1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã phú kim – huyện thạch thất – thành phố hà nội

53 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 494,5 KB

Nội dung

Với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh cùng với sự phát triển và nhu cầu của xã hội về đất đai sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp ngày càng cao.Vì vậy, đấtđai để sản xuất nông nghiệp n

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầyKS.Hoàng Quốc Việt, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóaluận tốt nghiệp

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý đất đai, Học viện Nôngnghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốnkiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứukhóa luận mà còn là hành trang quý báu để em áp dụng vào thực tiễn sau khi ra trường

Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội đãcho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý

Sinh viên

Nguyễn Việt Tiến

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2

1.3 Yêu cầu của đề tài 2

CHƯƠNG II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

2.1 Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 3

2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 3

2.1.2 Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 3

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 4

2.2 Sử dụng đất trên cơ sở sinh thái và bền vững 6

2.2.1 Sử dụng đất trên quan điểm sinh thái 6

2.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững 6

2.2.3 Sử dụng đất và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp 7

2.3 Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 8

2.3.1 Nghiên cứu vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 8

2.3.2 Nghiên cứu vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 10

2.4 Loại hình sử dụng đất, phương pháp đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại hình sử dụng đất 11

2.4.1 Khái niệm về loại hình sử dụng đất 11

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 12

2.4.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất 13

2.5 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững 14

Trang 3

CHƯƠNG III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.3 Nội dung nghiên cứu 18

3.3.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan tới việc sử dụng đất đai 18

3.3.2 Điều tra hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất của xã Phú Kim 18

3.3.3 Đề xuất các giải pháp sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 18

3.4 Phương pháp nghiên cứu 19

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 19

3.4.2 Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 19

3.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu 22

CHƯƠNG IV DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 23

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 24

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 26

4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Kim 26

4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Phú Kim 27

4.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp 27

4.3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp 28

4.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 28

4.4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 28

4.4.2 Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp 31

4.4.3 Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp 32

4.4.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 34

4.5 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 35

Trang 4

4.5.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 35

4.5.2 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 35

4.6 Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 36

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40

5.1 Kết luận 40

5.2 Đề nghị 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 44

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế 21

Bảng 3.2: Phân cấp các chỉ tiêu về xã hội 22

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất xã Phú Kim năm 2014 27

Bảng 4.2 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 28

Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế của các cây trồng xã Phú Kim 29

Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất xã Phú Kim 30

Bảng 4.5: So sánh hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất 30

Bảng 4.6 Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất 31

Bảng 4.7 Mức độ sử dụng phân bón hóa học trên mọt số cây trồng chính xã Phú Kim năm 2014 33

Bảng 4.8 Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số cây trồng xã Phú Kim năm 2014 33

Trang 6

CPCLĐ Chi phí công lao độngCPTTS Chi phí thuốc trừ sâuKT-XH Kinh tế xã hội

GTNC Giá trị ngày côngHQĐV Hiệu quả đồng vốn

Trang 7

CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quí giá,

là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành như sản xuấtnông nghiệp, lâm nghiệp và lịch sử phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp cũng chính

là lịch sử khai thác, sử dụng bảo vệ đất

Đất đai là địa bàn phân bố khu dân cư, là địa điểm để xây dựng các cơ sở kinh

tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng Đất còn là cơ sở để phát triển hệ

sinh thái, là yếu tố hàng đầu của môi trường sống và là nơi duy trì sự sống của conngười, sinh vật trên trái đất

Với sự gia tăng dân số ngày càng nhanh cùng với sự phát triển và nhu cầu của

xã hội về đất đai sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp ngày càng cao.Vì vậy, đấtđai để sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm về cả số lượng và chất lượng, Việc sửdụng đất đai một cách có hiệu quả và bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra vớicác nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất như tiến hành giao quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho người sử dụng đất,hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa các giốngcây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng đấttăng lên rõ rệt Trong đó, việc thay đổi cơ câu cấy trồng, sử dụng giống mới với năngsuất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật có những kết quả rõ rệt đếnhiệu quả sử dụng đất Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chếtrong việc khai thác và sử dụng đất không hợp lí dẫn đến nhiều diện tích bị thoái hóa mất

