Vì vậy, chọn đề tài: “Xung đột kịch trong Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính”, chúng tôi mong muốn góp thêm vào công trình nghiên cứu tác phẩm chèo cổ Quan Âm Thị Kính khẳng định sự phong phú v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
XUNG ĐỘT KỊCH TRONG
VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của khoa NgữVăn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã hết sức nhiệt tình trong quá trìnhgiảng dạy giúp tôi có những kiến thức quý giá phục vụ trực tiếp cho quá trìnhthực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Kiều Anh, người đãtận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận, từ việc định hướng,lựa chọn đề tài đến việc xây dựng đề cương và triển khai khóa luận Cô đã cónhững góp ý cụ thể và luôn luôn động viên để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình
Đề tài của tôi chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạnchế Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô cùng các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Xung đột kịch trong Vở chèo cổ Quan Âm Thị
Kính” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thị Kiều
Anh Tôi xin cam đoan rằng:
Các số liệu và tài liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu vấn đề 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của khóa luận 6
8 Bố cục khóa luận 6
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ CƠ SỞ XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH 7
1.1 Khái niệm kịch 7
1.2 Xung đột kịch 9
1.3 Cơ sở xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính 12
CHƯƠNG II: LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT KỊCH VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH 15
2.1 Loại hình xung đột kịch 15
2.1.1 Xung đột cá nhân 16
2.1.2 Xung đột xã hội 21
2.2 Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch 27
2.2.1 Trong ngôn ngữ của nhân vật 28
2.2.2 Trong hành động của nhân vật 34
KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và cácloại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Nó là hình thức
kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưuvới công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng Sân khấu chèo dân gianđơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó Đặcđiểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phươngpháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu Ngôn ngữchèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu
ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ
Tuy chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sânkhấu châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn Song, mỗi
vở chèo đều có đan xen xung đột kịch vào trong tác phẩm Trong chèo, xungđột kịch không được nổi bật và chú trọng như trong thể loại kịch nhưng đâyvẫn được xem như một đặc điểm không thể thiếu của chèo
Với Quan Âm Thị Kính - một vở chèo nổi tiếng của Việt Nam, từ trước
tới nay đã được nhiều nhà nghiên cứu được đề cập tới Tuy nhiên, các côngtrình đó chủ yếu mới chỉ đi sâu vào tìm hiểu tư tưởng Phật giáo, hay hệ thốngnhân vật trong tác phẩm chứ chưa chú trọng đến vấn đề xung đột Vì vậy,
chọn đề tài: “Xung đột kịch trong Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính”, chúng
tôi mong muốn góp thêm vào công trình nghiên cứu tác phẩm chèo cổ Quan
Âm Thị Kính khẳng định sự phong phú về đặc trưng thể loại cũng như góp
phần nâng cao giá trị của tác phẩm
Trang 62 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, tích truyện Quan Âm Thị Kính được lưu truyền trong dân
gian từ lâu qua một số loại nghệ thuật dân gian như: hát chèo, cải lương, kịch,
truyện thơ và truyện văn xuôi Vở chèo Quan Âm Thị Kính ra đời trước, sau
đó mới tới truyện thơ rồi chuyển thể qua kịch ảnh Truyện thơ Quan Âm Thị
Kính từ lâu vẫn được xem là một tác phẩm khuyết danh vì chưa rõ thời gian
cũng như tác giả Tuy nhiên, qua một số công trình nghiên cứu và dựa vào cáccuốn gia phả còn được gìn giữ, hiện có hai giả thiết khác nhau về vấn đề tác
giả của Quan Âm Thị Kính như sau:
Theo nhà nghiên cứu Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977), tác giảcủa truyện thơ này là Nguyễn Cấp, một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỉ XIX.Theo gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dương Xuân Thự cung cấp, thì truyện
thơ Quan Âm Thị Kính do Đỗ Trọng Dư (1786-1868) sáng tác.
Đề cập về vấn đề tác giả của tác phẩm này, GS Nguyễn Huệ Chi có ýkiến như sau: “Chưa rõ hai giả thuyết trên, thuyết nào gần chân lý hơn Cũng
có thể cả hai người, Nguyễn Cấp và Đỗ Trọng Dư đều có liên quan đến việccho ra đời tác phẩm Quan Âm Thị Kính… Tuy nhiên có phần chắc Đỗ Trọng
Dư là người soạn sau, vì bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện
còn là vào năm Tự Đức 21 (1868).”[13]
Như vậy, cho đến nay, vấn đề xuất xứ, nguồn gốc cũng như tác giả cụ
thể của Quan Âm Thị Kính vẫn còn là những nghi vấn văn học chưa được
sáng tỏ và vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu
Ngoài việc vẫn còn nhiều sự tranh cãi trong việc nghiên cứu nguồn gốccủa tác phẩm, thì vấn đề tư tưởng, nhân văn cũng được các nhà nghiên cứuchú trọng Năm 2004, GS N gu y ễn H u ệ C h i t rong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), đưa ra những nhận định cơ bản về tác giả Quan Âm Thị Kính: Nhân
vật Thị Kính từ lâu đã trở thành một điển hình sắc sảo cho số phận của người
Trang 7phụ nữ trong xã hội cũ, nơi tập trung chồng chất mọi nỗi bất công, oan nghiệt.
