1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TèM HIỂU XUNG đột KỊCH TRONG đoạn TRÍCH VĨNH BIỆT cửu TRÙNG đài (TRÍCH vũ NHƯ tễ của NGUYỄN HUY TƯỞNG)

19 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 417,94 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ---oOo--- Sáng kiến kinh nghiệm đề TàI: TèM HIỂU XUNG ĐỘT KỊCH TRONG ĐOẠN TRÍCH "VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI" TRÍCH VŨ NHƯ Tễ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG LĨNH VỰC:

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

-oOo -

Sáng kiến kinh nghiệm

đề TàI:

TèM HIỂU XUNG ĐỘT KỊCH TRONG ĐOẠN TRÍCH "VĨNH

BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI"

(TRÍCH VŨ NHƯ Tễ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG)

LĨNH VỰC: NGỮ VĂN THPT

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI: TRẦN THỊ LAM ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CHUYấN HÀ TĨNH

HÀ TĨNH 2014

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Lịch sử văn học xét đến cùng là lịch sử hình thành và tiêu vong của các thể loại Chính vì thế, cấu tạo chương trình ngữ văn THPT nhất là phần văn học đã coi trọng sự phát triển của loại thể Tìm hiểu tác phẩm qua đặc trưng thể loại là hướng khám phá có hiệu quả để nhận chân những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

1.2 Nếu tình huống là hạt nhân của truyện ngắn thì xung đột chính là linh hồn, là xương sống của một vở kịch Nắm được xung đột kịch tức là chúng ta đã

có được chiếc chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới nghệ thuật của một

vở kịch

1.3 Vũ Như Tô là vở bi kịch hiếm hoi của văn học Việt Nam hiện đại Thể loại văn học và sân khấu này có quá nhiều nét ngoại biệt, không thấy ở các thể loại khác Tác phẩm được chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Tuy nhiên việc khám phá chiều sâu nội dung tư tưởng qua xung đột kịch chưa thật sự được chú ý Bởi vậy, đề tài của chúng tôi hướng đến một cách tiếp cận còn nhiều khoảng trống, đó là tìm hiểu đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài qua xung đột bi kịch Việc tìm hiểu xung đột kịch trong đoạn trích còn có ý nghĩa thực tiễn: Giúp ta tìm ra phương pháp tiếp cận thích hợp với những văn bản kịch còn lại trong chương trình trung học phổ thông Đó chính là lý do chọn đề tài của chúng tôi

2 Phạm vi đề tài

Do khả năng của người viết cũng như do qui mô của một bản sáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chỉ đi sâu tìm hiểu một phương diện là xung đột bi kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

3 Phương pháp thực hiện

Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh, đối chiếu

4 Đóng góp mới của đề tài (Ý nghĩa khoa học và thực tiễn)

Trang 3

Về mặt lí luận, đề tài này đưa đến một cách tiếp cận mới đối với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, đó là tiếp cận từ phương diện xung đột bi kịch Thông qua xung đột bi kịch để thấy được những vấn đề lớn lao mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong tác phẩm Vũ Như Tô

Về mặt thực tiễn, đề tài này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh trong việc khám phá, giảng dạy và học tập các văn bản thuộc thể loại kịch trong nhà trường Từ đó, có phương pháp tiếp cận thích hợp với các tác phẩm văn học cùng thể loại

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm ba phần chính:

1 Giới thuyết về thể loại bi kịch

2 Giới thuyết về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô

3 Tìm hiểu xung đột bi kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

B PHẦN NỘI DUNG

1 Giới thuyết về thể loại bi kịch

1.1 Khái niệm

Bi kịch là một thể loại kịch, thường được coi như là trái với hài kịch Nếu truyện ngắn và tiểu thuyết phản ánh đời sống qua các sự kiện biến cố thì bi kịch phản ánh đời sống thông qua các xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ

Bi kịch ra đời từ rất sớm ở Hy lạp cổ đại Vào thế kỷ V tr.CN, bi kịch là một thể loại sân khấu rất thịnh hành với những tác giả nổi tiếng như Etsilơ, Xôphôklơ với những tác phẩm bất hủ còn lưu lại đến ngày nay như Prômêtê bị xiềng, Ăngtigôn Từ bấy đến nay bi kịch trải qua nhiều bước thăng trầm và không ngừng đổi mới về hình thức và nội dung nghệ thuật để ngày một hoàn thiện hơn về mặt thể loại Ở Việt Nam không có bi kịch như một thể loại văn

Trang 4

học - sân khấu theo quan niệm cổ điển mà chỉ có một số vở tuồng hoặc kịch hiện đại mà nội dung tư tưởng nghệ thuật có chứa đựng yếu tố bi kịch Vở kịch Vũ Như Tô có thể coi là một vở bi kịch hiếm hoi của dân tộc Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của thể loại bi kịch - một thể loại được coi là khó nhất và cao quí nhất của văn học

1.2 Một số đặc trưng thi pháp của thể loại bi kịch

1.2.1 Xung đột bi kịch

Kịch bản (có thể nói rộng hơn: văn bản nghệ thuật) trở thành tác phẩm bi kịch không phải mỗi khi nó kết thúc một cách bi thảm, mà khi nó được kết cấu trên cơ sở xung đột hay mâu thuẫn bi kịch Trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng ta thấy chỉ có Vũ Như Tô chứa đựng mâu thuẫn bi kịch như là một yếu tố nền của tác phẩm, còn những trước tác khác của ông viết trước cũng như sau Cách mạng, cả kịch bản lẫn tiểu thuyết (Bắc Sơn và Những người ở lại, Ðêm hội Long Trì và An Tư), mặc dù chúng có nội dung bi thương hay bi hùng, nhưng không kết cấu và triển khai trên cơ sở xung đột hay mâu thuẫn bi kịch, cho nên không thể gọi là những tác phẩm bi kịch theo nghĩa khoa học chặt chẽ của từ ấy Mâu thuẫn bi kịch, như chúng ta biết, là mâu thuẫn: a) mang tính nội tại; b) có ý nghĩa xã hội to lớn; c) không thể giải quyết; d) mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng Các nhân vật của bi kịch thường chỉ có thể thoát ra khỏi xung đột bằng cái chết bi thảm

1.2.2 Nhân vật bi kịch

Nhân vật bi kịch thường có hai đặc điểm Thứ nhất họ thường là những

người anh hùng không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh, là một con người quá khổ Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như Hamlet, như vua Lia

không phải là người tốt theo nghĩa thông thường Con người tốt bụng, con người hiền từ hay mềm yếu, mà sự mềm yếu là "phản chỉ định" đối với nhân vật bi kịch Con người hiền từ yếu đuối, thụ động hứng chịu, quằn quại rên xiết dưới những đòn đánh không hiểu nổi của số phận là đối tượng của kịch cải lương Vũ Như Tô, nhân vật bi kịch, bị lịch sử kết án chung thân làm một anh thợ vô danh

Trang 5

tiểu tốt Nhưng Vũ Như Tô đã chủ động vùng dậy chống lại số phận, thách thức

số phận xây Cửu Trùng Ðài

Thứ hai, họ mang trong mình không chỉ những khát vọng lớn lao mà

cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động Đây là đặc trưng cơ bản của

nhân vật bi kịch Triết gia và nhà văn hiện sinh chủ nghĩa Kierkegaard từng khẳng định: "Nếu con người hoàn toàn vô tội, bi kịch mất hết lý thú, bởi vì sẽ mất đi sức mạnh của xung đột bi kịch; mặt khác, nếu nhân vật tự nó có lỗi hoàn toàn, thì nó sẽ không thể khiến ta quan tâm, xét từ quan điểm bi kịch" Cho nên, nhân vật bi kịch phải vừa có tội vừa không có tội, vừa đáng thương vừa đáng trách

1.2.3 Hiệu ứng bi kịch

Aristote cho rằng hiệu ứng tâm lý của bi kịch là gây nên sự sợ hãi và xót thương Nhưng cái đó chưa đủ và không phải là cái chính Hành động bi kịch phải dẫn đến sự thanh tẩy những cảm xúc ấy Sự thanh tẩy này đạt được bằng và nhờ sự giác ngộ cái lẽ sâu kín của những khổ đau bất hạnh đã đến với các nhân vật kịch Ðây cũng là điểm quan trọng khu biệt bi kịch với kịch cải lương Ở những thể loại này, hiệu ứng xót thương đến trào nước mắt, đến ngất xỉu là đặc

trưng và tự đủ Vũ Như Tô, tác phẩm bi kịch, không làm ta rơi nước mắt, nhưng

nó bắt ta suy ngẫm về cái lẽ, cái nghĩa sâu xa của những gì ta đã đọc hoặc đã thấy (trên sân khấu)

