1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề về luật tục và mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở việt nam

107 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là thông qua việc tìm hiểu một số quy định luật tục trong đó tập trung phân tích các quy định luật tục của người dân tộc thiểu số để làm rõ m

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ………… ……… ……….……….……….… 5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ HÌNH THÀNH, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI ………… ….….……….… … … ………….……… 10

1.1 Khái quát về sự hình thành của luật tục… ……….….………… 10

1.2 Khái niệm luật tục ……….…… …… …… 12

1.3 Đặc điểm cơ bản của luật tục ……….……….….…… 14

1.4 Vai trò của luật tục……….……… 15

1.4.1 Duy trì sự phát triển ổn định trong cộng đồng ……….… 15

1.4.2 Điều hoà các mối quan hệ trong cộng đồng ……… ……… 16

1.4.3 Duy trì sự bình đẳng, dân chủ trong cộng đồng ………… ………… 17

1.4.4 Ghi nhận các giá trị văn hoá, đạo đức ……… … 17

1.4.5 Gắn kết con người với thiên nhiên ……… 18

1.5 Mối quan hệ giữa luật tục với một số yếu tố tự nhiên - xã hội ….…….… 19

1.5.1 Mối quan hệ giữa luật tục với tự nhiên……… … 19

1.5.2 Mối quan hệ giữa luật tục với văn hoá……….… 21

1.5.3 Mối quan hệ giữa luật tục với đạo đức …… ……… 22

1.5.4 Mối quan hệ giữa luật tục với sắc tộc ……… … 24

1.5.5 Mối quan hệ giữa luật tục với tín ngưỡng, tôn giáo.……… … 24

Chương 2 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA LUẬT TỤC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN ……… 25

2.1 Khái quát chung ……….………… ……… 25

Trang 2

2.1.1 Những điểm tương đồng giữa luật tục và pháp luật ……… … 25

2.1.2 Những điểm khác biệt giữa luật tục và pháp luật ……… … 27

2.2 Sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật trong thực tiễn ……….… 33

2.2.1 Một số nét cơ bản về mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ……… 33

2.2.2 Sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật trong thực tiễn …… … 36

2.2.2.1 Về lĩnh vực dân sự ……….……….… 37

2.2.2.2 Về lĩnh vực hình sự ……… 46

2.2.2.3 Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình ……… 57

2.2.2.4 Về lĩnh vực bảo vệ môi trường ……… ……….… 74

2.2.2.5 Về tín ngưỡng, tôn giáo ……… …… 81

2.2.2.6 Về tổ chức, quản lý cộng đồng ……….… … 85

Chương 3- MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA LUẬT TỤC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN 90

3.1 Các giá trị tích cực của luật tục ……….……… 91

3.1.1 Duy trì trật tự ổn định trong cộng đồng ……….… 91

3.1.2 Gìn giữ bản sắc văn hoá, các giá trị đạo đức truyền thống …… …… 92

3.1.3 Góp phần hoàn thiện pháp luật ……… …… 93

3.1.4 Bảo vệ môi trường ……….… 94

3.1.5 Củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở ……… … 94

3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực của luật tục trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền….……… 96

3.2.1 Về phía nhà nước ……….….…… 96

3.2.1.1 Đối với việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 97 3.2.1.2 Tiếp thu các yếu tố tích cực của luật tục và thể chế hoá thành pháp luật ………… ……… 98

3.2.1.3 Loại trừ các yếu tố lạc hậu của luật tục ……… 99

Trang 3

3.2.1.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

… ……… … 100

3.2.2 Về phía các nhà khoa học, các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý … … 101 3.2.2.1 Về phía các nhà khoa học ……… … 101 3.2.2.2 Về phía các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý

……… … 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….……… …….… 104

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn

Việt Nam là một nước có 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người dân tộc Kinh chiếm đa số, còn lại là các dân tộc thiểu số Phần lớn các dân tộc thiểu

số đều sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo (trên một diện tích bằng khoảng 3/4 diện tích cả nước) - là những nơi có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái Các dân tộc thiểu số thường sinh sống gắn bó với nhau thành cộng đồng, được truyền đời qua nhiều thế hệ Trải qua thời gian, mỗi một dân tộc đã tích luỹ cho mình một kho tàng kiến thức riêng, trong đó có hệ thống các quy tắc xử sự, các giá trị, chuẩn mực riêng mà chúng ta vẫn thường gọi đó là luật tục Các quy định luật tục ở Việt Nam hết sức phong phú, mang đậm bản sắc văn hoá của từng dân tộc và nó vẫn còn tồn tại cũng như đóng một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong đời sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta

Thực tiễn hiện nay cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng pháp luật chưa đi vào cuộc sống tại các vùng dân tộc thiểu số là do ở

đó còn chịu rất nhiều ảnh hưởng của luật tục Người dân tộc thiểu số mang những đặc thù riêng về tâm lý, nhận thức, từ rất lâu đã bị chi phối bởi các quy định của luật tục và để thay đổi được nó, tức là tuyên truyền cho người dân hiểu

và làm theo pháp luật là không hề đơn giản Tại nhiều vùng địa phương còn xảy

ra hiện tượng xung đột giữa các quy định của pháp luật và luật tục khi cùng điều chỉnh một mối quan hệ phát sinh trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, trong

Trang 5

trường hợp này không phải lúc nào pháp luật cũng được đảm bảo thực hiện mà đôi khi xảy ra điều ngược lại Về nguyên tắc chúng ta có thể hiểu rằng pháp luật

là tối thượng và ở mọi nơi, mọi lúc pháp luật phải được thực thi một cách bình đẳng, tuy nhiên rõ ràng cách hiểu như vậy là có phần cứng nhắc và không thực tế đối với các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

Bên cạnh đó, đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng người dân đang là một yêu cầu rất bức xúc Thế nhưng, từ những điều kiện thực tế của Việt Nam, có lẽ chúng ta cũng cần phải có những thay đổi về nhận thức và phương pháp để thực hiện vấn đề này, không thể dùng các quy định của pháp luật để thay thế và xoá nhoà đi các quy định của luật tục trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, điều đó là không khả thi Chúng ta cần có những biện pháp giúp cho pháp luật và luật tục

có thể tương thích và giao thoa với nhau, pháp luật sẽ thay thế cho các quy định

đã lạc hậu của luật tục và phát huy các giá trị tích cực của luật tục trong việc duy trì trật tự, ổn định trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Để làm được điều này cần phải đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, nghiêm túc đối với luật tục của người dân tộc thiểu số ở nước ta, cũng như làm sáng tỏ mối quan hệ giữa luật tục

và pháp luật ở Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về luật tục đã được các nhà khoa học hết sức quan tâm Các nhà nghiên cứu trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm và biên tập lại các bộ luật tục, hương ước đã từng rất phổ biến trong cộng đồng các dân tộc xưa kia Bên cạnh đó, vấn đề luật tục của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đã thu hút được khá nhiều các học giả nước ngoài quan tâm, nghiên cứu Ngoài việc phát hiện ở luật tục các giá trị văn

Trang 6

hóa, lịch sử, mang đậm những nét đặc trưng của từng dân tộc, luật tục còn chứa đựng trong nó các giá trị to lớn đối với khoa học pháp lý, đặt ra rất nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp thoả đáng như: sự ra đời, tồn tại của luật tục; khái niệm, những đặc điểm của luật tục; cơ chế vận hành của nó; vai trò của nó trong việc giữ gìn trật tự các mối quan hệ trong cộng đồng các dân tộc; mối liên hệ giữa luật tục với pháp luật và các yếu tố xã hội khác Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các công trình thường tiếp cận nghiên cứu về luật tục dưới góc độ văn hoá, lịch sử mà chưa có những đề tài nghiên cứu, phân tích luật tục một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học pháp lý Từ những lý do trên, được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và giáo viên

hướng dẫn khoa học, tôi lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là Một số vấn đề

về luật tục và mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở Việt Nam với mong

muốn thông qua việc nghiên cứu này sẽ góp phần tìm ra những giải đáp về mặt khoa học pháp lý đối với các vấn đề nêu trên

3 Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn là thông qua việc tìm hiểu một số quy định luật tục (trong đó tập trung phân tích các quy định luật tục của người dân tộc thiểu số) để làm rõ một số vấn đề lý luận về luật tục và mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đối với việc quan tâm hơn nữa đến vấn đề nghiên cứu luật tục và những biện pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của luật tục trong việc duy trì ổn định trật tự trong các cộng đồng dân cư

ở nước ta (đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số) Bên cạnh đó việc chú trọng nghiên cứu luật tục cũng sẽ tạo ra những cơ sở khoa học cần thiết để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam và cũng nhằm để tiếp tục

Trang 7

thực hiện vấn đề củng cố hệ thống chính trị cơ sở một cách có hiệu quả trong tình hình hiện nay

4 Điểm mới của luận văn

Kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học về luật tục, luận văn đã nêu lên những quan điểm độc lập trong một số vấn đề lý luận về luật tục, phân tích vai trò, các mối quan hệ giữa luật tục và các yếu tố xã hội, đặc biệt

là mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật

Trong luận văn này, tác giả cũng hạn chế việc dẫn chứng quá nhiều các quy định của luật tục để phân biệt luận văn với các công trình nghiên cứu, sưu tầm văn hoá, lịch sử, dân tộc học khác mà chỉ dẫn chứng ra một số ví dụ cần thiết để làm nổi bật lên các giá trị của luật tục dưới cách nhìn nhận của khoa học pháp lý hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình xây dựng luận văn có sử dụng các cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật Mác - Lê Nin về nhà nước và pháp luật và các vấn đề xã hội; tư tưởng

Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc … Từ đó giúp cho tác giả xây dựng các quan điểm trong một số vấn đề lý luận về luật tục, lý giải các mối quan hệ biện chứng giữa luật tục và các yếu tố tự nhiên, xã hội, đặc biệt là với pháp luật

Trên cơ sở dẫn chứng các quy định của một số bộ luật tục đã được các nhà khoa học nghiên cứu, biên tập và quá trình sưu tầm các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu của bản thân, tác giả đã tiến hành phân tích trên quan điểm của khoa học pháp lý hiện đại để tìm ra sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật,

Trang 8

từ đó cũng nêu bật các giá trị của luật tục trong vấn đề quản lý cộng đồng, giữ vững trật tự, ổn định xã hội

Trong luận văn cũng sử dụng các kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản thực trạng tình hình của một số đồng bào dân tộc thiểu số qua thực tiễn công tác trong

cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc của chính tác giả, qua đó có những

cơ sở thực tiễn để tiến hành phân tích cụ thể vị trí, vai trò của luật tục và các vấn

đề xung đột quy phạm giữa luật tục và pháp luật, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực của luật tục trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

6 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình xây dựng luận văn, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan về luật tục, trong đó tập trung nghiên cứu các quy định luật tục của người dân tộc thiểu số ở nước ta, từ đó làm cơ sở để đưa ra các quan điểm về lý luận, cách thức giải quyết vấn đề để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đã đề ra đối với luận văn

7 Kết cấu của luận văn

Về bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1 Một số vấn đề về sự hình thành, đặc điểm cơ bản, vai trò và mối quan hệ giữa luật tục với một số yếu tố tự nhiên - xã hội

Chương 2 Những điểm tương đồng, khác biệt và sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật trong thực tiễn

Chương 3 Một số đề xuất nhằm phát huy các giá trị tích cực của luật tục trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền

Trang 9

1.1 KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA LUẬT TỤC

Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong thế giới động vật thì xu hướng sống thành bầy đàn là phổ biến đối với các loài, nó giúp cho các cá thể (các thành viên) trong đó tồn tại và phát triển một cách bền vững, an toàn hơn Thực tế cho thấy đối với các loài động vật đã bị tuyệt chủng, ngoại trừ vì các lý do thiên tai bất khả kháng, thì nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của chúng đó là do không duy trì được mối liên kết đồng loại một cách bền vững, từ đó làm giảm khả năng tự vệ cũng như tái tạo cuộc sống trong loài

và dễ dàng bị các loài khác tiêu diệt

Với xu hướng sống thành bầy đàn (cộng đồng) như vậy thì một tất yếu đặt

ra là từng cá thể sống trong bầy đàn đã phát sinh nhu cầu phải hình thành nên các quy ước, quy tắc để biểu hiện, duy trì sự liên kết với nhau Các quy ước này có thể hết sức giản đơn, có thể là rất tinh vi, phức tạp tương ứng với sự phát triển của từng loài và nó mang tính hệ thống, phổ quát đến mọi cá thể sống trong cộng đồng, thậm chí phổ biến đến trên một quy mô lớn hơn đó là trong cùng một loài

Trang 10

Con người được biết đến như là một loài động vật tiến hoá nhất sống trên trái đất cũng tồn tại không nằm ngoài quy luật đó và một minh chứng rõ nét để giải thích cho sự tồn tại bền vững của con người cho đến ngày nay là tính tổ chức cộng đồng cao nhất chỉ có ở loài người, thể hiện qua hệ thống các quy ước, quy tắc hết sức tinh vi mà con người sử dụng nhằm duy trì mối liên kết giữa các thành viên Cùng với sự xuất hiện ngôn ngữ, loài người đã có thêm một công cụ đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện và hoàn thiện hệ thống các quy ước đặc trưng của mình Tuy nhiên, trong thuở bình minh của loài người thì các quy ước này phần lớn còn mang tính tuỳ nghi, tự phát do đặc điểm của các mối quan hệ trong cộng đồng loài người lúc này còn giản đơn, dựa trên nền tảng của một xã hội công cộng nguyên thuỷ Thế nhưng, bên cạnh sự tuỳ nghi của các quy ước, quy tắc xử sự đó, đây đó chúng ta đã thấy có sự hiện diện của các quy ước mang tính khuôn mẫu, lặp đi lặp lại, được thừa nhận chung đối với mọi thành viên sống trong cộng đồng, ví dụ như: quy ước về sự phân chia công việc giữa hai giống - giống cái làm nhiệm vụ hái lượm, giống đực làm nhiệm vụ săn bắt; quy ước về sự phân chia các nông sản, con thú kiếm được cho tất cả thành viên trong cộng đồng … Có thể nói, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các quy ước khuôn mẫu kiểu như trên xuất hiện ngày càng nhiều và nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì trật tự, ổn định trong cộng đồng

Cho tới ngày nay, đối với các nhà khoa học thì việc tìm ra lời giải đáp cho

câu hỏi: luật tục bắt đầu xuất hiện từ khi nào? vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống

nhất, tuy nhiên, với những dẫn chứng nêu trên, chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra quan điểm rằng chính từ sự ra đời của ngôn ngữ và cùng với việc trong cộng đồng loài người xuất hiện các quy ước xử sự mang tính khuôn mẫu được thừa nhận chung đã là những cơ sở của việc hình thành luật tục của con người

Trang 11

Tuy nhiên, qua nghiên cứu quá trình lịch sử của loài người chúng ta đã cho thấy hai xu hướng phát triển của hệ thống các quy tắc xử sự trong xã hội loài

người, đó là xu hướng giai cấp hoá và xu hướng cộng đồng hoá các quy tắc xử

sự Sở dĩ chúng tôi đặt vấn đề như vậy là vì tương ứng với xu hướng giai cấp hoá các quy tắc xử sự chúng ta có sự ra đời của pháp luật, một sản phẩm đặc trưng của xã hội có giai cấp, còn với xu hướng cộng đồng hoá, chúng ta có rất nhiều những quy tắc xử sự hết sức phong phú, đa dạng, được thừa nhận một cách tự nhiên trong đời sống cộng đồng con người và được các thành viên sống trong cộng đồng tuân thủ với một ý thức tự giác rất cao, đó chính là luật tục

1.2 KHÁI NIỆM LUẬT TỤC

Một số nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu của mình đã đưa ra những quan niệm về luật tục với sự phân tích nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau Khi phân tích khái niệm luật tục xuất phát từ thuật ngữ nước ngoài, PGS.TS Nguyễn Xuân Kính cho rằng: Luật tục còn được gọi là tập quán pháp, là thuật

ngữ chuyển dịch từ droit coutumier (tiếng Pháp) hoặc customary law hay folk

law (tiếng Anh) Tạm dịch là luật phong tục tập quán hay là luật của nhân dân

(dân gian) 33, tr 141

Một cách cụ thể hơn, GS.TSKH Phan Đăng Nhật quan niệm: "Luật tục là

những quy định của quần chúng trong cộng đồng đặt ra để điều hoà mối quan hệ của tập thể cộng đồng một cách tự nguyện và dân chủ, không phải là luật lệ của một tầng lớp người đặt ra và thực thi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị"

37, tr 85

Hay như khái niệm của GS Ngô Đức Thịnh: "Luật tục là một hình thức

của tri thức bản địa, được hình thành trong lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng

xử với môi trường và xã hội, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và

Trang 12

truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội Nó hướng đến việc hướng dẫn quan hệ xã hội, quan hệ xã hội với thiên nhiên Những chuẩn mực ấy của luật tục được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó đã tạo ra được sự thống nhất và cân bằng trong mỗi cộng đồng Luật tục như hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức

sơ khai của luật pháp." 45, tr 312

Nhìn chung các nhà khoa học đều có sự thống nhất về nguồn gốc dân gian, tính chất phi giai cấp và tinh thần dân chủ rất cao của luật tục Bên cạnh đó luật tục còn chứa đựng rất nhiều các giá trị đạo đức, văn hoá, nhân văn, ngoài ra còn phản ánh cả đời sống tâm linh và thể hiện mối liên kết bền vững giữa con người

với môi trường xung quanh Theo chúng tôi, luật tục chính là hệ thống các quy

tắc xử sự đặt ra trong khuôn khổ một cộng đồng người để duy trì trật tự, ổn định trong cộng đồng đó, nó được hình thành và thừa nhận thông qua quá trình phát triển tự nhiên của các mặt đời sống xã hội con người trên cơ sở của sự thoả thuận và được các thành viên sống trong cộng đồng tự giác tuân theo

Sở dĩ chúng tôi nêu lên khái niệm như vậy là vì qua thực tiễn cực kỳ phong phú về luật tục, chúng ta có thể thấy được sự hiện diện của luật tục trong hầu hết các mặt đời sống xã hội ở Việt Nam, có những bộ luật tục đã cho thấy nó không chỉ có chức năng điều hoà các mối quan hệ trong cộng đồng mà còn quy định cả về các quy tắc xử sự trong đời sống tâm linh tuy rất trừu tượng nhưng lại

có tác động hết sức to lớn đến hành vi con người Bên cạnh đó nêu coi luật tục là một hình thức sơ khai của pháp luật thì sẽ không thấy được hết được tính độc lập của luật tục so với pháp luật vì ngay cả khi pháp luật ra đời thì luật tục vẫn có sự phát triển riêng của nó mà không hoàn toàn bị thay thế bởi pháp luật Về bản chất, luật tục mang tính thoả thuận cộng đồng còn pháp luật mang nặng tính ý

Trang 13

chí đơn phương Chính vì vậy chúng tôi đã đưa ra khái niệm trên nhằm có một cách nhìn nhận phổ quát hơn về luật tục ở nước ta, cũng với khái niệm này chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm coi hương ước như là một dạng của luật tục vì

nó mang đầy đủ các đặc trưng của luật tục: (1) là hệ thống các quy tắc xử sự của

một cộng đồng người; (2) được hình thành và thừa nhận thông qua quá trình phát triển tự nhiên của các mặt đời sống xã hội con người trên cơ sở của sự thoả thuận; (3) được các thành viên trong cộng đồng tự giác tuân theo

1.3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LUẬT TỤC

Từ khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy luật tục mang một số đặc điểm

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, luật tục là hệ thống các quy tắc xử sự trong khuôn khổ một cộng

đồng người để duy trì trật tự, ổn định trong cộng đồng đó Cộng đồng này thường là giới hạn trong phạm vi một nhóm người có một số đặc điểm chung như: về lãnh thổ, địa bàn cư trú (trong một làng, xóm, buôn …); về quan hệ sắc tộc, chủng tộc; về tập quán văn hoá (ở Việt Nam thì yếu tố lãnh thổ và yếu tố sắc tộc là đặc biệt rõ nét quy định nên tính chất của các bộ luật tục) Tuy bị giới hạn phạm vi trong khuôn khổ một cộng đồng người như vậy, nhưng luật tục lại hết sức phong phú, đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung Các quy định luật tục không bị giới hạn bởi lĩnh vực, đặc điểm của các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên sống trong cộng đồng mà nó bao trùm lên tất cả các mặt đời sống xã hội của cộng đồng người đó (không chỉ có những quy định về dân sự, hình sự, hôn nhân mà còn có cả các quy định về đời sống tâm linh, thờ cúng, văn hoá ứng

xử, đạo đức, gìn giữ môi trường ),

Thứ hai, luật tục được hình thành và thừa nhận thông qua quá trình phát

triển tự nhiên của các mặt đời sống xã hội con người, nó được hình thành và

Trang 14

không ngừng được bổ sung cũng chính như nhu cầu phát triển tất yếu của cộng đồng con người Có thể nói, chính thực tiễn cuộc sống đã là nguồn cung cấp vô tận để hình thành nên các quy phạm luật tục và đó cũng là nguyên nhân cơ bản nhất để tạo nên sức sống mãnh liệt của luật tục trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Môi trường tự nhiên cũng là cơ sở hình thành luật tục, để phù hợp và thích nghi môi trường tự nhiên, đồng bào các dân tộc đã tạo ra phương thức sản xuất phù hợp với cách thức ứng xử nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, phản ảnh mối quan hệ cộng sinh giữa con người với tự nhiên, giữa môi trường với đời sống các tộc người ở trong một vùng cư trú Môi trường tự nhiên càng phức tạp bao nhiêu thì luật tục cũng đa dạng bấy nhiêu

Thứ ba, luật tục được các thành viên sống trong cộng đồng tự giác tuân

theo Đây là một đặc điểm hết sức rõ nét của luật tục, nó thể hiện tính hợp lý, tính phổ biến và một tinh thần dân chủ rất cao của các quy phạm luật tục Như

PGS-TSKH Phan Đăng Nhật đã nhận xét đó là: luật tục "có tinh thần dân chủ,

một thứ dân chủ nguyên thuỷ và được phổ biến sâu rộng trong nhân dân, có tính quần chúng sâu sắc theo phương pháp dân dã." 37, tr 73

Đối với những con người mà bản chất là luôn có sự tự do ý chí thì việc tuân thủ một cách tự nguyện các quy tắc xử sự chung của luật tục đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của luật tục trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân trong đời sống cộng đồng

1.4 VAI TRÒ CỦA LUẬT TỤC

1.4.1 Duy trì sự phát triển ổn định trong cộng đồng

Có thể nói đây là một vai trò cơ bản và rõ nét nhất của luật tục Qua nghiên cứu quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người, chúng ta thấy được

Trang 15

sự đồng hành của các quy phạm luật tục và vai trò không thể phủ nhận của nó trong việc duy trì sự phát triển ổn định của các cộng đồng người không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi khác trên thế giới Có thể nói luật tục là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại, nó đánh dấu một sự phát triển cơ bản trong xã hội loài người trong vấn đề tổ chức quản lý cộng đồng Kể từ khi có sự xuất hiện của các quy phạm luật tục, con người dần đoạn tuyệt với thời kỳ hỗn mang nguyên thuỷ và bắt đầu tổ chức quản lý xã hội theo một trật tự, mặc dù trật

tự này còn hết sức giản đơn nhưng cũng đã tạo nên sức phát triển mạnh mẽ của

xã hội loài người Đây cũng chính là sự phát triển trong nhận thức của con người

về tầm quan trọng của việc duy trì ổn định xã hội đối với sự phát triển chung của

cả cộng đồng

1.4.2 Điều hoà các mối quan hệ trong cộng đồng

Như chúng ta đã biết, một bước ngoặt hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người đó chính là sự xuất hiện trong con người ý thức

tư hữu Chính từ đây đã làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên phức tạp và nảy sinh mâu thuẫn Thoạt đầu các mâu thuẫn này được giải quyết bằng phương pháp vũ lực, nghĩa là phần thắng thuộc về kẻ mạnh (có thể coi đây là sự ảnh hưởng của đời sống tự nhiên đến hành vi con người), tuy nhiên phương pháp này không phải lúc nào cũng có thể giải quyết được mâu thuẫn, mà ngược lại còn làm các mâu thuẫn trở nên trầm trọng hơn, tạo ra sự bất ổn trong xã hội Một nhu cầu tất yếu đặt ra để kiềm chế và giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội đó là việc con người cần thoả thuận với nhau để đưa ra một số quy tắc ứng xử chung và cùng nhau tuân thủ các quy tắc đó Thực tế cho thấy phương pháp này đã tỏ ra

ưu việt hơn hẳn so với việc dựa vào sức mạnh để giải quyết các mâu thuẫn Cùng với thời gian thì việc xuất hiện các quy tắc như vậy ngày càng nhiều và nó không

Trang 16

chỉ quy định về các vấn đề liên quan đến sở hữu mà còn đề cập đến rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác để theo kịp sự phát triển của các mối quan hệ trong lòng xã hội, ví dụ như: quy tắc về giao kết hợp đồng; về tặng cho tài sản; về phân định ranh giới đất đai; về chia hoa lợi; về đính ước trong hôn nhân … Dần dần việc tuân thủ theo các quy tắc như vậy đã trở thành thói quen (tập quán), được các thành viên sống trong cộng đồng tuân thủ một cách tự giác và mặc nhiên được thừa nhận như là một thứ "luật" Bằng cách đó, luật tục đã sớm hiện diện trong đời sống con người một cách tự nhiên như là một tất yếu để điều hoà các mối quan hệ giữa các cá nhân sống trong cộng đồng và giữ một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử tồn tại và phát triển của con người

1.4.3 Duy trì sự bình đẳng, dân chủ trong cộng đồng

Luật tục luôn ghi nhận sự bình đẳng và dân chủ Như đã phân tích ở trên, luật tục chính là các quy tắc xử sự chung do con người cùng thoả thuận nên Để đạt được sự thoả thuận này đương nhiên giữa các thành viên không thể có sự phân biệt về lợi ích cá nhân cho bất kỳ ai, nói cách khác, để đảm bảo sự trật tự và

ổn định trong đời sống cộng đồng (lợi ích chung) thì tất cả các lợi ích cá nhân đều được đặt ngang nhau Các quy định luật tục đã làm cho con người nhận thức rằng chỉ khi nào lợi ích chung của cộng đồng được tôn trọng và bảo vệ thì khi đó những lợi ích của cá nhân mới được đảm bảo một cách bền vững Điều này đã giúp cho luật tục thực sự tạo nên sự bình đẳng trong cộng đồng và cũng nhờ có

nó mà các thành viên đều được tôn trọng và bảo vệ lợi ích cá nhân khi tuân thủ đúng các quy định luật tục, đó cũng chính là sự dân chủ "tự nhiên" được luật tục ghi nhận và đảm bảo thực hiện trong cộng đồng

1.4.4 Ghi nhận các giá trị văn hoá, đạo đức

Trang 17

Bên cạnh việc duy trì sự phát triển ổn định của xã hội, điều hoà mối quan

hệ giữa các thành viên và đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ trong cộng đồng, luật tục còn chứa đựng các nội dung về văn hoá, đạo đức Kể từ khi các quy phạm luật tục ra đời, con người đã biết đến việc tổ chức quản lý xã hội theo một tôn ti trật tự nhất định, nó xác định các thứ bậc của một số cá nhân trong việc đứng ra cai quản cộng đồng, các thứ bậc này cũng được hình thành dựa trên sự thoả thuận của các thành viên và cùng với sự phân chia tổ chức cộng đồng theo các gia đình độc lập thì luật tục cũng đã xác định vai trò, thứ bậc của các thành viên sống trong một gia đình, từ đó hướng sự phát triển của mỗi gia đình theo một trật

tự chung mà toàn xã hội mong muốn Điều này mang tính quy luật và nó cũng lý giải tại sao trong luật tục lại sớm có sự ghi nhận các giá trị văn hoá, đạo đức để

từ đó định hướng cho cách cư xử (hành vi) của con người, nó đảm bảo cho tất cả các thành viên khi sống trong cộng đồng đều phải tuân thủ một cách tự nguyện theo các chuẩn mực, từ đó giúp cho con người dần đoạn tuyệt với lối sống hoang

dã và biết đến sự tôn trọng lẫn nhau trong xã hội theo một trật tự, ngôi thứ đã định do cả cộng đồng đề ra

1.4.5 Gắn kết con người với thiên nhiên

Một đặc điểm dễ thấy khi nghiên cứu về quá trình phát triển của loài người đó là mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, có thể nói mọi hoạt động sống của con người đều gắn với thiên nhiên Loài người đã có sự nhận thức từ rất sớm về vai trò của thiên nhiên đối với sự tồn tại của mình Đối với con người, thiên nhiên là nơi cung cấp thức ăn, là nơi ẩn náu và là nguồn cung cấp các tài nguyên, tư liệu sản xuất … Cho dù trong từng thời kỳ lịch sử, sự nhận thức của con người về thiên nhiên là có sự khác nhau, tuy nhiên trong bất cứ giai đoạn nào, con người đều dành một sự tôn trọng nhất định đối với môi trường

Trang 18

thiên nhiên Điều này cũng đã thể hiện trong các bộ luật tục từ thời xa xưa, khi

đó con người chúng ta quan niệm rằng thiên nhiên cũng như là một người với những sức mạnh siêu phàm và trong mối quan hệ với thiên nhiên, tuyệt đối không được làm thiên nhiên nổi giận, vì như vậy, loài người sẽ phải hứng chịu những cơn thịnh nộ với sức mạnh huỷ diệt ghê gớm của thiên nhiên Chính vì vậy mà ngoài các quy tắc xử sự đặt ra đối với con người với nhau, trong các quy phạm luật tục còn quy định các ứng xử của con người đối với thiên nhiên, tạo nên những nghi thức đặc biệt thiêng liêng để biểu hiện sự tôn trọng của con người đối với thiên nhiên và cũng với mong muốn sẽ duy trì sự gắn kết chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên để nhận được sự "ủng hộ" từ thiên nhiên

1.5 MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

1.5.1 Mối quan hệ giữa luật tục với tự nhiên

Như đã nêu ở phần trên, một trong các vai trò của luật tục là gắn kết con người với thiên nhiên Có lẽ vì vậy mà trong tất cả các bộ luật tục mà chúng tôi được biết từ trước đến nay thì không hề có bộ luật tục nào khuyến khích con người chúng ta tàn phá môi trường thiên nhiên mà ngược lại, khi nghiên cứu kho tàng luật tục các dân tộc Việt Nam đã cho thấy có rất nhiều các quy định buộc con người chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên, phải cư xử đúng mực với thiên nhiên, ví dụ như:

* Bảo vệ rừng, cấm đốt rừng bừa bãi:

"Rừng bị cháy mà không dập tắt

Người đó sẽ không có rừng

Người đó sẽ không có đất

Làm nhà đừng dùng cây nữa

Trang 19

Làm chòi đừng dùng cây nữa

Làm rẫy không phát rừng nữa

Khi thiếu đói đừng đào củ nữa

Bảo nó hãy cất chòi trên mặt trăng

Bảo nó hãy trỉa lúa trên mây."

(Luật tục M'nông)

Hoặc:

"Người hút thuốc phải giữ lấy lửa

Người đốt than phải giữ lấy lửa

Người đốt rẫy phải giữ lấy lửa

Nếu để cháy chòi tội ấy phải xử

Nếu để cháy buôn tội ấy rất nặng

Nếu để cháy rừng tội ấy càng nặng."

(Luật tục Êđê)

* Bảo vệ nguồn nước, cấm làm ô nhiễm nguồn nước:

Trong luật tục của người Raglai có những quy định nghiêm cấm làm nhà nơi nguồn nước, nơi có mạch nước ngầm, mạch phun (nơi hầm cua hang cá lóc)

và họ ý thức được rằng nếu vi phạm điều đó thì con người sẽ bị: phù thũng to bụng, tả lị bủng beo

Ngay cả trong việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên như thế nào cũng

có các quy định của luật tục nhắc nhở con người phải tuân thủ cho đúng, ví dụ như quy định về cấm bắt cá bằng cách bỏ thuốc vào nguồn nước của người M'nông:

"Muốn ăn cá nên dùng rá vớt

Không được lấy cây rừng thuốc cá

Trang 20

Làm chết sạch cả tép cả cua

Tội thuốc cá không ai đếm nổi." 41, tr 40

Người La Hủ có qui định trong việc thu hái cây rừng về làm thuốc, nếu lấy

cả cây, phải trồng lại cây khác, nếu lấy rễ, chỉ được tỉa không được đào hết để cây còn có điều kiện phục hồi và phát triển

Mối quan hệ giữa luật tục với tự nhiên còn được thể hiện trên một khía cạnh khác nữa đó là trong các quy định của luật tục về vấn đề thờ cúng các vị thần trong tự nhiên, về các khu rừng thiêng, nguồn nước thánh thần … từ đó đã làm cho con người có một ý thức tôn trọng thiên nhiên, chung sống bền vững với thiên nhiên và cũng giúp cho con người ta có một ý thức tự giác rất cao trong vấn đề bảo vệ môi trường

1.5.2 Mối quan hệ giữa luật tục với văn hoá

Luật tục có một mối gắn kết đặc biệt đối với văn hóa Có thể thấy rằng các tập quán, đời sống văn hoá cộng đồng đã chi phối rất mạnh mẽ đến nội dung của các bộ luật tục ở nước ta Nói cách khác, mỗi một bộ luật tục đều phản ánh khá

rõ nét về đời sống văn hoá của cộng đồng quy định ra nó Chúng tôi xin được lý giải vấn đề này qua một số dẫn chứng sau:

"Nhà gươl Cơ Tu cũng như nhà Rông ở Bắc Tây Nguyên hay đình làng của người Kinh là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ hội mừng được mùa, mừng năm mới, đón khách quý Nơi vui chơi, hội họp, tiếp khách, nơi già làng công bố những phán quyết liên quan đến vận mệnh cộng đồng hay các trường hợp vi phạm luật tục, nơi tổ chức và quản lý hoạt động của cộng đồng theo tập tục cổ truyền và cũng là nơi ngủ chung của các chàng trai chưa vợ trong làng Theo phong tục xưa, nữ giới không được phép bước vào nên nhà gươl còn gọi là nhà đàn ông." 49

Trang 21

Qua ví dụ trên, chúng ta thấy được việc phân xử các trường hợp vi phạm luật tục của người Cơ Tu đều phải tuân thủ theo các lễ nghi văn hoá truyền thống, đó là tổ chức trong một ngôi nhà chung (nhà gươl), mặt khác qua sự phân

xử như trên chúng ta cũng thấy được một đặc điểm rõ nét của cộng đồng người

Cơ Tu đó là việc tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ Ngược lại với điều này là đồng bào dân tộc Êđê, những người theo chế độ mẫu hệ và đương nhiên trong các quy định của luật tục Êđê cũng đã phản ánh rõ điều này (ví dụ như các quy định về tục cưới chồng; về phân chia tài sản; thừa kế …)

Tương tự như vậy là luật tục của người Cờ Ho, trong xã hội truyền thống của người Cờ Ho đã tồn tại hai hình thức tổ chức: gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hệ Điều đáng chú ý là dù ở gia đình lớn hay gia đình nhỏ, con cái sinh ra đều theo họ mẹ, quyền kế thừa tài sản thuộc về những người con gái Bên cạnh đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ đã được xác lập

và duy trì một cách khá chặt chẽ trong xã hội Người phụ nữ hoàn toàn đóng vai trò chủ động trong hôn nhân Sau hôn lễ, chàng rể phải về ở bên nhà vợ

1.5.3 Mối quan hệ giữa luật tục với đạo đức

Như chúng ta đã biết, khi tất cả các thành viên sống trong cộng đồng cùng thừa nhận các quy định của luật tục thì cũng chính là nhằm duy trật tự, ổn định trong xã hội Trật tự này được hình thành dựa trên sự xác lập rõ vai trò của các

cá nhân trong xã hội, về tương quan thứ bậc của mỗi cá nhân trong từng mối quan hệ Từ đó con người mới biết thế nào là cần phải tôn trọng lẫn nhau và làm như thế nào để biểu thị sự tôn trọng đó Đây cũng chính là khởi nguồn của các giá trị đạo đức trong đời sống con người Luật tục luôn hướng hành vi con người làm theo các giá trị đạo đức, đầu tiên là sự tôn trọng trật tự, thứ bậc trong mỗi gia đình và trong xã hội, sau đó cụ thể hơn là cách xử sự tôn trọng người xung

Trang 22

quanh … vì suy đến cùng, đạo đức cũng chính là sự ghi nhận các giá trị chuẩn mực mang tính mực thước đối với hành vi con người

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các quy định về ứng xử đạo đức trong các bộ luật tục như:

* Mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ:

Dây buộc chiêng không thể lớn hơn cái chiêng

Hiên nhà không thể lớn hơn cái nhà

Chái nhà không thể lớn hơn mái nhà

Cối giã gạo không thể cao hơn cái chày

Hòn đá không thể lớn hơn quả núi

Đập nước không thể dài hơn con sông

Vậy:

Con trẻ không thể khinh thường mẹ cha."

* Gìn giữ mối quan hệ vợ chồng - lên án hành vi ngoại tình của người phụ

nữ, coi đó là một hành vi nghiêm trọng như:

"Cô đã đạp đầu con rắn mã gầm

Cô đã bước qua đầu con trăn

Đã chặn đầu con cọp."

Hoặc lên án những người có lối sống rượu chè, bê tha:

"Nó hành động như một con heo ăn gạo đã lên men

Như con dê đực húc nhau

Nó xấu xa hơn một con chó

Không tử tế gì hơn một con mèo."

(Luật tục Jrai)

1.5.4 Mối quan hệ giữa luật tục với sắc tộc

Trang 23

Một đặc trưng của các bộ luật tục ở Việt Nam đó là nó mang yếu tố sắc tộc đặc biệt rõ nét Ngoại trừ trong các bộ hương ước cổ của các làng xã người dân tộc Kinh được xây dựng trong các cộng đồng người có chung vùng lãnh thổ

cư trú, còn lại hầu hết mỗi một dân tộc thiểu số đều có một bộ luật tục riêng của mình (luật tục của dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Êđê, dân tộc M'nông …) Tuy vẫn có trường hợp trong cùng một dân tộc nhưng tương ứng với từng cộng đồng cư trú tại các địa bàn khác nhau thì các quy phạm luật tục cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau, nhưng về cơ bản yếu tố sắc tộc vẫn chi phối mạnh mẽ nhất đến việc hình thành nên các bộ luật tục ở nước ta

1.5.5 Mối quan hệ giữa luật tục với tín ngƣỡng, tôn giáo

Trong rất nhiều các bộ luật tục ở Việt Nam thường hay có các quy định về

lễ nghi thờ cúng, nó phản ánh đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc đó Thực chất các quy định này nhằm để xác định các quy tắc xử sự của con người đối với thế giới tự nhiên, được hình tượng hoá qua các thần linh siêu nhiên, bên cạnh đó là quy tắc xử sự của những người đang sống với những người đã mất - những người thuộc "thế giới bên kia" Chính vì vậy mà các quy định về lễ nghi thờ cúng luôn là một trong những nội dung quan trọng phải có trong các bộ luật tục Có thể nói luật tục luôn là một công cụ quan trọng để khẳng định vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống của cộng đồng, các nghi lễ thờ cúng tín ngưỡng hầu hết đều được coi là luật của cộng đồng Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung được mối quan hệ mật thiết giữa luật tục và tín ngưỡng, tôn giáo qua các quy định luật tục ở Việt Nam như: sự tham gia của các tu sĩ trong Hội đồng luật tục của người Chăm; các tục lệ về nghi lễ thờ Phật của người dân tộc Khmer; tục cúng Yang của đồng bào dân tộc Êđê, Xơ Đăng hoặc như trong hương ước của một số làng Công giáo ở Hà Tĩnh …

Trang 24

Chương 2

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA LUẬT TỤC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG

Về bản chất, cả luật tục và pháp luật đều là hệ thống các quy phạm chứa đựng các quy tắc xử sự làm khuôn mẫu đối với hành vi con người, thông qua việc điều chỉnh hành vi con người khi tham gia các mối quan hệ xã hội, luật tục

và pháp luật đảm bảo cho các mối quan hệ xã hội phát triển một cách ổn định theo các quy chuẩn chung Do đó, luật tục và pháp luật đều có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý cộng đồng xã hội Tuy nhiên, như đã phân tích tại phần đầu của luận văn, giữa luật tục và pháp luật đều có quá trình hình thành và phát triển mang tính độc lập tương đối, giữa chúng có những điểm tương đồng, khác biệt cũng như là có sự tác động qua lại một cách hữu cơ với nhau trong việc điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội

2.1.1 Những điểm tương đồng giữa luật tục và pháp luật

Khi đem so sánh giữa luật tục và pháp luật dựa trên các tiêu chí về khái niệm; phạm vi tác động; vị trí, vai trò trong xã hội và nguồn gốc xuất xứ của chúng, có thể nhận thấy một số điểm tương đồng giữa luật tục và pháp luật như sau:

Thứ nhất, luật tục và pháp luật cùng có vai trò điều chỉnh các mối quan hệ

xã hội để từ đó duy trì trật tự, ổn định trong xã hội, hướng cho xã hội phát triển theo một trật tự mong muốn

Trang 25

Như chúng ta đã biết, luật tục và pháp luật được xác lập trong xã hội chính là để nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội đó Thông qua hệ thống các quy phạm, luật tục và pháp luật xác định cho mỗi con người khi tham gia vào từng quan hệ cụ thể đều thấy được các quyền và nghĩa vụ của mình và khi họ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ đó nghĩa là luật tục và pháp luật đã hoàn thành vai trò điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo đảm các mối quan hệ

đó được thực hiện theo một trật tự định trước, từ đó tạo ra sự ổn định trong xã hội và làm cho xã hội ngày càng phát triển Chính vì vậy mà trong luật tục và pháp luật đều có những nội dung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản, chủ đạo trong xã hội như: quan hệ sở hữu; giao kết hợp đồng; hôn nhân; thừa kế; xử phạt hành vi phạm tội …

Thứ hai, luật tục và pháp luật đều được áp dụng đối với một cộng đồng

người nhất định, được ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng đó

Một điểm tương đồng dễ thấy giữa luật tục và pháp luật đó là chúng chỉ được áp dụng trong khuôn khổ một cộng đồng người và luôn bị giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ nhất định

Thứ ba, nội dung của luật tục và pháp luật đều là các quy tắc xử sự làm

khuôn mẫu cho hành vi của con người và đều có những cơ chế đảm bảo để từng

cá nhân phải tuân thủ theo các khuôn mẫu đó

Luật tục và pháp luật luôn mang tính xác định cụ thể, nó hàm chứa các quy tắc xử sự cụ thể để con người ta có thể hình dung được và làm theo, từ đó định hướng cho hành vi của con người làm theo một khuôn mẫu nhất định và vì các khuôn mẫu này đặc biệt có ý nghĩa trong việc duy trì trật tự, ổn định của xã hội nên trong bất cứ một cộng đồng xã hội nào đều xác lập nên những cơ chế để

Trang 26

đảm bảo cho chúng (luật tục và pháp luật) được thực hiện nghiêm chỉnh và đầy

đủ trong cuộc sống

Sau cùng, luật tục và pháp luật về cơ bản đều có chung một nguồn gốc

xuất xứ đó là được hình thành từ những tập quán, thói quen của con người

Luật tục và pháp luật đều là những sản phẩm của ý thức con người, quan trọng hơn chúng đều phải được một cộng đồng (số đông) con người thừa nhận Điều này chỉ có thể thực hiện được khi chúng là những tập quán, thói quen của con người (hoặc rất gần với những tập quán, thói quen), có như vậy chúng mới được ý thức con người chấp nhận và tự giác tuân theo

2.1.2 Những điểm khác biệt giữa luật tục và pháp luật

Bên cạnh những điểm tương đồng như vậy, giữa luật tục và pháp luật lại

có quá trình phát triển mang tính độc lập với nhau Thực tế cho thấy mặc dù pháp luật được xác định trong xã hội với vai trò là các quy tắc xử sự có vị trí tối cao do nhà nước ban hành, nhưng đối với nhiều cộng đồng người thì luật tục lại luôn mang một ý nghĩa đặc biệt và nó đã tồn tại song hành cùng với sự hiện diện của pháp luật Trong rất nhiều giai đoạn lịch sử, đã có những thời điểm vai trò của pháp luật tỏ ra hết sức mờ nhạt thì trái lại, đó chính là lúc mà luật tục phát huy những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự, ổn định xã hội Qua phân tích luật tục và pháp luật dựa trên quá trình phát triển nó, chúng tôi nhận thấy có một số điểm khác biệt giữa luật tục và pháp luật, đó là:

Thứ nhất, luật tục ra đời không nhằm để bảo vệ lợi ích riêng của một giai

tầng nào đó trong xã hội mà là để nhằm gìn giữ, đảm bảo lợi ích chung của cả một cộng đồng Trái lại, pháp luật ra đời gắn liền với sự phân định giai cấp trong

xã hội, với mục đích tiên quyết là nhằm để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

Trang 27

Khi xem xét đến các quy phạm luật tục, chúng ta có thể thấy rằng chúng không hề đề cập đến việc phân biệt và bảo vệ lợi ích của một cá nhân ai, một nhóm người nào trong xã hội, chính vì thế chúng được toàn thể cộng đồng thừa nhận một cách hoàn toàn tự nguyện và do vậy, từng cá nhân trong cộng đồng luôn có ý thức tự giác tuân theo những gì mà luật tục quy định Đối với các quy định của pháp luật thì việc nhà nước ban hành ra chúng chính là để xác lập và bảo vệ những quyền lợi của giai cấp thống trị và việc giai cấp bị trị chấp nhận tuân thủ theo các quy định của pháp luật không phải là sự tự giác mà là sự miễn cưỡng do bị buộc phải tuân theo

Thứ hai, về phạm vi áp dụng của luật tục bị giới hạn hơn nhiều so với

phạm vi áp dụng của pháp luật

Các quy phạm luật tục thường chỉ có phạm vi áp dụng trong khuôn khổ cộng đồng nhỏ một nhóm người có chung các đặc điểm về sắc tộc, về địa bàn cư trú còn các quy định của pháp luật có giá trị áp dụng trong cộng đồng người rộng lớn hơn, không phân biệt sắc tộc, không phân biệt nơi cư trú, việc áp dụng pháp luật chỉ bị giới hạn bởi phạm vi trong lãnh thổ và đối tượng là công dân - hai yếu

tố đặc trưng của chủ quyền quốc gia

Thứ ba, phạm vi điều chỉnh của luật tục thường là rất phong phú, nói cách

khác sự ảnh hưởng của luật tục là bao trùm lên hầu hết các mặt đời sống xã hội trong cộng đồng Trong các bộ luật tục, chúng ta dễ dàng nhận thấy có rất nhiều quy định được ghi nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như: dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, nghi thức văn hoá, bảo vệ môi trường … việc hình thành các quy định của luật tục được diễn ra thông qua quá trình phát triển tự nhiên của cộng đồng xã hội, của các quan hệ xã hội, nhằm mục đích giữ gìn trật tự, ổn định trong cộng đồng và được các thành viên tự

Trang 28

nguyện thoả thuận ra và cũng tự giác tuân theo Chính vì vậy mà phạm vi điều chỉnh của luật tục luôn có sự thay đổi, bổ sung một cách tự nhiên, nó khác với phạm vi điều chỉnh của pháp luật là luôn mang tính xác định cụ thể, được thể hiện bằng nội dung của các đạo luật và không phải bất cứ quan hệ xã hội nào cũng được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật mà chỉ khi các quan hệ xã hội đã phát triển đến một mức độ nhất định, khi đó mới đặt ra vấn đề nhà nước cần phải ban hành ra các đạo luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đó

Thứ tư, luật tục được tồn tại dưới nhiều hình thức rất phong phú, đa dạng

(có thể dưới dạng thành văn hoặc bất thành văn; văn xuôi hoặc văn vần) còn pháp luật luôn mang tính xác định chặt chẽ về hình thức (thường được thể hiện dưới dạng văn bản và được viết dưới dạng văn xuôi) Bên cạnh đó các nội dung của luật tục được hình thành và thừa nhận do sự sáng tạo của cả cộng đồng và nó thường được bổ sung một cách tuỳ nghi mà không phải tuân theo một trình tự nào cả, còn đối với pháp luật thì chỉ có nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành hoặc thừa nhận nó và bản thân quá trình xây dựng, ban hành (hoặc thừa nhận) đó phải tuân theo những trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ

Khi đề cập đến các hình thức của luật tục ở Việt Nam, về cơ bản chúng tôi thống nhất với cách phân loại của PGS.TS Ngô Đức Thịnh, theo đó luật tục ở nước ta được tồn tại dưới 3 dạng chủ yếu: 41, tr 28

Dạng các lời nói vần truyền miệng:

Một số dân tộc đã ưa thể hiện các quy định luật tục qua cách nói vần điệu

để có thể dễ dàng nhập tâm và truyền thụ cho nhau, phổ biến nhất là trong luật tục của các dân tộc vùng Tây Nguyên như: Êđê, M'nông, Jrai, Raglai, BaNa … Một điều luật (tục) đầy đủ thường có hai phần chính biện luận về sự phạm tội và mức độ phạt … thể được biểu hiện bằng rất nhiều câu nói vần, có nhịp, đối, có

Trang 29

vần điệu và có hình ảnh Đây là một hình thức tốt giúp cho việc ghi nhớ và phổ cập rộng rãi luật tục 37, tr 71

Ví dụ:

“Đàn ông thường đốt lửa bừa bãi,

Đàn bà thường đốt lửa bậy bạ,

Có những người đốt lửa mà làm như kẻ điên, kẻ dại

Cây le đang đâm chồi thế mà họ chặt mất ngọn,

Cây lồ ô đang đâm chồi thế mà họ chặt mất đọt

Nếu người ta bắt được họ đem cho người tù trưởng,

Nhà giàu thì chân họ tất phải trói lại ngay,

Tay của họ tất phải xiềng lại ngay

Cả rừng le bị cháy khô,

Cả rừng lồ ô bị cháy trụi,

Hang thỏ, hang chồn đều bị thiêu trụi tất cả

Vì vậy có chuyện nghiêm trọng cần phải xét xử họ”

( Điều 80 luật tục Ê Đê)

Theo chúng tôi, có lẽ cũng chính vì lối nói vần điệu và được ví von với rất nhiều hình ảnh như vậy, các điều luật đã thành công trong việc phân tích những hậu quả tai hại của hành vi phạm tội và do vậy, tác dụng răn đe, phòng ngừa của

nó là rất lớn

Dạng văn bản:

Các bộ luật tục dưới dạng văn bản chủ yếu thường gặp ở các bộ hương ước của người Kinh (được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm hoặc chữ quốc ngữ); luật tục của người Thái (Hịt khoỏng bản mường) hoặc luật tục Adat của người

Trang 30

Chăm (luật tục Adat của người Chăm ban đầu cũng là các câu nói vần truyền miệng, sau này được ghi lại thành văn bản bằng ký tự Chăm) 41, tr 29-30-31

Một điểm đặc biệt trong hương ước của người Kinh đó là nó được ra đời sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và hình thành nhà nước, điều này khác với một số bộ luật tục của người dân tộc thiểu số được hình thành trước khi có nhà nước Hương ước của người Kinh được viết thành văn bản và thường được

sử dụng chữ Hán hoặc chữ Nôm (một số hương ước sau này sử dụng chữ quốc ngữ) và bắt đầu xuất hiện chỉ sau khi đất nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách đô hộ nghìn năm Bắc thuộc (cho đến nay hương ước cổ nhất được tìm thấy

là từ thời Hậu Lê, thế kỷ 17) 14, tr 32 Chính vì vậy mà trong hương ước của người Kinh, ngoài những quy tắc ứng xử trong cộng đồng, chúng ta còn thấy các quy định về nghĩa vụ của người dân đối với nhà nước (các quy định về nộp sưu, thuế), nghĩa vụ đối với chính quyền Các bộ luật tục khác của người dân tộc thiểu số không đề cập đến vấn đề này

Dạng các thực hành xã hội:

Đây là dạng tồn tại thường thấy ở luật tục của các dân tộc vùng núi phía Bắc như: Tày, Nùng, Dao, H'mông, La Hủ … Các quy định của luật tục được cụ thể bằng các hành vi, theo các nghi thức bắt buộc, các hành vi này được làm mẫu bởi những người có uy tín trong cộng đồng (già làng) hoặc những người được coi là đại diện, nắm được bùa phép, cách giao tiếp với thế giới thần linh (thày

mo, thày cúng …) chính vì vậy mà trong các hoàn cảnh cụ thể, người dân đều tự nguyện tuân thủ đúng theo các quy tắc thực hành đó

Từ những nghiên cứu lịch sử phát triển của các dân tộc Việt Nam, chúng

ta nhận thấy mỗi một dân tộc có những nét văn hoá hết sức đặc trưng tuỳ theo trình độ phát triển của dân tộc đó Ngoại trừ một số ít các dân tộc do có hệ thống

Trang 31

ngôn ngữ, chữ viết, từ đó tạo điều kiện để xây dựng một bộ luật tục thành văn, còn lại đa số các dân tộc khác tuy không có được chữ viết riêng, nhưng cũng đã bằng nhiều cách để lưu truyền, duy trì các quy định luật tục từ đời này qua đời khác (thệ hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau ghi nhớ lại) thông qua các câu thơ, lời nói vần điệu, ví von hoặc là những thực hành xã hội, đây là những dạng tồn tại rất phổ biến của các bộ luật tục ở nước ta

Thứ năm, so với pháp luật thì luật tục đề cập đến nhiều nội dung cụ thể và

phong phú, đa dạng hơn Luật tục quy định cả đến những lĩnh vực mà pháp luật rất khó điều chỉnh một cách cụ thể như: đạo đức, đạo lý con người; phép ứng xử

có văn hoá; trọng uy tín, trọng danh dự …

Thứ sáu, cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của luật tục dựa

trên ý thức tự giác của từng cá nhân và sự tác động, điều chỉnh của cả cộng đồng (chủ yếu là thông qua dư luận xã hội), còn cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của pháp luật chủ yếu dựa vào các biện pháp cưỡng chế bắt buộc thông qua bộ máy các cơ quan mang quyền lực của nhà nước

Thứ bảy, luật tục luôn thể hiện các giá trị dân chủ và bình đẳng một cách

tương đối toàn diện còn pháp luật khi ghi nhận các giá trị này luôn bị giới hạn bởi bản chất của nhà nước cầm quyền

Thứ tám, luật tục được hình thành bởi sự ghi nhận những quy tắc xử sự đã

trở thành tập quán, thói quen mang tính chất phổ biến trong cộng đồng, còn nhà nước khi thừa nhận các tập quán, thói quen này để biến nó trở thành pháp luật luôn có sự tính toán và chỉ thừa nhận những tập quán, thói quen nào thực sự có lợi nhằm phục vụ cho việc quản lý xã hội của nhà cầm quyền và nó luôn phải phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị Chính vì vậy mà các tập quán, thói quen luôn là một nguồn cơ bản, chủ yếu để hình thành nên các bộ luật tục còn

Trang 32

đối với pháp luật thì nó chỉ là một trong những nguồn để nhà nước tham khảo, xem xét và biến nó thành pháp luật sau khi đã cân nhắc kỹ về mặt lợi ích và để phục vụ cho mục đích cai trị xã hội

Cuối cùng, các quy định của pháp luật bao giờ cũng là các quy tắc xử sự

cụ thể đối với các bên (được xác định rõ) khi tham gia các quan hệ xã hội cụ thể, còn các quy định của luật tục có trường hợp chỉ xác định quy tắc xử sự của con người trong các mối quan hệ mang tính chất trừu tượng (ví dụ như trong các quy định về thờ cúng) Điều này một lần nữa cũng đã khẳng định tính đa dạng về nội dung của luật tục so với pháp luật

2.2 SỰ TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA LUẬT TỤC VÀ PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN

2.2.1 Một số nét cơ bản về mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật

Qua những nghiên cứu luật tục và pháp luật cả trong quá khứ lẫn hiện tại, chúng tôi nhận thấy giữa luật tục và pháp luật có một mối liên hệ hết sức hữu cơ với nhau và chúng đều giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Xét một cách tổng thể về mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở Việt Nam, chúng tôi thấy nổi bật lên một số nét cơ bản sau:

Thứ nhất, luật tục tồn tại song hành cùng với pháp luật

Đây là một đặc điểm dễ thấy khi nghiên cứu về luật tục ở nước ta Với đặc điểm là một quốc gia bao gồm rất nhiều dân tộc cùng chung sống với nhau trên khắp các vùng miền, Việt Nam là đất nước tồn tại rất nhiều các nền văn hoá tương ứng với các dân tộc, được kết tinh qua nhiều thế hệ và được trải nghiệm qua các thời kỳ lịch sử Điều này cũng lý giải tại sao nước ta lại có một kho tàng luật tục dân gian hết sức phong phú và đa dạng, phản ánh đậm nét các mặt đời sống xã hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Trang 33

Không giống như ở một số quốc gia trên thế giới, những nơi mà cùng với

sự xuất hiện của pháp luật là sự thu hẹp về phạm vi ảnh hưởng của các bộ luật tục, dần dần dẫn đến sự thay thế luật tục bằng pháp luật, các bộ luật tục ở Việt Nam đã cho thấy sức sống mãnh liệt của nó và vẫn còn phát huy tác dụng trong quản lý xã hội đối với cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam Sở dĩ như vậy là vì nước ta là một quốc gia đa dân tộc với cơ cấu, đặc điểm của các mối quan hệ, tập quán văn hoá mang rất nhiều ảnh hưởng của dấu ấn vùng miền, với những nét hết sức đặc trưng của từng dân tộc, điều này vẫn còn chi phối mạnh mẽ đến những cách thức, phương pháp được sử dụng để quản lý cộng đồng, trong đó có việc sử dụng luật tục Mặc dù đã có các quy định của pháp luật do nhà nước ban hành, nhưng rõ ràng trong từng bối cảnh cụ thể khi áp dụng pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ của cộng đồng dân tộc nào đó là rất khó vì để làm được điều đó là cả một quá trình biến đổi về nhận thức của đồng bào, những người mà các quy định của luật tục đã được khắc sâu vào trong tiềm thức từ đời này sang đời khác Chính vì vậy mà luật tục vẫn còn tồn tại song hành cùng với pháp luật ở nước ta hiện nay

Thứ hai, về cơ bản nội dung các quy định của luật tục không trái với các

nguyên tắc, quy định của pháp luật

Vấn đề này được lý giải xuất phát từ sự tương đồng về nguồn gốc xuất xứ của luật tục và pháp luật, đó là chúng đều được hình thành từ những tập quán, thói quen của con người Vì vậy chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các quy định

về tập quán, thói quen đó trong các quy định của luật tục và pháp luật Mặt khác,

cả luật tục và pháp luật ở nước ta đều mong muốn truyền tải các giá trị đạo đức truyền thống, được thừa nhận chung trong toàn thể cộng đồng xã hội, qua đó biểu hiện bằng các quy định cụ thể để mọi người tuân theo, thông qua việc bảo

Trang 34

vệ, duy trì các giá trị đạo đức để từ đó tạo ra những nền tảng vững chắc cho một

xã hội ổn định

Một khía cạnh nữa cũng cần phải nhắc đến, đó là với sự hiện diện của pháp luật, các quy định lạc hậu, không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong các bộ luật tục dần bị loại trừ, từ đó tạo ra sự thống nhất về nội dung giữa các quy định của luật tục và pháp luật

Thứ ba, luật tục có tác dụng hỗ trợ pháp luật trong vấn đề quản lý cộng

đồng xã hội

Như chúng ta đã biết, các quy định của pháp luật dù đầy đủ đến đâu cũng không thể bao quát, điều chỉnh hết các mối quan hệ trong xã hội, điều này tạo ra ranh giới về phạm vi điều chỉnh giữa các quy phạm pháp luật và các quy phạm

xã hội khác, trong đó có quy phạm luật tục Chính vì vậy, với đặc điểm là cực kỳ phong phú về nội dung và hết sức linh hoạt trong các hoàn cảnh cụ thể, có thể nói các quy định của luật tục đã thực hiện nốt các công việc mà pháp luật không làm được trong vấn đề điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, vô hình chung đã tạo

ra sự hỗ trợ giữa luật tục và pháp luật trong việc quản lý cộng đồng

Thứ tư, trong luật tục có những quy định làm cản trở đến việc áp dụng

thống nhất pháp luật

Bên cạnh những yếu tố tích cực, sự tồn tại của luật tục cũng đã tạo ra những cản trở trong việc áp dụng thống nhất pháp luật Trong rất nhiều trường hợp đã xảy ra sự xung đột giữa các quy phạm luật tục với các quy định của pháp luật khi cùng điều chỉnh một mối quan hệ xã hội và đôi khi người dân lại tự nguyện làm theo các quy định của luật tục chứ không thực thi theo những gì pháp luật quy định Đó là vì các quy phạm luật tục đã có sự ăn sâu bén rễ vào trong nhận thức của người dân từ lâu đời, do vậy, đối với rất nhiều người dân tộc

Trang 35

thiểu số sống tại các vùng xa xôi hẻo lánh thì sự hiểu biết về pháp luật của họ còn hết sức mơ hồ và thật khó để có thể trong một sớm một chiều làm thay đổi những nhận thức đó Chính điều này đã tạo ra những trở ngại không nhỏ đối với việc áp dụng thống nhất pháp luật trên mọi miền lãnh thổ ở Việt Nam

Cho đến nay, nhiều quy phạm luật tục đã trở nên lạc hậu so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, mặt khác chính vì tính chất cục bộ,

bó hẹp trong khuôn khổ một cộng đồng người riêng biệt đã càng làm cho luật tục trở nên không phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay và sự tồn tại của luật tục, trong một chừng mực nào đó đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình nhất thể hoá vai trò của pháp luật trong xã hội hiện đại

Trong tình hình hiện nay, đứng trước yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia đảm bảo cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng đòi hỏi tất yếu của việc thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, nhằm thoả mãn những đòi hỏi của quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế và tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thì việc nhận thức đúng về mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật là hết sức cần thiết, một mặt phát huy vai trò hỗ trợ tích cực của luật tục đối với pháp luật trong quản lý xã hội, mặt khác loại bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến quá trình xây dựng nền pháp luật thống nhất ở nước ta

2.2.2 Sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật trong thực tiễn

Về cấu trúc của luật tục, ngoại trừ trong những bộ luật tục thành văn đã có

sự sắp xếp các quy định theo một trật tự nhất định (thường là nhóm các quy định theo đặc điểm của từng loại quan hệ xã hội), còn lại các luật tục khác do mang tính chất truyền khẩu hoặc là tập hợp của các thực hành xã hội nên các quy định luật tục tồn tại không theo sự sắp xếp nào cả mà chính trong quá trình sưu tầm về

Trang 36

luật tục, các nhà khoa học đã có sự ghi chép, sắp xếp lại chúng theo từng chế định để tiện cho việc nghiên cứu sau này Ngược lại, các đạo luật của nhà nước thì luôn luôn được thể hiện dưới một cấu trúc chặt chẽ, logic, theo một trật tự nhất định và thường được phân chia theo từng chế định cụ thể

Chính vì vậy, khi nói đến các chế định cơ bản của luật tục, thực chất là chúng tôi muốn phân tích các quy định của luật tục theo quan điểm của khoa học pháp lý hiện đại, đó là nhóm các quy định điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có cùng tính chất vào thành từng chế định, đây cũng là cách sắp xếp rất phổ biến trong các đạo luật do nhà nước ban hành hiện nay Sau đây chúng tôi xin nêu lên một số chế định cơ bản trong các bộ luật tục đã và đang còn tồn tại trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, đồng thời phân tích về sự tác động qua lại giữa luật tục và pháp luật trên thực tế để qua đó làm sáng tỏ về mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật ở nước ta

2.2.2.1 Về lĩnh vực dân sự

a) Chế định về quyền sở hữu tài sản

Đối với pháp luật về dân sự, chế định về quyền sở hữu luôn là một trong những chế định quan trọng nhất, điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì trong các quyền

cơ bản của con người thì quyền sở hữu luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Có

lẽ cũng chính vì vậy mà các quy định về quyền sở hữu là một trong những nội dung thường thấy trong các bộ luật tục ở nước ta

Trong các bộ hương ước của người Kinh, chúng ta thấy việc đề cập đến quyền sở hữu chủ yếu là các vấn đề liên quan đến ruộng đất, trong đó xác định quyền phân chia ruộng đất của làng (thông qua các thiết chế như: hội đồng kỳ mục, lý trưởng, xã trưởng …) đối với các hộ, phân biệt sở hữu chung của làng với sở hữu riêng của các hộ, từ đó là căn cứ để các hộ xác lập quyền sở hữu đối

Trang 37

với ruộng đất mà mình được phân chia Còn vấn đề quyền sở hữu đối với các tài sản khác thường ít thấy trong các bộ hương ước

Đối với các bộ luật tục của người dân tộc thiểu số, có lẽ do đặc điểm vùng

cư trú, sinh sống của người dân tộc thiểu số là rất gần với thiên nhiên hoang dã, chính vì vậy mà các bộ luật tục đặc biệt quan tâm đến vấn đề xác lập quyền sở hữu của cá nhân đối với các tài sản có nguồn gốc trong tự nhiên như: xác lập quyền sở hữu đối với nương rẫy, nông sản, con thú, cá suối, cây gỗ … , tuy vậy, cũng giống như đối với các bộ hương ước của người Kinh, các bộ luật tục của người dân tộc thiểu số cũng đặc biệt chú ý đến việc khẳng định vị trí của sở hữu cộng đồng Mặc dù các quy định về xác lập quyền sở hữu tuy còn hết sức giản đơn dựa trên nguyên tắc: người nào tìm thấy tài sản đầu tiên (hoặc khai phá nương rẫy đầu tiên) và đánh dấu lại thì tài sản sẽ thuộc về người đó, nhưng đã được người dân tuân thủ hết sức tự giác Có thể nêu ra một số ví dụ như sau:

Điều 232 của luật tục Êđê:

"Phần chúng ta, ai ai cũng có quyền đốt rẫy, bắt cá bất cứ nơi nào

Ai ai cũng có quyền trèo lên lấy mật bất cứ ở rừng thấp, bụi bờ nào Cây tre, cây lồ ô, tranh tre để làm nhà ai ai cũng đều có quyền lấy, không phải trả gì cho ai

Ai ai cũng có quyền đốt rừng, săn thú, bắt cá, không phải kiêng cữ gì."

23, tr 223

Hoặc như Qui ước bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên của người Tày qui định: Cấm không để cháy rừng Ai làm cháy rừng sẽ phải nộp toàn bộ số tiền phạt Chỗ nào cắm nêu (một đoạn cây dài, trên đầu có cài cành lá), tức chỗ đó đã

có chủ, không ai được tự ý xâm phạm

Luật tục của người Thái cũng có quy định:

Trang 38

Cây gỗ, cây quế trong rừng dù lớn hay nhỏ, nhưng trên thân cây có dấu chữ thập (+) hoặc dấu nhân (x) là cây gỗ đã có chủ, không ai được chặt cây gỗ

đó nữa Tất cả mọi người, từ Tạo mường đến dân thường đều không được làm thịt gà, lợn, trâu, bò hoặc phóng uế ở đầu nguồn nước Nếu ai vi phạm sẽ bị phạt từ 5 quan tiền đến 3 nén bạc kèm theo rượu thịt Dòng suối là của chung, nhưng những người trong mường đều có quyền chọn cho mình một đoạn suối để nuôi cá Phải làm dấu hiệu bằng cách chặt cành cây che lên đoạn suối và treo lên ngọn cây ở bờ suối một Ta leo (tấm phên nứa đan hình mắt cáo) Như vậy là đoạn suối đã có chủ, mọi người không ai được chiếm đoạt, không được đánh bắt

cá Ai làm sai thì tùy lỗi nặng nhẹ mà phạt vạ từ 1 quan tiền đến 1 nén bạc kèm theo rượu thịt

Đối với người Dao thì đất đã có người chọn, đã khai thác đều được đánh dấu chiếm hữu bằng cọc gỗ trên gài cỏ gianh và không ai được xâm phạm Theo tục lệ, đến cuối mùa phát nương, mảnh đất đã cắm nêu vẫn chưa được khai phá được coi như vô chủ, người khác có quyền chiếm hữu Rất ít tranh chấp nhưng nếu có thì theo luật tục quy định: Cây nêu của ai có cỏ gianh khô hơn thì người

đó được quyền chiếm hữu Nương đã canh tác, bỏ hoá lưu canh vẫn thuộc quyền chủ đã chiếm hữu, ai tự ý chiếm đoạt đều buộc phải trả lại không điều kiện 16,

tr 157

Phân tích các trường hợp nêu trên, chúng ta có thể thấy được là trong luật tục cũng đã có những quy định về căn cứ để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản tương tự như trong Bộ luật Dân sự hiện nay (Điều 170)

Trong một số dân tộc theo chế độ mẫu hệ ở Tây Nguyên, chế định quyền

sở hữu cũng mang nhiều nét hết sức độc đáo, ví dụ như theo luật tục của người Êđê tài sản của gia đình, dòng tộc thuộc quyền sở hữu của các chị em gái, đứng

Trang 39

đầu là chị gái cả Nam giới tuy là lực lượng chủ yếu làm ra của cải nhưng theo luật tục thì họ không có quyền sở hữu bất cứ một loại tài sản nào Khi đã trưởng thành và lập gia đình, người đàn ông phải sang sống ở nhà vợ và ở đó tài sản lại thuộc về mẹ vợ, các chị em gái vợ và các con gái của người đó Khi người vợ chết người đàn ông phải quay về sống ở nhà bố mẹ đẻ của mình và tuy được chia một ít tài sản (số tài sản này được tính bằng công lao động, cách cư xử đối với họ hàng bên vợ …) nhưng số tài sản được chia đó lại do mẹ hay các chị em gái của anh ta quản lý

Một khía cạnh nữa cũng cần phải nhắc đến khi đề cập đến chế định quyền

sở hữu đó là các quy định về bảo vê quyền sở hữu trong luật tục, qua các ví dụ trên chúng ta đều thấy các quy định của luật tục cũng đã rất chú ý đến vấn đề xử phạt đối với các hành vi không tôn trọng quyền sở hữu Bên cạnh đó, trong các

bộ luật tục chúng ta cũng thường gặp các quy định biểu hiện sự lên án và trừng trị nghiêm khắc của cộng đồng đối với các hành vi xâm phạm sở hữu (các tội trộm cắp tài sản), vấn đề này chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn ở phần các chế định trong lĩnh vực hình sự

Cho đến ngày nay, việc xác lập quyền sở hữu theo các quy định của luật tục vẫn còn được đồng bào dân tộc thiểu số ở một số nơi vùng sâu, vùng xa áp dụng, trong khi đó việc nhận thức của đồng bào về các quy định của Bộ luật Dân

sự còn hết sức hạn chế Tuy rằng trong đời sống của đồng bào ít khi xảy ra các tranh chấp về quyền sở hữu, nhưng nếu chỉ biết đến các quy định luật tục mang nhiều tính cục bộ, hạn hẹp và rất giản đơn như vậy sẽ làm cho đồng bào gặp rất nhiều khó khăn khi mở rộng các hoạt động giao lưu dân sự với các vùng miền xung quanh

b) Chế định về giao dịch dân sự

Trang 40

Trong các bộ luật tục, thực tế không có những quy định về giao dịch dân

sự đầy đủ như trong pháp luật dân sự hiện đại mà chủ yếu chỉ có các quy định về các giao ước, cam kết đơn giản (được thoả thuận bằng miệng) giữa các cá nhân trong cộng đồng, dựa trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau (thường ít xảy ra các trường hợp bội tín, phá bỏ giao dịch) Có thể dẫn chứng ra các quy định về giao dịch dân sự trong luật tục Êđê tại các điều như: Điều 186 (giao dịch mua bán); Điều 188, 189 (giao dịch trao đổi tài sản, hàng hoá) … hoặc như quy định dưới đây về việc thực hiện giao dịch mua bán đất đai theo luật tục của người Chu ru:

Đối với người Chu ru, rừng núi, sông suối thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng Ai cũng có quyền săn bắn, đánh cá trong khu vực đất đai thuộc quyền quản lý của làng mình Nhưng thổ cư, ruộng đất ở đây dần dần chuyển thành quyền sở hữu và quản lý của từng dòng họ, đại gia đình hay gia đình nhỏ Vì thế,

họ đã có một thể thức cổ truyền về việc chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất nhưng chưa phải thông qua một khế ước hay giấy tờ hợp pháp Những người dân trong làng thuộc hai thế hệ được hợp lại tại thửa ruộng được bán, mà thành phần quan trọng hơn hết là sự tham dự của trẻ em Vì họ sẽ là những người nhân chứng trực tiếp của việc chuyển nhượng ruộng đất đó trong tương lai Người đứng ra mua đất (gần đây việc chuyển nhượng đất đai đã được trả bằng tiền mặt) phải chịu mọi tổn phí của buổi lễ Chi phí đó gồm các khoản chính như: rượu cần để thết đãi người lớn và gà là món quà dành riêng cho trẻ em Người mua phải có một con vật để tế lễ sau khi trả tiền mua bán ruộng Tiền trả theo luật lệ

cổ truyền của người Chu ru là trâu bò, chiêng, ché những vật mang tính chất ngang giá, một tảng đá tương đối lớn được phết máu con vật đã tế chôn ngay vào

bờ ruộng

Ngày đăng: 13/01/2020, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w