1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu kế toán chi phí theo quy trình sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần giày vĩnh phú

87 255 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Khoản mục chi phí nàybao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiềnlương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phíkhấu hao

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu, với sự cố gắng của bản thân, sự giúp

đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

của mình với đề tài: “Tìm hiểu kế toán chi phí theo quy trình sản xuất sản

phẩm của Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú ”

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy

cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh

đã tận tâm dạy bảo, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong quá trìnhhọc tập và rèn luyện tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS.Đỗ Quang Giám - Giảng viên khoa

Kế toán & QTKD là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian qua, đã dànhnhiều thời gian ân cần chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc Công ty cổ phần giày VĩnhPhú, các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trongsuốt thời gian thực tập tại công ty Em xin cảm ơn anh chị tại phòng kế toán vàmột số cô chú, anh chị trong bộ phận phân xưởng đã nhiệt tình giúp đỡ, cho em

cơ hội để được tiếp xúc với công việc kế toán thực tế và cung cấp những thôngtin trung thực nhất cho nghiên cứu này

Cuối cùng, em xin cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của gia đình,người thân và bạn bè trong suốt thời gian qua

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chếnên trong báo cáo của em chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong cácthầy cô giáo góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015

Sinh viên Lại Thị Huệ

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC VIẾT TẮT viii PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.2.1 Nội dung 3

1.3.2.2 Phạm vi về không gian 3

1.3.2.3 Phạm vi về thời gian 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

2.1 Tổng quan tài liệu 4

2.1.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất 4

2.1.1.2 Những vấn đề chung kế toán chi phí theo quy trình 12

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 29

2.1.2.1 Kinh nghiệm trong nước 29

2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất của một số ngành trong nước 30

2.1.2.3 Văn bản quy phạm liên quan 32

Trang 3

2.1.2.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước đây 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.1 Giới thiệu về công ty Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú.40

3.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty 40

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, tình hình cơ bản của công ty 41

3.1.2.1 Sơ đồ bộ máy của công ty 41

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 43

3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất 44

3.1.4 Tình hình cơ bản của công ty 44

3.1.5 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giày của công ty 52

3.1.5.2 Đặc điểm máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất 533.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất giày thể thao theo quy trình tại công ty

cổ phần giày Vĩnh Phú 54

3.2.1 Thực trạng công tác tính phí theo quy trình sản xuất sản phẩm giày thể thao 543.2.2 Thực trạng xác định chi phí theo quy trình sản xuất giày thể thao 563.2.3 Thực trạng báo cáo sản xuất 633.2.3.1 Thực trạng báo cáo sản xuất giày thể thao 63

3.3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí theo quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty 693.3.1 Đánh giá thực trạng chung về hệ thống kế toán chi phí theo quy trình 69

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số tài khoản nguyên liệu tồn kho 16Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tiền lương 18Bảng 2.3: Sổ tài khoản chi phí sản xuất chung của công ty 19

Bảng 2.4: Sản phẩm tương đương trong tháng theo phương pháp WA 24

Bảng 2.5: Sản phẩm tương đương trong tháng theo phương pháp FIFO25

Bảng 2.6: Số liệu sản xuất của quy trình 26

Bảng 2.7: Dòng sản phẩm tại một quy trình 27Bảng 2.8: Chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương tại quy trình 27Bảng 2.9: Báo cáo các dòng chi phí tại quy trình sản xuất 28Bảng 3.1: Tình hình lao động tại công ty (2012-2014) 45

Bảng 3.2: Tình hình Tài sản – Nguồn vốn của Công ty 2012 – 2014 48

Bảng 3.3: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2012-2014 50Bảng 3.4: Bảng chi phí sản xuất trong tháng 10/2014 tại phân xưởng sản xuấtgiày thể thao công đoạn tạo mũ giày 57

Bảng 3.5: Bảng chi phí sản xuất trong tháng 10/2014 tại phân xưởng sản xuấtgiày thể thao cộng đoạn giáp đế giày và hoàn thiện 58Bảng 3.6: Sổ tài khoản 152 chi phí nguyên vật liệu tháng 10/2014 bộ phận sảnxuất giày thể thao 60Bảng 3.7: Bảng tổng hợp lương tháng 10/2014 bộ phận phân xưởng sản xuấtgiày thể thao 61Bảng 3.8: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung tháng 10/2014 phân xưởng sảnxuất giày thể thao 63

Bảng 3.9: Dòng sản phẩm tại quy trình sản xuất giày thể thao tháng 10/2014 64Bảng 3.10: Sản phẩm tương đương của quy trình sản xuất giày thể thao trongtháng 10/2014 64

Trang 6

Bảng 3.11: Chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương tại quy trình sản xuất giàythể thao trong tháng 10/2014 65Bảng 3.12: Chi phí đơn vị cho 1 đôi giày thể thao 10/2014 66

Bảng 3.13: Báo cáo các dòng chi phí tháng 10/2014 của quy trình sản xuất giày thể thao 68

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Khái quát hoạt động theo quy trình và chi phí của doanh nghiệp 15

Sơ đồ 2.2: Hệ thống xác định chi phí theo quy trình 16

Sơ đồ 2.3: Khung phân tích 37

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức quản lí của công ty 41

Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất giày 44

Sơ đồ 3.3 Quy trình công nghệ sản xuất giày thể thao 52

Sơ đồ 3.4: Các công đoạn của quy trình sản xuất giày thể thao 54

Sơ đồ 3.5: Hệ thống xác định chi phí theo quy trình sản xuất giày thể thao 56

Sơ đồ 3.6: Quy trình xác định chi phí sản xuất giày từng công đoạn 56

Trang 9

đa các khoản chi phí.

