1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

16 342 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 489,91 KB

Nội dung

Nội dung chính của bài tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay gồm có 3 phần: Khái quát chung về kỳ họp Quốc hội; Thực trạng hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội hiện nay; Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động   của kỳ họp Quốc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện   nay” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1.  Khái quát chung về kỳ họp Quốc hội 2. Thực trạng hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội hiện  4 2.1. Hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội trong giai đoạn hiện  2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tại kỳ  họp Quốc  hội 3.  Một   số  giải   pháp  nhằm   góp  phần  nâng  cao  hiệu   hoạt   động của kỳ họp Quốc hội trong giai đoạn hiện nay 3.1. Giải pháp về việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội 3.2. Giải pháp về điều hành kỳ họp 3.3. Giải pháp về  quy trình thảo luận và thơng qua các dự  án, đề  án,  10 báo cáo tại kỳ họp 3.4. Giải pháp về chất vấn và trả lời chất vấn 3.5. Giải pháp về đại biểu Quốc hội  KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 12 13 14 LỜI MỞ ĐẦU Kể  từ  khi Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực thi hành  và cho đến nay là  Hiến pháp 2013, Quốc hội nước ta đã trải qua 40 kỳ họp tại các khóa IX, X,  XI và XII trong đó gần đây nhất là kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XII. Trong  suốt 18 năm qua, kỳ họp Quốc hội đã dần từng bước được nâng cao về chất  lượng, thực chất trở  thành một hoạt động chủ  yếu và quan trọng nhất của  Quốc hội. Nhưng khơng vì vậy mà trong giai đoạn hiện nay, trước những tình  hình mới về  chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Quốc hội và càng đặc biệt   hơn là hoạt động của Quốc hội tại kỳ  họp khơng có những bước tiến mới   nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp từ các đại biểu Quốc hội nói riêng   và cả Quốc hội nói chung. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ  họp Quốc hội là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay NỘI DUNG   1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỲ HỌP QUỐC HỘI Kỳ  họp  Quốc hội  là  hình thức  hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất  của  Quốc  hội,  nơi  biểu  hiện  trực tiếp  và  tập  trung  nhất  quyền  lực  Nhà  nước của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, trí tuệ của tập thể đại biểu  Quốc hội. Chỉ tại kỳ họp, ba chức năng và mười bốn nhiệm vụ quyền hạn   của Quốc Hội đượ c quy định trong Hiến pháp mới đượ c thực hiện rõ nét  nhất. Tại kỳ họp, Quốc hội th ảo lu ận dân chủ và quyết định những vấn đề  quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát   tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước So với hình thức tổ chức hoạt động  khác  của  Quốc hội thì kỳ  họp là  hình thức hoạt động có ưu thế hơn cả. Chỉ có kỳ họp, Quốc hội mới thơng  qua được những quyết định chính thức của mình ­ các văn bản pháp luật, kể  cả  Hiến  pháp  đến  các  nghị  quyết  khác. Các  hình  thức  hoạt  động  khác  như  hoạt động của Hội đồng dân tộc, của các Uỷ ban ­ chỉ là hình thức trợ giúp,  để trên kỳ họp Quốc hội thực hiện một cách chính xác nhiệm vụ quyền hạn  của  Quốc  Hội.  