1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến vận dụng tư liệu về vở kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng vào dạy học đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài

49 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Tính đến thời điểm hiện tại, kịch Vũ Như Tô đã có mặt trong chương trình ngữ văn lớp 11 được 14 năm với đoạn trích gần trọn vẹn hồi V của vở kịch với tiêu đề Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.. TH

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

I LỜI GIỚI THIỆU

Vũ Như Tô là vở bi kịch hiếm hoi của văn học Việt Nam hiện đại Thểloại văn học và sân khấu này có quá nhiều nét ngoại biệt, không thấy ở cácthể loại khác Tác phẩm được chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường với

đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tính đến thời điểm hiện tại, kịch Vũ Như Tô đã có mặt trong chương

trình ngữ văn lớp 11 được 14 năm với đoạn trích gần trọn vẹn hồi V của vở

kịch với tiêu đề Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Đoạn trích được phân phối thời

lượng chương trình 2 tiết đọc văn, bằng với thời lượng cho những tác phẩm

văn học khác như Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù Cũng bình đẳng

về vị trí so với các tác phẩm văn học Việt Nam khác trong chương trình ngữ

văn 11, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có mặt trong phạm vi kiến thức thi trung học

phổ thông quốc gia, học sinh giỏi

Tuy nhiên, thực tế dạy học tác phẩm và đoạn trích này còn nhiều điềuphải trăn trở:

- Đa số giáo viên không hứng thú và ít có sự đầu tư nghiêm túc cho 2 tiết

dạy về Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

- Hầu hết học sinh xem nhẹ bài học này và không lưu giữ lại được baonhiêu kiến thức sau 2 tiết học, nếu có chỉ nhớ tên nhân vật hoặc kết thúc nhânvật chết, đài Cửu Trùng bị phá

- Các bài kiểm tra của lớp 11 đều “né” tác phẩm này Bởi vậy thiết nghĩnếu đề thi trung học phổ thông quốc gia, học sinh giỏi một lần nữa xuất hiệncâu hỏi về tác phẩm này có lẽ nhiều học sinh sẽ … lắc đầu ngao ngán!

Thực tế đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài Vận dụng tư liệu về vở kịch

Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Từ đó đề tài hướng đến việc nâng cao năng lực cảm thụ vở kịch

Vũ Như Tô nói riêng, tác phẩm kịch nói chung cho học sinh Thông qua bài

học này chúng tôi cũng nhằm trang bị vốn kiến thức cơ bản cho học sinh vềkịch, một thể loại khó tiếp nhận đối với các em để học tốt hơn các tác phẩmkịch khác

II TÊN SÁNG KIẾN

Vận dụng tư liệu về vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

III LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

- Áp dụng vào giảng dạy đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài trích Vũ Như

Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

Trang 2

- Nâng cao năng lực cảm thụ, vở kịch Vũ Như Tô nói riêng, tác phẩm

kịch nói chung cho học sinh

IV NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 10/12/2018.

V MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

tố bi và hài kịch Được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếuvới các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335 trướcCông nguyên) - tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời Mặc dù kịchbản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủyếu để biểu diễn trên sân khấu Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phảihành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cáchxảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong mộtcốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn Mỗi vở kịch thườngchỉ trên dưới ba giờ đồng hồ và còn tuy kịch ngắn, kịch dài

Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bikịch, bi hài kịch, chính kịch Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài

mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiệnđại Một cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn, có kịchngắn, kịch dài

1.1.2 Đặc trưng của thể loại kịch

1.1.2.1 Xung đột và cách giải quyết xung đột:

+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lựclượng, các cá tính trong vở kịchà Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triểnhành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật

· Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở củakịch – Pha đê ép)

· Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NVvới gia đình, dòng họ ), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)

Trang 3

+ Xung đột phát triển đến cao trào à giải quyết (mở nút) à Tư tưởng tácphẩm.

? Thế nào là xung đột kịch? Đặc trưng này tạo nên điểm khác nhau như

thế nào giữa kịch với truyện và thơ?Trong vở kịch VNT có những xung độtnào?

-Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày

+ Có 3 loại: Đối thoại, độc thoại (nhân vật tự bộc bạch tâm sự của mình,

có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya), bàng thoại

- Ðối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật Ðây

là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch Các lời đối thoại trong kịch phải sắcsảo, sinh động và có tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính

Trang 4

- Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt

nội tâm và những ý nghĩa thầm kín Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằmbiểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất Ðể biểuhiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phútyên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế

- Bàng thoại là nói với khán giả Có khi đang đối đáp với một nhân vật

khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu đểphân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia xẽ, một điều

bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch

2 Cơ sở thực tiễn.

Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông,văn bản kịch chiếm tỷ

lệ rất khiêm tốn so với văn bản văn học khác Tâm lý phổ biến của đời sốngvăn học nhà trường là ít quan tâm đến kịch bản văn học Kinh nghiệm thưởngthức kịch hạn chế, tài liệu viết về kịch không nhiều,văn bản kịch là loại vănbản có những nét đặc thù riêng Như chúng ta đã biết, kịch được giảng dạytrong nhà trường không phải với tính chất là một loại hình nghệ thuật Chúng

ta giảng dạy kịch trên phương diện văn học, nhưng kịch không đơn thuầngiống như tự sự bởi nó là môn nghệ thuật tổng hợp,nó có mối quan hệ với sânkhấu như hình với bóng Việc thưởng thức một tác phẩm thuộc thể loại kịchkhông giống với mọi tác phẩm văn học khác.Tiếp cận tác phẩm văn chương,người đọc, người học có thể đi theo nhiều con đường khác nhau Mục

đích cuối cùng là làm sao đạt được hiệu quả tiếp nhận cao nhất Nên việc Vận

dụng tư liệu về vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong quá

trình dạy và học

CHƯƠNG 2.

THỰC TẾ GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “VŨ NHƯ TÔ” VÀ ĐOẠN

TRÍCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”

Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch

sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành

nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm

bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine - mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy

Trang 5

Tưởng” Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy

được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch

“Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam.

Từ năm 2005, tác phẩm “Vũ Như Tô” được lựa chọn để đưa vào giảng

dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở hai ban cơ bản và nâng cao bằng

đoạn trích tiêu biểu “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Với một vở kịch hàm súc,

nhiều lớp nghĩa tiềm ẩn, việc giúp học sinh hiểu đúng và cảm thụ được giá trịtác phẩm quả là vấn đề không hề đơn giản

Vở kịch “Vũ Như Tô” được Nguyễn Huy Tưởng hoàn thành vào năm

1941 Là một nhà văn, nhà tri thức giàu lòng yêu nước, Nguyễn Huy Tưởngrất quan tâm tìm trong quá khứ dân tộc câu trả lời cho các vấn đề hệ trọng củađời sống đất nước, của nghệ thuật vào thời điểm đó Thực tế, khi giảng dạyvăn bản này nếu giáo viên không gắn với đặc trưng cụ thể của thể loại thì cóthể rất khó khăn cho học sinh khi tiếp cận vì kiến thức quá lớn, chung chung,

mơ hồ Vì vậy, vấn đề dạy học theo phương pháp nào để vừa đảm bảo chuyểntải được kiến thức vừa có độ sâu vừa dễ hiểu, học sinh lại vừa hứng thú say

mê mới chính là mong muốn và điều cần làm được của giáo viên khi dạy họcđoạn trích này

Từ trước đến nay, đa số giáo viên vẫn hướng dẫn cho học sinh cách tiếp

cận đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” chủ yếu theo các nội dung sau: Xác định thể loại: bi kịch, Yếu tố xung đột kịch, Nhân vật Vũ Như

Tô, Nhân vật Đan Thiềm, Ý nghĩa đoạn trích

Từ hướng tiếp cận trên, chúng ta có thể kết luận rằng việc tiếp cận

đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” từ góc nhìn thể loại vẫn chưa đầy đủ và

đôi lúc sa vào tiếp cận một văn bản kịch như phương pháp tiếp cận các thể

loại văn xuôi khác Vì vậy việc Vận dụng tư liệu về vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, đề

xuất thêm một cách tiếp cận đoạn trích với hi vọng mang lại hiệu quả chongười dạy và người học những vấn đề mới mẻ hơn - dù chưa hẳn là hoàntoàn đầy đủ

Trang 6

CHƯƠNG 3.