Như chúng ta đã biết chi phí là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinhdoanh trong kỳ Như vậy, kế toán chi phí có vai trò cung cấp thông tin về chi phíphục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý Khilựa chọn bất kỳ 1 phương án sản xuất nào, tiếp tục mở rộng hay ngừng sản xuấtmột loại sản phẩm nào đó cũng cần xem xét đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất

ra sản phẩm và lợi nhuận thu được từ tiêu thụ sản phẩm đó Doanh nghiệp cầntập hợp chi phí đầy đủ chính xác đúng đối tượng, đúng nội dung tránh nhầm lẫngiữa đối tượng này với đối tượng khác ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhàquản lý Trong mọi hoạt động quản trị của mọi loại hình doanh nghiệp, kế toánchi phí luôn giữ vai trò quan trọng và được các chủ doanh nghiệp quan tâmnghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú là một công ty sản xuất nhiều loại mặthàng có chất lượng và quy trình tiêu chuẩn hóa cao nhưng vẫn giữ được mức chiphí thấp được người tiêu dùng chấp nhận nên sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 10

đạt hiệu quả cao, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước Có được kết quả này lànhờ sự vận động tổng hợp của cả hệ thống trong doanh nghiệp trong đó có sựđóng góp đáng kể của hoạt động tài chính kế toán Vì vậy được sự đồng ý của

công ty em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu kế toán chi phí theo quy

trình sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

- Nghiên cứu quy trình sản xuất loại sản phẩm giày thể thao của Công ty

cổ phần giày Vĩnh Phú Đánh giá thực trạng hệ thống tính phí công ty đang sửdụng từ đó hoàn thiện hệ thống tính phí sản xuất sản phẩm giày thể thao theoquy trình

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu kế toán chi phí theo quy trình sản xuất sảnphẩm giày thể thao tại Công ty Cổ phần giày Vĩnh Phú

Trang 11

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Nội dung

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu kế toán chi phí theo quy trình sản xuất sản phẩm giày thể thao của công ty Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú ngoài sản xuất mặt hàng giày thể thao còn sản xuất giày, dép da thời trang nhưng sản phầm giàythể thao là sản phẩm chủ lực của công ty Bên cạnh đó sản phẩm giày thể thao của công ty có đầy đủ các yếu tố phù hợp cho việc tìm hiểu về chi phí cho từng cộng đoạn sản xuất như: sản phẩm được sản xuất hàng loạt, sản phẩm và dịch vụđồng nhất, số lượng sản xuất lớn, tiêu chuẩn hóa cao

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần giày Vĩnh Phú

Địa chỉ: Khu 17 – Phường Gia Cẩm – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ

Trang 12

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất

a Khái niệm

Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.

Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thươngmại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? Sảnxuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưuhóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

Quá trình sản xuất là quá trình tiêu hao các loại chi phí nguyên vật liệu, chi

phí hao mòn tài sản cố định và các chi phí khác để tổ chức, quản lý và điều hành đểsản xuất ra sản phẩm theo phương án sản xuất kinh doanh đã xác định trước

Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc

những mục tiêu cụ thể

Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải

chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằmmục đích thu lợi nhuận Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệpnào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất Việc giảm chi phí sản xuất đồngnghĩa với việc tăng lợi nhuận

Trang 13

b Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

* Chi phí sản xuất: Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật

liệu thành thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sửdụng máy móc thiết bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: Chi phí nguyênliệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm

các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sảnphẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệuchính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng

- Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền

lương và những khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếpsản xuất sản phẩm Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản tríchtheo lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sảnxuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trongkhoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sảnxuất chung

- Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ và quản lý quá trình sản

xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi các phân xưởng Khoản mục chi phí nàybao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiềnlương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phíkhấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ muangoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng, v.v…

Ngoài ra, trong kế toán quản trị còn dùng các thuật ngữ khác: chi phí

ban đầu để chỉ sự kết hợp của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí

nhân công trực tiếp, chi phí chuyển đổi để chỉ sự kết hợp của chi phí nhân công

trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Trang 14

* Chi phí ngoài sản xuất: Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản

xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tácquản lý chung toàn doanh nghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mụcchi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh

phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vậnchuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, khấu hao các phương tiện vậnchuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thịquảng cáo, v.v…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm

tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuấtkinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp Khoản mục này bao gồmcác chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương củanhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lýdoanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v…

Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ

Khi xem xét cách tính toán và kết chuyển các loại chi phí để xác định lợitức trong từng kỳ kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệpsản xuất được chia làm hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

* Chi phí sản phẩm: Bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản

xuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hìnhthành qua giai đoạn sản xuất (được gọi là giá thành sản xuất hay giá thành côngxưởng) Tùy thuộc vào phương pháp tính giá thành áp dụng mà chi phí sản phầm

có khác nhau Chi phí sản phẩm gồm các khoản mục: chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Xét theo mốiquan hệ với việc xác định lợi tức trong từng kỳ kế toán, chi phí sản phẩm chỉđược tính toán, kết chuyển để xác định lợi tức trong kỳ tương ứng với khối

Trang 15

lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong kỳ đó Chi phí của khối lượng sản phẩmtồn kho chưa được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị tồn kho và

sẽ được kết chuyển để xác định lợi tức ở các kỳ sau khi mà chúng được tiêu thụ

Vì lí do này, chi phí sản phẩm còn được gọi là chi phí tồn kho

* Chi phí thời kỳ: Bao gồm các khoản mục chi phí còn lại sau khi đã xác

định các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm Bao gồm chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ kếtoán nào được xem là có tác dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh của kỳ đó, dovậy chúng được tính toán kết chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ màchúng phát sinh Chi phí thời kỳ còn được gọi là chi phí không tồn kho

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Cách “ứng xử” của chi phí là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của chi phítương ứng với các mức độ hoạt động đạt được Các chỉ tiêu thể hiện mức độhoạt động cũng rất đa dạng Trong doanh nghiệp sản xuất ta thường gặp các chỉtiêu thể hiện mức độ hoạt động như: Khối lượng công việc đã thực hiện, khốilượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động, v.v… Khi xem xét cách ứng xửcủa chi phí, cũng cần phân biệt rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp với mức

độ hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong từng kỳ Phạm vi hoạt động chỉ rõcác năng lực hoạt động tối đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công laođộng của công nhân, mà doanh nghiệp có thể khai thác, còn mức độ hoạt độngchỉ các mức hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ tronggiới hạn của phạm vi hoạt động đó

Khi nói đến cách ứng xử của chi phí, chúng ta thường hình dung đến một

sự thay đổi tỉ lệ giữa chi phí với các mức độ hoạt động đạt được, mức độ hoạtđộng càng cao thì lượng chi phí phát sinh càng lớn và ngược lại Tuy nhiên, loạichi phí có cách ứng xử như vậy chỉ là một bộ phận trong tổng số chi phí củadoanh nghiệp Một số loại chi phí có tính chất cố định, không phụ thuộc theomức độ hoạt động đạt được trong kỳ, và ngoài ra, cũng có một số các chi khác

Trang 16

mà cách ứng xử của chúng là sự kết hợp của cả hai loại chi phí kể trên Chính vìvậy, xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp được chia thành ba loại: Chiphí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.