Và thông qua cuộc đời Thị Kính, bức tranh ngang trái đầy mâu thuẫn của xãhội phong kiến thời tác giả sống, hiện lên thật rõ nét Thêm vào đó, “bútpháp viết truyện của tác giả thật già dặn, lời thơ nhiều chỗ điêu luyện, chảichuốt (châm biếm hóm hỉnh, như khi nói về Thị Mầu; dồi dào cảm xúc nhưkhi nói về cái chết của Thị Kính) nên càng tăng sức phổ biến của tác phẩm(câu thành ngữ "Oan như Thị Kính" quen thuộc của người Việt đã chứng tỏsức sống của câu chuyện) Tuy nhiên, triết lý "nhẫn nhục" cũng đã làm chotruyện thiếu đi một sức phản kháng cần thiết”[16]
Hay trong vấn đề tư tưởng, tôn giáo theo GS T h a n h L ã ng : Tư tưởng
trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng P h ậ t g i á o Đời là một bể khổ mà mỗingười là một con thuyền vô trạo, một cánh bèo trôi dạt ở bến mê Đời ThịKính là một thí dụ Đời buồn là thế, chúng sinh muốn hết khổ thì phải tìm đếncon đường tu hành Do vậy, luân lý của truyện có thể tóm lại ở câu:
Nhân sinh thành Ph ậ t d ễ đâu,
Tu thân, cứu khổ, rồi sau mới thành.
Cũng cùng nghiên cứu về đạo Phật, theo GS P h ạm T h ế N g ũ : Quan Âm
Thị Kính chính là một lời cảnh báo cho những người chọn con đường thanh
nhàn khi đi tìm tới đạo Phật Để đắc đạo, người ta không những phải chỉ chịukhổ hạnh, mà còn phải chịu những oan ức bất công nữa Như Thị Kính, oanuổng đến vậy mà không hề oán trách trời và số phận, chỉ lấy từ tâm mà chiếnthắng cảnh ngộ
Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu.
Năm 2012, trong tạp chí Văn hóa Phật giáo số 18 tác giả Thích Huệ Thiện có bài Quan Âm Thị Kính và cách nghĩ của người Việt về người phụ
nữ Việt đã nêu rõ quan điểm trong cách nhìn nhận về người phụ nữ trong xã
Trang 8hội xưa, tuy người phụ nữ ấy chịu nhiều bất hạnh và bi kịch trong cuộc đờinhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất và nhân cách cao đẹp, đó là sự nhẫnnhục, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh và tình huống éo le, ngang trái.
Năm 2015, trong tạp chí Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, tác
giả Nguyễn Thị Việt Hằng có bài Hệ thống ngôn từ diễn tả nội dung Phật
giáo trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính Bài viết đã thống kê, giải nghĩa hệ
thống ngôn từ Phật giáo và nêu lên ý nghĩa của hệ thống ngôn từ thể hiện nộidung Phật giáo trong tác phẩm Trong bài viết có đoạn “Quan Âm Thị Kính làmột tác phẩm tôn giáo kể về Phật Quan Âm Thị Kính, song bằng tài năng củamình tác giả đã tạo nên một tác phẩm đầy xúc động về số phận đau khổ, oankhuất của người phụ nữ Có lẽ vì vậy mà cái đích tôn giáo đã mờ đi so vớiviệc diễn tả về thân phận con người, tuy thế, nội dung câu chuyện Thị Kínhđắc đạo thành Phật cùng với những quan niệm cơ bản của Đạo phật vẫn hiệnlên rõ rệt qua hệ thống ngôn từ chuyên biệt cũng như hệ thống ngôn từ ngoàiPhật giáo trong tác phẩm”[13]
Ngoài các công trình nghiên cứu và lời nhận định trên, còn có nhữngđầu sách nghiên cứu cụ thể về tác phẩm như: D ư ơ n g Q u ả n g H à m , Việt Nam
thi văn hợp tuyển (mục “Quan Âm Thị Kính”), trung tâm học liệu xuất bản,
bản in lần thứ 9, Sài G ò n , 1968; Th a n h L ã n g , Bảng lược đồ văn học Việt
Nam (Quyển Thượng), Nhà xuất bản Trình bày, Sài G ò n , không ghi năm xuấtbản; P h ạm T h ế N g ũ , Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển Trung,
đề mục "Truyện Quan Âm Thị Kính"), Quốc học tùng thư, Sài Gòn, không
ghi năm xuất bản; Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ
điển (Quyển Hạ), mục từ “Thị Kính" Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn,
1967
Như vậy, tác phẩm Quan Âm Thị Kính đã có nhiều hướng nghiên cứu
khác nhau với nhiều quan điểm của các tác giả, cũng như những vấn đề chủ
Trang 9đạo của tác phẩm Tất cả những công trình nghiên cứu trên sẽ là những cơ sởquan trọng và cần thiết cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi trong việc đi
sâu khai thác vấn đề xung đột trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
3 Mục đích nghiên cứu vấn đề
Mục đích nghiên cứu của đề tài là mong muốn tìm hiểu, khám phá một
số loại hình xung đột trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, cũng như chỉ ra
những phương thức giải quyết và nghệ thuật xây dựng xung đột kịch
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố tác động, chi phối và hình thành xung đột kịch
- Khẳng định, vị trí và những đóng góp của Quan Âm Thị Kính đối với
sự phát triển của nghệ thuật sân khấu kịch Việt Nam
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những xung
đột trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu trong phạm vi tác phẩm Quan Âm Thị Kính từ văn bản kịch bản cho tới
vở diễn trên sân khấu
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 107 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình nghiên cứu một cách hệ thống những xung đột
kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, nhằm khẳng định những thành
công trong việc xây dựng nghệ thuật xung đột kịch của tác phẩm Những kết
quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong giảng dạy, học tập bộ môn Lý luận
văn học và Văn học Việt Nam.
8 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận về xung đột kịch và cơ sở xung đột kịch trong vở
chèo cổ Quan Âm Thị Kính
Chương 2: Loại hình xung đột kịch và nghệ thuật xây dựng xung đột
kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính
Trang 11CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ CƠ SỞ XUNG ĐỘT
KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặcnhững xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (như giữa thiện và ác,cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực ) Những xung đột ấy được thể hiệnbằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật vàtheo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch Trong kịch thường chứađựng nhiều kịch tính, tức là những căng thẳng do tình huống tạo ra đối vớinhân vật
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài dưới nhữngdiễn biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại củacác nhân vật Tuy nhiên cũng có những hành động bên trong, qua đó nhân vậtchủ yếu là suy ngẫm và sự chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hếtsức căng thẳng
Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại hoặcđộc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một
ý nghĩa quyết định Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật vềnhững điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của
Trang 12tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến.
Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra
sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm chocái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống Qua các thế kỷ khácnhau, mối quan hệ giữa 3 yếu tố: thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấucủa kịch không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tạo và quy
mô, tầm vóc của những sự kiện, biến cố được phản ánh
Trên cấp độ loại hình, kịch gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chínhkịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau
Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học
- sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch Với ý nghĩa này, kịchcũng gọi là chính kịch (hoặc kịch drama) Cũng giống như hài kịch, kịch táihiện cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính khôngphải là cười nhạo, chế giễu thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mốiquan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội Và cũng giống như bi kịch, kịchtái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không căngthẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giảiquyết được ổn thỏa, còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phithường
Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ XVIII qua sáng táccủa các nhà Khai sáng ở Pháp và Đức như Đi-đơ-rô (1713 – 1784), Bô-mác-
se (1732 – 1799) G.E.Lect-xing (1729 – 1781)… nó hướng về những lợi íchtinh thần đạo đức, về lý tưởng của các lực lượng dân chủ tiến bộ đương thời.Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng côđọng, dồn nén hơn Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, nhữngphương tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch,kịch hề… để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với
Trang 13công chúng.
Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, với
những sáng tác như: Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Kim tiền của Vi
Huyền Đắc… Từ sau cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quantrọng trong đời sống văn học - sân khấu và xã hội ở nước ta
1.2 Xung đột kịch
Xung đột là “Sự đối lập, sự mâu thuẫn được dung như một nguyên tắc
để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩmnghệ thuật”[4;358] Thực tế chứng minh mọi tác phẩm văn học dù là tự sựhay trữ tình đều phải chứa đựng trong đó những mâu thuẫn, xung đột nếunhư ở thơ, đặc trưng đầu tiên được coi là cơ sở, là yếu tố cảm xúc, tâm trạngchủ quan; với tiểu thuyết là sự mô tả mang tính khách quan về đời sống xã hội
và con người thì riêng với kịch là xung đột, kịch bắt đầu từ xung đột
Pha-đê-ép đã cho rằng “xung đột là cơ sở của kịch” nó là biểu hiện tập trung nhất, là
cơ sở cho mọi sáng tạo nghệ thuật
Căn cứ vào lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu xung đột kịchđược hiểu theo hai nghĩa rộng, hẹp khác nhau: Hiểu theo nghĩa hẹp, xung độttrong tác phẩm kịch là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiềulực lượng tương đối độc lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí
cụ thể được thể hiện trong mỗi màn kịch có thể có rất nhiều loại xung độtkhác nhau Có xung đột biểu hiện qua sự đấu tranh nội tâm của nhân vật, cóxung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí lẽ để thuyết phục đối phương giữa hailực lượng Do tính chất sân khấu quy định cho nên trong khi phản ánh hiệnthực tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu thuẫn trong cuộc sống
đã phát triển đến chỗ xung đột đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách này haycách khác Hiểu theo nghĩa rộng, xung đột cần phản ánh những mâu thuẫn cơbản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể, ở
Trang 14những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau Ở thời cổ đại đó lànhững xung đột giữa thế giới quan thần linh, từ định mệnh với khát vọng làm
chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của mỗi con người như trong vở Prômêtê bị
xiềng (Ex-khin)… Trong xã hội nô lệ thì đó là xung đột giữa những người nô
lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô, còn trong xã hội phong kiến
đó là xung đột giữa một bên uy quyền của vua chúa, quan lại với người dân bị
áp bức và đòi được giải phóng Trong thời kì hiện đại, những xung đột thườngxoay quanh những vấn đề cách mạng - phản cách mạng, cái thiện - cái ác, cáimới - cái cũ, cái tốt - cái xấu… Xung đột do tính chất sân khấu quy định đồngthời xung đột làm cho kịch có tính sân khấu, sức hấp dẫn của một vở kịch là ởchỗ nhà văn phải phát hiện, nêu ra và giải quyết các xung đột lớn nhỏ trong
vở kịch Các yếu tố khác của vở kịch phải góp phần tô đậm xung đột và dẫnđến một kết cục sâu sắc, gần gũi với những vấn đề của cuộc sống, bởi vậy nóitới kịch mà bỏ qua yếu tố xung đột là một thiếu sót lớn
Trong kịch, xung đột “Chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đếnnhịp độ dồn dập khác thường của cốt truyện, xung đột là động lực thúc đẩycủa hành động kịch nhằm xác lập lên những mối quan hệ giữa các nhân vậtvốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch, thiếu xung đột, tác phẩm
sẽ mất đi đặc trưng đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa hay chỉ có thể
là vở kịch tồi”[2;202] Vì vậy người nghệ sĩ phải có sự nghiên cứu công phu,
kĩ lưỡng, sự tìm tòi và phát hiện hiện thực Đồng thời phải có một cảm quantinh nhanh, một sự nhạy bén trong nắm bắt các hiện tượng đời sống để xâydựng được những xung đột mang ý nghĩa điển hình
Quan điểm triết học Mác - Lê nin về quy luật thống nhất và đấu tranhgiữa các mặt đối lập đã cho rằng: Đối lập là sự khái quát những mặt, nhữngthuộc tính, những khuynh hướng trái ngược nhau trong chỉnh thể làm nên sựvật, hiện tượng Đối lập thường tạo ra mâu thuẫn nhưng không phải bất kì mặt
Trang 15đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn Mâu thuẫn trong kịch nên hiểu: “Là mộtkhái niệm nghệ thuật thuộc về con người, là nói tới những cuộc đấu tranh vềchính trị, về lí tưởng, về thẩm mĩ, về tư tưởng, về đạo đức, những xung khắc
có ý nghĩa trọng đại về mặt xã hội mâu thuẫn kịch đâu phải là sự tương phảncủa một vài cảm xúc nhỏ nhặt, rải rác trong một câu chuyện êm dịu cuốichiều Mâu thuẫn kịch không phải là sự khác biệt”[1;87] Mâu thuẫn trongkịch phải đảm bảo được yêu cầu cơ bản về tính chân thực và ý nghĩa xã hộisâu sắc Giữa xung đột và mâu thuẫn có mối quan hệ qua lại với nhau Tuynhiên, chỉ đến một giai đoạn nhất định, khi mâu thuẫn đạt tới một mức độ sâusắc mới dẫn đến xung đột và lúc đó chúng mới tới địa hạt chân chính của tínhkịch
Mỗi tác phẩm kịch thường được triển khai trên cơ sở một cốt truyệngiàu xung đột Chính ở đây bộc lộ rõ nhất sự khác biệt, va chạm đối lập giữacác khuynh hướng tư tưởng, các cảnh ngộ và các tính cách với tư cách là sựphản ánh cái mâu thuẫn có tính chất xã hội và thời đại, đồng thời là sự táihiện, biểu hiện cuộc sống trong hình thái mâu thuẫn Tính xung đột được coi
là đặc trưng cốt tử của kịch trong bốn đặc trưng bao gồm: xung đột kịch, hànhđộng kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch
Xung đột được coi là hình thức phản ánh thực tại khách quan thông quacác mâu thuẫn xã hội được khái quát hóa từ các cuộc đấu tranh của nhân vậttrong cuộc sống nhằm bộc lộ ý đồ, tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả.Xung đột còn là trung tâm nội dung của kịch, có tác động làm bùng nổ cáchành động của các nhân vật tạo ra sự vận động của các sự kiện và tính cáchnhân vật Mọi hành động kịch đều bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chủ yếu giữacác nhân vật trong kịch, phát triển và kết thúc theo xu thế chung của sự giảiquyết Hình thức biểu hiện của xung đột kịch là hình thức xung đột tính cáchcủa những nhân vật cụ thể có số phận và nội dung rõ rệt trước một vấn đề sự
Trang 16kiện nhất định Xung đột càng gay gắt càng lộ rõ nét tính quyết liệt của cuộcđấu tranh giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội nhất định vàbao giờ cũng chứa đựng một tư tưởng, một lí tưởng thẩm mĩ cụ thể Xung độtkịch vì thế phải có ý nghĩa xã hội rộng lớn, có tính phổ biến và đặc biệt phảixây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn xã hội sâu sắc, chứa đựng những vấn
đề nóng bỏng của thời đại thì mới có giá trị nghệ thuật cao Thông qua xungđột ta có thể thấy được xu hướng hành động, đặc điểm tính cách, đời sống nộitâm của nhân vật
1.3 Cơ sở xung đột kịch trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính
Các tác phẩm dân gian chủ yếu khai thác những mâu thuẫn, đối lập chứchưa thể coi là xung đột Những mâu thuẫn về tốt - xấu, thiện - ác xuất hiệnphổ biến ở các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau Ở đó thiếu vắng nhữngxung đột mang tính chất cá nhân mà thiên về xung đột mang tính xã hội, cộngđồng Cách thức giải quyết những xung đột cũng đơn giản và dễ hiểu Dù phảitrải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng cuối cùng người tốt cũng đượcbênh vực, che chở, ngược lại kẻ xấu bị trừng phạt thích đáng Luật nhân quảđược khai thác triệt để trong nhiều thể loại, nhất là truyện cổ tích Từ các tácphẩm dựa trên những câu chuyện dân gian với kết cấu đơn giản nên phương
thức giải quyết mâu thuẫn cũng dễ dàng, nhanh hơn như trong vở Hồn
Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ): ông Trương Ba chết đi sống lại và
yên ổn với thân xác ông hàng thịt đến cuối đời Mâu thuẫn chỉ nổi lên khi haingười vợ kiên quyết giành chồng Chỉ với một phép thử đơn giản: mổ lợn vàđánh cờ, Trương Ba lại trở về ngôi nhà và sống cuộc đời yên ấm
Mọi xung đột đều bắt nguồn từ những cơ sở mâu thuẫn Mâu thuẫn
càng lớn thì xung đột càng lớn Như trong Hamlet (W Shakespeare), Hamlet
gặp một cảnh ngộ éo le trong gia đình: vua cha vừa chết được hai tháng thì
mẹ chàng, hoàng hậu Gertrude tái giá lấy Claudius, chú ruột của chàng Hồn
Trang 17ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết Claudius là kẻ đã giết mình đểchiếm đoạt ngai vàng và Hoàng hậu, và đòi Hamlet phải trả thù Hamlet từ đólòng tràn đầy căm phẫn, ghê tởm và chán ghét cuộc đời Chàng giả điên đểche mắt kẻ thù, thực hiện nghĩa vụ.
Trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, xung đột kịch không chỉ đơn
thuần hiện lên ở cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu; mà xung đột kịch ở đâyxuất phát từ mâu thuẫn giữa con người với con người, tiến tới với xã hội Từnhững mâu thuẫn tưởng chừng rất đỗi bình thường giữa mẹ chồng và con dâu,vậy mà đã tạo nên xung đột - xung đột giữa các chủ thể Cơ sở xung đột kịchtrong vở chèo này không đâu xa lạ, nó bắt nguồn từ chính những mâu thuẫntrong gia đình, giữa Thị Kính và Sùng Bà, rộng hơn nữa là giữa thân phậnngười phụ nữ với cả xã hội phong kiến lúc bấy giờ Còn gì phi lí hơn khi chỉlấy dao cắt râu mọc ngược của chồng mà lại mang tiếng giết chồng Nỗi oannhư khởi nguồn cho những chuỗi ngày tiếp theo của Thị Kính Từ xung độtnày tới xung đột khác Thị Kính giả trai đi tu, lại mắc mâu thuẫn do Thị Mầugây ra Dẫu rằng Thị Kính không đôi co qua lại, song đối với cả xã hội thời
ấy, cô cũng luôn là người mang tội Đến cuối đời, Thị Kính tự minh oan đượccho mình, nhưng cũng là lúc “siêu sinh tịnh độ”
Sức sống bất diệt của vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính đã được thời gian
kiểm chứng khi mỗi lần vở chèo được dựng lại trên sân khấu Công chúngyêu thích chèo cổ vẫn tìm lại được những cảm xúc, suy tư trăn trở đối vớinhững day dứt, băn khoăn của ông về thực trạng xã hội một thời Hay nóicách khác, khoảng cách thời gian không làm mất đi sự đồng điệu trong cáchcảm nhận của con người mọi thời đại Đọng lại sau mỗi vở kịch là dự cảm vềtương lai, là sự cảnh báo cho xã hội Đã hàng bao nhiêu năm trôi qua, mỗi lần
tiếp xúc với vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính công chúng vẫn cảm nhận được
nỗi thấm khổ của người phụ nữ mà tác phẩm truyền tải Nó vẫn có sức mạnh
Trang 18lay động hàng triệu trái tim con người Bởi lẽ, tác phẩm có những giá trị thiếtthực và những bài học đắt giá để người đời học hỏi, tiếp thu và rút ra kinhnghiệm.
Trang 19CHƯƠNG II: LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT KỊCH VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG
XUNG ĐỘT KỊCH TRONG VỞ CHÈO CỔ QUAN ÂM THỊ KÍNH
2.1 Loại hình xung đột kịch
Cũng là việc miêu tả những bức tranh sinh hoạt của đời sống xã hội,nhưng không giống với thơ ca, tểu thuyết, không gian và thời gian của mộttác phẩm kịch bị giới hạn, không có thì giờ rông dài để mạn đàm, giải thích,luận bàn Trong kịch hiện thực bị dồn nén, cốt truyện phải có tính kịch.Nhà phê bình văn học Bêlinxki đã nhận xét: “Tính kịch được bộc lộ bằng sự
va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địchnhau”[11]
“Nếu hai người tranh cãi nhau về một vấn đề gì đó thì ở đây không cókịch và cũng không có yếu tố kịch, nhưng khi người ta cãi nhau mà người nàymuốn trội hơn người kia cố sức đánh vào mặt nào đó của tính cách, đánh vàonhững điểm yếu rồi thông qua đó mà biểu lộ các tnh cách trong cuộc cãinhau làm cho có quan hệ mới đối với nhau, thế thì đây đã là kịch rồi”[11].Tính kịch bộc lộ qua những xung đột, mang sắc thái thẩm mỹ khác với nhữngxung đột thơ và tiểu thuyết Đó là tính tập trung cao độ của xung đột kịch, sựchi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động khác thườngcủa cốt truyện, xung đột là động lực thúc đẩy phát triển của hành động kịch,nhằm xác lập nên những mối quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi
là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch
Thiếu xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng cơ bản của thể loại
và không thể là một kịch bản văn học Để khám phá được vấn đề thuộc vềbản chất của đời sống xã hội, người viết kịch phải tạo được những xung độtmang ý nghĩa xã hội sâu sắc
Trang 20Hiện thực là sự vận động đa chiều của các phạm trù thẩm mỹ (cái cái xấu; cái cao cả- cái thấp hèn; cái thiện – cái ác; cái tiến bộ – cái lạc hậu).Xung đột kịch thường nằm ở thời điểm cao trào của sự vận động ấy Từnhững mâu thuẫn tồn tại trong lòng hiện thực, người viết kịch bản phải tiếnhành quá trình chọn lọc, tổng hợp, sáng tạo nên những xung đột vừamang tính chất khái quát, vừa mang tính điển hình hoá.
đẹp-Xung đột kịch có thể được biểu thị bằng mối xung đột giữa tính cách vàhoàn cảnh, giữa tính cách với tính cách hay trong bản thân một tnhcách Tất cả đều phải đạt đến tính chân thực và điển hình Thiếu ý nghĩa điểnhình, kịch bản văn học chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầmthường của cuộc sống, thiếu ý nghĩa chân thực, kịch bản văn học chỉ là sự giảtạo, là những dòng lý thuyết suông
Qua khảo sát vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, chúng tôi tạm phân chia
xung đột trong tác phẩm thành hai kiểu xung đột chính là xung đột cá nhân
Trong kịch nói Việt Nam, vở kịch Tôi và chúng ta đã tái hiện cuộc cách
mạng tư tưởng của con người Việt Nam thế kỉ XX Nó phản ánh cuộc đấutranh gay gắt để thay đổi cách tổ chức, phương thức hoạt động sản xuất
Trang 21của các nhà máy xí nghiệp Cụ thể là xí nghiệp Thắng Lợi đã xuất hiện hainhóm
Trang 22người với tư tưởng khác nhau: một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấycác nguyên tắc, quy chế đã thành cứng đờ, lạc hậu mà đại diện là NguyễnChính (Phó Giám đốc), Trường (Quản đốc phân xưởng) một bên là tư tưởngđổi mới dám nghĩ dám làm vì lợi ích của mọi người mà đại diện là HoàngViệt (Giám đốc xí nghiệp), Lê Sơn (Kĩ sư) và đa số anh chị em công nhân.
