giao an sinh 8(hot)

156 397 0
giao an sinh 8(hot)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn : 16/8/2009. Ngày dạy : Ti ế t 1: BÀI MỞ ĐẦU A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh nắm được mục đích,nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.Xác định vị trí của con người trong tự nhiên và phương pháp học tập đặc thù của bộ môn. -Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh,phân tích . -Thái độ :Thấy được con người là kết quả của tiến hoá cao nhất của sinh vật,đã phá chủ nghĩa duy tâm cho rằng “con người do thượng đế sáng tạo ra”. B.Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát ,làm việc với sgk và hoạt động nhóm. C.Chuẩn bị: 1. Gv: Tranh phóng to các H: 1.1 - 1.3 sgk, bảng phụ ghi BT ở mục I Trang 5 sgk. 2. Hs: Nghiên cứu bài mới. D.Tiến trình bài dạy : I. Ổn định : II. Bài cũ: Lồng vào trong bài giảng có liên quan đến kiến thức. III.Bài mới: 1. Đặt vấn đề :Gv cho Hs trả lời 2 câu hỏi mở đầu ở mục I, từ đó chuyển tiếp: Hôm nay chúng ta nghiên cứu vị trí của con người trong tự nhiên,nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh cũng như phương pháp học tập bộ môn này: 2. Triển khai bài : Hoạt động của Thầy & Trò Hoạt động 1: -Gv:Em hãy kể tên các ngành động vật đã học ở sinh học lớp7? -Lớp động vật nào trong ngành ĐVCXS có vị trí tiến hoá cao nhất? -Em hãy đối chiếu : Con người có những đẳc điểm nào giống Thú? -Hs: Thảo luận qua hoạt động nhóm để trả lời 3 câu hỏi này. -Gv:Như vậy,con người có những đặc điểm giống thú . Điều này làm cơ sở khoa học cho ta có thể khẳng định được điều gì? -Tuy nhiên, không thể nói con người là thú được , vì con người có những đặc điểm khác thú,đó là những đặc điểm nào? -Hs: Làm BT ở mục này bằng cách chọn các đặc điểm trong 8 đặc điểm đó. Nội dung I: Vị trí con người trong tự nhiên: KL: -Vị trí con ngươì trong tự nhiên thuộc lớp thú. - Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định,có tư duy,tiếng nói, chữ viết. Lê Xuân Long 1 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Hoạt động 2: -Hs: nghiên cứu thông tin sgk để trả lời câu hỏi. -Gv: Mục đích của môn học “cơ thể người và vệ sinh’ là gì? -Hs: nghiên cứu thông tin sgk ,quan sát H1.1-1.3 sgk để trả lời câu hỏi. -Gv: Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội? Hoạt động 3: - Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi: - Dựa vào đặc điểm và nhiệm vụ của môn học, em hãy nêu các phương pháp học tập tốt bộ môn? - Gv: hướng dẫn Hs trả lời II.Nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh: -Cung cấp những kiến về đặc điểm cấu tạo và chức năngcủa cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường;những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. -Liên quan đến nhiều ngành nghề như:y học,giáo dục học,TDTT,hội họa,thời trang . III. Phương pháp học tập bộ môn: +Cần áp dụng các phương pháp: - Quan sát: tranh mô hình, tiêu bản mẫu ngâm . - Làm thí nghiệm: Hs làm hoặc gv biểu diễn. - Vận dụng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình huống xảy ra trong đời sống. IV. Củng cố - kiểm tra : 1.Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài. 2.Hướng dẫn Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài. *Giống nhau & khác nhau: -Giống nhau: Có lông mao, để con,có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa. -Khác nhau : Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy,tiếng nói và chữ viết. *Biết được đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường cùng với những cơ chế điều hòa các quá trình sống. Từ đó đề ra các biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe. V.Hướng dẫn - dặn dò - Học ghi nhớ cuối bài. - Làm 2 BT cuối bài. - Xem lại bài 46, 47 sinh học 7. - Kẻ bảng 2 sgk Trang 9 vào vỡ BT. Lê Xuân Long 2 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn : : 18/8/2009. Ngày dạy : CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Tiết 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh kể tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người. Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan. -Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng quan sát , tìm tòi và so sánh. -Thái độ :Thấy được sự tiến hoá của con người từ thú qua sự tương đồng về cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan. B.Phương pháp : Vấn đáp kết hợp với quan sát và hoạt động nhóm. C.Chuẩn bị : 1 .Gv: -Tranh phóng to các H 2.1 - 2.3 sgk. Sơ đồ 2-3 Trang 9. - Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể người. 2 .Hs: - Nghiên cứu bài mới và kẻ bảng 2 sgk Trang 9. D.Tiến trình bài dạy : I. Ổn định : Nắm sỉ số lớp. II. Bài cũ: : 1. Trình bày những đặc điểm giống nhau & khác nhau giữa người và thú? 2. Giải thích những kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có liên quan đến các ngành khoa học nào? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề :Gv nêu các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong năm học.Hôm nay chúng ta tìm hiểu chung một cách khái quát. 2. Triển khai bài : Hoạt động của Thầy & Trò Hoạt động 1: Gv:Cho Hs quan sát H2.1-2.2 sgk . -Cơ thể người được bao bọc bằng cơ quan nào? Hs: Nghiên cứu 4 câu hỏi ở mục này. Gv:Hs lên tháo lắp và gọi tên các cơ quan đó. Hs: Thảo luận qua hoạt động nhóm để trả lời 4 câu hỏi này. Hoạt động 2: Hs: Đọc thông tin sgk . Gv: Em hãy kể tên các cơ quan trong cơ thể người? Hs: Hoàn thành bảng: Nội dung I: Các phần của cơ thể: -Cơ thể người được da bao bọc. -Chia làm 3 phần:Đầu, Thân và Tay chân. -Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. -Khoang ngực chứa tim, phổi.Khoang bụng chứa dạ dày,ruột,gan ,tụy thận,bóng đái và cơ quan sinh dục. II. Các hệ cơ quan: - Cơ thể người có nhiều hệ cơ quan.Mỗi hệ cơ quan gồm nhiều cơ quan cùng phối hợp hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Lê Xuân Long 3 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết TT Hệ cơ quan: Các cơ quan trong từng hệ cơ quan: Chức năng của hệ cơ quan: 1 Hệ vận động 2 Hệ tiêu hóa 3 Hệ tuần hoàn 4 Hệ hô hấp 5 Hệ bài tiết 6 Hệ thần kinh 7 Hệ sinh dục *Ngoài các cơ quan nêu trên trong cơ thể người còn có da,các giác quan,hệ nội tiết. Hoạt động 3: Hs: Đọc thông tin sgk Gv:Phân tích sơ đồ H:2-3 và hướng dẫn Hs rút ra đáp án câu hỏi. -Mỗi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ.Như vậy,phải thông qua hệ thần kinh,cơ chế này nhanh và chính xác. -Một cơ chế nữa là điều hòa bằng thể dịch thì chậm và chủ yếu ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý. Gv:Thông báo như Trang 10 sgk. III:Sự phối hợp hoạt của các cơ quan: -Điều hòa bằng thần kinh:Vd;Khi chạm vào vật nóng tay co lại.Như vậy,có sự điều khiển của hệ thần kinh. -Điều hòa bằng thể dịch:Vd; Adrênalin của tuyến thượng thận làm co mạch và tim đập nhanh.Acêlycholin của tuyến thượng thận làm tim co bóp đều đặn đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể. IV.Củng cố - kiểm tra : 1.Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài. 2.Hướng dẫn Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài. V.Hướng dẫn - dặn dò: -Học ghi nhớ cuối bài. -Làm 2 BT cuối bài. -Cho vài ví dụ về sự phối hợp của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lê Xuân Long 4 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn : : 20/8/2009. Ngày dạy : Tiết 3: TẾ BÀO A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh nắm được các thành cấu trúc cơ bản của tế bào.Phân biệt được chức năng của từng thành phần cấu trúc trong tế bào. Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể. -Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,phân tích, so sánh. -Thái độ :Thấy được hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào. B.Phương pháp: Trực quan và vấn đáp,làm việc với sgk và hoạt động nhóm. C.Chuẩn bị : 1. Gv: Tranh phóng to các H :3.1 – 3.2 sgk, bảng phụ ghi BT Trang 13 sgk. 2. Hs: Nghiên cứu bài mới. D.Tiến trình bài dạy : I. Ổn định : II. Bài cũ: Câu 1 của bài 2 III.Bài mới: 1. Đặt vấn đề :Gv Mọi bộ phận ,cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ TB và các hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.bài học này giúp ta biết được cấu trúc và chức năng của TB? 2. Triển khai bài : Hoạt động của Thầy & Trò Hoạt động 1: -Hs:Quan sát tranh H 3.1 và hãy xác định thành phần cấu tạo của tế bào? -Gv:Màng sinh chất có nhiều lỗ nhỏ đảm bảo cho mối liên hệ giữa TB với máu và nước mô. Trong nhân có NST được tạo từ AND quy định cấu trúc Protein cho loài. Hoạt động 2: -Hs:Nghiên cứu thông tin bảng 3sgk để trả lời chức năng của từng bộ phận trong TB: -Gv:Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của TB? - Năng lượng để tổng hợp Protein lấy từ đâu? - Màng sinh chất có vai trò gì? -Gv:Nhận xét và hướng dẫn HS trả lời. Nội dung I: Cấu tạo tế bào: - Mặc dù có nhiều loại TB khác nhau nhưng nhìn chung đều có 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất. TB ChấtTB:Lnc,Ri,Ti thể,gôngi,T thể. Nhân:NST và nhân con. II.Chức năng của các bộ phận trong tế bào: - Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp những chất riêng của TB.ti thể thực hiện sự phân giải vật chất tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt sống của TB.Nhiểm sắc thể trong nhân quy định cấu trúc Protein và được tổng hợp ở Ri. Như vậy các bào quan trong TB có sự phối hợp hoạt động để TB thực hiện được chức năng sống. Lê Xuân Long 5 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Hoạt động 3: -Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin sgk để trả lời câu hỏi: -Thành phần hóa học của tế bào bao gồm những thành phần nào? -Gv:Hướng dẫn Hs trả lời và lưu ý thành phần quan trọng hơn cả của cơ thể sống là Prôtêin và axit Nuclêic. -Gv:Em có nhận xét gì về thành phần hóa học của TB với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên? -Sự tương đồng của các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và trong tế bào là một bằng chứng nói lên điều gì? Hoạt động 4: -Hs: Quan sát H3.2 sgk . -Gv: Hướng dẫn hs thấy được mối quan hệ giữa TB với cơ thể và môi trường thông qua TĐC và năng lượng. -Hãy cho biết các đặc tính của cơ thể sống? Vậy TB có những đặc điểm sống nào? -Tại sao nói TB là đơn vị chức năng của cơ thể sống? III. Thành phần hóa học của TB: P:C,H,O,N,S,P . Hữu cơ: -G -L -ADN Thành phần TB -nước Vô cơ: -muối khoáng -Các nguyên tố hóa học có trong TB là những nguyên tố có trong tự nhiên.Điều này chứng tỏ,chất sống do chất vô sinh phát triển thành hay nói cách khác sinh vật được hình thành trong tự nhiên,trong đó có con người và do đó cơ thể sống luôn có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. IV. Hoạt động sống của tế bào: -Các hoạt động sống của TB: Trao đổi chất,sinh trưởng,sinh sản và cảm ứng. -Vì các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở từ các hoạt động sống của TB:Sự trao đổi chất của TB là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường,Sự phân chia TB là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể;Sự cảm ứng của TB là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể. IV.Củng cố - kiểm tra : 1. Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài và mục em có biết. 2. Hướng dẫn Hs làm BT1 cuối bài.