Một trong những hiệu ứng tâm lý quan trọng nữa của bi kịch là ưu tư bi kịch Bi kịch được viết không phải để truyền cho ta niềm vui sống hay an ủi ta

trong những khổ đau, có những thể loại khác phục vụ những nhu cầu ấy Bi kịch

khiến chúng ta lo lắng cho vận mệnh của những giá trị lớn của xã hội và con người Vũ Như Tô là một tác phẩm như thế

Dĩ nhiên trong khuôn khổ một bản sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu đầy đủ các phương diện thi pháp nói trên của bi kịch mà chỉ xin đi sâu tìm hiểu một khía cạnh đó là xung đột bi kịch trong đoạn

trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Trang 6

2 Giới thuyết về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô

2.1 Về tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn nặng lòng với lịch sử dân tộc Ông thường day dứt, suy tư trước lẽ hưng vong và suy tàn của quốc gia Nhìn vào lịch sử nước nhà, Nguyễn Huy Tưởng nhận thấy lịch sử dân tộc thì rất hoành tráng với những chiến công hiển hách nhưng chúng ta lại chưa có tác phẩm nghệ thuật nào xứng tầm với nó Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã trăn trở: "Mải vật lộn quên đài cao mộng lớn, công ông cha hay là nỗi thiệt thòi" Bởi vậy, ông luôn khao khát viết được những tác phẩm có qui mô lớn, dựng lên những bức tranh, bức tượng hùng tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, nói lên những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người và cuộc sống Ông thường hay quan tâm đến quá khứ dân tộc, phát hiện trong những câu chuyện quá khứ những vấn đề mang tính thời đại, soi sáng cho cuộc sống hiện tại của chúng ta Nhưng ông không phải là một nhà “khảo cổ”, bản lĩnh nghệ sĩ vẫn bộc lộ trọn vẹn khi nhà văn phát hiện trong câu chuyện quá khứ những thông điệp dành cho hôm nay và thậm chí cả muôn đời Vở kịch Vũ Như Tô là ví dụ tiêu biểu cho

điều đó

2.2 Về vở kịch Vũ Như Tô

Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941, khi đó ông chưa đầy 30 tuổi Vở kịch gồm 5 hồi, viết về một sự kiện có thật xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài có khát vọng nghệ thuật cao cả Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa sai Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm nơi vui chơi với các cung nữ Vũ Như Tô đã từ chối dù bị đe dọa kết tội tử hình Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ Như Tô nhận lời xây Cửu Trùng Đài vì đây là cơ hội để họ Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, "Ông

cứ xây lấy một tòa đài cao cả Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi sẽ mât đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời Dân ta nghìn thu được hãnh

Trang 7

diện", "Trước mắt người ta có thể oán ông nhưng sau này hậu thế sẽ hiểu cho ông" Vũ Như Tô đã nhận lời và ra sức xây dựng Cửu Trùng Đài Đài xây cao bao nhiêu đời sống của nhân dân điêu linh khốn khổ bấy nhiêu Kết quả là dân chúng nổi dậy giết chết Vua Lê Tương Dực, truy sát Vũ Như Tô, Đan Thiềm và

tiêu hủy Cửu Trùng Đài

Một nửa thế kỷ sau khi ra đời, chỉ những năm gần đây vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng mới thực sự trở thành đối tượng của sự nghiên cứu chuyên sâu, sự trao đổi ý kiến cởi mở, hào hứng với nhiều khám phá mới Nhiều

ý kiến, luận điểm mới mẻ được phát biểu về những vấn đề mấu chốt của tác phẩm: thể tài, hình tượng nhân vật chính Vũ Như Tô và tính chất của mâu thuẫn kịch Về thể tài của vở kịch hiện cũng có nhiều ý kiến khác nhau Một số người muốn xem đây như một vở kịch lịch sử, một số khác có xu hướng xem đây là bi kịch Vở kịch Vũ Như Tô có nhiều yếu tố lịch sử nhưng nó không có ý định dựng lại, làm sống dậy một sự thật lịch sử nên cũng khó xem đây là một vở kịch lịch sử theo đúng nghĩa của nó Qua Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đặt ra những vấn đề sâu xa hơn liên quan đến nhiều mối quan hệ như nghệ sĩ và nhân dân, cái thiện và cái đẹp, đam mê và tội lỗi Những bài viết có giá trị gần đây nhất về Vũ Như Tô đều có xu hướng xem vở kịch này là một bi kịch Đây cũng

là quan điểm của chúng tôi Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến một bình diện cơ bản của bi kịch Vũ Như Tô là xung đột kịch (thông

qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài)