NHỮNG TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ VỞ

KỊCH “VŨ NHƯ TÔ” ĐỂ GIẢNG DẠY TRÍCH ĐOẠN “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”

I TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƯỞNG

1 NGUYỄN HUY TƯỞNG –SỐNG TRONG LỊCH SỬ VÀ VIẾT

từ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của con mình Khoảngnăm lên mười tuổi, Nguyễn Huy Tưởng được gửi xuống ăn học ở Hải Phòng,sống với gia đình người chị gái lớn tuổi

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã say mê những câuchuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử Vùng đất Dục Tú quê hương

ông, nơi mà có nhà nghiên cứu cho là tất cả mọi cái đều là lịch sử đã truyền

cho ông sự say mê đặc biệt, một sự say mê có thể nói là nhục cảm, về quá khứoai hùng của cha ông, đồng thời cũng sớm đặt ra cho ông những băn khoăncủa người dân mất nước

Năm 18 tuổi, khi còn là cậu học trò thành chung, ông đã xác định con

đường đi của mình: Phận sự của người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi Với ý thức ấy, cậu học trò Nguyễn

Trang 7

Huy Tưởng âm thầm tìm đọc các tác giả cổ điển Pháp, Nga, Trung Quốc….,hầu tìm thấy ở các nhà văn bậc thầy những bài học sáng tác thơ, kịch, tiểuthuyết Đồng thời, cậu cũng miệt mài cấu tứ những vần thơ đầu tiên, ghi lạinhững suy nghĩ về văn chương, nghệ thuật, đạo đức của riêng mình trongnhững trang nhật ký viết khá đều đặn Những trang viết đầu tay của NguyễnHuy Tưởng còn lưu giữ được, cho thấy sự vụng về của một người không hẳn

đã có năng khiếu bẩm sinh về văn chương, nhưng cũng bộc lộ một khát vọng

lớn lao, một tâm hồn nhạy cảm với những suy nghĩ nhiều khi vượt quá tầm

của một cậu học trò đang tập sự nghề văn Công việc đó thầm lặng kéo dàisuốt từ năm 1930 (nếu chỉ tính từ thời điểm Nguyễn Huy Tưởng để lại tập bản

thảo sớm nhất còn lưu giữ được – hồi ký Cái đời tôi) cho đến đầu những năm

40, khi ông bắt đầu có tác phẩm được công bố: bộ ba truyện, kịch lịch sử

Đêm Hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô, An Tư (1943).

Sớm đến với chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng đã tham gia nhiềuhoạt động mang tính chất xã hội, cách mạng Khi còn là một học sinh ở HảiPhòng, ông tham gia rải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt… Đến khi làmcông chức sở Đoan (thuế quan) ở tuổi 30, ông tham gia hoạt động Hướng đạo,

những mong luyện chí cả gan vàng và sau đó là hoạt động Truyền bá quốc

ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội Đặc biệt, từ cuối năm 1942, ông bắt liên lạc vớiphong trào Việt Minh, và đầu năm 1943, gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốccủa Đảng Từ đây, cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng chuyển sang một bước ngoặtmới, nguy hiểm hơn nhưng cũng hào hứng hơn, cả trong hoạt động xã hộicũng như trong sự nghiệp văn chương

Những ngày khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tưởng được đoàn thể tín nhiệm cử

đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào Cách mạng tháng Tám thành công, ông

tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiên phong và là Tổng thư ký Ban trung

ương vận động đời sống mới, Ngày 1/1/1946, ông được kết nạp vào Đảngcộng sản Đông Dương và cũng năm 1946 được vào Quốc hội khóa I, giữ chứcPhó thư ký Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam Kháng chiến toàn quốc, ôngđược giao nhiệm vụ tổ chức Đoàn văn hóa kháng chiến, đưa các nghệ sĩ lênchiến khu tham gia kháng chiến Năm 1948, ông tham gia sáng lập tạp chí

Văn nghệ, Nhà xuất bản Văn nghệ và trực tiếp làm Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ từ số 3 đến số 21 Đầu năm 1949, ông được chỉ định vào Tiểu ban

văn nghệ trung ương của Đảng

Bên cạnh công tác lãnh đạo Hội văn nghệ, Nguyễn Huy Tưởng còn thamgia nhiều hoạt động gây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong khángchiến Ông có công phát hiện và bồi dưỡng nhiều cây viết trẻ trong quân độicũng như sau này tham gia dìu dắt nhiều nhà văn mới từ miền Nam tập kết ra

Dù ở cương vị và hoàn cảnh nào, Nguyễn Huy Tưởng luôn có những sáng tạokịp thời đóng góp cho văn học và cách mạng Tham gia Chiến dịch biên giới,

ông viết Ký sự Cao Lạng (1950) Thâm nhập nông dân trong phong trào giảm

Trang 8

tô và cải cách ruộng đất, ông viết Truyện Anh Lục (1955-1956) Đi vào thực tế xây dựng tại Điện Biên sau chiến tranh, ông viết Bốn năm sau (1959)…

Nguyễn Huy Tưởng là một trong số ít nhà văn sớm quan tâm đến việcviết cho thiếu nhi Ngay từ trước Cách mạng, ông đã từng viết những câu

chuyện cho thiếu nhi in trong tủ sách Hoa xuân Nhưng những tác phẩm quan

trọng nhất của ông cho đối tượng này đều xuất hiện sau năm 1951, khi ôngcùng một số văn nghệ sĩ khác bắt tay xây dựng phong trào sáng tác cho thiếunhi như một thể loại riêng trong văn học Nhiều truyện viết cho thiếu nhi của

ông cho đến nay vẫn được coi là mẫu mực và được các em tìm đọc: Tìm mẹ,

An Dương vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,… Ông cũng là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25/7/1960, khi ông mới hoàn thành xong

tập I tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô Cùng với những trang bản thảo dở dang,

ông còn để lại hàng chục tập nhật ký được ông viết liên tục trong suốt trong

30 năm cho đến trước khi qua đời Một số trang nhật ký của ông gần đâyđược công bố đã giúp bạn đọc hiểu thêm những sóng gió trong cuộc đời ôngcũng như những mối quan tâm mà lúc sinh thời, ông khó có điều kiện bộc lộtrực tiếp Nổi lên qua những suy tư đầy trăn trở, dằn vặt của ông là một tấmlòng thiết tha với dân tộc và văn học, một ý thức công dân đầy trách nhiệmvới mọi vấn đề xã hội, một tâm hồn nghệ sĩ không bao giờ bằng lòng vớichính mình Những trang viết riêng tư đó cũng như toàn bộ cuộc đời và tácphẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh thật nhất quán con đường của ông

Từ một thanh niên yêu nước, giàu lý tưởng, lấy văn chương làm hành độngcách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã nhập vào trung tâm điểm của những hoạtđộng văn học dưới chế độ mới và có những đóng góp quan trọng cho văn họcViệt Nam hiện đại Tháng 9 năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được Nhà nướctrao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, dành cho những tác phẩm tiêu biểu củaông viết ở hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám

1.2 Người viết sử bằng văn chương.

Chỉ 48 năm trên dương thế nhưng Nguyễn Huy Tưởng để lại một gia tài văn chương

đồ sộ và một trái tim yêu lịch sử mãnh liệt Suốt một đời, ông đã truyền tình yêu ấy cho bao thế hệ người đọc Sự nghiệp văn chương lớn lao mà ông để lại đã góp phần nuôi dưỡng trong mỗi người đọc tình yêu đối với đất nước.