Trước hết về tình huống, cảnh ba mở ra một tnh huống hết sứcgay cấn, đó là sau một thời gian dài suy nghĩ, hôm nay Hoàng Việt quyếtđịnh triệu tập cuộc họp để trình bày về “Kế hoạch mở rộng sản xuất vàphương án làm ăn mới của xí nghiệp” Như vậy có nghĩa là anh (cùng với kĩ sư
Lê Sơn) đã công khai “tuyên chiến” với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức
đã trở nên lỗi thời Có thể nói Nguyễn Chính là đại diện tiêu biểu cho loạingười máy móc, bảo thủ nhưng cũng hết sức gian ngoan nhiều mánh khoé.Những lời nói của Chính đã dựa vào cơ chế, nguyên tắc dù chính anh ta cũngbiết nó đã lạc hậu, lỗi thời Ở đây, xung đột cá nhân với cá nhân về tư tưởng
đã đưa tình tết đẩy sang những trang mới Loại xung đột này sẽ dẫn tới hệlụy cho tới cuối tác phẩm
Với vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, loại hình xung đột này thể hiện rất
rõ trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau, nổi bật nhất là mối quan hệgiữa Thị Kính với các nhân vật khác trong tác phẩm
Thị Kính được mô tả với những phẩm hạnh nết na đủ mọi điều,trong mắt mọi người nàng xứng là vợ hiền dâu thảo Mối quan hệ gia đình đổ
vỡ bắt nguồn từ tình tiết nửa đêm cầm dao định cắt râu mọc ngược chochồng của Thị Kính Không phải ngẫu nhiên tác giả đã để cho trong hoàn cảnh
đó, Thiện Sĩ hoàn toàn im tiếng, không có một lời bênh vực Còn mẹ chồng
đã đứng ra kết tội Thị Kính với những lời nặng nề Chỉ vì những lời cáo buộctrong hoàn cảnh tình ngay lý gian, nàng đã bị khoác vào đủ lớp áo xấu xahoàn toàn đối lập với con người thực của nàng
Trang 23“Thị Kính: (Ngồi quạt cho chồng) - Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc
Cùng lúc đó chồng nàng hô hoán:
“Thiện Sĩ: (Giật mình) - Ơi cha, ơi mẹ, ơi xóm làng !
Đêm hôm khuya khoắt
Cớ làm sao có sự bất tườngGiời đất hỡi cùng là cha mẹ!”
Quả là trong tnh huống “chữa dép vườn dưa” ấy, nàng khó mà có thểbiện minh cho mình, để phải mang một án oan định giết chồng, bị trả về giađình Xung đột trong gia đình được giải quyết theo chiều hướng “hòa bình”,nhưng đã tước đoạt đi hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ nết na đứchạnh, để lại cho Thị Kính những lời lẽ gay gắt, đay nghiến
“Bà Sùng: - Ối chao ôi!
(Nói lệch) Gớm tiết, gớm tiết
Trang 24Thị Kính có một người chồng yêu vợ nhưng lại quá hời hợt nên khônghiểu nổi vợ mình Thiện Sĩ đáng trách không chỉ ở thái độ hồ đồ mà còn ởthái độ thiếu dứt khoát, đang tâm dứt mối duyên tình với người vợ đãnặng thề nguyền Thị Kính buộc phải lạy tạ dứt áo ra đi, nói những lời đầynước mắt, nhưng anh ta hoàn toàn không phản ứng Chỉ đến khi Thị Kínhthật sự
bước chân đi, Thiện Sĩ mới tiếc ngẩn ngơ, sùi sụt!
Nếu chỉ soi chiếu theo quan điểm đạo Phật thì đó là cơ hội để nàngdứt nợ nhân duyên, thoát ra bể khổ nhân gian Nhưng soi chiếu kỹ tâm hồnThị Kính sau mối oan nghiệt, ta nhận ra thái độ thương cảm của người bìnhdân dành cho con người bất hạnh Thị Kính mang tiếng oan nhơ nhuốc, trở vềđầy tủi hổ, nàng mang nỗi đau buồn của một người bị phụ rẫy mà không biếtthở than, chia sẻ với ai Gia đình nàng cũng vì tai tiếng mà phải ngậm đắngnuốt cay nhìn con chôn vùi tuổi xuân Bởi vậy giải pháp đưa ra là để nàng
ra đi, lánh xa mọi phiền não thế gian Nhân vật Thị Kính mắc phải tếng oan,không quyết liệt phản ứng lại thực tại, gột rửa tếng xấu nhơ nhuốc trongcuộc sống thực, mà chọn con đường xuất gia cầu đạo Dường như, xung độttới đây chưa đưa đến cao trào như nhiều tác phẩm khác, song với xã hội thờibấy giờ, tiếng kêu oan của Thị Kính liệu có được lắng nghe?
Bản thân Thị Kính, sau khi trải qua xung đột với mẹ chồng, nàng đã giảtrai đi tu và một lần nữa gặp phải xung đột với Thị Mầu Nếu như trong kịchbản giản lược và không để Thị Kính và Thị Mầu đối thoại trước khi Thị Mầulang chạ với Nô thì trên sân khấu biểu diễn lại xuất hiện nguyên căn khiếnchuỗi xung đột về sau nảy sinh Trên sân khấu, Thị Mầu ra sức quyến rũ, mờitrầu rồi tm cách cầm tay Tiểu Kính, khi bị Tiểu Kính lẩn tránh thì lại tưngtửng về nhà để gặp Nô Tuy trong kịch bản Thị Kính và Thị Mầu không đối
Trang 25thoại với nhau ở cảnh này, song trong lời độc thoại của Thị Mầu vẫn có 9 lầnnhắc tới “Ấy mấy thầy tiểu ơi” ý với Tiểu Kính và buông lời ghẹo tiểu:
Trang 26“Đứng trước cửa chùaTôi vào tôi gọi, thầy tiểu chẳng thưa tôi buồn
Và cũng không khác gì xung đột trước, Tiểu Kính chỉ nói được đúngmột lời:
“Bạch lạy làngBấy lâu nay thuyền trai nương ngụ Chỉ một niềm sắc sắc, không không Sự gió giăng tiểu chẳng dám bận lòng Ai đơm đặt xin làng tra cho tỏ.”
Nhìn từ góc độ tâm thức văn hoá thì thái độ sống của Thị Kính và ThịMầu vừa có cùng bản chất lại vừa có sự khác biệt sâu sắc, rõ ràng Họ vừakhông chấp những định kiến và quy ước của người đời để thực hiện lẽ sốngriêng, tm kiếm sự giải thoát với lẽ sống riêng mà mình đã chọn Đó là thái độvừa buông đời, vừa phản kháng, vừa ép mình để bộc lộ những yếu tố từ nhỏnhất đến lớn nhất vớitâm lý chung của cộng đồng trong những cảnh huống
và số phận khác nhau
Ngoài những xung đột của Thị Kính với các nhân vật khác, trong tácphẩm chúng ta còn bắt gặp xung đột trực tiếp giữa Mẹ Đốp với Xã Trưởng
Trang 27Tuy nhiên tính chất xung đột ở đây cũng là xung đột giữa nhân cách với nhâncách, một bên là người đại diện cho tầng lớp người nông dân hóm hỉnh,thông minh, còn một bên là bọn người ngu dốt, háo sắc.
Có thể thấy xung đột cá nhân của Thị Kính với Thị Mầu xét về tnhchất cũng là xung đột giữa hoàn cảnh con người với tính cách con người Mộtngười đoan trang, thùy mị và cam chịu, còn một người lẳng lơ, phóng túng vàquyết liệt
2.1.2 Xung đột xã hội
Xung đột xã hội được hiểu là tnh huống hoặc quá trình xã hội, màtrong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm
xã hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung; thể hiện bằng sự đối lập,
sự bất đồng, sự tranh chấp do khác nhau về nhận thực, thái độ và đôi lúcđược thể hiện bằng cả hành vi đụng độ, vũ trang Xung đột xã hội là hiệntượng xã hội khách quan, giải quyết quan hệ xã hội trung tâm là lợi ích, hợpthành bản chất của mọi xã hội, chứ không phải là một hiện tượng “lệchchuẩn xã hội” Xung đột xã hội được xác định là giai đoạn phát triển cao nhấtcủa các mâu thuẫn trong hệ thống các quan hệ giữa con người với con người,các tập đoàn xã hội, các thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặctrưng bằng sự đối lập các lợi ích và quan điểm, được biểu hiện bằng các hành
vi đụng độ, xô xát hữu hình trên thực tế
Trong xã hội cũ, người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo,không thể thi thố tài năng Trên thực tế, anh ta vẫn chỉ là một gã thợ thủcông vô danh tiểu tốt Vì thế khi biết rằng có thể mượn tay bạo chúa Lê Tương
Dực để thực hiện được hoài bão của mình thì Vũ Như Tô (vở kịch Vũ Như Tô)
sẵn sàng chấp nhận tất cả, kể cả khi phải trả bằng cồng sức, tền bạc của nhândân, bằng mồ hôi, xương máu của những người thợ Chính niềm khao khát vô
Trang 28biên đã khiến người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng, đẩy Vũ Như Tô đến vịthế
Trang 29đối nghịch với dân chúng Dù muốn hay không, Vũ Như Tô đã bất đắc dĩ trởthành kẻ thù của nhân dân Cuối vở Kịch, dân chúng không chỉ nguyền rủa tácgiả cửu Trùng Đài mà còn nghe theo lời của những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạnđốt phá tan tành Cửu Trùng Đài và trừng phạt tác giả của nó Đây là lúc mâuthuẫn, xung đột kịch đã lên đến đỉnh điểm Nếu như trong những hồi đầu, nóchi là mâu thuẫn tiềm ẩn, có vẻ mờ nhạt, thấp thoáng đằng sau mâu thuẫnthứ nhất, thì giờ đây, nó hầu như đã nhập vào làm một với mâu thuẫn thứnhất Thậm chí người dân hầu như không mấy quan tâm đến việc trả thùbạo chúa Lê Tương Dực vì việc này đã có phe cánh của Trịnh Duy Sản đảmnhiệm, mà chỉ chăm chăm truy diệt (phanh thây) Vũ Như Tô và người cung
nữ “đồng bệnh” với ông là Đan Thiềm Đây chính là xung đột giữa cá nhânvới tập thể Vũ Như Tô đại diện cho những người nghệ sĩ, một mình chốngchọi lại cả một tập thể là nhân dân đại chúng Không nhắc tới chuyện đúngsai, nhưng ta có thể thấy trong xung đột cá nhân với tập thể thì cá nhân luôn
là bên yếu thế, không đủ sức để phản kháng với cả một tập thể
Trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính cũng vậy, Bà Sùng và những
người đứng đầu làng là đại diện cho giai cấp thống trị, cho lễ giáo phong kiến
hà khắc, cổ hủ, cho tầng lớp trên Còn Thị Kính thì nghèo hèn, thân cô thế cô.Không những vậy, khi vướng vào xung đột với Thị Mầu, Thị Kính còn phải chịunhững lời chỉ trích, những ánh mắt rè bỉu từ tập thể người dân trong làng.Nàng bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát
“Đồ Điếc: - Mô mô mê mê gì? Lấy quả mít vật vào đầu ông ấy Saongày tháng giêng, nhà chùa có lễ thượng nguyên, tôi cho con tôi đem cái giỏlên xin nhà chùa một giỏ cháo, nhà chùa chả cho thì thôi, nhà chùa lại giộicháo từ đầu con tôi đến chân con tôi Tôi thương con, tôi gặm sứt cả đầunó
ra
Trang 30Xã trưởng: - Mời sư ngồi đó.
Trang 31Bớ tiểu hỏi đâySao dám mượn mầu thiền mà giở trò mưa mâyMang danh Phật tm điều giăng gió
Lệ làng khôn thứ bỏPhép nước dễ dung tha
Cứ như nhời Thị Mầu thú với dân taRằng Tiểu Kính đã tư thông cùng ả
Làng: - Tiểu kia chẳng gìn tâm, giữ nết
Quyến gái làng đổ vạ cho thày Đòn ba chục y như khoán lệ”
Với người phụ nữ trong xã hội ngày xưa, không trọn đạo vợ chồng làmột điều ô danh không chỉ cho bản thân mà còn gánh vào nỗi nhục của giađình Không những vậy, mang danh là sư tiểu trong chùa mà lại có tư tnhngoại ý với phụ nữ rồi để có bầu lại càng vô đạo đức, càng phạm luật trời.Nhưng cũng bắt đầu từ tai biến ấy, người đọc mới thấy hết những phẩm chấttốt đẹp của Thị Kính được soi chiếu từ cả hai phía Đạo và Đời
Không những vậy, xung đột xã hội còn thể hiện trong mối quan hệ giữa
Nô với Phú Ông, Mẹ Đốp với Xã trưởng Nô vốn thuộc thân phận thấp hèn, đilàm người ở cho Phú Ông nên không bao giờ được phép có tư tình với chủ
Xã hội phong kiến vốn phân chia giai cấp nên chuyện tnh yêu như vậy làkhông thể chấp nhận Do vậy mới xuất hiện xung đột nhỏ, khi Phú Ông về,hành động của Nô lập tức sợ hãi và tìm cách trốn, còn Thị Mầu lại là phận nữnhi, sao có thể bảo vệ cho người hầu Đến khi Phú Ông phát hiện ra Nô thì lạilấp tức cho tiền mua chuộc và ép Nô phải rời làng Phú Ông không thể chấpnhận chuyện con gái lang chạ với một tên nô bộc và đồng tền ấy vừabịt miệng Nô, đồng thời bịt miệng cả thiên hạ Xung đột này cho thấy quyền
Trang 32nói của con người đã bị tước mất, đồng tiền có thể thay đổi cả cục diện tìnhhình
Trang 33và giá trị của con người đã bị đẩy xuống cùng cực Sự phân biệt giai cấp vẫnluôn tồn tại và giai cấp nông dân mãi luôn bị ức hiếp, coi thường.
Mẹ Đốp và Xã trưởng cũng có xung đột tương tự như Nô Xuất phátđiểm của mẹ Đốp là vợ của người theo cụ Bá, thị cùng mười miệng ăn ở nhàđều trông chờ vào chồng ở xa cho nên mọi việc ở nhà, ở làng, Mẹ Đốp đềuthay chồng gánh vác Có dịp bắt vạ Thị Mầu, Mẹ Đốp được làng và Xãtrưởng giao cho nhiệm vụ đi rao mõ Vốn là thân phận thấp kém, nhậnthức không có, song Mẹ Đốp vẫn ý thức được một phần nào đó vềquyền con
người, hay chí ít là quyền xưng tên:
“Xã trưởng: Ra đây tao bảo
Mẹ Đốp: Thưa thấy, đồng tiền có chữ, con người có tên, thầy chocon xưng tên đã ạ
Xã trưởng: Mau lên!
Mẹ Đốp: Ô rằng vậy,
Chẳng giấu gì mẹ đình đám là tôiNghề ăn nói tôi cũng vào tay đúng mựcBất phận danh nhi tài túc
Vô chế lệnh nhi dân tòngMột mình tôi cả xã ngống trôngĐiều phải trái tôi nay trước bảo.”
Tuy rằng có nhận thức và xưng tên, song với những con người thiếuhiểu biết ở tầng lớp trên trong làng thật khó mà có thể thông cảm Đôikhi chơi chữ một chút cũng bị mang tiếng hỗn xược Tầng lớp trên của làngnày vốn chỉ biết hưởng thụ, chút nhận thực cũng không bằng thị rao mõ Điều
đó phản ánh một bộ phận quan lại thời bấy giờ, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc,bắt nạt dân lành mà không lo tới xã tắc, chuyện thiên hạ
Trang 34“Xã trưởng: Láo! Mày trước bảo dân tao thì chẳng hóa ra mày là bà
Trang 35tện chỉ làng này à?
Mẹ Đốp: Dạ, nó là thế này ạ: Có công việc gì thầy sai con đi rao
mõ, dân làng mới biết, thế chẳng phải là trước bảo là gì ạ?
Xã trưởng: Nhưng phải nói rõ là đi rao mõ!
Mẹ Đốp: (Xưng danh tiếp)
Từ việc hỉ cho chí việc hảoGiấy quan về là phải báo đến tôiTôi chưa ra làng chửa được ngồi
Xã trưởng: A con mẹ này, nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân ngàycàng láo!
Mẹ Đốp: Ấy thưa thầy, để con nói đã Con chưa ra giải chiểu thì các
cụ ngồi vào đâu ạ?”
Mẹ Đốp gặp phải xung đột với Xã trưởng Tuy xung đột không nổi bậtnhưng cũng có thể thấy rõ sự đụng độ về tinh thần và thể xác giữa hainhân vật Xã trưởng vu oan cho Mẹ Đốp “nói làm nũng”, còn trêu ghẹo ongbướm:
“Xã trưởng: Chồng mày làm thứ gì mà được lĩnh sắc, hả?
Mẹ Đốp: Dạ, bố cháu theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh sắc ạ,
Xã trưởng: Con này, mày nói đứng đắn với tao chứ sao mày lại nóilàm nũng như vậy?
Mẹ Đốp: Sao thầy lại cứ nhìn tôi như thế?
Xã trưởng: Con này lớp này xem ra bảnh gái dễ coi lắm nhỉ? Bụngmày độ này coi to đấy mày đã mấy con rồi?
Mẹ Đốp: Thưa thầy, con còn hiếm lắm ạ, mới được mươi cháu thôi
Xã trưởng: À, thế ra tốt nái gớm nhỉ, hôm nào mát giời, tao sang gửivài đứa nhá
Mẹ Đốp: Thầy chớ nói vậy Bố cháu hay ghen lắm