Xác định tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp (nấm Candida, trùng roi Trichomonas Vaginalis, nhiễm khuẩn âm đạo) ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản ở Trà Cú, Trà Vinh.
Trang 1TỶ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ KHMER TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN TẠI HUYỆN TRÀ CÚ – TỈNH TRÀ VINH
Lâm Hồng Trang*, Bùi Chí Thương**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Có nhiều nghiên
cứu tại các cộng đồng dân tộc khác mà chưa nghiên cứu ở dân số Khmer
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp (nấm Candida, trùng roi
Trichomonas Vaginalis, nhiễm khuẩn âm đạo) ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản ở Trà Cú, Trà Vinh
Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu cắt ngang trên 258 phụ nữ Khmer từ 03/2017 đến 04/2017
Kết quả: Tỷ lệ viêm âm đạo do ba tác nhân thường gặp là 55,04% Trong đó: Viêm âm đạo do nấm chiếm tỷ
lệ 25,97%; Nhiễm khuẩn âm đạo 16,67% Trong nghiên cứu không ghi nhận có tình trạng nhiễm Trichomonas Valginalis Thói quen thụt rửa sâu vào trong âm đạo làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,7 lần với p = 0,006 (<0,05) khoảng tin cậy 95% (1,1 – 2,5)
Kết luận: Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của người phụ nữ Khmer tại địa phương còn khá cao so
với những nghiên cứu trước đây
Từ khóa: Viêm âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo
ABSTRACT
RATE OF VAGINITIS AND RELATED FACTORS
OF KHMER WOMEN ON REPRODUCTIVE AGE IN TRA CU DISTRICT – TRA VINH PROVINCE
Lam Hong Trang, Bui Chi Thuong
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement Vol 22 - No 1- 2018: 179 - 183
Introduction: Vaginitis is the common gynecologic disease on reproductive women In the past, there were
some studies in other race communities and there have no research in Khmer community
Objectives To identify rate of vaginitis caused by three common agents (Candida, Trichomonas vaginalis,
Vaginal infection) in Khmer women on reproductive age in Tra Cu, Tra Vinh
Methods: A Cross-sectional study on 258 Khmer women from 03/2017 to 04/2017 at Tra Cu, Tra Vinh Results: The rate of vaginitis caused by three common causes was 55.04%, in which 25.97% were fungal
vaginitis; Bacterial vaginosis 16.67% No Trichomonas Valginalis infection was reported The douching habits of the vagina increased the risk of infection by 1.7 times with p = 0.006 (<0.05) 95% confidence interval (1.1 - 2.5)
Conclusion: Primary results show that the prevalence of local Khmer women is rather high compared to
previous studies
Keywords: Vaginitis, Bacterial vaginosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa thường
gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là
nguyên nhân hàng đầu làm cho bệnh nhân đến
khám phụ khoa Viêm âm đạo là một bệnh lý lành tính, gây tăng tiết dịch âm đạo, làm ngứa rát âm hộ âm đạo gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân Việc chẩn đoán bệnh
Trang 2không quá khó khăn tuy nhiên việc điều trị triệt
để, dự phòng tái phát có tầm quan trọng ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời,
bệnh có thể gây các biến chứng nặng như: viêm
vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng dẫn đến vô
sinh, thai ngoài tử cung…
Viêm sinh dục chiếm khoảng 80% trường
hợp các bệnh nhân đến khám phụ khoa Nấm
Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis và nhiễm
khuẩn âm đạo là ba tác nhân chính chiếm
khoảng 90% các trường hợp gây viêm âm đạo
Tại Việt Nam trước đây đã có khá nhiều
nghiên cứu về tỷ lệ viêm âm đạo, các nghiên cứu
mang tính chất địa phương được thực hiện trên
nhiều đối tượng khác nhau Tần suất viêm âm
đạo ở các vùng miền còn khá cao Theo tác giả Lê
Hồng Cẩm, tỷ lệ viêm âm đạo tại Hóc Môn
thành phố Hồ Chí Minh là 32,36%(2) Theo Ngũ
Quốc Vĩ tại bệnh việm Đa Khoa Trung Ương
Cần Thơ năm 2008 là 34,1%(3) Bùi Thị Bích Hậu
thực hiện nghiên cứu ở người dân tộc Jrai tại
huyện Krôngpa, Gia Lai thì tỷ lệ này là 42,8%(1)
Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà
tại bệnh viện Đa Khoa Đăk Lăk là 56,8%(4)
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về
những bệnh phụ khoa cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh sản tại huyện Trà Cú chưa được chú trọng
Quan niệm về bệnh và vệ sinh phụ khoa, vệ sinh
tình dục vẫn còn là vấn đề khép kín trong đời
sống của người dân tộc Khmer nơi đây Việc
khám, tầm soát và chăm sóc sức khỏe cho người
dân nơi đây nói chung và đặc biệt là đồng bào
Khmer gặp nhiều khó khăn bất cập
Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nhằm xác
định tỷ lệ mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường
sinh dục ở phụ nữ Khmer ở vùng sâu vùng xa là
như thế nào Chúng tôi hy vọng kết quả của đề
tài sẽ góp phần đưa ra hướng can thiệp sức khỏe
sinh sản phù hợp và hiệu quả hơn cho phụ nữ
Khmer sinh sống ở vùng sâu vùng xa của tỉnh
Trà Vinh
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi thực hiệnnghiên cứu cắt ngang trên 258 đối tượng phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản (15 – 49), đã có quan hệ tình dục, sống
trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
Chọn bệnh
Phụ nữ Khmer sống tại huyện Trà Cú, Trà Vinh
Tuổi từ 15 – 49
Đã có quan hệ tình dục
Đồng ý tham gia nghiên cứu
Cách thức tiến hành:
Bước 1: Lập danh sách đối tượng theo tiêu
chuẩn chọn mẫu, bốc thăm ngẫu nhiên, gởi thư mời tham gia nghiên cứu Nếu trong danh sách chọn mẫu có đối tượng bị loại bởi những tiêu chuẩn loại trừ, chúng tôi sẽ chọn người kế tiếp trong danh sách
Bước 2: Phỏng vấn qua bảng câu hỏi: hỗ trợ
của nhân viên y tế tại TT Y Tế huyện Trà Cú, là người dân tộc Khmer Thời gian phỏng vấn 10 phút / 01 đối tượng
Bước 3: Khám phụ khoa và xét nghiệm huyết
trắng Quan sát âm hộ âm đạo
Đặt mỏ vịt bộc lộ thành âm đạo và cổ tử cung, đánh giá số lượng tính chất của huyết trắng
Thời gian khám dành cho mỗi bệnh nhân là
15 phút/ 01 người
Lấy mẫu bệnh phẩm bằng 2 que gòn ở túi cùng bên
Dùng giấy quỳ của hãng Merck để đo pH của dịch âm đạo trong mỏ vịt
Kỹ thuật viên xét nghiệm tiến hành soi tươi huyết trắng ngay sau khi lấy mẫu Thời gian thực hiện soi tươi không quá 10 phút/mỗi ca
Trang 3Thu thập số liệu, kết quả soi tươi vào bảng số
liệu
Bước 4: Tư vấn và phát thuốc
Bước 5: Nhập số liệu, xử lý số liệu và báo cáo
kết quả
Kỹ thuật xét nghiệm và tiêu chuẩn chẩn đoán
sử dụng trong nghiên cứu
Lấy bệnh phẩm
Lấy mẫu dịch âm đạo bằng 2 que gòn ở túi
cùng bên, tránh chạm vào chất nhày cổ tử cung
Que 1: đo pH và thử nghiệm Whiff test
Que 2: Soi tươi trên kính hiển vi
Que gòn thứ 1 phết lên giấy quỳ đo pH Sau
đó cho huyết trắng que 1 lên lam kính, sau đó
nhỏ 1 giọt KOH 10% lên lam kính
Soi tươi
Đặt 1 giọt nước muối sinh lý, 1 giọt blue
methylene lên 2 nửa đầu lam, nhúng que gòn 2
vào nước muối sinh lý trước, sau đó nhúng tiếp
vào blue methylene Đặt mỗi giọt với 1 lame
riêng biệt Không để nước muối sinh lý và blue
methylene chạm vào nhau
Quan sát từng bên lam dưới kính hiển vi
Olympus CX 21 ở vật kính x10 và x40
Tình trạng bình thường: tế bào âm đạo nhiều
hơn bạch cầu (<20 bạch cầu/vi trường)
Lactobicillus hình que lớn hơn nhiều các vi khuẩn
khác, có ít Clue cells, không có Trichomonas,
không có bào tử nấm hoặc sợi tơ nấm
Trichomonas: trùng roi hình quả lê đang di
động (kích thước # lympho bào) cùng nhiều bạch
cầu hạt (>100/ quang trường x40), Lactobacillus
có thể giảm
Nấm: sự hiện diện của bào tử nấm hoặc sợi tơ
nấm Bạch cầu tăng, Lactobacillus bình thường
Nhiễm khuẩn âm đạo: Lactobacillus ít hoặc
không có, hình ảnh Clue cells – là những tế bào
biểu mô lát bị bao phủ bởi rất nhiều vi khuẩn
làm cho bờ tế bào không còn quan sát đươc rõ
ràng Bạch cầu thường ít hơn tế bào âm đạo
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Viêm âm đạo do nấm Candida:
Lâm sàng: ngứa rát, âm hộ
Huyết trắng nhiều màu vàng hoặc trắng đục, lợn cợn đóng thành mảng như sữa chua
Cận lâm sàng: pH bình thường, soi tươi huyết trắng thấy hình ảnh của tế bào hạt men hoặc sợi tơ nấm Chẩn đoán xác định khi soi tươi thấy sợi nấm giả
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis:
Lâm sàng: niêm mạc âm đạo viêm đỏ, trường hợp nặng có thể có những điểm xuất huyết nhỏ lấm tấm như hình ảnh trái dâu tây Huyết trắng có màu trắng, vàng hoặc xanh loãng có bọt, có mùi tanh
Cận lâm sàng: pH>4,5, soi tươi với nước muối sinh lý thấy hình ảnh trùng roi hình quả lê hoặc hình thoi, có roi, di động Trong đó, chẩn đoán xác định khi soi tươi có hình ảnh trùng roi
di động
Nhiễm khuẩn âm đạo:
Chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Amsel, có ít nhất 3/4 tiêu chuẩn sau:
Dịch âm đạo loãng, màu trắng xám đồng nhất
Độ pH âm đạo >4,5
Dịch âm đạo có mùi cá thối khi nhỏ dung dịch KOH 10%
Hình ảnh Clue cells tìm thấy qua soi tươi dưới kính hiển vi (>20%)
KẾT QUẢ Các yếu tố dịch tể liên quan đến bệnh
Trong thời gian từ tháng 03/2017 đến 04/2017, chúng tôi phát phiếu mời đến 500 phụ
nữ người dân tộc Khmer trong độ tuổi sinh sản
đã có gia đình, hoặc đã có quan hệ tình dục sống trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đến tham gia nghiên cứu tại các trạm y tế xã, trong
đó có 316 người đến các trạm y tế tham gia nghiên cứu Chúng tôi đưa vào nghiên cứu 258
Trang 4Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 38,4 tuổi
(độ lệch chuẩn là 7,4) trong đó tuổi thấp nhất
tham gia nghiên cứu là 19 tuổi và lớn nhất là 49
tuổi Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất
là nhóm 44–49 tuổi chiếm 32,56%, nhóm tuổi
thấp nhất trong nghiên cứu là nhóm 19 – 24 tuổi
chiếm tỷ lệ 4,26%
Đa số phụ nữ Khmer tham gia trong nghiên