Trang 9

(Ảnh minh họa: Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng)

Từ tác phẩm đầu tay là “An Dương Vương xây thành ốc” đến tác phẩmcuối cùng ông viết ngay trên giường bệnh là “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đãcho thấy hình ảnh một nhà văn kiên cường, nặng lòng với sự nghiệp vănchương Ông đã hướng ngòi bút của mình đến những trang sử vẻ vang, bi

tráng của dân tộc, từ “An Dương Vương xây thành ốc”; “Cột đồng Mã Viện”; “An Tư”; “Đêm hội Long Trì”; “Vũ Như Tô” đến những trang sử cách mạng như: “Bắc Sơn”; “Sống mãi với Thủ đô”; “Ký sự Cao Lạng”;

“Gặp Bác”

Sự kiện và con người của lịch sử đã được ông dùng nhãn quan soi chiếucủa nhà sử học, trung thực, khách quan và cách xây dựng tác phẩm văn họccủa nhà văn mà tinh luyện, đẩy lên thành nhân vật điển hình của thời đại,sống động trong nội tâm, hành động… đến thần tình

Nói về sự nghiệp viết văn của Nguyễn Huy Tưởng, nhà phê bình văn họcPhạm Xuân Nguyên nhấn mạnh: “Nguyễn Huy Tưởng khi mới bắt đầu viếtvăn đã từng băn khoăn giữa việc làm sách lấy tư tưởng quốc gia là cốt yếuhay là viết những chuyện tình cảm muôn thuở của con người Nhưng rồi ôngthấy “nước tôi ngày nay đang lúc non nớt, cần những bài văn mạnh mẽ, bihùng” Ý thức lịch sử trong ông sâu rộng hơn theo quá trình sống và nhậnthức để rồi khi những tác phẩm của ông xuất hiện thì lịch sử đã qua được nóivới hiện tại dưới những góc độ khác”

“Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là lời cảnh tỉnh

thói lộng hành chuyên quyền của kẻ cầm quyền, khi vận mệnh xã tắc và sốphận người dân bị bỏ quên trong lầu son gác tía của các bậc vua quan, khi kỷcương phép nước bị coi thường, khi trung thần nghĩa sĩ bị xử tội

Trang 10

Rọi chiếu lại lịch sử nước nhà từ những góc độ khác nhau nhưng cái đíchNguyễn Huy Tưởng nhằm tới vẫn là đề cao dân - nước, ông muốn truyền tớingười đọc lòng yêu nước và tự hào dân tộc Tinh thần này đã xuyên suốt trong

tiểu thuyết “Sống mãi với Thủ đô” và kịch bản“Lũy hoa” viết về Hà Nội

những ngày đầu kháng chiến chống Pháp

Thành tựu lớn nhất và cao nhất của Nguyễn Huy Tưởng ở vở kịch lịch sử

“Vũ Như Tô” đã khẳng định ý thức lịch sử của ông để cho người tiếp nhậnlịch sử vẫn còn mãi thao thức

Nguyễn Huy Tưởng sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang chìm đắmtrong gông cùm nô lệ và lớn lên trong thời kỳ giới trí thức đang tìm cách chấnhưng nền văn hóa dân tộc Ông xác định viết văn bằng chữ Quốc ngữ là yêunước, cũng có nghĩa là ông tự chọn con đường đi với nhân dân, hướng về dân

tộc Và ông khẳng định trong nhật ký của mình năm ông 20 tuổi rằng: Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng Cày với ai cũng được, mà cày ruộng nào cũng được Trong đêm trường tăm tối, nhân dân Việt Nam

bị hai đế quốc Pháp, Nhật xâm lấn, tiểu thuyết “An Tư” của Nguyễn Huy Tưởng ra đời như một luồng sinh khí, tiếp sức cho mọi người chuẩn bị tư tưởng và hành trang đi vào cuộc trường chinh giành lại non sông”, nhà văn Hoàng Quốc Hải nhấn mạnh.

Hội thảo Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử

PGS.TS văn học Nguyễn Thị Huế cho rằng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởngcùng một số ít tên tuổi như: Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Hà Ân, Đoàn Giỏi lànhững người có công trong việc đưa truyện cổ tích và huyền thoại vào sángtác văn học cho thiếu nhi Những câu chuyện cổ tích và truyện lịch sử viết cho

Trang 11

thiếu nhi chỉ là một phần trong di sản sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng,nhưng chính mảng sáng tạo mang dấu ấn cá nhân và đích thực này đã mãi mãiđem lại cho ông niềm mến yêu vô hạn không chỉ ở những bạn đọc nhỏ tuổi

(Ảnh: Bìa các ấn phẩm Vũ Như Tô)

2.1.Số phận của vở kịch Vũ Như Tô

Giống như nhiều văn nghệ sĩ cùng trang lứa trước năm 1945, Nguyễn

Huy Tưởng vào nghề văn sớm Năm 1930, 18 tuổi, ông viết hồi kí Cái đời tôi Đây là bản thảo sớm nhất còn giữ lại được Năm sau, ông viết Nhật kí tư tưởng, ghi chép các suy nghĩ của mình về đạo đức, văn chương Kể cũng lạ,

những trang viết được xem là đầu tay của một nhà văn danh tiếng ở tương lailại là hồi kí, nhật kí Hai năm sau, Nguyễn Huy Tưởng “ôm mộng viết nhữngtập thơ trường thiên về Trưng Vương, Hưng Đạo Vương, Quang Trung” Mãiđến năm 1940, Nguyễn Huy Tưởng mới viết các vở kịch ngắn để… “cho cáctráng sinh diễn” Tuy nhiên, suốt 10 năm, nhà văn chưa bao giờ bỏ “mộng văn

chương” Và, cho đến tháng 5.1942, ông mới quyết định viết Vũ Như Tô Tác

phẩm viết xong vào tháng 6.1942, nhưng đến tháng 4.1943 nhà văn mới giới

thiệu Vũ Như Tô với tạp chí Tri Tân mà ai cũng biết, đấy là nơi thân thiết với

ông

Trang 12

Chưa vội đưa in, nhưng Nguyễn Huy Tưởng không để Vũ Như Tô yên một chỗ Nhà văn đưa cho bạn bè của mình đọc góp ý kiến Khi Vũ Như Tô