Đáp án:1c,2a,3b,4e,5d. V.Hướng dẫn - dặn dò: - Học ghi nhớ cuối bài. - Học bài theo 2 câu hỏi cuối bài. - Vẽ và ghi chú cấu tạo hiển vi của TB? Lê Xuân Long 6 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn : : 22/8/2009. Ngày dạy : Tiết 4: MÔ A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh nắm được khái niệm mô.Phân biệt được các loại mô và chức năng của chúng -Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng quan sát ,so sánh. -Thái độ :Thấy được hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào. B.Phương pháp: Trực quan và vấn đáp,làm việc với sgk và hoạt động nhóm. C.Chuẩnbị : 1. Gv: Tranh phóng to các H :4.1 – 4.4 sgk, bảng phụ ghi BT Trang 17 sgk. 2. Hs: Nghiên cứu bài mới. D.Tiến trình bài dạy : I. Ổn định : II. Bài cũ: 1 . Trình bày chức năng các bộ phận trong tế bào? 2 . Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể sống? III.Bài mới: 1. Đặt vấn đề :Trong cơ thể có nhiều TB,tuy nhiên xét về chức năng,người ta có thể xếp loại thành những nhóm TB có nhiệm vụ giống nhau.Các nhóm đó gọi chung là mô.Vậy mô là gì? Trong cơ thể chúng ta có những loại mô nào? Bài học hôm nay sẽ giải quyết những vấn đề này. 2. Triển khai bài : Hoạt động của Thầy & Trò Hoạt động 1: -Hs:Nghiên cứu thông tin sgk để trả lời 2 câu hỏi sau: -Gv:Hãy kể tên những TB có hình dạng khác nhau mà em biết?(đọc mục em có biết bài trước) - Theo em vì sao tế bào có hình dạng khác nhau như vậy? - Tập hợp những TB giống nhau và cùng thực hiện một nhiêm vụ được gọi là mô? - Vậy em hiểu mô là gì? Hoạt động 2: -Hs:Nghiên cứu thông tin và H 4.1 sgk để trả lời các câu hỏi sau: -Gv:Cách sắp xếp các TB ở mô biểu bì? - Mô biểu bì có những chức năng nào? - Mô biểu bì có ở những vị trí cơ quan nào trong cơ thể? Nội dung I : KHÁI NIỆM MÔ: * Trong cơ thể có nhiều loại tế bào có hình dạng khác nhau: - Tế bào trứng; hình cầu. - Tế bào hồng cầu ; hình đĩa. - Tế bào biểu bì ; hình đa giác. - Tế bào TK; hình sao .vv. * Khái niệm:Mô là tập hợp các TB chuyên hóa,có cấu trúc giống nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định . II.CÁC LOẠI MÔ: 1. Mô biểu bì: -Các TB biểu bì sắp xếp sít nhau. -Có các chức năng:bảo vệ như ở da và lót mặt trong các cơ quan rỗng,hấp thụ ở ống tiêu hóa, tiết ở tuyến nước bọt, mồ hôi. 2. Mô liên kết: - Mô sợi:có chức năng neo giữ các cơ quan như các sợi liên kết ở da. Lê Xuân Long 7 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết -Hs: Quan sát H 4-2,đọc thông tin sgk. -Gv:Có những loại mô liên kết nào? -Cho biết chức năng mỗi loại mô đó? -Máu thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó? -Gv: yêu cầu Hs đọc thông tin và quan sát H 4-3 sgk để trả lời câu hỏi: -Kể tên các loại mô cơ? -Trình bày sự khác nhau giữa các loại mô cơ đó? -Ba loại mô cơ này có đặc điểm nào giống nhau về cấu trúc và chức năng? -Hs:Đọc thông tin và quan sát H 4-4 sgk để trả lời câu hỏi: -Gv:Mô thần kinh được tạo nên từ những loại TB nào? -Gv:Nêu đặc điểm cấu tạo của Nơron? -Gv:Chức năng của mô thần kinh là gì? - Mô sụn và mô xương tạo ra bộ khung của cơ thể. - Mô mỡ có chức năng đệm. *Máu thuộc loại mô liên kết với chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải. 3. Mô cơ: -Mô cơ vân: TB dài,nhiều nhân,ở sát màng,có vân ngang,gắn vào xương,giúp cơ thể vận động. -Mô cơ tim: TB dài phân nhánh ,nhiều nhân,ở giữa,có vân ngang,tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên. -Mô cơ trơn: TB hình thoi,có một nhân,tạo nên thành các nội quan như:thành mạch máu,dạ dày,bóng đái . *Đặc điểm chung: các TB cơ đều dài và có chức năng co dãn tạo nên sự vận động. 4. Mô thần kinh: -Gồm các Nơron và các TBTK đệm . -Nơron có thân chứa nhân,từ nhân có nhiều tua ngắn, một sợi trục dài và tận cùng là cúc xináp,là nơi tiếp xúc giữa Nơron này với Nơron tiếp theo. -Nơron là loại TB biệt hóa rất cao,mất khả năng sinh sản.Mô thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích,xử lý thông tin và điều hòa hoạt các cơ quan đảm bảo cho cơ thể thích nghi với môi trường. IV.Củng cố - kiểm tra : 1. Gọi 1 Hs đọc ghi nhớ cuối bài và mục em có biết. 2. Hướng dẫn Hs làm BT:1,2,3,4 cuối bài. V.Hướng dẫn - dặn dò: - Học ghi nhớ cuối bài. - Học bài và làm BT theo 4câu hỏi cuối bài. - Mỗi nhóm Hs chuẩn bị một miếng thịt lợn nạc tươi hoặc một con ếch cho bài thực hành? Lê Xuân Long 8 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn : : 26/8/2009. Ngày dạy : Tiết 5: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh quan sát và vẽ các tế bào đã làm sẳn:tế bào niêm mạc miệng(mô biểu bì),mô cơ vân,mô sụn ,mô xương.phân biệt được các bộ chính của TB:màng sinh chất,chất TB và nhân. -Kỹ năng :Rèn luyện kỹ năng làm thực hành ,quan sát và vẽ các loại mô. -Thái độ :Làm việc kiên trì,an toàn và khoa học trong thực hành. B.Phương pháp: Thực hành kết hợp với quan sát và vấn đáp. C.Chuẩnbị : 1. Gv: Tranh phóng to H :5 và các dụng cụ ,mẫu vật như sgk, bảng phụ ghi phương pháp tiến hành làm tiêu bản mô cơ vân . 2. Hs: Nghiên cứu bài thực hành ,một con ếch hoặc một miếng thịt lợn nạc tươi. D.Tiến trình bài dạy : I. Ổn định : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. II. Bài cũ: 1 . Học sinh trả lời câu 1&2 sgk. III.Bài mới: 1. Đặt vấn đề :Để thấy rõ đặc điểm cấu tạo của các loại mô chúng ta làm tiêu bản và quan sát các loại mô dưới kính hiển vi. 2. Triển khai bài : Hoạt động của Thầy & Trò Hoạt động 1: -Hs:Nghiên cứu cách tiến hành thực hành như sgk để trả lời 2 câu hỏi sau: -Gv:Hướng dẫn hs làm thực hành như sgk. - Lưu ý:Dùng kim mũi nhọn rạch bao cơ theo chiều dọc bắp cơ,ngón tay cái và ngón trỏ đặt trên mép rạch,rồi ấn nhẹ làm lộ các tế bào cơ. Nội dung I :Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân: 1. Làm tiêu bản mô cơ vân: - Khi có tế bào trên bản kính,nhỏ dd sinh lý NaCl 0,65% rồi đậy lam kính để quan sát tế bào dưới kính hiển vi. * Chú ý : đặt lam kính sao cho không có bọt khí. Có thể cho một giọt axit axêtíc để nhìn rõ hơn. Lê Xuân Long 9 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Lấy kim mũi mác gạt nhẹ cho các tế bào cơ tách khỏi bắp cơ dính vào bản kính. Hoạt động 2: -Gv:Hướng dẫn hs chuyển vật kính, chỉnh kính để quan sát với độ phóng đại lớn dần. -Hs: Quan sát được màng sinh chất ,chất tế bào và nhân. Hoạt động 3: -Gv: Hướng dẫn hs viết bản thu hoạch. 2.Quan sát tế bào mô cơ vân: - Học sinh điều chỉnh kính hiển vi,quan sát tiêu bản sao cho thấy rõ nhất. - Vẽ mô cơ vân vào vở. II.Quan sát tiêu bản các loại mô khác: - Học sinh tiến hành quan sát các mô sụn,mô xương . - Cử đại diện báo cáo kết quả,các nhóm khác bổ sung. III.Viết bản thu hoạch: - Học sinh viết bản thu hoạch theo sgk. IV:Kết thúc giờ thực hành: - Trình bày cách tiến hành làm tiêu bản. - Thu bản bài thực hành. - Thu dọn, vệ sinh, sắp xếp dụng cụ thực hành. - Giáo viên nhận xét và đánh giá giờ thực hành. - Nắm cấu tạo của và chức năng của Nơron và mô thần kinh . Lê Xuân Long 10 [...]... loại Nơrơn: hướng tâm,trung gian, li tâm -Các thành phần của một cung phản xạ: Cơ quan thụ cảm 3 loại Nơron:Nơron hướng tâm,Nơron trung gian và Nơron li tâm .Cơ quan trả lời (pư):cơ, tuyến -Khái niệm:Cung PX là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua TƯTK đến cơ quan phản ứng 3.Vòng phản xạ: Hs:Quan sát H 6.3 và đọc thông tin sgk -Trong phản xạ luôn có luồng thông tin Gv:Hướng dẫn... liên quan đến lứa tuổi? -Khi tham gia giao thông phải chú ý điều gì? -Khi gặp người bị gãy xương,ta nên nắn chổ xương gãy không? -Thấy người gãy xương ta phải làm gì? I.Phương pháp sơ cứu: -Nguyên nhân gãy xương:tai nạn giao thông,lao động và những sơ suất trong cuộc sống -Sự gãy xương liên quan đến lứa tuổi:ở người già tỉ lệ cốt giao giảm,nên xương xốp giòn và dễ gãy hơn người trẻ -Khi tham gia giao. .. Long Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn :13/ 9/ 2008 Ngày dạy : Tiết 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ.Giải thích tính chất cơ bản của cơ và ý nghĩa của sự co cơ -Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích -Thái độ : Giáo dục, rèn luyện và vệ sinh cơ B.Phương pháp: Vấn đáp,quan sát và làm... án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn : 15/ 9 /2008 Ngày dạy : Tiết 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh chứng minh được cơ co sinh ra công.Biết được nguyên nhân của sự mỏi cơ và từ đó nêu được các biện pháp chống mỏi cơ -Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm -Thái độ : Giáo dục tập luyện TDTT và lao động vừa sức B.Phương pháp: Vấn đáp,quan... Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết Ngày soạn: 20 / 9 / 2008 Ngày dạy : Tiết 11: : TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG A.Mục tiêu : -Kiến thức:Học sinh chứng minh được hệ cơ xương ở người tiến hoá hơn ở động vật -Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm -Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn và rèn luyện hệ cơ xương B.Phương pháp: Vấn đáp,trực quan và... quan sát chiều dẫn truyền 3.Các loại Nơron và chiều dẫn truyền: của Nơron hướng tâm và li tâm ở H 6.2 -Có 3 loại: Nơron hướng tâm, nơron trung -Em có nhận xét gì về chiều dẫn truyền gian, nơron li tâm xung TK ở Nơron hướng tâm và Nơron -Chiều dẫn truyền.Nơron hướng tâm dẫn li tâm ? truyền xung TK từ cơ quan cảm giác về TƯTK,còn Nơron li tâm dẫn truyền xung TK tới cơ quan PƯ 11 Lê Xuân Long Giáo án sinh. .. dãn của tim: -Hs:Quan sát tranh H 17.3 sgk Nghiên cứu các câu hỏi rồi thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi -Gv:Pha dãn chung mất bao nhiên giây?Hoạt động máu và van tim như thế nào ? - Pha nhỉ co bao nhiêu giây, nghỉ bao nhiêu giây? Hoạt động máu và van tim ? KL: Chu kỳ tim gồm 3 pha - Pha thất co mấy giây, nghỉ mấy giây? hoạt -Pha co tâm nhĩ (0,1s) :máu từ tâm động của máu và van tim như thế nào... cơ xương B.Phương pháp: Vấn đáp,trực quan và hoạt động nhóm C.Chuẩnbị : 1 Gv: Tranh phóng to H :11.1 – 11.5 sgk Bảng phụ ghi bảng 11Trang 38,mô hình bộ xương người và bộ xương thú 2 Hs: Nghiên cứu bài mới , kẻ bảng 11 Trang 38 sgk vào vỡ BT D.Tiến trình bài dạy : I Ổn định : Kiểm tra sỉ số II Bài cũ: *Câu 2,3 bài 10 Trang 36 III.Bài mới: 1 Đặt vấn đề : Con người có nguồn gốc từ động vật, nhưng đã vượt... động 1: -Hs:Quan sát tranh phóng to H11.1- 11.3 và mô hình bộ xương người, thú Tìm các từ phù hợp điền vào bảng 11 Trang 38 ở bảng phụ và vỡ BT -Gv: Gọi 2 hs lên điền vào 2 cột của bảng? -Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân? I.Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú: +) Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú:(bảng 11 sgk Trang 38) +)Thích... của nó -Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích và làm TN -Thái độ :Thấy được ý nghĩa của bộ xương và biết giữ gìn vệ sinh bộ xương B.Phương pháp: Trực quan và vấn đáp,làm việc với sgk và làm TN C.Chuẩnbị : 1 Gv: Tranh phóng to các H :8.1 – 8.5 sgk Xương đùi ếch, đèn cồn, panh để gắp xương, cốc đựng nước, axit HCl 10% 2 Hs: Nghiên cứu bài mới Kẻ bảng 8.2 và vở bài tập D.Tiến trình bài dạy : I Ổn . -Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. -Khoang ngực chứa tim, phổi.Khoang bụng chứa dạ dày,ruột,gan ,tụy thận,bóng đái và cơ quan sinh. Xuân Long 3 Giáo án sinh học 8 Trường THCS Tôn Thất Thuyết TT Hệ cơ quan: Các cơ quan trong từng hệ cơ quan: Chức năng của hệ cơ quan: 1 Hệ vận động 2

Ngày đăng: 17/09/2013, 14:10

Hình ảnh liên quan

-Sự khỏc biệt: Kẽ bảng để điền Cỏc loại - giao an sinh 8(hot)

kh.

ỏc biệt: Kẽ bảng để điền Cỏc loại Xem tại trang 35 của tài liệu.
GV Treo H21. 4, chiếu bảng 21 và cõu hỏi thảo luận SGK. - giao an sinh 8(hot)

reo.

H21. 4, chiếu bảng 21 và cõu hỏi thảo luận SGK Xem tại trang 45 của tài liệu.
HS: Điền vào phiếu học tập và bảng phụ. - giao an sinh 8(hot)

i.

ền vào phiếu học tập và bảng phụ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 35. 1: Khỏi quỏt về cơ thể người - giao an sinh 8(hot)

Bảng 35..

1: Khỏi quỏt về cơ thể người Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 35. 2: Sự vận độngcủa cơ thể - giao an sinh 8(hot)

Bảng 35..

2: Sự vận độngcủa cơ thể Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 35. 3: Tuần hoàn mỏu - giao an sinh 8(hot)

Bảng 35..

3: Tuần hoàn mỏu Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 35. 5: Tiờu hoỏ Khoang miệngThựcquản Dạ dày Ruột - giao an sinh 8(hot)

Bảng 35..

5: Tiờu hoỏ Khoang miệngThựcquản Dạ dày Ruột Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 35. 4: Hụ hấp - giao an sinh 8(hot)

Bảng 35..

4: Hụ hấp Xem tại trang 71 của tài liệu.
-Yờu cầu HS nghiờn cứu bảng 34.2 và trả lời cõu hỏi: - giao an sinh 8(hot)

u.

cầu HS nghiờn cứu bảng 34.2 và trả lời cõu hỏi: Xem tại trang 74 của tài liệu.
- Bảng phụ lục ghi giỏ trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn. - giao an sinh 8(hot)

Bảng ph.

ụ lục ghi giỏ trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn Xem tại trang 75 của tài liệu.
-HS đọc kĩ bảng 37.2, tớnh toỏn số liệu điền vào ụ cú dấu ? ở bảng 37.2. - giao an sinh 8(hot)

c.

kĩ bảng 37.2, tớnh toỏn số liệu điền vào ụ cú dấu ? ở bảng 37.2 Xem tại trang 79 của tài liệu.
-Đại diện nhúm lờn hoàn thành bảng, cỏc nhúm khỏc nhận xột, bổ sung. - giao an sinh 8(hot)

i.

diện nhúm lờn hoàn thành bảng, cỏc nhúm khỏc nhận xột, bổ sung Xem tại trang 79 của tài liệu.
-GV treo bảng phụ: Bảng 40. - giao an sinh 8(hot)

treo.

bảng phụ: Bảng 40 Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 40 - giao an sinh 8(hot)

Bảng 40.

Xem tại trang 87 của tài liệu.
- Bảng 45 kẻ sẵn. - giao an sinh 8(hot)

Bảng 45.

kẻ sẵn Xem tại trang 100 của tài liệu.
-GV treo bảng 45 mụ tả thớ nghiệm .Đặt vào điều kiện thớ nghiệm (dỏn kớn) vẽ kết quả thớ nghiệm. - giao an sinh 8(hot)

treo.

bảng 45 mụ tả thớ nghiệm .Đặt vào điều kiện thớ nghiệm (dỏn kớn) vẽ kết quả thớ nghiệm Xem tại trang 101 của tài liệu.
- Bảng 46 kẻ sẵn vào bảng phụ. - giao an sinh 8(hot)

Bảng 46.

kẻ sẵn vào bảng phụ Xem tại trang 102 của tài liệu.
-GV chớnh xỏc hoỏ kiến thức bằng bảng so sỏnh. - giao an sinh 8(hot)

ch.

ớnh xỏc hoỏ kiến thức bằng bảng so sỏnh Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng 46- Bảng so sỏnh vị trớ, cấu tạo, chức năngcủa tuỷ sống và trụ nóo - giao an sinh 8(hot)

Bảng 46.

Bảng so sỏnh vị trớ, cấu tạo, chức năngcủa tuỷ sống và trụ nóo Xem tại trang 103 của tài liệu.
- Bảng phụ ghi sẵn nộidung phiếu. - giao an sinh 8(hot)

Bảng ph.

ụ ghi sẵn nộidung phiếu Xem tại trang 115 của tài liệu.
Bảng 50: Cỏc tật của mắt – nguyờn nhõn và cỏch khắc phục - giao an sinh 8(hot)

Bảng 50.

Cỏc tật của mắt – nguyờn nhõn và cỏch khắc phục Xem tại trang 116 của tài liệu.
-GV treo bảng phụ 52.2, gọi HS lờn bảng hoàn thành. - giao an sinh 8(hot)

treo.

bảng phụ 52.2, gọi HS lờn bảng hoàn thành Xem tại trang 123 của tài liệu.
- Bảng phụ ghi nộidung bảng 54. - giao an sinh 8(hot)

Bảng ph.

ụ ghi nộidung bảng 54 Xem tại trang 126 của tài liệu.
-Yờu cầu HS nghiờn cứu bảng 56.1 và trả lời cõu hỏi: - giao an sinh 8(hot)

u.

cầu HS nghiờn cứu bảng 56.1 và trả lời cõu hỏi: Xem tại trang 133 của tài liệu.
-GV vẽ lờn bảng sơ đồ: - giao an sinh 8(hot)

v.

ẽ lờn bảng sơ đồ: Xem tại trang 135 của tài liệu.
- Treo bảng phụ cho HS hoàn thành bài tập: - giao an sinh 8(hot)

reo.

bảng phụ cho HS hoàn thành bài tập: Xem tại trang 136 của tài liệu.
IV. Kiểm tra- đỏnhgiỏ - giao an sinh 8(hot)

i.

ểm tra- đỏnhgiỏ Xem tại trang 136 của tài liệu.
- Bảng phụ viết nộidung bảng 58.1; 58.2. - giao an sinh 8(hot)

Bảng ph.

ụ viết nộidung bảng 58.1; 58.2 Xem tại trang 138 của tài liệu.
GV phỏt bài tập bảng 58.2 cho HS nữ, yờu cầu: cỏc em đỏnh dấu vào ụ trống dấu hiệu của bản thõn. - giao an sinh 8(hot)

ph.

ỏt bài tập bảng 58.2 cho HS nữ, yờu cầu: cỏc em đỏnh dấu vào ụ trống dấu hiệu của bản thõn Xem tại trang 139 của tài liệu.
-GV yờu cầu HS hoàn thiện bảng 65. - GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yờu cầu HS lờn chữa bài. - giao an sinh 8(hot)

y.

ờu cầu HS hoàn thiện bảng 65. - GV kẻ sẵn bảng 65 vào bảng phụ, yờu cầu HS lờn chữa bài Xem tại trang 151 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan