Trong BLHS năm 1985, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại khoản 3 Điều 101 như một trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TéI GIÕT NG¦êI TRONG TR¹NG TH¸I TINH THÇN BÞ KÝCH §éNG M¹NH
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TéI GIÕT NG¦êI TRONG TR¹NG TH¸I TINH THÇN BÞ KÝCH §éNG M¹NH
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG TUYẾT MIÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thùy Linh
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 5
1.1 Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 5
1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 8
1.3 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong BLHS năm 1999 9
1.4 Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 11
1.4.1 Khách thể của tội phạm 11
1.4.2 Mặt khách quan của tội phạm 11
1.4.3 Chủ thể của tội phạm 20
1.4.4 Mặt chủ quan của tội phạm 22
1.5 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội khác trong Bộ luật hình sự 24
1.5.1 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS) 24
Trang 51.5.2 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS) 25 1.5.3 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS) 28 1.5.4 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với trường hợp giết người được áp dụng
tình tiết giảm nhẹ (điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS) 29
1.6 Đường lối xử lý đối với tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh 31 Kết luận Chương 1 33 Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT
NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH 34 2.1 Những vướng mắc trong quá trình vận dụng dấu hiệu định
tội danh của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh 35
2.1.1 Ranh giới giữa trạng thái tinh thần bị kích động và bị kích động
mạnh chưa được giải thích rõ 35 2.1.2 Dấu hiệu định tội giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh và một số tội khác chưa rõ ràng 38
2.2 Những sai sót còn tồn tại trong thực tiễn định tội danh đối với
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 44
2.2.1 Một số sai sót của Cơ quan điều tra 46 2.2.2 Một số sai sót của Viện kiểm sát 50
Trang 62.2.3 Một số sai sót của Tòa án 54
2.3 Kiến nghị hoàn thiện 59
Kết luận Chương 2 62
Chương 3: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH 64
3.1 Những sai sót còn tồn tại trong thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 65
3.1.1 Sai sót do chưa vận dụng đúng qui định của Bộ luật hình sự 65
3.1.2 Sai sót do vận dụng chưa đúng căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 68
3.1.3 Sai sót do vận dụng chưa đúng căn cứ nhân thân người phạm tội 70
3.1.4 Sai sót do vận dụng chưa đúng căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS 72
3.2 Kiến nghị hoàn thiện 75
Kết luận Chương 3 77
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự CTTP: Cấu thành tội phạm HSST: Hình sự sơ thẩm TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TNHS: Trách nhiệm hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê số vụ án, bị can, bị cáo được xét xử
về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi giết người, từ trước đến nay, ở bất cứ chế độ nào đều bị coi là hành vi dã man, tàn ác và nguy hiểm cho xã hội Ở nước ta, quyền con người luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ Trong đó, các tội xâm phạm tính mạng là nguy hiểm nhất cho xã hội, do hành vi này đã cướp đi mạng sống của người khác, một quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm và quy định những khung hình phạt nghiêm khắc Tuy vậy, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp giết người có tình
tiết giảm nhẹ đặc biệt Tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là người có lỗi Hành vi phạm tội đã xâm hại đến khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người mà nguyên nhân xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân dẫn đến hành vi giết người của người phạm tội
Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân tối cao, giai đoạn từ
2008-2014, cả nước xét xử 715 vụ án về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Số vụ án được đưa ra xét xử về tội danh này không nhiều, tuy nhiên thực tiễn xét xử lại gặp nhiều sai sót trong việc định tội danh và quyết định hình phạt Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách toàn diện và hệ thống là yêu cầu cấp thiết, từ đó tìm ra bất cập trong qui định của BLHS hiện hành về tội
Trang 10phạm này, đề xuất kiến nghị hoàn thiện là yêu cầu cấp bách Chính vì lẽ đó,
tác giả đã chọn đề tài “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Trước khi tác giả thực hiện đề tài này, đã có một số công trình nghiên cứu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc có liên quan đến tội này dưới góc độ luật hình sự Cụ thể như sau:
+ Đinh Văn Quế, “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe của con người”, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội,
năm 1994
+ Đỗ Đức Hồng Hà, Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2000
+ Trần Văn Luyện, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của con người, luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2000
+ Trần Văn Luyện, Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 3, năm 2001
+ Nguyễn Ngọc Hòa, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người – so sánh giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 1985, Tạp chí Luật học Số 1, năm 2001
+ Trần Nhật Linh (2011), Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm
tính mạng con người theo pháp luật hình sự hiện hành”, Luận văn thạc sĩ luật
học, trường Đại học TP Hồ Chí Minh, năm 2011
nghiên cứu khoa học pháp lý, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1992
Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ quan tâm nghiên cứu tội giết
Trang 11người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở cấp độ có liên quan đến tội danh này ở mức độ nhất định Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện về đề tài về cả lí luận và thực tiễn Do
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh theo luật hình sự Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm
rõ những dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với những hạn chế, vướng mắc xung quanh việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Thông qua việc nghiên cứu một số
vấn đề lí luận và thực tiễn đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, từ đó đề xuất hoàn thiện Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Về lý luận: Làm rõ các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đồng thời phân biệt tội này với một số tội phạm khác, tìm ra bất cập của BLHS hiện hành về tội danh này
+ Về thực tiễn: Làm rõ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, từ đó tìm
ra bất cập từ thực tiễn áp dụng luật
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu qui định của BLHS Việt Nam
hiện hành về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội danh này
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật hình
sự (tập trung vào qui định của BLHS Việt Nam năm 1999)
Trang 125 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê hình sự, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện hơn pháp luật hình sự Việt
Nam nói chung và những quy định của Bộ luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét
xử đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo qui định của luật hình
Trang 13Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
Để xây dựng khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, trước hết, về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, chúng ta sẽ tìm hiểu một
số thuật ngữ dưới đây:
Giết người: Làm cho người khác chết hay gây ra cái chết một cách đột ngột [31, tr.402]
Trạng thái: là tình trạng của một sự vật hoặc một con người trong một khoảng thời gian nào đó [9, tr.1876]
Tinh thần: được hiểu là thái độ, ý nghĩ định phương hướng cho hành động, quyết định hành động, ý thức đối với sự việc, nó còn được hiểu là thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư, về mức độ chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ, trong một thời gian nhất định [9, tr.1830]
Kích động: là sự tác động tinh thần, gây ra một xúc động mãnh liệt [31, tr.519]
Từ nội dung của các thuật ngữ trên, chúng ta có thể hiểu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi gây ra cái chết cho một người trái pháp luật trong tình trạng ý thức của họ bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm (bị xúc động mãnh liệt) tại một thời điểm nhất định
Trang 14Dưới góc độ pháp lí hình sự, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được hiểu thế nào?
Theo Bản tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân tối cao thì:
“Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật” [17, tr.56-57]
Trên diễn đàn khoa học cũng có một số quan điểm về khái niệm tội giết người Cụ thể:
Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác [11, tr.67]
Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi luật định thực hiện [6, tr.38]
Quan điểm thứ hai hợp lí hơn cả vì ngoài việc mô tả rõ hành vi giết người là “cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật”, quan điểm này còn mô tả rõ chủ thể thực hiện hành vi giết người Đó là “do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện”
Đối với khái niệm tinh thần bị kích động mạnh, hiện nay cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất:
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình [5, tr.193]
Quan điểm thứ hai là:
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm, dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi [7, tr.247]
Trang 15Quan điểm thứ ba là:
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái của một người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình Người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều
khiển hành vi của mình [17, tr.56-57]
Các quan điểm trên ở các mức độ khác nhau đều có một số nhân tố hợp
lí nhất định Quan điểm thứ nhất mô tả “trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” tuy đúng nhưng còn có tính khái quát cao, còn quan điểm thứ ba tương
đối dài dòng và có điểm chưa thực sự chính xác khi cho rằng người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều khiển hành
vi của mình Thực ra, người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì chỉ bị “hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi”, chứ không phải là mất hẳn Do đó, tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì
quan điểm này đã lột tả rõ ràng người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là “tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được
tình cảm, dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi” Quan điểm này đã chỉ rõ người đang ở trong tình trạng nói trên có khả
năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế đáng kể Từ sự phân tích ở trên, tác giả rút ra khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh như sau:
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi
cố ý tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật trong trạng thái
Trang 16người phạm tội có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế đáng kể do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người đó
1.2 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, để kịp thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt (sau tháng 12/1976 văn bản này được áp dụng cho các nước) Tại Điều 5 của Sắc luật này có quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Tuy nhiên Sắc luật này cũng chỉ dừng lại ở việc nêu tội danh chứ chưa phân biệt
cụ thể tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Để nhận thức Sắc luật được đúng đắn và để việc áp dụng được thống nhất, ngày 15/04/1976 Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/1976 trong đó hướng dẫn cụ thể tội giết người
Điểm 2 mục B của thông tư này xác định:
Cố ý giết người là một tội đặc biệt nghiêm trọng do đó được quy định hình phạt cao hơn các tội phạm cùng loại quy định ở Điều 5 Sắc luật này:
Cố ý giết người thì bị phạt từ 15-20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ là:
- Giết người trong trường hợp tinh thần bị kích động quá mạnh
Trang 17Như vậy, ở thời điểm này, trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người, có thể bị xử dưới 15 năm tù
Trong BLHS năm 1985, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại khoản 3 Điều 101 như một trường hợp phạm tội
có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người:“Phạm tội trong tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì
bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” [18, Điều 101, Khoản 3]
1.3 Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong BLHS năm 1999
Trong BLHS năm 1999, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được tách ra khỏi tội giết người và được quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 95 BLHS qui định:
1 Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt
Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã tách trường hợp giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ra khỏi tội giết người, từ khung hình phạt giảm nhẹ đã được quy định thành một tội danh độc lập với các khung hình phạt riêng
Trang 18Thứ hai, trên cơ sở quy định thành một tội danh độc lập, BLHS năm
1999 tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau Nếu như trước đây BLHS năm 1985 quy định trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có một khung hình phạt là bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm thì trong BLHS năm 1999 với tư cách là một tội danh độc lập, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 từ sáu tháng đến năm năm) còn khung tăng nặng với trường hợp giết nhiều người thì
bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm (quy định này mới, nặng hơn khoản 3 Điều
101 Bộ luật hình sự năm 1985)
Thứ ba, khi tách trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh thành một tội danh độc lập tại Điều 95 BLHS năm 1999, các nhà
làm luật đã sử dụng từ ngữ chính xác hơn khi thay đổi thuật ngữ “tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh” thành “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
Theo khái niệm trong Từ điển Tiếng Việt:
Tình trạng là tổng thể nói chung những hiện tượng không hoặc ít thay đổi, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về mặt bất lợi đối với đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con người [31, tr.979] Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người trong một khoảng thời gian nào đó [9, tr.1876]
Tức là các nhà làm luật đã quy định chặt chẽ và chính xác hơn khoảng thời gian tồn tại một hiện tượng, sự việc bất lợi nào đó trong hoạt động của con người Nó chỉ xảy ra tại một thời điểm nhất định, chốc lát Sau khoảng thời gian đó, mọi hoạt động lại trở lại bình thường Và chỉ những hành vi
Trang 19phạm tội thực hiện trong trạng thái đó, tại thời điểm đó mới được coi là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, là dấu hiệu về mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Việc nhà làm luật tách trường hợp giết người này ra thành một tội phạm riêng không chỉ bảo đảm đạt được nguyên tắc cá thể hoá hình phạt ở mức độ cao mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
áp dụng luật trên thực tế
1.4 Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh
1.4.1 Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
Khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ:
đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người
Đối tượng tác động của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan Cụ thể đối tượng tác động của tội này là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại tới các lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội Việc xác định đúng khách thể và đối tượng của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh, xử lý tội phạm phù hợp với mức độ phạm tội
1.4.2 Mặt khách quan của tội phạm
Cũng giống như các tội phạm khác khi được thực hiện đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người
có thể nhận biết được Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
Trang 20mạnh cũng có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ở ngoài thế giới khách quan, đó là:
- Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác;
- Hậu quả chết người;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác và hậu quả chết người
Ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội… Những dấu hiệu này không được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng việc xác định nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
* Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người gây ra hoặc
đe doạ gây ra cho xã hội, hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua hai hình thức đó là hành động hoặc không hành động Theo quy định của BLHS 1999, hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật
- Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật
được người phạm tội thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Đây là dấu hiệu đặc trưng, dấu hiệu bắt buộc của tội này, là đặc điểm cho phép chúng ta phân biệt tội này với các tội khác
Hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi gây ra cái chết cho
Trang 21người khác trái pháp luật, là hành vi xâm phạm quyền được sống, quyền được bảo vệ và tôn trọng về tính mạng con người
Hành vi tước đoạt tính mạng người khác của người phạm tội phải được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Tức là hành vi gây ra cái chết cho một người trái pháp luật của người phạm tội phải được thực hiện trong tình trạng ý thức của họ bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm (bị xúc động mãnh liệt) tại một thời điểm nhất định
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kích động mạnh về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình Trạng thái tinh thần này của họ chỉ xảy ra trong chốc lát Người phạm tội khi thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thường xuất hiện cơn bùng phát về tinh thần, thường biểu hiện các trạng thái tâm lý như: Quá uất ức, quá căm tức hoặc quá phẫn nộ Nguyên nhân dẫn tới trạng thái tâm lý này xuất phát từ hành vi trái pháp luật của nạn nhân
Trường hợp người phạm tội tuy có bị kích động về tinh thần nhưng chưa đến mức mất khả năng tự chủ ở mức đáng kể thì không gọi là tinh thần
bị kích động mạnh, không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đối với trường hợp này người phạm tội chỉ được giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46 BLHS -
“Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra”
Trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp Bởi trạng thái tâm lý của mỗi người là
Trang 22khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia, có người
bị kích động mạnh về tinh thần nhưng có người lại không bị kích động mạnh
Ví dụ: A và B là hai anh em cùng lớn lên trong một nhà Hàng ngày thấy bố say xỉn, về nhà đánh đập chửi bới mẹ, đánh đập con cái trong nhà, cả hai anh
em đều bức xúc, nhưng không dám phản ứng Tuy nhiên, cho đến một ngày, người bố lại say xỉn và đập phá tài sản trong nhà, đánh mẹ, A không dám phản ứng gì nhưng B quá bức xúc đã lao tới đẩy bố ngã rồi vớ ngay con dao đâm chết bố Như vậy, khó có thước đo, khuôn mẫu cụ thể để xác định một
người bị kích động hay kích động mạnh Để xác định chính xác trạng thái
này, chúng ta phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể, xem xét toàn diện các tình tiết của vụ án như nhân thân người phạm tội, khí chất của người phạm tội, điều kiện sống, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội,…
Sự kích động đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người Nghĩa là giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội gần như không có khoảng cách về mặt thời gian, khoảng thời gian tồn tại trạng thái kích động này chỉ xảy ra trong chốc lát, tức thì Nếu giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội có khoảng cách
về thời gian thì đó không được coi là dấu hiệu về mặt khách quan của tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Ví dụ: “Ngô Văn Tình và
Phạm Thị Lê là vợ chồng Lê có quan hệ tình cảm ngoài luồng với Nguyễn Văn Thành Ngày 13/2/2008, Tình có việc về nhà đột xuất, thấy cửa khóa trái, Tình đã trèo cửa sau vào nhà, Tình đã vô cùng tức giận khi phát hiện có tiếng
vợ và tiếng người đàn ông lạ trong nhà Khi nhìn thấy vợ và Thành đã cởi đồ
đi vào phòng vệ sinh thì Tình lao ra, tay cầm dao nhọn đâm nhiều nhát vào người Thành làm nạn nhân chết tại chỗ” (xem bản án HSST số 31 ngày
Trang 234/7/2008 của TAND tỉnh Quảng Bình) Trong vụ án này, Ngô Văn Tình
phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chứng kiến cảnh Thành và vợ ngoại tình (có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với mình), Tình đã không kiềm chế, tự chủ được và có hành vi tước đoạt tính mạng của tình địch Trường hợp này, chúng ta thấy giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân và hành vi tước đoạt tính mạng người khác của người phạm tội hầu như không có khoảng cách về mặt thời gian Do vậy, Toà án xét xử tên Tình về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hoàn toàn đúng đắn
Giả sử sau khi chứng kiến cảnh Thành và vợ mình ngoại tình, Tình có ý định giết Thành nhưng không muốn thực hiện vụ án mạng tại nhà mình vì sợ
bị phát hiện Hai hôm sau, Tình đã chết giết nạn nhân trên quãng đường vắng khi nạn nhân đang trên đường về nhà để trả thù Trường hợp này, giữa hành vi giết người và hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã có khoảng cách về thời gian, người phạm tội đã bình tĩnh trở lại, nên người phạm tội không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm tới lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội Thông thường, những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm tới sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự như hành vi sỉ nhục nghiêm trọng người khác, hành vi dùng bạo lực thô bạo đối với người khác, những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, hành vi xâm phạm tới tài sản của người khác như đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật hay những hành vi khác trái với đạo đức xã hội [17, tr.57-58]
Trang 24Nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó nói chung chưa đến mức là tội phạm Nếu hành
vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người khác hoặc người thân thích của người khác hoặc xâm hại lợi ích của xã hội thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 15) hoặc tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 96), tuỳ từng trường hợp cụ thể
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 thì:
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn đến hành vi giết người Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kìm chế được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh [27]
Việc xác định một hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức
nghiêm trọng hay chưa phải đánh giá một cách toàn diện Có hành vi chỉ xảy
ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần, có tính chất “đè
Trang 25nén, áp bức tương đối nặng nề” thì lại thành nghiêm trọng Tức là, hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội Ví dụ vụ án xảy ra tại
tỉnh Bắc Giang: “Cao Văn Oanh (SN 1964) và Nguyễn Văn Thái (SN 1973)
cùng ngồi ăn giỗ thì xảy ra mâu thuẫn cãi nhau Bất ngờ, Thái dùng một chiếc gậy tre khô dài 67cm vụt liên tiếp nhiều nhát vào đầu, mặt và người Oanh Bị đánh đau, Oanh bỏ chạy ra đường bê tông liên thôn Thái đi xe máy đuổi theo, Oanh van xin tha nhưng Thái không nghe, vừa chửi, vừa đe dọa đánh tiếp Tức giận, Oanh cầm một đoạn gậy gỗ dài 51cm có đường kính 6cm vụt về phía Thái Trong lúc hai bên giằng co, Oanh giật được gậy và vụt nhiều nhát vào đầu, mặt Thái làm Thái bị thương ngã ra đường Hậu quả anh Thái bị thương nặng được đưa đi cấp cứu đến ngày hôm sau thì tử vong” (Xem vụ án HSST số 156 ngày 5/10/2012, TAND tỉnh Bắc Giang)”
Có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén, uất ức về mặt tâm lý Đến thời điểm nào đó khi có hành vi trái pháp luật
cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân [28, tr.380] Ví dụ, trường hợp của bà Hoàng Thị
Chai (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), chung sống với chồng hơn 20 năm, bà Chai bị chồng thường xuyên đánh đập tàn nhẫn Do bị ông Lò Văn Ngàn (chồng) đánh đập thường xuyên, không chịu nổi, bà phải về nhà con gái ở nhờ, sau đó bà vẫn thường xuyên bị chồng đến tận nhà con gái đánh đập, doạ giết Một lần, ông Ngàn lại đến tận nhà con gái túm tóc bà, đánh đập, chửi
Trang 26bới bà thậm tệ thì bà đã uất ức vớ lấy cây củi từ đống củi xếp ở sân đánh liên tiếp vào người ông Ngàn làm ông chết tại chỗ (xem bản án số 41/2009/HSST ngày 16/12/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái.) Hành vi
thường xuyên hành hạ, đánh đập, chửi bới vợ của ông Ngàn đã làm cho bà Chai tức giận, ức chế dồn nén lâu ngày, khi hành vi này lại tái diễn, bà bị kích động mạnh mà dùng gậy đánh ông Ngàn tới chết.Hành vi giết người của bà Chai là kết quả bùng phát “tức nước, vỡ bờ” do chuỗi ngày dài bị chồng bạo
hành, bị dồn nén lại đến mức không thể kiềm chế được
Một người bị kích động mạnh về tinh thần ngoài trường hợp nạn nhân
có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với họ còn có những trường hợp bị kích động mạnh về tinh thần khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với người thân thích của người đó Hiện nay chưa có văn bản nào giải thích chính thức thế nào là người thân thích của người phạm tội nhưng theo thực tiễn xét
xử có thể hiểu những người thân thích với người phạm tội là những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng như: Vợ chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với nhau, ông bà nội ngoại đối với các cháu, trong thực tiễn xét xử Tòa án cũng đã công nhận một số trường hợp tuy không phải là quan hệ huyết thống hay quan hệ hôn nhân mà chỉ là quan hệ thân thuộc giống như anh chị em ruột, cha mẹ ruột cũng được xác định là người thân thích của nhau [17, tr.58] Như trong trường hợp mẹ và con nuôi với nhau mặc dù không có quan hệ huyết thống nhưng cũng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau
- Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan
hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của
Trang 27người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này
Nếu nạn nhân là người tâm thần hay trẻ em dưới 14 tuổi có những hành
vi làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, thì không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh Bởi lẽ, hành vi của người tâm thần và của trẻ em dưới 14 tuổi không bị coi là hành vi trái pháp luật, vì họ không có lỗi do họ không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do họ thực hiện
* Hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đó là hậu quả chết người,
cụ thể là nạn nhân bị chết Theo đó, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra Nếu nạn nhân không chết mà chỉ bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 105 BLHS Cũng theo quy định của BLHS, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ xuất hiện ngay khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó, sự kích động đó phải có tính đột xuất, nó đến rất nhanh và cũng qua đi rất nhanh
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội phạm
có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu
Trang 28thành tội phạm Một người chỉ phải chịu TNHS về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người đó có mối quan hệ nhân quả với nhau
Hành vi giết người phải xảy ra tức thời, ngay lúc có hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân Bởi vì: “Nếu giữa lỗi của nạn nhân và hành
động của bị cáo có một khoảng thời gian nhất định thì không thể nói bị cáo đang ở trong tình trạng đột xuất bị kích động tinh thần mạnh mẽ đến nỗi họ không tự chủ được mình nữa” [22, tr.346]
Như vậy, để xác định người phạm tội có ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không chúng ta cần xem xét giữa hành vi giết người và hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả hay không Nếu giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả thì bị cáo không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà phạm một tội khác Ví dụ, trường hợp A đánh con của B bị thương nặng, tức giận B cầm dao đâm A bị thương, sau đó A được mọi người đưa đi bệnh viện, trong quá trình cấp cứu, bác sĩ tiêm thuốc quá liều lượng dẫn đến A bị sốc thuốc mà chết thì trường hợp này B không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh vì giữa hành vi đâm A bị thương của B và hậu quả A bị chết không có mối quan hệ nhân quả
Trang 29chứ không phải là mất hẳn Do vậy, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn phải là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định
Năng lực TNHS là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định một người có lỗi hay không khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Chỉ có người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi
ấy Người có năng lực TNHS theo luật Hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS năm 1999) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS năm 1999) [28, tr.115]
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đòi hỏi người phạm tội cũng phải là người có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện hành vi phạm tội họ có khả năng nhận thức được hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm
và họ có khả năng điều khiển, kiềm chế hành vi của mình để không thực hiện hành vi nguy hiểm đó nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội
Bên cạnh năng lực TNHS, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng phải là người đạt tới độ tuổi nhất định Điều
12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau: “1 Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm; 2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [19, Điều 12]
Căn cứ vào Điều 12, khoản 2, khoản 3 Điều 8 và Điều 95 BLHS thì chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người có
Trang 30năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên Như vậy, những người chưa đạt đến độ tuổi này thực hiện hành vi được quy định tại Điều 95 BLHS gây ra hậu quả chết người thì cũng không phải chịu TNHS
1.4.4 Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi là dấu hiện bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng như trong mặt chủ quan của mọi cấu thành tội phạm
Lỗi trong cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp Căn
cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 9 BLHS thì lỗi cố ý trực tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và vì mong muốn hậu quả chết người nên đã thực hiện tội phạm Lỗi cố ý gián tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội thực hiện tội phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hoặc người thân thích của họ làm tinh thần của
họ bị kích động mạnh dẫn tới hành vi phạm tội Người phạm tội không hề có
sự chuẩn bị trước về tinh thần cũng như công cụ, phương tiện phạm tội Do vậy, lỗi của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù là lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp đều có đặc điểm chung là lỗi cố ý đột xuất Tức
là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kỹ Thực tiễn xét xử đã xác nhận:
Trang 31Nếu can phạm đã có ý nghĩ và có kế hoạch giết người từ trước, nhưng lúc hành động vì một duyên cớ nào đó có bị kích động hơn lúc bình thường và hành động một cách quyết liệt hơn thì đó cũng không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh [22, tr.346]
Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì lý trí của người phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội thấy rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó Người phạm tội thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức được những tình tiết khách quan của nó Người phạm tội thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi đó Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc
dù người phạm tội bị hạn chế trong việc thấy trước hậu quả của hành vi giết người, vì khi thực hiện hành vi giết người họ đang trong tình trạng tinh thần
bị kích động mạnh nhưng không phải vì thế mà người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì lúc đó họ chưa mất hẳn khả năng nhận thức và vẫn còn có thể lựa chọn xử sự khác chứ không phải là hành vi giết người Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì ý chí của người phạm tội được biểu hiện là mong muốn hậu quả chết người xảy ra Hậu quả chết người xảy
ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội
Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý gián tiếp thì lý trí của người phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả có thể xảy ra Người phạm tội không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, ở đây người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người nhưng nằm ngoài mục đích và sự quan tâm của họ, người phạm tội không hướng vào hậu quả chết
Trang 32người mà hướng vào mục đích khác, mục đích của hành vi Bởi lẽ khi có hành
vi giết người, người phạm tội đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể người phạm tội chỉ mong muốn trút bỏ được cơn thù tức do hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình hoặc người thân thích của mình
Mục đích và động cơ phạm tội của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm
1.5 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội khác trong Bộ luật hình sự
1.5.1 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS)
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng con người, hai tội phạm này có nhiều điểm giống nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm
- Về khách thể: hai tội này có khách thể trực tiếp giống nhau: xâm phạm đến quyền sống của con người và gây ra cái chết cho nạn nhân
- Về mặt khách quan: hai tội đều là tội phạm có cấu thành vật chất, đều đòi hỏi hậu quả chết người xảy ra
- Về mặt chủ quan: cả hai tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý
- Chủ thể của tội phạm đều là chủ thể thường
Tuy nhiên, về cơ bản hai tội này có sự khác nhau cơ bản, cụ thể:
Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể: Chủ thể của tội giết người là chủ thể
thường, có thể là bất kỳ người nào, còn chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tuy cũng là chủ thể thường, tuy nhiên người
Trang 33đó phải có hành vi giết người đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (đây là dấu hiệu bắt buộc)
Thứ hai, đặc điểm về nạn nhân: nạn nhân của tội giết người là bất kỳ
người nào, còn nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội
Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì hai tội phạm này còn có sự khác nhau về độ tuổi của chủ thể, ở tội giết người tuổi của người phạm tội là từ đủ
14 tuổi trở lên còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tuổi của người phạm tội là từ đủ 16 tuổi trở lên
1.5.2 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS)
Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa hai điều luật này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc định tội danh Bởi hai tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm phạm tính mạng con người, lỗi là cố ý… đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người bởi nạn nhân cũng là người có lỗi Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 96, khoản 2 Điều 15 BLHS, từ khái niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng cũng như khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chúng ta có thể phân biệt hai tội phạm này qua đặc điểm cơ bản:
Cả hai trường hợp, nạn nhân đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc, còn ở trường hợp giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc
Trang 34Về thái độ tâm lý, người phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng có thể bị kích động về tinh thần, nhưng cũng có thể không bị kích động về tinh thần, vì phòng vệ là quyền được pháp luật công nhận và trong nhiều trường hợp phòng vệ còn là nghĩa vụ của công dân để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, nên họ có thể chủ động ngăn chặn sự xâm hại
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vướt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội còn hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
có thể đối với Nhà nước, tổ chức hoặc người khác
Hành vi xâm hại thuộc trường hợp giết người do vượt quá giới hạn chính đáng phải là tội phạm, hoặc tuy không phải là tội phạm nhưng phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội (ví dụ như hành vi đốt nhà người khác của người mắc bệnh tâm thần) Còn đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hành vi của nạn nhân nhìn chung chưa đến mức là tội phạm mà chỉ là trái pháp luật nghiêm trọng
Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm và không được coi là dấu hiệu định tội Nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, động cơ của người phạm tội được coi
Trang 35là dấu hiệu định tội , đó là vì muốn ngăn chă ̣n hành vi sai trái của na ̣n nhân , bảo vệ lợi ích của Nhà nước , tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của bản thân hoă ̣c của người khác Người phạm tội trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì mụốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổ chức hoặc của người khác mà có hành vi chống trả quá mức cần thiết đối với nạn nhân dẫn đến hậu quả chết người Chính hành vi chống trả quá mức cần thiết đó mà người phạm tội phải chịu TNHS
Ví dụ: ngày 19/6/2013, TAND thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử bị cáo Nguyễn Quang Hưng (19 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về tội giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: “Chiều tối 31/8/2012,
Nguyễn Quang Hưng cùng nhóm bạn trong đó có Nguyễn Kiều Trang và Nguyễn Hữu Thọ (đều SN 1994, ở xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) rủ nhau ra cầu sông Mới chơi và ăn mừng việc thi đỗ đại học của Hưng và Thọ (Hưng đỗ hai trường đại học là: Đại học Nông nghiệp 1 và Đại học Tài nguyên và Môi trường) Khi đi, Nguyễn Kiều Trang mang theo 2 quả bưởi và một con dao nhọn dùng để gọt Đến khoảng 21h30 cùng ngày, trong lúc cả nhóm của Hưng đang ngồi chơi thì Hoàng Văn Thân (tức Quân, SN 1991) cùng 10 thanh niên khác ở xã Xuân Phú đi 5 xe máy ngang qua Nhóm thanh niên này dừng xe, Thân bật đèn pin điện thoại soi vào mặt Trang và nói "xem
em này xinh hay xấu” Bị nhóm thanh niên này trêu đùa thái quá nên Trang đứng dậy lấy xe đạp ra về Đi được một đoạn đường, Thân đuổi theo chặn đường và có hành vi sàm sỡ Trang Thấy vậy, Hưng chạy đến ngăn cản và đèo Trang về nhà Nhưng khi hai người đi được một đoạn, Thân tiếp tục đuổi theo chặn lại và đấm liên tiếp vào mặt Hưng Do hoảng sợ, Hưng đã lấy con dao gọt hoa quả để trong giỏ xe để phòng thân, đồng thời vội bỏ chạy vào một ngõ cụt gần đó để né tránh Mặc dù vậy, Thân cùng nhóm thanh niên đi cùng vẫn không buông tha Chúng tiếp tục đuổi theo, đối tượng Sinh túm áo
Trang 36khống chế Hưng để Thân xông vào đánh Trong lúc bị đánh, Hưng vung dao chống cự và đâm trúng ngực Thân Do cú đâm trúng tim nên Thân chết ngay tại chỗ HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Quang Hưng mức án 9 tháng 18 ngày
về tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (Xem bản án HSST số 152 ngày 19/6/2013, TAND thành phố Hà Nội) Trong vụ án này,
hành vi giết người của Hưng là giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Bởi động cơ phạm tội của Hưng là nhằm ngăn cản hành vi xâm hại của nhóm thanh niên với bạn của Hưng là Trang và cũng vì muốn bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của bản thân Hành vi phòng vệ của Hưng là vượt quá giới hạn cho phép Do vậy, hành vi giết người của Hưng là hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1.5.3 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS)
CTTP của cả 2 tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 105 đều chứa đựng dấu hiệu trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Tuy nhiên, hai tội danh này có đặc điểm khác nhau cơ bản:
Về hành vi: Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hướng tới xâm phạm tính mạng Còn hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hướng tới xâm phạm đến sức khỏe
Về hậu quả: Căn cứ vào bản chất của trạng thái tinh thần bị kích động
Trang 37mạnh, hậu quả thực tế xảy ra là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt Hậu quả thực tế của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hậu quả chết người Còn hậu quả thực tế của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là gây thương tích, tổn hại sức khỏe từ 31% trở lên
Ví dụ vụ án: “Khoảng 7 giờ ngày 22-5-2007, đi công tác về đến nhà,
Phạm Văn Hội bắt quả tang Nguyễn Văn Phong (là hàng xóm) ngoại tình với
vợ mình, Hội liền chạy đến gốc cây trong vườn nhặt một chai thủy tinh đã bị đập vỡ hình răng cưa dài từ 5 - 6cm rồi đi đến chỗ Phong; một tay Hội chụp
cổ áo Phong từ phía sau, tay còn lại cầm cổ chai đâm Phong vào má trái Hội
và Phong giằng co làm áo của Phong bị tuột ra Phong chạy giật lùi đến gần quầy hàng của bà Hiền gần đó Hội chạy tới cầm gạch đập vào đầu, vào mặt Phong gây chảy máu Kết quả giám định Phong bị thương tật tỉ lệ 32%” (Xem thêm tại bản án hình sự sơ thẩm số 146/2008/HSST ngày 19-8-2008, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Trong vụ án này, hành vi phạm tội của Hội đã gây thương tích 32% cho Phong trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Do vậy, Hội đã phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1.5.4 Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) với trường hợp giết người được áp dụng tình tiết giảm nhẹ (điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS)
Căn cứ quy định của Điều 95 và điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS, chúng
ta thấy cả hai trường hợp người phạm tội đều bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây nên nhưng sự khác nhau cơ bản là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân
Trang 38- Thứ nhất, về mức độ kích động về tinh thần: nếu như ở trường hợp
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS)
người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 thì người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động
nhưng chưa mạnh, chưa tới mức bị hạn chế đáng kể khả năng nhận thức hành
vi của mình
- Thứ hai, về mức độ của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra
tình trạng kích động của người phạm tội: Nếu ở Điều 95 hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là nghiêm trọng thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng, hành vi trái pháp luật ở Điều 95 phải là của chính nạn nhân thì
ở điểm đ khoản 1 Điều 46 không nhất thiết phải là hành vi của nạn nhân mà là hành vi của bất kỳ người nào khác
- Thứ ba, về đối tượng tác động của hành vi trái pháp luật: ở tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội nhưng ở điểm đ khoản 1 Điều 46 thì không nhất thiết phải như thế
Ví dụ: “Hoàng Văn Bình và Hoàng Văn Nam là hai anh em ruột Bình
là trưởng, chịu trách nhiệm thờ tự tổ tiên nhưng vợ chồng Bình chỉ sinh được
4 cô con gái, không có con trai Năm 2008, Bình bị tai nạn chết, người em trai là Nam liên tục đến nhà chị dâu, đòi chia lại đất cát và nhà cửa thờ tự
Vợ Bình là chị Lê Thị Nhàn không đồng ý Ngày 2/6/2010, Nam uống rượu say, tìm đến nhà chị Nhàn chửi bới đòi đất nhưng không gặp chị ở nhà, con gái út chị Nhàn là cháu Hoàng Thị Nhi thấy chú chửi bới thì cãi lại, Nam liền ném chai rượu đang uống vào cháu bé khiến cháu bị rách trán, chảy máu phải đưa đi trạm xá khâu 4 mũi Chị Nhàn đi làm về nghe tin con gái bị em chồng đánh thì vô cùng tức giận, vớ cái đòn gánh chạy đến nhà Nam tìm
Trang 39Nam Đến nhà Nam, do say rượu nên Nam ngủ trong nhà, khóa cửa không chịu mở Càng bực, chị Nhàn đứng ngoài chửi bới, một lúc sau, thấy con trai anh Nam là cháu Hoàng Văn Hải (10 tuổi) đi học về, chị Nhàn lấy đòn gánh đập vào đầu cháu Hải khiến cháu tử vong” (Xem thêm, cáo trạng VKSND tỉnh Quảng Bình số 135 ngày 24/12/2010)
Hành vi của chị Nhàn không được coi là hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà là hành vi giết người, được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là trong trạng thái tinh thần bị kích động Bởi lẽ: Thứ nhất, trạng thái tinh thần của chị Nhàn cũng không được coi là kích động mạnh, bởi lẽ khoảng thời gian từ khi anh Nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với cháu Nhi và trạng thái tinh thần bị kích động của chị Nhàn bị giãn cách Trạng thái tinh thần của chị Nhàn lúc này chỉ được coi là bị kích động Thứ hai, cháu Hải không phải là người có hành vi vi phạm pháp luật đối với chị Nhàn hay người thân thích của chị Nhàn, cháu cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần của chị Nhàn bị kích động Người có hành
vi vi phạm pháp luật đối với người thân của chị Nhàn là anh Nam (bố cháu Hải) Do vậy, hành vi giết người của chị Nhàn sẽ phải chịu TNHS về tội giết người Điều 93 K1 điểm c, được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm đ Khoản
1 Điều 46 BLHS năm 1999
1.6 Đường lối xử lý đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh
Điều 95 BLHS quy định hai khung hình phạt áp dụng đối với người phạm
tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cụ thể như sau: “người nào giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” [19, Điều 95, Khoản 1]
Khung hình phạt cơ bản của tội phạm áp dụng đối với trường hợp người phạm
Trang 40tội có hành vi giết một người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm So sánh với Bộ luật hình sự năm
1985 thì hình phạt quy định tại Khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999 nhẹ hơn khung hình phạt qui định tại khoản 3 Điều 105 BLHS năm 1985 Sự thay đổi khung hình phạt giảm nhẹ hơn này là hợp lý Bởi lẽ, giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp giết người có
tình tiết giảm nhẹ đặc biệt Tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nên họ khó có thể bình tĩnh để lựa chọn được cách giải quyết sáng suốt và chính nạn nhân cũng là người có lỗi bởi hành vi giết người của người phạm tội có nguyên nhân xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với bản thân người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội
Khoản 2 Điều 95 quy định: “giết nhiều người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm” Giết nhiều người
theo quy định của điều luật là trường hợp giết từ hai người trở lên Ví dụ, vừa
đi làm đồng về, A nghe tin con trai 5 tuổi của mình bị bố con nhà ông B là hàng xóm đánh gẫy 3 cái răng A ức quá chạy sang nhà ông B hỏi lí do thì bị ông B chửi, đuổi về Thấy thế, A vớ luôn con dao để trên đống củi ở sân xông tới chém chết cả hai bố con ông B Trường hợp này, A đã có hành vi giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Nếu người phạm tội gây hậu quả chỉ có một người bị giết chết, còn những người khác bị thương và có tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (khoản 1 Điều 95) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh theo Điều 105 BLHS