1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yêu tố ngẫu nhiên trong tập truyện pêtecbua của n v gogol (2016)

96 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Nguyễn Huy Hoàng nghiên cứu thi pháp Tập truyện Pêtecbua trong mối quan hệ với sự tiến hóa trong sáng tác của tác giả, nhận định ngẫu nhiên là một phần trong cấu trúc nghệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

=====

=

ĐỖ THỊ NGỌC

YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG

TẬP TRUYỆN PÊTECBUA CỦA

N.V.GOGOL

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

TS LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo

-Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận

tình để tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn,

đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học nước ngoài và các bạn sinh viên trong

nhóm khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Đỗ Thị Ngọc

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệunào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Đỗ Thị Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Giới thuyết khái niệm 6

6 Cấu trúc của khóa luận 10

Chương 1: YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN 11

1.1 Sự kiện, tình tiết ngẫu nhiên 11

1.1.1 Gặp gỡ ngẫu nhiên 13

1.1.2 Trùng hợp ngẫu nhiên 15

1.2 Giấc mơ và ảo giác 17

1.3 Sự việc phi lí, lạ lùng, kì quặc 24

Chương 2: YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG TỔ CHỨC NHÂN VẬT 34 2.1 Hệ thống nhân vật 34

2.1.1 Kiểu nhân vật con người nhỏ bé 35

2.1.2 Kiểu nhân vật tài năng nhưng thiếu ý chí 41

2.1.3 Kiểu nhân vật con người thừa 44

2.2 Tổ chức nhân vật trong không gian ngẫu nhiên 47

2.2.1 Không gian con đường 47

2.2.2 Không gian kì ảo của những giấc mơ 49

2.3 Tổ chức nhân vật trong thời gian ngẫu nhiên 50

KẾT LUẬN 54

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nền văn học Nga thế kỉ XIX là một “hiện tượng kì diệu” Sự kì diệu ấyđược thể hiện bằng sự nở rộ của một đội ngũ nhà văn Nga như những ngôi

sao sáng trên bầu trời văn học Như Đỗ Hồng Chung trong cuốn Lịch sử văn

học Nga từng đưa ra nhận định: Các nhà văn Nga thế kỉ XIX “mỗi người

không lặp lại người khác và không tự lặp lại mình Nhà văn nào cũng để lại những dấu ấn riêng, đậm nét, thúc đẩy nền văn học tiến lên Hoàn toàn có thể nói đến “chủ nghĩa hiện thực Pushkin”, “trường phái Gôgôn”, “thời kì Ôxtơrôpxki”, “truyện ngắn Sêkhốp”, “tiểu thuyết Tônxtôi”…[9, tr15] Ở thời

kì này, văn học phát triển nhiều khuynh hướng, trào lưu tư tưởng khác nhau.Đặc biệt, không thể không kể đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực đếnđỉnh cao tới mức giai đoạn này được gọi là “thế kỉ vàng” của văn học Nga vànó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học thế giới Một đặc điểm thú vị nữa làvăn học Nga giai đoạn này phát triển theo hướng nếu như tác giả này mở đầuthì tác giả tiếp sau sẽ phát triển và đưa nó lên đỉnh cao Chủ nghĩa hiện thựcNga thế kỉ XIX được đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt tác phẩm của đạithi hào Puskin – người được mệnh danh là “khởi đầu của mọi khởi đầu” Kếđến, một trong số những tác giả thành công với khuynh hướng sáng tác nàykhông thể không nhắc đến N.V.Gogol

Không phải ngẫu nhiên mà người đương thời nhận định về ông rằng:

“ Từ lâu, trên thế giới không có nhà văn nào có tầm quan trọng đối với dân tộc mình như Gogol đối với nước Nga” [16] Sáng tác của ông chi phối mạnh mẽ

đến các nhà văn đời sau: “Gô-gôn đã có ảnh hưởng lớn mạnh đối với sự phát

triển sáng tác trào phúng của Héc-xen, Nê-cra-xốp, Séc-nư-sép-ski và đặc biệt là San-tư-cốp Se-đrin Lãng mạn hóa những tập thể yêu tự do và anh

Trang 6

dũng như Gogol đã làm trong cuốn Ta-rax Bun-ba đó là điều mà Goóc-ki đã tiếp thu được…” [12, tr27] Gogol luôn đấu tranh cho ngôn ngữ Nga trong

sạch và giữ đúng bản chất, ông đã truyền những đặc điểm căn bản của ngônngữ đó cho nhà văn Tuôc-ghê-nhép, A-stơ-rốp-ki, Nê-cra-sốp Hơn nữa sáng

tác của Gogol còn có tác dụng cổ vũ các họa sĩ và nhạc sĩ Nga: “Dựa vào các

đề tài của Gô-gôn, Mu-xóc-ski đã sáng tác vở kịch “Chợ Xa-ra-chin”, ski Cốc-xa-cốp sáng tác tác phẩm “Đêm tháng 5”, “Đêm trước lễ Sinh đản”, Chai-cốp-ski đã sáng tác vở “Đôi giầy phụ nữ” Do ảnh hưởng của tác phẩm Ta-rax Bun-ba nhà họa sĩ Rê-pin đã sáng tác một bức tranh tuyệt tác là

Rim-“Những người Za-pa-rốt-giê” [12, tr28] Không thể kể hết được những công

lao to lớn của Gogol Ông đã để lại những tác phẩm có giá trị cho văn họcNga nói riêng và văn học nhân loại nói chung Sáng tác của ông nói lên tiếngnói tố cáo hiện thực sâu sắc, vạch trần bản chất tàn bạo của nền chuyên chếNga hoàng Nền chuyên chế đó ngày càng phản động và dùng đủ mọi cách đểbiến nước Nga thành “trại lính và nhà lao” Gogol đã chứng kiến tất cả nhữnghiện thực đó và đưa vào trong tác phẩm của mình Trong đó, các tác phẩm

Đại lộ Nevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác (rút từ Tập truyện Pêtecbua)

là những tác phẩm đã quen thuộc từ lâu với độc giả yêu văn học Sự yêu mếnnày có được không chỉ bởi đây là những tác phẩm đỉnh cao của văn học hiệnthực Nga thế kỉ XIX mà còn bởi những thành công về mặt nghệ thuật màtrong đó không thể không kể đến vai trò của yếu tố ngẫu nhiên - một phạm trù

cơ bản trong tư duy nghệ thuật của Gogol

Với tất cả lí do trên, chúng tôi chọn và thực hiện đề tài: Yếu tố ngẫu

nhiên trong Tập truyện Pêtecbua của N.V.Gogol.

2 Lịch sử vấn đề

Trong phạm vi và khả năng tiếp cận, khảo sát các nguồn thông tin,chúng tôi nhận thấy có những đánh giá sau đây:

Trang 7

Trong bài báo Gogol đã viết “Chiếc áo khoác” như thế nào của

B.M.Ekhenbaum (1919), Ekhenbaum đã tập trung phân tích những thủ pháp

nghệ thuật của truyện: “lưu ý đến lối kể chuyện khôi hài, trào lộng trong

truyện, đến hiện tượng âm nghĩa trong ngôn ngữ của nhà văn…” [5, tr7].

Iu.N.Tưnhianov trong tác phẩm Đoxtoievxki và Gogol (Bàn về lí thuyết

văn nhại -1921) có nhận định rằng thủ pháp mà Gogol sử dụng là “thủ pháp

mặt nạ”: “Do chỗ tính cách những nhân vật của Gogol là mặt nạ, nên những

biến cố xảy ra với các nhân vật… chỉ là sự thay đổi mặt nạ” [5, tr8].

A.L.Xlônhimxki trong công trình nghiên cứu của mình có tên Kĩ thuật

trào phúng của Gogol (1923) “phát hiện ra ý nghĩa của tính phi lôgich, ông

cho đó là biện pháp kĩ thuật gây không khí trào lộng bằng cách phá vỡ các mối liên hệ lôgich và nhân quả trong văn bản” [5, tr8].

V.V.Vinograđov trong các công trình nghiên cứu của mình viết vào

những năm 20 của thế kỉ XX đã thấy được “mối tương quan giữa lời tác giả

và lời nhân vật, về lời của người kể chuyện có vẻ như chuyển động zich-zắc theo tuyến từ tác giả đến nhân vật, về hiện tượng chuyển giọng trong lối kể chuyện trào phúng” [5, 8-9].