cứu nằm trong nhóm có trình độ học vấn thấp,
trình độ cấp I chiếm 38,76% tiếp theo đó là mù
chữ 32,17% Trình độ Cao đẳng và đại học chiếm
tỷ lệ còn khá thấp chỉ có 5,04%
Nghề nghiệp của nhóm phụ nữ Khmer tham
gia trong nghiên cứu đa phần là làm nông
nghiệp chiếm tỷ lệ 32,56% Có 92,25% phụ nữ
Khmer trong nghiên cứu đang sống cùng chồng
Số con trung bình của nhóm đối tượng tham gia
nghiên cứu 2,12 ± 0,59, số người sinh con thứ 3
trở lên đứng thứ 2 với tỷ lệ 20,93% Số lần nạo
phá thai, sẩy thai trung bình khá cao 1,46 ± 0,59,
số lần phá thai từ 3 lần trở lên là 5,43%
60,47% phụ nữ tham gia trong nghiên cứu có
sử dụng các biện pháp ngừa thai, sử dụng cụ tử
cung chiếm tỷ lệ cao nhất 30,23%
Trong nghiên cứu của chúng tôi có hơn 50%
phụ nữ không khám phụ khoa định kỳ Chỉ có
40,70% có khám phụ khoa định kỳ, nơi khám
phụ khoa định kỳ chủ yếu là khám tại trạm y tế
theo chương trình y tế quốc gia
63,95% đối tượng tham gia nghiên cứu có
tiền sử bị khí hư trong 6 tháng qua Trong đó có
61,07% số phụ nữ có tiền căn bị huyết trắng khó
chịu, huyết trắng bất thường không đến khám
điều trị tại cơ sở y tế hoặc tự điều trị Chỉ có
38,93% trong số đó có đến khám và điều trị tại cơ
sở y tế nhưng chủ yếu là trạm y tế và tất cả đều
không được làm xét nghiệm huyết trắng
Có 77,91% phụ nữ có thói quen vệ sinh bộ
phận sinh dục ngoài sau khi quan hệ tình dục
trong đó chủ yếu là rửa cơ quan sinh dục bằng
nước (60,08%) Còn lại 22,09% phụ nữ không có
thói quen vệ sinh cơ quan sinh dục sau khi quan
hệ tình dục
Các triệu chứng cơ năng điển hình
Triệu chứng cơ năng nhiều nhất trong nghiên cứu ghi nhận là lượng khí hư nhiều (30,23%), tiếp đó là ngứa rát âm hộ (25,19%), khí
hư hôi chiếm 23,26% Triệu chứng đau khi giao hợp (13,18%) và tiểu buốt, gắt (12,02%) chiếm tỷ
lệ thấp hơn
Khí hư không điển hình chiếm tỷ lệ cao nhất (54,16%), tiếp đến là khí hư vàng xanh hoặc có bọt (26,74%) Phụ nữ có triệu chứng
âm hộ, âm đạo viêm đỏ phù nề chiếm tỷ lệ không cao chỉ có 14,34% Có 0,39% phụ nữ có vết xước âm hộ do gãi
Số phụ nữ tham gia trong nghiên cứu có thói quen thụt rửa sâu trong âm đạo có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhóm có thói quen rửa bên ngoài
cơ quan sinh dục 1,7 lần với p = 0,006 (<0,05) khoảng tin cậy 95% (1,1 – 2,5)
Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có tiền căn viêm âm đạo trong 6 tháng qua có tỷ lệ cao hơn nhóm không có tiền căn mắc bệnh Nhóm có tiền căn mắc bệnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm không có tiền căn Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với PR = 0,2, p = 0,004 khoảng tin cậy 95% (0,1 – 0,3)
Hình 1 Tỷ lệ các tác nhân gây viêm âm đạo
Mô hình phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo
Sau khi phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do ba tác nhân thường gặp, chúng tôi chọn một số yếu tố có liên quan trong những nghiên cứu trước đó để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu
Trang 5Bảng 1 Các yếu tố liên quan đến VAĐ trong mô
hình phân tích đa biến
Trình độ học vấn
Cao Đẳng & Đại Học 1,3 (0,3 – 5,7) 0,77
Nguồn nước sinh hoạt
Nước giếng , cây nước 0,6 (0,2 – 1,5) 0,3
Thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Cách vệ sinh cơ quan sinh dục
Thụt rửa âm đạo 5,4 (1,5 – 19,1) 0,008
Tiền căn mắc bệnh trong 6 tháng gần đây
Không 0,05 (0,02 – 0,11) 0,000
Đặt dụng cụ tử cung
BÀN LUẬN
Tỷ lệ viêm âm đạo trên phụ nữ Khmer tại
huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong thời gian
nghiên cứu là 50,04%, trong đó nguyên nhân do
nấm chiếm tỷ lệ nhiều nhất Tỷ lệ này cao hơn
nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Cẩm, tỷ lệ viêm
âm đạo tại Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh là
32,36%(2) và của Ngũ Quốc Vĩ tại bệnh việm Đa
Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2008 là 34,1%(3)
Tỷ lệ trên cũng cao hơn nghiên cứu của Bùi Thị
Bích Hậu thực hiện nghiên cứu ở người dân tộc
Jrai tại huyện Krôngpa, Gia Lai thì tỷ lệ này là
42,8%(1) Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi lại
thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà tại
bệnh viện Đa Khoa Đăk Lăk là 56,8%.(4)
Do thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện
cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, cỡ mẫu chưa
đủ lớn để đại diện cho quần thể người Khmer
của tỉnh Trà Vinh nên đề tài chưa tìm được
nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm âm đạo Cộng sự tham gia trong nghiên cứu còn hạn chế nên chưa đủ điều kiện để làm Kappa làm tăng
độ tin cậy với các xét nghiệm được thực hiện trong đề tài
Tỷ lệ bệnh trong đề tài nghiên cứu khá cao hơn so với các nghiên cứu trước đó có thể do bất đồng ngôn ngữ với nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu làm cho kết quả thu thập bị sai lệch,
và cũng có thể do nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu phần lớn là những người hiện có mắc các viêm nhiễm phụ khoa chưa có điều kiện đến khám và điều trị, nên khi thực hiện đề tài, khám và cấp phát thuốc miễn phí đã thu hút nhóm người này đến tham gia nghiên cứu làm gia tăng tỷ lệ bệnh lên cao
Một số vấn đề tế nhị như số lượng bạn tình, hay thói quen sinh hoạt tình dục vẫn còn khó tiếp cận và khai thác thông tin Nên nhóm nghiên cứu vẫn chưa thực sự khai thác hết được các yếu tố có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh Trong nghiên cứu có ghi nhận tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo và có sự hiện diện của nấm Candida, sự sai lệch kết quả này có thể do có sự hiện diện của nấm thường trú mà chưa hẳn là sự phát triển quá mức của Candida gây bệnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Thị Bích Hậu (2012) "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Jrai trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Krongpa,
Tỉnh Gia Lai" Luận Văn Thạc Sỹ Y Học Đại học Y Dược TP
HCM
2 Lê Hồng Cẩm (2001) "Khảo sát tần suất viêm âm đao, cổ tử
cung ở phụ nữ từ 15 - 49 có gia đình tại huyện Hóc Môn" Y Học
Thành Phố Hồ Chí Minh
3 Ngũ Quốc Vĩ (2008) "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan của phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa Trung
Ương Cần Thơ" Luận Văn Thạc Sỹ Y Học Đại học Y Dược
TPHCM
4 Nguyễn Thị Thu Hà (2013) "Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa
Daklak" Luận Văn Thạc Sỹ Y Học Đại học Y Dược TPHCM
Ngày bài báo được đăng: 5/03/2018