Chính  trên  kỳ  họp,  quyền  lực  của  Quốc  hội  được  thể  hiện  một  cách  đầy  đủ  nhất,  mọi vấn  đề  quan  trọng  nhất  của  đất  nước  thuộc  nhiệm  vụ,  quyền  hạn  của  Quốc  hội  được Hiến pháp quy định tại điều 84,  chỉ được Quốc hội thảo luận và chính thức quyết định tại kỳ họp của Quốc  hội Quốc  hội  họp  thường  lệ  mỗi  năm  hai  kỳ,  một  kỳ  vào  giữa  năm  và  một  kỳ  vào  cuối  năm,     Ủy   ban   thường   vụ   Quốc   hội   triệu   tập   Trong  trường hợp Chủ  tịch nước, Thủ tướng Chính phủ  hoặc ít nhất một phần ba  tổng số  đại biểu Quốc hội u cầu hoặc theo quyết định của mình,  Ủy ban  thường vụ Quốc hội triệu tập Quốc hội họp bất thường.  Kỳ họp Quốc hội là cơng khai. Khi Quốc hội họp cơng khai, cơng chúng  có thể  được đến dự  theo giấy mời của Văn phòng Quốc hội. Các cơ  quan  thơng tấn, báo chí được tham dự  các phiên họp cơng khai của Quốc hội để  phản ánh kịp thời, chính xác các hoạt động tại kỳ họp Quốc hội Để  bảo  đảm  cho  kỳ  họp  có  hiệu  quả  thực  sự,  mọi  kỳ  họp  phải  tiến  hành  theo  một trình  tự  bắt  buộc  Trình tự  tiến hành các  kỳ  họp của  Quốc hội được quy định một số  điểm chính các điều khoản của Hiến  pháp,  Luật  tổ  chức  Quốc  hội.  Những  quy  định  này  được chi    tiết  hố  trong  Nội  quy kỳ họp Quốc hội. Tiến trình kỳ họp thường được chia làm ba giai đoạn:  Chuẩn  bị  kỳ  họp,  thảo  luận,  và  thông  qua  các  dự  án.  Ngồi  trình  tự  trên,  Nội quy  kỳ  họp  có  quy  định  cách  thức  tiến  hành  kỳ  họp  thứ  nhất,  trình  tự  tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn và trình tự lập pháp   THỰC   TRẠNG   HIỆU   QUẢ   HOẠT   ĐỘNG   CỦA   KỲ   HỌP  QUỐC HỘI HIỆN NAY    2.1. Hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội trong giai  đoạn  hiện nay Trong các nhiệm kỳ gần đây, cơng tác chuẩn bị, quy trình tiến hành và   cơng tác điều hành kỳ họp Quốc hội đã có nhiều bước cải tiến. Cụ thể:  Việc chuẩn bị  các kỳ  họp bao gồm nhiều hoạt  động khác nhau, do  nhiều cơ  quan đảm nhiệm như xây dựng các dự  án trình Quốc hội, điều tra,   nghiên cứu, thu thập tình hình thực tế và ý kiến đóng góp của nhân dân về các  vấn đề liên quan đến kỳ họp Quốc hội. Việc chuẩn bị kỳ họp thu hút sự tham  gia của đơng dảo các cơ quan nhà nước, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban   của Quốc hội cũng như  bản thân mỗi đại biểu Quốc hội. Thể  hiện  ở trước  kỳ  họp thứ  bảy Quốc hội khố XII, trên cơ  sở  nghiên cứu, tiếp thu ý kiến   đánh giá của các Đồn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan   hữu quan và tình hình thực tế,  Ủy ban thường vụ  Quốc hội đã thảo luận và  thống nhất dự  kiến chương trình kỳ  họp trình Quốc hội chủ  yếu gồm các   vấn đề như: Quốc hội sẽ xem xét thơng qua 10 dự án luật và 2 dự thảo nghị  quyết, cho ý kiến về 6 dự án luật; nghe báo cáo và thảo luận về chủ  trương  đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh;  đồ  án quy hoạch chung xây dựng thủ  đơ Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn  đến năm 2050; xem xét, quyết định về  vấn đề  nhân sự  của Chính phủ  cũng  như các cơ quan của Quốc hội… Hơn nữa, ngun tắc tập thể thảo luận và quyết định theo đa số đã bảo  đảm phát huy trí tuệ của các đại biểu, huy động sự đóng góp của các cơ quan  hữu quan, của đơng đảo cán bộ tham mưu, nghiên cứu và các cán bộ phục vụ.  Tại các kỳ họp Quốc hội, khơng khí thảo luận của các đại biểu đã thực sự sơi  nổi, thu hút được sự  chú ý của dư  luận và trong nhân dân. Những vấn đề  được đưa ra thảo luận, xem xét và quyết định tại kỳ họp Quốc hội đã thực sự  trở thành hình thức giam sát hữu hiệu của Quốc hội đối với các cơ  quan Nhà   nước hữu quan. Đặc biệt, trong việc chất vấn và trả  lời chất vấn, các đại  biểu đã thể  hiện rõ vai trò của mình, các nội dung được chất vấn bao qt   mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có nhiều vấn đề  nóng bỏng, bức   xúc liên quan tới  trách nhiệm của nhiều cơ  quan Nhà nước trong khi  đối  tượng bị chất vấn đã có sự chuẩn bị nội dung và trả lời nghiêm túc hơn.  Chính những đổi mới đó đã từng bước xác lập nên lề lối, tác phong làm   việc dân chủ  của Quốc hội tại kỳ  họp, tạo nên sự  tin cậy trong nhân dân,  được nhân dân đồng tình và hoan nghênh     2.2. Một số  tồn tại và ngun nhân trong hoạt động tại kỳ  họp  Quốc hội Mặc dù đã có nhiều cố  gắng đổi mới phương thức hoạt động, nhưng  Quốc hội vẫn chưa thể hồn thành trọn vẹn các nghị quyết của chính mình đề  ra. Trên thực tế, số lượng cũng như chất lượng các dự án trình ra và Quốc hội  đã thơng qua tại một kỳ họp, nhất là trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI và các  kỳ họp vừa qua của Quốc hội khóa XII đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy, so với   thời gian của một năm và cả nhiệm kỳ hoạt động, cơng sức, chi phí bỏ ra của  rất nhiều chủ thể tham gia vào việc tổ chức, tiến  hành kỳ họp thì về mặt này,  số  lượng văn bản luật, quyết định thơng qua tại kỳ  họp là chưa nhiều, chưa  theo đúng chương trình xây dựng luật đã dự  kiến do vậy tại một số  kỳ họp   phải điều chỉnh chương trình nhiều lần, gây chậm tiến độ  tại các kỳ  họp.  Quy trình thảo luận, thơng qua các luật, các nghị  quyết của Quốc hội cũng   còn có chỗ bất hợp lý cần được tiếp tục cải tiến; một số phiên họp còn vắng  khá nhiều đại biểu; việc điều hành kỳ  họp vẫn còn có lúc chưa thật khoa   học; việc chuẩn bị  một số  nội dung chưa kịp thời, đặc biệt là chúng ta hầu   chưa thực hiện được việc gửi tài liệu đến đại biểu trước 20 ngày hoặc  10 ngày và do đó đại biểu cũng khó có thể nghiên cứu trước tài liệu Khơng những vậy, trên thực tế đang có sự lẫn lộn giữa chất vấn và đặt  câu hỏi để  nắm thơng tin  Trong nhiều câu hỏi mà đại biểu Quốc hội gửi   bằng phiếu qua đồn thư  ký kỳ  họp để  chuyển tới người bị  chất vấn có   khơng ít câu hỏi chưa phù hợp, tính tranh luận chưa cao, mang tính chất chung  chung, được nêu ra khơng phải chấn vấn mà chỉ  muốn biết thơng tin cụ  thể  hoặc có những câu q tập trung vào vấn đề  chi tiết mà khơng nâng lên tầm  chính sách, ví dụ: vấn đề  nhà cơng vụ, vấn đề  y tế, tham nhũng…Ngồi ra,  việc trả  lời chất vấn còn khơng đi thẳng trực tiếp vào vấn đề, nhất là trách  nhiệm của mình mà còn vòng vo, nhiều khi lại liệt kê thành tích của ngành, né  tránh trách nhiệm hoặc thanh minh đổ  lỗi cho khách quan hay cơ  quan khác  dẫn đến thiếu thời gian vào phần việc chính của hoạt động chất vấn tại kỳ  họp   Trong     trường   hợp     vậy,   Quốc   hội     chưa   có   thái   độ  nghiêm khắc nhắc nhở  người bị  chất vấn; hậu quả  pháp lý của hoạt động  chất vấn chưa được bảo đảm cũng như  sự  quy kết trách nhiệm chưa trở  thành thói quen. Do vậy, mà hiệu quả  hoạt động chất vấn nói riêng và hiểu  quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội đơi lúc kém hiệu quả chưa đi vào chiều  sâu Sở dĩ có những tồn tại trên là do các ngun nhân chủ yếu sau: Thứ  nhất, các cơ  quan chuẩn bị  báo cáo, đề  án trình ra Quốc hội chưa  cung cấp đầy đủ kịp thời các thơng tin, tư liệu cần thiết; sự phối hợp giữa cơ  quan trình đề án và các cơ quan thẩm tra của Quốc hội có lúc chưa thật chặt   chẽ  thậm chí tránh né những vấn đề  phức tạp nên khi dự  thảo được đưa ra  trước kỳ họp Quốc hội còn nhiều tồn đọng dẫn đến thời gian tranh luận kéo   dài.  Thứ  hai, Quốc hội còn thiếu các cơ  quan chun mơn tham mưu về  kiểm tốn, thẩm định các vấn đề kinh tế, khoa học, cơng nghệ, mơi trường…  Bộ máy giúp việc hiện nay của Quốc hội chưa đủ mạnh để tham mưu, phục  vụ Quốc hội xem xét, quyết định những vấn đề khó khăn, phức tạp, đặc biệt   là những vấn đề có tính chun sâu Thứ ba, một số điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức, tiến hành kỳ họp   Quốc hội như  chế độ  cung cấp thơng tin, tư  liệu phục vụ  cho việc xem xét,   thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tuy đã được quy   định trong các văn bản pháp luật, nhưng chưa đáp ứng được trên thực tế Thứ  tư, năng lực, trình độ  của một bộ  phận đại biểu Quốc hội do cơ  cấu chưa đáp  ứng được u cầu “phản biện” lại những vấn đề  quan trọng  trình ra kỳ  họp Quốc hội xem xét, thơng qua   Ngồi ra, cũng phải nói đến  trách nhiệm của một số  đại biểu Quốc hội chưa cao nên vẫn còn tình trạng  một số đại biểu đọc sơ quan thậm chí khơng ngó gì đến tài liệu trước khi dự  kỳ họp Quốc hội Thứ năm, các quy định pháp luật về  tổ chức, điều hành cũng như  hoạt  động tại kỳ họp như quy trình về trình tự, thủ tục quyết định tổ chức bộ máy   nhà nước, bầu và phê chuẩn các chức danh cấp cao trong bộ  máy nhà nước   hay quy trình thủ  tục thơng qua dự  án luật còn một số  điểm bất cập, nhiều   thủ tục chưa phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.  3. MỘT SỐ  GIẢI PHÁP NHẰM GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU  QUẢ  HOẠT ĐỘNG CỦA KỲ  HỌP QUỐC HỘI TRONG GIAI ĐOẠN  HIỆN NAY     3.1. Giải pháp về  việc lập kế  hoạch, chuẩn bị  cho kỳ  họp Quốc   hội Trước hết, tại mỗi kỳ họp Quốc hội cần có sự phân cơng, phối hợp cụ  thể, chu đáo giữa các cơ quan, đơn vị  tham gia phục vụ, tổ chức kỳ họp trên   sở  rà sốt  chức  năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ  phận  Theo  hướng này, cần phát huy kinh nghiệm lập chương trình làm việc của kỳ họp  một cách chi tiết; cân đối thời gian giữa các nội dung thảo luận; có tính đến  u cầu về mặt thời gian để tiếp thu, xử lý các ý kiến của đại biểu Quốc hội   thảo luận về dự  án luật, hồn chỉnh nghị  quyết. Với u cầu tăng cường sự  tham gia của các uỷ ban vào hoạt động của Quốc hội, cũng cần phát huy vai   trò của các uỷ ban trong việc gút lại các vấn đề thảo luận; tạo điều kiện cho  các ủy ban làm việc cả trong thời gian Quốc hội họp Sau đó, cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc cung   cấp kịp thời tài liệu kỳ họp cho các đại biểu Quốc hội. Theo hướng đó, cần  tăng thêm thời gian mà các cơ quan có trách nhiệm phải gửi những dự thảo đề  án, báo cáo đến các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để  xem  xét trước khi khai mạc kỳ họp. Làm được việc này sẽ tạo điều kiện cho việc   xem xét kỹ lưỡng những vấn đề mà Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định tại kỳ  họp Ngồi ra, nên tăng cường hơn nữa các điều kiện vật chất, kỹ thuật đảm  bảo phục vụ có hiểu quả  các kỳ  họp Quốc hội như: bảo đảm sự  thuận tiện  và hiệu quả của các dịch vụ phục vụ kỳ họp như cung cấp thơng tin, liên lạc,  báo chí, in  ấn tài liệu và cả  những điều kiện ăn uống, nghỉ  ngơi để  các đại   biểu có thể  hồn thành khối lượng cơng việc lớn với cường độ  cao tại các   phiên họp của Quốc hội. u cầu chung đặt ra là các điều kiện làm việc này  phải tạo sự thuận tiện, hiệu năng để phục vụ một cách kịp thời, đầy đủ, chu  đáo cho hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp.  Khơng những vậy, cũng cần kiện tồn và củng cố đội ngũ cán bộ phục   vụ kỳ họp Quốc hội. Theo đó, để cơng tác phục vụ kỳ họp được tiến hành có  hiệu quả  hơn, cần thiết phải chun nghiệp hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên  theo hướng chun sâu về nghiệp vụ. Do vậy, cần có các hình thức tập huấn,   bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là kỹ  năng tổng hợp, ghi biên bản và việc xử  lý  thơng tin có nội dung liên quan đến chương trình nghị sự của Quốc hội      3.2. Giải pháp về điều hành kỳ họp Việc điều hành kỳ họp gắn liền với vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban   thường vụ Quốc hội. Chính cơ quan này xem xét và quyết định trình Quốc hội  dự  kiến nội dung chương trình làm việc của kỳ họp và cách thức thảo luận,  xem xét, quyết định các vấn đề  tại kỳ  họp.  Ở  khía cạnh tổ  chức, điều hành  kỳ họp, nên nghiên cứu, chọn những vấn đề nổi cộm để tập trung thảo luận,   đi đến quyết định. Ví dụ, thay cho việc thảo luận chung về tình hình kinh tế ­  xã hội, ngân sách, cần tập trung thảo luận về những vấn đề ở tầm Quốc hội;  thảo luận để đi đến quyết định chứ khơng chỉ nêu vấn đề; thay việc ban hành  một nghị quyết chung về tình hình kinh tế ­ xã hội bằng những nghị quyết cụ  thể về những nội dung cấp thiết mà Quốc hội thấy cần tỏ rõ chính kiến của   mình.  Ngồi ra, chủ  toạ khi thảo luận thơng qua luật cũng cần theo dõi chặt  chẽ hơn nữa các ý kiến của đại biểu để u cầu các cơ  quan chức năng giải   trình đầy đủ, tránh tình trạng giải trình khơng hết các ý kiến, kiến nghị  nên   nhiều ý kiến phải nói đi nói lại nhiều lần, tốn thêm thời gian 3.3. Giải pháp về  quy trình thảo luận và thơng qua các dự  án, đề  án, báo cáo tại kỳ họp 10 Trong thời gian tới, cũng nên nghiên cứu để đổi mới quy trình thảo luật  và thơng qua các dự án, đề án, báo cáo tại kỳ họp. Theo hướng đó, Quốc hội   cần tiến hành xem xét các dự án, đề án, báo cáo qua các bước: Bước một, xem xét và biểu quyết để  thống nhất những vấn đề  chung  đã được đề cập trong các dự án, đề án, báo cáo. Ở bước này, Quốc hội kiểm  tra lại cơ cấu, bố cục về nội dung các vấn đề mà cơ quan có thẩm quyền dự  kiến trình ra Quốc hội xem đã đầy đủ, tồn diện theo u cầu của Quốc hội  chưa? Có cần điều chỉnh, bổ sung những vấn đề  gì và u cầu soạn thảo lại  để trình Quốc hội biểu quyết thơng qua. Nói cách khác, bước này là bước để  Quốc hội xác định những nội dung trọng tâm và việc thể  hiện nội dung đó  qua hình thức trình bày chủ yếu trên những khía cạnh then chốt Bước hai, Quốc hội lần lượt thảo luận kỹ lưỡng từng vấn đề  sau khi   đã biểu quyết, thơng qua việc điều chỉnh, bổ  sung và được Quốc hội cho ý   kiến   bước một  Trong bước này, Quốc hội thảo luận cụ  thể  và chi tiết  những vấn đề được đề cập trong các dự án, đề án, báo cáo cũng như mối liên  hệ  hữu cơ  những vấn đề  trong tồn văn dự  thảo văn bản, Quốc hội biểu  quyết từng vấn đề  cụ thể ở bước này. Quốc hội khơng nên sa vào thảo luận   những tiểu tiết, những câu chữ, lối hành văn… để tránh lãng phí thời gian Bước ba, sau khi đã trải qua q trình xem xét vừa tổng thể, vừa tồn  diện   bước một và bước hai, Quốc hội biểu quyết thơng qua tồn văn văn  Trải qua ba bước như trên, Quốc hội sẽ vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn  đạt được những hiệu quả trong việc thảo luận và thơng qua các dự án, đề án,  báo cáo tại kỳ họp 3.4. Giải pháp về việc chất vấn và trả lời chất vấn 11 Trong thời gian tới, cần cải tiến cách thức chất vấn và trả lời chất vấn   nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả  hoạt động của kỳ  họp Quốc hội. Để  đổi  mới hoạt động này, cần thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, cần có quy định cụ thể về nội dung, thủ tục, trình tự và việc   xử  lý kết quả  hoạt động chất vấn. Trong hoạt động của Quốc hội nước ta,   mặc dù vấn đề  này đã được quy định ở  một số  văn bản pháp luật như  Luật   Tổ  chức Quốc hội, Nội quy kỳ  họp Quốc hội, Quy chế  hoạt động của đại  biểu Quốc hội và đồn đại biểu Quốc hội nhưng chưa cụ  thể. Vì vậy, việc   chất vấn và trả lời chất vấn chưa thực sự là một hình thức giám sát hữu hiệu   tại kỳ họp Quốc hội Thứ hai, cần phân biệt giá trị pháp lý giữa chất vấn và câu hỏi thường.  Chất vấn là hoạt động của những chủ thể được pháp luật quy định kèm theo  các thủ tục cũng như hậu quả pháp lý. Còn câu hỏi thường là nhằm mục đích  tìm hiểu thơng tin, đáp ứng nhu cầu có tính nhận thức Thứ  ba, có sự  lựa chọn vấn đề  trong nội dung các câu chất vấn.  Đại  biểu Quốc hội và Đồn đại biểu Quốc hội khi đặt câu hỏi chất vấn cần xác  định cụ thể nội dung và nhằm đúng đối tượng cần chất vấn. Đồn thư ký kỳ  họp cần xác định những vấn đề  nổi cộm, được đơng đảo nhân dân quan tâm   để đề  nghị  Đồn chủ  tịch đưa ra những nội dung cần thiết vào chương trình  chất vấn và trả lời chất vấn Thứ  tư, về  phía những người bị  chất vấn, cần nhận thức đầy đủ  về  mục đích và u cầu của chất vấn, trả  lời chất vấn và phải coi đây là hoạt   động tích cực, để thơng qua đó, cơng việc quản lý, điều hành của mình được  chấn chỉnh cho tương xứng với nhiệm vụ.  Vì vậy, những người bị chất vấn  cần chuẩn bị  kỹ  nội dung liên quan đến các câu hỏi được nêu ra, chủ  động  ứng phóc với những câu hỏi phát sinh từ  câu hỏi chính. Việc trả  lời phải  nhằm trúng vấn đề, khơng sa vào giải trình lan man dễ dẫn đến sai lệch chủ  đề chất vấn 12 Thứ năm và cũng là điều quan trọng hơn cả là vấn đề hiệu lực của chất  vấn. Từ trước đến nay, việc chất vấn và trả lời chất vấn chưa đặt vấn đề xử  lý những chất vấn đúng hay sai, bản chất sự việc và trách nhiệm của người   bị  chất vấn với tư  cách là thủ  trưởng của một cơ  quan Nhà nước. Để  nâng   cao hiệu lực của hoạt động chất vấn và trả  lời chất vấn cần thiết phải xác  định cụ thể bằng các quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hoặc Nội quy kỳ  họp Quốc hội về vấn đề này 3.5. Giải pháp về đại biểu Quốc hội Nhằm nâng cao hiệu quả  hoạt động tại các kỳ  họp Quốc hội, các quy  định của pháp luật nên được sửa đổi, bổ  sung theo hướng tạo được sự  tham  gia hơn nữa của các đại biểu Quốc hội đặc biệt là các đại biểu Quốc hội  chuyên trách.  Khơng những vậy, phải ln khơng ngừng nâng cao chất lượng đại biểu   Quốc hội, đại biểu phải có chất lượng, có “tâm”, có “tầm”, có trách nhiệm  trước Quốc hội, trước nhân dân, phải đảm bảo cho mỗi đại biểu đủ  điều  kiện để  hồn thành được nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ  họp. Mặt  khác, các đại biểu Quốc hội cũng phải tự  mình hồn thiện qua học tập, bồi   dưỡng kiến thức; qua mơi trường thực tế mà rèn luyện năng lực bản thân và   kỹ năng đại biểu. Có như vậy thì hoạt động tại kỳ họp mới ngày càng được   nâng cao 13 KẾT LUẬN Kỳ  họp Quốc hội là hoạt động chủ  yếu của Quốc hội, có ý nghĩa và  tầm quan trọng đặc biệt để thơng qua đó Quốc hội xem xét, thảo luận và ban  hành các quyết định ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của Nhà nước, quyền   và nghĩa vụ của mỗi người dân. Kết quả  của kỳ  họp Quốc hội là biểu hiện  rõ nhất q trình chuẩn bị, tổ chức và tiến hành kỳ họp, trong đó, có sự tham  gia của nhiều chủ thể ở trong và ngồi Quốc hội, trong đó, các đại biểu và cơ  quan Quốc hội là những chủ thể quan trọng nhất.  Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội, trước hết, chính   là tăng cường tính chun trách, chun nghiệp của các chủ thể này. Việc cải  tiến quy trình, thủ tục tổ chức, tiến hành kỳ họp Quốc hội sẽ góp phần nâng   cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kỳ họp và cả Quốc hội nói chung. Vì  thế, từ việc trao đổi, xác định những nội dung cần cải tiến về kỳ họp Quốc   hội, bước tiếp theo rất quan trọng là có giải pháp thực hiện để  chất lượng   của các kỳ họp khơng ngừng được nâng cao.    14 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội,  Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam,  Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2009 Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật Hiến pháp Việt   Nam, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2005 Phan Đình Khánh, Phạm Đức Bảo,  Tìm hiểu Hiến pháp Việt Nam –   Một số  vấn đề  cơ  bản về  Hiến pháp, Nxb. Tp Hồ  Chí Minh, Hồ  Chí  Minh, 1996 Lê Thanh Vân,  Một số  vấn đề  về  đổi mới tổ  chức, hoạt  động của   Quốc hội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007 Ngơ Đức Mạnh, “Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội  tại kỳ họp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 6/2008 Bùi Ngọc Thanh, “Sửa đổi quy trình, thủ  tục tiến hành kỳ  họp”,  Tạp   chí nghiên cứu lập pháp, số 10/2009 Bùi Ngọc Thanh, “Tổ chức các kỳ họp Quốc hội”,  Tạp chí nghiên cứu   lập pháp, số 10/2008 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 15 Luật tổ chức Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 10  Nội quy kỳ họp Quốc hội 16 ... 1.  Khái quát chung về kỳ họp Quốc hội 2. Thực trạng hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội hiện 4 2.1. Hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội trong giai đoạn hiện 2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tại kỳ. .. và cả Quốc hội nói chung. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động của kỳ họp Quốc hội là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay NỘI DUNG   1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỲ HỌP QUỐC HỘI Kỳ họp Quốc hội là  hình thức  hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất ... 2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động tại kỳ họp Quốc hội 3.  Một   số giải   pháp  nhằm   góp  phần  nâng cao hiệu hoạt   động của kỳ họp Quốc hội trong giai đoạn hiện nay 3.1. Giải pháp về việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội

Ngày đăng: 14/01/2020, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w