đăng trên báo, Nhà xuất bản Anh Hoa đã đề nghị cho in thành sách, Nguyễn

Huy Tưởng lại càng không giống chút nào so với thông thường Nhà văn bắt tay vào việc sửa chữa tác phẩm (hai lần) Đó là lí do khiến Vũ Như Tô mãi

đến năm 1946 mới được in thành sách, lúc nhà văn đã ở tuổi 34 ! Như vậy,

“tính từ khi được khởi bút cho đến khi định hình, kịch bản Vũ Như Tô đã làm

một cuộc hành trình kéo dài hơn bốn năm, với ba lần được viết đi viết lại”.Nếu đúng như lời con trai Nguyễn Huy Tưởng là Nguyễn Huy Thắng đã

viết, thì thời gian Nguyễn Huy Tưởng sáng tác lần đầu Vũ Như Tô không dài

lắm, khoảng một tháng (từ tháng 5/1942 đến đầu tháng 6/1942) Nhưng thật kì

lạ, thời gian nhà văn sửa chữa tác phẩm lâu hơn nhiều Trong đó, lần sửa thứnhất kéo dài đến hai tháng (cuối năm 1944) “Theo hồi ức của nhiều bạn bè,đồng nghiệp với Nguyễn Huy Tưởng cũng như theo các ghi chép cá nhân của

ông, tác giả Vũ Như Tô sau này còn muốn sửa lại nữa tác phẩm của mình”.

Tuy nhiên, bệnh ác đã cướp ông đi giữa lúc nhà văn còn đang ôm ấp nhiều dự

đồ văn nghệ, trong đó có việc sửa chữa Vũ Như Tô.

Rõ ràng, Vũ Như Tô là tác phẩm được Nguyễn Huy Tưởng thai nghén

khá dài, có thể suốt mười năm đầu trong sự nghiệp cầm bút, khi nhà văn luôn

suy ngẫm về các vấn đề “đạo đức và văn chương” Vũ Như Tô cũng là tác

phẩm mà cho đến lúc cuối đời nhà văn vẫn không thôi thao thức về nó Thiếtnghĩ, đấy là điều rất đáng lưu ý khi xem xét, đánh giá tác phẩm, bởi có lúc

người ta xem Vũ Như Tô là “tác phẩm đầu tay” mà mọi người thường nghĩ

hẳn sẽ chưa đủ độ “chín” hoặc chí ít là có “những băn khoăn, ngập ngừng,hạn chế” Hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể là yếu tố quan trọng để tìm hiểu

tác phẩm văn học Thế nhưng, với Vũ Như Tô, có thể xem là “tác phẩm một

đời” của Nguyễn Huy Tưởng, việc bó hẹp hoàn cảnh sáng tác chỉ vào nhữngnăm đầu của thập niên bốn mươi ở thế kỉ trước hẳn sẽ không phù hợp

Để có được kịch bản định hình như ngày nay, Vũ Như Tô đã đi “một

chặng đường trường” Lí do thật đáng trân trọng và cả tự hào nữa, vì khát

vọng vươn tới một Cửu Trùng Đài trong văn chương của Nguyễn Huy Tưởng Thế nhưng, từ khi “vào đời”, Vũ Như Tô lại bước vào “một chặng đường

trường” mới Lần này, không thuộc về tác giả Nhìn lại, chúng ta sẽ thấy hai

lần “vào đời” trước (1943 - 1944 và 1946) của Vũ Như Tô khá suôn sẻ Nhưng

khoảng cách giữa lần xuất bản (thành sách) đầu tiên với lần thứ hai cách nhauđến 17 năm (năm 1963), lúc này nhà văn đã mất hơn 3 năm Giữa lần thứ haiđến lần thứ ba, còn dài hơn nữa, đến 21 năm (năm 1984) Còn việc công diễn

tác phẩm, mãi tới năm 1995, tức 53 năm sau khi ra đời, lần đầu tiên Vũ Như

Tô mới ra mắt khán giả Nếu so sánh với các tác phẩm kịch khác của chính Nguyễn Huy Tưởng chúng ta cũng thấy có sự thiệt thòi của Vũ Như Tô: kịch Bắc Sơn ra đời, được công diễn và xuất bản ngay trong năm 1946; Những người ở lại ra đời, xuất bản năm 1948, được công diễn năm 1957 Vào năm

Trang 13

1978, Nhà xuất bản Tác phẩm mới xuất bản Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập, kịch Bắc Sơn có mặt cùng Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kí sự Cao Lạng, Sống mãi với thủ đô, còn Vũ Như Tô thì… không!

So với các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ cùng thời với Nguyễn Huy

Tưởng trước năm 1945, sự có mặt của Vũ Như Tô trong nhà trường thật muộn

màng, nếu không nói là muộn nhất Tuy nhiên, sự có mặt này đánh dấu bướcnhận thức và đánh giá mới, rất mới của giới nghiên cứu văn học và cả xã hội

đối với Vũ Như Tô Nó là kết quả của quá trình đổi mới văn học bắt đầu ở

thập niên 80 của thế kỉ trước, trong đó, đối với Nguyễn Huy Tưởng hẳn đó làkết quả trực tiếp từ việc nhận thức lại những giá trị của nhà văn vào nhữngnăm 90, nhất là sau cuộc hội thảo khoa học của Viện Văn học và Hội Nhà vănViệt Nam tổ chức vào năm 1992 và tiếp đến là các công trình nghiên cứu

công phu, chính đáng của những cây bút danh tiếng Những đánh giá như: Vũ Như Tô là “một bi kịch hiện đại ở Việt Nam”, kịch bản này “có cấu trúc lôgic,

nghiêm ngặt của kịch cổ điển phương Tây”, mang “ý nghĩa vĩnh cửu và toàn

nhân loại”; hay “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của

Nguyễn Huy Tưởng”, “Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánhngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước củahàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên thế giới trong ba thế kỷ nay”, banđầu có thể khiến đôi người hơi ngỡ ngàng, nhưng từ bấy đến nay vẫn chưathấy có ai phủ nhận hay nói khác

Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầucủa Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng đểxây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranhtinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện

Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây CửuTrùng Đài Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài saocho thật hùng vĩ, tráng lệ Ông đã vô tình gây biết bao tai họa cho nhân dân :

để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêmthợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối Dân căm phẫn vua làm chodân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người chết vì tai nạn, vìông cho chém những kẻ chạy trốn Thị Nhiên, vợ Như Tô lặn lội lên thămchồng đã từ bóng gió xa xôi đến nói thẳng nói thật với ông về tình hình nhândân điêu đứng, lầm than vì đài Cửu Trùng Vì quá đam mê, ông gạt sang mộtbên những hiện thực ấy để tiếp tục sáng tạo nghệ thuật Công cuộc xây dựng

Trang 14

càng gần kề thành công thì mâu thuẩn giữa tập đoàn thống trị sống xa hoa ,trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những ngườithợ lành nghề và nhân dân lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng,gay gắt,

Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẩn ấy, Quận công Trịnh Duy

Sản-kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình- đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làmphản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm Cửu Trùng Đài bị chínhnhững người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy

Nguyễn Huy Tưởng đã đặt trọn tình yêu của ông vào Vũ Như Tô tới mức

có cảm tưởng lời nói của nhân vật này đã nói thay cho ông: “Tôi sống với Cửu Trùng đài, chết cũng với Cửu Trùng đài Hồn tôi để cả ở đấy thì tôi chạy đi đâu” và trong lời đề từ tác phẩm của mình, nhà văn đã hai lần nhắc lại một câu hỏi nhức nhối: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như

Tô phải?”.Nếu hồn Vũ Như Tô để cả ở Cửu Trùng đài thì hồn Nguyễn Huy

Tưởng đã gửi trọn vào cho lịch sử để rồi từ đó ông khẳng định mình khôngchỉ là một nhà văn mà còn là một nhà văn hóa lớn với câu nói đã từng khiếnông có lúc khốn khổ: “Cuộc đời không phải chỉ có cách mạng, mà còn có lịch

sử, còn có cái âm vang truyền qua các thời đại, những cái bây giờ tưởng làkhông dùng nữa, nhưng không có thì cuộc đời trở thành trơ trẽn, lạnhlùng”.Và nhờ có những trang viết của ông, cuộc đời này đã bớt đi phần nàođiều đó

2.3.Các vấn đề xoay quanh vở kịch và đoạn trích.