* Chi phí khả biến: Là các chi phí xét về lý thuyết có sự thay đổi tỉ lệ với

các mức độ hoạt động Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy

ra Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặcgiảm) của mức độ hoạt động, nhưng chi phí khả biến tính theo đơn vị của mức

độ hoạt động thì không thay đổi

* Chi phí bất biến: Chi phí bất biến là những chi phí xét về lý thuyết

không có sự thay đổi theo các mức độ hoạt động đạt được Vì tổng số chi phí bấtbiến là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biếntính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại

- Chi phí bất biến bắt buộc: Chi phí bất biến bắt buộc là các chi phí phát

sinh nhằm tạo ra các năng lực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, thể hiện rõnhất là chi phí khấu hao TSCĐ hay tiền lương nhân viên quản lý ở các phòngban chức năng Bởi vì là tiền đề tạo ra năng lực hoạt động cơ bản nên các chi phíbất biến bắt buộc gắn liền với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, chúngbiểu hiện tính chất cố định khá vững chắc và ít chịu sự tác động của các quyếtđịnh trong quản lý ngắn hạn Có thể đưa ra nhận xét rằng, mọi cố gắng trongviệc cắt giảm các chi phí bất biến bắt buộc đến không là không thể được, cho dù

là chỉ trong một thời gian ngắn khi các quá trình sản xuất bị gián đoạn Điểmmấu chốt trong việc quản lý loại chi phí này là tập trung vào việc nâng cao hiệusuất sử dụng các yếu tố vật chất và nhân lực cơ bản của doanh nghiệp

- Chi phí bất biến không bắt buộc: Khác với các chi phí bất biến bắt buộc,

các chi phí bất biến không bắt buộc thường được kiểm soát theo các kế hoạchngắn hạn và chúng phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý hàng năm của cácnhà quản trị Do vậy, loại chi phí này còn được gọi là chi phí bất biến tuỳ ý hay

Trang 17

chi phí bất biến quản trị Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phínghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo nhân viên, v.v…

Với bản chất ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người quản lý,các chi phí bất biến không bắt buộc là đối tượng được xem xét đầu tiên trong cácchương trình tiết kiệm hoặc cắt giảm chi phí hàng năm của doanh nghiệp Có thểnói, tính hợp lý về sự phát sinh của các chi phí bất biến không bắt buộc, cả vềchủng loại và giá trị, được xem xét theo từng kỳ là biểu hiện rõ nhất chất lượngcác quyết định của nhà quản trị trong quản lý chi phí Các quyết định nay luôn bịràng buộc bởi sự hạn chế về quy mô vốn cũng như bởi các mục tiêu tiết kiệm chiphí không ngừng của doanh nghiệp Rất dễ dẫn đến các quyết đinh sai lầm nếungười quản lý không hiểu thấu đáo đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, cũngnhư tình huống cụ thể cho việc ra quyết định ở từng thời kỳ hoạt động

* Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu

tố chi phí khả biến và chi phí bất biến Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó,chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt độngtăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến Hiểutheo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗn hợp thường là bộ phận chiphí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần khả biến là bộphận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm Trong các doanhnghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trong các loại chiphí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì MMTB,…

Các cách phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định

Để phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định trong quản lý, chi phí củadoanh nghiệp còn được xem xét ở nhiều khía cạnh khác Nổi bật nhất là việcxem xét trách nhiệm của các cấp quản lý đối với các loại chi phí phát sinh, thêmnữa, các nhà quản lý nên nhìn nhận đúng đắn sự thích đáng của các loại chi phíkhác nhau phục vụ cho việc phân tích, so sánh để ra quyết định lựa chọn phương

án tối ưu trong các tình huống

Trang 18

* Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được:

Một khoản chi phí được xem là chi phí có thể kiểm soát được hoặc là chiphí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là tuỳ thuộc vào khả năngcấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối, tác động đến khoản chi phí

đó hay là không Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắnliền với một cấp quản lý nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó

có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm soát được (ởcấp quản lý đó), nếu ngược lại thì là chi phí không kiểm soát được

Chi phí không kiểm soát được ở một bộ phận nào đó thường thuộc haidạng: các khoản chi phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ phận (chẳnghạn các chi phí phát sinh ở các bộ phận sản xuất hoặc thu mua là chi phí khôngkiểm soát được đối với người quản lý bộ phận bán hàng), hoặc là các khoản chiphí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng thuộc quyền chi phối

và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn Cũng cần chú ý thêm rằng việc xem xétkhả năng kiểm soát các loại chi phí đối với một cấp quản lý có tính tương đối và

có thể có sự thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ phân cấp trong quản lý

Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong phân tích chiphí và ra các quyết định xử lý, góp phần thực hiện tốt kế toán trách nhiệm trongdoanh nghiệp

* Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi phí phát sinh có liên quantrực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng, dovậy có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt hàng và đượcgọi là chi phí trực tiếp Ngược lại, các khoản chi phí phát sinh cho mục đíchphục vụ và quản lý chung, liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sảnphẩm, nhiều đơn đặt hàng cần tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng chiphí theo các tiêu thức phân bổ phù hợp ta gọi là chi phí gián tiếp Thông thường,khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là các

Trang 19

khoản mục chi phí trực tiếp, còn các khoản mục chi phí sản xuất chung, chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp

* Chi phí chìm:

Khái niệm chi phí chìm chỉ nảy sinh khi ta xem xét các chi phí gắn liềnvới các phương án hành động liên quan đến tình huống cần ra quyết định lựachọn Chi phí chìm được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiểnhiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như nhau Hiểu một cách khác, chi phíchìm được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lýquyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào Chính vì vậy, chi phí chìm làloại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý.Tuy nhiên, trong thực tế, việc nhận diện được chi phí chìm cũng như sự nhậnthức rằng chi phí chìm cần được loại bỏ trong tiến trình ra quyết định khôngphải lúc nào cũng dễ dàng

* Chi phí chênh lệch: Tương tự như chi phí chìm, chi phí chênh lệch

(cũng còn được gọi là chi phí khác biệt) cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phígắn liền với các phương án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu Chi phíchênh lệch được hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của mộtphương án so với một phương án khác Có hai dạng chi phí chênh lệch: giá trịcủa những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương ánkhác, hoặc là phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương

án khác nhau Người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên

cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch này nên chi phí chênh lệch là dạngthông tin thích hợp cho việc ra quyết định

* Chi phí cơ hội: Là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực

hiện phương án này thay cho phương án khác Chẳng hạn, với quyết định tự sửdụng cửa hàng để tổ chức hoạt động kinh doanh thay vì cho thuê thì thu nhập cóđược từ việc cho thuê của hàng trở thành chi phí cơ hội của phương án tự tổchức kinh doanh

Trang 20

Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọiquyết định của quản lý Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hìnhdung và dự đoán hết tất cả các phương án hành động có thể có liên quan đến tìnhhuống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu Có như vậy, phương án hànhđộng được lựa chọn mới thực sự là tốt nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất

đi của tất cả các phương án bị loại bỏ

2.1.1.2 Những vấn đề chung kế toán chi phí theo quy trình

a Kế toán chi phí theo quy trình

Sản xuất hay chế biến theo quy trình là sản xuất với số lượng sản phẩmlớn trong một quy trình liên tục qua nhiều khâu

Xác định chi phí theo quy trình là một hệ thống tính toán chi phí sản phẩmtrong đó các chi phí được tích lũy theo quá trình hay trong các phân xưởng, vàsau đó được phân bổ đến một số sản phẩm hay nhóm sản phẩm tương tự nhau

* Đặc điểm quan trọng của các hoạt động theo quy trình là cần thiết phải đạtmức độ tiêu chuẩn hóa cao nếu hệ thống đó sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm

* Vai trò của kế toán chi phí:

- Là một phần của kế toán, kế toán chi phí có trách nhiệm ghi chép chiphí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm vàdịch vụ do đơn vị cung cấp

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh

- Phục vụ cho việc đề ra các chiến lược tổng quát và kế hoạch dài hạngồm quá trình phát triển và đầu tư vào sản phẩm mới

- Phục vụ cho lập kế hoạch và kiểm soát chi phí về các mặt hoạt động,được thực hiện qua các báo cáo về các khoản thu, chi tài sản

* Các thông tin kế toán chi phí cung cấp giúp cho nhà quản lý:

- Có thể triển khai giá bán hợp lý đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp

- Xác định chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát

- Hướng vào các chi phí đặc biệt để tiến hành giảm giá dần dần

Trang 21

- Quyết định xem loại sản phẩm và dịch vụ nào đem lại lợi ích cho đơn

vị, còn loại nào không mang đến lợi ích cho đơn vị

Thông thường, tùy vào bản chất doanh nghiệp mà các kế toán viên sửdụng một trong hai hệ thống tính chi phí khác nhau: Xác lập chi phí theo quytrình hay xác lập chi phí theo đơn đặt hàng Xác lập chi phí theo quy trình chỉđem lại hiệu quả khi một công ty sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau như

ốc vít, vi mạch máy tính hoặc bóng đèn,… Hệ thống chi phí này tập kết vào chiphí của nhiều bước trong các bước sản xuất – ví dụ, pha trộn, đẩy, cắt, và đónggói Nguyên vật liệu và chi phí cho mỗi bước đều được tính, sau đó chia cho sốlượng đơn vị sản phẩm làm xong Xác lập chi phí theo đơn đặt hàng hợp hơncho các bước sản xuất theo đơn đặt hàng Ví dụ, một hãng chế tạo máy theo đơnđặt hàng sẽ sử dụng phương pháp này Cách tính chi phí theo đơn đặt hàng sẽxác định hết chi phí liên quan đến một công việc cụ thể về cả chi phí gián tiếp vàtrực tiếp Nhà quản lý sử dụng thông tin về chi phí để hiểu và giám sát các biến

số xác định khả năng lợi nhuận Kế toán chi phí là một loại hình kế toán mà cácnhà quản lý có khả năng phải đối diện nhiều nhất Loại kế toán này có thể giúpbạn biết hoạt động nào hoặc sản phẩm nào đóng góp một cách tốt nhất vào lợinhuận của doanh nghiệp, giúp bạn tránh việc phân chia chi phí quản lý chungkhông hợp lý

b Xác định chi phí theo quy trình

Tổ chức các hoạt động theo quy trình

Trong hoạt động sản xuất theo quy trình, mỗi quy trình được nhận dạngnhư một chuỗi các bộ phận sản xuất, trung tâm làm việc Không tính bộ phậnđầu tiên, mỗi một bộ phận đều nhận đầu vào từ bộ phận trước đó như là sảnphẩm làm dở Sản phẩm sau khi kết thúc ở bộ phận sản xuất thứ nhất (bộ phậnA) được chuyển qua bộ phận thứ hai (bộ phận B) để hoàn thiện tiếp Dòng chảy

cứ như vậy cho đến khi sản phẩm được chuyển đến bộ phận sản xuất cuối cùng,

Trang 22

nơi mà nó được hoàn thiện để nhập kho thành phẩm hoặc đem bán Tùy thuộcvào đặc thù của từng doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, tại mỗi bộ phận cácchi phí lao động trực tiếp, sản xuất chung và có thể cả chi phí nguyên liệu trựctiếp được kết tinh vào sản phẩm.

Việc theo dõi chi phí đối với một vài bộ phận có liên quan có thể là rất phứctạp Vì các bước xác định chi phí theo quy trình được áp dụng cho hoạt động của mỗi

bộ phận riêng, nên chúng ta chỉ cần xem xét một bộ phận trong một thời gian nhấtđịnh Khi đầu ra của một bộ phận trở thành đầu vào của bộ phận tiếp theo, chẳng hạn

là trường hợp sản xuất liên tục, chúng ta chuyển các chi phí phát sinh ở bộ phậntrước đó sang bộ phận tiếp theo Chúng ta lặp lại các bước như thế từ bộ phậnkhác cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện ở bộ phận cuối cùng

Bước đầu tiên trong sản xuất theo quy trình là quyết định khi nào sản xuấtsản phẩm Bộ phận quản lý xác định các loại nguyên liệu cũng như số lượng vàlao động cần thiết để sản xuất sản phẩm, sau đó lên kế hoạch thực hiện sản xuất.(ví dụ công ty sản xuất bánh kẹo họ không đợi khi có đơn đặt hàng mới làm màthường dự đoán mức độ tiêu thụ rồi lên kế hoạch sản xuất đồng loạt việc đầutiên họ cần làm là xác định sản xuất bao nhiêu, sản xuất thì cần bao nhiêunguyên vật liệu, cần bao nhiêu công nhân trong quy trình sản xuất đó) Khôngnhư sản xuất theo công việc thường chỉ bắt đầu khi nhận được đơn đặt hàng, cácnhà quản lý trong hoạt động theo quy trình thường dự đoán nhu cầu mong đợicho các sản phẩm của họ rồi sản xuất dựa theo kế họach đã định Các hoạt độngtheo quy trình sản xuất được thể hiện khái quát ở sơ đồ 2.1:

Trang 23

Sơ đồ 2.1: Khái quát hoạt động theo quy trình và chi phí của doanh nghiệp

Chú thích: (1) Mua nguyên nhiên vật liệu; (2).Xuất nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất;

(3) Xuất nguyên liệu gián tiếp cho sản xuất; (4) Sử dụng lao động; (5) Tiền lương lao động trực tiếp; (6) Tiền lương lao động gián tiếp; (7) Chi phí sản xuất chung khác; (8) Chi phí sản xuất chung ước tính; (9) Đóng gói sản phẩm; (10) Bán sản phẩm.