Cuốn Gogol (1924) của V.V.Gippius đánh dấu phương thức mới trong

nghiên cứu thi pháp Gogol

Trong cuốn Nghệ thuật của Gogol (1934), tác giả A.Blưi nghiên cứu

những vấn đề về thi pháp của Gogol A.Blưi chia sự nghiệp sáng tác củaGogol thành 3 giai đoạn Trong đó, giai đoạn đặc biệt là giai đoạn thứ hai –

giai đoạn kết nối giữa thời kì sáng tác lãng mạn với tiểu thuyết Những linh

hồn chết – đỉnh cao sáng tác của ông Đây là giai đoạn “có thể được xem như

là sự tổng kết sáng tác sơ kì của nhà văn, đồng thời nó là tiền đề nghệ thuật tạo nền sử thi lớn cho tác phẩm chủ yếu của ông” [5, tr6] Tuy nhiên, giai

đoạn này lại ít được nghiên cứu về mặt nghệ thuật

Trang 8

Công trình nghiên cứu của Iu.Mann có tên Thi pháp của Gogol (1978)

đã nhìn thấy trong các tác phẩm của Gogol sự hòa kết giữa các bình diện nhưcái hiện thực và cái viễn tưởng, mối tương quan giữa năng lực tinh thần và

năng lực thể chất Iu.Mann nói về “tính phi logic trong lời của người kể

chuyện, về tính khuynh hướng của lối mỉa mai châm biếm của tác giả…” [5,

tr10]

Chuyên luận của Nguyễn Huy Hoàng có tên Thi pháp truyện ngắn

N.V.Gogol (2001) đã chỉ ra đặc thù tư duy nghệ thuật của N.V.Gogol trong Tập truyện Pêtecbua, khẳng định thi pháp truyện ngắn - cấu trúc nội tại của

thế giới nghệ thuật của Gogol với những đặc sắc riêng của nó Ông chỉ ra đặc

thù tư duy nghệ thuật của Gogol trong Tập truyện Pêtecbua, cấu trúc không

-thời gian của văn bản, chỉ ra sự thống nhất của chủ đề - cốt truyện của tậptruyện và các sắc thái cảm xúc, mỉa mai và grôtec Nguyễn Huy Hoàng

nghiên cứu thi pháp Tập truyện Pêtecbua trong mối quan hệ với sự tiến hóa

trong sáng tác của tác giả, nhận định ngẫu nhiên là một phần trong cấu trúc

nghệ thuật của Tập truyện Pêtecbua.

Kỷ yếu khoa học của Trần Thị Quỳnh Nga in trong Tạp chí khoa học

ĐHSP Tp Hồ Chí Minh số 17 năm 2009 có tên Yếu tố hoang đường trong

Tập truyện Pêtecbua của N.V.Gôgôn đã cho thấy vai trò của những yếu tố

hoang đường xuất hiện trong tác phẩm

Như vậy, có thể khẳng định rằng các công trình nghiên cứu của các tácgiả từ trước đến nay về các tác phầm của Gogol dù ít dù nhiều, bằng cách nàyhay cách khác đã nhận thấy sự xuất hiện cũng như vai trò quan trọng của yếu

tố ngẫu nhiên trong các sáng tác của Gogol Và qua những công trình và bàiviết nêu trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu yếu tố ngẫu nhiên - mộtthành tố trong cấu trúc nghệ thuật của các tác phẩm của Gogol chưa được tiếnhành một cách cụ thể và rõ ràng

Trang 9

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chúng tôi lựa chọn nghiên cứu là yếu tố ngẫu nhiên một phạmtrù trong tư duy nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn Gogol

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu yếu tố ngẫu nhiên trong ba

tác phẩm Đại lộ Nevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác trong Tập truyện

Pêtecbua của Gogol theo bản dịch của Văn Hoàng và Phạm Thủy Ba in trong

chuyên luận Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol của Nguyễn Huy Hoàng, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2001 Ngoài ra, chúng tôi còn tham

khảo và đối chiếu với bản dịch của Nguyễn Hiến Lê in trong cuốn Gogol,

NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2000

Từ đó, nhiệm vụ của chúng tôi là tập trung nghiên cứu sự biểu hiện của

yếu tố ngẫu nhiên trong Tập truyện Pêtecbua trên các phương diện tổ chức

cốt truyện, tổ chức nhân vật trong mối quan hệ của chúng Chúng tôi hy vọngthông qua phạm trù này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới trong những sáng táccủa Gogol ở những cấp độ nghiên cứu sâu hơn

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp phân tích – miêu tả

Đây là phương pháp đầu tiên và quan trọng khi tiến hành nghiên cứu đềtài này Chúng tôi sẽ phân tích, miêu tả yếu tố ngẫu nhiên theo từng nhóm cụthể về phương diện giá trị nghệ thuật và nội dung

4.2 Phương pháp thi pháp học

Yếu tố ngẫu nhiên nhìn từ góc độ sáng tạo của nhà văn thì đó là mộtthành công về nghệ thuật Chúng tôi vận dụng phương pháp này để làm rõnhững vấn đề gắn với yếu tố ngẫu nhiên như: chi tiết nghệ thuật, nhân vật, cốttruyện…

Trang 10

4.3 Phương pháp thống kê – phân loại

Đây là phương pháp không thể thiếu khi tiến hành nghiên cứu đề tài này.Chúng tôi sẽ khảo sát thống kê yếu tố ngẫu nhiên trong các tác phẩm, sau đólà tổng hợp phân loại theo hướng nghiên cứu

4.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu

Các tác phẩm Đại lộ Nevxki, Bức chân dung, Chiếc áo khoác sẽ được

so sánh với các tác phẩm khác của văn học Nga và văn học thế giới

5 Giới thuyết khái niệm

Từ “ngẫu nhiên” rất phổ biến trong ngôn ngữ đời thường và là một thuậtngữ khoa học Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp nhiều sự việc ngẫunhiên đầy bất ngờ, mới lạ mà không thể dự đoán trước được Cùng với nhữngviệc ngẫu nhiên, yếu tố ngẫu nhiên, tính ngẫu nhiên, cái ngẫu nhiên đã trởthành một lĩnh vực nghiên cứu thú vị đòi hỏi cao về tính lý luận lẫn thực tiễn

5.1 Yếu tố ngẫu nhiên

Từ “ngẫu nhiên” xuất hiện thường xuyên trong ngôn ngữ sinh hoạt và làmột thuật ngữ chuyên dùng cho các ngành khoa học Thuật ngữ “ngẫu nhiên”:tiếng Pháp là “le hazard”, tiếng Anh là “at random” Khi được dịch chuyểnsang tiếng Việt có thể gọi là cái, tính, sự (ngẫu nhiên) Khi nghiên cứu yếu tốngẫu nhiên trong tác phẩm văn học chúng ta không thể tách rời với cơ sở triếthọc của nó

Nhà nghiên cứu L.Raxtrighin trong cuốn Thế giới ngẫu nhiên, ngẫu

nhiên và ngẫu nhiên cho rằng: ngẫu nhiên là “cái có tính bất ngờ” và “sự

kiện xảy ra không lí giải được nguyên nhân” [10, tr12].

Nhà văn Balzax trong Tựa Tấn trò đời cũng viết ngẫu nhiên là cái quy

luật chưa được hiểu thấu

Triết học Mác – Lênin làm sáng tỏ hơn điều này khi khẳng định: “ngẫu

nhiên là phạm trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật

Trang 11

chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi”

[7, tr208]

Ngẫu nhiên luôn đi liền với tất nhiên tạo thành một cặp phạm trù triết

học Triết học Mác – Lênin quan niệm: “Cái tất nhiên là phạm trù chỉ do

những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được”

[7, tr208]

Tuy nhiên, cơ sở hình thành của cặp phạm trù này là khác nhau hoàn

toàn Nếu như cơ sở của tất nhiên là “bản chất bên trong của hiện tượng và

biểu thị cái có tính quy luật, cái nhất thiết phải xảy ra trong những điều kiện nhất định” Thì ngẫu nhiên có cơ sở “không phải từ bản chất của hiện tượng mà ở tác động của hiện tượng khác tới hiện tượng đó và là cái có thể có, có thể không, có thể xảy ra như thế này hoặc như thế khác” [7, tr527].

Từ đó, vai trò của chúng đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng

cũng khác nhau: “Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự

vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay chậm” [7, tr209].

Mặc dù vậy không thể phủ nhận mối quan hệ mật thiết giữa ngẫu nhiên

và tất nhiên: “Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông

qua vô số cái ngẫu nhiên Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên” [7, tr210] Hơn nữa, tính

ngẫu nhiên và tất nhiên còn có khả năng chuyển hóa lẫn nhau Bên cạnhnhững tất nhiên - những gì sáng rõ có thể giải thích bằng khoa học, luôn luôntồn tại cái ngẫu nhiên – cái có tính bất ngờ, không thể dự đoán trước Ngẫu

Trang 12

nhiên và tất nhiên như hai mặt của thế giới tồn tại song song, có mối quan hệqua lại với nhau.