2.3.1.Thể loại bi kịch và xung đột bi kịch.

Vũ Như Tô có lẽ là tác phẩm có tiếng vang đầu tay của nhà văn Nguyễn

Huy Tưởng Là một trong không nhiều tác phẩm tâm huyết, “ám ảnh” daidẳng suốt một đời văn của ông và đồng thời, theo sự sàng lọc nghiệt ngã màcông bằng của thời gian, nó dường như trở thành đỉnh cao duy nhất trong toàn

bộ sự nghiệp sáng tạo của nhà văn này

Về mặt thể loại, từ khi ra đời cho đến nay, Vũ Như Tô đã được định

danh khá đa dạng Có nhà nghiên cứu nhận thấy quá trình sáng tác, sửa chữa

và hoàn thiện tác phẩm vắt sang cả giai đoạn sau Cách mạng bèn gộp chung

với các vở Bắc Sơn và Những người ở lại và gọi chúng là “bi kịch lạc quan”(Tất Thắng); có nhà nghiên cứu khẳng định và chứng minh rằng Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch “duy nhất và đích thực”(Phạm Vĩnh Cư) của

Nguyễn Huy Tưởng

Có thể thấy Vũ Như Tô là vở bi kịchđáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi

yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có

lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất Sáng tạo được những bi kịchthực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille,Racine - mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên thế giới trong

Trang 15

ba thế kỷ nay Ðiều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ củanhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng Nhưng điều thiết thực hơn là,nhiều vấn đề cốt yếu còn để ngỏ, nhiều câu hỏi quan trọng về kịch Vũ Như Tô

có thể sẽ tìm thấy giải đáp thỏa đáng, nếu ta tiếp cận với nó từ góc độ đặctrưng thể loại như xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, tội lỗi bi kịch…

Mâu thuẫn bi kịch là mâu thuẫn: a) mang tính nội tại; b) có ý nghĩa xãhội to lớn; c) không thể giải quyết; d) mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫnđến sự diệt vong những giá trị quan trọng Mâu thuẫn phát triển thành xungđột trong kịch Vũ Như Tô đã ứng hợp với yêu cầu vừa được nêu của mĩ họcthế giới về mâu thuẫn bi kịch

Trước hết, cần nói đến vai trò quan trọng của sử liệu Lịch sử Việt Nam

đã cung cấp cho một nhà văn có Tây học, lại chuyên cần tìm hiểu quá khứ dântộc, mong tìm ra ở đấy chìa khóa để đoán định tương lai, một sự tích mà bảnthân nó tiềm ẩn khả năng trở thành hạt nhân của một bi kịch nhân loại Câuchuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Ðài cho vua Lê Tương Dực, như nó được

kể trong Ðại Việt sử ký và Việt Sử thông giám cương mục, với cái chết oankhốc của người thợ có tài bên cạnh công trình bỏ dở gây cho mọi người đọc

có tầm nhìn rộng hơn các sử gia Nho giáo ấn tượng một thảm kịch nhân sinhđau xót và chua chát Nguyễn Huy Tưởng cấu tạo tình huống bi kịch bằngcách phóng đại đến mức khổng lổ, đến mức huyền thoại tầm cỡ nhân vậtchính, song vẫn tái tạo khá trung thành hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà trong đó

nó sống và hành động Người thợ có tài trong lịch sử trong kịch bản trở thànhmột thiên tài "ngàn năm chưa dễ có một" (lời của quan thượng thư bộ công LêAn), một kiến trúc sư "sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xâynhững lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ",một họa sĩ "chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóanhư cảnh hóa công", một nhà điêu khắc "có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạmđục không kém đường gì" Bằng nhiều phương tiện và thủ pháp, ngòi bútNguyễn Huy Tưởng khiến chúng ta tin vào thiên tài của Vũ Như Tô và mộtkhi đã tin thì chia sẻ đến cùng khát vọng sáng tạo của nhân vật này, bởi lẽ đối

với thiên tài không sáng tạo đồng nghĩa với chết Và nguyên nhân sâu xa của

bi kịch là ở chỗ người nghệ sĩ tài trời này không có điều kiện lao động sáng tạo, không thể thi thố tài năng Con người ấp ủ tham vọng thi sức đua tài với

Thượng Ðế sáng thế ("tranh tinh xảo với Hóa công", lời của chính Vũ NhưTô!), con người tự tin đủ sức xây cất những công trình còn hoành tráng nguynga hơn mọi kỳ quan mà chàng đã thấy tận mắt ở Trung Quốc, Chiêm Thành,

ấn Ðộ, bị lịch sử dân tộc kết án chung thân làm một thợ thủ công vô danh tiểutốt Ý "nghệ sĩ sinh bất phùng thời" đã được một hai nhà nghiên cứu đưa ra đểcắt nghĩa bi kịch của Vũ Như Tô là hoàn toàn đúng, có điều chữ "thời" ở đâynên hiểu theo nghĩa rộng, theo nghĩa "thời đại lớn" chứ không phải "thời đạinhỏ", không phải triều đại của một ông vua nào cụ thể, mà là nhiều thế kỷ nốitiếp của lịch sử nước nhà

Trang 16

Trong kịch bản, chính Vũ Như Tô nhắc đến Lí Thânh Tông, ai oân vìsao mình phải xđy dựng điện đăi cho hôn quđn bạo chúa Lí Tương Dực chứkhông phải cho vị hoăng đế hiền minh đê quâ cố năy Ai oân thì cứ ai oân,nhưng nhđn vật năy (vă tất nhiín cả tâc giả của nó) thừa biết lă chỉ Lí TươngDực, chứ Lí Thânh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xđy Cửu Trùng Ðăi Lẵng vua sùng đạo Nho, tđm niệm lời dạy của thânh hiền, nhớ gương tầy liếpcủa Kiệt - Trụ (trong kịch bản, Kiệt - Trụ được Trịnh Duy Sản gọi tín, hòngcảnh tỉnh Lí Tương Dực), Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đếnchuyện xđy cung điện nguy nga chín tầng trăm nóc lăm hao tổn ngđn khố,thiệt hại tăi sản vă tính mạng của dđn, để dđn oân giận vă có thể nổi dậy lật đổông Ðộc tôn Khổng - Nho vă băi Phật, băi Lêo, Lí Thânh Tông cũng sẽkhông cho xđy đền chùa miếu mạo với quy mô to lớn như thời Lý - Trần;thănh thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lí Thânh Tông thì cũng sẽ không có việclăm Chính sâch trọng sĩ, khuyến nông, khống chế công thương mă Vũ Như