Xác định chi phí theo quy trình

Xác định chi phí theo quy trình đơn giản hơn xác định chi phí theo côngviệc Trong hệ thống kế toán theo quy trình, thay vì theo dõi cho hàng trăm côngviệc khác nhau thì chi phí chỉ được theo dõi cho một số quy trình sản xuất

Hệ thống kế toán chi phí theo quy trình tính các chi phí NVL, LĐTT vàSXC cho các quy trình cụ thể (hay các bộ phận cho trường hợp có quy trình sảnxuất riêng lẻ)

Tổng các chi phí có liên quan đến từng quy trình, sau đó được chia cho sốđơn vị sản phẩm được sản xuất bởi quy trình đó để xác định chi phí đơn vị sản

phẩm tương đương Hệ thống kế toán theo quy trình được biểu hiện dưới sơ đồ 2.2:

Trang 24

Sơ đồ 2.2: Hệ thống xác định chi phí theo quy trình

Kế toán chi phí nguyên vật liệu

- Phần lớn các nguyên liệu trực tiếp được sử dụng luân chuyển qua các bộphận để sản xuất sản phẩm, phần nhỏ nguyên liệu trực tiếp còn lại được sử dụngtại một bộ phận cụ thể trong quy trình sản xuất Người quản lý bộ phận thườngnhận nguyên liệu thông qua việc gửi phiếu yêu cầu nguyên liệu cho người phụtrách kho nguyên liệu Trong một số tình huống, nguyên liệu chuyển một cáchliên tục từ nguyên liệu tồn kho xuyên suốt quy trình sản xuất

- Khi xuất nguyên liệu kế toán ghi tăng chi phí NVLTT và giảm NVL tồnkho Cuối kỳ kế toán, chi phí nguyên liệu trực tiếp được kết chuyển về tài khoảnchi phí sản xuất dở dang Khi có hai hay nhiều hơn các bộ phận sản xuất cùnghoạt động, kế toán công ty sử dụng hai hay nhiều hơn các tài khoản chi tiết củachi phí sản xuất dở dang để tập hợp chi phí thực tế phát sinh tại một bộ phận

- NVL gián tiếp từ kho NVL đến CPSXC Các NVL này thường khôngđược phân biệt rõ ràng là đã dùng cho quy trình sản xuất nào mà chúng chỉ đóngvai trò hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động sản xuất

- Sau khi hoàn thành việc ghi sổ cho cả hai loại nguyên liệu trực tiếp vàgián tiếp Sổ chi tiết nguyên liệu tồn kho được thể hiện trong bảng 2.1:

Bảng 2.1: Số tài khoản nguyên liệu tồn kho

Quy trình B

Thành phẩm

Trang 25

Công ty:…

Địa chỉ:…….

Điện thoại:……

SỔ CÁI Tên tài khoản: Nguyên liệu tồn kho

Số hiệu: 152

Ngày, tháng

ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Số hiệu

Ngày, tháng

Tồn đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí tiền lương bao gồm chi phí lao động trực tiếp và lao động giántiếp trong bộ phận sản xuất Để hiểu một cách đơn giản chúng ta không thể táchriêng các khoản trích theo lương của người lao động Trong hoạt động theo quytrình, lao động trực tiếp của một quy trình sản xuất bao gồm tất cả các lao độngđược sử dụng riêng bởi quy trình đó Thậm chí kể cả trường hợp nếu người laođộng không được sử dụng cho trực tiếp sản xuất sản phẩm Chẳng hạn, nếu mộtquy trình sản xuất có một người chuyên làm quản lý riêng cho quy trình đó vàcác công nhân sản xuất thuộc quy trình, tiền lương của họ là chi phí lao độngtrực tiếp của quy trình đó chứ không phải là chi phí sản xuất chung Lao độnggián tiếp là những người hỗ trợ cho việc sản xuất một cách hiệu quả, bao gồm

Trang 26

những người chấm công, nhận và chuyển nguyên vật liệu đến bộ phận sản xuất,sửa chữa máy móc, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyển sản phẩm đến kho.

Cuối tháng kế toán căn cứ vảo bảng tổng hợp tiền lương để định khoảnghi sổ Tiền lương được tổng hợp trong bảng 2.2:

Các khoản trừ

Số còn phải trả Tạm

bổ chi phí SXC dự kiến

Kế toán chi phí sản xuất chung

Các chi phí SXC (chi phí bảo hiểm tài sản sản xuất, thuê nhà xưởng, sửdụng công cụ dụng cụ và khấu hao tài sản không liên quan trực tiếp đến một quytrình sản xuất nào) ngoài chi phí NVL gián tiếp và lao động gián tiếp

Trang 27

Với sự gia tăng của tự động hóa, các công ty tổ chức hoạt động theo quytrình ngày càng ưa thích sử dụng số giờ máy để phân bổ chi phí sản xuất chung.Trong một số tình huống, việc áp dụng các tỷ lệ một tiêu thức phân bổ như là sốgiờ lao động trực tiếp (hay là một tỷ lệ phân bổ áp dụng chung cho toàn công ty)chưa đủ để phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác và có ích Như là

hệ quả, người quản lý có thể sử dụng các tỉ lệ khác nhau cho các quy trình sảnxuất khác nhau

Sau khi hoàn tất việc tính toán phân bổ và ghi chép, sổ tài khoản CPSXC

được thể hiện trong bảng 2.3:

Bảng 2.3: Sổ tài khoản chi phí sản xuất chung của công ty

Công ty:…

Địa chỉ:…….

