1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp và chế biến thực phẩm sạch tỉnh Hòa Bình

71 169 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.. Hơn nữa, x

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI

KHU LIÊN HỢP GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM, SƠ CHẾ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP SAU THU HOẠCH VÀ CHẾ

BIẾN THỰC PHẨM SẠCH

Chủ đầu tư:

Địa điểm: Xóm Si, xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình

_ Tháng 12/2018 _

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI

KHU LIÊN HỢP GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM, SƠ CHẾ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP SAU THU HOẠCH VÀ CHẾ

BIẾN THỰC PHẨM SẠCH

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ

Trang 3

MỤC LỤC

I Giới thiệu về chủ đầu tư 6

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 6

III Sự cần thiết đầu tư dự án 6

IV Các căn cứ pháp lý 7

V Mục tiêu dự án 8

V.1 Mục tiêu chung 8

V.2 Mục tiêu cụ thể 8

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 10

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 10

I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án 12

II Quy mô sản xuất của dự án 13

II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường 13

II.2 Quy mô đầu tư của dự án 19

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 20

III.1 Địa điểm xây dựng 20

III.2 Hình thức đầu tư 20

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 20

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án 21

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 21

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 22

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 22

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật 23

II.1 Quy trình giết mổ gia súc 23

II.2 Quy trình giết mổ gia cầm 25

Trang 4

4

II.3 Quy trình sơ chế chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch 27

II.4 Kỹ thuật nuôi lợn thịt 30

II.5 Kỹ thuật chăn nuôi bò 35

II.6 Kỹ thuật nuôi gà 47

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 50

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng 50

I.1 Chuẩn bị mặt bằng dự án 50

I.2 Phương án tái định cư 50

II Các phương án xây dựng công trình 50

III Phương án tổ chức thực hiện 51

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 51

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 52

I Đánh giá tác động môi trường 52

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 52

I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 53

I.4 Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 53

II Tác động của dự án tới môi trường 53

II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 54

II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 55

II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 56

II.4 Kết luận: 58

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 60

I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 60

II Cơ cấu và Tiến độ vốn thực hiện dự án 62

III Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án 65

III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 65

Trang 5

III.2 Phương án vay 66

III.3 Các thông số tài chính của dự án 67

KẾT LUẬN 70

I Kết luận 70

II Đề xuất và kiến nghị 70

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 71

Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 71

Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 71

Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 71

Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 71

Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 71

Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 71

Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 71

Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 71

Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 71

Trang 6

6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về chủ đầu tư

Chủ đầu tư:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

Đại diện pháp luật:

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở:

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án

Tên dự án: Khu liên hợp giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và chế biến thực phẩm sạch

Địa điểm xây dựng:Xóm Si, xã Nhuận Trạch, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp điều hành và khai thác dự án

Tổng mức đầu tư của dự án: 132.354.882.000 đồng (Một trăm ba mươi hai

tỷ, ba trăm năm mươi tư triệu, tám trăm tám mươi hai nghìn đồng) Trong đó:

- Vốn huy động (tự có) (20%) : 26.470.976.000 đồng

- Vốn vay (80%) : 105.883.905.000 đồng

III Sự cần thiết đầu tư dự án

Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm đặc biệt

là thịt heo không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn

đề an ninh lương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp

Trang 7

cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển

và từng bước đi vào hiện đại

Các sản phẩm nuôi của Việt Nam chủ yếu vẫn để tiêu thụ ở thị trường nội địa Với thị trường xuất khẩu, chúng ta thường hay không thành công là do chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế Hơn nữa, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, mà cụ thể là thịt heo hiện đang đứng trước một thực tế khó khăn là giá bán khá cao so với một số nước khác, không cạnh tranh được mà nguyên nhân sâu xa cũng chính vì hình thức chăn nuôi ở nước ta vẫn là hình thức truyền thống và lạc hậu nên năng suất sản lượng thấp, chi phí cao Hiện nay các cơ sở chế biến, giết mổ gia súc gia cầm với kỹ thuật tiên tiến hiện đại vẫn còn ít Quy mô của các cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm cụ thể là thịt heo của thị trường là rất cao, nhất là heo được giết

mổ từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm

Hòa chung với sự phát triển kinh tế của đất nước với sức trẻ, trí tuệ, lòng nhiệt huyết khát vọng làm giàu, công ty chúng tôi đã phối hợp với Công Ty Cổ

Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Khu liên hợp giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch

và chế biến thực phẩm sạch”

IV Các căn cứ pháp lý

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội

 nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội

 nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của

 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý

Trang 8

8

 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý

 chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng;

 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

 Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

 Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Quyết định số 3087/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND Tỉnh Hòa Bình V/v phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

V Mục tiêu dự án

V.1 Mục tiêu chung

- Từng bước chấm dứt các điểm GMGSGC nhỏ lẻ, hình thành cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kiểm soát hoạt động GMGSGC, cung cấp sản phẩm động vật (an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho tiêu dùng nội tỉnh và một phần cho tiêu dùng ngoài tỉnh;

- Góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng xã hội, nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm động vật của Hòa Bình trên thị trường, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

- Ứng dụng và tiếp thu công nghệ hiện đại của thế giới, từng bước thay đổi tập quán giết mổ nhỏ lẻ, phát triển ngành giết mổ địa phương có tính cạnh tranh

và hiệu quả hơn

Trang 9

- Góp phần phát triển kinh tế của địa phương

- Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân

Trang 10

10

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý:

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở tọa độ 200019'

- 210008' vĩ độ Bắc, 104048' - 105040' kinh độ Đông, thủ phủ là thành phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73 km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 6 Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Nội, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Nội và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La

Khí hậu:

Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa động lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 290C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,50C

Đặc điểm địa hình:

Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có

độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm

Trang 11

44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250 m, độ cao trung bình từ 100 – 200 m Địa hình Hoà Bình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là các thung lũng hẹp

Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như Quốc lộ số 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thị xã Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu; Quốc

lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối Quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; Quốc lộ 12B đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối Quốc lộ 6 với Quốc lộ 1; Quốc lộ 21 đi từ thị trấn Xuân Mai (Hà Nội) qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ nối với Quốc lộ 12B tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hoà Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km Hồ sông Ðà

có dung tích 9,5 tỷ m3 nước; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125 km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32 km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30 km

Tài nguyên thiên nhiên:

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha, chiếm 67,48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 ha, chiếm 60,51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha, chiếm 6,06%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha; diện tích đất bằng chưa sử dụng là 3.126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6.385 ha Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, diện tích đất có rừng của tỉnh Hòa Bình là 196.049 ha,

Trang 12

12

Trữ lượng gỗ khai thác khoảng 4,75 triệu m3 gỗ và 128,7 triệu cây nứa, luồng; động vật rừng có một số loài thú như: Gấu, lợn rừng, khỉ, cày, cáo, rùa núi, nai rừng nhưng số lượng không lớn

Các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh gồm có 3 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích là 18.435 ha, trong đó có rừng là 15.565 ha, đất trống có khả năng nông, lâm nghiệp là 2.870 ha

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản có 12 loại Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ: Ðất sét, đá vôi, đá granít, đá cócđoa ; khoáng sản kim loại như: Quặng sắt mỏ nhỏ trữ lượng ít chưa xác định, sắt, quặng đa kim (đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimoan), vàng sa khoáng, khoáng sản phi kim loại như pirít, photphorít, cao lanh ; khoáng sản than đã được khai thác rải rác ở huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, có nhiều vỉa lộ thiên để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn./

I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án

Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, trong bối cảnh vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa khắc phục hậu quả bởi thiên tai mưa lũ, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của Tỉnh vẫn phát triển khá, có 23/24 chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, văn hóa - xã hội có bước phát triển; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực như sau:

GRDP đạt 9,46% Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,06%, chiếm

tỷ trọng 20,03%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,5% (trong đó, công nghiệp tăng 18,84%), chiếm tỷ trọng48,59%; dịch vụ tăng 7,53%, chiếm tỷ trọng dịch vụ 31,38%

Về giá cả và lạm phát Năm 2017, Tỉnh đã triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt các biện pháp điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ nên tốc độ tăng giá tiêu dùng được kiềm chế Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 ước tăng 0,12% so với cùng kỳ năm trước; bình quân cả năm ước tăng dưới 4%

Về thu, chi ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm

2017 đạt 3.020 tỷ đồng, bằng 112% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 100% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; trong đó: Thu cân đối ngân

Trang 13

sách ước đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao

và bằng 102% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; thu quản lý qua ngân sách nhà nước ước đạt 20 tỷ đồng, bằng 20% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân; thu xuất nhập khẩu ước thực hiện đạt 100 tỷ đồng, bằng 125% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 125% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh

Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 đạt kết quả khá, đến ngày 15/10/2017 đã giải ngân được 1.326.114 triệu đồng, đạt 63% kế hoạch Trong đó: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân 720.879 triệu đồng, đạt 72% kế hoạch, riêng vốn được giao theo tiêu chí đạt 82%; vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu đã giải ngân 293.471 triệu đồng, đạt 79% kế hoạch; vốn nước ngoài đã giải ngân 225.409 triệu đồng, đạt 51% kế hoạch; Chương trình mục tiêu quốc gia đã giải ngân được 86.355 triệu đồng, đạt 30% kế hoạch

Hoạt động xuất – nhập khẩu tiếp tục tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giữ vững các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, EU, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 505 triệu USD, tăng 36,19% so với cùng kỳ năm trước, vượt 8,6% kế hoạch năm (trong đó: xuất khẩu hàng hoá ước đạt 469 triệu USD, tăng 39,25% so với cùng kỳ năm trước, vượt 9,32% kế hoạch năm; xuất khẩu dịch vụ ước đạt 36 triệu USD, tăng 5,88% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% kế hoạch năm) Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 413,846 triệu USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt 5,57% kế hoạch năm (trong đó: nguyên liệu phục vụ sản xuất ước đạt 370,807 triệu USD, tăng 25,61% so với cùng kỳ năm trước, vượt 5,94% kế hoạch năm; máy móc thiết bị, hàng hóa khác ước đạt 43,039 triệu USD, tăng 65,53% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2,47% kế hoạch năm)

II Quy mô sản xuất của dự án

II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường

Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ các loại thịt tại Việt Nam; dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt; tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dự kiến sẽ

mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới

Trang 14

14

Trái ngược với sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ở mức ổn định, dao động trong khoảng 1-3%/năm, dự kiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019 Mức tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng

b Tiềm năng, thách thức và tầm nhìn cho ngành thịt

Dựa trên các báo cáo phân tích, Ipsos Business Consulting nhận định triển vọng phát triển của ngành thịt Việt Nam là rất khả quan dựa trên một nền kinh tế

có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất châu Á, một cơ cấu dăn số trẻ và gia tăng trong chi tiêu dùng

Tuy nhiên, để thành công trên chính sân nhà của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên cân nhắc những thách thức tiềm ẩn trong ngành; điển hình như những rào cản thuế quan bị dỡ bỏ sau khi các hiệp định thương mại được kí kết gây biến động về giá bán trên thị trường, hay thói quen chuộng hàng nhập khẩu, hàng có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam

Một vài chiến lược và hướng phát triển dành cho các doanh nghiệp nội địa trong ngành thịt như:

Trang 15

+ Phát triển ngang: thiết kể quy mô doanh nghiệp lớn, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi gia đình là những đối tác vệ tinh

+ Phát triển dọc: mô hình chăn nuôi và phân phối kín nhằm giảm mức độ cạnh tranh về giá

+ Tập trung phát triển mô hình kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm làm giảm mức độ lệ thuộc vào các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Theo Quyết định số 3087/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND Tỉnh Hòa Bình V/v phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, tập trung tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, giải pháp quy hoạch như sau:

Xây mới (điểm tập trung)

Tổng

Hiện trạng (điểm tập trung)

Cải tạo, nâng cấp (điểm tập trung)

Xây mới (điểm tập trung)

Trang 19

II.2 Quy mô đầu tư của dự án

Diện tích đất của dự án 14hatrong đó gồm các hạng mục xây dựng như sau:

Trang 20

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án

III.1 Địa điểm xây dựng

Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và chế biến thực phẩm sạch được thực hiện tại Xóm Si, xã Nhuận

Trạch, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hoà Bình

III.2 Hình thức đầu tư

Dự án Khu liên hợp giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và chế biến thực phẩm sạch được đầu tư theo hình thức xây dựng

mới

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án

Trang 21

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án

TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%)

10 Khu trồng rau củ quả 50.000 35,71%

11 Giao thông tổng thể 20.000 14,29%

Tổng cộng 140.000,00 100%

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án

Trang 22

22

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án

STT Nội dung lượng Số ĐVT Diện tích

Trang 23

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật

II.1 Quy trình giết mổ gia súc

1 Khu tồn trữ thú sống:

Tiếp nhận

Tồn trữ

Làm choáng Chọc tiết

Xử lý, phân loại Cân và ghi dấu

Huyết

Trang 24

2 Tiếp nhận gây choáng

- Chú ý không để lợn giãy nhiều

- Khi kẹp điện cần phải làm nhanh chóng khoảng 10 giây và đúng vị trí

- Đảm bảo gia súc bị mê tuyệt đối vì nếu không mê sẽ còn giãy nhiều gây hiện tượng PSE với tỉ lệ cao (hiện tượng các cơ bắp tái mềm và chảy nước)

3 Chọc tiết

- Sau khi gây choáng con vật được treo lên bằng hệ thống ròng rọc để chọc tiết ngay Dùng dao nhọn rạch ngay động mạch chủ của cổ con vật để máu chảy ra và chậm nhất khoảng 1 phút kể từ lúc con vật bị choáng Khi lấy huyết con vật ở vị trí thẳng đứng có ưu điểm là máu chảy ra nhanh, thịt sạch nhưng phải rạch một đường dài 20-30cm giữa hai má để lộ thực quản rồi buộc chặt hay kẹp thực quản lại tránh thức ăn hoặc dịch dạ dày chảy vào máng hứng huyết

- Lượng huyết lấy ra khoảng 5% trọng lượng, thịt sạch máu và đảm bảo vệ sinh

- Trước khi mổ bụng lấy nội tạng, gia súc được rửa qua một lần

- Lòng trắng lấy ra trước lòng đỏ, tránh tình trạng lòng bị dễ gây nhiễm cho khối thịt

Trang 25

- Sau khi lấy nội tạng ra, xác thịt còn được xối qua một lần để sạch máu trong khoang bụng và ngực

6 Xẻ đôi xác thịt

- Sau đó cắt đầu và dùng máy xẻ mảnh xẻ dọc gia súc theo xương sống Trong giai đoạn này đòi hỏi vẽ mỹ quan của vết xẻ vì vậy cần công nhân có tay nghề cao Sau khi xẻ đôi rửa lại một lần rồi đưa lên bàn pha lóc

7 Kiểm tra

- Đến cuối dây chuyền mổ, phòng KCS sẽ kiểm tra chất lượng thịt giết mổ Đồng thời cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu đưa đi chế biến Các sản phẩm thịt không đạt yêu cầu thì đưa đi xử lý

- Chất lượng sản phẩm còn được phòng KCS và KCSS cấp dấu chứng nhận có giá trị trong và ngoài nước

- Dấu chứng nhận gồm các kiểu:

+ Chánh phẩm: dấu chứng nhận chánh phẩm

+ Hạ phẩm: ốm, suy dinh dưỡng, nghi vấn bệnh

II.2 Quy trình giết mổ gia cầm

1 Tiếp nhận gia cầm

Gia cầm đạt chuẩn từ các khu nuôi thả tự nhiên được kiểm tra sơ bộ bởi cán bộ thú

y về tình trạng sức khỏe đảm bảo đủ điều kiện giết mổ

Trang 26

26

5 Đánh lông

Công đoạn này được thực hiện tự động bằng máy, sau khi gia cầm chạy qua máy đánh lông thì gia cầm đã được làm sạch

6 Tuốt da chân và móc diều

Công đoạn này được công nhân tuốt da chân, gia cầm được cắt dưới cổ và phía trên phần ức để lấy diều và thực quản Vì đây là nơi chứa thức ăn của gia cầm nên có rất nhiều vi khuẩn, phần này được lấy sạch để vi sinh vật không nhiễm vào thịt

7 Móc lòng

Trước khi móc lòng công nhân rạch dưới bụng gia cầm 1 đường khoảng 6-7cm Lòng được lấy ra phải đảm bảo còn nguyên vẹn không bị vỡ và sót lại tránh sự vấy nhiễm vi sinh vật từ bộ phận tiêu hóa của gia cầm qua quầy thịt

12 Bao gói và bảo quản

Được thực hiện nhằm mục đích hạn chế sự phát triển vi sinh vật

Sản phẩm gia cầm được đóng gói trong bao bì (PE+PA) Để bảo quản sản phẩm tươi lâu hơn

Trang 27

Sau khi đóng gói sản phẩm được bảo quản với nhiệt độ 3-4 oC và được chuyển ngay tới các địa chỉ của khách hàng theo đơn hàng đặt trước

II.3 Quy trình sơ chế chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch

Quy trình sơ chế các loại rau, củ, quả

1 Phân loại rau, củ, quả nguyên liệu đưa vào hệ thống băng tải tương ứng

2 Băng tải sơ chế kèm thao tác: Sản phẩm sau khi được phân loại thủ công nhằm loại bỏ các sản phẩm hỏng (dự kiến 15% sản lượng) và loại bỏ sơ bộ

4 Máy rửa sục khí Ozone và tia cực tím

5 Máy sàn rung tách nước

6 Băng tải lưới Inox kèm quạt thổi tách nước

7 Băng tải thu gom sản phẩm sau rửa

Trang 28

28

3 Rau củ quả sẽ theo băng chuyền để được rửa bỏ bùn đất bằng nước sạch

4 lần 1 Hệ thống nước sạch đảo chiều liên tục giúp rửa sạch bùn đất mang

mà không làm dập, nát rau, củ quả

5 Ngâm rau củ quả trong nước, sục kí Ozone và tia cực tím từ 10 – 20 phút

tùy loại

Trang 29

6 Máy sàn rung tách nước

7 Băng tải lưới Inox kèm quạt thổi tách nước

8 Băng tải thu gom sản phẩm sau rửa

Trang 30

30

9 Máy đóng gói rau củ tự động

10 Kho mát bảo quản

11 Vận chuyển đến nơi tiêu thụ

II.4 Kỹ thuật nuôi lợn thịt

1 Giữ đàn lợn nuôi trong môi trường được bảo vệ:

Trang 31

+ Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở;

+ Có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác;

+ Hạn chế tối đa người lạ đi vào khu vực chăn nuôi;

+ Trước cổng, trước mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng;

+ Phải thường xuyên định kỳ tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực chăn nuôi; + Chất thải chăn nuôi được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp

Trang trại nuôi lợn thịt

2 Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn lợn:

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn chăn nuôi tự chế biến theo kỹ thuật chế biến thức

ăn chăn nuôi hữu cơ

+ Nước uống sạch cho gia lợn;

+ Chuồng nuôi đúng quy cách và đảm bảo mật độ nuôi hợp lý;

+ Định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho lợn

3 Kiểm soát mọi thứ ra vào khu vực chăn nuôi:

+ Phải biết rõ lai lịch nguồn gốc, tình trạng bệnh tật của đàn lợn mới nhập; + Lợn mới mang về phải nuôi cách ly theo quy định;

+ Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại;

+ Tránh để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó, mèo, chuột và người lạ vào khu vực chăn nuôi

Trang 32

32

+ Thời gian ngưng thuốc trước khi bán để giết mổ đúng quy định

+ Có sổ sách ghi chép thời gian dùng vắc-xin và thuốc phòng trị bệnh cụ thể của từng đàn, cá thể

5 Mục tiêu nuôi dưỡng:

- Tốn ít thức ăn, lợn khỏe mạnh, lớn nhanh

- Chất lượng thịt tốt, tỷ lệ thịt nạc cao, tỷ lệ thịt móc hàm cao, an toàn với người tiêu dùng

- Chi phí thức ăn thấp nhất bằng cách tự sản xuất thức ăn cho lợn bằng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, khoai, sắn, vừa tiết kiệm chi phí và đem lại nguồn dinh dưỡng cao

+ Lợn lai 2 máu ngoại hiện nay là con lai F1 giữa giống lợn Landrace va giống lợn Yorkshire

+ Lợn lai 3 máu ngoại hiện nay là con lai giữa lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực lợn Duroc Lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, rút ngắn thời gian nuôi từ 4 – 6 ngày, tăng tỷ lệ nạc từ 1 – 2% so với nuôi lợn thuần chủng

Chọn lọc để nuôi thịt: Nên chọn những lợn con:

- Khỏe mạnh, không có khuyết tật (úng, chân yếu…), lông da mịn màng, hồng hào

- Thân hình phát triển cân đối (trường mình, rộng lưng, nở ngực, mông to, 4 chân khỏe)

7 Nhập giống lợn:

- Lợn nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có) Tốt

Trang 33

nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh Chỉ nên mua lợn mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại

- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá trình nuôi thích nghi

- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm đến một số bệnh như; lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS),…

- Cử người thường trực để kịp thời cách ly lợn bị bệnh, nghi có bệnh và điều trị những con bị tổn thương do cắn nhau, bị bệnh

- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài ngày đầu

8 Kỹ thuật nuôi dưỡng:

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần qua các giai đoạn của lợn thịt:

Khối lượng cơ thể

(kg) Protein thô (%) Năng lượng trao đổi (ME) kcal

Cách cho ăn, uống:

- Có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa

- Đối với lợn nhỏ dưới 30 kg cho ăn 3 bữa/ngày, lợn lớn hơn cho ăn 2 bữa/ngày

- Lợn được cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động

- Cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần đối với từng giai đoạn lợn

- Cách tính lượng thức ăn cho một lợn thịt/ngày

đoạn

Số bữa/ngày

Trang 34

Định mức ăn hạn chế của lợn thịt

Khối lượng cơ thể

(kg)

Lượng thức ăn/con/ngày (kg)

Hàm lượng Protein và Năng lượng trong 1 kg thức ăn

9 Kỹ thuật chăm sóc quản lý đàn lợn thịt:

9.1 Về chuồng nuôi và mật độ nuôi

- Chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè và ấm áp về mùa Đông

- Nền chuồng cần chắc chắn không trơn trượt, có độ dốc 2-3% để thoát nước thải nhanh Nên sử dụng công nghệ đệm lót sinh học

- Chuồng có máng ăn và vòi uống tự động cho lợn; 1 vòi cho 10 lợn, độ cao của núm uống tự động phải phù hợp cho từng độ tuổi của lợn thịt

- Không nên nuôi lợn với mật độ quá dày, tối đa là 1 con/m2, số lợn/1 ô nên từ 10-15 con

- Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt từ 10-30 kg là 20-22oC, cho lợn thịt từ 30-100

kg là 15-16oC

9.2 Vệ sinh thú y

- Tẩy giun sán cho lợn khi 18-22 kg

Trang 35

- Kết thúc nuôi 1 lứa lợn cần vệ sinh chuồng trại bằng nước vôi pha loãng hoặc các chất sát trùng và để trống chuồng trong thời gian 1 tuần mới nuôi lứa khác

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định

Lịch tiêm phòng cho lợn con và lợn thịt

Loại tiêm phòng Thời gian tiêm (ngày tuổi)

II.5 Kỹ thuật chăn nuôi bò

 Giống và đặc điểm giống:

Bò thịt có đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh) Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành nặng từ 900-1.400 kg Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con

Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn bò đực Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi Bò nuôi

từ 16-24 tháng tuổi có thể giết mổ Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt cũng khác nhau Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon Thịt

bò lớn tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ Trong quy trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.[

Bò là một trong những động vật được thuần hoá sớm nhất và được nuôi phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới Bò thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau

Ngày đăng: 07/01/2020, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w