3 Xung đột bi kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

3.1 Diện mạo của xung đột

Xung đột kịch bao giờ cũng được xây dựng dựa trên các mâu thuẫn Khi các mâu thuẫn tương tác với nhau thì sẽ nảy sinh xung đột Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, xung đột kịch được xây dựng dựa trên hai mâu thuẫn

cơ bản:

Trang 8

Mâu thuẫn thứ nhất: Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa của hôn quân bạo

chúa và cuộc sống điêu linh khốn khổ của nhân dân Quá trình phát triển của

mâu thuẫn này chỉ ra tính tất yếu của hồi V Tóm tắt vở kịch cho thấy vua Lê Tương Dực không phải là một ông vua thương dân, vì nước Vua cho xây Cửu Trùng Đài để làm chỗ vui chơi với các cung nữ Để xây Cửu Trùng Đài vua ra sức bắt thuế, tróc thợ Dân đói khát điêu đứng vì mất mùa, vì vua đòi thuế một thì quan lại bổ gấp đôi Thợ làm việc vất vả, bị ăn chặn nên chết vì đói khát, bệnh dịch, tai nạn Vua ăn chơi trên xương máu mồ hôi của nhân dân nên loạn biến là tất yếu Đây là lúc tức nước vỡ bờ, dân nổi can qua Mâu thuẫn phát triển thành xung đột kịch Kết quả là vua Lê Tương Dực bị giết, hoàng hậu nhảy vào lửa, lũ cung nữ bị nhục mạ, Cửu Trùng Đài hiện thân cho tham vọng ăn chơi của vua Lê Tương Dực bị đốt thành tro

Đây không phải là mâu thuẫn bi kịch bởi vì nó chỉ mang tính thời đại mà không mang tính muôn thủa Nó chỉ xảy ra ở thời đại của hôn quân bạo chúa còn trong thời đại của đấng minh quân nó sẽ bị triệt tiêu Mâu thuẫn này có thể được giải quyết mà không làm tổn thương đến các giá trị quan trọng Đây là mâu thuẫn làm nền để trên đó Nguyễn Huy Tưởng triển khai mâu thuẫn thứ hai - mâu thuẫn bi kịch

Mâu thuẫn thứ hai: Mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật thuần túy của

người nghệ sĩ và lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân Khát vọng nghệ

thuật của Vũ Như Tô là xây một tòa đài Cửu Trùng "cao cả huy hoàng", "nóc vờn mây", "bền như trăng sao" Xây công trình Cửu Trùng Đài ấy, người nghệ sĩ không thèm so tài với con người mà muốn đua tài cùng thượng đế, "tranh tinh xảo với hóa công" Tuy nhiên để xây công trình ấy phải tốn rất nhiều tiền của

Vũ Như Tô không có điều kiện nên ông đã mượn bàn tay của bạo chúa để thực hiện giấc mơ lãng mạn của mình Đài Cửu trùng xây cao bao nhiêu thì đời sống của nhân dân lại điêu linh khốn khổ bấy nhiêu Vũ Như Tô quyết thực hiện giấc

mơ của mình bằng mọi giá Nhân dân cũng cương quyết không chấp nhận những

Trang 9

đòi hỏi hy sinh từ phía người nghệ sĩ Mâu thuẫn này phát triển đến cao trào dẫn đến xung đột trong đoạn trích Đây là mâu thuẫn bi kịch vì những lẽ sau:

Đây là mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội to lớn Nó không chỉ có ý nghĩa ở

thời đại của vua Lê Tương Dực mà là mâu thuẫn của nhiều thời đại trong nhiều thế kỉ nối tiếp nhau Nếu ta hình dung hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ là thực hiện mệnh lệnh của cái Đẹp, bảo vệ lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân là thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện thì đây chính là mâu thuẫn giữa cái Đẹp và cái Thiện Nếu cái Đẹp mà Vũ Như Tô tôn thờ là một tòa đài nóc vờn mây kỳ vĩ, trác tuyệt và siêu đẳng thì cái Thiện mà nhân dân theo đuổi lại rất sơ đẳng, chỉ là cơm ăn và áo mặc Cái Đẹp Vũ Như Tô hướng tới là một công trình nghệ thuật "bền như trăng sao", tức là cái Đẹp vĩnh cửu muôn đời thì cái Thiện

mà nhân dân khao khát lại là những cái nhất thời ngay trước mắt để đảm bảo sự sống Cho nên xét đến cùng thì đây chính là xung đột giữa các giá trị, giữa cái Đẹp và cái Thiện, cái siêu đẳng và cái sơ đẳng, cái nhất thời và cái muôn đời