Điện thoại:……

SỔ CÁI Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung

Trang 28

c Xác định sản phẩm tương đương

Đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chếtạo (đang nằm trong quá trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành 1 vài bướcchế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới hoàn thành)

Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng đãxác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang Để cóthông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng nhưphục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định

số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành làbao nhiêu Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang

Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chiphí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Chi phí sản xuất sản phẩm

dở dang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau:

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực

tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyênvật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí khác (chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm hoàn thành

Dck = x Sd

Stp + Sd

Trong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳStp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trang 29

Đánh giá sản phẩm làm dở

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phísản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sảnphẩm được nhanh chóng

Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp cóchi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối

kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí chosản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng Do vậy, trước hết cầncung cấp khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tínhđổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dởdang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sảnxuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính chosản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:

Trang 30

Ddk + C Dck = x S’d

Stp + Sd

Trong đó: S’d = Sd × % hoàn thành

C: Được tính theo từng khoản mục phát sinh trong kỳ

Ưu điểm: Phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơnphương pháp trên

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biếnhoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyênvật liệu trực tiếp chiểm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khốilượng sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức:

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang,mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và địnhmức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sảnphẩm dở dang theo chi phí định mức

Ưu điểm: Toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin tại mọithời điểm

Nhược điểm: Độ chính xác của kết quả tính toán không cao, khó áp dụng

vì thông thường, khó xác định được định mức chuẩn xác

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng đượcđịnh mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức

 Xác định sản phẩm tương đương

Sản phẩm tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra

trong kỳ nếu tất cả mọi kết quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoànthành của phân xưởng đó

Sản phẩm tương đương = Sản lượng sản xuất x % hoàn thành công việc

Trang 31

Có 2 phương pháp xác định sản phẩm tương đương:

*Phương pháp bình quân trọng số (WA):

Sản lượng tương đương của một phân xưởng chỉ xét đến số lượng sảnphẩm hoàn thành trong kỳ và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ cần quy đổi

Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ coi như đã hoàn thành trong kỳ sản xuất theodòng vật chất của quá trình sản xuất Như vậy, sản lượng tương đương theophương pháp bình quân là:

+

Sản phẩm tươngđương dở dangcuối kỳ

Cách tính này đơn giản, dễ làm vì chỉ quan tâm đến sản lượng hoàn thành

và dở dang cuối kỳ, nhưng sẽ dẫn đến tính không hợp lý trên phương diện sảnlượng sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm Vì mỗi loại sản phẩm dở dang đầu

kỳ có mức độ hoàn thành khác nhau nên nếu quan tâm đến khái niệm sản lượngtương đương, doanh nghiệp sẽ phải tiêu dùng các nguồn lực để tiếp tục hoànthành phần còn lại của sản phẩm Vấn đề này chưa được xem xét đến theophương pháp bình quân Kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm sẽ bị san bằngnếu hao phí giữa các kỳ có sự khác biệt thực sự

- Sản phẩm tương đương có thể được tổng hợp trong bảng 2.4:

Trang 32

Bảng 2.4: Sản phẩm tương đương trong tháng theo phương pháp WA

Chỉ tiêu Nguyên liệu động Lao Sản xuất chung

Sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác

Sản phẩm tương đương đối với dở dang cuối kỳ

SP tương đương theo NVL trực tiếp

* Phương pháp nhập trước - xuất trước:

Thực chất của phương pháp này là sản phẩm dở dang đầu kỳ sẽ tiếp tụcchế biến và sẽ hoàn thành trước nếu không có những sai hỏng về mặt kỹ thuật,những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ sẽ hoàn thành sau và có thể lànhững sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ Việc tính sản lượng tương đương theophương pháp này thật sự tuân thủ theo dòng vật chất của quá trình sản xuất, và

do vậy các báo cáo về sản lượng và giá thành sẽ hợp lý hơn

Qua phương trình cân đối sản lượng ở trên, sản lượng tương đương trong

kỳ bao gồm ba loại:

+ Sản phẩm dở dang đầu kỳ được tiếp tục chế biến và hoàn thành

+ Sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ và đã hoàn thành

+

Sản phẩm mớiđưa vào hoànthành trongkỳ

+

Sản phẩmtương đươngcuối kỳ

Trang 33

X (100% - % hoàn thành sản

phẩm dở dang đầu kỳ ) Hoặc

+

Sản phẩm tươngđương dở dangcuối kỳ

-Sản phẩmtương đương

dở dang đầukỳ

- Sản phẩm tương đương có thể được tổng hợp trong bảng 2.5:

Bảng 2.5: Sản phẩm tương đương trong tháng theo phương pháp FIFO

Chỉ tiêu Nguyên liệu động Lao Sản xuất chung

Sản phẩm tương đương đầu tháng

SP tương đương theo NVL trực tiếp:

SP tương đương theo chi phí SXC:

Số lượng SP x (100% - % hoàn thanh SXC)

Sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành

trong tháng

Sản phẩm tương đương cuối tháng

SP tương đương theo NVL trực tiếp:

SP tương đương theo chi phí sản xuất

chung: Số lượng sản phẩm x % hoàn thành

SXC

d Báo cáo sản xuất

Trang 34

Trình tự xác định chi phí theo quy trình

Xác định chi phí sản xuất theo quy trình sử dụng báo cáo sản xuất như làtài liệu quản lý chủ chốt để xác định chi phí cho các quy trình Nó có 4 phần:

- Phần 1: Xác định dòng vật chất

- Phần 2: Xác định sản phẩm tương đương

- Phần 3: Tính chi phí đơn vị sản phẩm tương đương

- Phần 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Xác định chi phí theo quy trình và các bước thực hiện cho quy trình sảnxuất của công ty trong tháng thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Số liệu sản xuất của quy trình Sản phẩm dở dang đầu kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang

Mức độ hoàn thành – nguyên liệu trực tiếp

Mức độ hoàn thành – lao động trực tiếp

Mức độ hoàn thành – chi phí sản xuất chung

Chi phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí lao động trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Các hoạt động trong kỳ báo cáo

Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất trong tháng

Số lượng sản phẩm hoàn thành chuyển bộ phận khác

Chi phí nguyên liệu trực tiếp

Chi phí lao động trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang

Mức độ hoàn thành – nguyên liệu trực tiếp

Mức độ hoàn thành – lao động trực tiếp

Mức độ hoàn thành – chi phí sản xuất chung

Bước 1: Xác định dòng sản phẩm vật chất

Cân đối dòng sản phẩm vật chất là 1 bộ phận của báo cáo sản xuất, trong

đó cân đối các đơn vị sản phẩm được đưa vào sản xuất với các đơn vị sản phẩm

Trang 35

đã hoàn thành chuyển sang bộ phận khác trong kỳ Các dòng sản phẩm của quytrình sản xuất được tổng hợp trong bảng 2.7:

Bước 2: Xác định SP tương đương

Sản phẩm tương đương cho các chi phí nguyên liệu trực tiếp, lao độngtrực tiếp và sản xuất chung của 1 quy trình được tính theo 2 phương pháp chủyếu là phương pháp bình quân trọng số (WA) và phương pháp nhập trước, xuấttrước (FIFO)

Bước 3: Tính chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương

Sản phẩm tương đương tính theo các chi phí nguyên liệu trực tiếp, laođộng trực tiếp và sản xuất chung được dùng để tính chi phí đơn vị bình quân củasản phẩm tương đương của sản xuất

Đối với nguyên liệu trực tiếp, chi phí bình quân đơn vị của sản phẩmtương đương bằng tổng của chi phí nguyên liệu trực tiếp cho sản phẩm dở dangđầu tháng và chi phí nguyên liệu trực tiếp phát sinh trong tháng chia cho số sảnphẩm tương đương tính theo chi phí nguyên liệu trực tiếp các chi phí lao động

và sản phẩm chung cũng tính tương tự Chi phí đơn vị bình quân của sản phẩmtương đương được tổng hợp trong bảng 2.8:

Bảng 2.8: Chi phí đơn vị của sản phẩm tương đương tại quy trình

Trang 36

Chỉ tiêu Nguyên liệu Lao động Sản xuất chungChỉ tiêu sản xuất dở dang đầu kỳ

Chỉ tiêu sản xuất phát sinh trong kỳ

Tổng chi phí sản xuất

Sản phẩm tương đương

Chi phí đợn vị sản phẩm tương đương

Bước 4: Tính toán và cân đối các dòng chi phí

Sản phẩm tương đương ở Bước 2 và chi phí đơn vị của sản phẩm tươngđương ở Bước 3 được dùng trong Bước 4 để tính toán các chi phí cho: (1) SPhoàn thành và giá vốn hàng bán và (2) SP dở dang

Báo cáo các dòng chi phí tại quy trình được thể hiện dưới bảng 2.9:

Bảng 2.9: Báo cáo các dòng chi phí tại quy trình sản xuất

Chi phí của sản phẩm dở dang đầu tháng

Chi phí sản xuất sản phẩm trong tháng

Chi phí của sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ

phận khác

Chi phí của sản phẩm dở dang cuối tháng

Dòng vào của chi phí thể hiện các chi phí được theo quy trình bao gồmnguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung phải gánh chịu cũng

Trang 37

như là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Dòng ra của chi phí là các chi phínguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung của các sản phẩmhoàn thành chuyển sang bộ phận khác (kho thành phẩm hoặc bán) và các chi phínày cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1 Kinh nghiệm trong nước

- Xây dựng kế toán quản trị là công việc riêng của mỗi doanh nghiệp,được quyết định bởi chính doanh nghiệp và Nhà nước chỉ đóng vai trò chodoanh nghiệp

- Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán doanh nghiệp phải baogồm kế toán tài chính và kế toán quản trị Sự tồn tại hai bộ phận chuyên môn kếtoán này hoàn toàn không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảocho chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kế toán Sự cạnh tranh càng giatăng, kế toán quản trị càng bức thiết, càng nổi bật vai trò

- Kế toán quản trị được xây dựng phù hợp với quy trình hoạt động,nguyên lý vận hành quy trình hoạt động, mô hình tổ chức quản lý hoạt động,phương thức quản lý hoạt động, trong đó, mô hình tổ chức quản lý hoạt động,phương thức quản lý hoạt động tác động trực tiếp đến kế toán quản trị và quyếtđịnh những đặc trưng kế toán quản trị ở mỗi doanh nghiệp mỗi nước

- Kết hợp các hình thức trả lương phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiết kiệm chi phí

- Các doanh nghiệp sản xuất (chế biến) đã chú trọng hơn đến công tác

quản trị chi phí theo quy trình

- Xây dựng kế hoạch và tiêu hao định mức trước khi sản xuất để sử dụng chi phí tiết kiệm, hợp lý và hạ giá thành

- Các doanh nghiệp đã lập kế hoạch theo dõi nguyên vật liệu để không bị hao hụt tránh lãng phí

Trang 38

- Xác định định mức giá thời gian lao động là chi phí nhân công trực tiếpcho một đơn vị thời gian của doanh nghiệp (giờ, ngày…) xây dựng định mức giáthời gian lao động phải căn cứ vào tiền lương, trình độ tay nghề, bậc thợ, dự tínhthời gian lao động cần thiết, trình độ kỹ thuật – công nghệ.

2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất của một số ngành trong nước

Việt Nam ta là nước công nông nghiệp kết hợp nên có rất nhiều loại hìnhdoanh nghệp sản xuất sản phẩm như sản xuất nông sản, cà phê, mía đường,may mặc, giày dép, phụ tùng ô tô Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có quy trìnhcông nghệ sản xuất riêng, không trùng lặp do vậy mà các ngành nghề sản xuất sẽ

có đặc trưng riêng cho từng loại sản phẩm sản xuất ra Sau đây là một số đặctrưng cơ bản của các ngành sản xuất ở nước ta:

- Đặc điểm sản xuất của ngành dệt may

Công nghệ dệt may là ngành có quy trình sản xuất không quá phức tạphầu hết là được thực hiện theo mẫu hay thiết kế đã có sẵn, nên sử dụng nhiều laođộng giản đơn phát huy lợi thế của những nước có nguồn lao động dồi dào vớigiá nhân công rẻ Đặt biệt ngành công nghiệp may đòi hỏi vốn đầu tư ít nhưng tỉ

lệ lãi lại cao Chính vì vậy hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quảrất lơn đối với nước đang phát triển như Việt Nam

- Đặc điểm của ngành sản xuất hạt cà phê

Cà phê là loại cây công nghiệp chỉ thu hoạch một lần trong năm thường là

từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau nên sản xuất hạt cà phê thường làtheo mùa vụ hay chỉ sơ chế rồi xuất khẩu ra nước ngoài Sản xuất hạt cà phêphải trải qua khá nhiều công đoạn nhưng quan trọng nhất là các công đoạn rang,phối trộn, ủ và xay Mỗi công đoạn sẽ cần những yêu cầu kỹ thuật khác nhau,kết quả của từng công đoạn sẽ quyết định đến chất lượng của cà phê khi thànhphẩm do vậy mà các doanh nghiệp sản xuất cà phê luôn phải chú trọng quản lýtốt các khâu trong quá trình sản xuất tránh trường hợp chất lượng kém có thểxảy ra đối với xản phẩm của doanh nghiệp mình Ví dụ công đoạn rang hạt cà

Trang 39

phê yếu tố quyết định là để ở nhiệt lượng bao nhiêu đây là công đoạn gần như làquan trọng nhất quyết định đến chất lượng của cà phê sau này.