Yếu tố ngẫu nhiên đã, sẽ và đang tồn tại trong thế giới Trong văn họcvà văn hóa người ta cũng nhắc đến ngẫu nhiên như một yếu tố chi phối, ảnhhưởng đến những yếu tố khác Theo quan niệm dân gian ngẫu nhiên gắn liềnvới thời cơ, vận hội, may rủi, điềm báo, được mất, họa phúc Văn họá Việt

Nam có hàng loạt câu tục ngữ nói về ngẫu nhiên như: “Học tài thi phận”,

“May hơn khôn”, “Mèo mù vớ cá rán”, “Chết đuối vớ được cọc”, “Buồn ngủ

gặp chiếu manh”… Người Trung Quốc có những câu: “Họa cô đơn chí phúc bất trùng lai”, “Tái ông thất mã”…

Từ những phân tích trên cho thấy quan niệm của triết học Mác – Lê ninvà các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự tồn tại cũng như vai trò quan trọngcủa yếu tố ngẫu nhiên trong đời sống xã hội

5.2 Yếu tố ngẫu nhiên trong tác phẩm của Gogol

Yếu tố ngẫu nhiên trong văn học là một nhân tố cấu trúc nghệ thuật củatruyện, là cái đã được nhận thức, lựa chọn kĩ lưỡng chứ không tùy tiện, tùyhứng Chính vì thế, yếu tố ngẫu nhiên thể hiện dụng ý của nhà văn một cáchtự nhiên nhất; đem lại hiệu quả tự sự cao; góp phần soi sáng tâm lí, số phậnnhân vật Việc sử dụng yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sáng tạo nghệ thuậtthể hiện tài năng, bản lĩnh của người nghệ sĩ Bởi nếu sử dụng hay sẽ đem lạihiệu quả nghệ thuật cao ngược lại nếu lạm dụng yếu tố ngẫu nhiên thì chínhnó sẽ là trở lực trong tác phẩm

Yếu tố ngẫu nhiên là cái tồn tại xuyên suốt thời gian từ cổ điển đến hiệnđại và trải rộng trên nền văn học phương Đông và phương Tây Văn học Ngacũng không đi ngược lại với quy luật này Những sáng tác của Gogol - đạibiểu thứ hai của chủ nghĩa hiện thực Nga thế kỉ XIX là minh chứng thuyết

phục nhất A.Belưi trong cuốn Nghệ thuật của Gogol nói đến 3 giai đoạn

Trang 13

chính trong sáng tác của Gogol: giai đoạn thứ nhất bao gồm phần lớn các

truyện ngắn lãng mạn, giai đoạn thứ hai gồm Tập truyện Pêtecbua và vở hài kịch Quan thanh tra, giai đoạn thứ ba là bộ tiểu thuyết Những linh hồn chết

– tác phẩm xuất sắc bậc nhất của nền văn học hiện thực Giai đoạn thứ hai củaquá trình sáng tác có thể nói là giai đoạn tổng kết sáng tác giai đoạn trước và

là tiền đề nghệ thuật tạo cái nền sử thi cho tác phẩm chủ yếu của ông Tập

truyện Pêtecbua đánh dấu sự chuyển biến từ bút pháp lãng mạn ở giai đoạn

trước sang hiện thực ở giai đoạn sau Và cũng chính từ đây ngòi bút hiện thựcchâm biếm của Gogol không ngừng phát triển và hoàn thiện Phương thứcsáng tác cơ bản của Gogol từ giai đoạn này trở đi là chủ nghĩa hiện thực vớiviệc đan xen các yếu tố hiện thực và kì ảo, lạ lùng, gây nhiều bất ngờ bằngnhững sự việc ngẫu nhiên tạo sự hấp dẫn rất riêng Cũng chính vì việc sửdụng cái ngẫu nhiên đan xen yếu tố hiện thực đã đem đến thành công cho cáctác phẩm của Gogol Bởi vậy, Gogol được mệnh danh là “thủy tổ” của các

nhà văn giai đoạn sau: “Tất cả chúng ta đều bước ra từ Chiếc áo khoác của

Gogol” (Doxtoiepxki) Quá trình sáng tác của Gogol đi từ lãng mạn đến hiện

thực và Chiếc áo khoác là tác phẩm chuyển giao giữa hai giai đoạn Trong

Chiếc áo khoác có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, trong đó

phần nhiều là hiện thực Và không thể không nhắc đến tác phẩm đỉnh cao

Những linh hồn chết, tác phẩm kể về cuộc phiêu lưu phi lý của Chichikov

trên khắp nước Nga phi lý Y là một người trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưucủa xã hội Chichikov đi khắp nước Nga để mua những những nô lệ đã chếtnhưng chủ đất chưa khai báo tên nhằm bịp bợm vay tiền nhà nước Nhữngcuộc phiêu lưu của nhân vật này chứa đầy sự ngẫu nhiên và bất ngờ, thú vị -một trong những yếu tố làm nên thành công rực rỡ cho tác phẩm mà nhìn vàođó người ta thấy một nước Nga thu nhỏ thời chuyên chế Nga hoàng Sự ngẫunhiên xuất hiện từ khi nhà văn quyết định viết tác phẩm, ông hoàn toàn không

Trang 14

có một dàn ý cụ thể nào cả, mà cứ tự nhiên để nhân vật của mình tham gia và

những cuộc phiêu lưu Trong Tự thú của tác giả, nhà văn viết: "Tôi bắt đầu

viết khi chưa hề xác định được một dàn ý nào cả, chưa biết được nhân vật sẽ như thế nào Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng đó là một kế hoạch nực cười được thực hiện bởi anh chàng Chichikov, bản thân nó sẽ dẫn dắt tôi tới những con người và những tính cách khác nhau”.

Trong công trình nghiên cứu có tên Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hoàng cũng đưa ra nhận định về vai trò của Tập

truyện Pêtecbua, theo ông: Những truyện Pêtecbua là “những giai đoạn khác

nhau của ý thức lãng mạn chủ nghĩa từ lối viễn tưởng ngây thơ, từ chủ nghĩa lịch sử lãng mạn chủ nghĩa phản ánh những xung đột của lí tưởng lãng mạn chủ nghĩa với hiện thực, phản ánh tính tất yếu của cái chết đối với cái đẹp, từ lãng mạn vạn năng và tính toàn vẹn đến chỗ biểu hiện bi kịch của sự cô đơn và sự lẻ loi của con người hiện thực xã hội đương thời…; cái lãng mạn bắt đầu phân ranh giới với cái hiện thực, chuyển dần sang hiện thực” [5, tr16].

Như vậy, các công trình nghiên cứu về Gogol cũng như các sáng tác củaông đều cho thấy sự xuất hiện của yếu tố ngẫu nhiên với dụng ý rõ ràng củatác giả và ngay trong quá trình sáng tác cũng mình bằng cách này hay cáchkhác Gogol đã sử dụng yếu tố ngẫu nhiên để xây dựng những tác phẩm lãngmạn và hiện thực của mình

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai thành 2 chương,như sau:

Chương 1: Yếu tố ngẫu nhiên trong xây dựng cốt truyện

Chương 2: Yếu tố ngẫu nhiên trong tổ chức nhân vật

Trang 15

Chương 1

YẾU TỐ NGẪU NHIÊN TRONG XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

1.1 Sự kiện, tình tiết ngẫu nhiên

Cốt truyện là một thành phần quan trọng trong tác phẩm Có nhiều địnhnghĩa khác nhau về cốt truyện

Theo G.N.Posspelov trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học thì cốt

truyện được hiểu là tiến trình của sự kiện Shlovsky đề xuất cách hiểu kháccốt truyện là sự sắp xếp các sự kiện, sự việc, tình tiết của chúng trong băn bảnnghệ thuật

Cuốn Lý luận văn học, Tập 2 do Trần Đình Sử chủ biên có định nghĩa:

Cốt truyện là “chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong các tác phẩm tự sự và

kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm” [11, tr92].

Cốt truyện thực hiện nhiều chức năng khác nhau: thứ nhất, nó gắn kết các sựkiện tạo thành một chuỗi và lịch sử của một nhân vật qua đó khắc họa nhânvật; thứ hai, cốt truyện thể hiện xung đột, mâu thẫn…tái hiện bức tranh hiệnthực; thứ ba, cốt truyện đem đến một ý nghĩa nhân sinh và cuối cùng là tạo sựhấp dẫn vì nó gắn liền với số phận nhân vật

Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên đưa ra khái niệm:

“Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo nhu cầu tư tưởng và

nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch” [4, tr586].

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân chủ biên, cốt

truyện được định nghĩa “là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc,

Trang 16

các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”

[1, tr112]

Trong Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên nhận định: “Cốt

truyện là một hệ thống những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm” [3, tr137].

Như vậy, cốt truyện là khái niệm không mang tính phổ quát cho tất cảcác tác phẩm văn học mà chủ yếu được dùng cho các tác phẩm kịch và tự sự.Và hiểu một cách đơn giản cốt truyện là một hệ thống các sự kiện, tình tiết.Hạt nhân cơ bản của cốt truyện là các sự kiện, tình tiết Nhờ nắm bắtchuỗi sự kiện, tình tiết góp phần hiểu rõ hơn về tính cách, số phận nhân vật

Sự kiện “là những biến cố, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng với nhân

vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà biến đổi theo” [3, tr165] Qua sự kiện, nhân vật bộc lộ tính cách và thay đổi

số phận Những sự kiện ngẫu nhiên theo dụng ý tác giả sẽ có tác dụng đẩy cốttruyện và nhân vật đến những thay đổi, bước ngoặt một cách tự nhiên nhất Vìvậy, tổ chức hệ thống sự kiện cũng thể hiện tài năng của tác giả

Sự kiện lại được tạo thành bởi các tình tiết Từ điển thuật ngữ văn học

định nghĩa: Tình tiết là “diễn biến của cốt truyện, đơn vị của hành động trong

tác phẩm tự sự, kịch, thể hiện một sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian, không gian có thể xác định được” [4, tr344].

Vậy nên, tìm hiểu tình tiết ngẫu nhiên là tìm hiểu trật tự làm nên diễnbiến của sự kiện Tình tiết ngẫu nhiên là tình tiết được tác giả lựa chọn để gâybất ngờ và tạo ra một sự kiện mới Do đó, nghiên cứu yếu tố ngẫu nhiên trongxây dựng cốt truyện là tìm hiểu các sự kiện, tình tiết được sắp đặt một cách

Trang 17

ngẫu nhiên nhằm thể hiện nội dung tác phẩm theo đúng dụng ý nghệ thuật củatác giả.

Như đã viết ở trên A.L.Xlônhimxki trong công trình nghiên cứu củamình đã nhận thấy ý nghĩa của tính phi logic trong lời tác giả, đối thoại và cốttruyện đó là việc tạo ra tính trào lộng bằng cách phá vỡ mối liên hệ nhân –quả Như vậy, có thể hiểu cốt truyện ngẫu nhiên là sự thay đổi trật tự sắp xếpcác sự kiện, tình tiết không theo logic thông thường nhằm tạo ra những biến

cố, bất ngờ có tính chất bước ngoặt trong số phận nhân vật Ngẫu nhiên trongcốt truyện là sự phá vỡ trật tự thông thường, không tuân thủ mối quan hệ nhânquả B xảy ra do A mà chỉ là B xảy ra sau A Hoặc đơn giản có thể hiểu là khimột sự việc đang diễn ra thì sự việc khác xen vào Vì vậy, không thể khôngnhắc đến vai trò của những sự kiện, tình tiết trong cấu trúc tác phẩm

Mô hình cốt truyện truyền thống là một chuỗi các sự kiện được sắp xếptheo trật tự của thời gian với quan hệ nhân quả đậm nét giữa các sự kiện Còntheo quan niệm mới sự kiện không còn là một yếu tố độc tôn để cấu thành cốttruyện nữa mà còn nhiều yếu tố khác như: kí ức, giấc mơ, tâm trạng…

Yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm của Gogol nói

chung và Tập truyện Pêtecbua nói riêng Masinxki trong công trình nghiên cứu có tên Thế giới nghệ thuật của Gogol cũng nhận định: “Cấu trúc nghệ

thuật của Tập truyện Pêtecbua dựa trên những biến cố kì quặc, khác thường”.

Đối chiếu vào Tập truyện Pêtecbua ta đi tìm hiểu yếu tố ngẫu nhiên

trong tổ chức cốt truyện qua các tình tiết, sự kiện(gặp gỡ ngẫu nhiên, trùnghợp ngẫu nhiên), các yếu tố kì ảo (giấc mơ, ảo giác ) và tình tiết phi lí, lạ lùng,

kì quặc

1.1.1 Gặp gỡ ngẫu nhiên

Giáo trình Lí luận văn học, Tập 2 do Hà Minh Đức chủ biên có viết:

“Lấy riêng một việc gặp gỡ mà nói thì bất cứ đâu, các nhân vật không gặp gỡ

Trang 18

nhau thì không thể sinh chuyện, sinh cảm xúc, sinh quan hệ Nhưng gặp ở đâu, gặp như thế nào, trong tình huống nào là cả một sự sáng tạo độc đáo mà

ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật một khác” [3, tr165] Theo đó, Gogol đã lựa

chọn những tình tiết độc đáo, tác giả để cho nhân vật của mình gặp gỡ nhauhoàn toàn ngẫu nhiên, tình cờ và đầy thú vị

Trong Tập truyện Pêtecbua có nhiều cuộc gặp gỡ bất ngờ tạo ra nhiều

thay đổi trong cuộc đời nhân vật

Trong truyện ngắn Đại lộ Nevxki, gặp gỡ ngẫu nhiên là cuộc gặp gỡ giữa

người họa sĩ Pixcarev với cô gái tóc nâu xinh đẹp Cuộc gặp gỡ tình cờ nàydiễn ra trên đại lộ Nevxki Không có cuộc gặp gỡ nào là vô nghĩa cả, dù làgặp gỡ ngẫu nhiên, bất ngờ Ban đầu, họa sĩ trẻ chỉ định ngắm nhìn cô nàngđẹp như “Bianca” nhưng sau đó chàng “bất giác rảo bước” không nghĩ gì đếnviệc cô gái có chú ý đến mình hay không Bất ngờ, người con gái quay lạiphía chàng làm lộ ra những nét xinh đẹp tuyệt trần làm Pixcarev ngập chìm

trong những run rẩy, hồi hộp rồi dần như vô thức: “không nghe, không thấy,

mà cũng không biết mình đang làm gì nữa” [5, tr272] Nhà văn Gogol đã vẽ

ra cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên đầy tự nhiên, thú vị ngay ở đầu tác phẩm Độc giả

tò mò và chờ đợi kết quả của cuộc gặp gỡ đầy hứa hẹn này Và thực sự cuộcgặp gỡ này là sự khởi đầu cho hàng loạt biến cố có tính chất bước ngoặt trongcuộc đời chàng họa sĩ trẻ Ban đầu, dưới cái nhìn lãng mạn và có phần ngâythơ họa sĩ tưởng tượng ra một viễn cảnh tươi đẹp cho tương lai hai người –một cảnh sống giản dị mà tình nghĩa: chồng vẽ tranh, vợ ngồi cạnh khuyếnkhích và khâu vá… Nhưng càng tiếp xúc với cô gái thì hiện thực phũ phàng

càng được khắc họạ một cách sâu sắc hơn: “Tôi đâu có phải một ả thợ khâu

hoặc ả thợ giặt mà phải đi làm!” [5, tr219] Cuối cùng, vì không chịu được

hiện thực này nhân vật tìm quên trong nha phiến và kết cục là cái chết trong

vô thức đầy đau đớn: “Xác anh nằm sõng sượt trên mặt đất, cổ họng bị cắt

Trang 19

đứt, con dao cạo đẫm máu quăng trên sàn nhà…nét mặt rúm ró và đôi cańh tay co quắp…” [5, tr292].

Song hành với cuộc gặp gỡ giữa họa sĩ và cô gái tóc nâu, trên đại lộNevxki còn diễn ra cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên giữa trung úy Piragov với người

vợ thợ thủ công Đức Qua tình tiết ngẫu nhiên đó, tính cách của nhân v tậdần dần được hé lộ Tên trung úy lì lợm theo đuổi người thiếu phụ dù biết

cô đã có chồng Và khi bị chồng cô ta là Sille phát hiện, Piragov vẫn tỏ rakhoái chí, hắn coi vi cệ theo đuổi phụ nữ có chồng là chiến công và cònđem khoe với các sĩ quan khác Ngay cả khi bị từ chối hắn vẫn lì lợm, hànhđộng lỗ mãng Khi bị lăng nhục, thoạt đầu tiên hắn vô cùng tức giận nhưng

cơn tức tan biến ngay sau khi hắn ăn hết hai chiếc bánh ngọt và đọc tờ “Con

ong phương Bắc”.

Tình tiết ngẫu nhiên g p ặ gỡ còn góp phần hình thành một mạch truy nệsong song Cả hai người cùng theo đuổi người đẹp và cùng nh nậ về kết cụckhông như ý Nhưng ở đây kết thúc của hai nhân vật có sự tương phản vớinhau, nếu như chàng họa sĩ chết vì lí tưởng không dung hòa với hi nệ thực thìtên trung úy lại quay về với những buổi tiệc tùng, vũ hội và quên hẳn chuy nệmiǹh đã bị lăng nhục ra sao Một kẻ chết vì không chấp nhận được hiệnthực, kẻ kia sống nhưng cũng như “linh hồn chết” vì sống vô nghĩa Tác giả đãthiết l pậ hai cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên cái nền của đại lộ Nevxki đầy hoalệ với mục đích mở đầu cho nhưñg nghịch lí, nhưñg điều nực cười sắp xảy ravới cuộc đời hai nhân vật Yếu tố ngẫu nhiên góp phần phát triển mạchtruy nệ và tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật

1.1.2 Trùng hợp ngẫu nhiên

Trong Tập truyện Pêtecbua rất nhiều sự kiện, tình tiết ngẫu nhiên xảy

ra trùng hợp với nhau

Trang 20

Trong Bức chân dung, giữa lúc người họa sĩ nghèo không còn một xu

dính túi vì số tiền cuối cùng được họa sĩ dùng vào vi cệ mua bức chân dung kì

Trang 21

quái thì chủ nhà cùng cảnh sát lại đến đòi tiền nhà Tình cờ và bất ngờ, khiviên cảnh sát xem xét nhưñg bức tranh của họa sĩ thì gói tiền vàng rơi ra Tiǹhtiết trùng hợp ngẫu nhiên này đã làm thay đổi cuộc đời họa sĩ nghèocủa chúng ta, khiến họa sĩ đi chệch đường với nghệ thuật chân chính và trởthành một người quay cuồng vì danh vọng, nét vẽ sáo mòn vì thị hiếu tầmthường của bọn quý tộc – khách hàng của y.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên còn xuất hiện trong phần thứ hai của Bức

chân dung phần họa sĩ trẻ kể về nguồn gốc của bức tranh và nguyên mẫu của

nó Họa sĩ B - người con của họa sĩ đã sáng tạo ra bức chân dung kì quái đã kểvề câu chuy nệ người cha của anh ta vẽ bức chân dung tên cho vay nặng lãi.Sự trùng hợp xảy ra khi họa sĩ có ý định vẽ một họa phẩm về ác quỷ thì ý

nghĩ lấy nguyên mẫu là tên cho vay chợt xuất hiện: “Mình phải dùng hắn để

vẽ quỷ sứ mới được” [6, tr214] Và thế là họa sĩ bắt tay vào vẽ thì lạ thay

“tên cho vay lãi ghê tởm” xuất hiện, trùng hợp ngẫu nhiên vì hắn đến với

mục đích muốn họa sĩ vẽ cho mình một bức chân dung Sự trùng hợp tình cờnày khiến nhân vật không còn phân vân mà đi ngay đến quyết định bằng lòng

vẽ bức tranh: “Càng tốt Hắn tự ý lại xin được làm quỷ trên bức tranh của

mình” [5, tr215] Tuy nhiên, khi bắt tay vào vẽ những nét vẽ đầu tiên, họa

sĩ đã cảm thấy sức mạnh ghê gớm mà đầy ma quỷ: “Sức mạnh gì mà như

ma quỷ! Chỉ vẽ cho hơi đúng thôi thì hắn cũng có vẻ nhấp nhỏm nhảy ra khỏi tranh rồi!” [5, tr215] Và khi tập trung bút lực vẽ cái c pặ mắt chói lọitinh thần họa sĩ liền cảm thấy một sức nặng kì dị đè lên tâm hồn mình Hốthoảng, họa sĩ quyết định ngừng vẽ dù tên cho vay van nài người bằng nhưñglời kì lạ rằng nếu nét m tặ hắn được vẽ đuńg thì hắn sẽ có thể sống sót Cũng

từ đó tính tình họa sĩ thay đổi hoàn toàn, bỗng trở nên sầu muộn, ưu tư,ghen ghét, đố kị

Trang 22

Từ sự trùng hợp ngẫu nhiên đến quyết định vẽ bức chân dung ma quái

đã đem đến hàng loạt đổi thay trong cuộc đời họa sĩ đồng thời giúp ôngnhận

Trang 23

ra có “một niềm ghen ghét ma quái đã hướng dẫn ngọn cọ” của mình và

“tấm lòng xấu xa, đê tiện đã phản ánh trên bức tranh” [5, tr219] Quả thực,

ngh ệ thuật chân chính không có chỗ cho nhưñg toan tính, vụ lợi, ích kỉ Mộttác phẩm chỉ thực sự được gọi là nghệ thuật khi người họa sĩ sáng tạo nó với

cả tấm lòng vô tư và một tâm hồn trong sáng, lương thiện Nếu trong quátrình sáng tạo nghệ thu t ậ mà họa sĩ đ t ặ vào đó tình yêu chân thành thì sẽ cóthể tạo ra một ki tệ tác hoàn toàn trong sáng vô ngần: “Thanh khiêt́, khôngmột vết, như một cô dâu” và “khiêm tốn, tuyệt diệu và giản dị như thiênthần” giống như bức tranh của người bạn cũ của họa sĩ Tchartkov hay gâycho người ta một “ấn tượng thần diệu” như họa phẩm của người họa sĩ sángtạo bức chân dung kì quái nọ

Những tình tiết, sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên là minh chứng chotài năng xây dựng cốt truyện, tổ chức các tình tiết bất ngờ, thú vị tạo sự lôicuốn, hấp dẫn cho độc giả

1.2 Giấc mơ và ảo giác

Cái kì ảo trong văn học đã xuất hi nệ từ trong văn học dân gian, từtruy n cổệ tích Nhưng cho đến thế kỉ XVIII- XIX cái kì ảo mới đủ điều kiện đểxuất hiện trong tác phẩm như một hình thái nhận thức thẩm mĩ Cái kì ảotrong văn học cũng là cách để thỏa mãn những nhu cầu tâm linh trong xã hộikhi có quá nhiều điều bất trắc, phức tạp, được bao bọc bên ngoài một lớp

vỏ êm đềm, biǹh an Hơn nữa, qua những yếu tố kì ảo, tác giả gửi gắm vào

đó nhưñg ước mơ, dự định chưa thể thực hiện được trong thế giới thực tại.Các nghệ sĩ thường tìm đến yếu tố ngẫu nhiên do ưa thích cái kì ảo

và thủ pháp tượng trưng Tuy nhiên, không phải yếu tố ngẫu nhiên nàocuñg là cái kì ảo Mặc dù vậy, cái kì ảo thường mang đặc tính của yếu tốngẫu nhiên đó là sự bất ngờ, độc đáo Và lẽ dĩ nhiên, ngẫu nhiên có một vị trí

Trang 24

nhất định trong những sáng tác hiện thực chủ nghĩa của Gogol mà trong

Tập truyện

Trang 25

Pêtecbua ngẫu nhiên được biểu hi nệ qua dạng thức kì ảo là nhưñg giấc

mơ, ảo giác

Giấc mơ xuất hi n ệ rất nhiều trong Tập truyện Pêtecbua Giấc mơ là

“biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm…Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình…” [2, tr17].

Những giấc mơ và ảo giác là những gì mà ta chưa thể lí giải đượcnguyên nhân bên trong

Nổi b tậ trong tác phẩm Bức chân dung là nhưñg giấc mộng của họa sĩ

Tchartkov Những giấc mơ xuất hi nệ một cách ngẫu nhiên nhưng lại rất phùhợp với thực taị Ở đây giấc mơ không đơn thuần là mơ mà có sự đanxem giữa mộng và thực Trong mơ chàng thấy ông già trong bức tranhxuất hiện với nhiều gói tiền vàng trong tay Bất chợt, một gói lăn tới đầugiường chàng, họa sĩ cố gắng nắm lấy gói bạc và khi tỉnh d y cậ hàng vẫn cảm

thấy băn khoăn có thực là miǹh đã nằm mộng Vì cảm giác bàn tay từng cầm

một v tậ gì nặng và bức chân dung như sống d yậ với nét m tặ linh độnglên, môi tru ra như muốn hút chàng Với sự xuất hiện của những giấc mơnày cùng với gói tiền vàng làm họa sĩ nảy lòng ham muốn có được một phần

số tiền ấy Giấc mơ về ông già và những gói tiền còn có vai trò như điềm báocho vi cệ xuất hi nệ một gói tiền rơi ra từ bức tranh mà sau đó đã làm thayđổi hoàn toàn cuộc đời của họa sĩ nghèo, khiến chàng quên đi lời khuyên củangười thầy và trở thành một họa sĩ “chiều theo thị hiếu của người đời” Kháchẳn với dự định ban đầu của chàng là trở thành một hoa sĩ có tài, chân chính.Giấc mơ xuất hi n ệ ngẫu nhiên nhưng lại góp phần soi sáng tính cáchTchartkov – con người tài năng nhưng thiếu ý chí, không cưỡng lại được malực của đồng tiền và sức hấp dẫn của “cái bả danh voṇg” Giấc mơ ấy có tácdụng đánh thức và bộc lộ rõ tính cách ẩn chìm trong nhân vật Hơn thế, giấc

mơ trong tác phẩm Bức chân dung còn cho thấy sức mạnh của vàng bạc và vị

Trang 26

trí của nghệ thuật trong xã hội tư sản Xã hội mà người ngh ệ sĩ chân chínhkhông được công nhận, sự nổi tiếng của người nghệ sĩ nhiều phần do tiềnbạc đem lại Đồng tiền vốn bản thân nó không xấu nhưng cách con người talạm dụng tiền bạc để mua quan, bán tước sẽ đảo lộn đúng sai, phải trái.Giấc mơ xuất hiện ngẫu nhiên trong truy nệ ngắn Đại lộ Nevxki là giấc

mơ của chàng họa sĩ trẻ Pixcarev Pixcarev là người “nhút nhát, ít nói nhưng

trong thâm tâm lửa tình cảm âm ỉ, chỉ đợi gặp cơ hội là bùng lên” [6, tr119].

Ban đầu những giấc mơ đến với chàng hoàn toàn ngẫu nhiên Hìnhảnh thường xuyên xuất hi nệ trong nhưñg giấc mơ của chàng là hình ảnh côgái tóc nâu xinh đẹp mà chàng g p ặ trên đại lộ Nevxki Sau cuộc gặp gỡ với cônàng xinh đẹp nhưng cuộc đời đầy nhơ nhơṕ, chàng ngồi cả đêm suy nghĩ vềnàng, về sự đối l pậ giữa hình tượng đẹp đẽ mà chàng vẽ ra với nàng của đời

thực “Con người đẹp tuyệt trần như vậy mà ở chốn như vậy…” [6, tr123].

Sự đối l pậ đầy chua xót giữa cái đẹp hình thức và cái xấu của tâm hồn: “Sự

thực không có gì làm cho ta thương tâm bằng một người đẹp sa vào một cảnh trụy lạc” [6, tr124] Rồi họa sĩ chìm vào giấc mơ lúc nào không hay Giấc

mơ đến với họa sĩ đầy ngẫu nhiên nhưng lại có thể lí giải được vì chàng làmột họa sĩ ngây thơ, mơ mộng Ngay từ lời giới thiệu của tác giả cuñg cho

thấy điều đó: “Chàng là một họa sĩ Một họa sĩ của Petecbua! Quả là kì cục”

[6, tr118]

Trong giấc mơ đầu tiên, họa sĩ thấy một người hầu của nàng đến đưachàng tới g pặ nàng để chàng hiểu rõ sự éo le của số phận nàng nhưng cô gáichưa kịp thổ lộ gì thì Pixacrev đã choàng tỉnh Giấc mơ đó cho thấy sự ngâythơ trong suy nghĩ của họa sĩ Chàng cho rằng những điều mình nhìn thấy ởngôi nhà trên đại lộ kia là phi thực, rằng hẳn nàng phải có một nỗi khổtâm nào đó khó nói Giấc mơ thì đẹp mà hiện thực lại quá tàn nhẫn Là mộtngười tin vào sự lí tưởng chàng không thể chấp nh nậ thân phận thực sự

Trang 27

của cô gái mà tự huyễn hoặc mình bằng một cuộc sống khác dưṇg lêntrong giấc mơ.

Trang 28

Hình ảnh nàng thoắt ẩn thoắt hi nệ khiến họa sĩ nhiều lần cố tìm kiếmtrong mơ nhưng không được Trong lần xuất hi nệ thứ hai, họa sĩ chỉ thấyđầu tóc nàng, khóe mắt nàng thoáng qua Cái đẹp dần bị hiện thực tàn nhẫnđánh gục, làm cho lu mờ Hai lần mơ khác nhau hoàn toàn, lần đầu cuộc gặpgỡ giữa hai người diễn ra rất dài còn lần sau đó chỉ còn là những nét lờ mờ,

thoắt ẩn thoắt hiện Chính là vì lí tưởng không thắng được thực tế: “Sự thực

hằng ngày sao làm cho chaǹg chướng tai gai mắt đến thế” [6, tr131] Họa sĩ

tìm quên trong những giấc mộng: “Riết rồi, mộng là tất cả đời sống của

chàng, chàng thức mà như ngủ, ngủ mà như thức… Chỉ khi gần tối chàng mới lại tỉnh táo” [6, tr131] Không chấp nhận được những hi nệ thực phũphàng họa sĩ tìm đến nha phiến nhưng khi tin̉h giấc sau nhưñg giấc mơ chàng

chỉ càng thấy đau loǹg hơn: “Em ơi, em đừng nên có thực” [6, tr133] Dần

dần chàng ki tệ sức rồi chết một cách đau đơń

Giả sử nếu không có giấc mơ ấy, không có biến cố ấy, có lẽ cuộc đời

chàng sẽ khác Nguyễn Hải Hà trong Lịch sử văn học Nga cũng từng viết:

họa sĩ “đắm chìm vào những giấc mơ trong đó anh cố níu giữ lấy cái đẹp.

Cuộc sống lúc đó thù địch với ước mơ, với cái đẹp, với con người…” [9, tr166].

Chính điều đó đã đẩy họa sĩ vào bi kịch thê thảm - bi kịch của con người vỡmộng Kết quả là không chịu được sự tàn nhẫn của hi nệ thực họa sĩ trẻ tựkết liễu đời mình trong đau đớn và tuy tệ vọng Là hiện tại gián tiếp giết chếtmột con người lí tưởng hay con người lí tưởng vốn bản thân sự xuất hi nệcủa nó ở hi nệ tại đã là một sự lạc điệu, kì lạ?

Ả o gi ác l à tri giác về một sự vâṭ, một hiện tượng không hề có thậttrong thực tại khách quan Ảo giác xuất hi nệ và mất đi không phụ thuộctheo ý muốn của bản thân

Trang 29

Với nhân vật Akaki Akakiêvits trong truy nệ vừa Chiếc áo khoác, sau

khi mất chiếc áo – niềm vui đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời ngườiviên

Trang 30

chức này thì lại là nhưñg ảo giác kéo đến: “Những ảo giác kì cục nhất quấy

nhiễu thầy hoài Lúc thì thầy thấy chú thợ may Petrovitch cắt cho một chiếc

áo bành tô mới có mấy cái bẫy để bẫy những tên trộm lại gần giường thầy…; lúc thì thầy có chiếc áo bành tô mới tinh, có lúc lại tưởng mình ngồi trước nhân vật quan trọng…cuối cùng thì hung hăng chửi rủa” [6, 158-159] Đ cặbiệt, ảo giác gì thì cũng đều xoay quanh chiếc áo khoác đã bị mất Những ảogiác này thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của nhân vật, cho thấy sự bất hạnh củanhân vật khi mất đi chiếc áo khoác, mất mát này không thể bù đắp được.Mất đi chiếc áo mà bác mới chỉ m cặ được đúng hai lần, chiếc áo mà nhờ nómối quan hệ giữa bác với đồng nghiệp có vẻ thân m tậ hơn Chiếc áo màvới bác nó không chỉ có giá trị vật chất mà còn có ý nghĩa tinh thần, có nóbác đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn

Giống như nhưñg giấc mơ của hai chàng họa sĩ, ảo giác của người viênchức thể hiện ước mơ chưa thể thực hiện được ở thực tại Trong nhữngcơn mê man, lần đầu tiên người ta nghe thấy bác chửi Tiếng chửi này là sựphản kháng dù rất yếu ớt với hi n ệ thực Những lời bác nói khi g pặ ảo giác lànhững bức bối trong cuộc sống thực bác chưa thể giải quyết được Để nhânvật tìm đến với ảo giác, Gogol đã thể hiện ý thức đấu tranh dù còn mơ hồcủa nhưng ̃ con người thấp cổ bé hoṇg trong xã hội Nga thời chuyên chế Ngahoàng

Những ảo giác của họa sĩ Pixcarev trong tác phẩm Đại lộ Nevxki xuất

hiện ngẫu nhiên và gắn liền với cuộc phiêu lưu theo chân cô gái tóc nâu xinhđẹp Đó là ảo giác về cảnh vật, con đường từ đại lộ Nevxki về ngôi nhà ở đại

lộ Litêiny Theo cảm giác chủ quan của họa sĩ dường như “hè đường nhô lên

và chúc xuống, dập dờn dưới chân, còn bao nhiêu ngựa, xe đi đường đột nhiên như đứng chững lại Chiếc cầu dài ra, oằn lại rồi nhịp cầu gãy gập; nhà cửa lộn ngược; trạm lính gác đổ lộn nhào, còn chiếc kích của người

Trang 31

lính cùng những chữ tô vàng và hình cái kéo vẽ trên một tấm biển hàng, thì như

Trang 32

treo ở haǹg lông mi trước mặt anh” [6, tr272] Mọi thứ như đuổi theo, xô

tới, nhào vào chàng họa sĩ, cùng chàng phiêu lưu đến “vương quốc củangười đẹp” Cảnh vật tĩnh tại mà như vận động, di chuyển bởi cảnh v tậnhuốm màu tâm trạng nhân vật, họa sĩ đang hân hoan trong niềm vui sướng

vì “một mái đầu xinh đẹp khẽ nghiêng”

Cũng trong Đại lộ Nevxki, người kể chuy nệ xuất hi nệ ngẫu nhiên ở cuốitruy nệ và bóc trần tất cả sự thật về đại lộ Nevxki, cái đại lộ mà ban đầu đượcgiới thi uệ là “không có gì đẹp hơn” bởi vẻ huy hoàng tráng lệ của “conđường nữ chúa” này sẽ khiến bạn “muốn đi tha thẩn dạo chơi” Kết thúc tácphẩm, người kể chuyện đưa đến kết luận bất ngờ: tất cả chỉ là ảo ảnh, “ngoàinhưng ̃ cây đèn lồng ra cái gì cũng là giả dối” nhưng những ánh sáng rựcrỡ của những cây đèn kia lại chính là do con quỷ thắp lên V yậ thì ở đại lộnày có gì là thực? Có cái gì là đáng tin? Hoàn toàn không Tất cả chỉ là giả dối.Đại lộ Nevxki là đại lộ đã bị quỷ ám, vẻ đẹp của nó là sự ma mị chết người

Ảo ảnh xuất hiện cả trong lời miêu tả của tác giả về đại lộ Nevxki: “cái đại

lộ này ngày đêm nó dối trá từng giờ từng phút Nhất là lúc bóng tối nặng nề đổ xuống các vỉa hè và bao phủ những bức tường màu vàng nhạt và nền trắng của các ngôi nhà, lúc thành phố tràn ngập ánh sáng và những tiếng ầm ầm như sấm sét, lúc hằng hà sa số ngựa xe rầm rầm phi qua giữa những tiếng kêu thét inh ỏi của những gã đánh xe cúi rạp mình xuống tận cổ ngựa, trong khi chính con quỷ sứ thắp đèn lên chỉ để khoác cái vẻ huyền hoặc và dối trá lên tất cả” [5, tr309] Nguyễn Huy Hoàng trong

Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol cũng đưa ra nh n ậ định: “Trong cái hình

tượng Pêtecbua mang tính chất “ảo ảnh” ấy, Gogol muốn truyền đạt cái không khí thành phố với tất cả những cái ngẫu nhiên, cái bi kịch, cái tai biến vốn chứa đựng trong nó” [5,

tr72]

Trang 33

Và cả những con người trên đại lộ đều giả tạo, giả dối, nhưñg gì ta trông thấy không phải sự th tậ mà chỉ là ảo ảnh mà thôi Cô gái xinh đẹp như thiên

Trang 34

thần với váy áo lộng lẫy kia lại chính là một phần của nhà chứa, một conngười lười nhác Chàng trung úy với vẻ ngoài đĩnh đạc lại chính là kẻ vô sỉ, tựmãn, vô đạo đức Tất cả những thứ mà ta thấy trên đại lộ đó đều chỉ là giả

dối: “Bạn tưởng các vị đang dạo chơi với bộ quần áo lịch sự kia là giàu lắm

phỏng? Đâu phải, ông ta chỉ có mỗi một bộ quần áo đấy thôi Bạn tưởng hai nhân vật béo phị kia, dừng chân trước nhà thờ, đang thảo luận về kiến trúc của nó ư? Bạn nhầm rồi! Họ đang ngắm nhìn hai con quạ châu đầu lại với nhau một cách rất lạ lùng…” [5, tr308] Cái giả dối đã tạo cho những con

người này cái vẻ ảo ảnh, những gì ta thấy trước mắt hoàn toàn không phải làthực

Ảo giác xuất hiện ngẫu nhiên trong tác phẩm Bức chân dung là nhưng̃hình ảnh cuối cùng họa sĩ Tchartkov nhìn thấy trước khi lìa đời Trước đó, dùđã cho vứt bỏ bức chân dung đi rồi nhưng Tchartkov vẫn bị “thị dục ma quái”

hành hạ Hắn dần chìm vào những cơn điên loạn: “Hắn bị chứng lao phổi cấp

tính lại thêm một bệnh điên đến mức bất trị; đôi khi phải nhiều người muốn ghì hắn được…” [6, tr203] Hắn thấy c pặ mắt của bức chân dung khủng khiếp

và cơn điên lại dữ dội hơn: “Nhìn người nào ở chung quanh giường hắn cũng

thấy nét mặt của ông lão trong tranh Hắn không chỉ thấy một mà là hai bức, riết rồi bốn bức tường treo đầy tranh ông lão Những bức rùng rợn ấy từ trên trần nhà nó xuống hắn, từ dưới sàn nhà ngó lên, căn phòng rôṇg ra, dài thêm

ra hoài để chứa thật nhiều cặp mắt trừng trừng ấy” [6, tr203] C pặ mắttrừng trừng mở lớn như soi xét, nhìn thấu tận tâm can họa sĩ, nhắc cho ông

ta về quá khứ tươi đẹp và hi nệ tại thê thảm của mình

Những giấc mơ và ảo giác xuất hi nệ bất ngờ là kết quả của những cúsốc tâm lí, nhưñg tiếng nói mạnh mẽ của cảm xúc, nhưñg bức bối không thểgiải quyết được ở thực tại Tìm đến với ảo giác và giấc mơ nhân vật như tìmđến một thế giới khác mà ở đó họ được sống đúng như mong muốn của bảnthân, dám đấu tranh cho lẽ phải, được sống vì lí tưởng, ước mơ

Trang 35

1.3 Sự việc phi lí, lạ lùng, kì quặc

Bên cạnh những giấc mơ và ảo giác ngẫu nhiên thì Tập truyện Pêtecbua

còn có sự tham gia của các chi tiết kì ảo khác Nhưñg chi tiết này đem đếncho độc giả một cảm giác phi lí, lạ lùng, kì quặc Cái phi lí, lạ lùng, kì quặckhông thể giải thích được nguyên nhân, không phải là cái tất định, nóxuất hiện bất ngờ, ngẫu nhiên

Trong Tập truyện Pêtecbua, Gogol đã lựa chọn yếu tố kì ảo để cho câu

chuy nệ một cái kết đầy tự nhiên, bất ngờ và ấn tượng Chính bản thân nhàvăn cũng cho rằng đây là một “cái kết huyền ảo” Huyền ảo ở đây có nghĩa làvừa sợ hãi lại vừa không sợ hãi, mang tính giễu nhại - mà Gogol là khởi đầucho lối viết này ở Nga thế kỉ XIX Sau này có hàng loạt nhà văn chịu ảnhhưởng của bút pháp châm biến của ông và ảnh hưởng mạnh mẽ nhất phải kểđến Xantưcôp - Xêđrin Đây chính là kiểu cốt truy nệ huyền ảo Kiểu cốttruy n ệ này có đ cặ điểm là đan xen lẫn lộn các yếu tố hoang đường với yếu

tố hiện thực Các tác phẩm có sử dụng cốt truy nệ huyền ảo tiêu biểu phải kể

đến: Con tim mách bảo (E.A.Poe), Trăm năm cô đơn (G.Marquez), Biến dạng

(F.Kafka)…

Cái kì ảo trong tác phẩm của Gogol còn thể hiện ở chất nghịch dị, như

Backtin trong công tình nghiên cứu của mình cho rằng đó là “sự phủ định tất

cả các chuẩn mực trừu tượng, khô cứng có kỳ vọng trở thành tuyệt đối và vĩnh cửu Ông phủ định tính hiển nhiên và thế giới của cái "đương nhiên" vì

sự bất ngờ và không thể lường trước của sự thật Dường như ông muốn nói rằng cần chờ đợi cái thiện không phải từ những cái ổn định và quen thuộc, mà từ "phép lạ"” [14].

