1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của bảo hiểm xã hội việt nam

125 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế của cơ chế chính sách, quá trình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản như công tácthu, giải quyết, dự báo cân đối quỹ, công tác thanh tra, kiể

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

*** *** ***

MAI QUỐC THẮNG

ĐẢM BẢO AN TOÀN QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN

CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

*** *** ***

MAI QUỐC THẮNG

ĐẢM BẢO AN TOÀN QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN

CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống

Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ KIM OANH

Hà Nội - 2019

Trang 3

CAM KẾT

Tôi xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trong luận văn là kết quả laođộng của riêng tôi, được tích lũy trong thời gian học, nghiên cứu và chưa được công

bố trong bất kỳ một chương trình nghiên cứu của tác giả nào khác

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng

và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quảntrị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội về những cam kết nói trên

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Mai Quốc Thắng

Trang 4

Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Khoa Quản trị và Kinh doanh Đại họcQuốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp

đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa học và luận văn này

Trân trọng cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

CAM KẾT i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN 8

QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN 8

1.1 Một số vấn đề lý luận chung về quỹ ốm đau, thai sản 8

1.1.1 Khái niệm, vai trò của chế độ BHXH về ốm đau, thai sản 8

1.1.2 Khái niệm, vai trò và nguồn hình thành quỹ ốm đau, thai sản 12

1.2 Yếu tố đảm bảo an toàn quỹ độ ốm đau, thai sản 19

1.2.1 Cơ chế chính sách về BHXH liên quan quỹ ốm đau, thai sản 19

1.2.2 Việc thực hiện chính sách BHXH về chế độ ốm đau, thai sản 23

1.3 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản 28

1.3.1 Tỷ lệ người hưởng/tỷ lệ người tham gia 28

1.3.2 Tỷ lệ chi/thu quỹ ốm đau, thai sản 30

1.3.3 Số dư quỹ ốm đau, thai sản 31

1.3.4 Tỷ lệ nợ/số phải thu BHXH bắt buộc 31

1.3.5 Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật 32

1.4 Kinh nghiệm đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản 33

1.4.1 New Zealand: 33

1.4.2 Thái lan: 33

1.4.3 Công hòa Liên bang Đức: 34

1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG AN TOÀN QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 38

2.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của quỹ ốm đau, thai sản 38

2.2 Thực trạng an toàn quỹ ốm đau, thai sản hiện nay 41

2.2.1 Công tác thu BHXH bắt buộc 41

2.2.2 Công tác giải quyết hưởng và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản: 44

Trang 6

2.2.3 Đánh giá công tác giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản 46

2.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng quỹ ốm đau, thai sản 50

2.2.5 Quản lý đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH 54

2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra các chế độ ốm đau, thai sản 56

2.2.7 Tình hình cải cách thủ tục hành chính 59

2.2.8 Công tác ứng dụng công nghệ thông tin 60

2.4.2 Nguyên nhân 67

2.5 Bảng phân tích SWOT đánh giá tình hình quản lý quỹ ốm đau, thai sản 70

2.6 Áp dụng Phương trình An ninh phi truyền thống (S = 3S - 3C) để đánh giá mức độ an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam 71

2.6.1 Phân tích các yếu tố liên quan: 71

2.6.2 Phân tích, đánh giá trách nhiệm quản trị của tổ chức, cá nhân: 74

2.6.3 Giải pháp đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản 75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN 77

3.1 Định hướng về xây dựng quỹ ốm đau, thai sản 77

3.2 Một số giải pháp đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam giai đoạn 2020-2025 80

3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về BHXH và pháp luật có liên quan 80

3.2.2 Nhóm giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức .83

3.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất thực hiện 85

3.2.4 Nhóm giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 89

KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN VÀ KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DSPHSK : Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

GĐYK

HĐGĐYK

: Giám định y khoa: Hội đồng Giám định y khoa

KNLĐ : khả năng lao động

Luật BHXH 2006 : Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11

Luật BHXH 2014 : Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13

NSDLĐ

ĐVSDLĐ

: người sử dụng lao động: đơn vị sử dụng lao động

: Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị

Trang 8

Bảng 2.2 Số liệu thu, chi, kết dư quỹ ốm đau thai sản giai đoạn 2016 - 2018 50 Bảng 2.4 Phân tích SWOT đánh giá tình hình quản lý quỹ ốm đau, thai sản 70

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số đơn vị tham gia BHXH từ năm 2016 đến 2018 42

Biểu đồ 2.2 Số người tham gia BHXH từ năm 2016 đến 2018 43

Biểu đồ 2.3 Số thu BHXH bắt buộc từ năm 2016 đến 2018 43

Biểu đồ 2.4 Số liệu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản từ năm 2016 đến 2018 45

Biểu đồ 2.5 Số liệu chi trả các chế độ ốm đau, thai sản từ năm 2016 đến 2018 45

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước,

là một trong các trụ cột của hệ thống ASXH ở nước ta Trong quá trình phát triển,Đảng và Nhà nước đã sớm ban hành các chính sách về BHXH đối với cán bộ, côngnhân viên chức Nhà nước và quân nhân; chính sách BHXH luôn được xem xét,nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển về chính trị, kinh

tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ

Trước năm 2007, chính sách BHXH mới chỉ được quy định ở những văn bảnhướng dẫn dưới Luật Ngày 29/6/2006, Luật BHXH 2006 được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua Luật BHXH

2006 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ 1/1/2008 đối vớiBHXH tự nguyện và từ 1/1/2009 đối với BHTN Đến ngày 20/11/2014, Luật BHXH

2014 đã được Quốc Hội khóa XIII thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành từngày 01/01/2016 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để tất cả các bên tham giaBHXH cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ củamình Trên cơ sở quy định của Luật BHXH, Chính phủ và các bộ, ngành đã triểnkhai ban hành nhiều nghị định, thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện.Trong đó, đặc biệt quan trọng có Nghị định 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXHViệt Nam

BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổchức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độBHXH, BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh trachuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chínhđối với các quỹ BHXH, BNTH, BHYT [19]

So với các quy định về BHXH trước kia, Luật BHXH 2014 có nhiều quyđịnh phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc

Trang 11

đổi mới chính sách tiền lương, đổi mới chính sách BHXH Một trong những quyđịnh mới là phương thức đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản Theo đó, tại Điều

86 Luật BHXH năm 2014 quy định NSDLĐ hàng tháng phải đóng trên quỹ tiềnlương đóng BHXH của NLĐ là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản Với quy định nàynhằm giúp cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ hơn việc giải quyết và chi trả các chế

độ ốm đau, thai sản cho NLĐ; đồng thời đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho NLĐ trongviệc chăm lo, bảo vệ sức khỏe

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, ngay sau khi LuậtBHXH có hiệu lực thi hành, BHXH Việt Nam đã xây dựng văn bản hướng dẫnBHXH địa phương thực hiện chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ theo quy định mới.Việc thực hiện chính sách BHXH và quản lý sử dụng quỹ ốm đau, thai sản cơ bảnđảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật và đã dần đi vào nề nếp Tuy nhiên,qua quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế trong công tácđảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản Nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế của

cơ chế chính sách, quá trình tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản như công tácthu, giải quyết, dự báo cân đối quỹ, công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, cảicách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông… Mặt khác, nhận thức củaNLĐ, NSDLĐ về chính sách, pháp luật BHXH còn chưa cao, tâm lý kinh doanhnặng về lợi nhuận nên không quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội, nghiêmtrọng hơn nữa là các hành vi có tình làm trái quy định của pháp luật để lạm dụng,trục lợi quỹ ốm đau, thai sản

Các hành vi lạm dụng quỹ BHXH nói chung và quỹ ốm đau, thai sản nóiriêng với diễn biến ngày càng phức tạp, quy mô lớn và khó kiểm soát và không chỉdừng ở mức độ vi phạm hành chính mà trong một số trường hợp hành vi lạm dụng

đã chuyển sang mức độ tội phạm, phải truy cứu trách nhiệm hình sự Các hành vilạm dụng, trục lợi được thực hiện dưới nhiều hình thức và trong mọi lĩnh vực nhưtrốn đóng BHXH, giả mạo, khai man hồ sơ, lập hồ sơ khống, xác nhận khống… vàthường xảy ra từ phía NLĐ, NSDLĐ Ngoài ra trong quá trình thực thi công vụ một

số cán bộ của Ngành BHXH đã không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật,quy trình nghiệp vụ, lợi dụng quyền hạn của cơ quan, đơn vị để trục lợi Với mong

Trang 12

muốn góp phần vào việc đảm bảo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH về ốmđau, thai sản kịp thời, đúng quy định, thuận lợi cho người tham gia BHXH; vớinhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện các chế độ BHXH nói chung và chế độ ốm đau,thai sản cho người tham gia và thụ hưởng BHXH theo đúng chức năng, nhiệm vụđược giao Mặt khác, để đáp ứng được yêu cầu quản lý là phòng ngừa, ngăn chặnhiệu quả các hành vi lạm dụng và đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXHViệt Nam Chính vì vậy, trên cơ sở kiến thức đã được học tại chương trình Quản trị

An ninh phi truyền thống thuộc khoa Quản trị và Kinh doanh Đại học Quốc gia HàNội cộng với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại Ngành

BHXH, tác giả đã nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng đề tài “Đảm bảo an toàn quỹ

ốm đau, thai sản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho

luận văn thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình khoa học nghiên cứu

về lĩnh vực BHXH nói chung và về quỹ BHXH, BHYT nói riêng, trong đó tác giảđược biết đến một số đề án, đề tài đã được thực hiện trong ngành BHXH, cụ thể là:

- Đề án khoa học cấp ngành “Nghiên cứu xây dựng mô hình cân đối quỹBHXH, BHYT và BHTN ở Việt Nam” của tác giả tiến sĩ Phạm Đình Thành, ViệnKhoa học BHXH [5] Tác giả đã xây dựng các mô hình và tính toán cân đối các quỹBHXH, BHYT và BHTN trên cơ sở pháp lý đó chính là Luật BHXH và các văn bảnhướng dẫn thực hiện Luật BHXH; xây dựng phần mềm tính toán sử dụng ngôn ngữlập trình dễ hiểu, dễ sử dụng để đáp ứng được yêu cầu xử lý tính toán dự báothường xuyên khi có nhiều biến động về tình trạng kinh tế - xã hội, về chế độ, chínhsách BHXH, BHYT và trong từng thời kỳ ngắn hạn và dài hạn, kể cả những biếnđộng ngắn hạn từ 6 đến 12 tháng Qua việc phân tích, đánh giá, tác giả đã đề xuấtcác giải pháp đảm bảo duy trì tính toán cân đối các quỹ BHXH, BHTN và BHYTthường xuyên theo hướng thành lập tổ chuyên gia tính toán cân đối quỹ thuộcBHXH Việt Nam, qua đó xây dựng chế độ, điều kiện và phương pháp làm việc của

tổ chuyên gia để đảm bảo sự tập trung, thống nhất và hướng đến mục tiêu cân đốiquỹ bền vững

Trang 13

- Đề án cấp ngành “Đánh giá hoạt động quỹ BHXH, BHYT; tính toán dự báocân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” của tác giả tiến sĩ

Đỗ Văn Sinh [6] Tác giả đã đánh giá tình hình hoạt động của quỹ BHXH, BHYTtrong thời gian qua, đồng thời dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 vàtầm nhìn 2030, với hệ thống tư liệu, số liệu phong phú và được tính toán công phu

Từ đó, phác thảo được bức tranh toàn cảnh về hoạt động của những quỹ này; đồngthời phân tích, dự báo xu hướng phát triển, đặc biệt là đề xuất các giải pháp nhằmcân đối, tăng trưởng bền vững quỹ BHXH, BHYT, giúp cho công tác quản lý củaNgành được hiệu quả

- Đề tài cấp ngành “Thực trạng và giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ Bảohiểm y tế” của tác giả Phạm Lương Sơn [7] đã đánh giá được thực trạng lạm dụng,trục lợi quỹ BHYT tại Việt Nam như việc lạm dụng trong quá trình tham gia, thuđóng BHYT, phát hành thẻ BHYT; hành vi lạm dụng của Đại lý thu BHYT; cáchành vi lạm dụng của người tham gia BHYT; lạm dụng quỹ BHYT do nhân viêncủa cơ quan BHXH thực hiện; lạm dụng từ phía cơ sở KCB BHYT và từ cán bộ,nhân viên của cơ quan BHXH Từ đó đưa ra các đề xuất các giải pháp phòng chống,ngăn ngừa và khắc phục tình trạng lạm dụng quỹ KCB BHYT như: giải pháp phòngchống lạm dụng quỹ BHYT trong quá trình thu, đóng BHYT và phát hành thẻBHYT; giải pháp phòng chóng lạm dụng quỹ BHYT trong quá trình KCB BHYT.Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc biên soạn cẩm nang “Nhận diện các hành vilạm dụng quỹ KCB BHYT”

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực BHXH, tuy nhiên cáccông trình chỉ tập trung nhiều vào lĩnh vực thực hiện các chế độ BHXH, BHYT chứchưa nghiên cứu sâu, rộng về đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản Việc đảm bảo

an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam tới nay vẫn chưa có đề tài nào đinghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn trên phương diện Quản trị An ninh phi

truyền thống Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảm bảo an toàn quỹ

ốm đau, thai sản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu luận văn

thạc sĩ của mình

Trang 14

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam trongthời gian từ năm 2016 khi Luật BHXH 2014 bắt đầu có hiệu lực cho đến năm 2018,các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến an toàn quỹ ốm đau, thai sản, để tìm ra các nguyênnhân, hạn chế ở các quy định của pháp luật về BHXH liên quan đến chế độ ốm đau,thai sản có thể dẫn đến mất cân đối và không đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản Từ

đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bảnhướng dẫn nghiệp vụ của BHXH Việt Nam liên quan đến công tác thực hiện chínhsách BHXH nói chung và các chế độ ốm đau, thai sản nói riêng trong giai đoạn từnăm 2016 đến 2018;

- Nêu thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH và đảm bảo antoàn quỹ ốm đau, thai sản Từ đó đánh giá những điểm đã đạt được, những hạn chếtrong công tác đảm bảo an toàn cho quỹ ốm đau, thai sản trong giai đoạn từ năm

2016 đến 2018;

- Làm rõ khái niệm chung về an toàn, an ninh truyền thống, phi truyền thống

và an toàn quỹ ốm đau, thai sản;

- Phân tích các yếu tố và tiêu chí đánh giá đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản;

- Trên cơ sở phân tích dữ liệu, đánh giá nguyên nhân, tìm ra tồn tại, hạn chế,cũng như định hướng xây dựng quỹ ốm đau, thai sản để đề xuất các giải pháp, kiếnnghị về sửa đổi chính sách và các giải pháp trong tổ chức thực hiện để phòng đảmbảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam cho giai đoạn 2020 - 2025

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình thực hiện chế độ chính sách BHXH về ốm đau, thai sản

và công tác quản lý, sử dụng quỹ ốm đau, thai sản để từ đó đưa ra giải pháp đảmbảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam Tuy nhiên, vì trong khuônkhổ thời gian có hạn, tác giả chỉ tập trung vào một số nội dung chính sau:

Trang 15

- Đánh giá cơ chế, chính sách pháp luật quy định về các chế độ ốm đau, thaisản; các quy định nghiệp vụ về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ ốmđau, thai sản của BHXH Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý và mức độ an toàn quỹ ốm đau,thai sản để từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo quỹ ôm đau, thai sản củaBHXH Việt Nam

- Thời gian: giai đoạn 2016 - 2018;

- Địa điểm nghiên cứu: tại BHXH Việt Nam và một số BHXH tỉnh, thànhphố trực thuộc BHXH Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc phân tích mốiquan hệ biện chứng xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH và tổ chức thực hiệnchính sách BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH nói chung và quỹ ốm đau thai sảnnói riêng;

- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản trị anninh phi truyền thống;

- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát điều tra ngẫu nhiên tạiBHXH một số tỉnh, thành phố để nắm được rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu;

Trang 16

- Các công cụ thu thập số liệu: Hệ thống phần mềm nghiệp vụ để xét duyệtcác chế độ BHXH và cơ sở dữ liệu liên quan của BHXH Việt Nam;

- Phân tích SWOT để đánh giá đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản

- Vận dụng các kiến thức, cơ sở lý luận, công cụ quản trị An ninh phi truyềnthống (phương trình an ninh phi truyền thống S=3S-3C) và kiến thức liên ngành đểđánh giá mức độ an toàn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH Việt Nam

7 Kết cấu của Luận văn

Luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệutham khảo Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận để đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý quỹ ốm đau, thai sản

Chương 3: Giải pháp đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản

Trang 17

CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN

QUỸ ỐM ĐAU, THAI SẢN

1.1 Một số vấn đề lý luận chung về quỹ ốm đau, thai sản

1.1.1 Khái niệm, vai trò của chế độ BHXH về ốm đau, thai sản

1.1.1.1 Khái niệm chung về BHXH

Đúng như tên gọi của nó, BHXH là một loại hình bảo hiểm mang tính xã hội,

sự ra đời của BHXH là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong sự phát triển của nhânloại Trong xã hội ngày nay, những rủi ro mà mọi người thường xuyên phải đối mặtlà: Ốm đau, bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, hoặc đơn thuần là già yếu hết KNLĐ Vàđiều mà họ gặp phải khi các vấn đề trên phát sinh là không có tiền để chi phí chocuộc sống

Từ cách tiếp cận từ xã hội và lịch sử, có thể nêu khái niệm về BHXH nhưsau: “BHXH là sự tổ chức bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập choNLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất KNLĐhoặc sức lao động không được sử dụng, thông qua việc hình thành và sử dụng mộtquỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợppháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho NLĐ và gia đình họ; đồngthời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”

Theo ILO, “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhậpcho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ laođộng do các sự kiện bảo hiểm xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tếcho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đời sốngcho NLĐ và gia đình, đảm bảo ASXH” [25]

Luật BHXH đưa ra khái niệm: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắpmột phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản,TNLĐ, BNN, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [15]

1.1.1.2 Bản chất của BHXH

- BHXH luôn nhằm vào đối tượng quan trọng nhất của xã hội là lực lượnglao động;

Trang 18

- Mục tiêu của BHXH là thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐ trongtrường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm;

- Bù đắp cho NLĐ những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinhsống thiết yếu của họ;

cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH

- Phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH theo quy luật sốđông bù số ít (nhiều người tham gia đóng góp nhưng chỉ trợ cấp cho một số ít người

- những người không may gặp rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm) Với chức năng này,BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội

- Góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội Bởi vì,BHXH giúp NLĐ yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, tích cực trong lao độngsản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế; giúp các nhà đầu tư yêntâm tính toán để phát triển sản xuất, giảm thiểu khả năng bị phá sản kể cả khi có rủi

ro lớn xảy ra

- Thu hút lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động, gắn bó cáclợi ích của NLĐ, NSDLĐ và của xã hội

1.1.1.4 Khái niệm về chế độ ốm đau, thai sản

Chế độ ốm đau, thai sản là một trong các chế độ của BHXH bắt buộc, baogồm các quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo thu nhập và đảm bảo sức khỏe choNLĐ (người tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau,tai nạn (không liên quan đến nghề nghiệp) hoặc nghỉ để chăm sóc con ốm và laođộng nữ mang thai, sinh con và cho NLĐ nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, khithực hiện các biện pháp tránh thai [29]

Trang 19

a) Chế độ ốm đau

Khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở y tế cóthẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế) hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phảinghỉ việc để chăm sóc con (có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền) thì NLĐđược hưởng chế độ ốm đau như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày, nếu đã đóngBHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngàynếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục

do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việcthường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngàynếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên

- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo sốngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi; tối đa là 15 ngàylàm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi

- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại 2 trường hợp đầumức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kềtrước khi nghỉ việc

- NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục cần chữa trị dài ngày, được nghỉ tối đa 180ngày một năm; hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếpchế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn (thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉTết, ngày nghỉ hàng tuần)

b) Chế độ thai sản

- NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sauđây: Lao động nữ mang thai; NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệtsản; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.NLĐ thuộc 2 trường hợp cuối phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thờigian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Trang 20

- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai nămlần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lýthì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao độngnăm 2012 là 6 tháng tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; trường hợp sinhđôi trở lên, thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng

- Mức trợ cấp được xác định bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền côngtháng làm căn cứ đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinhcon hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lầnbằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con

1.1.1.5 Vai trò của chế độ ốm đau, thai sản

a) Đối với NLĐ:

- Trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi khôngmay NLĐ tham gia bảo hiểm gặp phải những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, TNLĐ,lao động nữ mang thai, sinh con và cho NLĐ nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh,khi thực hiện các biện pháp tránh thai;

- Tạo một tâm lý yên tâm, ổn định để NLĐ nâng cao năng suất lao động, từ

đó góp phần nâng cao thu nhập của họ trong tương lai;

- Góp phần đoàn kết những NLĐ trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp,khuyến khích những NLĐ chưa tham gia BHXH hăng hái tham gia

b) Đối với NSDLĐ:

Mặc dù phải đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản một khoản tiền nhất địnhtrích từ lợi nhuận của mình, song, xét về mặt lâu dài, chế độ BHXH về ốm đau, thaisản vẫn có những vai trò rất lớn đối với NSDLĐ:

- Nếu chính sách BHXH về ốm đau, thai sản được thực hiện tốt sẽ góp phầnhạn chế các hiện tượng bãi công, đình công, biểu tình, đảm bảo cho quá trình sảnxuất, kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định;

- NSDLĐ sẽ không phải bỏ ra những khoản tiền lớn cùng một lúc để giảiquyết hậu quả của những vụ tai nạn, rủi ro mang tính tập thể;

Trang 21

- Thông qua chính sách BHXH về ốm đau, thai sản, NSDLĐ thể hiện đượcnghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với NLĐ và xã hội Sự thể hiện này là côngkhai, minh bạch, được pháp luật thừa nhận Điều đó càng làm cho NLĐ tin tưởnghơn vào NSDLĐ và Nhà nước.

c) Đối với nền kinh tế:

- Góp phần đoàn kết, gắn bó NSDLĐ và NLĐ, làm cho quan hệ lao động trênthị trường lao động lành mạnh, bền vững Đặc biệt, mâu thuẫn vốn có NSDLĐ vàNLĐ về cơ bản được giải quyết, đó là tiền đề quan trọng giúp cho NLĐ phát huysáng tạo, đóng góp nhiều hơn cho NSDLĐ;

- Nhờ chính sách BHXH về ốm đau, thai sản mà quỹ ốm đau, thai sản đượchình thành và tồn tích theo thời gian và đã trở thành một khâu tài chính trung gian

vô cùng quan trọng, góp phần đầu tư, phát triển và tăng trưởng kinh tế cho đất nước

d) Đối với xã hội:

- NLĐ tham gia chế độ BHXH về ốm đau, thai sản nhằm mục đích bảo vệchính quyền lợi trực tiếp của họ và gia đình, đồng thời cũng là trách nhiệm đối vớitoàn bộ cộng đồng xã hội thông qua sự san sẻ rủi ro;

- NSDLĐ tham gia chế độ BHXH về ốm đau, thai sản trước hết vì quyền lợicủa NLĐ nhưng gián tiếp cũng là để bảo vệ chính mình, giúp doanh nghiệp củamình phát triển ổn định, bền vững;

- Nhà nước tham gia BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho các thànhviên trong xã hội, đảm bảo công bằng và hướng đến mục tiêu ASXH đồng thời cũngchính là trách nhiệm trong việc quản lý xã hội của Nhà nước

1.1.2 Khái niệm, vai trò và nguồn hình thành quỹ ốm đau, thai sản

1.1.2.1 Khái niệm quỹ ốm đau, thai sản

Quỹ ốm đau, thai sản là một trong ba quỹ thành phần của quỹ BHXH, là mộtquỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành chủ yếu từ sự đónggóp bằng tiền của NSDLĐ (3% trên tiền lương hoặc tiền công của NLĐ) và có sự

hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác nhằm bảo đảm chi trả cácquyền lợi theo quy định tại Luật BHXH 2014 cho người tham gia chế độ BHXH về

ốm đau, thai sản [15] Quỹ ốm đau, thai sản được quản lý tập trung, thống nhất,

Trang 22

công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích.

Các bên tham gia chế độ BHXH về ốm đau, thai sản bao gồm: NLĐ,NSDLĐ (cơ quan, đoàn thể, tổ chức, các hội, doanh nghiệp thuộc tất cả các thànhphần kinh tế) và nhà nước Các bên tham gia chế độ BHXH về ốm đau, thai sảnphải đóng BHXH theo quy định thì NLĐ mới được hưởng các chế độ BHXH về ốmđau, thai sản

1.1.2.2 Vai trò quỹ ốm đau, thai sản

Trong sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta như hiện nay, việc tạo lập quỹBHXH nói chung và các quỹ thành phần nói riêng (trong đó có quỹ ốm đau, thaisản) là rất cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng Quỹ BHXH giữ vai trò điều tiết

và chia sẻ trong phạm vi cộng đồng những người tham gia BHXH, thực hiện điềutiết theo chiều ngang và điều tiết theo chiều dọc Điều tiết theo chiều ngang đượchiểu là ở từng thời điểm nhất định, như hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng nămnhững người hiện đang khỏe mạnh, có việc làm sẽ đóng góp để chia sẻ cho nhữngngười đang ốm đau, thai sản Điều tiết theo chiều dọc là điều tiết theo theo từngthời kỳ, giữa thời kỳ khỏe mạnh với thời kỳ ốm đau, bệnh tật và thai sản; giữa thời

kỳ trong tuổi lao động với thời kỳ hết tuổi lao động nghỉ hưu và chết Từ đó tạo ra

sự gắn kết, đoàn kết, tương trợ, chia sẻ rủi ro giữa những NLĐ trong cùng một thế

hệ cũng như các thế hệ kế tiếp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về BHXH

Vai trò của quỹ ốm đau, thai sản được thể hiện ở các mặt sau:

- Về mặt chính trị, xã hội, việc hình thành quỹ ốm đau, thai sản từ sự đóng góptham gia của NSDLĐ để tạo ra hệ thống an toàn xã hội, khả năng giải quyết những rủi rocho NLĐ khi họ bị ngừng thu nhập do ốm đau hay tai nạn không liên quan đến nghềnghiệp đã được giám định và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh bằng cách cung cấpchăm sóc y tế trước, trong và sau khi sinh con Đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại vềkinh tế cho NSDLĐ, tiết kiệm chi cho cả ngân sách Nhà nước, ngân sách gia đình và gópphần tạo lập hệ thống an toàn chính trị - xã hội, giữ vững an ninh xã hội

- Về mặt kinh tế, quỹ ốm đau, thai sản là một quỹ tài chính độc lập ngoàingân sách nhà nước do các bên tham gia BHXH đóng góp, đồng thời là một quỹ dựphòng; nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao, góp phần thực hiện

Trang 23

mục tiêu đảm bảo an toàn xã hội về kinh tế cho NLĐ trước những rủi ro khôngmong muốn Với mục tiêu ASXH, có sự chia sẽ, bù đắp, quỹ ốm đau, thai sản đãgóp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, khuyến khích động viên NLĐ an tâm sảnxuất Đồng thời là điều kiện hay cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệthống BHXH phát triển ổn định và bền vững Bên cạnh đó, nguồn quỹ ốm đau, thaisản tồn tích được đầu tư tăng trưởng và theo một nghĩa nào đó thì nguồn quỹ nàycũng là một kênh đầu tư góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ, góp phần trựctiếp vào quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế.

1.1.2.3 Nguồn hình thành quỹ ốm đau, thai sản

Các nguồn hình thành Quỹ BHXH được quy định cụ thể tại Luật BHXH

1.1.2.4 Khái niệm về chung về an toàn, an ninh và an toàn quỹ ốm đau, thai sản

a) Các khái niệm cơ bản về an toàn, an ninh truyền thống và phi truyền thống

- Khái niệm về an ninh truyền thống (Traditional Security)

Từ cổ xưa đến nay, trong bối cảnh thế giới bất ổn, chiến tranh, xung đột… thìmối quan tâm lớn nhất là chiến tranh để có hòa bình và an ninh: an ninh quốc tế, anninh quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quân sự… Đây chính là cách tiếp cậntruyền thống đối với vấn đề an ninh quốc gia, lấy quốc gia hay nhà nước làm trungtâm: chủ yếu quan tâm tới an ninh quốc gia, sự tồn tại và phát triển của một chế độ

xã hội…[27]

Trang 24

+ Theo Luciani (1989) thì An ninh quốc gia có thể được định nghĩa là khảnăng chống lại sự xâm lược của nước ngoài.

+ Theo “Luật An ninh quốc gia năm 2004 của Việt Nam” thì: “An ninh quốcgia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”

+ Khái niệm ban đầu: An ninh quốc gia = an ninh truyền thống = an ninhchính trị + an ninh quân sự = tồn tại chế độ cai trị + chủ quyền quốc gia + lợi íchquốc gia…

+ Sau đó khái niệm được mở rộng ra: An ninh quốc gia = an ninh cứng = anninh chính trị + an ninh quân sự + an ninh kinh tế + an ninh văn hóa tư tưởng

Trước khi hội nhập đa số quan điểm cho rằng an ninh quốc gia là việc bảo vệ

sự ổn định chế độ chính trị - xã hội, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập và các lợi ích kháccủa quốc gia và cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân trong phạm vi một quốc gia (4lĩnh vực: an ninh chính trị, an ninh quân sự; an ninh kinh tế; an ninh văn hóa tưtưởng, trong đó an ninh chính trị là cốt lõi) An ninh quốc gia cho đến nay thườngđược gọi là an ninh truyền thống hay “an ninh cứng”, chủ yếu sử dụng quyền lựcchính trị và vũ trang để đảm bảo an ninh

Tư duy mới về an ninh quốc gia

Nhiều học giả quốc tế và khu vực nhận định rằng đa số các quốc gia và chính phủ đang tiếp cận với tư duy mới về an ninh quốc gia bao gồm cả an ninh truyền thống (chủ yếu là an ninh chính trị và an ninh quân sự) và an ninh phi truyền thống (an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, doanh nghiệp, môi trường, năng lượng…)

Một thế trận an ninh quốc gia bền vững chắc phải cần đến một hệ thống tư duy và hành động thống nhất, kết hợp hài hòa cả an ninh truyền thống (an ninh cứng - hard security) với an ninh phi truyền thống (an ninh mềm - soft security) [27].

- Khái niệm về an ninh phi truyền thống (Non-Traditional Security)

+ Khái niệm mới xuất hiện và đang phát triển thêm nội hàm trong bối cảnhhội nhập toàn cầu mạnh mẽ, khủng bố, dịch bệnh, thảm họa thiên nhiên, khủnghoảng kinh tế - tài chính… tác động khu vực và toàn cầu…

Trang 25

+ Quan điểm của một số học giả quốc tế:

 An ninh truyền thống là an ninh cứng

 An ninh phi truyền thống là an ninh mềm

+ Theo GS Jorn Dosch: An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống làhai mặt của một đồng xu

+ Theo quan điểm của các tác giả thiết kế chương trình MNS

An ninh quốc gia = An ninh truyền thống + An ninh phi truyền thống, trong đó:Quốc gia = Nhà nước = Nhân dân làm chủ

Lợi ích quốc gia = Lợi ích nhà nước = Lợi ích nhân dân

An ninh quốc gia = An ninh nhà nước + An ninh nhân dân (An ninh nhân dân

mở rộng = An ninh con người (1 cá nhân, 1 nhóm, 1 cộng đồng nhỏ hay lớn) + Anninh doanh nghiệp (pháp nhân do nhóm người làm kinh doanh, có sức mạnh kinh tếgắn với quyền lực do tiền và sự giàu có mang lại…))

+ An ninh của một cá nhân là một trạng thái hay một mức độ mà ở đó trongmột không gian, thời gian và địa điểm cụ thể, một con người cảm thấy an toàn vềmặt tâm lý và trên thực tế cá nhân được an toàn và dự do

+ Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm an ninh phi truyền thống:

là an ninh của nhà nước, con người và doanh nghiệp (cách tiếp cận lấy con ngườilàm trung tâm)

Phương trình an ninh quốc gia, an ninh con người như sau:

- An ninh Quốc gia Việt Nam = Ổn định + Phát triển bền vững + Độc lập +Chủ quyền + Thống nhất + Toàn vẹn lãnh thổ

- An ninh con người = An toàn + Tự do + Phát triển

Trang 26

Bảng 1.1 So sánh quản trị an ninh truyền thống và quản trị an ninh phi truyền

thống

thống (ANTT)

An ninh phi truyền thống (ANPTT)

Điểm chung ANTT- ANPTT

Điểm mới ANPTT

Là an ninh của nhànước, con người vàdoanh nghiệp

(Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm)

Mối quan hệbiện chứng

(Hai mặt của một đồng xu)

Khái niệmmới khi hộinhập toàncầu

2 Mục tiêu

chính

Ổn định và pháttriển bền vữngcủa nhà nước,chế độ, độc lập,

thống nhất, lãnhthổ

Ổn định và pháttriển bền vững củanhà nước, conngười (cộng đồng)

và doanh nghiệp

Mối quan hệbiện chứng

Phát triểntheo xu thếhội nhậptoàn cầu

3 Chủ thể

chính

Con người/ Cộngđồng

Doanh nghiệp

Mối quan hệbiện chứng

Đổi mớinhận thức

4 Công cụ

chính

Quân độiCông anDân quân tự vệ

Sức mạnh vànguồn lực nhànước

Sức mạnh, nguồnlực cộng đồngSức mạnh vànguồn lực doanhnghiệp

Mối quan hệbiện chứng

Thay đổinhận thứcPhải chủđộng

5 Tác động Sự tồn tại của Quốc tế(*VD: An Mối quan hệ Tác động đa

Trang 27

trực tiếp Đảng cầm quyền

và thể chế nhànước do Đảngcầm quyền quyếtđịnh

ninh mạng)Khu vực (*VDĐói, Dịch bệnh…)Nhà nước

Con người/Cộngđồng

Doanh nghiệp

biện chứng chiều, đa

mức độ, đacấp độ, đalĩnh vực,xuyên biêngiới

Nguồn: Tài liệu của các tác giả Nguyễn Văn Hưởng,

Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi, 2015

b) Khái niệm an toàn quỹ ốm đau, thai sản:

An toàn quỹ ốm đau, thai sản được biểu hiện bởi mối quan hệ tỷ lệ bằngnhau hoặc tương đương giữa số tiền thu và số tiền chi từ quỹ ốm đau, thai sản trongmột thời kỳ nhất định (tổng số thu của quỹ không được nhỏ hơn tổng số chi của quỹhoặc ít nhất tổng số thu phải bằng tống số chi của quỹ) Ngoài ra, quỹ phải đượcquản lý, sử dụng đúng quy định của pháp luật và không bị lạm dụng, trục lợi hoặc bịthất thoát, lãng phí trong quá trình tổ chức thực hiện

Quản lý quỹ là sự tác động của các chủ thể quản lý đến đối tượng và kháchthể quản lý trong các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra sự vận độngcủa quỹ nhằm đạt được mục tiêu đề ra, góp phần đảm bảo bền vững tài chính của hệthống BHXH

Do vậy, để đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản thì nguồn quỹ không nhữngphải được quản lý chặt chẽ ngay từ nguồn thu, bao gồm các hoạt động xác định đốitượng tham gia, thu đóng góp đầy đủ, kịp thời; quản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹtrong các hoạt động chi trả các chế độ BHXH đúng đối tượng, đúng mức hưởng vàthời gian hưởng, mà còn thực hiện việc cân đối quỹ và dự báo quy mô quỹ trongtrung hạn và dài hạn để quản lý, sử dụng một cách hiệu quả với mục tiêu cao nhất làbảo đảm đầy đủ các quyền lợi chính đáng cho NLĐ

1.2 Yếu tố đảm bảo an toàn quỹ độ ốm đau, thai sản

Việc xem xét các yếu tố đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thái sản là rất cầnthiết Các yếu tố đảm bảo bảo an toàn quỹ cần được xem xét dưới giác độ quy định

Trang 28

chung của các công ước quốc tế, tuy nhiên, các nhân tố môi trường trong nước cũngkhông kém phần quan trọng Có nhiều yếu tố đảm bảo an toàn quỹ, nhưng có một

số yếu tố chính sau:

1.2.1 Cơ chế chính sách về BHXH liên quan quỹ ốm đau, thai sản

Chính sách BHXH về chế độ ốm đau thai sản là một hợp phần trong chínhsách BHXH của hầu hết các quốc gia Hệ thống chính sách BHXH thường bao gồmnhiều chế độ khác nhau, số lượng các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiệnphụ thuộc vào trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống chính sáchBHXH, quỹ BHXH cũng như các quỹ thành phần trong từng thời kỳ của mỗi nước.Tuy nhiên, trong bất kỳ hệ thống chính sách BHXH nào cũng cố gắng thực hiệnnhững chế độ chủ yếu để đảm bảo đời sống về vật chất, tinh thần cho NLĐ khi đanglàm việc và cả khi không còn KNLĐ Theo ILO, thì hiện nay các chế độ BHXH cơbản bao gồm:

Cơ chế chính sách về BHXH liên quan quỹ ốm đau, thai sản là hệ thống cácquy định cụ thể và chi tiết của pháp luật để tổ chức thực hiện các chính sách BHXH

về ốm đau, thai sản đối với NLĐ Nói cách khác, đó là hệ thống các quy định được

Trang 29

pháp luật hoá về đối tượng, mức đóng, điều kiện để được hưởng, mức hưởng, thờihạn hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp đối với từng chế độ BHXH.

Ốm đau,thai sản

độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức

tiền lương đóng BHXH của tháng đó

+ NLĐ hưởng tiếp chế độ ốm đau mức hưởng được quy định như sau:

 Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉviệc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

 Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉviệc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

 Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉviệc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm

Trang 30

+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trongtháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

Với quy định về mức đóng, hưởng của chế độ ốm đau, thai sản như trên, cóthể thấy tỉ lệ mức hưởng đang cao hơn mức đóng nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhấtcho NLĐ Tuy nhiên, để duy trì tỉ lệ mức hưởng như hiện tại thì dễ dẫn đến mất cânđối và không đảm bảo an toàn cho quỹ ốm đau, thai sản

b) Hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ:

Trong các yếu tố đảm bảo an toàn quỹ độ ốm đau, thai sản thì hoạt động đầu tưquỹ có một vị trí hết sức quan trọng Đối với hoạt động đầu tư có đặc điểm là sử dụngmột khối lượng lớn các nguồn lực và kết quả của nó thường phát huy tác dụng lâu dài,

có ảnh hưởng rất đa dạng đối với nền kinh tế Tuy nhiên, những sai lầm trong quyếtđịnh đầu tư cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho từng doanhnghiệp, tổ chức cũng như toàn xã hội

Xuất phát từ nhiều lý do đòi hỏi quỹ ốm đau, thai sản phải được đem đi đầu

tư nhằm mục đích tăng trưởng quỹ Việc quản lý điều hành tăng trưởng quỹ phảiđảm bảo nguyên tắc bảo toàn được vốn, không làm vốn bị tổn thất, còn phải làmcho vốn sinh lợi

- Hoạt động đầu tư từ quỹ ốm đau, thai sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau:+ An toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư

+ Có khả năng thanh khoản cao

+ Phải có lãi

+ Hạn chế tối đa các khoản vay khó có khả năng thu hồi

Trang 31

+ Phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ ốmđau, thai sản phát sinh.

- Các hình thức đầu tư được quy định tại Luật BHXH 2014:

+ Mua trái phiếu Chính phủ

+ Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàngthương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhànước Việt Nam

+ Cho ngân sách nhà nước vay

Việc lựa chọn các hình thức đầu tư phải linh hoạt, đa dạng nhưng phải đảmbảo tuân thủ theo nguyên tắc đảm bảo yếu tố an toàn lên hàng đầu Thực hiện tốtviệc đầu tư vốn nhàn rỗi, quỹ ốm đau, thai sản không chỉ có tác dụng bảo toàn vàphát triển vốn mà còn bảo đảm quyền lợi cho NLĐ được ổn định, bền vững Tuynhiên, do các hình thức đầu tư như mua trái phiếu Chính phủ, gửi tiền tại các ngânhàng có xếp loại tín nhiệm cao,… chưa phong phú, lợi nhuận thấp nên hiệu quả củaviệc đầu tư là chưa cao

Có thể thấy việc đảm bảo an toàn quỹ ốm đau thai sản có quan hệ mật thiết,ràng buộc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơ chế chính sách BHXH về chế độ ốmđau, thai sản Do tính chất quan trọng của vấn đề đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thaisản là yếu tố gắn liền với vấn đề chính sách, có tác động trực và liên quan tiếp đếnmột lực lượng lao động đông đảo trên cả nước, liên quan đến nhiều chủ thể thực thichính sách về BHXH, có nhiều mối quan hệ lợi ích đan xen, phụ thuộc, mâu thuẫnnhau khi thực thi chính sách Do đó, yêu cầu về đổi mới, hoàn thiện cơ chế chínhsách thuộc lĩnh vực BHXH, đặc biệt là quản lý sử dụng quỹ ốm đau, thai sản là hếtsức quan trọng và cấp thiết Vì vậy, việc xây dựng, thiết kế chính sách đảm bảo tínhđồng bộ với cơ chế quản lý kinh tế - xã hội có liên quan như chính sách lao động vàviệc làm, chính sách thu nhập, tiền lương, tiền công, chăm sóc y tế, và các chínhsách kinh tế - xã hội khác Bởi vì, chính sách cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đấtnước, nó phải phù hợp, tối ưu nhất với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, phù hợp với mức độ phát triển của từng loại lao động (ít hay nhiềuchế độ BHXH) có như vậy quỹ ốm đau, thai sản mới tồn tại và phát triển vững chắc,

Trang 32

phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đồng thời, thường xuyên tăngcường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp ban, ngành về công tácASXH, đặc biệt là lĩnh vực BHXH.

1.2.2 Việc thực hiện chính sách BHXH về chế độ ốm đau, thai sản

1.2.2.1 Công tác thu BHXH bắt buộc

Trong những năm qua, BHXH Việt Nam luôn cố gắng phấn đấu thực hiện tốtcông tác thu BHXH bắt buộc (trong đó bao gồm chế độ ốm đau, thai sản) để đảmbảo thu đúng, thu đủ và hạn chế số nợ tiền đóng BHXH Việc thu BHXH để đảmbảo việc chi trả đầy đủ các chế độ BHXH cho người tham gia Tuy nhiên, hiện naycông tác thu BHXH bắt buộc cũng còn gặp nhiều khó khăn, việc các đơn vị, doanhnghiệp cố tình trốn đóng, chậm đóng và nợ BHXH đã làm ảnh hưởng không nhỏđến việc hoạch toán thu chi của cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện và ảnhhưởng đến việc chi trả các chế độ cho NLĐ tham gia BHXH Mặt khác, cơ chếchính sách về các chế độ BHXH cũng thường xuyên được thay đổi (như thay đổi vềmức đóng vì thay đổi mức tiền lương, tiền công của NLĐ, đã ảnh hưởng đến mứchưởng các chế độ của người tham gia BHXH,…) đã ảnh hưởng không nhỏ đến côngtác thu, mở rộng đối tượng tham gia BHXH

Có thể thấy, quỹ ốm đau, thai sản có được an toàn hay không thì phụ thuộcnhiều vào số thu BHXH bắt buộc trong năm bằng hoặc lớn hơn số chi quỹ trongnăm đó Vì vậy, công tác thu là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến antoàn quỹ ốm đau, thai sản

1.2.2.2 Công tác giải quyết hưởng các chế độ BHXH

Việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH về ốm đau, thai sản trong thời gianqua được cơ quan BHXH thực hiện kịp thời, đúng quy định và đã đáp ứng được yêucầu của NLĐ, thân nhân NLĐ Trong công tác giải quyết hưởng các chế độ ốm đauthai sản cho NLĐ còn phụ thuộc vào việc phối hợp với các cơ sở y tế, ĐVSDLĐ vàđặc biệt là các quy định về chính sách, chế độ cho NLĐ Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện chính sách cũng có nhiều thay đổi, công tác phối hợp giữ cơ quan BHXHvới các cơ sở y tế trong việc trao đổi, chia sẽ dữ liệu về KCB còn hạn chế, việc tuânthủ pháp luật của NLĐ, NSDLĐ còn chưa tốt Mặt khác, trong quá trình tổ chức

Trang 33

thực hiện vẫn còn một số cán bộ chính sách của cơ quan BHXH do hạn chế về mặtchuyên môn, đạo đức đã cố tình giải quyết không đúng quy định cho một số đốitượng là người thân, quen… để được hưởng chế độ từ BHXH, lạm dụng, trục lợiquỹ ốm đau, thai sản Vì vậy, công tác giải quyết hưởng các chế độ BHXH cũng đãảnh hưởng không nhỏ và trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản.

1.2.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao về công tác thanh tra, kiểm tra của

cơ quan BHXH đã được quy định tại Luật BHXH 2014, trong đó quy định cơ quanBHXH có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN.BHXH Việt Nam đã chủ động xây dựng các văn bản quy định về công tác thanh tra,kiểm tra để làm cơ sở tổ chức thực hiện trong toàn ngành, hàng năm, xây dựng cácchương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành Thông qua, việc kiểmtra, thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm từ phía cơ quan thực hiện trong giải quyếtchính sách cũng như từ phía người tham gia, cụ thể như việc lạm dụng, trục lợi quỹ

ốm đau, thai sản từ những khe hở của chính sách pháp luật và việc cố tình làm giảmạo hồ sơ, chứng từ thanh toán, trốn đóng… từ NLĐ, ĐVSDLĐ đã ảnh hưởng đếnnguồn quỹ BHXH do của cơ quan BHXH đang quản lý Các quy định về công tácthanh tra, chế tài xử phạt còn chưa đầy đủ, như chưa có quy định về chức năngthanh tra hưởng chế độ BHXH, do đó có trường hợp hưởng sai chế độ nhưng chưaphát hiện kịp thời; việc phối hợp thanh tra, kiểm tra của các cơ quan từ trung ươngđến địa phương hiệu quả còn hạn chế

Từ kết quả của việc kiểm tra, thanh tra đã giúp cho Ngành BHXH trong việcchỉ đạo, chấn chỉnh khắc phục các tồn tại hạn chế của việc quản lý sử dụng quỹ ốmđau, thai sản để từ đó tham mưa, đề xuất cho Chính phủ, Quốc hội kịp thời điềuchỉnh, bổ sung các quy định và ban hành các chính sách mới đáp ứng được yêu cầuthực tiễn trong tổ chức thực hiện

Có thể thấy công tác kiểm tra, thanh tra là một yếu tố đã góp phần quan trongtrong việc đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản

Trang 34

1.2.2.4 Công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa Ngành BHXH Trong những năm qua, ngành BHXH đã phối hợp chặt chẽ vớicác Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan thông tấnbáo chí ở Trung ương và địa phương để công tác tuyên truyền đạt được nhiều kếtquả quan trọng Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chế độ

ốm đau, thai sản đến NLĐ và NSDLĐ để họ nắm rõ hơn về chính sách ốm đau, thaisản, đồng thời giúp họ thay đổi nhận thức và thực hiện tốt ngày càng tốt hơn, gópphần ổn định và phát triển bền vững các chính sách BHXH và đảm bảo an toàn quỹ

ốm đau, thai sản trong dài hạn

Để thực hiện tốt các chính sách BHXH về ốm đau, thai sản thì nhận thức và

sự phối hợp của NLĐ, NSDLĐ là hết sức quan trọng Tuy nhiên, hiện nay vẫn cònmột bộ phận không nhỏ NLĐ, NSDLĐ đã lợi dụng những khe hở của pháp luật, cốtình làm trái quy định để lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau, thai sản Nhận thức đượcđiều này, BHXH Việt Nam đã thường xuyên đổi mới các hình thức tuyên truyền,vận động đến sát với NLĐ, NSDLĐ để khuyến khích, động viện họ tham gia vàtuân thủ, chấp hành đúng các quy định của pháp luật

1.2.2.5 Cải cách thủ tục hành chính

Xác định được tầm quan trọng của việc cải cách TTHC, trong đó ứng dụngCNTT đóng vai trò hết sức quan trọng và được xác định là giải pháp hữu hiệu nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành BHXH, mang lại sự thuận lợi cho ngườidân và doanh nghiệp Cải cách TTHC phải lấy người dân làm trung tâm, hướng tớimục tiêu là sự hài lòng của cá nhân, tổ chức Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam

đã đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng CNTT giúp cho công tác quản lý BHXH

về chế độ ốm đau, thai sản được thuận tiện hơn, minh bạch hơn, đẩy lùi các hành vilạm dụng làm thất thoát quỹ quỹ ốm đau, thai sản

1.2.2.6 Công tác dự báo cân đối quỹ

Cùng với sự phát triển của Ngành BHXH, công tác thống kê và phân tích dựbáo cân đối quỹ ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, bởi lẽ nó đóng vai tròhết sức quan trọng trong quản lý và chỉ đạo điều hành Thông qua việc thống kê dự

Trang 35

báo, các nhà quản lý mới có thể lập kế hoạch phát triển trong tương lai cũng như dựbáo xu hướng biến động và phát triển của các hiện tượng và các quá trình kinh tế -

xã hội trong lĩnh vực BHXH nói chung và quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ

ốm đau, thai sản Điều đó đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan BHXH là phải

dự báo được khả năng cân đối quỹ BHXH trong ngắn hạn cũng như trung hạn vớinhiều yếu tố kinh tế xã hội luôn chuyển động theo từng năm tháng tác động đến khảnăng đảm bảo an toàn quỹ ốm đau và thai sản

Dự báo về nguồn hình thành quỹ BHXH trong từng giai đoạn (ngắn hạn vàtrung hạn) được thực hiện trên cơ sở dự báo về thị trường lao động, về tình hìnhphát triển kinh tế - xã hội của quốc gia theo từng thời kỳ để xác định đối tượng thamgia, mức đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia, cũng như các nguồn thuhợp pháp khác và sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có) vào quỹ BHXH

Dự báo về nguồn chi từ quỹ BHXH trong cùng thời kỳ dựa trên cơ sở sự pháttriển của nền kinh tế, ổn định xã hội, biến động về số người thụ hưởng chính sách

và mức hưởng, thời gian hưởng các chế độ BHXH theo quy định, đảm bảo chi trả kịpthời cho người thụ hưởng chế độ, giúp họ ổn định cuộc sống trong những thời kỳ dự báo.Thông qua hoạt động quản lý cân đối quỹ BHXH nhằm dự báo tình hình hoạt động thu,chi trong khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh chính sách, chế độ BHXH Có thểthấy hoạt động dự báo quảy lý quỹ hết sức quan trọng trong việc đánh giá mức độ antoàn quỹ, nó giúp cho việc quản lý, sử dụng quỹ một cách hiệu hơn quả với mục tiêu caonhất là bảo đảm đầy đủ các quyền lợi chính đáng cho NLĐ

Trong nhiều năm qua, Ngành BHXH luôn coi trọng công tác phân tích dựbáo, cân đối quỹ và cũng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của cộng đồng thếgiới thông qua việc tài trợ, chuyển giao nhiều mô hình tính toán, dự báo, cân đốiquỹ Tuy nhiên cho đến nay, trước những thay đổi lớn về chính sách BHXH, nhất lànhững thay đổi trong quan hệ đóng – hưởng của chế độ BHXH cũng như thay đổi

về việc mở rộng và tăng nhanh số người tham gia BHXH và đặc biệt chú trọng đếnviệc điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu cho lao động nam và nữ với những lộ trình khácnhau Bên cạnh đó, những thay đổi về nguồn dữ liệu đầu vào, nhất là nguồn dữ liệu

về chi tiết từng người tham gia BHXH với độ tuổi, giới tính, khu vực làm việc (nhà

Trang 36

nước,tư nhân), mức lương tham gia đóng BHXH và thời gian đã tham gia đóngBHXH… đang được BHXH Việt Nam thu thập và cập nhật đã dẫn đến yêu cầu cầnphải hoàn thiện mô hình phân tích dự báo, cân đối quỹ hiện tại nhằm có được một

mô hình phân tích, dự báo tin cậy hơn và giúp người vận hành dễ dàng xử lý cáctình huống về thay đổi chính sách BHXH trước mắt cũng như tương lai

Nguyên tắc cơ bản quản lý quỹ BHXH là phải cân đối thu với chi, chính vìvậy đòi hỏi cơ quan quản lý quỹ BHXH phải tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sửdụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư sinh lợi cóhiệu quả, quỹ được bảo toàn và phát triển để có điều kiện bảo đảm quyền lợi choNLĐ hoặc giảm được sự hỗ trợ của Nhà nước Cân đối quỹ BHXH là biểu hiện mốiquan hệ bằng nhau hoặc tương đương giữa hai đại lượng thu và chi, đồng thời làbiểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành thu và chi của quỹ BHXHtrong một thời kỳ nhất định

Quan hệ tỷ lệ này phải được thể hiện:

- Tổng số thu của quỹ không được nhỏ hơn tổng số chi của quỹ, ít nhất tổng

số thu phải bằng tống số chi của quỹ mới đảm bảo đủ kinh phí chi trả cho các chế

độ BHXH

- Các yếu tố cấu thành của hai đại lượng thu chi được hình thành theo những

tỷ lệ nhất định từ các nội dung cụ thể của từng đại lượng thu, chi Ví dụ yếu tố cấuthành đại lượng thu là các nguồn hình thành thu gồm: thu từ các đối tượng tham giaBHXH, thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng, thu từ nguồn tài trợ và viện trợ… Từngnguồn thu này hình thành một mối quan hệ tỷ lệ so với tổng thu và quan hệ tỷ lệgiữa các nguồn thu Các yếu tố cấu thành đại lượng chi chính là các nội dung chicủa quỹ như: chi trả các chế độ BHXH, chi quản lý hành chính, chi đầu tư…Các nộidung chi này hình thành các tỷ lệ so với tổng số chi, trong đó tỷ lệ chi lớn nhất làchi trả các chế độ BHXH

Như vậy, để đảm bảo cân bằng quỹ ốm đau thai sản thì tổng số thu của quỹ

ốm đau, thai sản phải bằng hoặc lớn hơn tổng số chi quỹ ốm đau, thai sản

Ngoài các yếu tố đã phân tích ở trên thì yếu tố khách quan cũng có tác độngkhông nhỏ đến việc đảm bảo an toàn quỹ độ ốm đau, thai sản như: yếu tố về dân số,

Trang 37

lao động (cơ cấu về giới, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, cơ cấu về độ tuổi…) và các yếu tốkhác như môi trường, dịch bệnh, sức khỏe… cũng ảnh hưởng gián tiếp và có tácđộng cả mặt tích cực lẫn tiêu cực đến việc ban hành và thực hiện các chính sách vềchế độ ốm đau, thai sản và đặc biệt là nguồn quỹ ốm đau, thai sản của BHXH ViệtNam Ví dụ: tỷ lệ lao động nữ trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tăng cao ởmột giai đoạn cụ thể (trong 1 năm) thì khả năng cao số người đề nghị giải quyếthưởng các chế độ thai sản sẽ có xu hướng tăng lên, theo đó khoản kinh phí để chitrả cũng sẽ tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ ốm đau, thai sản (bị bội chi, sốchi cao hơn số thu dẫn đến mất cân đối quỹ).

1.3 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản

Để đánh giá mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản thì có rất nhiều tiêu chí, tuy nhiên, các tiêu chí sau được xem là quan trọng nhất

1.3.1 Tỷ lệ người hưởng/tỷ lệ người tham gia

Đây là tiêu chí quan trọng để phản án mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thaisản, vì nó là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển quỹ ốm đau,thai sản Số người tham gia đóng góp vào quỹ càng nhiều, quỹ ốm đau, thai sảncàng có điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của ngườitham gia BHXH khi ốm đau, bệnh tật, lao động nữ mang thai, sinh con và cho NLĐnói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, Số người tham gia vào quỹ ốm đau, thai sảnphụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có hai yếu tố chủ yếu sau đây:

1.3.1.1 Số người tham gia BHXH về chế độ ốm đau, thai sản

Chế độ BHXH về ốm đau, thai sản cũng như các loại bảo hiểm khác đều chịu

sự chi phối của quy luật số đông bù số ít Nội dung chính của quy luật là số đôngngười tham gia BHXH về ốm đau, thai sản để chia sẽ, hỗ trợ cho số ít người khôngmay bị ốm đau, bệnh tật, thai sản Vì vậy càng có nhiều người tham gia BHXH về

ốm đau, thai sản thì càng có điều kiện tăng thu của quỹ ốm đau, thai sản Ở nước ta

đã vận dụng quy luật này tương đối thành công, chỉ tiêu biểu hiện của thành công

đó là đã duy trì, tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ quỹ ốm đau, thai sản nói riêng

và hoạt động ASXH nói chung Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chính sáchBHXH, BHYT, từng bước mở rộng đối tượng tham gia chế độ BHXH về ốm đau,

Trang 38

thai sản, tăng nhanh số người tham gia Mặt khác, quỹ ốm đau, thai sản vừa mangtính chất bồi hoàn và không bồi hoàn Tính bồi hoàn được thể hiện, người tham giaBHXH về ốm đau, thai sản đóng một số tiền nhất định trong một thời gian, trongthời gian đó người tham gia BHXH về ốm đau, thai sản không may bị ốm đau, bệnhtật thì được quỹ ốm đau, thai sản chi trả Khoản chi trả đó có thể nhỏ hơn hoặc lớnhơn khoản đóng góp Nhưng nếu trong thời gian đó, người tham gia BHXH về ốmđau, thai sản không bị ốm đau thì không được quỹ chi trả Đó là tính bồi hoàn vàkhông bồi hoàn của quỹ ốm đau, thai sản Do đặc điểm đó nên số thu của quỹ ốmđau, thai sản chưa thể giải quyết được sự an toàn tuyệt đối của quỹ, kể cả trongtrường hợp số thu của quỹ thời kỳ sau lớn hơn thời kỳ trước Tính an toàn của quỹ

ốm đau, thai sản chỉ có thể được thực hiện khi số thu của quỹ trong năm bằng hoặclớn hơn số chi của quỹ trong năm (hoặc theo từng khoảng thời gian nhất định) Và

so sánh một cách tương đối giữa hai thời điểm khác nhau, tốc độ tăng thu phải lớnhơn tốc độ tăng chi thì khả năng an toàn của quỹ mới có thể được thực hiện Vì vậy,

đi đôi với việc tính toán tăng trưởng số người tham gia, còn phải xem xét đến mứcđóng BHXH về chế độ ốm đau, thai sản, cụ thể:

1.3.1.2 Mức đóng BHXH về chế độ ốm đau, thai sản

Mức đóng BHXH về ốm đau, thai sản cũng là nhân tố quyết định đến số thucủa quỹ ốm đau, thai sản Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH 2014 mức đóngBHXH được quy định bằng tỷ lệ % trên tiền lương hoặc tiền công tùy từng đối tượng,

cụ thể đối với chế độ ốm đau, thai sản NSDLĐ đóng góp 3% trên tiền lương hoặc tiềncông của NLĐ Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH về ốm đau, thaisản, các nước đều quan tâm đến mức đóng BHXH về ốm đau, thai sản Tuy nhiên, ởcác nước khác nhau, thì mức đóng cũng khác nhau Đối với nước ta, mức đóngBHXH về ốm đau, thai sản hiện hành theo quy định của pháp luật đang là vấn đề cầnphải xem xét điều chỉnh, vì mức đóng chưa tương xứng với mức hưởng và đây cũng

là lý do dễ xảy ra của việc mất cân đối quỹ ốm đau, thai sản trong thời gian không xa

Để đảm bảo cân đối quỹ ốm đau, thai sản điều tất yếu là phải xem xét cả hai nhân tố

Đó là, vừa phải bằng mọi cách để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng nhanh sốngười tham gia Đồng thời, phải xem xét tăng dần mức đóng BHXH về ốm đau, thai

Trang 39

sản Trong điều kiện thu nhập của NLĐ ở nước ta chưa cao, đời sống đang còn khókhăn thì một lúc không thể tăng cao mức đóng BHXH, mà phải tăng dần, cân đối hàihòa giữa mức đóng và mức hưởng của người tham gia BHXH.

Số tiền phải đóng BHXH bắt

Tiền lương, tiềncông tháng và cáckhoản bổ sung khác(nếu có)

x Mức đóng (%)

Công thức tính tiền phải đóng (nộp) BHXH của một NLĐ theo tháng

1.3.2 Tỷ lệ chi/thu quỹ ốm đau, thai sản

Để có cơ sở cho việc phân tích tỷ lệ chi/tỷ lệ thu ta cần hiểu và nắm được cáckhoản thu và chi từ quỹ BHXH, gồm:

- Các khoản thu vào quỹ ốm đau, thai sản, gồm: tỷ lệ đóng góp của NSDLĐvào quỹ ốm đau, thai sản là 3% (trên tiền lương hoặc tiền công của NLĐ tham giaBHXH bắt buộc)/tổng số người tham gia cộng với các khoản khoản thu hợp phápkhác và sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có)

- Các khoản chi từ quỹ ốm đau, thai sản, gồm: kinh phí chi trả các chế độ ốmđau, thai sản cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên cơ sở chế độ hưởng, mứchưởng và thời gian hưởng của người tham gia

Theo số liệu tổng hợp của BHXH Việt Nam [4]:

Số thu BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản năm 2017 tăng 13% so vớinăm 2016, năm 2018 tăng 14% so với năm 2017 Số chi từ quỹ ốm đau, thai sảntrong năm 2017 chi trả các chế độ ốm đau, thai sản tăng 15% so với năm 2016, tương

tự năm 2018 tăng 16% so với năm 2017

Với số liệu nêu trên có thể thấy số thu và chi quỹ ốm đau, thai sản tăng dầnqua từng năm với tỷ trọng gần như tương đương nhau, như vậy quỹ ốm đau, thai sảnvẫn được giữ ở mức độ cân bằng và đảm bảo khả năng chi trả các chế độ cho NLĐtham gia BHXH bắt buộc Ở nước ta hiện nay vẫn đang trong quá trình phát triển kể

về tăng số đối tượng tham gia BHXH, điều chỉnh quan hệ đóng hưởng, nhưng việctăng cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa số thu và số chi BHXH là sự phát triển

Trang 40

đáng mừng và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới cũng như kỳ vọng của Đảng

và Nhà nước ta về phát triển BHXH ở Việt Nam

Như vậy, việc đảm bảo an toàn của quỹ ốm đau, thai sản phụ thuộc rất nhiềuvào tỷ trọng giữa số thu và số chi của quỹ Quỹ ốm đau, thai sản chỉ thực sự an toànkhi số chi bằng hoặc thấp hơn số thu BHXH bắt buộc

1.3.3 Số dư quỹ ốm đau, thai sản

Số dư quỹ hay còn gọi là kết dư quỹ ốm đau, thai sản là chênh lệch lớn hơngiữa tổng số thu so với tổng số chi sau khi kết thúc năm tài chính

Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, số kết dư lũy kế từng năm củaquỹ ốm đau, thai sản cho xu hướng giảm nhẹ qua các năm Tổng số dư lũy kế hàngnăm giảm khoảng 5% trong giai đoạn từ 2016 đến 2018 Nếu trong năm 2016, số quỹ

ốm đau, thai sản kết dư là 14.138 tỷ đồng thì đến năm 2018, số quỹ kết dư ước đạt13.501, giảm 5% so với năm 2016 [4]

Với số kết dư quỹ ốm đau, thai sản giảm dần theo các năm tuy không lớnnhưng qua đó có thể đánh giá rằng quỹ ốm đau, thai sản đang phải thực hiện việc chitrả các chế độ cho NLĐ năm sau nhiều hơn năm trước và nguồn quỹ sẽ bị giảm dần

sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn của quỹ trong dài hạn

Mặc dù số kết dư quỹ không phải là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo antoàn của quỹ ốm đau, thai sản Tuy nhiên, nếu quản lý, sử dụng tốt nguồn quỹ kết dưthì đây chính là nguồn quỹ có thể đem đi đầu tư để tăng trưởng cho dài hạn

1.3.4 Tỷ lệ nợ/số phải thu BHXH bắt buộc

Theo quy định của Luật BHXH 2014, nợ tiền đóng BHXH là tình trạngNSDLĐ không đóng, chậm đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng khôngđúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộctheo quy định cho cơ quan BHXH từ 30 ngày trở lên Nếu ĐVSDLĐ nợ tiền đóngBHXH bắt buộc lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bắt buộc bình quân của 03 tháng thì

đó là nợ tồn đọng Công thức xác định như sau:

Tỷ lệ nợ tiền đóng

=

Số tiền nợ BHXH bắt buộc

x 100BHXH bắt buộc (%)

Số tiền phải đóng BHXH bắt buộc

Ngày đăng: 09/01/2020, 12:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phạm Đình Thành (2009),“Nghiên cứu xây dựng mô hình cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam, Đề án khoa học cấp ngành, Bảo hiểm xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xây dựng mô hình cân đối quỹ Bảohiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Đình Thành
Năm: 2009
6. TS. Đỗ Văn Sinh (2010)“Đánh giá hoạt động quỹ BHXH, BHYT; tính toán dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”, Đề án khoa học cấp ngành, Bảo hiểm xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá hoạt động quỹ BHXH, BHYT; tínhtoán dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”
7. TS. Phạm Lương Sơn (2012)“Thực trạng và giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế”, Đề tài khoa học cấp ngành, Bảo hiểm xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và giải pháp phòng chống lạmdụng quỹ Bảo hiểm y tế”
25. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (1952), Công ước về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội, Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về quy phạm tối thiểuvề an sinh xã hội
Tác giả: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
Năm: 1952
27. Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, PTS.TS. Bùi Văn Nam và PGS.TS. Hoàng Đình Phi (2015-2016) Tài liệu môn học Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu môn học Tổng quan vềquản trị an ninh phi truyền thống
28. PGS.TS. Hoàng Đình Phi (2015) Tài liệu môn học Quản trị rủi ro và an ninh doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu môn học Quản trị rủi ro và anninh doanh nghiệp
29. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2010) Giáo trình Bảo hiểm xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Bảo hiểm xã hội
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 20 - NQ/TW ngày 01/6/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Hà Nội Khác
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2016 Khác
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2017 Khác
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2018 Khác
8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016), Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016, Quyết định về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội Khác
9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, Quyết định ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BH Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Khác
10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động Thương binh – Xã hội về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH giai đoạn 2016- 2018 Khác
11. Chính phủ (2013), Quyết định 1215/QĐ-CP ngày 23/07/2013 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 Khác
12. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 Khác
13. Bộ Chính trị (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018, về cải cách chính sách BHXH Khác
15. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014-QH13 ngày 20/11/2014 Khác
16. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc Khác
17. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2017), Báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính Trị Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w