Tô tố câo trong kịch bản, bắt đầu đđu phải từ Lí Tương Dực, mă từ xa xưahơn nhiều Không gặp Lí Tương Dực, bi kịch có xảy ra với Vũ Như Tô haykhông? Vẫn cứ xảy ra, nhưng một câch lặng lẽ, đm thầm, sử sâch không ghilại Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi tăi năng cùng với những cao vọngsâng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhă tranh vâch đất, với củ khoai củsắn, như Thị Nhiín, vợ chăng, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sốngthực vật ấy thì tìm câch tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiíu người tăi bấtđắc chí vẫn lăm ở mọi chđu lục vă mọi thời đại

Ta tiến gần đến cốt lõi của xung đột bi kịch trong vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng Vũ Như Tô, nghệ sĩ tăi trời đê ngoại tứ tuần (tuổi của nhđn vật được nhắc đi nhắc lại trong kịch bản kiệm lời) mă chưa lăm nín sự nghiệp gì, đứng trước ngê rẽ của hai con đường, mỗi đường oan nghiệt theo một kiểu:

hoặc chối từ thiín chức của mình, tức lă tự sât, hoặc tuđn lệnh Lí Tương Dực

vă mượn tay Lí Tương Dực để thực hiện mộng lớn sâng tạo, nhưng như thế lă

sẽ tất yếu gieo rắc thím nhiều tai họa cho quần chúng nhđn dđn không cócông trình Cửu Trùng Ðăi đê quâ khốn khổ vì bị âp bức, bóc lột, ức hiếp trămđường Quyền lợi của quần chúng nhđn dđn được tâc giả kịch bính vực bằngnhững phương tiện nghệ thuật đầy thuyết phục, không thể đặt chúng xuốngdưới phạm trù "câi nhất thời" mă có thể không day dứt lắm hy sinh cho "câivĩnh cửu" Vă khi họ Vũ chọn con đường xđy Cửu Trùng Ðăi đê ý thức rất rõnhững gì phải lăm để đạt đích Như Tô đòi vua cho "toăn quyền lăm việc, kẻnăo trâi lệnh chĩm bíu đầu" Công trình với năm vạn thợ bín trong vă mườivạn thợ bín ngoăi được so sânh với cuộc chiến tranh với nước ngoăi Câiquyền sống của nhđn dđn bị hy sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấyđược phât lín thănh lời nhiều lần vă từ nhiều miệng: từ miệng Trịnh Duy Sản

ở hồi 2 (Trịnh Duy Sản trong kịch bản lă một quan võ thô bạo vă hủ nho,nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước, của dđn, đối lập vớigian thần Nguyễn Vũ), từ miệng người thợ đăo ngũ vă bị đưa đi hănh quyết ởhồi 3, rồi tế nhị từ miệng Thị Nhiín ở hồi 4 vă sỗ săng hể hả từ miệng những

Trang 17

người lính nổi loạn ở hồi cuối, trước lúc hạ màn Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài trong tổng phổ phức điệu của kịch Vũ Như Tô Bản nhạc lạ tai, nhưng đầy hấp

dẫn của nó được kết cấu chủ yếu bằng phối hợp đối âm, trong thế cân bằnguyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp xướng thuận nghịch, không để bè nàolấn át bè nào

Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác

phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ Sĩ

và Nhân Dân Nghệ Sĩ mượn tay vương quyền khẳng định bằng việc làm

thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xươngmáu của nhân dân Nhân Dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với nhữngđòi hỏi hy sinh từ phía Nghệ Sĩ, nổi dậy tiêu diệt Nghệ Sĩ và công trình kỳquan của y Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh củacái Ðẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con

người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện, thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái Ðẹp và cái Thiện, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử nhân loại ấy nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa, bây giờ đã

có thể khẳng định, một cách trường cửu, vào gần giữa thế kỷ XX Kết cục của

vở kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: một nghìn

năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều côngtrình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm

mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên Nhưng ta thử giả định một kết cụckhác: Cửu Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ

Vũ Như Tô và Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dựcvới lũ cung nữ với những Nguyễn Vũ đâu phải là người

Có ý kiến bênh vực Vũ Như Tô xây đài Cửu Trùng cũng là vì động cơphụng sự dân tộc, làm vẻ vang cho đất nước Ðộng cơ này có thực, chính VũNhư Tô nói ra nhiều lần, lại được Ðan Thiềm hết sức cổ vũ, nhưng nó là thứyếu: nó phối sinh từ khát vọng sáng tạo của nhà kiến trúc sư thiên tài này và

là một lập luận biện hộ cho những hy sinh vật chất và tính mạng mà côngtrình Cửu Trùng Ðài đòi hỏi ở quần chúng nhân dân Trong thâm tâm, VũNhư Tô biết xây cung điện chín tầng trăm nóc trước hết cho mình, để thể hiệncái tài của mình Y nói thẳng với Lê Tương Dực: "Xây Ðài Cửu Trùng, vìhoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều" Họ Vũ muốn thi đua vớinhững người thợ xây của các nước khác, muốn chứng minh thợ Việt tài giỏikhông kém và có khi còn hơn họ, điều đó dễ thông cảm và ủng hộ, nhưngthiết nghĩ từ đó không nên ngoại suy rằng việc xây Cửu Trùng Ðài phục vụ

"quyền lợi dân tộc", mà quyền lợi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ấy, lại mâu thuẫn với "quyền lợi nhân dân", và đấy là nguồn gốc bi kịch của Vũ Như Tô.

Cửu Trùng Ðài, mà đồ án Vũ Như Tô áp đặt cho vua Lê Tương Dực, không cho sửa đổi một tí gì, theo ý tưởng của người thiết kế, là tác phẩm của

Trang 18

cái Ðẹp thuần túy, cái Ðẹp "vô ích", nó muốn đứng trên mọi lợi ích thiết thực, lợi ích thấy được của cả nhân dân lẫn dân tộc Chuyện An Dương Vương xây

thành ốc được gợi nhớ trong kịch bản để làm cái phông tương phản cho côngtrình Cửu Trùng Ðài "Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành chovua chơi"- những người trợ thủ gần gũi nhất nói thẳng với tổng công trình sư

ở điểm cao trào của hành động kịch (hồi 3, lớp 3) Và sau đó thái tử ChiêmThành - nhân vật không liên quan đến hành động kịch - xuất hiện trên sânkhấu để một lần nữa nhấn mạnh về tính quá ư không thiết yếu, tính xa xỉ nguyhại cho quốc gia, dân tộc của những công trình như Cửu Trùng Ðài Thếnhưng vì sao khi dân chúng và binh sĩ nổi dậy đốt Cửu Trùng Ðài, giết VũNhư Tô, chúng ta lại đau xót đến thế? Đó chính là dư âm từ xung đột của bi

kịch để lại cho người đọc, người xem Vũ Như Tô.

2.3.2.Bi kịch người nghệ sĩ Vũ Như Tô

Kịch Vũ Như Tô của do đạo diễn Phạm Thị Thành dàn dựng năm 1995,

diễn xuất của các viên nhà hát Tuổi Trẻ)

Vũ Như Tô Vũ Như Tô-Đan Thiềm Vũ Như Tô- Thị Nhiên

Vũ Như Tô là nhân vật tâm đắc của nhà văn, là con người “to lớn” vượt

ra ngoài khuôn khổ thể loại bi kịch, là kiểu loại “nhân vật anh hùng của bi kịch” (Phạm Vĩnh Cư).Vũ Như Tô có sự tương đồng với các nhân vật trong bi

kịch cổ điển phương Tây như Hamlet, vua Lia, thuộc mẫu người không chịu

sự áp chế Hành động của Vũ Như Tô mang ý thức phản kháng , không hiền

từ yếu đuối, có ý thức chủ động chống lại số phận

Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí tưởng của cá nhân với thực tại Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực

hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cáichết thảm thương Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai

Trang 19

dẳng không có cách nào giải thoát Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Vũ Như

Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai

và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.

Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn

thư ghi chép rất tỉ mỉ: "Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng,

xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng đài "(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên, quyển 26) Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm"Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt Quân lính đắp thành mắc chứng dịch

lệ đến một phần mười."(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV,

Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế) Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh,

Vũ Như Tô bị thợ thuyền giết chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinhkhi nhổ nước bọt Tuy nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ

là người thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởngông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng

đã minh oan cho họ Vũ bằng vở kịch năm hồi này

Vũ Như Tô trở thành thiên tài đến mức huyền thoại là nhờ vào lòng ham muốn sáng tạo, tự học hỏi trau dồi nghề nghiệp: “,nghe tiếng ai giỏi là tìm đến thụ giáo” Niềm đam mê nghề được đền đáp xứng đáng bằng tài năng xuất chúng: ” vẩy bút là chim, hoa hiện lên…, thần tình biến hóa như cảnh hóa công“; “Sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân” Nhà văn gửi vào nhân vật cảm hứng ngợi ca như huyền thoại:“ngàn năm chưa dễ có một”, bởi thiên tài ấy mới xứng đáng với Cửu Trùng đài lộng lẫy Vũ Như Tô

là một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả Khát vọng nghệ thuật của ông lớn lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” Đó là một công trình kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai Đời

ta không quý bằng Cửu Trùng Đài” Tâm hồn của Vũ dành hết cho Cửu Trùng

đài

Trang 20

Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầmvóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những

con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng : “hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra” Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng

chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: mộtcông trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn

Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từngtruyền tụng Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt Xây công trình, họ Vũ

không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”!

Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nói chung mà là cái

Đẹp “siêu đẳng”.

Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa Xây nên

kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằngtiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt vàmáu nữa Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua dâm Lê Tương Dực.Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự mà bắt dân xâyGiao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lòng dân trong nước oán hận rồi

cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong Cái mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô

ở đây là ước mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng bản thân thì không thực hiện được vì không có tài chính Còn phụng sự cho hôn quân bạo chúa Lê Tương

Dực thì ông không bao giờ hợp tác Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: sắc đẹp,lời ngon tiếng ngọt và sự tôn kính của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng vàbằng lòng xây Cửu Đài Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của VũNhư Tô cũng là ở đó

Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập

trên nhiều mối quan hệ Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng lớn” Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước

nhà Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi Với dânchúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ đó bi kịch đã đếnvới Vũ Như Tô

Vì khát vọng nghệ thuật nung nấu trong tâm hồn, nên khi gặp người

“đồng bệnh” Đan Thiềm khuyên nên “tô điểm non sông” thì tài năng bung

nở với một sức bật không gì có thể ngăn cản Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với một quyết tâm lớn, mặc cho “ dân gian lầm than” Chà đạp lên tính mạng

dân chúng không phải là tính cách của người thợ cả đôn hậu Vũ Như Tô.Quá đam mê thi thố tài năng, Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực

tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếuđược hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đoạ của vua chúa,

giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình Nguyễn sau này :

“Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân” Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện

Trang 21

khát vọng nghệ thuật của mình Vậy vì sao quyền sống của dân lại bị hy sinh

một cách không thương xót? Bởi vì trong cuộc đấu tranh vì nghệ thuật thì conngười nghệ sĩ đã chiến thắng con người đời thường Niềm ham mê nghệthuật của Vũ Như Tô không hề thay đổi trong suốt diễn biến kịch, mọi can

ngăn đều không có tác dụng, mọi khó khăn đều được tìm cách vượt qua Với

Vũ Như Tô, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được sáng tạo nghệ thuật, Vũ Như

Tô và niềm say mê không giới hạn là trạng thái gây ra bi kịch Sự chủ động là

tính cách xuyên suốt và chi phối mọi hành động của Vũ Như Tô Say mê vớikhát vọng về công trình vĩ đại có thể sánh với hóa công, nghệ sĩ miệt màisáng tạo ngay cả khi đang bị quân nổi loạn đang truy bắt, khi biết dân chúng

nổi loạn để “ giết ông và phá Cửu Trùng đài” Bởi vì tâm trí nghệ sĩ bị cuốn

hút bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng đài Phải chăng chính Vũ Như Tô

cũng là bi kịch đối với gia đình? Và Vũ Như Tô là hiện thân của bi kịch của người nghệ sĩ khi luôn cô đơn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật?

Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để

thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây đau khổ cho nhân dân Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu

thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối Dân cămphẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ oán Vũ vì nhiều người chết vì tainạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ trốn Vì thế cho nên nhân dân căm giậnbạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận kiến trúc

sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạochúa Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài

Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực Trịnh Duy Sản cầmđầu bọn phản nghịch đã náo loạn kinh thành Chúng tìm Lê Tương Dực vàgiết chết tên hôn quân ấy Chúng đốt phá Cửu trùng đài, chúng tìm Vũ Như

Tô để rửa hận Nhưng Vũ đúng là một nhân vật bi kịch Ông không thể nào trả lời câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có tội? Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan

Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo cho Vũ Như Tô, nếukhông chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi và

vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải trốn?”.Thậm chí Vũ Như Tô còn khẳng định “ Bà không nên lo cho tôi Tôi không trốn đâu Người quân tử không bao giờ sợ chết Mà vạn nhất có chết, thì cũng để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước Hồn tôi để cả đây!” Khi được Đan Thiềm giục giã chạy trốn bởi nguy hiểm cận kề, Vũ Như Tô còn ngây thơ : “Họ tìm tôi nhưng có lý gì họ giết tôi Tôi có gây oán gây thù gì với ai” Câu nói thể

hiện sự bảo thủ và có phần mê muội Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là

sự thật, vẫn nói với Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng Ta sẽ

Trang 22

xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ” Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, đài Cửu Trùng sẽ hoàn thành, cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai” Đến chết Vũ

Như Tô vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu mộtphe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn, khôngnhư ảo tưởng An Hoà Hầu đã cho quân đốt phá kinh thành, đốt phá cả CửuTrùng đài Cửu Trùng đài tan thành tro bụi

Tất cả chỉ là ảo vọng Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêuhuỷ thì Vũ mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt

vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường” Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng lớn Cửu Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai oán, đầy tiếc thương Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá cho chính

hành động của mình Cái chết bi thảm của Vũ Như Tô là tất yếu, nó vừa đángthương lại vừa đáng giận

Sáng tạo Cửu Trùng đài không phải là tội lỗi, nhưng là một quá trìnhxây cất tốn kém : mười mấy vạn thợ ; tiền nhiều như nước sông; gỗ chất cao

như núi; Trong cảnh đói kém triền miên, việc “xây đài cao mộng lớn” càng

gây bất bình sâu sắc trong dân chúng Xây đài trong một quan điểm cứng

rắn:“ công việc tôi làm là quang minh chính đại”, Vũ Như Tô thất bại vì đòi hỏi dân chúng hy sinh quá nhiều, mà họ lại không cần thứ nghệ thuật: “ cho vua chơi“ Nghệ thuật thật khó tồn tại, khi không đi cùng quyền lợi dân

chúng Dù rất ưu ái nghệ sĩ, thì việc dân chúng giết Vũ là điều bất khả kháng

Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tàinăng của mình, muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưngkhát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc

điệu với thời thế, xa rời thực tế Người đọc, người xem thương người nghệ sĩ

có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cảcho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cảcông trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình

Bi kịch của Vũ Như Tô có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ bằng khát vọng sángtạo nghệ thuật để vươn đến cái Đẹp toàn bích, muốn mang tài năng tạo nêngiá trị tinh thần vĩnh cửu Nhưng khát vọng đẹp đẽ của nghệ sĩ không đượchiểu đúng, đã bị nhân dân hủy diệt Đây là bài học đau đớn về số phận củanghệ sĩ và nghệ thuật, mà không ít lần lịch sử đã phải trả giá

Trong kịch Vũ Như Tô, vấn đề số phận nghệ sĩ và hành trình sáng tạo

nghệ thuật được nhà văn quan tâm sâu sắc, nhân vật xoay trở trong các mốiquan hệ không đơn giản Với thợ thuyền và dân chúng, Vũ Như Tô là “ÔngCả” gần gũi, thân thiện Ngược lại, khi với mục đích xây Cửu Trùng Đài lộng

Trang 23

lẫy, “ Ông Cả” sẵn lòng để cho “ vua xa xỉ, công khố hao hụt, dân gian lầm than, thần nhân trách móc” Phải chăng Vũ Như Tô đứng về phía nhà vua? Lê

Tương Dực là vị quân vương tồi tệ, nhưng có tiền bạc và quyền lực Vũ Như

Tô chỉ có thể dựa vào vương quyền mới có cơ hội thực hiện khát vọng nghệthuật, để cho tài năng được phát triển tận độ Nhận lời xây Cửu Trùng đài,hành động của Vũ Như Tô mang phẩm chất của người nghệ sĩ luôn tôn vinh

và coi nghệ thuật là cao quý hơn tất cả mọi giá trị khác trong cuộc sống.Trong xã hội phong kiến, đây là khuynh hướng nghệ thuật thoát ly cuộc sống,các nhà Nho thường tìm nơi ở ẩn, các nghệ sĩ thường trốn vào tháp ngà củavăn chương

Nghệ thuật xứng đáng được tôn vinh vì nó là sản phẩm cao quý trongsáng tạo Nhưng vì nghệ thuật mà hy sinh và chà đạp lên những giá trị kháccủa cuộc sống thì cần phải xem xét lại Xuất phát từ mục đích cao cả là sáng

tạo nghệ thuật, nhưng Vũ Như Tô đã làm cho “dân lầm than, man di oán giận”, vì thế trở thành đối tượng cho dân chúng dồn nỗi căm hận Dù đưa ra

lý do biện hộ cho nghệ sĩ là” xây một cái đài vĩ đại làm vinh dự cho non sông” thì cũng không thể tha thứ cho tội ác Mang niềm đam mê nghệ thuật

nên đã không bỏ lỡ cơ hội được sáng tạo cái Đẹp, về điều này có thể cảmthông với nghệ sĩ Nhưng vấn đề là ở chỗ Vũ không nhận thức được sáng tạocái Đẹp lại gây tai họa cho dân chúng Bài học rút ra là không thể coi trọngnghệ thuật mà chà đạp lên những giá trị khác trong cuộc sống Cái chết bithảm là bài học vô cùng đau xót, là sự trả giá cho sự nhận thức không đầy đủcủa người nghệ sĩ

Vì giá trị của cái Đẹp mà coi thường những giá trị khác của cuộc sống,

đó là điều đáng tiếc cho người nghệ sĩ Tài năng của nghệ sĩ làm ta khâm

phục, nhưng tội lỗi lại gây phẫn nộ và tiếc nuối, khi: “dân gian đói kém nổi lên tứ tung…Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn” Vì cái Đẹp, Vũ Như Tô đã coi Cửu Trùng Đài quý hơn sự sống muôn

dân, cho nên cái Đẹp không có chỗ tồn tại Bản chất con người vốn hướngthiện, không thừa nhận cái Đẹp được xây dựng bằng cái ác, nên Vũ Như Tôphải trả giá bằng mạng sống của mình Trong “Chữ người tử tù” NguyễnTuân cũng thể hiện quan niệm cái Đẹp phải đi cùng cái Thiện Nhân vật HuấnCao là anh hùng, là nghệ sĩ viết chữ đẹp, cảm phục tấm lòng “biệt nhỡn liên

tài” nên nhận lời viết chữ với lời khuyên quản ngục : “Hãy thay đổi nghề đi rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ “ Phải chăng đây là sự gặp nhau trong tư

tưởng của nhà văn khi thể hiện mẫu nhân vật tài hoa nghệ sĩ?

Tuy Vũ Như Tô có tội, nhưng có đáng được thương xót, cảm thông?Một trong những đặc điểm của nhân vật bi kịch là phải vừa có tội, vừa không

có tội Sẽ là không có tội khi nghệ sĩ sống mãnh liệt và cao cả trong khát khaosáng tạo về công trình nghệ thuật tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian Sẽ có quánhiều tội lỗi khi Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo nghệ thuật bằngquyền lực của hôn quân bạo chúa, bằng sức mạnh của cái ác Nhân vật bi kịch

Trang 24

Vũ Như Tô đã khẳng định tài năng vượt trội của Nguyễn Huy Tưởng bằng cáinhìn đa chiều trong con người nghệ sĩ, mở rộng ra là những vấn đề về cuộcsống và nghệ thuật Hình tượng nghệ sĩ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch hoàn

chỉnh

2.3.3.Lời đề tựa vở kịch.

Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải

Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?

Tháp người Hời nguyên là giống Angkor!

Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn

Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi?

Ôi khô khan! Ôi gay gắt! Nhưng đừng vội tủi

Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam

Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?

Ta chẳng biết!

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm

Nguyễn Huy Tưởng

-Đề tựa là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm; thâu tóm cảm hứng vàquan điểm sáng tác của nhà văn, cũng như nội dung chủ đạo của tác phẩm Nócũng là chìa khóa quan trọng giúp người đọc hiểu sâu hơn những vấn đề màngười viết kí thác trong đứa con tinh thần của mình Trong các tác phẩm đưavào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, có khá nhiều tác phẩm có lời đề

tựa như: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài (Tràng giang - Huy Cận); Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn (Đàn ghi-ta của Lor-ca, Thanh Thảo); Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát/Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) và lời đề tựa kịch Vũ Như Tô: “… Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm…” Những lời đề tựa đó đều có đặc điểm chung là ngắn

gọn, hàm súc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, được đặt trang trọng trướctác phẩm Riêng kịch Vũ Như Tô, lời đề tựa không được SGK trích dẫn đầy

đủ, trọn vẹn, không đặt ở phần đầu đoạn trích mà mà nằm ở phần luyện tập.Phải chăng đây là trích đoạn (hồi V) của một thể loại mới hay do tính phứctạp trong nội dung lời đề tựa mà các soạn giả SGK có phần còn dè dặt, khiêmtốn? Theo Nguyễn Huy Thắng thì “Lời đề tựa được xem là chìa khóa quantrọng để để hiểu được đúng tác phẩm, hiểu và thông cảm với khát vọng sáng

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w