Nội dung hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề có tính chất chiến lược đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động kin
Trang 1nêu trong chuyên đề là trung thực, phản ánh khách quan, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập tại công ty Cổ Phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Vương Thị Hiền
Trang 31 CTCP Công ty cổ phẩn
5 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
6 CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
7 CP SXC Chi phí sản xuất chung
18 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
Trang 4Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo PPKKTX
Sơ đồ 1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo PPKKĐK
Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký-chứng từ
Sơ đồ 1.9 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký-sổ cái
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất của phân xưởng thủy tinh
Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất của phân xưởng đột dập
Sơ đồ 2.3 Quy trình sản xuất của phân xưởng bóng đèn huỳnh quang compact
Sơ đồ 2.4 Quy trình sản xuất của phân xưởng phích nước
Sơ đồ 2.5 Quy trình sản xuất của phân xưởng cơ động
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ trích trước tiền lương nghỉ phép
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Trang 5Biểu 2.2 Phiếu lĩnh vật tư
Biểu 2.10 Sổ cái TK622
Biểu 2.11 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2.12 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627Biểu 2.13 Sổ cái TK 627
Biểu 2.14 Bảng kê số 4
Biểu 2.15 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154Biểu 2.16 Sổ cái 154
Biểu 2.17 Bảng tính giá thành sản phẩm
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, muốn đứng vững trên thị nội địa và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế thì mỗi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực sáng tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo đồng thời phải không ngừng cải tiến sản phẩm Thêm vào đó một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và khả năng phát triển của doanh nghiệp là quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận Muốn vậy, doanh nghiệp phải có chính sách quản lý chi phí vừa chặt chẽ vừa khoa học Một trong những công cụ quản lý không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đó chính là kế toán Đặc biệt, đối với doanh nghiệp sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò vô cùng quan trọng Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản lý và các phần hành
kế toán khác trong doanh nghiệp, để từ đó đưa ra phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Nội dung hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề có tính chất chiến lược đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình
Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã nắm bắt nhanh sự vận hành của cơ chế thị trường, nhận thức rõ vai trò của chỉ tiêu giá thành sản phẩm trong quá trình quản lý kinh tế ở doanh nghiệp Công ty đã không ngừng tạo
ra những sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời hạ giá thành sản phẩm Muốn vậy phải tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách khoa học và hợp lý.Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông”
Nội dung Chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Trang 7Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực
tế nên bài chuyên đề này không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS Phạm Thị Minh Tuệ cùng ban lãnh đạo, phòng Tài chính kế toán - Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài chuyên đề này
Trang 8CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
1.1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm và tăng cường lợi nhuận
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng, hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm sản xuất được nhiều nhất, với chi phí sản xuất tiết kiệm và giá thành hạ thấp Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm phù hợp nhu cầu tiêu dùng đồng thời cần phải tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Do vậy kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
là nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ nội dung tổ chức tác kế toán của doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.2.1 Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm với công việc sản xuất kinh doanh càng nhận thức được việc quản lý chi phí, tính giá thành có ý nghĩa sống còn : thu phải bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi để tái sản xuất
Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, của hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong doanh nghiệp Qua đó nhà quản lý có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tình hình sử dụng lao động vật tư, tiền vốn, để từ đó có thể đề ra các quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Trang 91.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, thiết thực, kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm , kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính phù hợp, khoa học
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận - xử lý - hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
1.2 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
a)Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng hoạt động.
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong 1 kỳ, biểu hiện bằng tiền Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất: là các chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ và quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
b)Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tài chính.
- Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất, gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
- Chi phí thời kỳ: là các khoản chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh
Trang 10c)Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí.
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể phân bổ trực tiếp được mà phải tập hợp, phân bổ cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp
d)Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
- Chi phí cơ bản: là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
- Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phi quản lý ở các phân xưởng và chi phí quản lý doanh nghiệp
e) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
- Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của đơn vị
- Chi phí bất biến: là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của đơn vị
- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm có cả chi phí khả biến và chi phí bất biến
Ngoài ra còn có cách phân loại khác như: chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được; chi phí chênh lệch, chi phí chìm và chi phí cơ hội
1.2.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại hoạt động, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó cấu thành trong số sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành là bao nhiêu Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp trả lời được câu hỏi này
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hoá được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định
Trang 111.1.2.2 Phân loại giá thành.