đi toàn phần hoặc tính năng suất của đất, một số diện tích đất có khả năng sản xuất nôngnghiệp còn bị bỏ hoang Khai thác tiềm năng đất đai sao cho hiệu quả cao nhất là việclàm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệpcũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước

Xã Phú Kim là một vùng đất thuần nông, nông nghiệp chiếm 55% trong tổng

cơ cấu kinh tế toàn xã, người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp,

có truyền thống lúa nước, có kinh nghiệm trong sản xuất, người dân chăm chỉ, cần

Trang 8

mẫn với nghề, chịu khó học hỏi cái mới phục vụ cho sản xuất cũng như trong đờisống hàng ngày Việc sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát triển mới songnhìn chung vẫn còn lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, cơ cấu cây trồng chưa hợp lí,năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao Nhận thức của nhân dân về sảnxuất hàng hóa trong cơ chế thị trường còn rất hạn chế.

Vì vậy, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để giúp xãPhú Kim có định hướng đúng đắn trong sử dụng hợp lí quĩ đất nông nghiệp của địaphương, phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọnđược phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của xã nhằm nâng caohiệu quả sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việclàm hết sức quan trọng và cần thiết

Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự phân công của khoa Quản lí đất đai –Học viện nông nghiệp Việt Nam, với sự hướng dẫn của KS Hoàng Quốc Việt và sự

đồng y của UBND xã Phú Kim tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Kim – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội”

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Kim

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phú Kim

- Định hướng và đề xuất các giải pháp hợp lí nhằm sử dụng đất bền vữngcho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Thu thập chính xác số liệu, tài liệu về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn

Trang 9

CHƯƠNG II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp

2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp.

- Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưngriêng khiến nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độphì, giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thờigian nếu biết sử dụng đúng

- Luật đất đai 2003 phân loại đất thành 3 nhóm theo mục đích sử dụng, đó là:nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Đấtnông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhưđất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ,rừng đặc dụng, đất rừng trồng, nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc nghiên cứuthí nghiệm về nông nghiệp Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong

sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sảnxuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội

2.1.2 Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và làm ra sản phẩm cầnthiết nuôi sống xã hội (Phạm Duy Đoán ,2004)

Đất là sản phẩm của thiên nhiên, có những tính chất đặc trưng riêng khiến nókhông giống bất kỳ một tư liệu sản xất nào khác đó là: đất có độ phì, có giới hạndiện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sửdụng đúng

Nhận thức đúng được các đặc trưng riêng của đất sẽ giúp người sử dụng đất

có các định hướng sử dụng tốt hơn đối với đất nông nghiệp, khai thác có hiệu quảcác tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trườngsinh thái

Như vậy, đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con người và giátrị đó tùy thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất Hiệu

Trang 10

quả của đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai hiện có vàcác điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.

Nhưng trong thực tế, theo báo cáo của World Bank(FAO, 1990), hàng nămmức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 – 200 triệutấn, trong khi đó vẫn có từ 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang xói mòn.Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khảnăng sản xuất do sử dụng không hợp lý

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, ) cóảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinhvật tạo nên sinh khối Vì vậy, khi xác định vùng nông nghiệp hoá cần đánh giá đúngđiều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, địnhhướng đầu tư thâm canh đúng

Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I TheoN.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực tại các nước phát triểncho rằng: yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡthế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độphì đất

* Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất

để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những tác động thể hiện

sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường vàthể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựachọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề

ra Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác độngtích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêucầu mới đối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuấttiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh Cho

Trang 11

đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật có thể góp đến 30 % năng suất kinh tế trongnền nông nghiệp nước ta Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩaquan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp.

* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

Nhóm yếu tố này bao gồm:

- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu,

độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của cây trồng đối vớiđất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi hợp

lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tưthâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Hình thức tổ chức sản xuất

Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ

sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lậpmột hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hìnhthức đó

* Nhóm các yếu tố xã hội

Nhóm yếu tố này bao gồm :

- Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trườngnông sản phẩm Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là : năngsuất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sảnphẩm đầu ra (Nguyễn Duy Tính, 1995)

Trang 12

2.2 Sử dụng đất trên cơ sở sinh thái và bền vững.

2.2.1 Sử dụng đất trên quan điểm sinh thái.

Sử dụng đất trên quan điểm sinh thái là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối vớitoàn xã hội là khả năng thoả mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằngcủa cải vật chất sản xuất ra Và đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệuquả là mức đạt được các mục tiêu KT-XH, môi trường do xã hội đặt ra như tăngnăng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thoảmãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thờiđáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

2.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững.

Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng chonhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiênnhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau Do đó hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thốngmôi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp Vì vậy,hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải đi đôi với sử dụng đất bền vững và dựa vào 3tiêu chuẩn chung như sau:

* Bền vững về mặt kinh tế

Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thịtrường chấp nhận Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung,chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bìnhquân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩmchính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, củi, hạt, củ, quả, và tàn dư để lại) Một hệthống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không

sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường Mặt khác, chất lượng sản phẩmphải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳtheo mục tiêu của từng vùng

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất củahiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong một giai đoạn

Trang 13

hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy

cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiềnvay vốn ngân hàng

* Bảo vệ môi trường:

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hoáđất bảo vệ môi trường sinh thái

Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sửdụng đất nông nghiệp bền vững Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái(>35%) Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độccanh, )

* Bền vững về mặt xã hội:

Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năngsuất lao động, đảm bảo đời sống xã hội Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ làđiều cần quan tâm trước tiên nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất,môi trường, ) Sản phẩm thu được phải thoã mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàngngày của người nông dân

+ Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trongcung cấp tư liệu sản xuất, xử lí chất thải có hiệu quả

2.2.3 Sử dụng đất và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp.

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người lấy từđất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưngdụng sang các mục đích khác Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mụctiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm,tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất nôngnghiệp trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triểnKT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnhhướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo chokhai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất Do đó, đất nông nghiệp cần được

sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn theo

xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện việc

Trang 14

sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:

- Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xâydựng cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất

- Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đónâng cao đời sống của nông dân

- Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắnvới các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và pháttriển nền nông nghiệp bền vững

2.3 Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam.

2.3.1 Nghiên cứu vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới.

Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng,thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các phương pháp đã đượcnghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiếnhành ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp môphỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia, Bằngnhững phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệuquả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thểsắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh củatừng vùng

Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng

đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việctạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn ViệnLúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồngtrên đất canh tác Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệunhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt

là của Nhật

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông

Trang 15

nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đấtcao đến đất thấp Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất caotrước, sau đó mới đến đất thấp Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng.Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành củasinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là

sự thay đổi về kỹ thuật, KT-XH Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩnhiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phốihợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi Cường

độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá củasản phẩm

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai làyếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện Chính phủ TrungQuốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu,giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sángtạo của nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” đãthúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợpđồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từngloại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn

Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quantrọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp Theo Vũ Phương Thụy (2000), ở Mỹtổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% tổng thu nhập nông nghiệp),Canađa là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Oxtraylia là 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Cộngđồng châu Âu là 67,2 tỉ USD (chiếm 42,1%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (68,9%)

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắnphương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Các nước châu Á đã rất chútrọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống,phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trang 16

nông nghiệp Một mặt phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự pháttriển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường.

2.3.2 Nghiên cứu vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu á có nhiều thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lạiđông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thếgiới Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu ngườingày càng giảm Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2%/năm thì dân sốViệt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới

Trong những năm qua, nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật

và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạocác giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi vớitừng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹthuật vào sản xuất

Ngay từ những năm 1960, GS Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuângiống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyếnbiến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sửdụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như: Bùi HuyĐáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1987)

Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống câytrồng vùng đồng bằng sông Hồng do GS Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống câytrồng đồng bằng sông Cửu Long do GS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một

số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trênnhững vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh

Trang 17

chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng góp phần làm tăng năng suất sảnlượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau.

Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sôngHồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệpđồng bằng sông Hồng

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991- 1995) do Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồngtrên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồngbằng sông Cửu Long, nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trêntừng vùng đất đó

Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồngbằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy ở vùng này đã xuất hiện nhiều

mô hình luân canh 3 - 4 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt ở các vùng ven

đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quảkinh tế rất cao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong cácphương thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp,

Vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3- 4vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, tưới tiêuchủ động đã có những điển hình về chuyến đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trílại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa, cây thực phẩm caocấp đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30- 35 triệu đồng/năm

2.4 Loại hình sử dụng đất, phương pháp đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các loại hình sử dụng đất.

2.4.1 Khái niệm về loại hình sử dụng đất.

LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả chi tiết và rõ ràng theocác thuộc tính nhất định như: thuộc tính sinh học, quy trình sản xuất, đặc tính vềquản lý đất đai (sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật…) và các đặc tính vềkinh tế, kỹ thuật, xã hội (định hướng thị trường, vốn đầu tư, thâm canh, lao động,vấn đề sở hữu đất đai) LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùngđất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và

Trang 18

kỹ thuật được xác định Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất đượchiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhómcây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm.

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cầnthiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên

cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất Các nhân tốảnh hưởng có thể chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên: bao gồm khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địahình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước Chúng có ảnh hưởng một cách

rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất

+ Đặc điểm lý, hóa tính của đất: trong sản xuất nông nghiệp, thành phần cơgiới, kết cấu đất, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ trong đất quyết định đến chấtlượng đất và sử dụng đất Qũy đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu có ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả sử dụng đất

+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quantrọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng, vừa là vật chất để giúp cho sinh vậtsinh trưởng và phát triển

+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất,

độ phì đất, có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp sẽ quyết định đến khả năng vàhiệu quả sử dụng đất Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuânthủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

về kinh tế, xã hội, môi trường

-Nhóm yếu tố điều kiện kinh tế xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố ( chế độ xãhội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường, chính sách ) các yếu tố này có ý nghĩaquyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào

Trang 19

việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ yếu tố đầu vào cho sản xuất Cácyếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có ảnhhưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng Trong đó thủy lợi và điện là yếu tố khôngthể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trựctiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất

và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hóa, điều này giúpcho họ thực hiện tốt được quá trình tái sản xuất tiếp theo

+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thểhiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất và khả năng về vốn laođộng, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất

và cách xử lý thông tin để đưa ra quyết định trong sản xuất

+ Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh

tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sảnxuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư,chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khíchđầu tư, chính sách xóa đói giảm nghèo các chính sách này có tác động lớn đến vấn

đề sử dụng đất và phát triển, hình thành các loại hình sử dụng đất mới

-Nhóm các yếu tố tổ chức kỹ thuật: đây là yếu tố chủ yếu hết sức quan trọngtrong quy hoạch sử dụng đất, một bộ phận không thể thiếu được của quy hoạch pháttriển kinh tế xã hội Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điềukiện kinh tế xã hội của từng vùng mà xác định cơ cấu sản xuất, bố trí cơ cấu câytrồng, vật nuôi cho phù hợp Đây chính là cơ sở cho việc phát triển hệ thống câytrồng, gia súc với cơ cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao

2.4.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất.

Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh đối chiếu những tínhchất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loạihình sử dụng đất yêu cầu cần phải có

Đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả khônggian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trang 20

Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp được dựa theocác yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau Mức độ khác nhau của cácyếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh cácthuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trongnhiều năm Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựavào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độphì đất tạo nên

Trong đánh giá đất đai có hai khái niệm cụ thể như sau:

- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đất đai: Là việc phân chia hay phân hạngđất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như

độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, ngập úng, khô hạn, …Trên cơ

sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp

- Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: Là quá trình xác định mức độ thích hợpcao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khuvực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai

2.5 Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững.

- Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hộingày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan củamọi nền sản xuất xã hội

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quyluật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo cácngành sản xuất khác nhau Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân phối mộtcách hợp lý thời gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành” Theo quanđiểm của C Mác, đó là qui luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất lao động xã hội”, hay đó

là “tăng hiệu quả” Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cánhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội” Như vậy, theo quan điểm

Trang 21

của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh

tế và xã hội

Các nhà khoa học kinh tế Samuel – Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa

là không lãng phí Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệuquả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này màkhông cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằmtrên đường giới hạn khả năng năng suất của nó"

Theo L.M Canirop:" Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạchhoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánhkết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn lực đã sử dụng"

Tác giả Đỗ Khắc Thịnh cho rằng: “Thông thường hiệu quả được hiểu nhưmột hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp khôngthực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa” Do vậy, nói một cáchlinh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả

có nghĩa là không lãng phí

Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thốngnhất nhau ở bản chất của nó Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ranhững chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn,…So sánh kếtquả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế Tiêuchuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một lượng chi phí định trước hoặctối thiểu hoá chi phí để đạt được một kết quả nhất định

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuấtnông nghiệp và tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác Vì thế, hiệu quảkinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:

Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”,

nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định phát triển vănminh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại

Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệthống Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệthống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con

Trang 22

người trong quá trình sản xuất Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ vớinhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và luôn vận động Theo nguyên lí đó, khinhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới mà từngphần tử đều không có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử riêng lẻ.

Do vậy, việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan

hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài đểđạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống Đó chính làmục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội

Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạtđộng kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi íchcủa con người Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thếnâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội

Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạtđộng kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một khốilượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với chi phítài nguyên ít nhất

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạtđược và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được

là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị củacác nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối vàtương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Mộtphương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạtđược tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư

Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đainhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu

tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

về vật chất của xã hội

- Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiệnmục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu

Trang 23

quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mangtính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo,địnhcanh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xácđịnh bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp Hiện nay, việcđánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đangđược nhiều nhà khoa học quan tâm

- Hiệu quả môi trường

Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được cácnhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay Một hoạt động sản xuấtđược coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác độngxấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt đượckhi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi màngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi tr-ường xanh, sạch, đẹp hơn trước

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâudài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nógắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trườngsinh thái

Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệuquả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không

có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không

có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững

Trang 24

CHƯƠNG III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụngđất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế,hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp trên địabàn xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội,

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan tới việc sử dụng đất đai.

Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lí: Xác định vị trí vùng nghiên cứu

- Điều kiện khí hậu: Ảnh hưởng của khí hậu tới cơ cấu mùa vụ và năng suấtcây trồng

- Điều kiện kinh tế- xã hội: Tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng,trình độ canh tác, loại hình sử dụng

3.3.2 Điều tra hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất của

xã Phú Kim

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

- Thực trạng phát triển nông nghiệp

- Đánh giá khả năng đáp ứng của quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệpnói riêng với sự phát triển KT XH và nhu cầu lương thực của dân trên địa bàn xã

3.3.3 Đề xuất các giải pháp sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Trang 25

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

+ Nguồn số liệu thứ cấp

Thu thập tư liệu, điều tra tại các bộ phận thuộc UBND xã Phú Kim

+ Nguồn số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu nhập bằng phương pháp điều tra đánh nhanh nôngthôn, phương pháp điều tra có sự thông qua phiếu điều tra, Thông qua quá trình điềutra, thu thập số liệu từ các hộ gia đình sống trên địa bàn xã để đánh giá thực trạng sửdụng đất của xã Trên lí thuyết là điều tra 60 hộ trên tất cả các thôn trong xã, lựachọn hộ theo kiểu ngẫu nhiên Nhưng do quá trình điều tra chúng tôi thấy có sựtương đương về số liệu cho nên chúng tôi đã điều tra 25 hộ trên tất cả các thôn trong

xã, lựa chọn hộ theo kiểu ngẫu nhiên

3.4.2 Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất.

