1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động.doc

3 2,5K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 40 KB

Nội dung

Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động.

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng củangười lao động Trong đó, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luậtlao động được xem là quyền hạn quan trọng, có ý nghĩa trong việc bảo vệ người laođộng Vậy, quyền hạn này có cơ sở pháp lý là gì? Nội dung của nó ra sao? Chúng ta

hãy cùng nhau: “Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sátviệc thực hiện chính sách, pháp luật lao động” để có toàn diện hơn về tổ chức chính

trị xã hội này.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Vài nét về quyền hạn của công đoàn

Quyền hạn của công đoàn là quyền của tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của côngđoàn được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện với tư cách là một chủ thể độclập đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động…Theo pháp luật hiện hành, công đoàn có các quyền hạn sau:

- Quyền tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của người sử sụng lao độngthảo luận các vấn đề về sử dụng lao động.

- Quyền tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật laođộng.

- Quyền đại diện cho tập thể lao động kí kết thỏa ước lao động tập thể.

- Quyền tham gia xây dựng nội quy (quy chế) lao động, xử lý kỉ luật lao động,trách nhiệm vật chất và chấm dứt hợp đồng lao động.

- Quyền tổ chức và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.- Quyền đại diện và tham gia giải quyết xung đột, trnh chấp lao động và các cuộcđình công.

2 Thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiệnchính sách, pháp luật lao động

2.1 Cơ sở pháp lý

Thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thi hành các quyđịnh của pháp luật lao động được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động và LuậtCông đoàn với nội dung như sau:

Trang 2

Điều 12 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung quy định: “Công đoàn tham gia cùngvới cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… kiểm tra, giám sát việc thihành các quy định của pháp luật lao động”

Khoản 3 Điều 181 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung: “… Tổng liên đoàn lao độngViệt Nam và công đoàn các cấp tham gia giám sát việc quản lý nhà nước về lao độngteo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra vấn đề này còn được quy định tại Khoản 2 Điều 4, Khoản 3 Điều 6 vàĐiều 9 Luật công đoàn năm 1990.

2.2 Nội dung thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việcthực hiện chính sách, pháp luật lao động

Quyền tham gia kiểm tra, giám sát của công đoàn là một trong những nhóm quyềnthể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lí của tổ chức công đoàn Quyền nàyđược thực hiện trong phạm vi, đối tượng rộng rãi và sự đa dạng về hình thức thể hiện:

- Về mặt phạm vi: công đoàn có quyền tham gia kiểm tra, giám sát tất cả các lĩnh

vực trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quan hệ lao động như hợp đồng lao động, kỉluật lao động, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh laođộng, bảo hiểm xã hội… Chẳng hạn, tổ chức công đoàn tỉnh A có quyền kểm tra vệsinh lao động, an toàn lao động,… của doanh nghiệp B hoạt động trên tỉnh A đồngthời giám sát chế độ hưởng bảo hiểm xã hội của công nhân doanh nghiệp B.

- Về đối tượng: công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách,

pháp luật lao động của các đối tượng bao gồm tất cả các đơn vị, tổ chức, doanhnghiệp… có thuê mướn, sử dụng lao động Ví dụ như: việc tổ chức công đoàn tỉnh Akiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trênphạm vi tỉnh A, có thuê mướn, sử dụng lao động bất kể đó là công ty tư nhân hay cổphần, có hay không có tư cách pháp nhân.

- Về hình thức thực hiện: công đoàn có thể tự mình tổ chức việc kiểm tra, giám

sát (khoản 3 Điều 6 Luật công đoàn) hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan (khoản4 Điều 6 Luật công đoàn; Điều 189 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung) Ví dụ: tổ chứccông đoàn tỉnh A có thể tự mình kiểm tra các vấn đề liên quan đến quan hệ lao độngcủa doanh nghiệp B trực thuộc tỉnh A hoặt phối hợp với tổ công an kinh tế, sở bảohiểm xã hội,… thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

Trang 3

2.3 Trách nhiệm của bên liên quan trong việc tạo điều kiện để công đoànthực hiện thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật laođộng.

- Đối với người sử dụng lao động: pháp luật quy định trách nhiệm cuả người sử

dụng lao động để tạo kiều kiện thuận lợi cho quyền kiểm tra, giám sát của công đoànđược thực hiện, cụ thể là:

Thứ nhất, khi kiểm tra, công đoàn yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức trả

lời những vấn đề đặt ra, kiến nghị biện pháp sửa chữa các thiếu sót, ngăn ngừa viphạm pháp luật và xử lý người vi phạm pháp luật (khoản 2 Điều 9 Luật công đoàn).

Thứ hai, người sử dụng lao động phải trả lời cho công đoàn biết kết quả giải quyết

những kiến nghị do công đoàn nêu ra trong thời hạn pháp luật quy định, những vấn đềkhông giải quyết được phải nói rõ lí do (khoản 3 Điều 9 Luật công đoàn).

- Đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan: hỗ trợ hoạt động thực hiện

kiểm tra, giám sát của công đoàn trong phạm vi quyền hạn của mình.

3 Bình luận về thẩm quyền cuả công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việcthực hiện chính sách, pháp luật lao động

Pháp luật hiện hành quy định tương đối cụ thể thẩm quyền cuả công đoàn trongviệc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động Từ đó, hạn chếtối đa các tiê cực trong tổ chức, quản lý lao động đồng thời tạo điều kiện để người laođộng tham gia lao động một cách có hiệu quả.

Ngày nay, thẩm quyền cuả công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiệnchính sách, pháp luật lao động đang có sự mở rộng về phạm vi, đa dạng về đối tượngtác động và hình thức thực hiện Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa công đoàn với các tổchức khác hay người sử dụng lao động cũng giúp cho công đoàn thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Tóm lại, công đoàn là tổ chức chính trị xã hội đại diện và bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của người lao động và quyền tham gia kiểm tra, giám sát việcthực hiện các chính sách, pháp luật lao động có ý nghĩa lớn trong việc phát huy vaitrò, nhiệm vụ của công đoàn Việc phân tích thẩm quyền này cho thấy sự tiến bộ vềmặt tổ chức, phạm vi và đối tượng tác động của công đoàn.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w