  ngực  xuống và gần đây là phình quai động mạch chủ,  nhất là các phình động mạch chủ ngực  cần đặt  giá  đỡ  kéo  dài  đến  vùng  0  (từ  động  mạch  chủ  ngực lên đến hết chỗ xuất phát của động mạch  thân cánh tay đầu).  Bảng 1: So sánh giữa TEVAR và phẫu thuật mở theo  Desai ND  Biến chứng Tỉ lệ tử vong Tai biến thần kinh Thơng khí kéo dài > 24 TEVAR 2,6% 3,9% 9% Phẫu thuật mở 6,7% 7,1% 24% Về  hiệu  quả  của  TEVAR  so  với  phẫu  thuật  156 kinh điển, Desai N.D và cộng sự đã so sánh giữa  đặt giá đỡ có phủ và phẫu thuật động mạch chủ  với các kết quả như sau(4):  85% các bệnh nhân đặt giá đỡ có phủ khơng  cần can thiệp lại sau 10 năm(4).  Tương tự, nghiên cứu của tác giả Goodney  P.  và  cộng  sự  cũng  cho  thấy  tỉ  lệ  tử  vong  của  TEVAR thấp hơn so với phẫu thuật kinh điển  (6,1% với TEVAR và 7,1% với phẫu thuật kinh  điển) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê  (p = 0,04)(5).   Giới hạn lớn nhất đối với các trường hợp đặt  giá đỡ có phủ cho quai động mạch chủ là phần  động mạch an tồn cần thiết đề giá đỡ bám vào  thường  bao  gồm  chỗ  xuất  phát  của  các  động  mạch quan trọng của quai (động mạch thân tay  đầu, động mạch cảnh chung trái và động mạch  dưới đòn trái). Giới hạn này đã được khắc phục  bằng  các  phẫu  thuật  kết  hợp  nhằm  tái  tạo  một  phần các nhánh của quai động mạch chủ đối với  trường  hợp  chân  giá  đỡ  nằm  sau  vùng  0  và  phẫu thuật tái tạo toàn bộ quai động mạch chủ  đối  với  trường  hợp  chân  giá  đỡ  phải  vượt  qua  vùng 0. Bên cạnh đó, đặt giá đỡ có phủ của quai  động mạch chủ còn là một thử thách lớn do đặc  điểm  giải  phẫu  uốn  cong  của  vùng  quai,  lưu  lượng  máu  lớn  và  chuyển  động  của  quai  theo  nhịp tim(3).   Trong trường hợp chân bám của giá đỡ phải  vượt qua vùng 1 và nằm trong vùng 0 (che phủ  một phần hoặc vượt qua chỗ xuất phát của động  mạch  thân  cánh  tay  đầu),  cần  thực  hiện  phẫu  thuật  kết  hợp  (hybrid)  để  tái  tạo  toàn  bộ  các  nhánh của quai động mạch chủ, bao gồm động  mạch thân cánh tay đầu, động mạch cảnh chung  bên trái và động mạch dưới đòn bên trái(13). Để  thực  hiện  phẫu  thuật  này,  trước  đây  cần  phải  mở ngực giữa xương ức tiêu chuẩn để thực hiện  cầu  nối  từ  động  mạch  chủ  ngực  lên  đến  các  động mạch trên. Đối với các bệnh nhân lớn tuổi,  nguy  cơ  phẫu  thuật  cao  (đái  tháo  đường,  tăng  huyết  áp,  bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn  tính),  thực  hiện  mở  ngực  giữa  xương  ức  có  thể  làm  tăng  Chuyên Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau mổ, theo  tác giả Moulakalis K.G(9), tỉ lệ các biến chứng sau  phẫu  thuật  mở  ngực  để  tái  tạo  toàn  bộ  quai  động  mạch  chủ  như  sau:  Để  tránh  các  biến  chứng do phẫu thuật chẻ xương ức, người ta đã  phát  triển  kỹ  thuật  tái  tạo  tồn  bộ  quai  động  mạch chủ khơng cần mở ngực. Để thực hiện kỹ  thuật  này,  đầu  tiên  phẫu  thuật  viên  sẽ  làm  các  cầu  nối  động  mạch  cảnh  chung  phải  –  động  mạch  cảnh  chung  trái,  động  mạch  cảnh  chung  trái – động mạch dưới đòn trái, các cầu nối này  được làm thơng qua các đường rạch da ở cổ và  hố  trên  đòn  trái,  nhẹ  nhàng  hơn  so  với  phẫu  thuật mở ngực.  Bảng 2. Tỉ lệ biến chứng sau mở ngực tái tạo toàn bộ  quai động mạch chủ  Biến chứng Tỉ lệ tử vong sớm (< 30 ngày) Tai biến mạch máu não Nhiễm trùng phổi Suy thận Tỉ lệ 11,9% 7,6% 12,6% 5,6% Sau đó, phẫu thuật viên sẽ đặt thêm một giá  đỡ  có  phủ  có  kích  thước  phù  hợp  vào  động  mạch thân cánh tay đầu cùng thời điểm đặt giá  đỡ có phủ của quai động mạch chủ. Các nghiên  cứu  gần  đây  chứng  minh  được  ưu  điểm  của  phương pháp này với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ biến  chứng thấp, theo tác giả De Rango, tỉ lệ tử vong  sớm  là  5,8%,  tai  biến  mạch  máu  não  là  3,8%(2).  Tuy  nhiên,  vẫn  cần  các  nghiên  cứu,  nhất  là  các  nghiên  cứu  phân  tích  tổng  hợp  (meta‐analysis)  để đánh giá rõ hơn hiệu quả của phương pháp  tái  tạo  tồn  bộ  quai  động  mạch  chủ  khơng  cần  mở ngực.  TRÌNH BÀY BỆNH ÁN  Hành chính  Bệnh nhân Lê Thị T., nữ, 86 tuổi.  Địa chỉ: Đường số 2 – Xã Phú Long – Huyện  Bình Đại – Tỉnh Bến Tre.  Nhập viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh  lúc 5 giờ 40 phút ngày 26/08/2013.  Số  hồ  sơ:  A11‐0186854  Số  nhập  viện:  13‐ 0025565.  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu Nghiên cứu Y học Lý do nhập viện   Đau ngực.  Bệnh sử   Cách  nhập  viện  khoảng  một  tháng,  bệnh  nhân thường xuất hiện đau ngực sau xương ức,  lan sau lưng, đau liên tục, âm ỉ, không giảm khi  nằm  nghỉ,  không  khó  thở.  Bệnh  nhân  đi  khám  và  điều  trị  tại  các  cơ  sở  y  tế  tư  nhân,  khơng  rõ  chẩn đốn và loại thuốc sử dụng, điều trị khơng  có  kết  quả,  đau  khơng  thun  giảm  →  Đến  khám và nhập viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí  Minh. Trong q trình bệnh, bệnh nhân ăn uống  được,  tiêu  tiểu  bình  thường,  khơng  khàn  tiếng,  khơng nuốt nghẹn.  Tiền căn   Tăng  huyết  áp  phát  hiện  cách  nhập  viện  khoảng 6 – 7 năm, điều trị không thường xuyên,  khơng  khai  thác  được  huyết  áp  cao  nhất  và  huyết áp bình thường của bệnh nhân.  Khám lâm sàng  Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thể trạng trung  bình.   M:  88  lần/phút,  Huyết  áp:  150/90  mmHg,  nhịp thở: 12 lần/phút, nhiệt độ: 37oC.  Tim đều, rõ 88 lần/phút, không âm thổi.  Phổi âm phế bào hai bên rõ, không ran.  Bụng mềm.  Kết quả cận lâm sàng quan trọng  CT  Scan  ngực  –  bụng  có  cản  quang:  Phình  động mạch chủ ngực đoạn quai xa và đầu động  mạch  chủ  ngực  xuống,  đường  kính  tối  đa  65  mm. Khoảng cách từ cổ túi phình đến chỗ xuất  phát của động mạch thân cánh tay đầu là 18 – 20  mm. Đường kính động mạch chủ ngực lên trước  túi phình là 28 – 30 mm. Đường kính động mạch  chủ  ngực  xuống  sau  túi  phình  là  23  –  25  mm.  Đường  kính  động  mạch  chậu  ngồi  và  đùi  chung hai bên là 7,6 mm.  Siêu âm tim: Chức năng tâm thu thất trái tốt,  EF =%  Chụp động mạch vành: Hệ động mạch vành  157 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 khơng hẹp.  Chụp  động  mạch  cảnh  hai  bên  và  đa  giác  Willis: Không hẹp, đa giác Willis thông nối tốt.  Công  thức  máu,  đông  máu  toàn  bộ,  chức  năng  gan,  thận,  ion  đồ  và  các  xét  nghiệm  khác  trong giới hạn bình thường.      Hình 1: Xác định các kích thước và tương quan của  túi phình với các mạch máu lớn  Chẩn đốn  Phình động mạch chủ ngực đoạn quai xa và  đầu  động  mạch  chủ  ngực  xuống  –  Tăng  huyết  áp IIC (JNC VII).  Điều trị  Hướng điều trị   Vì bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều nguy cơ lớn  khi  thực  hiện  phẫu  thuật  mở,  chúng  tơi  quyết  định đặt giá đỡ có phủ qua vùng túi phình. Với  khoảng  cách  từ  cổ  túi  phình  đến  động  mạch  thân cánh tay đầu ở mức 18 – 20 mm, chúng tơi  sử dụng chiến lược tái tạo tồn bộ các nhánh của  quai  động  mạch  chủ  khơng  qua  mở  ngực  giữa  xương ức như sau: Thực hiện cầu nối bên – bên  từ  động  mạch  cảnh  chung  bên  phải  sang  động  mạch  cảnh  chung  bên  trái,  cầu  nối  tận  –  tận  từ  động cảnh chung trái sang động mạch dưới đòn  trái. Đặt giá đỡ có phủ vào động mạch chủ, cùng  158 lúc  đó  đặt  giá  đỡ  có  phủ  vào  động  mạch  thân  cánh tay đầu theo kỹ thuật ống khói.  Phương pháp phẫu thuật  Phẫu  thuật  được  chia  thành  hai  thì,  thực  hiện cách nhau 24 giờ.   Thì  1  được  thực  hiện  tại  phòng  mổ  Khoa  Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược  TP  Hồ  Chí  Minh,  bệnh  nhân  được  gây  mê  nội  khí quản, theo dõi tưới máu não liên tục bằng hệ  thống  đo  độ  bão  hòa  oxy  não,  theo  dõi  áp  lực  động  mạch  cảnh  trực  tiếp  sau  kẹp  nhằm  đảm  bảo  huyết  áp  đầu  xa  động  mạch  cảnh  sau  khi  kẹp > 50 mmHg. Bộc lộ động mạch cảnh chung  phải  bằng  đường  mở  dọc  theo  bờ  trước  cơ  ức  đòn  chũm  phải,  bộc  lộ  động  mạch  cảnh  chung  trái và động mạch dưới đòn trái bằng đường mở  dọc  theo  bờ  trước  cơ  ức  đòn  chũm  trái  kéo  dài  dọc  theo  bờ  trên  xương  đòn  đến  1/3  ngồi  xương  đòn  trái.  Thực  hiện  cầu  nối  bên  –  bên  bằng  ống  ghép  Gore‐Tex  số  8,  ống  ghép  được  đặt phía sau khối khí – thực quản, phía trước cột  sống. Cắt rời động mạch cảnh chung bên trái và  động  mạch  dưới  đòn  bên  trái,  đóng  chỗ  xuất  phát  của  hai  động  mạch  trên  bằng  chỉ  Prolene  6.0, thực hiện cầu nối tận – tận giữa động mạch  cảnh  chung  trái  và  động  mạch  dưới  đòn  trái.  Đóng vết mổ theo lớp. Bệnh nhân được chuyển  ra phòng hồi sức để theo dõi tri giác và các dấu  hiệu thần kinh, các dấu hiệu sinh tồn. Sau phẫu  thuật,  bệnh  nhân  tỉnh,  khơng  có  dấu  hiệu  thần  kinh khu trú mới xuất hiện, mạch, huyết áp ổn  định, khơng sốt.  Thì 2 được thực hiện tại phòng DSA Khoa  Nội  Tim  Mạch.  Bệnh  nhân  được  gây  mê  nội  khí quản, bộc lộ bó mạch đùi trái, đặt sheath 6  F tại động mạch đùi phải. Luồn pigtail vào qua  động  mạch  đùi  phải,  luồn  dây  dẫn  vào  động  mạch đùi trái theo kỹ thuật Seldinger, dùng hệ  thống  nong  để  nong  rộng  lỗ  vào  động  mạch  đùi trái đến kích thước 24 F. Bộc lộ động mạch  nách phải, luồn dây dẫn vào động mạch nách  theo  kỹ  thuật  Seldinger,  dùng  hệ  thống  nong  để  nong  rộng  lỗ  vào  động  mạch  nách  phải.  Luồn  hệ  thống  giá  đỡ  có  phủ  của  động  mạch  Chun Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  chủ qua động mạch đùi trái và luồn hệ thống  giá  đỡ  có  phủ  của  động  mạch  thân  cánh  tay  đầu  qua  động  mạch  nách  phải.  Chúng  tơi  sử  dụng  giá  đỡ  có  phủ  Valiant  (Medtronic)  40  x  40  x  200  mm  cho  động  mạch  chủ  ngực  và  giá  đỡ  có  phủ  Endurant  (Medtronic)  16  x  16  x  95  mm cho động mạch thân cánh tay đầu.  Nghiên cứu Y học Xác định các mốc thả giá đỡ, sau đó đưa cả  hai  dụng  cụ  vào  đúng  vị  trí.  Cần  có  hai  phẫu  thuật  viên  thả  đồng  thời  hai  giá  đỡ  cùng  một  lúc: khi thả hai vòng giá đỡ Valiant, điều chỉnh  lại  vị  trí  giá  đỡ  lần  cuối  cùng,  và  giá  đỡ  Endurant  được  thả  tồn  bộ,  sau  đó  thả  phần  còn lại của giá đỡ Valiant.       Hình 2: Hình ảnh thả giá đỡ động mạch chủ ngực cùng lúc với giá đỡ động mạch thân tay đầu theo kỹ thuật ống  khói      Hình 3: Kết quả chụp kiểm tra sau xuất viện một tuần cho thấy khơng có dò cạnh giá đỡ và sự thơng thương của  hệ thống nối tắt các động mạch ni não.  não  và  động  mạch  dưới  đòn  trái  tốt  qua  các  Chụp  kiểm  tra  thấy  khơng  có  di  lệnh  các  cầu nối.  giá đỡ, khơng có dò cạnh giá đỡ. Tưới máu lên  Sau phẫu thuật đặt giá đỡ có phủ, bệnh nhân  Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 159 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 được chuyển về theo dõi tại phòng hồi sức khoa  Phẫu thuật tim mạch bệnh viện Đại học Y Dược.  Tiến trình hồi sức ổn định, khơng có biến chứng,  bệnh  nhân  được  chuyển  sang  hậu  phẫu  sau  2  ngày  nằm  hồi  sức  và  được  cho  xuất  viện  vào  ngày thứ 6 sau phẫu thuật.  Tái  khám  sau  một  tuần:  bệnh  nhân  khỏe,  khơng còn đau ngực, tự đi lại, ăn uống khá.  BÀN LUẬN  Cho  đến  ngày  nay,  phương  pháp  điều  trị  tiêu  chuẩn  của  phình  động  mạch  chủ  ngực  đoạn  quai  vẫn  là  phẫu  thuật  mở  có  sử  dụng  tuần hồn ngồi cơ thể và hạ thân nhiệt ngưng  tuần hồn. Tuy vậy, trên những bệnh nhân lớn  tuổi,  nhiều  nguy  cơ,  phẫu  thuật  tiêu  chuẩn  đang  dần  dần  được  thay  thế  bằng  phương  pháp  đặt  giá  đỡ  có  phủ  do  mức  độ  phức  tạp,  thời  gian  phẫu  thuật  kéo  dài,  tỉ  lệ  biến  chứng  sau  mổ  và  tỉ  lệ  tử  vong  cao(14).  Điều  trị  can  thiệp nội mạch ít xâm lấn hơn, tỉ lệ biến chứng  và  tỉ  lệ  tử  vong  cũng  thấp  hơn,  được  khuyến  cao  thực  hiện  cho  các  bệnh  nhân  trên  75  tuổi(1,8).  Vì  đặt  giá  đỡ  có  phủ  của  động  mạch  chủ  khơng  đòi  hỏi  mở  ngực  cũng  như  sự  hỗ  trợ  của  tuần  hoàn  ngoài  cơ  thể  nên  gần  như  khơng  có  nguy  cơ  chảy  máu  sau  mổ,  đồng  thời,  can  thiệp  nội  mạch  cũng  khơng  đòi  hỏi  phải  kẹp  động  mạch  chủ,  do  đó  giảm  thiểu  được  nguy  cơ  thiếu  máu  nuôi  não,  tủy  và  các  tạng  khác(14).  Với  những  ưu  điểm  đó,  đặt  giá  đỡ  có  phủ  để  điều  trị  bệnh  lý  phình  động  mạch  chủ  được  xem  như  một  phương  pháp  điều trị thay thể tốt cho phẫu thuật  trên  bệnh  nhân  có  nguy  cơ  cao.  Tuy  nhiên,  bên  cạnh  những  ưu  điểm,  phương  pháp  can  thiệp  nội  mạch  vẫn  còn  những  hạn  chế,  trong  đó,  hạn  chế  thường  gặp  nhất  là  vùng  động  mạch  chủ  bình  thường  để  giá  đỡ  bám  vào  không  đủ  khoảng  cách  20  mm,  do  vị  trí  chỗ  xuất  phát  của các động mạch quan trọng của động mạch  chủ  như  động  mạch  thân  cánh  tay  đầu,  động  mạch  cảnh  chung  trái,  động  mạch  dưới  đòn  trái  ở  vùng  quai  hay  động  mạch  thân  tạng,  động  mạch  mạc  treo  tràng  trên  và  2  động  160 mạch  thận  ở  động  mạch  chủ  bụng.  Để  khắc  phục khuyết điểm trên, mơ hình phẫu thuật lai  (hybrid)  là  mơ  hình  được  áp  dụng  rộng  rãi  nhất  hiện  nay(13),  thực  hiện  phẫu  thuật  tái  tạo  các nhánh động mạch nói trên và đặt giá đỡ có  phủ  vượt  qua  những  lỗ  xuất  phát  cũ  để  đảm  bảo  vùng  bám  an  toàn,  tránh  biến  chứng  di  chuyển giá đỡ về sau.  Tuy  vậy,  phẫu  thuật  tái  tạo  các  nhánh  của  động mạch chủ vẫn có tỉ lệ nguy cơ cao, nhất là  đối với phẫu thuật tái tạo hồn tồn các nhánh  của  quai  động  mạch  chủ  ở  bệnh  nhân  lớn  tuổi  do các biến chứng của mở ngực giữa xương ức:  Thở  máy  kéo  dài,  viêm  phổi,  nhiễm  trùng  vết  mổ và xương ức không lành(2). Để tránh các biến  chứng  trên,  các  tác  giả  trên  thế  giới  đã  đưa  ra  phương  pháp  tái  tạo  lại  các  nhánh  của  quai  động mạch chủ khơng cần mở ngực, bằng cách  đặt  giá  đỡ  có  phủ  nhỏ  hơn  vào  các  nhánh  này  hoặc đặt một giá đỡ có phủ vào động mạch thân  cánh tay đầu và thực hiện các cầu nối giữa động  mạch thân cánh tay đầu và các động mạch còn  lại(12).  Hiện nay vẫn chưa có nhiều cơng trình đánh  giá kết quả dài hạn của phương pháp trên, bao  gồm  sự  ăn  mòn  nơi  tiếp  giáp  của  giá  đỡ  động  mạch chủ và giá đỡ nhỏ, di chuyển giá đỡ và dò  máu  vào  túi  phình(11).  Các  nghiên  cứu  cho  thấy  biến  chứng  dò  máu  vào  túi  phình  loại  I  có  thể  tránh được khi để  giá đỡ  nhỏ đi song song với  giá  đỡ  chính  và  xa  hơn  giá  đỡ  chính  ít  nhất  7  cm(1). Để tránh hiện tượng di chuyển, chúng tơi  chọn kích thước giá đỡ lớn hơn kích thước động  mạch chủ khoảng 15 – 20%, nếu chọn kích thước  giá đỡ lớn hơn nữa sẽ có nguy cơ gấp nếp hoặc  tạo  ra  các  rãnh  giữa  giá  đỡ  và  động  mạch  chủ,  tăng nguy cơ dò máu vào túi phình(6).  Như vậy, cho đến hiện tại, phương pháp tái  tạo  các  nhánh  của  động  mạch  chủ  bằng  can  thiệp  nội  mạch  vẫn  còn  đang  được  nghiên  cứu  và  được  khuyến  cáo  sử  dụng  trên  những  bệnh  nhân có nguy cơ phẫu thuật rất cao, khi khơng  còn lựa chọn khác. Chưa có khuyến cáo về loại  giá  đỡ  phù  hợp  để  sử  dụng  cho  kỹ  thuật  này  Chuyên Đề Ngoại Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  nhằm  giảm  tối  thiểu  hiện  tượng  mỏi  của  kim  loại.  Cần  phải  có  các  nghiên  cứu  đa  trung  tâm  trong thời gian dài để đánh giá tốt hơn hiệu quả  của  phương  pháp  tái  tạo  tồn  bộ  quai  động  mạch chủ bằng giá đỡ nhỏ qua các nhánh động  mạch của quai kết hợp với việc đặt giá đỡ chính  trong động mạch chủ.  KẾT LUẬN  Tái  tạo  tồn  bộ  quai  động  mạch  chủ  khơng  qua  mở  ngực  phối  hợp  với  đặt  giá  đỡ  có  phủ  trong điều trị bệnh lý phình động mạch chủ có  giới hạn an tồn cho giá đỡ ở vùng 0 và vùng 1  là một phương pháp mới, có nhiều hứa hẹn vì ít  gây ra biến chứng, tỉ lệ tử  vong ngắn hạn  thấp  hơn  trên  những  bệnh  nhân  có  nguy  cơ  phẫu  thuật  cao.  Tuy  vậy,  cần  phải  có  những  nghiên  cứu  mẫu  lớn,  đa  trung  tâm  trong  thời  gian  dài  hạn  để  đánh  giá  tốt  hơn  hiệu  quả  của  phương  pháp này.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  Choi BK, et al (2011). Successful treatment of a ruptured aortic  arch aneurysm using a hybrid procedure. Korean Circ J, 41(8):  469‐73.  De Rango P, et al (2013), Aortic arch debranching and thoracic  endovascular repair. J Vasc Surg. 59(1):107‐14.  Cooley  D,  Sundt  T  (2008).  Surgical  anatomy.  Aortic  arch  surgery, Blackwell Publishing Ltd: 12 ‐ 18.  Desai  ND,  et  al  (2012).  Long‐term  comparison  of  thoracic  endovascular  aortic  repair  (TEVAR)  to  open  surgery  for  the  treatment  of  thoracic  aortic  aneurysms.  J  Thorac  Cardiovasc    Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim  – Mạch máu 10 11 12 13 14 Nghiên cứu Y học Surg, 144(3): 604‐9; discussion 609‐11.  Goodney  PP,  et  al  (2011).  Survival  after  open  versus  endovascular  thoracic  aortic  aneurysm  repair  in  an  observational study of the Medicare population. Circulation,  124(24): 2661‐9.  Kolvenbach  RR,  et  al  (2011).  Urgent  endovascular  treatment  of thoraco‐abdominal aneurysms using a sandwich technique  and  chimney  grafts‐‐a  technical  description.  Eur  J  Vasc  Endovasc Surg, 41(1): 54‐60.  Melissano  G,  et  al  (2005).  Endovascular  treatment  of  aortic  arch aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg, 29(2): 131‐8.  Milewski RK, et al (2010). Have hybrid procedures  replaced  open  aortic  arch  reconstruction  in  high‐risk  patients?  A  comparative  study  of  elective  open  arch  debranching  with  endovascular stent graft placement and conventional elective  open  total  and  distal  aortic  arch  reconstruction.  J  Thorac  Cardiovasc Surg, 140(3): 590‐7.  Moulakakis KG, et al (2013). A systematic review and meta‐ analysis of hybrid aortic arch replacement. Ann Cardiothorac  Surg, 2(3): 247‐60.  Saleh  HM  and  Inglese  L  (2006).  Combined  surgical  and  endovascular treatment of aortic arch aneurysms. J Vasc Surg,  44(3): 460‐466.  Sugiura K, et al (2009). The applicability of chimney grafts in  the aortic arch. J Cardiovasc Surg, 50(4): 475‐81.  Vallejo N, et al (2012). Hybrid repair of thoracic aortic lesions  for zone 0 and 1 in high‐risk patients. J Vasc Surg, 55(2): 318‐ 25.  Yoshida RA, et al (2011). Total endovascular debranching of  the aortic arch. Eur J Vasc Endovasc Surg, 42(5): 627‐30.  Zhou  W  and  Qiu  J  (2013).  Endovascular  repair  of  an  aortic  arch  pseudoaneurysm  with  double  chimney  stent  grafts:  a  case report. J Cardiothorac Surg, 8: 80.    Ngày nhận bài báo: 27/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2013  Ngày bài báo được đăng : 05/012014  161 ... nhằm  tái tạo một phần các nhánh của quai động mạch chủ đối với  trường hợp chân  giá đỡ nằm  sau  vùng 0 và  phẫu thuật tái tạo toàn bộ quai động mạch chủ đối  với  trường hợp chân  giá ... 6  –  10 trường hợp/ 100 .00 0  dân,  trong  đó  60%   là  phình động mạch chủ ngực đoạn  lên,  10%   phình quai động mạch chủ và  khoảng  30%   phình động mạch chủ ngực xuống( 10) . Tỉ lệ sống còn sau 5 năm nếu khơng ... mạch chủ bằng giá đỡ nhỏ qua các nhánh động mạch của quai kết hợp với việc đặt giá đỡ chính  trong động mạch chủ.   KẾT LUẬN  Tái tạo tồn  bộ  quai động mạch chủ khơng  qua mở ngực phối  hợp với  đặt  giá

Ngày đăng: 14/01/2020, 23:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN