Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thị Kim Nhung Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Vũ Quang
Quy chế pháp lý về sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thị Kim Nhung Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Vũ Quang Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Hệ thống hóa pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa. Nhận diện các đặc trưng cơ bản của mảng pháp luật đối với Sở giao dịch hàng hóa. Đánh giá thực trạng và chỉ ra những hạn chế, tồn tại của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa. Đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về mua Sở giao dịch hàng hóa. Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Sơ ̉ giao di ̣ ch; Hàng hóa Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu, đất đai cũng như nguồn nhân lực - 80% dân số sống tập trung ở vùng nông thôn, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp bởi vậy nền nông nghiệp có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển hàng hóa nông nghiệp là tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch - vấn đề tồn tại từ lâu vẫn chưa được giải quyết để tận dụng tối đa những lợi thế về mặt hàng nông nghiệp này. Thị trường tiêu thụ hàng hóa này không ổn định, sản phẩm sản xuất ra nhiều khi không tiêu thụ được hoặc tiêu thu với giá “bèo”, điều này làm cho một số người dân không mặn mà với việc đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã hình thành và xây dựng các trung tâm mua bán hàng hóa giao sau gọi là Sở giao dịch hàng hóa. Sự ra đời của Sở giao dịch hàng hóa đã giải quyết được phần nào những vướng mắc mà cả người sản xuất và nhà đầu tư gặp phải. Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa của một số nước đã tồn tại từ lâu, ví dụ như: Sở giao dịch hàng hóa Chicago năm 1848, Sở giao dịch hành hóa Sydney thành lập vào năm 1960, sàn giao dịch nông sản Đại Liên (Trung Quốc) thành lập từ năm 1993….Ở Việt Nam đến năm 2002 mới có Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên khai trương nhưng giao dịch trên sở này trầm lắng và một số sở khác ra đời tuy nhiên đều hoạt động ở mức chỉ được một hai phiên giao dịch. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chuẩn bị cho tiến trình hội nhập trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như việc giải quyết yêu cầu của thị trường hàng hóa nông nghiệp, thời gian qua đã có những Sở giao dịch hàng hóa ra đời, tuy nhiên hoạt động của các sở này không mấy hiệu quả. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hình thức mới ở Việt Nam, lần đầu tiên được quy định một cách chính tắc trong Luật Thương mại 2005 với 11 Điều khoản và được hướng dẫn bởi các văn bản dưới luật, nghị định 158/2006/ NĐ-CP và thông tư 03/2009/TT-BCT. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là phương thức giao dịch cần thiết và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay hoạt động này còn chưa phổ biến, các Sở giao dịch hàng hóa ra đời ở nước ta nghèo về chuẩn và lỏng lẻo về pháp lý. Quy định của pháp luật còn mờ nhạt, còn nhiều hạn chế, chưa tìm được mô hình hài hòa, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của giới doanh nghiệp, nhà kinh doanh nhỏ lẻ lẫn tổ chức đầu tư quy mô lớn. Để có Sở giao dịch hoạt động hiệu quả cần có những hành lang pháp lý đầy đủ.Vì vậy tác giả chọn đề tài “Quy chế pháp lý pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa cũng như một số khía cạnh trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch như: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của Thạc sỹ Bùi Thanh Lam, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, “Các chủ thể tham gia trên Sở giao dịch hàng hóa” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Yến, giảng viên Trường Đại Học Luật Hà Nội, “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” của Tiến Sỹ Nguyễn Việt Tý – giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, Luân văn tốt nghiệp cử nhân của Phạm Chí Dũng, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Quỳnh Liên nghiên cứu về Mua bán hàng hóa , tuy nhiên các công trình nghiên cứu đều tập trung vào một khía cạnh nhất định của lĩnh vực này. Chưa có đề tài nào nghiên cứu quy chế pháp lý giành cho Sở giao dịch hàng hóa. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài giới hạn trong các quy định của pháp luật hiện hành về Sở giao dịch hàng hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên cứu Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; - Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: + Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lịch sử ; + Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu 5.1 Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, có cái nhìn tổng quát về thị trường hàng hóa giao sau và nêu lên những vấn đề còn bất cập và phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đối về Sở giao dịch hàng hóa. 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Bản Luận văn này theo đuổi những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa; - Nhận diện các đặc trưng cơ bản của mảng pháp luật đối với Sở giao dịch hàng hóa; - Đánh giá thực trạng và chỉ ra những hạn chế, tồn tại của quy chế pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa; - Đề xuất các kiến nghị góp phần hoàn thiện mảng pháp luật về mua Sở giao dịch hàng hóa. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Luận văn khái quát tổng thể khung pháp lý về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, nêu lên những vấn đề còn bất cập trong khung pháp lý. Từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về Sở giao dịch và hoạt động thực tiễn của Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về Sở giao dịch hàng hóa Chương 2: Quy chế về Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 3: Kiến Nghị References 1. Bộ Công Thương (2010), “Để các sàn giao dịch hàng hóa hoạt động hiệu quả và bền vững” Website: http://www. Thương mại.vn. 2. Phạm Ngọc Khánh (2005), những vấn đề về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, tr.54, khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Luật Hà Nội. 3. Bùi Thanh Lam (2008), “Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, Tạp chí Luật học, (1), tr.31-32. 4. Bộ Luật Dân sự 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam XI, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. 5. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10. 6. Luật Thương mại 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 7. Luật Doanh nghiệp 2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11, kỳ hợp thứ 8. 8. Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 9. Nguyễn Quỳnh Liên (2006), Những vấn đề pháp lý về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, tr.15-21, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội. 10. Nguyễn Đức Ngọc (2008) “Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com. 11. Anh Quân (2010), “Xuất khẩu nông sản: Gạo và cao su bứt phá”, Website: http://www.vneconomy.com.vn. 12. Phạm Văn Tuyết (2006), “Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá (hợp đồng giao dịch) nhìn từ góc độ luật dân sự”, Tạp chí Luật học, (5), tr.67-70. 13. Nguyễn Viết Tý (2010), “Quan niệm về thị trường hàng hoá giao sau và mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá”,Tạp chí Luật học, (1), tr.64. 14. Thông tư 03/2009/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 15. Nguyễn Thị Yến (2009), “Các chủ thể tham gia giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá” ,Tạp chí Luật học,(7), tr.65.