luận văn quản trị nhân lực Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương

59 313 0
luận văn quản trị  nhân lực Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Dung QTKDTH11B-Như Quỳnh Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân LỜI NÓI ĐẦU Qua thực tế đời sống kinh tế và xã hội nước ta thời gian qua đã cho thấy, trong điều kiện nên kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức đã có một vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Trước đây, sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm chí cả giữa các quốc gia ban đầu, chỉ là cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó chuyển sang yếu tố công nghệ. Ngày nay, với xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá thì sự cạnh tranh gay gắt nhất, mang tính chiến lược giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con người. Ngày nay, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình, các nhà quản lý phải giải quyết tốt được các vấn để đặt ra trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiện có trong các tổ chức. Vì vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương đã khắc phục mọi khó khăn trước mắt, vững bước vào thế kỷ 21.Trong những giai đoạn xây dựng và phát triển Doanh nghiệp luôn luôn chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức mình, luôn coi đây là một yếu tố cơ bản dẫn dến sự thành công. Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương, em thấy rằng công tác đào tạo phát triển nhân lực của Doanh nghiệp ngoài những ưu điểm còn có những hạn chế. Do vậy em chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương” em hy vọng sẽ phần nào giúp Doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Giới thiệu Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương Chương 2 : Thực trạng công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương 2 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG CƯƠNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương là một doanh nghiệp dân doanh được thành lập theo quyết định số 120/UB-QĐ ngày 28 /7/2004 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Doanh nghiệp được xây dựng tại Quán Phe - xã Hồng Hưng - huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương. Doanh nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0401000390, do ông Trần Văn Hiền làm giám đốc. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc, khẩu trang, khăn, găng tay. Sau 8 năm thành lập, Doanh nghiệp từ một Doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ bé đã đang dần mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động của mình. Hàng năm Doanh nghiệp trích 5% lợi nhuận để đầu tư cho việc mở rộng và phát triển Doanh nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân và đặc biệt là sự lãnh đạo của giám đốc Trần văn Hiển, hiện nay Doanh nghiệp đang chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường may mặc. Sản phẩm của Doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến ngày càng nhiều. Mặc dù là Doanh nghiệp nhỏ nhưng Doanh nghiệp cũng góp phần vào sự phát triển xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh Hải Dương với mức thu nhập ổn định.Trong quá trình hoạt động Doanh nghiệp luôn giữ vững được mục tiêu "sản phẩm chất lượng là nguồn sống của chúng ta". 2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Doanh nghiệp 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 3 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp giai đoạn 2007-2010 Chỉ tiêu Mã số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 21650914 27401984 30008000 35157830 5751070 26,6 2606016 7519,5 1 5149830 17,16 2. Các khoản giảm trừ DT 02 0 0 0 0 3.DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 10 21650914 27401984 30008000 35157830 5751070 26,6 2606016 7519,5 1 5149830 17,16 4.Giá vốn hàng bán 11 20420000 25791528 27146528 31212436 5371528 26,3 1355000 5,25 4065908 14,98 5.Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 1230914 1610456 2861472 3945394 379542 30,8 1251016 77,68 1083922 37,58 6.DT hoạt động tài chính 21 520000 560000 500000 510000 40000 7,69 -60000 -10,7 10000 2 7.Chi phí tài chính 22 434000 420720 364000 386000 -13280 -3,06 -56720 -13,48 22000 6,04 8.Chi phí bán hàng 24 138000 152000 190000 223000 14000 10,14 38000 25 33000 17,37 9.Chi phí quản lý DN 25 56000 56000 50000 52000 0 0 -6000 10,7 2000 4 10.Lợi nhuận từ hoạt động KD 20+(21-22)-(24+25) 30 1122914 1235736 2437472 3794394 112822 10,05 1201736 97,25 1356922 55,67 11.Thu nhập khác 31 512000 481128 220906 321000,32 -30872 -6,03 -260222 -54,09 100094,32 45,31 12.Chi phí khác 32 122036,22 139097,32 24736,334 35000 17061,1 13,98 -114360,986 -82,22 10263,666 41,49 13.Lợi nhuận khác (31-32) 40 389963,78 342030,66 196169,66 286000.32 47933,12 12,29 -145860,94 -42,65 89830,65 45,79 14.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 1512877,78 1577766,6 6 2633641,66 4080394 64888,88 4,29 1055875,006 66,92 1466752,334 54,93 15.Chi phí thuế TNDN 51 423605,78 441774,66 737419,66 1142510 18168,88 4,29 295645 66,92 405090,34 54,93 16.Lợi nhuận sau thuế 60 1089272 1135992 1896222 2937884 46720 4,29 760230 66,9 1041662 54,9 (Nguồn: Phòng kế toán doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương) 4 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Qua số liệu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp liên tục tăng trong 4 năm gần đây, cụ thể là: lợi nhuận sau thuế tăng, năm 2008 tăng 46.720 nghìn đồng so với năm 2007, tương ứng với tăng 4.29%. Năm 2009 tăng 760.230 nghìn đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 66,9%. Năm 2010 tăng 1.041.662 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 54,9%. Kết quả này đạt được là do: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.751.070 nghìn đồng, tương ứng tăng 26.6%. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2.606.016 nghìn đồng, tương ứng 9,51%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5.149.830 nghìn đồng, tương ứng 17,16%. Doanh thu tăng lên là kết quả của sự mở rộng sản xuất kinh doanh tăng về quy mô do vậy mà giá vốn hàng bán cũng tăng theo, năm 2008 tăng 5.371.528 nghìn đồng, năm 2009 tăng 1.355.000 nghìn đồng so với năm 2008 và năm 2010 tăng 4.065.908 nghìn đồng so với năm 2009. Từ hai chỉ tiêu trên dẫn đến lợi nhuận gộp tăng nhanh từ 1.230.914 nghìn đồng năm 2007 lên 1.610.456 nghìn đồng năm 2008, 2.861.472 nghìn đồng năm 2009 và đến năm 2010 lên tới 3.945.394 nghìn đồng. Đó là kết quả của việc công ty đã tận dụng tối đa nguồn nhân lực. Doanh thu về hoạt động tài chính hàng năm thay đổi không lớn, năm 2008 tăng 40000 so với năm 2007 nhưng năm 2009 lại giảm 60000 so với năm 2008 và năm 2010 lại tăng nhẹ so với năm 2009, kết quả này là do doanh nghiệp giảm bớt đầu tư tài chính ra bên ngoài để tập trung nguồn lực phát triển trong doanh nghiệp làm cho doanh thu hoạt động tài chính giảm đồng thời chi phí tài chính cũng giảm theo, do vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm đi. Chi phí bán hàng có chiều hướng tăng do Doanh nghiệp mở rộng về quy mô sản xuất kinh doanh do vậy chi phí bán hàng cũng phải tăng theo từ 138.000 nghìn đồng lên tới 223.000 nghìn đồng. 5 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều, năm 2009 giảm 6000 nghìn đồng so với 2 năm trước do sự sắp xếp lại tổ chức, giảm bớt sự kồng kềnh, bộ máy gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả hơn do vậy chi phí quản lý giảm đi. Năm 2010 tăng 2000 nghìn đồng so với năm 2009 do sự bổ xung thêm nhân lực. Như vậy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, đây là dấu hiệu rất tốt để Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch phù hợp với mục tiêu kinh doanh tiếp theo và Doanh nghiệp cần duy trì sự nhạy bén trong quản trị nhân lực. Ngoài ra để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ta có thể nghiên cứu một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được trình bày ở bảng 2. Qua bảng 2 ta thấy rằng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp liên tục tăng cao qua các năm, đây là dấu hiệu rất tốt như đã phân tích ở trên. Doanh thu thuần tăng nhanh ở năm 2008 và năm 2010, năm 2008 tăng 26,6%/năm, năm 2010 tăng 17,16%, đây là kết quả của sự mở rộng quy mô của Doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng ở mức cao nhất trong các năm trong khi doanh thu thuần năm 2009 lại tăng khá thấp so với năm 2008. Điều này thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên và chất lượng của hoạt động quản trị được tăng lên so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế cũng tăng ở mức rất cao, tăng 54,9% so với năm 2009. 6 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Bảng 2: Hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp (Nguồn: Báo cáo tài chính của DNTN Hoàng Cương) Chỉ tiêu kí hiệu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 chênh lệch tỷ lệ (%) chênh lệch tỷ lệ (%) chênh lệch tỷ lệ (%) 1.DT thuần DT 1000 đ 2165091 4 27401984 30008000 35157830 5751070 26,6 260601 6 9,51 51498 30 17,16 2.LN sau thuế P 1000 đ 1089272 1135992 1896222 2937884 46720 4,29 760230 66,9 10416 62 54,9 3.Tổng vốn KD V 1000 đ 6300000 7120000 7950000 9510000 820000 13 830000 11,7 15600 00 19,6 4.hiệu quả sd vốn DT/ V 3,4 3,8 3,8 3,7 0,4 11,8 0 0 -0,1 -2,6 5. tỉ suất LN vốn kd P*10 0 V % 17,29 15,95 23,85 30,89 -1,34 -7,75 7 ,9 49,5 7,04 29,52 6.tổng số LĐ L người 308 372 430 560 64 20,8 58 15,6 130 30,2 7.năng suất LĐ DT L 1000 đ/ng 70295.9 73661.3 69786.1 62781.8 3366.1 4.8 -3875.2 -5.3 - 7004.2 -10.1 8.khả năng sinh lời 1 nv P/L 1000 đ/ng 3536.6 3053.7 4409.8 5246.2 -482.9 -13.7 1356 44 836. 4 19 7 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tổng vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm do sự đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng vốn kinh doanh năm 2008 tăng 820 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 23%/năm. Hiệu quả sử dụng vốn năm 2008 đạt mức cao nhất trong các năm là 3,8, tức cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra tạo ra được 3,8 đồng doanh thu thuần, nhưng tỷ xuất lợi nhuận vốn kinh doanh năm 2008 lại đạt ở mức thấp nhất là 15,95%, giảm 1,34% so với năm 2007. Điều này thể hiện sự hoạt động thiếu linh hoạt và kém hiệu quả của bộ máy quản trị. Năm 2009 tổng vốn kinh doanh tăng 830 triệu đồng tăng 11,7% so với năm 2008. Hiệu quả sử dụng vốn vẫn được duy trì ở mức cao 3,8 và tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh được tăng cao ở mức 23,85% tương ứng tăng 7,9% so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 49,5%. Năm 2010 tổng vốn kinh doanh tăng ở mức cao nhất 1650 triệu đồng tương ứng tăng 19,6%, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lại bị giảm 0,1% so với năm 2009, tỷ suất lợi nhuận vẫn tăng 7,04% so với năm 2009. Như vậy trong năm 2010 doanh nghiệp đã đầu tư quá mức cần thiết làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả thấp hơn. Qua các chỉ tiêu trên ta thấy Doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức để tránh lãng phí, tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản trị để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Tổng số lao động trong 4 năm cũng liên tục tăng. Năm 2008 tăng 64 người, tương ứng tăng 20.8%/năm, năng suất lao động tăng 3366.1 nghìn đồng/người so với năm 2007. Khả năng sinh lời một nhân viên lại bị giảm sút so với năm 2007, giảm 482.9 nghìn đồng/người. Năm 2009 tổng số lao động tăng 58 người so với năm 2008, năng suất lao động giảm 3875.2 nghìn đồng/người, khả năng sinh lời 1 nhân viên tăng cao, tăng 1356 nghìn đồng/người so với năm 2008, tương ứng tăng 44%/năm; Năm 2010, tổng số lao động tăng 130 người, tương ứng tăng 30.2%/năm. Năng suất lao động tiếp tục bị giảm nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại tăng lên. Sự mâu thuẫn giữa năng suất lao động và khả năng sinh lời một nhân viên là do Doanh nghiệp đã tiết 8 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân kiệm được nhiều chi phí trong việc sản xuất, do vậy mà mặc dù doanh thu trên một lao động giảm xuống nhưng lợi nhuận tạo ra trên một nhân viên vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này cho thấy Doanh nghiệp cần có kế hoạch về nhân lực phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua 4 chỉ tiêu trên ta thấy tình hình sử dụng lao động của Doanh nghiệp chưa được tốt. Cần tăng cường hoạt động quản trị nhân lực để đạt hiệu quả sử dụng lao động tốt hơn và đem lại lợi ích cho người lao động cao hơn nữa. 2.2. Đánh giá kết quả hoạt động khác Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp còn tổ chức một số hoạt động thể dục thể thao,văn hóa văn nghệ cho người lao động.Mỗi năm vào dịp thành lập Doanh nghiệp (28 tháng 7 năm 2004), Doanh nghiệp tổ chức một số cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao,trao giải thưởng cho đội đoạt giải,tổ chức liên hoan toàn Doanh nghiệp. Mỗi năm Doanh nghiệp tổ chức hai chuyến đi du lịch cho công nhân viên vào đầu xuân và nghỉ mát vào mùa hè. Doanh nghiệp đã thành lập hai đội bóng chuyền nam và nữ để tham gia thi đấu giữa các Doanh nghiệp trong huyện Gia Lộc và một số Doanh nghiệp lân cận thuộc huyện Ninh Giang. 3. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp * Giám đốc: trực tiếp điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, là người đại diện, có quyền hạn và trách nhiêm cao nhất trong Doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt động của Doanh nghiệp cũng như đời sống của người lao động. 9 [...]... mong muốn và phù hợp với công việc của Doanh nghiệp mình 1 7 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰCTẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG CƯƠNG 1 Đánh giá tổng quát tình hình đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp 1.1 Phân tích nguồn nhân lực tại Doanh nghiệp 1.1.1 Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp là chủ đề hết sức... Doanh nghiệp trong những năm qua là rất tốt Thành tích này có được là do Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc hoàn thiện bộ máy tổ chực công tác đào tạo phát triển nhân sự của Doanh nghiệp 2 Phân tích các giải pháp mà Doanh nghiệp đã áp dụng 2.1 Tổ chức bộ máy làm công tác đào tạo phát triển nhân sự Doanh nghiệp đã xây dựng một bộ phận làm công tác đào tạo phát triển nhân lực Do điều kiện về nhân lực. .. quan tâm và coi trọng công tác đào tạo phát triển nhân lực Coi đây là một trong những công tác quan trọng hàng đầu trong con đường phát triển của Doanh nghiệp trong tư ng lai Doanh nghiệp muốn phát triển, đi lên và chiếm lĩnh thị trường thì phải có một nguồn nhân lực mạnh và chất lượng Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ của bộ phận làm công tác đào tạo phát triển nhân lực Như vậy được sự... đào tạo ĐH Kinh Tế Quốc Nội dung và chương trình đào tạo được Doanh nghiệp xây dựng dựa trên khảo sát thực tế về nhu cầu cần đào tạo, ý kiến của ban lãnh đạo Doanh nghiệp và kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Doanh nghiệp Dựa trên kế hoạch sản xuất mà Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc trong tư ng lai Chương trình đào tạo. .. đến công tác đào tạo phát triển nhân lực của Doanh nghiệp 4.1 Các đặc điểm bên trong Doanh nghiệp 4.1.1 Chiến lược phát triển của Doanh nghiệp 1 2 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân Doanh nghiệp càng phát triển thì trình độ và tay nghề của người lao động càng phải nâng cao để thích ứng được sự thay đổi của tổ chức Theo kế hoạch phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp đến năm 2015 là Doanh nghiệp sẽ mở... việc Như vậy, Doanh nghiệp không muốn bỏ nhiều chi phí và thời gian để đào tạo vì sợ đào tạo rồi người lao động lại bỏ việc, khi Doanh nghiệp không đào tạo thì nhân viên không thỏa mãn nhu cầu học tập nâng cao trình độ lại muốn tìm nơi làm việc khác Đây là vấn đề ảnh hưởng xấu đến hoạt động đào tạo và công tác lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Doanh nghiệp 4.1.3 Doanh nghiệp có quy... với công việc thì được phân công dạy kèm ngay tại bộ phận đó 2.3 Xác định đối tư ng đào tạo Hiện nay Doanh nghiệp tập trung vào đào tạo một số đối tư ng chủ yếu là cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật và các công nhân mới vào làm việc chưa có tay nghề Căn cứ vào nội dung và chương trình đào tạo, khả năng và thời gian đào tạo phù hợp mà Doanh nghiệp lựa chọn các đối tư ng tham gia vào các khóa đào tạo. .. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản nên sự trao đổi thông tin trong Doanh nghiệp được thuận tiện và nhanh chóng, quy trình ra quyết định diễn ra nhanh chóng do đó công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp được diễn ra đồng bộ và linh hoạt Với một quy mô sản xuất nhỏ như vậy nên kinh phí cho việc đào tạo phát triển nhân lực còn hạn chế Năm 2007 tổng chi phí đào tạo. .. dung và các phương pháp đào tạo cũng như thời gian và dự toán kinh phí đào tạo Qua bảng 10 ta thấy đối với lao động gián tiếp Doanh nghiệp chủ yếu đào tạo về lý luận chính trị và các cán bộ định mức, đây đều là những cán bộ cấp cao trong bộ máy tổ chức Doanh nghiệp, mục đích đào tạo đội ngũ này là nâng cao trình độ quản lý trong Doanh nghiệp Với nội dung đào tạo này thì số lượng đào tạo là rất thấp,... phí đào tạo được tăng lên qua mỗi năm nhưng cùng với đó là số công nhân được đào tạo mỗi năm cũng tăng lên Với mức đầu tư cho đào tạo như vậy thì việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo gặp rất nhiều khó khăn Nhưng với một Doanh nghiệp nhỏ mà đầu tư lớn cho việc đào tạo là vấn đề khó có thể giải quyết và cần cân nhắc kỹ bởi vì doanh thu và lợi nhuận còn hạn chế trong khi có rất nhiều vấn đề mà doanh . Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương Chương 2 : Thực trạng công tác đào tạo phát triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát. tập tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương, em thấy rằng công tác đào tạo phát triển nhân lực của Doanh nghiệp ngoài những ưu điểm còn có những hạn chế. Do vậy em chọn đề tài Giải pháp hoàn thiện. triển nhân lực tại Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Cương 2 Báo cáo thực tập ĐH Kinh Tế Quốc Dân CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HOÀNG CƯƠNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh

Ngày đăng: 23/06/2015, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan