Chương 3: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
3.1. Những sai sót còn tồn tại trong thực tiễn quyết định hình phạt đối với người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
3.1.1. Sai sót do chưa vận dụng đúng qui định của Bộ luật hình sự
tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các chế định khác đã được qui định trong BLHS. Vận dụng đúng các tình tiết định tội là một trong những cơ sở để xác định các quy phạm áp dụng đối với người phạm tội, nếu vận dụng sai tình tiết định tội danh sai thì hậu quả tất yếu là vấn đề quyết định hình phạt cũng sai, như vậy hình phạt đã tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (có thể là quá nhẹ hoặc quá nặng), dẫn đến không đảm bảo được tính có căn cứ pháp lí của bản án.
Khoản 2 Điều 95 Bộ luật hình sự qui định về khung tăng nặng TNHS đối với trường hợp giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh mà hậu quả có từ hai người bị chết trở lên, và những nạn nhân đó đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội. Theo khung tăng nặng này, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự có khung hình phạt từ ba năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng. Nếu trong các nạn nhân, có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, nhưng hậu quả chỉ có một người bị giết chết, còn những người khác chỉ bị thương và có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì cũng không thuộc khung hình phạt này, mà người phạm tội sẽ bị truy cứu về hai tội: tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 95 và tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động manh, tác giả phát hiện có nhiều bản án đã chưa vận dụng đúng các qui định về tình tiết định tội, tình tiết định khung của bộ luật hình sự, dẫn đến quyết định hình phạt không đúng.
Ví dụ: Năm 2007, Vũ văn An có vay nợ của Lê Văn Tâm 95.000.000đồng để chữa bệnh cho mẹ. Do hoàn cảnh khó khăn nên đến năm 2010 anh An vẫn chưa trả được hết nợ cho Tâm. An có đến nhà xin khất nợ Tâm thêm một thời gian nhưng Tâm không đồng ý mà đòi An phải gán nhà cho mình. Ngày 12/4/2010, khi đang vác hàng thuê ngoài chợ, An nghe hàng xóm chạy đến gọi về bảo Tâm và nhiều thanh niên khác đang phá phách, ném đồ đạc của gia đình An và đuổi mẹ An ra ngoài. Nghe vậy, An liền chạy về nhà. Thấy mẹ An đang quỳ dưới đất van xin Tâm cho khất nợ thêm thì Tâm thản nhiên trả lời: "con bà nợ tôi không trả được thì tôi lấy cái nhà này, mẹ con bà đi nơi khác ở" rồi tiếp tục ném quần áo của mẹ con An ra đường. Nghe Tâm nói vậy, An liền vớ cái cọc tre ở sân, chạy tới đánh tới tấp vào đầu, cổ Tâm. Thấy vậy, anh Vũ Văn Kiên ngăn lại. Sẵn cọc tre trên tay, lại cho rằng anh Kiên là người bênh vực Tâm nên An giương cọc tre đâm ngang bụng anh Kiên một nhát và lao tiếp tục lao đến đấm đá, đập gạch vào người Tâm. Mọi người đưa anh Kiên và Tâm đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên Tâm đã bị chết trên đường đến bệnh viện, còn anh Kiên dù được cấp cứu, song do vết thủng ổ bụng quá sâu, mất nhiều máu nên cũng tử vong sau đó. TAND tỉnh Bình Dương đã xử An 5 năm về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 khoản 2 BLHS. (xem thêm bản án HSST số 147 ngày 05/1/2011 của TAND tỉnh Bình Dương)
Tác giả không đồng tình với bản án của TAND Tỉnh Bình Dương.
TAND tỉnh Bình Dương đã áp dụng không đúng qui định của BLHS khi định tội danh, do định tội danh sai, nên dẫn đến quyết định hình phạt sai đối với Vũ Văn An. Xét thấy, rõ ràng, trong vụ án này, TAND tỉnh Bình Dương đã áp dụng chưa đúng các tình tiết định khung hình phạt, bởi hậu quả chết chỉ có một nạn nhân là Lê Văn Tâm có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người thân thích của An, còn anh Vũ Văn Kiên không có hành vi vi phạm
pháp luật nghiêm trọng nào đối với An hoặc người thân thích của An. TAND tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn sai khi áp dụng khoản 2 điều 95 BLHS đối với Vũ Văn An. Trong vụ án này, Vũ Văn An phải bị truy cứu trách nhiệm hai tội: Tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 95 và tội giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự.
Khi xử lý người phạm tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ trạng thái tinh thần của người phạm tội trong khi phạm tội và đặc biệt phải làm rõ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp này chỉ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, nếu giết nhiều người mức hình phạt cao nhất cũng chỉ tới 7 năm tù. Nếu không làm rõ hành vi trái pháp luật của nạn nhân sẽ dẫn đến tình trạng thân nhân của người bị hại và những người không am hiểu pháp luật cho rằng cũng là hành vi giết người sao lại xử nhẹ như vậy.