Xung đột giá trị là xung đột có ý nghĩa xã hội rộng lớn, là lỗi lầm cơ bản

của con người từ cổ chí kim và từ đông sang tây Một trong những lỗi lầm cơ bản của con người và loài người là chúng ta thường tuyệt đối hóa một giá trị mà coi thường và rẻ rúng một giá trị khác Chúng ta từng đề cao bổn phận mà coi rẻ

tự do, đề cao trinh tiết mà rẻ rúng tình yêu, đề cao cái siêu đẳng mà coi thường những cái sơ đẳng hoặc ngược lại Chẳng hạn, để xây nên những Kim tự tháp bền như trăng sao các Pha-ra-ong của Ai-cập cổ đại đã hi sinh của cải, sức lực, sinh mệnh của hàng triệu nô lệ Ở Trung quốc cổ đại để xây nên công trình Vạn

lí trường thành, Tần Thủy Hoàng cũng đã hi sinh tính mệnh và của cải của hàng triệu người dân Trung Hoa Châu Âu thời trung cổ đề cao tôn giáo mà rẻ rúng khoa học, đề cao đức tin mà coi rẻ trí tuệ, phương Đông thời trung đại đề cao bổn phận mà coi rẻ khát vọng cá nhân Như vậy, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra trước mắt chúng ta một vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn không chỉ của một thời

mà của nhiều thời

Trang 10

Đây cũng là mâu thuẫn có tính chất nội tại Nó nằm ngay trong bản thân

nhân vật Nghĩa là bất kể thế nào thì bi kịch vẫn có thể xẩy ra Giả dụ Vũ Như

Tô không sống ở thời của hôn quân Lê Tương Dực mà sống ở thời của đấng minh quân Lê Thánh Tông bi kịch có xẩy ra không? Bi kịch vẫn xẩy ra nhưng theo một cách khác lặng lẽ, âm thầm, sử sách không ghi lại Là một minh quân vuaLê Thánh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xây Cửu Trùng Ðài Là ông vua sùng đạo Nho, tâm niệm lời dạy của thánh hiền, nhớ gương tầy liếp của Kiệt - Trụ, Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đến chuyện xây cung điện nguy nga chín tầng trăm nóc làm hao tổn ngân khố, thiệt hại tài sản và tính mạng của dân, để dân oán giận và có thể nổi dậy lật đổ ông Ðộc tôn Khổng - Nho và bài Phật, bài Lão, Lê Thánh Tông cũng sẽ không cho xây đền chùa miếu mạo với quy mô to lớn như thời Lý - Trần; thành thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lê Thánh Tông thì cũng sẽ không có việc làm Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi tài năng cùng với những cao vọng sáng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhà tranh vách đất, với củ khoai củ sắn, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sống thực vật ấy thì tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiêu người tài bất đắc chí vẫn làm ở mọi châu lục và mọi thời đại

Mâu thuẫn này cũng không thể giải quyết bởi mọi cách giải quyết mâu

thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong của những giá trị quan trọng Kết cục của vở

kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: Cả Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài đều đã bị diệt vong, cả cái Tài và cái Đẹp đã bị tiêu hủy Đây không phải là cái Tài cái Đẹp bình thường mà là cái Tài và cái Đẹp siêu đẳng trác tuyệt Người thợ có tài trong lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng cường

điệu phóng đại để trở thành "thiên tài ngàn năm chưa dễ có một" Nghĩa là nếu

Vũ Như Tô chết thì phải một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên Vũ Như

Tô và Cửu Trùng Đài là những giá trị hiếm hoi siêu việt, là một giá trị quan trọng, bởi những thiên tài ở cấp cao giá trị của nó bao giờ cũng đồng đẳng với

Ngày đăng: 16/12/2015, 16:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Bá Hán (chủ biện), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
3. Phương Lựu, Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô, NXB Văn học, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Như Tô
Nhà XB: NXB Văn học
5. Nhiều tác giả, Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Nhiều tác giả, Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w