Cũng như chi phí sản xuất, tuỳ theo mục đích quản lý và yêu cầu hạch toán
mà giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau:
a) Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí.
− Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
− Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí Chi phí
= + + sản phẩm tiêu thụ sản xuất quản lý bán hàng
b) Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
− Giá thành kế hoạch: được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng
kế hoạch Được tiến hành trước khi thực hiện sản xuất, chế tạo sản phẩm
− Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Được tiến hành trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm
− Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực
tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ với số lượng thực tế sản xuất được Khác với
2 loại giá thành trên, giá thành thực tế chỉ được tính toán sau khi quá trình sản xuất
đã hoàn thành
1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phí sản xuất dở dang:
Tổng giá thành CPSX Tổng CPSX phát sinh CPSX dở dang
= + sản phẩm dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
-Trong trường hợp đặc biệt: Dở dang đầu kỳ = Dở dang cuối kỳ hoặc không có sản
Trang 121.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.3.1 Kế toán chi phí sản xuất.
1.3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí.
Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) , hoặc đối tượng chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…)
1.3.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
− Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt
− Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được Như vậy, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí
Mức phân bổ cho từng đối tượng:
Ci: Chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti: Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
1.3.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ
Trang 13Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng Tài khoản 621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Kết cấu cơ bản Tài khoản 621:
Bên Nợ: -Trị giá nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
Bên Có: - Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập kho
- Trị giá phế liệu thu hồi
- Kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm Khi tính toán chi phí NVLTT, cần phân bổ phần nguyên vật liệu chưa sử dụng hết, phần giá trị phế liệu thu hồi (nếu có), phần chi phí thực tế là:
Chi phí NVLTT Trị giá NVLTT Chi phí NVL Trị giá NVL Trị giá phế liệu
= + - thực tế trong kỳ còn lại đầu kỳ sử dụng trong kỳ còn lại cuối kỳ thu hồi
-Sơ đồ 1.1 -Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
TK 152 (611) TK 621 TK 152(611) NVL xuất kho NVLchưa sử dụng Ckỳ
dùng trực tiếp cho sản xuất và vật liệu thu hồi
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất
Trang 14Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Kết cấu cơ bản:
Bên Nợ: - Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154(631)
Lương chính, phụ cấp K/C chi phí nhân công
phải trả cho CNSX trực tiếp
TK 335 TK 632
Trích trước tiền lương K/C chi phí nhân công
nghỉ phép cho CNSX vượt bình thường
TK338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo tỷ lệ quy định
c. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài
Trang 15Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí CCDC Chi phí sản xuất chung cố định
Chi phí khấu hao
TSCĐTK111,112,141,331
CP dịch vụ khác bằng tiền
d. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
d.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Nội dung tài khoản:
Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ
Bên Có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất sản phẩm
- Tổng giá thành thực tế hay chi phí trực tiếp của sản phẩm hoàn thành
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm chưa hoàn thành
Sơ đồ 1.4 : Kế toán tập hợp CPSX theo PPKKTX
TK 621 TK 154 TK 155
K/C Chi phí NVL Giá thành thành phẩm trực tiếp nhập kho
K/C Chi phí NC Giá thành sản phẩm trực tiếp gửi bán
TK 627 TK 632
K/C Chi phí SXC Giá thành sản phẩm
Trang 16d.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất
Nội dung Tài khoản:
Bên Nợ: - Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí phát sinh trong
kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm
Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại sản phẩm và bộ phận sản xuất
Sơ đồ 1.5: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo PPKKĐK
K/C chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
TK 154 TK 631
K/C chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ
TK 621 TK632 K/C chi phí NVL TT Sản phẩm hoàn thành
Ztt TP nhập kho
TK 622
K/C chi phí nhân công TT
TK 627
K/C chi phí sản xuất chung
1.3.1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVL chính trực tiếp hoặc CPNVL trực tiếp
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cả cho sản phẩm hoàn thành
Trang 17Công thức:
Dđk + C Dck = x Qd
Qtp + Qd
Trong đó: Dđk, Dck : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳStp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Sd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
b. Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng
− Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như sau:
Dđk + CDck = x Qd
Qtp + Qd
− Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất
Dđk + CDck = x Q’d
Qtp + Q'd
Trong đó: Q’d = Qd × % hoàn thành
C: Được tính theo từng khoản mục phát sinh trong kỳ
c. Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
1.3.2 Kế toán tính giá thành
1.3.2.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Trang 18Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ
là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quá trình công nghệ, còn các doanh nghiệp