Tác phẩm Chiếc áo khoác được lấy cốt truy nệ từ một truy nệ tiếulâm lưu truyền ở Pêtecbua lúc bấy giờ Chuy nệ kể về một viên chức sau thời

Trang 36

gian dài tiết ki mệ đã mua được cây súng săn mà anh hằng yêu thích Nhưngtrong

Trang 37

một lần đi săn đã bị mất cây súng và anh ta về nhà tưởng như chết đi Chỉđến khi bạn bè anh ta mua tặng anh ta cây súng khác thì người viên chứcmới tinh ̉ d yậ và sống lại Gogol - bằng tài năng của miǹh đã thêm vào đónhưñg biến cố bất ngờ, những yếu tố ngẫu nhiên thay đổi số ph nậ nhân vậttrong đó đ c ặ biệt phải kể đến phần “vĩ thanh” của truyện Phần “vĩthanh” này chính là đoạn kì ảo nói về bóng ma Akaki Từ đầu đến cuốitruy nệ chỉ xuất hiện một yếu tố kì ảo đó là hình ảnh bóng ma được cho là

Akaki Con ma xuất hiện hoàn toàn bất ngờ: “Nhưng ai có thể ngờ rằng câu

chuyện của bác Akaki Akakiêvits đến đây chưa chấm dứt, và sau khi bác chết,

số phận còn cho bác sống trong vài ba ngày một cuộc sống ồn ào như để bù lại cái cuộc sống âm thầm của bác trước kia? Chính vì thế mà cái câu chuyện nghèo nàn này của chúng tôi đột nhiên lại có một đoạn kết huyền ảo” [6,

khoác bị mất, lột áo bất kì người qua đường nào: “nó lột áo khoác của

khách qua

đường, không phân biệt họ ở cấp bậc nào, không kể áo như thế nào – đệm bông hay bằng bông, cổ da mèo hay cổ hải ly, áo khoác bằng da cáo hay da gấu…” [6, tr252] Chi tiết con ma lột áo khoác của những người qua đường

không phân biệt loại áo được tác giả sáng tạo ra dựa trên cơ sở hiện thựcxã hội Nga lúc bấy giờ phân bi tệ cấp b cậ bằng chất li uệ trang phục Bởi thế,

Trang 38

con ma như hiện thân của lẽ phải, sự công bằng Con ma ấy đã lột áo củanhững vị cố vấn triều đình, những nhạc sĩ, những vị tai to m tặ lớn trong xãhội… Nếu

Trang 39

trong thực tế Akaki không thể phản kháng, không thể đấu tranh, cả đời chỉ

an phận thủ thường, sống nhún nhường, nhu mì và chỉ có thể chửi rủa trongnhững cơn mê sảng thì khi chết đi rồi tác giả lại để cho bác được “sống” thựcsự, được thực hiện ước mơ, được đòi lại công bằng, công lí cho bản thânmình

Con ma xuất hiện rất lạ lùng và biến mất đầy bí ẩn Một lần người tasuýt tóm được bońg ma nhưng khi họ vừa giụi mắt con ma biến ngay khiếnngười ta hoài nghi có thực là họ vừa tóm được con ma hay không Con machỉ thực sự biến mất khi nó lột được áo của “nhân v t ậ quan trọng” nọ Tronghơn bốn mươi năm của cuộc đời mình chưa bao giờ Akaki nhận được sự chú

ý, quan tâm nhiều đến thế Khi còn sống Akaki sống một cuộc đời buồn tẻ,sống mà như không sống, là đối tượng trêu chọc của nhưñg bạn đồngnghiệp, suốt đời chỉ là kẻ nhẫn nhịn đến không còn ý thức đấu tranh, không

có tiếng nói, như con rối bị người khác gi tậ giây Ngược lại, khi chết đi rồiAkaki lại có tiếng nói riêng, th mậ chí còn làm cho người khác phải run sợ, hốthoảng Bởi bóng ma hay bất kì một hiện tượng nào mà khoa học chưa thểgiải thích được nguyên nhân là nỗi ám ảnh, gây ra sự sợ hãi cho bao người.Bằng cách này thì sự nổi loạn của nhân v tậ mới dễ dàng được chấp nhận

“Nhân vật quan troṇg” – kẻ đã gián tiếp gây ra cái chết cho bác Akakiđã phải chịu một sự trừng phạt thích đáng Như hiểu ra lỗi lầm nghiêm trọngcủa mình đã gây ra cái chết cho Akaki, nhân vật quan troṇg dần thay đổi

tốt lên ông càng ngày càng thưa dùng những câu: “Sao anh dám cả gan thế?

Anh có biết anh đang đứng trước ai đây không” [5, tr257] Và trước khi

thốt ra như vậy, ông cũng đã phải hiểu vấn đề là gì Bóng ma Akaki biến mấtlại xuất hiện một bóng ma khác trên nhưñg con phố hẻo lánh, con ma này tolớn hơn nhiều và “ria mép xồm xoàm” Phải chăng đây chính là bońg ma củangười viên chức to lớn thế chỗ bác Akaki? Dù thế nào thì nhưñg bońg ma

Trang 40

này cũng là thể hi nệ ý thức đấu tranh của nhưñg người bị áp bức, nhữngcon người nhỏ

Ngày đăng: 06/01/2020, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn ho ̣ c, NXB Đại ho ̣ c quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 1999
2. Jean Chevalier - Alain Cheerbrant, (1999), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Jean Chevalier - Alain Cheerbrant
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 1999
3. Hà Minh Đức( chủ biên) (1997), Lý luận văn ho ̣ c, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức( chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
4. Lê Bá Hán - Trần Đi ̀ nh Sư - Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đi ̀ nh Sư - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
5. Nguyễn Huy Hoàng (2001), Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol, NXB Đại ho ̣ c quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp truyện ngắn N.V.Gogol
Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
6. Nguyễn Hiê ́ n Lê (2000), Gogol (1809 -1852), NXB Văn ngh ê TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gogol (1809 -1852)
Tác giả: Nguyễn Hiê ́ n Lê
Nhà XB: NXB Văn nghê TP. Hồ ChíMinh
Năm: 2000
7. Nhiê ̀ u tác giả (2006), Giáo trình triết ho ̣ c Mác – Lênin, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác – Lênin
Tác giả: Nhiê ̀ u tác giả
Nhà XB: NXB Chính TrịQuốc Gia
Năm: 2006
8. Nhiều tác giả (2007), Từ điển tiếng Việt, NXB Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hồ Chí Minh
Năm: 2007
9. Nhiều tác giả (2012), Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
10. Raxtrigin.L (1977), Thế giơ ́ i ngẫu nhiên, ngẫu nhiên va ngẫu nhiên, NXB Khoa ho ̣ c và Kỹ thuâ ̣ t, Hà Nội, Phạm Hưng dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới ngẫu nhiên, ngẫu nhiên va ngẫu nhiên
Tác giả: Raxtrigin.L
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1977
11. Trần Đin ̀ h Sư (chủ biên) (2012), Lí luận văn ho ̣ c - T p â 2, NXB Đại ho ̣ c Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Trần Đin ̀ h Sư (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại họcSư phạm
Năm: 2012
12. Tư-chin-sca-ia (1957), Văn học Nga va Liên Xô - phần II – Sáng tác của Gô-gôn, NXB Hội hư ̃ u nghị Viê ̣ t – Xô, Dương Văn Thành dịch.II. Nguồn Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nga va Liên Xô - phần II – Sáng tác củaGô-gôn
Tác giả: Tư-chin-sca-ia
Nhà XB: NXB Hội hữu nghị Việt – Xô
Năm: 1957
13. Phan Tuấn Anh, Cái kỳ ảo trong văn học tiền hiện đại va cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại:h t t p: / / v a n ng h e q u a ndo i .co m .v n/ P h e - b i n h - v a n - ng h e / C a i - k y -a o - t r o n g - v a n - Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái kỳ ảo trong văn học tiền hiện đại va cái huyền ảotrong văn học hậu hiện đại
15. Phạm Vĩnh Cư, Cái đương thời va cái lịch sử trong sáng tác của Gogol:h t t p: / /1 2 3d o c.o r g / d o c u m e nt / 1 94 2 37 1 -c a i - d u on g - th oi - v a - ca i - l i c h - s u - t rong- sang-tac-cua-gogol-potx.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái đương thời va cái lịch sử trong sáng tác củaGogol
16. Nikolai Gogol - sự thấu hiểu không ngừng:h t t p: / /v n . s p ut n i k n e ws .co m /vi e tn a m e s e.r u v r .ru/2009/03/10/1180165/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nikolai Gogol - sự thấu hiểu không ngừng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w