Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thu thuế thu nhập doanh ngh
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM THỊ BÍCH LIÊN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VI
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 2
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP.3 DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 3
1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 3
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 3
1.1.1 CÔNG TY TNHH LÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÓ: 3
1.1.2 CÔNG TY CỔ PHẦN LÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÓ; 3
1.2 VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 4
1.2 QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIÊP TƯ NHÂN 5
1.2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5
1.2.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
7 1.2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 8
1.3 MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở MỘT VÀI NƠI 12
Trang 31.3.1 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỦA CHI CỤC THUẾ QUẬN ĐỐNG ĐA
-HÀ NỘI 12
1.3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐỐI VỚI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MÊ LINH 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ HUYỆN MÊ LINH
15 2.1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MÊ LINH 15
2.1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH 19
2.1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ MÊ LINH 20
2.2 công tác thu thuế trên địa bàn huyện mê linh trong thời gian gần đây 24
2.3 KẾT QUẢ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 25
2.3.1 sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong vài năm gần đây 25
2.3.2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG THỜI GIAN QUA
25 2.4 thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân 27
2.4.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI NỘP THUẾ 28
2.4.2 công tác quản lý căn cứ tính thuế 31
2.4.3 CÔNG TÁC ĐÔN ĐỐC THU NỘP THUẾ VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ 49
2.4.4 quản lý miễn, giảm thuế 51 2.4.5 CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN .52
Trang 42.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MÊ LINH 54 2.5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 54 2.5.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 55
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 59 3.1 MỤC TIÊU, YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ TNDN 59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNCÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ
HUYỆN MÊ LINH 61
3.2.1 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGƯỜI NỘP THUẾ 64 3.2.2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CĂN CỨ TÍNH THUẾ.66 3.2.3 TĂNG CƯỜNG ĐÔN ĐỐC THU NỘP THUẾ 72 3.2.4 giải pháp tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế 73 3.2.5 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO CÁN BỘ THUẾ 77 3.2.6 LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ THUẾ TNDN 79
KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2 KK & KTT Kê khai và Kế toán thuế
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp phân chia theo ngành kinh tế 17
Bảng 2.2: Kết quả thuế TNDN doanh nghiệp tư nhân qua các năm 26
Bảng 2.3 Tình hình thu nộp thuế TNDN của các DNTN qua các năm 2013, 2014 và 2015: 27
Bảng 2.4 Tình hình hoạt động của các DN qua các năm 2013, 2014 và 2015: 30
Bảng 2.5 Số liệu tình hình kê khai doanh thu tại một số doanh nghiệp 33
năm 2015: 33
Bảng 2.6 Số liệu khai sai chi phí được trừ của một số DN năm 2014: 40
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy Chi cục Thuế huyện Mê Linh 21
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy các đội thuế tại Chi cục thuế 21
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức Đội thuế theo chức năng 22
Sơ đồ 2.4 Mô hình quản lý thuế các doanh nghiệp 23
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọngđiều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích sảnxuất phát triển Với vai trò quan trọng của thuế, mọi quốc gia đều rất coi trọngchính sách thuế và các biện pháp quản lý thuế Ở nước ta từ đầu thập kỷ 90 của thế
kỷ XX đã tiến hành cải cách hệ thống chính sách thuế và tổ chức lại ngành thuế chophù hợp với cơ chế quản lý mới Thuế TNDN là một sắc thuế quan trọng trong hệthống thuế quốc gia, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thuế của quốc gia Đồngthời góp phần điều tiết nền kinh tế thông qua công cụ thuế suất Do đó, công tácquản lý thuế TNDN được xem là một nhiệm vụ quan trọng
Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân,loại hình các doanh nghiệp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng vàquy mô Việc quản trị kinh doanh và các hoạt động thương mại của doanh nghiệpngày càng tiên tiến, điện tử hoá và tin học hóa Vì vậy công tác quản lý thuế đối vớidoanh nghiệp tư nhân đang ngày càng được chú trọng để đảm bảo và gia tăng nguồnthu cho ngân sách nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thuế Thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản lý
kinh tế
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thựctiễn của quản lý thuế TNDN, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế TNDN trênđịa bàn huyện Mê Linh thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Mê Linh trong thờigian tới
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ thể và khách thể của quản lý thuếTNDN
- Phạm vi nghiên cứu được giới hạn từ khi thực hiện Luật thuế TNDN và trênđịa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội do Chi cục thuế huyện Mê Linh trực tiếpquản lý
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, phân tích có dử dụng tiếp cậnnhìn nhận sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử cụ thể Ngoài ra, cácphương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích hệ thống cũng được sử dụngtrong quá trình nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về quản lý thuế TNDN
- Phân tích, đách giá thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện MêLinh (thành phố Hà Nội)
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi để tăng cường công tác quản lý thuếTNDN trên địa bàn huyện Mê Linh thành phố Hà Nội trong thời gian tới
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung chính của luậnvăn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý thu thuế Thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
Chương 2: Thực trạng quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp đối với công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Trang 9
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1 Khái quát về doanh nghiệp tư nhân
1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005:
“Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đíchthực hiện các hoạt động kinh doanh”
Doanh nghiệp tư nhân hay còn gọi là doanh nghiệp ngoài quốc doanh; là một
bộ phận của thành phần kinh tế doanh nghiệp tư nhân và mang tính sở hữu tư nhânhoặc sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu chiếm số lượng lớn là công ty TNHH và công
ty Cổ phần Ngoài ra còn một số loại hình công ty như doanh nghiệp tư nhân, công
ty hợp doanh, văn phòng công chứng…
1.1.1 Công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quánăm mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần
1.1.2 Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó;
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Trang 10- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và khônghạn chế số lượng tối đa;
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng đểhuy động vốn
1.2 Vai trò của doanh nghiệp tư nhân
Thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế khu vực doanh nghiệp tư nhân nóichung, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân đã phát triển vượt bậc Thực tiễn đãkhẳng định những đóng góp của khu vực này trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội của đất nước
Thứ nhất, sự gia tăng về số lượng và các ngành nghề kinh doanh phong phú đadạng của các doanh nghiệp tư nhân như: thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất… đã đemlại số thu cho ngân sách nhà nước hàng năm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn Sự pháttriển của khu vực doanh nghiệp tư nhân đã mở mang ra nhiều ngành nghề, thúc đẩylưu thông hàng hóa Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hiệuquả, tạo được chỗ đứng trên thị trường Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú,được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng Một số DN đã tạo thêmmặt hàng mới, thị trường mới, sản phẩm đã có sức cạnh tranh Theo Bộ Thươngmại, khu vực này đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong
đó kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của DNTN lĩnh vực phi nông nghiệp đạt 15,851 tỷUSD, với các mặt hàng chủ lực là thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản…
Ở Hà Nội, các DNTN chiếm khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của địaphương, TP Hồ Chí Minh khoảng 16% Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vựcDNTN với 96% số DN vừa và nhỏ đã đóng góp khoảng 30% GDP, 40% giá trị sảnxuất công nghiệp, 85% tổng mức bán lẻ, 70% khối lượng vận chuyển hàng hóatrong giai đoạn 2011-2015
Trang 11Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân còn có vai trò lớn trong việc ổn định nền kinh
tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong giai đoạn 2011-2015, bình quân cảnước tạo việc làm mới cho người lao động được khoảng 2,5 triệu việc làm/năm.Trong đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân có đóng góp đáng kể, khoảng 1,5 triệuviệc làm/năm Nhiều đối tượng lao động như: người đến tuổi lao động cần việc làm;lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giảithể, chuyển đổi, phá sản; lao động nông nhàn trong nông nghiệp do chuyển dịch cơcấu kinh tế, chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân
Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân còn có khả năng thu hút vốn trong xã hộinhanh, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, gópphần tích tụ tập trung tư bản tạo điều kiện để tái sản xuất làm tăng nhanh nguồn thucho ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong năm năm từ 2011 đến
2015, có hơn 200 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký đạt hơn800.122 tỷ đồng cao hơn hai mươi lần so với giai đoạn 1991-1999 Nếu mức vốnđăng ký kinh doanh bình quân của một doanh nghiệp tư nhân thời kỳ 2006 - 2010 làgần 1,8 tỷ đồng, thì đến giai đoạn 2011 - 2015 là 2,80 tỷ đồng Vốn sử dụng chohoạt động sản xuất, kinh doanh qua các năm cũng liên tục tăng Nếu năm 2014 là598.348 tỷ đồng, thì năm 2015 là 892.892 tỷ đồng, tăng 1,5 lần Tỷ trọng đầu tư củakhu vực doanh nghiệp tư nhân cao trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.Trên phương diện đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, số thuế từ doanh nghiệp
tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thu của Ngân sách Nhà nước.Trong tổng số thu từ thuế đối với doanh nghiệp tư nhân, thuế thu nhập doanhnghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng
1.2 Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiêp tư nhân
1.2.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập tính
thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế
Trang 12Đặc điểm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế trong hệ thống thuế
của nước ta Do đó thuế TNDN mang đầy đủ các đặc điểm chung của thuế Nhànước Tuy nhiên ngoài những đặc điểm chung của thuế thì thuế TNDN còn cónhững đặc điểm riêng biệt Cụ thể:
Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập chịu thuế theoquy định của luật thuế TNDN, người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế
Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp Khác với thuế TNDN, thuế TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giábán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là ngườitập hợp thuế và nộp vào kho bạc, bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêudùng hàng hóa thì thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉkhi các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN
Thứ ba, thuế TNDN là thuế tính trước thuế thu nhập cá nhân Thu nhập mà các
cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi cho vay vốn, lợinhuận do góp vốn liên doanh, liên kết…là phần thu nhập được chia sau khi doanhnghiệp nộp thuế TNDN Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản
lý thu nhập cá nhân
Thứ tư, tuy là thuế trực thu song thuế Thu nhập doanh nghiệp không gây phản
ứng mạnh mẽ bằng thuế Thu nhập cá nhân vì nó khá mơ hồ đối với người chịu thuế
Thứ năm: Thuế TNDN là sắc thuế áp dụng mức thuế suất đều Tất cả các loại
hình sản xuất kinh doanh, các loại hình doanh nghiệ áp dụng một mức thuế suất phổthông là 20% (từ năm 2016) đối với tất cả các DNTN ngoại trừ doanh nghiệp đặcthù là đối với doanh nghiệp tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam là ápdụng thuế suất từ 32 đến 50% và hoạt động thăm dò khai thác mỏ tài nguyên quýhiếm áp dụng thuế suất 50%
Trang 131.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tư nhân
1.2.2.1 Tỷ lệ số lượt người nộp thuế TNDN trên tổng số người nộp thuế.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng DNTN đang thực hiện nghĩa vụ thuế vớiNSNN trên tổng số NNT đang quản lý trên địa bàn Khi xem xét và phân tích tỷ lệnày sẽ giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng NNT một cách chính xác, do
đó giảm thiểu được số thất thu thuế do bỏ sót NNT, đồng thời là cơ sở đánh giá mức
độ quản lý NNT đã chặt chẽ và hiệu quả hay chưa? Đây là chỉ tiêu tiền đề để nghiêncứu và đánh giá các chỉ tiêu tiếp theo
1.2.2.2 Tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tư nhân trên tổng số thuế TNDN:
Chỉ tiêu này cho biết để hoàn thiện một khâu hay một quy trình quản lý thuếTNDN sẽ phải mất khoản chi phí hành chính phục vụ cho công tác đó như chi phítiền lương cán bộ nhân viên; chi phí công tác tuyên truyền hỗ trợ; chi phí cài đặtphần mềm quản lý; chi phí lưu giữ bảo quản tài liệu, hồ sơ; chi phí đôn đốc thunộp , … Các chi phí này chúng ta đem so sánh với tổng số thu từ thuế TNDN đượcmột tỷ lệ nhất định Tỷ lệ này lớn hay nhỏ sẽ thể hiện hiệu quả thu NSNN từ thuếTNDN mà DNTN đem lại Cụ thể, tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ công tác quản
lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tư nhân trên tổng số thuế TNDN càng nhỏ thìhiệu quả thu NSNN từ thuế TNDN mà doanh nghiệp tư nhân đem lại càng cao vàngược lại
1.2.2.3 Tỷ trọng số thuế TNDN của doanh nghiệp tư nhân trên tổng số thuế thu được
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ động viên thuế TNDN vào NSNN của doanhnghiệp tư nhân so với tổng số thu NSNN Trong tổng thu NSNN từ thuế TNDN mỗiloại hình doanh nghiệp sẽ đóng góp một tỉ lệ thuế TNDN nhất định, song tuỳ thuộcvào đặc điểm về số lượng, quy mô và tình hình kinh doanh của mỗi loại hình doanhnghiệp ta có thể đánh giá mức độ động viên thuế TNDN của loại hình doanh nghiệp
đó vào NSNN là bao nhiêu, cao hay thấp, là khu vực tiềm năng hay không tiềm
Trang 14năng? Đối với doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽtrong những năm gần đây thì chỉ tiêu này ngày càng được quan tâm hơn và phải đặttrong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác để thấy rõ hiệu quả quản lý thuế TNDN từloại hình doanh nghiệp này Nếu như chỉ tiêu thứ nhất được coi là tiền đề thì chỉ tiêuthứ ba này mang tính chất quyết định khi xem xét đánh giá hiệu quả quản lý thuếTNDN đối với doanh nghiệp tư nhân.
1.2.2.4 Tỷ lệ nợ thuế TNDN của doanh nghiệp tư nhân trên tổng số thuế ghi thu của doanh nghiệp tư nhân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nghĩa vụ thuế TNDN với NSNNcủa doanh nghiệp tư nhân, đồng thời phản ánh được công tác quản lý nợ đọng vàkết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ - thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng vàhiệu quả công tác quản lý thuế Chỉ tiêu này càng nhỏ càng cho thấy khả năng thanhtoán nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp tư nhân càng cao và công tác quản lý nợđọng thuế của cơ quan thuế càng phát huy hiệu quả
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu nêu trên đều đóng vai trò là thước đo cơ bản và quantrọng trong việc đánh giá hiệu quả quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tưnhân, khi kết hợp xem xét và phân tích cả bốn chỉ tiêu đó cơ quan thuế có thể đánhgiá một cách trung thực và toàn diện nhất về công tác quản lý thuế TNDN đối vớidoanh nghiệp tư nhân từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệuquả quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tư nhân
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến TNDN đối với các doanh nghiệp tư nhân
Hoạt động QLT TNDN đối với các DNTN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốkhác nhau Mỗi nhân tố có những tác động nhất định, có thể là tích cực cũng có thể
là tiêu cực đến công tác QLT TNDN Việc xem xét các nhân tố này sẽ giúp các nhàquản lý hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn mà mình đang gặp phải trong quản
lý để có được những biện pháp thích hợp
Trang 151.2.3.1 Nguyên nhân khách quan
1.2.3.1.1 Về phía Cơ quan thuế
- Bộ máy và quy trình quản lý thuế TNDN:
Là một bộ phận của hoạt động quản lý thuế nói chung, hoạt động QLT TNDNkhông phải là nhiệm vụ, chức năng của một phòng ban, đơn vị riêng lẻ mà là sự kếthợp đồng thời của các bộ phận trong quy trình QLT cũng như của các phòng ban từtrên xuống dưới Quy trình QLT hợp lý, bộ máy quản lý hoạt động thống nhất, đồng
bộ là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện tốt công tác QLT
Công tác tuyên truyền, phố biến kiến thức về thuế giúp NNT kịp thời cập nhậtcác thông tin, hiểu rõ các quy định và thực hiện chính sách thuế, từ đó nâng caohiệu quả của hoạt động quản lý thuế Công tác này càng sâu rộng, NNT càng amhiểu kiến thức về thuế, từ đó hỗ trợ cán bộ thuế trong công tác quản lý
- Điều kiện vật chất, kỹ thuật của cơ quan thuế:
Hoạt động QLT gồm nhiều công việc như: liên hệ với NNT, tuyên truyền phổibiến văn bản pháp luật, tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế và tờ khai thuế, tiến hànhnhập tờ khai đăng ký, cấp mã số thuế, kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra quyết toánthuế, liên hệ với các phòng ban, các cơ quan có liên quan, trao đổi thông tin vớinước ngoài Đây đều là những công việc tỉ mỉ, mất nhiều thời gian, đòi hỏi tínhchính xác cao, lại đòi hỏi phải được tiến hành nhanh để nắm chắc nguồn thu Do đó,
cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan thuế càng hiện đại, hoạt động quản lý càng hiệuquả, chính xác, nhanh chóng vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, vừa an toàn và hiệuquả
- Trình độ quản lý của cán bộ thuế :
Để thực hiện tốt công tác QLT thì đội ngũ cán bộ thuế luôn là nhân tố quantrọng Nếu cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao, đồng thời có biện pháp tuyêntruyền, giáo dục pháp luật thuế hợp lý thì sẽ vận động được nhiều người dân thamgia nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Cán bộ thuế có trình độ chuyên môn cao sẽ tạođiều kiện thuận lợi rất nhiều cho công tác QLT Một cán bộ thuế có hiểu biết sâu vềcông tác thuế sẽ rất nhanh nhạy trong công tác quản lý Họ sẽ nhanh chóng phát
Trang 16hiện những trường hợp gian lận thuế và có những biện pháp ngăn chặn kịp thờitránh thất thu cho Nhà nước
Trình độ, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế: thuếTNDN là sắc thuế tác động trực tiếp tới quyền lợi của các doanh nghiệp vì vậy đòihỏi cán bộ thuế phải có chuyên môn, nghiệp vụ cao để giải đáp vướng mắc củaNNT, xử lý linh hoạt trong các tình huống Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp, thái
độ cư xử với NNT cũng rất quan trọng
1.2.3.1.2 Về phía người nộp thuế:
Các DNTN đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, trình độ hiểu biết pháp luật của cácnhà quản lý doanh nghiệp còn hạn chế nhất định Có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ
về pháp luật thuế, chế độ kế toán nên làm sai tờ khai, xác định sai số thuế phải nộphoặc làm sai báo cáo quyết toán thuế…Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhìnchung chưa được đào tạo cơ bản, còn thiếu nhiều kiến thức cơ bản về kinh doanh, vềpháp luật Điều này gây không ít khó khăn cho công tác QLT Để thực hiện đúng nộidung QLT thì cán bộ quản lý phải mất rất nhiều thời gian hướng dẫn lại cho doanhnghiệp, gây ảnh hưởng đến tiến độ thuế của cơ quan thuế
1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
1.2.3.2.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
Ở các nước đang phát triển, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có nhữngtác động quan trọng đối với công tác QLT TNDN nói riêng Cụ thể các giải pháptăng cường quản lý kinh tế - xã hội như các giải pháp tăng cường quản lý, giám sáthoạt động đầu tư, hoạt động của thị trường chứng khoán, giải pháp tăng cườngthanh toán không dùng tiền mặt, giải pháp quản lý hoá đơn, chứng từ có tác độngtích cực trong việc quản lý và giám sát thu nhập, và do đó tạo thuận lợi cho công tácQLT TNDN
1.2.3.2.2 Cơ chế QLT:
Nước ta áp dụng một trong hai cơ chế sau để quản lý thuế: Cơ quan thuế tính
và ra thông báo nộp thuế hoặc cơ sở kinh doanh tự khai tự nộp thuế
(i) Cơ chế cơ quan thuế tính và ra thông báo nộp thuế:
Trang 17Trước đây, nước ta đã thực hiện quản lý thuế theo cơ chế này Theo cơ chếnày, cơ quan thuế kiểm tra và tính thuế trên cơ sở căn cứ vào tờ khai thuế do NNT
kê khai để, sau đó thông báo số thuế phải nộp cho NNT Nhờ đó, đảm bảo việc tínhtoán chính xác số thuế phải nộp vào NSNN của NNT Tuy nhiên, cơ chế này tạonên gánh nặng về nghiệp vụ cho cơ quan thuế, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữaNNT và cán bộ thuế, làm thất thu NSNN, mang tính áp đặt và không phát huy đượctrách nhiệm và nghĩa vụ của NNT Vì vậy, công tác thanh tra thuế gặp nhiều khókhăn và hiệu quả thuế thấp
Để khắc phục những hạn chế đó, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế tự tính, tựkhai, tự nộp thuế
(ii) Cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế:
Theo cơ chế này, NNT căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp
vụ phát sinh của mình để tự kê khai, tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộpthuế theo đúng thời hạn quy định của Luật thuế Cơ quan thuế không can thiệp vàoquá trình kê khai, nộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót hoặc các dấu hiệu vi phạmcủa NNT Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế để kịp thời phát hiện, xử lýnhững hành vi vi phạm của NNT
Khi thực hiện cơ chế tự tính tự khai tự nộp thuế, cơ quan QLT được tổ chứctập trung theo các chức năng: Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Xử lý tờ khai và kế toánthuế, thu nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra và thanh tra thuế Trong đó, chức năngthanh tra kiểm tra thuế là chức năng quan trọng nhất
Chỉ khi NNT có nhận thức rằng cơ quan thuế đang thực hiện các chương trìnhkiểm tra, thanh tra thuế và nếu có gian lận về thuế, họ sẽ bị cơ quan thuế phát hiện
và xử lý, NNT mới có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ thuế Trong cơchế tự tính tự khai tự nộp, công tác kiểm tra thanh tra thuế không phải để tăng sốthuế mà mục tiêu chính là nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những vi phạm vềthuế Việc này tạo nên sự thông suốt cũng như phát huy được tính tương tác haichiều giữa cơ quan QLT và NNT
Trang 18
1.3 Một số bài học kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Có được thành tích đó có một phần không nhỏ là do sự nỗ lực phấn đấu củacác cán bộ, công chức Chi cục thuế Quận Đống Đa nhằm đẩy mạnh việc thực hiệncác biện pháp trong công tác QLT nhất là đối với thuế TNDN các các DNTN Cụthể là trong tổng thu NSNN năm 2015 hơn 13.200 DNTN ở quận Đống Đa, số thuếTNDN lên tới 2.265 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng thu NSNN của Chi cục
Để đạt được kết quả này, Chi cục thuế quận Đống Đa đã triển khai đồng bộcác giải pháp trong QLT nói chung và thuế TNDN nói riêng, được thể hiện trongcác nội dung sau:
Trước hết do sự chỉ đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Chi cục: Luôn đi theochỉ đạo của Cục thuế TP Hà nội, của quận ủy Đống Đa; Sát sao chỉ đạo cán bộ côngchức luôn làm theo 10 điều kỷ luật của ngành, và quy chế của cơ quan, trong quan
hệ quản lý với ĐTNT luôn đúng mực, chủ động và nhiệt tình hỗ trợ hướng dẫntuyên truyền giải thích để ĐTNT hiểu, làm theo quy định của pháp luật và tránh đểĐTNT phải đi lại nhiều
Việc áp dụng quy trình QLT của Chi cục đã đi theo quy chuẩn từ khâu đăng
ký thuế, kê khai thuế, tổng hợp dự toán, thanh tra kiểm tra thuế: hệ thống hồ sơ vàhướng dẫn thực hiện quy trình rõ ràng, công khai; xác định rõ các thủ tục hànhchính và trách nhiệm của các bộ phận quản lý trong quá trình thực hiện thu nộp Chicục thuế Đống Đa là chi cục đầu tiên thuộc Cục thuế Hà Nội thực hiện và bảo đảmchất lượng quản lý theo tiêu chuẩn quản lý ISO 9002 Điều đó chứng minh quá trình
Trang 19thực hiện theo quy trình của Chi cục là đảm bảo về thời gian, chất lượng và hiệuquả công việc.
Về công tác tuyên truyền hỗ trợ ĐTNT: Chi cục thuế Đống Đa luôn làm tốtcông tác tuyên truyền đối với DNTN mới thành lập lên kê khai nộp thuế: Tuyêntruyền và phổ biến kịp thời cho doanh nghiệp từ chính sách thuế hiện hành (nhưthuế GTGT, thuế TNDN…), phát hành hóa đơn, cách kê khai, cách nộp thuế Điều
đó đem lại kết quả là số lượng doanh nghiệp kê khai sai rất ít Ngoài ra, Chi cục cònphối hợp với UBND các phường nhằm tuyên truyền chính sách thuế qua loa đài tạicác phường và khu dân cư, từ đó chính sách thuế sẽ đến với từng hộ gia đình, từngngười dân
Đội ngũ cán bộ từ công tác kê khai đến thanh tra kiểm tra tại Chi cục thuế đềuđược đào tạo và nâng cao năng lực quản lý: Trình độ quản lý đồng đều, chủ yếutrình độ đại học và trên đại học Qua việc chú trọng nâng cao trình độ quản lý củađội ngũ, quá trình giải quyết xử lý các khâu trong quy trình quản lý về thuế nóichung và thuế TNDN đối với DNTN nói riêng đã trở nên linh hoạt, đáp ứng đượcđòi hỏi của thực trạng QLT tại địa bàn quản lý một cách hiệu quả Ngoài ra, việcluân phiên, luân chuyển cán bộ thường xuyên tại Chi cục cũng được chú trọng,nhằm tạo cho cán bộ được cọ sát với nhiều công việc khác nhau để khi cần có thểđảm nhận công việc được giao một cách chủ động, tránh tình trạng phải học việc.Trong công tác thanh tra, kiểm tra, Chi cục thuế Đống Đa luôn học hỏi để ápdụng những phương pháp làm việc mới, đem lại kết quả khả quan Cụ thể: Chi cụckhông kiểm tra dàn trải tất cả các DNTN đang hoạt động, mà thực hiện theo chuyên
đề Chằng hạn như đối với các DNTN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thườngcác DN này không xuất hóa đơn đầu ra đúng thời điểm khi khách hàng thanh toántheo tiến độ công trình, trong thực tế các doanh nghiệp này thường chỉ xuất hóa đơnkhi công trình đã hoàn thành và bàn giao Vì vậy, thực tế đoàn kiểm tra của Chi cục
đã đẩy doanh thu về đúng năm thời điểm nhân tiền thanh toán, nhờ vậy năm đó sẽphát sinh số thuế TNDN phải nộp và tính phạt chậm nộp từ thời điểm phải nộp thuếđến thời điểm thanh tra, kiểm tra Ngoài ra việc kiểm tra theo chuyên đề thuế về hóa
Trang 20đơn hoặc theo chuyên đề DNTN có doanh thu lớn trên 50 tỷ đồng/năm… cũng đemlại những hiệu quả tích cực trong công tác quản lý thu tại Chi cục.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Chi cục thuế Huyện Mê Linh
Thứ nhất, phải chú trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT, lấy công tác
này là tiền đề trong thực hiện QLT nói chung và thuế TNDN nói riêng, nhằm giúp
đỡ ĐTNT trong việc tháo gỡ khó khăn về chính sách và kê khai nộp thuế Luật pháp
về thuế phải được người dân hiểu đầy đủ, cặn kẽ và đi vào đời sống của dân Phảiphối hợp tốt với UBND xã, thị trấn để phổ biến chính sách đến từng hộ gia đình,người dân
Thứ hai, luôn chú trọng việc nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức thuế để
đáp ứng được yêu cầu công việc, cho đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ do ngành tổchức, khuyến khích cán bộ trẻ vừa đi học vừa được học hỏi thêm, tránh nhàm chánvới công việc hiện tại, đáp ứng được nhiều công việc khi cần Hiện nay tại huyện
Mê Linh có bộ phận, cán bộ đảm nhận nhiều năm nhưng chưa được luận phiên, luânchuyển nhưng số cán bộ này không quá 20% tổng số cán bộ công chức của chi cục
Thứ ba, công tác thanh tra kiểm tra tại huyện Mê Linh vẫn được chú trọng
xong vẫn theo lối mòn, kiểm tra những đơn vị nhiều năm chưa được quyết toán,doanh nghiệp có doanh thu cao Nay cần làm theo chuyên đề về hóa đơn, chuyên đềdoanh nghiệp có doanh thu lớn trên 50 tỷ đồng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực xây dựng, vận tải, dịch vụ… Trong việc tổ chức thực hiện QLT nói chung vàthuế TNDN nói riêng cần thiết phải triển khai theo mô hình quản lý theo chức năngkết hợp với quản lý theo nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả của quy trìnhquản lý
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế
huyện Mê Linh
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Mê Linh
Huyện Mê Linh được thành lập tháng 4 năm 2004, có 18 xã, thị trấn trên địabàn Diện tích tự nhiên là 14.251 ha và 359.522 nhân khẩu Huyện Mê Linh nằm ởphía tây của Thành phố Hà Nội phía Đông giáp với huyện Sóc sơn, phía Bắc giápvới thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyện, phía Nam giáp với huyện Đông Anh vàsông Hồng ngăn cách với huyện Đan Phượng, phía tây giáp với Huyện Yên Lạc củaTỉnh Vĩnh Phúc
Mê Linh là miền đất có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, là một trong những địabàn sinh tụ của cư dân đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sông Hồngrực rỡ, luôn gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội
Là một huyện mới được sáp nhập về Hà Nội, mặc dù gặp không ít khó khăn,nhưng kinh tế của huyện luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng, các thành phần kinh tếđều phát triển theo hướng đã xác định Phát huy kết quả đạt được, thực hiện phươngthức mục tiêu phát triển kinh tế do Đại hội lần thứ IX Đảng bộ Huyện đề ra, Huyện
ủy đã tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch
vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp; tăng cường vai trò quản lý nhà nước,tạo điều kện thuận lợi về địa điểm, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý cho các thànhphần kinh tế phát triển; củng cố, xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế, xây dựng
kế hoạch và thực hiện tốt đề án nâng cao hiệu quả kinh tế của Thành ủy Vì vậy,trong những năm 2011 - 2015, kinh tế của Huyện phát triển mạnh và khá toàn diện,vượt cao so với Nghị quyết Đại hội đề ra, cơ cấu kinh tế có bước chuyển quantrọng, đúng hướng Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 27,5%, công nghiệp chiếm 24,5
Trang 22%, nông nghiệp chiếm 48% Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm là 27 %.Giá trị tăng thêm năm 2015 so với năm 2011 gấp 2,3 lần.
Trên lĩnh vực dịch vụ, huyện Mê Linh đã chỉ đạo tập trung đầu tư cơ sở hạtầng, xắp xếp, ổn định mạng lưới chợ hợp lý, hiệu quả như: Chợ Thị trấn QuangMinh, chợ Thạch Đà, chợ Mê Linh, chợ Đầu đê, chợ Tiền Phong, chợ Sặt… Ngoài
ra trên địa bàn huyện Mê Linh còn có Trung tâm Thương mại MELINHPLAZA đãtạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân mua bán, thu hút được nhiều loại hình kinhdoanh, dịch vụ góp phần đẩy nhanh lưu chuyển hàng hóa
Thực hiện Luật Doanh nghiệp và chủ trương về phân cấp quản lý, đổi mới cơchế quản lý, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, huyện Mê Linh đã tạo điềukiện thuận lợi về đăng ký kinh doanh, môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp,hợp tác xã và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh Nhằm thúc đẩy sản xuất côngnghiệp phát triển, huyện Mê Linh tập trung giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng
cơ sở đưa các doanh nghiệp vào hoạt động tại khu sản xuất công nghiệp của huyện.Đặc biệt là khu công nghiệp Quang Minh đã thu hút được nhiều công ty TNHH,công ty cổ phần, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào hoạt động đã góp phần thúcđẩy kinh tế của huyện có sự tăng trưởng đáng kể, đồng thời tạo công việc cho nhiềulao động trên địa bàn có thu nhập ổn định hàng năm Tính riêng năm 2011, số công
ty TNHH trên địa bàn tăng đột biến 67%, công ty cổ phần tăng 36,8% Các ngànhphát triển chủ yếu là: sản suất thép, chế biến lương thực - thực phẩm, gia công cơkhí, may mặc, đồ mộc dân dụng, sản suất vật liệu xây dựng Từ năm 2011 đến năm
2015, giá trị sản xuất công nghiệp doanh nghiệp tư nhân hàng năm tăng 52% Giátrị tăng thêm năm 2015 so với năm 2011 gấp 5,6 lần
Cùng với nhiều giải pháp khai thác nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, côngtác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường; đặc biệt là đấu tranh chốngbuôn lậu, gian lận thương mại, kiên quyết sử lý tình trạng chây ỳ, nợ đọng thuế.Việc chi ngân sách đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy kinh tế - xãhội và đầu tư phát triển trên địa bàn
Trang 23Cùng với tăng trưởng kinh tế, số người nộp thuế ở huyện Mê Linh cũng pháttriển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là khu vực kinh tế doanh nghiệp
tư nhân So với năm 2011, tổng số người nộp thuế năm 2015 tăng gấp đôi; riêng sốngười nộp thuế là doanh nghiệp tăng 2,2 lần Năm 2011 trên địa bàn huyện Mê Linh
có khoảng 1.528 đối tượng nộp thuế, trong đó có 500 doanh nghiệp; năm 2015 cókhoảng 3.542 đối tượng nộp thuế trong đó có 1.152 doanh nghiệp (Nguồn: Chi cụcthuế huyện Mê Linh) Cơ cấu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mê Linhphân chia theo loại hình sản xuất kinh doanh và cấp quản lý như sau:
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp phân chia theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế Tổng
số
Chia ra Công ty
TNHH
Công ty CP
Hợp tác xã
Loại hình khác
Nguồn: Chi cục thuế huyện Mê Linh
Mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng là nơi tập trung các nguồn thuế TNDNchủ yếu Các doanh nghiệp này sẽ đóng góp chủ đạo vào tốc độ tăng trưởng kinh tế,tăng trưởng thu nhập quốc dân và thu nộp ngân sách nhà nước Do vậy khâu quản lýthuế phải đặc biệt tập trung vào khu vực này Các công ty TNHH, Công ty cổ phầncũng đang đà phát triển mạnh, tuy chưa có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế củahuyện nhưng cũng quan tâm tìm phương thức quản lý phù hợp đối tượng này
Năm 2015, huyện Mê Linh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,quốc phòng, an ninh trong điều kiện nhiều khó khăn thách thức: Tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; thị trường bất động sản chưahồi phục; nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế; tình hình Biển Đông diễnbiến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và an ninh trật tự trên địa bàn,…
Trang 24Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện;
sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện, tìnhhình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2015 cơ bản đạt kết quả đề ra Trong
đó phải kể đến chỉ tiêu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước đạt18.925 tỷ đồng (bằng 100,76% kế hoạch, tăng 6,7% so cùng kỳ) Đạt được kết quả
đó phải kể đến những giải pháp như hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh đầu
tư đã được triển khai vào thực tế:
Tập trung triển khai những nhiệm vụ cụ thể để hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khókhăn cho doanh nghiệp như: Tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trườngthông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để tạođiều kiện thuận lợi về giao thông cho các doanh nghiệp; tuyên truyền vận động
nhân dân thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX tham gia hội chợ hàng nông sảnthành phố năm 2015; tổ chức hội chợ hoa cây cảnh, nhằm giới thiệu, quảng básản phẩm hoa, cây cảnh đặc thù có giá trị kinh tế cao của huyện,… Phối hợp vớiCông ty cổ phần thương mại và đầu tư Quang Minh tổ chức 02 phiên chợ bánhàng Việt tại thị trấn Chi Đông và Quang Minh
Các thủ tục hành chính thuế được công khai, minh bạch, trong đó đã triển khai
tổ chức các hội nghị phổ biến các chính sách thuế mới và chính sách thuế sửa đổi,
bổ sung đối với 100% doanh nghiệp trên địa bàn; Hội nghị đối thoại doanh nghiệpnăm 2015, Tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóađơn tự in; thông báo phát hành, báo cáo sử dụng hoá đơn, Tuyên truyền các chínhsách gia hạn, miễn, giảm nộp thuế theo chỉ đạo của Chính phủ trên hệ thống truyềnthanh của huyện
Tập trung đầu tư xây dựng các dự án theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tránhdàn trải, lãng phí (tập trung đầu tư vào các dự án dân sinh bức xúc, các dự án quantrọng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, các dự án phục vụ dồn điền, đổithửa, xây dựng nông thôn mới,…)
Trang 25Tập trung rà soát các dự án đang triển khai thực hiện, xác định điểm dừng kỹthuật có thể, có kế hoạch giãn tiến độ thực hiện nếu cần thiết nhằm tập trung nguồnvốn đầu tư cho các dự án, công trình có thể hoàn thành trong năm, hoặc hoàn thànhmột phần đưa vào khai thác sử dụng ngay, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu
tư từ Ngân sách
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, đấu thầu, quyết toán vốn đầu tư nhằmxác định chuẩn xác, giảm thiểu tối đa mức vốn đầu tư của các dự án Tăng cườngcông tác giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư; Tổ chức giao banđánh giá tiến độ đầu tư định kỳ theo quý, qua đó chỉ đạo các chủ đầu tư, các đơn vịđược ủy quyền quản lý dự án triển khai dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệuquả đầu tư
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh
Thứ nhất là do phần lớn DNTN trên địa bàn hoạt động có quy mô nhỏ và vừanên dễ dàng chuyển hướng kinh doanh hay chuyển hướng mặt hàng sản xuất, kinhdoanh khi có biến động của thị trường
Thứ hai là năng lực kinh doanh còn nhiều hạn chế Do quy mô vốn nhỏ nênviệc đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị hiện đại gặp nhiều khó khăn Việc sửdụng hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao,làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường Do thiếu thông tin nên việctìm kiếm, thâm nhập và phân phối thị trường của các DNTN trên địa bàn huyện đạthiệu quả chưa cao
Thứ ba là năng lực quản lý còn nhiều yếu kém Nhiều doanh nghiệp đượcthành lập do trào lưu hoặc do tư tưởng kinh doanh chụp dật nên năng lực quản lýcủa không ít lãnh đạo các doanh nghiệp còn kém Đại bộ phận lãnh đạo các DNTNtrên địa bàn không được đào tạo bài bản về kinh doanh và kỹ năng quản lý Do vậycòn thiếu kiến thức về kỹ năng quản lý và kiến thức kinh tế, xã hội
Những đặc điểm của DNTN trên địa bàn cho thấy để hoàn thiện quản lý thuếTNDN trên địa bàn không phải là dễ thực hiện Tuy nhiên, do khu vực doanhnghiệp tư nhân ngày càng phát triển, đóng góp một phần vào nguồn thu NSNN của
Trang 26cả nước nói chung và của huyện Mê Linh nói riêng nên cần phải có những giải pháp
để hoàn thiện thuế TNDN
2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục thuế Mê Linh
Cùng với sự thành lập của huyện Mê Linh, Chi cục thuế huyện Mê Linh đượcthành lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ quản lý thuế trên địa bàn huyện Mê
Linh Tổ chức bộ máy thuế của Chi cục thuế Mê Linh như sau: (Tổ chức công việc và tổ chức con người).
Chi cục thuế Mê Linh được tổ chức thành 8 đội trong đó có 2 đội thuế liên xãnằm trên 18 xã, thị trấn thuộc huyện Mê Linh, với tổng số 68 cán bộ, nhân viên.Tại văn phòng Chi cục thuế có 59 cán bộ được tổ chức thành các đội chứcnăng như sau: Đội hành chính -Nhân sự- Tài vụ; Đội tuyên truyền, hỗ trợ người nộpthuế - Ấn chỉ; Đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán - kê khai kế toán thuế và tin học;Đội trước bạ, thu khác; Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.Đội thuế xã gồm 10 cán bộ được tổ chức như sau: Đội thuế Liên xã số 1; Độithuế Liên xã số 2
Cơ cấu tổ chức quản lý tại Chi cục thuế huyện Mê Linh
Trong tổ chức bộ máy quản lý thuế TNDN, các đội quản lý theo khu vực giữvai trò trung tâm Các đội quản lý thực hiện hầu hết các chức năng quản lý của cáclĩnh vực (như lập kế hoạch thu, hỗ trợ NNT, đôn đốc thu nợ và cưỡng chế, kiểm trathuế…)
Trang 27Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy Chi cục Thuế huyện Mê Linh
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy các đội thuế tại Chi cục thuế
- Tổ chức các đội thuế theo “Địa bàn” theo sơ đồ sau:
Chi cục trưởng, Chi cục phó
Các đội chức năng
Các đội KT-QL theo khu vực
Các đội
QL theo sắc thuế
Cán bộ
Các doanh nghiệp, hộ KD
Trang 28Theo mô hình này thì mỗi đội phó phụ trách một nhóm cán bộ kiểm tra, quản
lý một “Địa bàn” gồm các doanh nghiệp có cùng địa điểm (ví dụ cùng có trụ sởđóng trên một địa bàn xã nào đó) Cách phân công này về thực chất là việc tái lậpchế độ “chuyên quản”
+ Phân công quản lý thuế theo “Chức năng” (nhân sự đội Kiểm tra - quản lý)Theo mô hình phân công này, việc phân công các đội Kiểm tra - quản lý theo chứcnăng cũng gần giống với việc “tách ba bộ phận” trong mỗi đội Việc huy động cán
bộ cho từng chức năng thì tượng đối linh hoạt (có phân công cố định kết hợp vớiđiều chiển đột xuất tùy tình hình cụ thể)
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức Đội thuế theo chức năng
Trong hai mô hình nêu trên, chức năng hỗ trợ đối tượng nộp thuế thì mỗi cán
bộ thuế đều “kiểm tra, chuyên quản” một số doanh nghiệp nhất định
Hiện nay, cán bộ đội Kiểm tra - quản lý thuế theo người nộp thuế tại Cục thuếhuyện Mê Linh đều được thực hiện hầu hết các nội dung chính của quy trình quản
lý thuế 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục thuế (kiểm tra phântích hồ sơ khai thuế lý tờ khai tại trụ sở cơ quan thuế, ấn định thuế, kiểm tra…)trong sự phối hợp với các phòng chức năng ( nghiệp vụ thuế, xử lý thông tin và tinhọc, thanh tra, ấn chỉ…)
Đội phó phụ trách kế hoạch, thống kê
Các cán bộ, công chức thuế Người nộp thuế Đội trưởng
Trang 29- Mô hình chung quản lý thuế các doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.4 Mô hình quản lý thuế các doanh nghiệp
- Tổ chức công việc:
Tổ chức công việc quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Mê Linh baogồm: xây dựng và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ thuế trên cơ sở các quy địnhcủa Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế đã được ban hành thống nhất trong toàn ngànhphù hợp với điều kiện của thành phố Hà Nội và nhiệm vụ thuế hàng năm của Chicục được giao
- Phân công quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Mê Linh
Việc phân công quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện Mê Linh được thựchiện trên cơ sở phân loại các doanh nghiệp theo các ngành kinh tế quốc dân Baogồm: ngành công nghiệp, ngành thương nghiệp, ngành giao thông, xây dựng, ngànhnông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, ngành tài chính, ngành văn hóa, xã hội như thểthao và các ngành khác
- Người nộp thuế khu vực DN được phân công bao gồm:
+ Các DN đóng trụ sở trên địa bàn huyện Mê Linh (gồm Công ty cổ phần,Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã)
Lãnh đạo cơ quan thuế
Đội Kiểm tra
và Xử lý tố tụng
Đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán và tin học
Trang 30+ Các đơn vị phụ thuộc của các doanh nghiệp đóng tại địa bàn huyện Mê Linh(gồm các chi nhánh đóng trên địa bàn mà Công ty mẹ đóng ngoài tỉnh hoặc địaphương khác).
2.2 Công tác thu thuế trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian gần đây
Trong bối cảnh của một Huyện mới được thành lập, điều kiện kinh tế - xã hộinhững năm đầu thành lập còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng; cácdoanh nghiệp có số vốn, quy mô kinh doanh còn hạn chế, quy mô kinh doanh củacác hộ kinh doanh còn nhỏ lẻ, vẫn bị ảnh hưởng bởi tính chất nông nghiệp Để khắcphục điều đó, Chi cục thuế huyện Mê Linh đã tập trung chỉ đạo triển khai và tổ chứcthực hiện tốt bộ máy, các chính sách thuế trên địa bàn quận nhằm góp phần hoànthành nhiệm vụ thu NSNN do cấp trên giao
Trải qua hơn 10 năm, Chi cục thuế huyện Mê Linh đã từng bước trưởng thành,liên tục hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách do Cục thuế Tp HàNội và UBND huyện Mê Linh giao cho
Triển khai nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015 trong bối cảnh nền kinh tế thế giớivẫn còn những diễn biến bất thường về kinh tế, giá cả, thị trường, tác động đến kinh tếThủ đô cũng như cả nước; tình hình kinh tế chưa lấy lại đà tăng trưởng, sản xuấtkinh doanh của Doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn, thị trường bấtđộng sản trầm lắng, giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát, lãisuất ngân hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; hàng hóa sản xuất rakhông tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho lớn; sức mua giảm…ảnh hưởng lớn đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Mặc dù thànhphố và quận đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp và ngườidân về công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn vay… tuy nhiên tốc độ tăng trưởngkinh tế vẫn ở mức rất thấp, nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh bị suygiảm
Trang 312.3 Kết quả chung về hoạt động và việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân
2.3.1 Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong vài năm gần đây
Số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng lên nhanh chóng, thời điểm năm 2010
là 526 công ty và 2015 đã là 1.152 công ty ( Theo tra cứu Hệ thống quản lý đăng ký
mã số thuế cấp Chi cục năm 2010 và năm 2015) Tuy số lượng công ty nhiều nhưngnhìn chung các công ty quy mô còn nhỏ bé, lao động bình quân 30 người/doanhnghiệp Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại - dịch
vụ, trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp; năng lựcquản lý còn nhiều hạn chế, thu nhập của đại bộ phận người lao động còn thấp, nhậnthức và việc chấp hành chính sách Pháp luật thuế chưa cao
Tóm lại, có thể thấy, các DNTN ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp mộtphần không nhỏ vào nguồn thu Ngân sách Nhà nước của cả nước nói chung và củahuyện Mê Linh nói riêng Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệuquả quản lý đối với các công ty cổ phẩn vừa là một yêu cầu khách quan, vừa là mộtthách thức không nhỏ đối với cơ quan thuế
2.3.2 Kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp tư nhân trong thời gian qua
Vấn đề quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân luôn đặt ra rất nhiều khókhăn và thách thức, không những vì tỉ lệ đóng góp vào số thu ngân sách nhà nước
và còn phụ thuộc vào ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của loại hình doanh nghiệpnày Tuy nhiên, trong những năm gần đây Chi cục Thuế huyện Mê Linh đã thựchiện khá tốt công tác này Điều này được thể hiện qua số thu NSNN của doanhnghiệp tư nhân qua các năm:
Trang 32Bảng 2.2: Kết quả thuế TNDN doanh nghiệp tư nhân qua các năm
ĐVT: triệu đồng
Năm tài
chính
Tổng số thu ngân sách
Thuế
TNDN
Tỷ trọng tổng thu NS/ tổng thu năm trước (%)
Nguồn: Chi cục thuế huyện Mê Linh
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số thu NSNN qua các năm có tăng lên nhưng tuy
nhiên các con số này đang có xu hướng giảm qua các năm sau đó, số thu năm 2011
tuy về số tuyệt đối tăng lên rất nhiều (từ 150.450 triệu đồng lên 267.309 triệu đồng,
tăng 116.859 triệu đồng) song thực chất tỉ lệ so với tổng thu NQD lại giảm đi, từ
tăng 25% của năm 2011 còn 8% đến năm 2015 giảm cả về số tuyệt đối và số tương
đối Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và
chủ quan:
Nguyên nhân khách quan: Do nền kinh tế năm qua rất khó khăn, ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mê
Linh, phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng thích ứng với sự biến
động xấu của nền kinh tế còn chưa được linh hoạt, nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn vì không có thị trường tiêu thụ, hay thiếu vốn đầu tư để quay vòng sản xuất,
thậm chí nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, dẫn đến tình trạng nợ ngân
sách cao, số thu từ khu vực này có chiều hướng giảm
Nguyên nhân chủ quan: Trong lúc khó khăn về mọi mặt, việc tranh thủ vốn
luôn được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu, vì thế bằng mọi cách doanh nghiệp tranh
thủ tối đa nguồn vốn của mình, kể cả việc chiếm dụng ngân sách nhà nước, hay gian
Trang 33lận để trốn thuế hiện đang có xu hướng gia tăng, dẫn đến số thu vào ngân sách nhànước bị ảnh hưởng đáng kể.
Như vậy có thể thấy trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân đãđóng góp vai trò quan trọng trong số thu của khu vực NQD nói riêng cũng như tổngthu ngân sách nhà nước nói chung Tuy tỉ lệ đóng góp này đang có chiều hướnggiảm đi nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, điều này cho thấy đây là khu vực tiềm năng
để có thể tăng nguồn thu cho NSNN nếu như có biện pháp khuyến khích phát triểnhợp lý và kiểm tra chặt chẽ Để quản lý hiệu quả hơn nữa và để đạt được mục tiêu kếhoạch của năm 2013 cũng như những năm tiếp theo thì chúng ta cần phải tìm hiểu thựctrạng công tác quản lý trong những năm vừa qua, đánh giá lại những kết quả đã đạtđược, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó và tìm biện phápkhắc phục
2.4 Thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp tư nhân
Nhìn chung thuế TNDN là một sắc thuế đóng vai trò chủ đạo trong hệ thốngthuế quốc gia nhưng số thu từ sắc thuế này lại chưa cao Điều này được thể hiện rất
rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3 Tình hình thu nộp thuế TNDN của các DNTN qua các năm
Trang 34Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ thuế TNDN trong tổng số thu từDNTN năm 2013 là 19.729 triệu đồng, tương ứng chiếm 8,6%, năm 2014 tăng lên21.233 triệu đồng, song tỷ lệ tương đối giảm còn 8,5% và năm 2015 tăng lên22.579, tương ứng chiếm còn 8,4% Con số này xuất phát từ thực tế đó là, số thucủa doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quận chủ yếu là từ thuế TNDN và tiền thuêđất, thuế TNDN vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ Bởi vì, tuy các DNTN trên địa bàn đã có
sự phát triển đáng kể, nhưng cũng mới chỉ thực sự được chú trọng phát triển trongnhững năm gần đây Các công ty trên địa bàn chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ.Hơn nữa số doanh nghiệp mới thành lập rất đông đảo, do đó, có rất nhiều doanhnghiệp vẫn còn đang trong giai đoạn ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN hoặc chưa phátsinh nghĩa vụ thuế
2.4.1 Công tác quản lý người nộp thuế
Quản lý NNT là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thuế TNDN đối vớiDNTN và là khâu có ý nghĩa quyết định đến số thu NSNN; có thể nói đây là nềnmóng cho những khâu quản lý tiếp theo, đồng thời là nền tảng hạn chế thất thu vềthuế Thông qua công tác quản lý NNT sẽ giúp cho cơ quan thống kê được các đơn
vị sản xuất kinh doanh về mặt số lượng, quy mô, ngành nghề kinh doanh, tình trạnghoạt động của doanh nghiệp Việc quản lý tốt NNT sẽ giúp chúng ta giảm thiểuđược số thất thu thuế do bỏ sót NNT
Trong những năm qua, Chi cục Thuế huyện Mê Linh đã thực hiện khá tốt côngtác quản lý NNT đối với DNTN Ban lãnh đạo chi cục, đặc biệt là hai đội kiểm trathuế đã luôn phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc quản lýcác doanh nghiệp trên địa bàn, căn cứ vào số doanh nghiệp được cấp đăng ký kinhdoanh, mã số thuế để đối chiếu, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập, giải thể,tách nhập,… nhằm quản lý NNT đạt ở mức cao nhất Cán bộ quản lý thuế căn cứvào tình trạng hoạt động của từng doanh nghiệp để theo dõi quản lý
- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: Cán bộ quản lý thuế theo dõi tìnhhình hoạt động của doanh nghiệp, tình hình kê khai thuế của doanh nghiệp, và việcchấp hành nộp thuế của doanh nghiệp vào NSNN
Trang 35- Đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động:
+ Trường hợp có công văn xin nghỉ, cán bộ quản lý thuế kiểm tra xem số,ngày tháng của công văn xin ngừng hoạt động, ra thông báo số hóa đơn không còngiá trị sử dụng
+ Còn trường hợp doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng không có công văngửi đến cơ quan thuế, cán bộ quản lý thuế gửi giấy mời doanh nghiệp đến kê khai
và xử phạt vi phạm hành chính, số lần gửi giấy mời tối đa là 3 lần, mỗi lần cáchnhau 5 ngày làm việc, sau 3 lần doanh nghiệp không đến kê khai thì cán bộ quản lýthuế kết hợp với Chính quyền địa phương lập biên bản xác minh địa điểm, tìnhtrạng doanh nghiệp có trên địa bàn hay không để đóng mã số thuế
+ Trường hợp các doanh nghiệp bỏ trốn - là doanh nghiệp có trụ sở rõ ràngnhưng mời 3 lần không lên làm việc và HĐTV thuế phường xác nhận là doanhnghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký, người đại diện hợp pháp và sáng lậpviên của doanh nghiệp không còn ở nơi cư trú: cơ quan thuế lập biên bản doanhnghiệp không còn tồn tại để đóng mã số thuế
+ Trường hợp doanh nghiệp phá sản thì căn cứ vào phán quyết của tòa án đểlàm biên bản đóng mã số thuế của doanh nghiệp
Những năm vừa qua, số lượng DNTN đã được cấp mã số thuế luôn tăng, songtương ứng với số đó là số công ty ngừng hoạt động cũng tăng lên đáng kể Ta có thểtìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thông qua bảng số liệu sau:\
Trang 36Bảng 2.4 Tình hình hoạt động của các DN qua các năm 2013, 2014 và
Sốtươngđối
Số tuyệtđối Số tươngđối
(Nguồn số liệu: Hệ thống quản lý đăng ký mã số thuế cấp Chi cục)
Ta có thể thấy năm 2013, Chi cục Thuế đã được cấp mã cho 820 NNT làDNTN, đến năm 2014 là 984, năm 2015 là 1.152, đây là những con số tương đối,cho thấy số lượng DNTN tương đối phát triển qua các năm trên địa bàn huyện MêLinh Song số lượng DN thực sự đang hoạt động lại không được như vậy, hàngnăm, lượng DN ngừng hoạt động không hề nhỏ, năm 2013 là 168 công ty tương ứngvới 20,5% so với số lượng DN đã được cấp mã, năm 2014 tăng lên 229 công tytương ứng với 23,3% và đến năm vừa qua con số này lên tới 285 công ty, chiếm tới24,8% trên tổng số lượng DN đã được cấp mã Qua đó ta thấy sự hình thành và pháttriển DN mới chỉ đạt được về số lượng, còn khi đi vào hoạt động thì lại bộc lộnhững khó khăn nhất định Nguyên nhân của tình trạng này có thể giải thích lànhững năm qua, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, để có thể tồn tại và phát triểnđược trong nền kinh tế thì buộc các công ty phải tự mình thích ứng với những thayđổi của thị trường, song đây không phải là một điều dễ dàng, vì thế mà rất nhiềucông ty đã lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, … phải ngừng hoạt động, gây ảnhhưởng lớn đến số thu NSNN, đặc biệt còn kéo theo một con số nợ khó thu cao
Tuy nhiên, trong công tác quản lý NNT của Chi cục Thuế huyện Mê Linh vẫncòn những vấn đề tồn tại cần khắc phục để tránh bỏ sót NNT, thất thoát nguồn thu
Cụ thể:
+ Thủ tục thành lập DN khá dễ dàng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn tất hồ sơ và chuyểncho Cục thuế Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Kế
Trang 37hoạch Đầu tư, Cục thuế phải thông báo kết quả mã số doanh nghiệp cho Sở Kếhoạch Đầu tư để ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của
DN để cấp cho DN Trong bất cứ trường hợp nào kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ,thời gian tối đa hoàn tất thủ tục này không quá 5 ngày làm việc Theo thông tư 05,
cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ theo quyđịnh tại Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp Như vậy, thời gian đăng ký thuế đãgiảm 1/3 so với trước đây
Từ 1/1/2007, Cục thuế TP Hà Nội thực hiện việc cấp đăng ký thuế tại bộ phậnmột cửa liên thông của Thành phố Việc tiếp nhận hồ sơ cấp mã số thuế mới và sửađổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người nộp thuế đượcthực hiện nhanh chóng, đảm bảo thời gian quy định, chi phí thấp cùng với cơ chếthông thoáng, kết hợp với những chính sách thu hút đầu tư… có thể làm xuất hiệncác doanh nghiệp ma được thành lập nhằm mục đích mua bán hóa đơn, lợi dụng kẽ
hở của pháp luật để thu lợi bất chính…
+ Chi cục Thuế chưa kiểm soát chặt chẽ hết được số doanh nghiệp ngừng hoạtđộng, chuyển địa điểm kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề kinh doanh,…
+ Thủ tục hoàn tất xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế để giải thể doanh nghiệpthường rất lâu, kéo dài đến vài tháng, vì thế mà nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp
bỏ trốn, vì không muốn mất nhiều thời gian cho việc chấm dứt hoạt động kinhdoanh…
2.4.2 Công tác quản lý căn cứ tính thuế
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính thì sốthuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất:Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế =
Thu nhậpchịu thuế -
Thu nhập được
Các khoản lỗ được kết chuyểntheo quy định
Trang 38Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được
trừ + Các khoản thu nhập khácTheo khảo sát thực tế, việc xác định thu nhập chịu thuế cũng như chi phí đượctrừ tại các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân là do sự khác biệtgiữa quy định của chính sách thuế với quy định của chế độ kế toán đã tạo ra khoảnchênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí trong kỳ Vì vậy dẫn tới chênhlệch giữa số thuế TNDN phải nộp trong kỳ vào NSNN
Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý căn cứ tính thuế đối với các DNNNQDcủa chi cục thuế huyện Mê Linh, chúng ta đi sâu tìm hiểu việc quản lý doanh thutính thuế và quản lý chi phí được trừ
2.4.2.1 Về quản lý doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế là một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới sốthuế TNDN phải nộp Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển,doanh thu tính thuế của một NNT có thể nhận được từ nhiều hoạt động sản xuất,kinh doanh khác nhau, từ nhiều địa bàn khác nhau, bằng nhiều phương thức thanhtoán khác nhau Do đó, công tác quản lý doanh thu tính thuế càng phức tạp vàquan trọng hơn Nhằm quản lý tốt việc kê khai doanh thu tính thuế của các DNTN,ngoài việc tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức về kê khai, theo dõi kê khai của các doanhnghiệp, Chi cục Thuế huyện Mê Linh còn tiến hành kiểm tra việc kê khai tại nhữngđơn vị có nhiều rủi ro Qua đó phát hiện rất nhiều doanh nghiệp kê khai doanh thuchưa chính xác, có tình trạng che giấu doanh thu để trốn thuế
Trang 39Bảng 2.5 Số liệu tình hình kê khai doanh thu tại một số doanh nghiệp
12/11-6.826.2374.00
0 7.240.620.000 414.38.2600
( Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế- Chi cục Thuế huyện Mê Linh)
Về nguyên tắc, doanh nghiệp kê khai phải phản ánh một cách trung thực,kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán và hóa đơnchứng từ trên nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế để làm căn cứ chính xác xácđịnh số thuế phải nộp Đặc biệt là từ khi cơ chế tự khai, tự nộp được áp dụng thì
“cái giá phải trả” cho hành vi gian lận thuế cao hơn rất nhiều Doanh nghiệp phảihoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu kê khai chứ không thể “ ỷ lại” vào cơ quanthuế như trước đây Cơ chế tự khai tự nộp từ khi được đưa vào áp dụng đã tỏ ra rấthiệu quả Tuy nhiên, cũng chính cơ chế tự khai tự nộp lại phần nào là kẽ hở cho cácđối tượng gian lận thuế Trong cơ chế tự khai tự nộp, ý thức của NNT, quyền tự chủ
Trang 40của NNT được đặt lên hàng đầu Do đó, những NNT có ý định trốn thuế lại lợi dụngvào đó để tìm mọi cách gian lận thuế.
Nhìn vào bảng số liệu trên cũng có thể thấy tình trạng khai doanh thu chưachính xác là khá phổ biến và nghiêm trọng Số lượng doanh nghiệp kê khai chưađúng là khá lớn và số doanh thu khai thiếu khá lớn, con số này lên đến hàng tỷđồng Tình trạng che giấu doanh thu này làm giảm đáng kể số thuế phải nộp của cácdoanh nghiệp, ảnh hưởng đến số thu NSNN
Các doanh nghiệp có thể che giấu doanh thu bằng rất nhiều cách khác nhaunhưng trên địa bàn huyện Mê Linh thì tập trung vào một số vấn đề như sau:
- Tình trạng doanh nghiệp bỏ sót những khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu:
Các doanh nghiệp không xuất hóa đơn TNDN, không ghi sổ kế toán khi bánhàng cho các cá nhân nhỏ lẻ không có nhu cầu lấy hóa đơn Hoặc xuất hóa đơn và
kê khai doanh thu thấp hơn thực tế người mua thanh toán
Kê khai doanh thu không đúng với thực tế thời điểm phát sinh nhằm kéo dãnthời gian nộp thuế bằng cách chuyển doanh thu đã phát sinh hạch toán vào doanhthu chưa thực hiện, hoặc treo trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,…Đây là tình trạng khá phổ biến trên địa bàn huyện Mê Linh Thực trạng nàyphần nào xuất phát từ hiểu biết của NNT về các quy định của pháp luật Như chúng
ta đã biết, tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu của kế toán và thuế có rất nhiều điểm khácnhau Do đó, nếu kế toán không nắm đầy đủ những sự khác biệt này thì không thể
kê khai doanh thu tính thuế chính xác Nhưng nguyên nhân đó chỉ là phần nhỏ Nếu
đi sâu tìm hiểu ta có thể thấy nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ ý thức của NNT.Việc bỏ sót những khoản doanh thu tính thuế trong kì, không hạch toán trong kì này
mà hạch toán trong những kì tính thuế tiếp theo, chuyển số thuế phải nộp sang kìsau, thực chất là một việc trì hoãn nộp thuế của các doanh nghiệp Vấn đề nàykhông phải là hiện tượng trốn thuế nhưng có thể xem như hành động tạm thời
“chiếm dụng” tiền thuế của Nhà nước Sở dĩ các doanh nghiệp làm như vậy là để