có quá trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành
1.3.2.2 Kỳ tính giá thành.
Có 2 trường hợp chủ yếu khi xác định kỳ tính giá thành :
− Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo : được áp dụng với trường hợp tổ chức sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất xen kẽ, liên tục
− Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm : được áp dụng với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt các đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc đơn đặt hàng khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm hay ĐĐH đó
1.3.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
a Phương pháp tính giá thành giản đơn
Theo phương pháp này, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau, kỳ tính giá thành phù hợp kỳ báo cáo kế toán là hàng tháng
ZTT = Dđk + C – Dck
ZTTztt =
Qh
Trong đó: Dđk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C: tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳDck: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
ztt: giá thành đơn vị sản phẩmQh: khối lượng sản phẩm hoàn thành
b. Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và tất nhiên không thể tổ chức theo dõi chi tiết chi phí theo từng loại sản phẩm
Trang 19c. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như
đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số quy đổi Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trọng lượng sản phẩm…
Thông thường có thể sử dụng giá thành định mức:
Z thực tế của Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch do
sản phẩm định mức thay đổi định mức thoát ly định mức
Chênh lệch do thay đổi định mức = (ĐM mới – ĐM cũ) × SP dở dang đkChênh lệch do thoát ly ĐM = Chi phí thực tế – Chi phí định mức
d. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đăt hàng
Trong phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng được mở một “Phiếu tính giá thành công việc” hay gọi là “Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng” Phiếu tính giá thành công việc được lập cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toán nhận được thông báo và lệnh sản xuất đã được phát ra cho công việc đó
e. Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước
e.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa sản phẩm của giai đoạn 1 Sau đó, xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này, cứ kế tiếp liên tục Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phí hoặc tuần tự tổng hợp chung cho tất cả các khoản mục chi phí
e.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm, không cần tính giá thành nửa thành phẩm từng giai đoạn Trong trường hợp này, kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm
Trang 20CPSX giai đoạn n CPSX dở đk gđn+ CPSX trong kỳ gđn
trong thành phẩm NTP hoàn thành gđ n + SPDD ckỳ gđn
H : Hệ số sử dụng NTP giai đoạn n
Điều kiện áp dụng: sử dụng cho các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục
và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng
1.3.3 Hệ thống sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Theo chế độ kế toán hiện hành, để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, doanh
nghiệp có thể áp dụng 1 trong 5 hình thức kế toán: hình thức nhật ký chung, hình thức chứng từ – ghi sổ, hình thức nhật ký chứng từ, hình thức nhật ký-sổ cái, hình thức kế toán máy.
1.3.3.1 Hình thức nhật ký chung
Các loại sổ theo hình thức Nhật ký chung gồm:
− Sổ tổng hợp: Nhật ký chung, Sổ cái
− Sổ chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết mua hàng, sổ thuế GTGT, sổ chi tiết phải thu khách hàng
Trang 21Sơ đồ 1.6: Quy trình ghi chép sổ theo hình thức Nhật ký chung
Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
SỔ CÁI
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 22Sơ đồ 1.7: Quy trình ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
1.3.3.3 Hình thức Nhật ký - chứng từ
Các loại sổ theo hình thức Nhật ký – chứng từ được sử dụng bao gồm:
− Sổ tổng hợp: Nhật ký – chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, Sổ cái
− Sổ chi tiết: Sổ chi tiết tài khoản, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết mua hàng, sổ thuế GTGT, sổ chi tiết phải thu khách hàng
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Chừng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp chi
tiếtSổ cái
Báo cáo tài chính
Trang 23Sơ đồ 1.9: Quy trình ghi chép sổ theo hình thức Nhật ký – sổ cái
Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Bảng tổng hợp chi tiếtNHẬT KÝ – SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 24CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG
ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCPBóng đèn Phích nước Rạng
Đông
2.1.1.1 Khái quát chung về công ty
Tên công ty:
Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
Tên tiếng anh : RANG DONG LIGHT SOURCE & VACUUM FLASK JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch : RALACO
Trụ sở chính:
Địa chỉ: số 87-89, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quân Thanh Xuân, TP Hà Nội
Điện thoại: (04) 3 858 4310/3 858 4165
Fax: (04) 3858 5038
Website: www.rangdongvn.com
Email: ralaco@hn.vnn.vn
Năm thành lập: 1961
Mã số thuế: 0101526991
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh các sản phẩm Bóng đèn, vật tư thiết bị điện, công cụ chiếu sáng, sản phẩm thủy tinh và các loại phích nước; dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; xuất nhập khẩu trực tiếp; tư vấn và thiết kế chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; sửa chữa và lắp đặt thiết bị chiếu sáng trong dân dụng và công nghiệp; dịch vụ quảng cáo thương mại; dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đoàn Thăng – Chức Vụ: Tổng Giám Đốc
2.1.1.2 Giai đoạn phát triển
− 1961: ngày 24/02/1961, Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chính thức được thành lập theo quyết định 003 BCNN/TC
− 1963: cắt băng khánh thành nhà máy Sản phẩm ban đầu chủ yếu là phích nước, bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, đèn pha oto phục vụ cho kháng chiến
− 1964: ngày 28/4 nhà máy vinh dự được Bác Hồ về thăm Từ đó ngày 28/4 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Rạng Đông
Trang 25− 1988-1998: đánh dấu bởi thời kỳ cuối những năm 80 làn sóng hàng ngoại ồ ạt vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bên bờ vực phá sản , đặc biêt là hàng Trung Quốc giá rẻ Rạng Đông cũng không tránh được tình trạng ấy, công ty làm ăn thua lỗ, gần 1600 công nhân phải nghỉ việc 6 tháng Trong bối cành đó công ty đã tiến hành tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, đồi mới cơ chế điều hành, thực hiên hạch toán nội bộ rộng khắp, đáp ứng cơ chế thị trường.
− 1993: Doanh thu tăng gấp 5,5 lần năm 1990, từ lỗ sang lãi Lần đầu tiên Rạng Đông lọt vào Top 10 mặt hàng Việt Nam được ưa thích nhất-TOPTEN Chủ tịch nước quyết định trao tặng Huân chương lao động hạng nhất năm 1994
− 1998-2004: ngay từ năm 1998 công ty đề ra chiến lược hiện đại hóa công ty chuẩn bị cho thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Các dây chuyền cũ , thủ công được thay thế bằng dây chuyền hiện đại tính tự động hóa cao Năm 2004 công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng đông theo quyết định số 21/24/QĐ-BCN ký ngày 30/03/2004, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phẩn mới
− 2006-2010: công ty mở rộng sản xuất xây dựng cơ sở 2 tại Bắc Ninh, chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007 Vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2008 công ty tiếp tục giữ vững mức độ phát triển ổn định, tốc độ cao, phát triển có hiệu quả
− 2010 đến nay: CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng đông đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam về các sản phẩm nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng và phích nước Đạt được nhiều giải thưởng như: TOP 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2013, 2014, 2015 do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn; 20 năm liên tiếp được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao;
2.1.2.2 Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm được tiêu thụ qua các đại lý bán buôn, bán lẻ trong nước và nước
Trang 26các cuộc triển lãm và thử sức trong các cuôc thi sản phẩm công nghệ để cho mọi người thấy được tiện ích của sản phẩm và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp.