3.4.2.1 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

* Hệ thống chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế:

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách tính hiệu quả kinh tế sử

dụng đất bằng hệ thống chỉ tiêu sau:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sửdụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thứcluân canh hay hệ thống sử dụng đất)

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụngtrực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng

cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…)

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là thu nhập sau khi đã trừ các khoản chiphí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định

Thường tính trên 3 góc độ hiệu quả: TNHH/ 1ha đất ; TNHH/ 1 đơn vị chiphí(1VNĐ, 1USD…) ; TNHH/ 1 công lao động

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết

Trang 26

quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra Trong phạm vi nghiên cứu đề tài,chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến các nội dung sau:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sửdụng đất

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất

- Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ

và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một

số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như sau:

- Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường

- Nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồnghiện tại đối với đất

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nôngnghiệp là rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tíchtrong một thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánhgiá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối vớiđiều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêukinh tế- xã hội và môi trường trong một thể thống nhất Tuy nhiên, tuỳ từng điềukiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau

3.4.2.2 Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất.

a Hiệu quả kinh tế.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất: Để tính hiệu quả kinh tế sửdụng đất trên 1 ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT), sử dụng hệ thống cácchỉ tiêu:

Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được

Ngày đăng: 07/01/2020, 21:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Bá (2001), “Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí kinh tế và dự báo, trang 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sảnxuất nông nghiệp hàng hóa”
Tác giả: Lê Văn Bá
Năm: 2001
2. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng
Tác giả: Nguyễn Văn Bộ
Nhà XB: NXBĐại học Nông nghiệp
Năm: 2000
3. Chu Văn Cấp (2001), “Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 8- 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệpvà nông thôn nước ta hiện nay”
Tác giả: Chu Văn Cấp
Năm: 2001
4. Ngô Thế Dân (2001), Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, trang 3- 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệptrong thời kỳ CNH- HĐH nông nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Dân
Năm: 2001
5. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đường Hồng Dật và các cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1994
6. Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số mô hình đa dạng hóa cây trồngvùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Vũ Năng Dũng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
8. Phạm Duy Đoán (2004), Hỏi và đáp về Luật đất đai năm 2003, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi và đáp về Luật đất đai năm 2003
Tác giả: Phạm Duy Đoán
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
Năm: 2004
9. Nguyễn Điền (2001),“Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (275), trang 50-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Namtrong 10 năm đầu của thế kỷ XXI”
Tác giả: Nguyễn Điền
Năm: 2001
10. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và các cộng sự (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nôngnghiệp
Tác giả: Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và các cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
11. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kinh tế đất vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Quyền Đình Hà
Năm: 1993
12. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Khoa học đất, (11), trang 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trườngtrong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 1999
13. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn- tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vữngtrong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn- tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Đỗ Nguyên Hải
Năm: 2001
14. Vũ Khắc Hoà (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành- tỉnh Hà Bắc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trênđịa bàn huyện Thuận Thành- tỉnh Hà Bắc
Tác giả: Vũ Khắc Hoà
Năm: 1996
15. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanhnông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Đình Hợi
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1993
16. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Tác giả: Hội khoa học đất
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
17. Lê Hội (1996), “Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụngđất đai”
Tác giả: Lê Hội
Năm: 1996
18. Đặng Hữu (2000), “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí cộng sản, (17), trang 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn”
Tác giả: Đặng Hữu
Năm: 2000
19. Doãn Khánh (2000), “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua”, Tạp chí cộng sản, (17), trang 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 10 năm qua”
Tác giả: Doãn Khánh
Năm: 2000
20. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSH, Đề tài 52D.0202, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng sinh tháinông nghiệp ĐBSH
Tác giả: Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà
Năm: 1990
21. Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), trang 21- 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Định hướng và tổ chức phát triển nềnnông nghiệp hàng hoá”
Tác giả: Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w