- Đặc điểm của ngành sản xuất mía đường

Quy trình sản xuất đường có nhiều khâu nhưng được chia ra làm 3 côngđoạn cơ bản, bao gồm: Trích ly nước chè từ mía, làm sạch và kết tinh đườngkhô, làm sạch và kết tinh đường luyện Hầu hết các công đoạn sản xuất míađường được thực hiện tự động nên khâu chọn lựa nguyên liệu đầu vào cần xử lýnghiêm ngặt tránh tình trạng mía cây kém chất lượng, dập nát làm ảnh hưởngđến các quy trình sản xuất sau này Do được thực hiện trên dây truyền tự độngnên yêu cầu đối với nhân viên kỹ thuật phải xử lý tốt các thông số trên máy nhưnhiệt lượng, áp xuất, thời gian để cho đường tinh thành phẩm có chất lượng tốtnhất Ví dụ như công đoạn làm khô, thông thường nhiệt độ đường cát sau khi rakhỏi máy ly tâm lớn hơn 80 phải làm nguội tự nhiên đến một nhiệt độ thích hợp.Lợi dụng nhiệt lượng cảu bản thâm nó tỏa ra làm cho đường khô Tuy nhiên thờigian làm khô dài khó khống được độ ẩm thành phẩm và khi độ ẩm của đường saukhi ly tâm không ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm khô

- Đặc điểm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có dạng thức ăn hỗn hợp Nguồn nguyênliệu để cung cấp cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nguồnnguyên liệu sẵn có rẻ tiền, bảo đảm chất lượng vệ sinh nhất là nấm mốc phảiđược loại bỏ, vì thú nuôi rất nhạy cảm với thức ăn nhiều nấm mốc, nấm mốcsinh sản ra độc tố aflatoxin có thể gây chết hàng loạt Trong thức ăn chăn nuôichứa đầy đủ các thành phần như: Protein, năng lượng, vitamin, chất khoáng,enzim….Nhằm đáp ứng choquá trình duy trì tăng trưởng, đẻ trứng Tùy vào cácgiống vật nuôi mà thức ăn sản xuất ra sẽ có thành phần hóa học nhau, nhưng quytrình sản xuất thì tương đối giống nhau Trong các công đoạn để tạo ra sản phẩmhoàn thiện thì khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào và công đoạn pha trộn nguyên

Trang 40

liệu là quan trọng nhất Nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn , tỷ lệ pha trộn phải cânđối hợp lý thì sản phẩm sản xuất ra mới được khách hàng ưa chuộng và tin dùng.

- Đặc điểm của ngành sản xuất nông ngiệp

Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mang tính khu vực rõ rệt Ở đâu có đất và laođộng thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp Thế nhưng ở mỗi vùng khácnhau sẽ có điều kiện đất đai và thời tiết - khí hậu rất khác Điều kiện thời tiết khíhậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trên từng địa bàn gắn rất chặtchẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất Do các đặc điểm này mà đòi hỏiquá trình sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế - kỹ thuật như

+ Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thủy sản trênphạm vi cả nước, từng vùng để qui hoạch bố trí ản xuất các cây trồng, vật nuôicho phù hợp

+ Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹthuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng

+ Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từngkhu vực nhất định

2.1.2.3 Văn bản quy phạm liên quan

 Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn áp dụng kế toán quản trịtrong doanh nghiệp

* Phạm vi của kế toán quản trị không bị giới hạn

* Kỳ kế toán quản trị thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính

* Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị

- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp yêu cầucung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ

- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy

đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý

Ngày đăng: 07/01/2020, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. PGS.TS Phạm Mỹ Dung, PGS.TS Nguyễn Văn Song (2000) giáo trình kế toán quản trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kếtoán quản trị
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội
4. Ngô Thị Miên (2014) : “Kế toán chi phí theo quy trình chế biến sản phẩm của công ty cổ phần chế biến sản phẩm chất lượng cao Hải Hưng”. Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán chi phí theo quy trình chế biến sản phẩmcủa công ty cổ phần chế biến sản phẩm chất lượng cao Hải Hưng
5. Phan Thị Tuyên (2014) : “ Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc tại nhà máy TPGS cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An”.Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuấtthức ăn đậm đặc tại nhà máy TPGS cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An
6. Hà Tiến Mạnh (2011) : “Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất sợi cotton Ne20/1OE tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Đức Vượng”. Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuấtsợi cotton Ne20/1OE tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển ĐứcVượng
7. Nguyễn Thị Huyền (2011): “Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sản xuất gạch tuynel tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Tành Vân”.Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị chi phí theo quy trình sảnxuất gạch tuynel tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Tành Vân
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2011
8. Vũ Thị Oanh (2012): “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phẩn phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST”. Khóa luận tốt nghiệp HọcViện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuấtvà tính giá thành tại công ty cổ phẩn phần mềm quản lý doanh nghiệpFAST
Tác giả: Vũ Thị Oanh
Năm: 2012
9. Kiều Thị Thơm (2013): “Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần bê tông Tân Mai”. Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại công ty Cổ phần bê tông Tân Mai
Tác giả: Kiều Thị Thơm
Năm: 2013
10. Nguyễn Thị Hồng Biên (2012): “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH AVSS”. Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.Một số tài liệu lấy trên trang web của công ty và các trang báo tham khảo 11. http://phutho.vietnamnay.com/ho-so/cong-ty-co-phan-giay-vinh-phu-355171.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế toán quản trị chi phí tại Công tyTNHH AVSS”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Biên
Năm: 2012
1. PGS.TS Bùi Bằng Đoàn, TS.Trần Quang Trung, TS.Đỗ Quang Giám (2010) giáo trình Kế toán chi phí Khác
2. TS.Đỗ Quang Giám Bài giảng kế toán chi phí, kế toán quản trị – HV Nông Nông Nghiệp Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w