2.1.2.3 Đặc điểm vật tư, nguyên liệu
Nguồn vật tư linh kiện, nguyên vật liệu công ty đang sử dụng là từ 2 nguồn cung cấp trong nước và phần lớn là nhập khẩu Công ty cũng như các doanh nghiệp trong nước chưa thể tự sản xuất được các loại nguyên liệu vì vậy hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều nguồn nhập ngoại
2.1.2.4 Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm
• Phân xưởng Thủy tinh: có nhiệm vụ là sản xuất bán thành phẩm cho 2 loại sản phẩm chính là vỏ bóng và bình phích từ Cát Cam Ranh, đá Trường Thạch, borat natri, florua canxi, oxits kẽm, bột thủy tinh
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất của phân xưởng thủy tinh
Nguyên vật liệu chính và phụ
Nung đỏ
Thổi tự động
Ủ
Bán thành phẩm vỏ bóng và bình phích
• Phân xưởng Đột dập: sản xuất phụ tùng phích, cuốn thân phích và lắp ráp toàn thân phích từ thép tấm, nhôm tấm,
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất của phân xưởng đột dập
Các bước tiếpPhụ tùng nhômCuốn thân phíchTán đinh phích
Trang 27Lắp ráp phíchKiểm nghiệmNhập khoNguyên liệu NhômĐúc nhômCán nhômRuột phích
• Phân xưởng Bóng đèn huỳnh quang compact: lắp ráp bóng đèn trong hoàn chỉnh và sản xuất trục bóng đèn cùng các nguyên vật liệu như: ballast điện tử, đầu đèn nung hung B22, thiếc sợi nối, gôm lắc, ống thủy tinh,…
• PX Điện Tử - LED & TBCS: lắp ráp bóng đèn trong hoàn chỉnh, cùng các nguyên vật liệu như: ballast điện tử, gôm lắc, thiếc…
• Phân xưởng Phích nước: sản xuất ruột phích, ruột phích vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm Được sản xuất từ các nguyên vật liệu: nitrat bạc nội, amoniac, đá cây, đường trắng,
Sơ đồ 2.3: Quy trình sản xuất của phân xưởng phích nước
Bán thành phẩm thủy tinh ( bình phích)Cắt cổ bình trong
Cắt đáy bình ngoàiLồng bình trong ngoài in dấu
Đệm amiăngVít đáy
Trang 28Cắt cổ bình ngoàiVít miệngỦ nhiệtMạ bạc
Trang 292.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị
Tổng Giám ĐốcBan Kiểm SoátPTGĐ Kinh tế
PTGĐ Điều hành sxPTGĐ Kỹ thuậtPTGĐ KT công nghệ cao
Trụ sở chínhTrung tâm R&D chiếu sáng
Cơ sở 2
03 xưởng sản xuất
10 phòng ban chức năng
02 xưởng sản xuất
04 phòng ban chức năng
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo Điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty và theo quy định của Luật doanh nghiệp
Công ty được phân cấp quản lý theo kiểu trực tiếp tham mưu gồm: Tổng giám đốc, 4 Phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc
Tổng Giám đốc: là người có quyền cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật
Các Phó Giám đốc: Giúp việc giám đốc, thay mặt GĐ giải quyết các công việc khi
GĐ đi vắng, điều hành các phòng ban
Chức năng của một số phòng ban:
− Phòng hành chính: Chăm lo công việc đối nội, đối ngoại
− Phòng tổ chức lao động tiền lương: Quản lý và tổ chức lao động
Trang 30− Phòng tài chính - kế toán: Quản lý về tài chính và tài sản.
− Phòng tiêu thụ: Cung ứng hàng hóa và quản lý các đại lý
− Phòng KHVT (Kế hoạch vật tư): Xây dựng kế hoạch, khai thác và quản lý vật tư, nguyên liệu
− Phòng R&D (Nghiên cứu và phát triển): Quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật công nghệ sản xuất, sản phẩm
− Phòng KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm): Kiểm tra, giám sát và đưa ra biện pháp khắc phục những khiếm khuyết của sản phẩm về mặt kỹ thuật.Ngoài ra còn có các phân xưởng, các tổ, đội khác
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông áp dụng mô hình kế toán tập trung Phòng kế toán theo dõi toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty, thực hiện công tác hạch toán từ xử lý chứng từ đến việc lập các báo cáo quyết toán
Các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng, quản đốc phân xưởng ngoài việc điều hành quản lý sản xuất ở phân xưởng mình còn có nhiệm vụ thống
kê ở phân xưởng về nguyên vật liệu, thành phẩm và lập bảng đề nghị thanh toán lương trên cơ sở số liệu thống kê được
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Trưởng phòng
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, khấu hao
Kế toán công nợ và giá thành sản phẩm
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
Kế toán tiền lương
Kế toán tạm ứng
Trang 31Thủ quỹPhó phòng KT tổng hợpPhó phòng KT giá thành, vật tưPhó phòng KT phụ trách tin học
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán công ty:
− Trưởng phòng: điều hành bộ máy kế toán thực thi theo đúng chính sách, chế độ, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty
− Phó phòng kế toán tổng hợp: cùng kế toán trưởng xem xét các yếu tố sản xuất để ra các quyết định cụ thể Cuối tháng tiếp nhận nhật ký chứng từ của các kế toán viên
để lên sổ cái tài khoản và lập báo cáo kế toán
− Phó phòng kế toán giá thành, vật tư: theo dõi các giá thành, tình tình vật tư trong quá trình nhập xuất
− Phó phòng kế toán phụ trách tin học: phụ trách hệ thống máy tính trong công ty kiêm công tác thống kế
− Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: quản lý hạch toán các khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của các quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
− Kế toán nhập, xuất vật tư và khấu hao tài sản cố định: theo dõi tình hình nhập xuất NVL và khấu hao TSCD của công ty
− Kế toán công nợ và giá thành sản phẩm: theo dõi công nợ với người bán và giá thành của sản phẩm sản xuất ra
− Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: theo dõi tình hình tiêu thụ và xác định kết quả
− Kế toán tiền lương: tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty
− Kế toán tạm ứng: theo dõi tình hình tạm ứng
− Thủ quỹ: thực hiện thu, chi trên cơ sở phiếu thu chi tiền mặt do kế toán tiền mặt chuyển sang
2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Ngoài việc tuân theo các quy định và chính sách chung về công tác kế toán theo quy định của pháp luật, và chuẩn mực về hoạt động kế toán, công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cũng đã được tổ chức để phù
Trang 32kế toán công ty đang áp dụng theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Kỳ kế toán ở công ty được bắt đầu vào ngày 01/01, và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, sản xuất hàng loạt nên việc nhập xuất nguyên vật liệu thường xuyên và liên tục Do vậy để thuận tiện cho việc theo dõi việc nhập xuất tồn nguyên vật liệu công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Đồng thời công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá xuất kho
Với việc tổ chức bộ máy kế toán như trên, để nhanh chóng cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cũng như để dễ đối chiếu, kiểm tra, hiện nay công ty đang áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
2.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông được xác định là tất cả chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng sản xuất có liên quan đến sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo đó, chi phí sản xuất của công ty bao gồm :
− Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản chi phí này bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính ( ballast điện tử loại 40w, 20w ) và nguyên vật liệu phụ (dung môi RP7, ống kẽm, ); Cát Cam Ranh, đá Trường Thạch, borat natri, florua canxi, oxits kẽm, bột thủy tinh
− Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất
− Chi phí sản xuất chung: : Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý, phục vụ cho phân xưởng; trích khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng trong sản xuất; tiền điện, nước, điện thoại phục vụ sản xuất phân xưởng
2.2.2 Đối tượng và kỳ tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí mà doanh nghiệp xác định là từng sản phẩm của từng phân xưởng sản xuất
Trang 33− Với PX Bóng đèn Huỳnh Quang Compact gồm có: Bóng đèn compact chiếu sáng chuyên dụng, bóng đèn huỳnh quang, đèn bàn, Đèn chữ U, Đèn Compact Xoắn, đèn sợi đốt, …
− Với PX Điện Tử - LED & TBCS gồm có: Các loại đèn LED ( Bulb, Tube, Par, Downlight, Panel…) và các loại Ballast, chao đèn, máng đèn…
− Với PX thủy tinh: Bình phích; Ống thủy tinh không chì và Ống thủy tinh Soda
− Với PX Phích Nước: Phích hoàn chỉnh, Ruột phích, Phụ tùng phích
Công ty xác định kỳ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất là tháng phù hợp với
2.2.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở CTCP Bóng Đèn Phích nước
Rạng Đông
Tùy vào từng loại chi phí và điều kiện cụ thể để vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất hiệu quả Hiện nay, công ty áp dụng 2 phương pháp :
- Phương pháp tập hợp trực tiếp
- Phương pháp phân bổ gián tiếp
2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông
Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau Để tập trung nghiên cứu chuyên sâu và đem lại hiệu quả trong đề tài này em xin đề cập đến sản phẩm bóng đèn huỳnh quang
2.2.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào mục đích sử dụng của từng phân xưởng mà NVL công ty bao gồm rất nhiều chủng loại, quy cách và số lượng NVL luân chuyển là rất lớn Một số NVL trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập từ nước ngoài NVLchính bao gồm: các loại ballast điện tử
Bao bì ngoài: Là những vật liệu để đóng gói sản phẩm tạo nên những hộp lớn, kiện sản phẩm như: hộp ngoài bóng đèn tròn, hòm gỗ
Trang 34Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp vào đối tượng có thể tiến hành theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp.
Tài khoản sử dụng:
Tk 62111: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – bóng đèn huỳnh quang của PX bóng đèn huỳnh quang Compact
Chứng từ công ty sử dụng để tập hợp CPNVLTT :
- Chứng từ : Phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư
- Đơn giá vật tư xuất dùng được tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền trong cả kỳ :
Trị giá thực tế vật tư + Trị giá vật tư tồn đầu kỳ nhập trong tháng Đơn giá bình quân =
Số lượng vật tư + Số lượng vật tư tồn đầu kỳ nhập trong thángCông thức tính trị giá thực tế vật tư xuất dùng :
Trị giá vốn thực tế Số lượng Đơn giá
vật tư xuất kho vật tư xuất kho bình quân
Ví dụ: Trong tháng 10/2015 công ty có tình hình nhập xuất ballast điện tử 2
đầu 40w như sau:
Tồn đầu tháng: 65.000 cái, trị giá vốn thực tế tồn đầu kỳ 1.495.000đồng
Nhập trong tháng: 12.000kg, trị giá vốn thực tế nhập 300.000.000đồng
Cuối tháng 10/2015
1.495.000 + 300.000.000Đơn giá bình quân vật tư = = 23.312(đồng)
65.000 + 12.000
Ngày 10/11/2015 xuất kho 68.000 cái
Trị giá xuất = 68.000 x 23.312 = 1.585.216.000
Quy trình tập hợp CPNVLTT tiến hành như sau :
Hàng ngày căn cứ vào yêu cầu sản xuất, định mức sản xuất sản phẩm, mục đích sử dụng của từng phân xưởng, phòng tổ chức điều hành lập định mức vật tư chuyển sang phòng quản lý kho Tiếp theo phòng qủan lý kho sẽ lập biểu xuất kho theo định mức, trong phiếu này phải ghi rõ nguyên vật liệu đó được xuất với số
Trang 35lượng bao nhiêu xuất ở kho nào, mục đích gì? Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên:
1 liên ở phòng quản lý kho, 1 liên ở phòng kế toán, 1 liên ở tại kho xuất vật tư , 1 liên chuyển cho đơn vị nhận vật tư Người lĩnh sẽ mang phiếu xuất kho xuống kho lĩnh Thủ kho sẽ căn cứ vào số lượng xuất ho và ghi vào cột “ thực xuất”
Cuối tháng, sau khi tập hợp được số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao cho từng sản phẩm, nhân viên thống kê các phân xưởng sẽ lập báo cáo sử dụng vật
tư chi tiết cho từng sản phẩm và gửi lên cho kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiến hành đối chiếu báo cáo sử dụng vật tư với các phiếu xuất kho và định mức để xác định tính đúng đắn của báo cáo
Trang 36Biểu 2.1: Phiếu xuất kho
Đơn vị: CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông Mẫu số 02
Địa chỉ: số 87-89 Hạ Đình (Ban hành theo Thông tư số: BTC
200/2014/TT-Ngày 22/12/2014 của BTC )
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 11 năm 2015
Số: BĐ11-50
Nợ: 6211 Có: 1521
- Xuất cho: PX bóng đèn huỳnh quang Compact
- Lýdoxuấtkho: xuất kho sản xuất
- Xuất tại kho(ngănlô): chị Ngọc Anh
STT Tên vật tư, nhãn hiệu, quy cách ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
SL yêu cầu SL thực xuất
1 Ballast điện tử 2
- Tổng số tiền: bốn tỷ bốn trăm chín mươi bảy triệu bốn trăm hai mươi sáu nghìn đồng
- Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 10 tháng 11 năm 2015Người nhận Thủ kho Quản đốc xưởng Trưởng ngành
Biểu 2.2: Phiếu lĩnh vật tư
Đơn vị : Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
PHIẾU LĨNH VẬT TƯ
Trang 37Ngày 10 tháng 11 năm 2015Tên bộ phận :PX bóng đèn huỳnh quang Compact
Lĩnh tại kho: Lê Mạnh Hùng
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
SL theochứng từ SL thực nhận
1 Ballast điện tử 2
Ngày 10 tháng 11 năm 2015