1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua truyện ngụ ngôn (2017)

85 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ HƯỚNG DƯƠNG MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TRUYỆN NGỤ NGÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ HƯỚNG DƯƠNG

MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA

TRUYỆN NGỤ NGÔN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạnchế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và cácbạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hướng Dương

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc của đề tài 4

NỘI DUNG 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5

1.1 Cơ sở tâm lí 5

1.2 Cơ sở sinh lí học 7

1.3 Cơ sở ngôn ngữ 9

1.3.1 Từ và phân loại từ 9

1.3.1.1 Khái niệm về từ 9

1.3.1.2 Phân loại từ 10

1.3.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 14

1.3.2.1 Vốn từ xét về mặt số lượng 15

1.3.2.2 Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại 16

1.3.2.3 Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáo 17

1.3.2.4 Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo 18

Trang 4

1.4 Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non 18

1.5 Khái quát về truyện ngụ ngôn 22

1.5.1 Khái niệm truyện ngụ ngôn 22

1.5.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn 22

1.5.2.1 Nhân vật là con vật 22

1.5.2.2 Nhân vật là con người 24

1.5.3 Ngôn ngữ nhân vật 25

1.5.4 Truyện ngụ ngôn đối với việc giáo dục trẻ mầm non 26

1.5.5 Vai trò của truyện ngụ ngôn đối với việc mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ 29

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA TRUYỆN NGỤ NGÔN 32

2.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua truyện ngụ ngôn 32

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 32

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của trẻ 35

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với vốn sống và kinh nghiệm của trẻ 36

2.2 Các biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua truyện ngụ ngôn 38

2.2.1 Biện pháp đọc và kể chuyện cho trẻ nghe 38

2.2.2 Biện pháp đàm thoại kết hợp giảng giải nội dung 41

2.2.3 Biện pháp giải nghĩa của từ 43

Trang 5

2.2.4 Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, băng đĩa, video,…) 46

2.2.5 Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học 48

Tiểu kết chương 2 49

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 6

Cũng như các lĩnh vực phát triển khác, ngôn ngữ cũng có những giaiđoạn phát triển với đặc trưng khác nhau trong đó lứa tuổi mầm non được coi

là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ Bởi vậy, phát triển ngôn ngữ là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ làcông cụ cơ bản nhất để giúp trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, là phương tiệngiáo dục toàn diện về đạo đức, tư duy, nhận thức và chuẩn mực hành vi vănhóa… Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức sơ đẳng nhất ởtrường mầm non trước khi trẻ bước vào bậc tiểu học

Phát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vựcphát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Trong ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm,

là vật liệu để tạo ý, tạo lời và tạo câu Để tiếp nhận, giao tiếp, bộc lộ suy nghĩ,thể hiện ý tưởng một cách hiệu quả nhất trẻ phải có vốn từ chuẩn mực, phongphú

Văn học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.Trong kho tàng văn học Việt Nam, truyện ngụ ngôn chiếm số lượng ít nhưnglại giữ vai trò quan trọng Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự,dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý, một quanniệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội Bên cạnh đó,ngôn ngữtrong truyện ngụ ngôn được sử dụng gần gũi, ngắn gọn, xúc tích, mang tínhhiện thực, đi thẳng vào nội dung Vì vậy, những câu chuyện ngụ ngôn giúp trẻ

Trang 7

biết rõ được nguồn gốc của các sự vật, hiện tượng xung quanh, mang lại cho trẻ một cái nhìn toàn diện về thế giới xung quanh mình.

Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, truyện ngụ ngôn cònchưa được đưa nhiều vào trong chương trình giảng dạy Vì những lý do nêutrên, chúng tôi chọn đề tài “ Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông quatruyện ngụ ngôn” với mong muốn góp phần mở rộng vốn từ cho trẻ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trẻ em luôn dành được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.Những vấn đề về trẻ em luôn được các nhà nghiên cứu khoa học hết sức quantâm Trong chương trình giáo dục mầm non, mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáonhỡ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng Vì vậy, đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau

Trong cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” NXBĐại học sư phạm, 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phương phápphát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết và cụ thể Trong đó, tác giảđưa ra các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, bao gồm cả vấn đềphát triển vốn từ cho trẻ

Tiếp theo cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi”NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, các tác giả Hoàng Thị Oanh – PhạmThị Việt – Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trongviệc giáo dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lược nội dung, phương pháp, biệnpháp để luyện âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong cuốn sách “ Phương pháp phát triển ngônngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nôi, năm 2005

Trong cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non”, 2005, tác giả NguyễnÁnh Tuyết đã trình bày về sự phát triển vốn từ của trẻ

Trang 8

Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản lý,những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và quản lí ngành mầm non Trongtạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006, tác giả Đinh Thị Uyên có bài dịch tìmhiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc Đây làmột góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non hiện nay.

Khóa luận tốt nghiệp đại học “Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn quatập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa”, 2016, sinh viênHoàng Phương Thanh đã đề cập đến một số biện pháp mở rộng vốn từ chotrẻ

Và trong khóa luận tốt nghiệp đại học “Một số biện pháp phát triển vốn

từ cho trẻ 5-6 tuổi”, 2016, sinh viên Bùi Thị Diệu Linh có nêu ra một số đặcđiểm vốn từ của trẻ và các biện pháp để phát triển vốn từ cho trẻ em

Như vậy, đã có rất nhiều các tác giả, các luận văn tốt nghiệp nghiên cứusâu về vốn từ vựng của trẻ mầm non, về những phương pháp để mở rộng vốn

từ cho trẻ Tuy nhiên, cho tới thời điểm này vẫn chưa có một công trình khoahọc nào đi sâu vào đề tài “Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông quatruyện ngụ ngôn” Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tìm ra được hướng

đi riêng, dựa trên sự tìm hiểu của chính bản thân mình

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra các biện pháp mởrộng vốn từ cho trẻ thông qua truyện ngụ ngôn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Việc mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua truyện ngụ ngôn

- Đề tài nghiên cứu việc mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông quamột số truyện ngụ ngôn trong chương trình dạy học cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Trang 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài, vai trò, tác dụng của truyện ngụ ngônđối với việc mở rộng vốn từ cho trẻ

- Tìm ra các biện pháp mở rộng vốn từ trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua truyện ngụ ngôn

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thống kê phân loại

- Phương pháp miêu tả

- Phương pháp so sánh đối chiếu

7 Cấu trúc của đề tài

Chương 1: Cở sở lý luận

Chương 2 : Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua truyện ngụ ngôn

Trang 10

NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Cơ sở tâm lí

Quan điểm tâm lí học duy vật biện chứng cho rằng con người trở thànhngười không bằng cơ chế di truyền sinh học mà bằng cơ chế lĩnh hội nền vănhóa Bằng hoạt động, bằng tác động của nền văn hóa xã hội con người hìnhthành, phát triển và hoàn thiện chính mình

Tâm lí người mang tính quy luật về sự chuyển đoạn trong tiến trình pháttriển Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mầm non cũng không nằm ngoàinhững quy luật của tâm lí con người Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng

tự nhiên, trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ thông qua giao tiếp hoạt động chứ khôngphải qua cơ chế di truyền và ứng với mỗi giai đoạn lứa tuổi lại có những đặctrưng khác nhau

Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ thấy rằng: Việc tiếp thungôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực khác.Ngôn ngữ được hình thành rất sớm, ngay từ giai đoạn hài nhi đã hình thànhnhững tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ Nhu cầu giao tiếp với người lớn ngàycàng tăng làm xuất hiện nhu cầu nói năng của trẻ Trẻ không có ý thức vềngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học đượccách nói năng của người xung quanh mình Sự phát triển của trẻ mầm non cònnon nớt, chưa hoàn thiện Hoạt động học tập đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ

và thể lực, đòi hỏi sự chú ý có chủ định kéo dài, đòi hỏi sự hoạt động nhiềumặt của trẻ Trẻ mầm non, chú ý không chủ định phát triển, chú ý có chủ định

đã xuất hiện nhưng còn hạn chế Đặc điểm trí nhớ của trẻ mầm non là tínhtrực quan hình tượng, tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiêncủa những ấn tượng hấp dẫn bên ngoài Trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn

Trang 11

trí nhớ từ ngữ - logic Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật, trẻ ghi nhớ trongnhững sự vật hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn nhiều so với lời giải thích dàidòng Vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có một bước phát triển mạnh vềchất: trí nhớ chủ định xuất hiện và phát triển mạnh Đó là loại trí nhớ có mụcđích và cần phải nhờ đến công cụ tâm lí như sơ đồ và chữ viết Biểu tượngcủa trí nhớ ở tuổi mẫu giáo lớn mang tính khái quát hơn Trong quá trìnhtưởng tượng, trẻ sử dụng các biểu tượng của trí nhớ.

Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với cáchiện tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc

độ khá nhanh, và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ đều biết sử dụng tiếng

mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày

Nhân cách với các nét tâm lí của trẻ cũng bắt đầu hình thành ở độ tuổinày, trước tiên là xu hướng cá nhân Các động cơ hành động mới có nội dung

xã hội được hình thành Trẻ học được cách xem xét hành vi của mình và củacác bạn theo yêu cầu của người lớn đề ra và hành động theo yêu cầu đó Tấtnhiên xu hướng xã hội của trẻ 4 - 5 tuổi còn chưa rõ nét và cần được cung cấp

và phát triển

Trẻ 4 - 5 tuổi là bước ngoặt quan trọng giữa hai độ tuổi, trẻ đã tập làmquen dần với các tiết học để lĩnh hội những tri thức đơn giản gần gũi đối vớitrẻ Sự ghi nhớ và nhớ lại có chủ đích bắt đầu phát triển, dần dần trẻ biết cáchghi nhớ đọc đi đọc lại và phân chia các vấn đề cần ghi nhớ Tư duy của trẻphát triển trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính, trẻ đã biết tư duy bằng những hìnhảnh trong đầu, nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới đượcchuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong Cùng với sự hoànthiện về các hoạt động trẻ cũng dần hoàn thiện các hoạt động khác như: toán,

vẽ, nặn, kể chuyện, … hứng thú nhận thức của trẻ tăng lên rõ rệt Trong quátrình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ, các hình thức tư duy cũng được

Trang 12

hoàn thiện dần khi hiểu biết của trẻ càng mở rộng Sự phát triển tư duy gắnchặt với phát triển ngôn ngữ và sự tăng của vốn từ Ở trẻ quá trình khái quáthóa và trừu tượng hóa cần thiết để hình thành các khái niệm xuất hiện và pháttriển.

Trẻ 4 - 5 tuổi các loại tư duy đều được phát triển nhưng mức độ khácnhau Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ và chiếm ưu thế Tưduy trực quan hành động vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chất lượng khác vớitrẻ 3 - 4 ở chỗ trẻ bắt đầu biết suy nghĩ xem xét nhiệm vụ hoạt động, phươngpháp và phương tiện giải quyết nhiệm vụ tư duy Nhờ có sự phát triển ngônngữ, trẻ ở lứa tuổi này đã xuất hiện loại tư duy trừu tượng Vai trò của ngônngữ ở đây rất lớn, nó giúp trẻ nhận ra bài toán cần giải quyết, giúp trẻ đặt kếhoạch tìm ra cách giải quyết và nghe lời giải thích, hướng dẫn của người lớn.Như vậy, đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non nói chung và độ tuổi mẫugiáo nhỡ nói riêng được hình thành và phát triển mạnh mẽ Những đặc điểmtâm lí đó ảnh hưởng sâu sắc từ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Việc phát triểnvốn từ cho trẻ trong giai đoạn này góp phần quan trọng trong việc phát triển

tư duy, trí tuệ, tình cảm và đặt nền móng cho sự hoàn thiện nhân cách trẻ

1.2 Cơ sở sinh lí học

Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, là phương tiện để nảy sinh và pháttriển tâm lí Từ lúc sinh ra, trẻ lớn lên và phát triển không ngừng Cấu tạo củacác cơ quan, hệ cơ quan dần hoàn thiện nhưng không giống nhau về mức độphát triển Học thuyết về các hệ thống tín hiệu khẳng định việc phát triểnngôn ngữ liên quan mật thiết đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và bộmáy phát âm

Các nhà sinh lí và giải phẫu học chứng minh cơ sở vật chất của đời sốngtrẻ phụ thuộc vào não bộ và hoạt động của hệ thần kinh cấp cao Học thuyết

về các hệ thống tín hiệu cũng khẳng định: ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2,

Trang 13

có liên quan mật thiết đến bán cầu đại não và hệ thần kinh Cho đến khi rađời, bộ não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dù hình thái và cấu tạo giảiphẫu không có nhiều khác biệt so với người trưởng thành Não bộ trẻ sơ sinh

có kích thước nhỏ, trọng lượng khoảng 370 - 392g (1/9 - 1/8 trọng lượng cơthể) 9 năm đầu đời trọng lượng não tăng lên nhanh chóng, 6 tháng tăng gấpđôi, 3 tuổi tăng gấp 3 so với lúc mới sinh Não trẻ có 1000 tỉ tế bào nhưng tếbào thần kinh vỏ não chưa được biệt hóa Khi trẻ 3 tuổi đã có các tế bào thầnkinh được biệt hóa Trẻ mới sinh các sợi thần kinh chưa được myelin hóa, quátrình myelin hóa bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3 và hoàn thiện dần khi trẻđược

2 tuổi Quá trình này có ý nghĩa to lớn vì nó góp phần làm cho hưng phấn đượctruyền cách riêng biệt theo sợi dây thần kinh, giúp trẻ thể hiện năng lực trí tuệqua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua chú ý, quan sát, suy nghĩ

Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát

âm Mỗi người sinh ra đều có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất đểsản sinh âm thanh ngôn ngữ Đây là một trong những điều kiện vật chất quantrọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ nói Nếu như cấu tạo của nó cómột khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, ngắn lưỡi…)thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn Khi sinh ra bộ máy phát âmchưa hoàn chỉnh, nó được hoàn thiện dần: sự xuất hiện, hoàn thiện của hàmrăng, sự vận động của môi, lưỡi, của hàm dưới… Quá trình đó diễn ra tựnhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện cùng với quátrình lớn lên của trẻ Trong thực tế có những em cùng sinh ra nhưng có emphát triển tốt, có em nói ngọng Sự khác nhau như vậy là do bộ máy điều kiệnvật chất khác nhau và quá trình chăm sóc giáo dục khác nhau Trẻ nói ngọng

là do bộ máy phát âm chưa hoàn thiện Tuy nhiên bộ máy phát âm mới chỉ làtiền đề vật chất Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách hệthống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn

Trang 14

mực âm thanh ngôn ngữ Cấu tạo bộ máy phát âm gồm: Dây thanh và các hộpcộng hưởng phía trên thanh hầu Âm sắc và tiếng nói do tính chất của âm xácđịnh và phụ thuộc vào các khoang cộng hưởng của phần trên các bộ phậnthanh quản, họng, khoang miệng, mũi Bộ máy phát âm của trẻ chưa pháttriển đầy đủ, các bộ phận tạo tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ phát âmcòn chưa chuẩn, chưa chính xác Ở cuối tuổi mẫu giáo, do việc mở rộng giaotiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng trong những năm trước đây, tai nghe ngữ

âm được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận ngữ âm khi nghe người lớn nói.Mặt khác, cơ quan phát âm đã trưởng thành đến mức trẻ có thể phát âm tươngđối chuẩn kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ khi nói năng và sử dụng ngữđiệu phù hợp hoàn cảnh

Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ có liên quan mật thiết tớiquá trình hoàn thiện của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm Do đó, việcnghiên cứu qua trình hoàn thiện của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm

để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non là hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoahọc

1.3 Cơ sở ngôn ngữ

1.3.1 Từ và phân loại từ

1.3.1.1 Khái niệm về từ

Một số quan điểm định nghĩa về từ:

- Từ là đơn vị có hai mặt âm thanh và ý nghĩa, là đơn vị có sẵn trong hệthống ngôn ngữ, được dùng để gọi tên và để tạo câu

- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập,tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu

- Từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ Từ là đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo ổnđịnh, mang nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu Từ có thể làmtên gọi của sự vật (danh từ), chỉ các hoạt động (động từ), trạng thái, tính chất(tính từ) … Từ là công cụ biểu thị khái niệm của con người đối với hiện thực

Trang 15

Cho đến nay trong ngôn ngữ học các định nghĩa về từ đã được đưa rakhông ít, song đây là định nghĩa về từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất:

“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mangnhững đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định,tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏnhất để tạo câu”, của tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩatiếng Việt

b Từ phức: Là từ được tạo thành từ hai âm tiết trở lên Từ phức bao gồm: từ ghép và từ láy

VD: ông nội, bà ngoại, …

+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp,không phân biệt ra tiếng chính tiếng phụ

VD: giày dép, bàn ghế, chăn gối, …

Trang 16

1.3.1.2.2 Phân loại theo đặc điểm ngữ pháp

Căn cứ vào tiêu chí phân định từ loại và ý nghĩa của từ loại, từ được chiathành ba nhóm:

a Nhóm 1: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thểlàm thành phần câu gọi là thực từ Nhóm từ này gồm: danh từ, động từ, tínhtừ

a1 Danh từ: Là từ loại bao gồm những từ có ý nghĩa khái quát sự vật

Đó là những thực từ chỉ vật thể - người, động vật, thực vật, đồ vật, những hiệntượng tự nhiên, hiện tượng xã hội và những khái niệm trừu tượng … được conngười nhận thức và phản ánh như các vật thể tồn tại trong hiện thực Danh từbao gồm: Danh từ riêng và danh từ chung

- Danh từ riêng: Là danh từ gọi tên sự vật, hiện tượng cụ thể riêng biệt,thường đứng sau danh từ chung làm định ngữ cho danh từ chung

Danh từ riêng bao gồm: tên riêng chỉ người, tên địa danh, tên con vật,tên sự vật

VD: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Vũ Thị Tuyết, …

- Danh từ chung: Là những từ biểu thị tên gọi cho hàng loạt các sự vật,hiện tượng không phải cho các sự vật, hiện tượng đơn lẻ

VD: ngôi nhà, cô giáo, học sinh, …

Trang 17

a2 Động từ: Là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động, trạng tháinhất định của sự vật, hiện tượng.

Động từ bao gồm: Động từ độc lập và động từ không độc lập

- Động từ độc lập: là những động từ tự thân đã có nghĩa Chúng có thểdùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm, và có thể giữ chức vụ làmthành phần chính của câu

VD: đi, chạy, nhảy, chém, đá, tặng, …

- Động từ không độc lập: là những động từ thường không đứng mộtmình, đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải cùng với một động từkhác hoặc cụm từ đi sau làm thành tố phụ

về đặc trưng, tính chất hoặc là đặc trưng ấy không có gì để so sánh

VD: Trên, dưới, trái, phải, trắng toát, đen xì, …

- Tính từ chỉ tính chất đặc trưng theo thang độ: chúng có khả năng kếthợp với các phụ từ chỉ mức độ bao gồm:

 Tính từ chỉ đặc điểm tâm lí: hiền, dữ, lành, …

 Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu, …

Trang 18

 Tính từ chỉ trí tuệ: thông minh, khôn, tinh ranh, đần, ngu, …

b Nhóm 2: Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, màchỉ có tác dụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhaucủa từ Nhóm này gồm: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ

b2 Phụ từ: Là những hư từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượngtrong thực tế khách quan mà chỉ có chức năng dẫn xuất hoặc biểu niệm vềtình thái

- Phân loại: căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các hư từ mà phụ từthường đi kèm, có thể chia phụ từ thành hai nhóm:

+ Phụ từ chuyên phụ cho danh từ: là những hư từ mà ý nghĩa chỉ số Bổsung ý nghĩa về mặt số lượng cho danh từ:

VD: các, mọi, mỗi, những, …

+ Phụ từ đi kèm với động từ và tính từ: các phụ từ này làm thành tố phụtrước hoặc thành tố phụ sau, bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ, tính từ.VD: đang, hơi, rất, lắm, …

b2 Quan hệ từ: Là những hư từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiệntượng trong thế giới khách quan mà chỉ để liên kết, để nối từ và các từ, cụm từvới cụm từ, câu với câu

Trang 19

- Phân loại

+ Tình thái từ nghi vấn: hả, không, à, ư, …

+ Tình thái từ cầu khiến: nhé, nào, đi, với, …

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: cơ, mà, nhé, …

+ Tình thái từ cảm than: sao, biết bao, …

c Nhóm 3: Lớp từ trung gian gồm: đại từ và số từ

c1 Đại từ: Là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.VD: tôi, cô ấy, anh ta, …

c2 Số từ: Là những từ loại dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nào đó

- Phân loại:

+ Số từ chỉ số lượng của sự vật

VD: ba quyển sách, hai cái bút, …

+ Số từ chỉ thứ tự của sự vật

VD: canh bốn, canh năm, …

Ngoài ra, từ còn được phân loại theo một số cách khác:

- Phân loại theo nghĩa: Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

- Phân loại theo nguồn gốc: Từ thuần Việt, từ Hán – Việt,…

- Phân loại theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương

1.3.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non

Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thànhmột thành viên của xã hội loài người Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ cóthể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn cóthể chăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ là một điều kiện quan trọng để trẻ thamgia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ

Lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ sự nhậnthức thế giới xung quanh Trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh Qua quá

Trang 20

trình tiếp xúc với mọi người xung quanh, vốn từ của trẻ tăng lên, trẻ học đượccách nói của người lớn, lúc đó trẻ mới nói được câu hoàn chỉnh Với mỗi cánhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra rất nhanh ở giai đoạn 0-6 tuổi (lứa tuổimầm non) Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi – trẻ đã có thể

sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày Ở giai đoạn nàynếu không có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ thìsau này khó có thể phát triển tốt được

1.3.2.1 Vốn từ xét về mặt số lượng

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với cácgiai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.Trẻ sơ sinh chưa hiểu được ngôn ngữ của người lớn Ở giai đoạn này, trẻmới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu, giọng nói của người mẹ Khi trẻ được 7-8tháng, trẻ bắt đầu biết tên mình Đến 10-11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số

từ chỉ các sự vật, người mà trẻ thường xuyên tếp xúc Từ 12 tháng trở đi,nhu cầu giao tiếp của trẻ với thế giới xung quanh ngày càng tăng lên, bêncạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên Ở 18 tháng tuổi,

số từ bình quân là 11 từ, trẻ bắt chước người lớn học lại một số từ đơn giảnnhư: mẹ, bà, ba, …

Từ 19-21 tháng, môi trường tiếp xúc của trẻ được mở rộng, trẻ được làmquen với nhiều sự vật, hiện tượng, số lượng từ của trẻ được tăng lên rõrệt Đến 21 tháng, trẻ đạt tới 220 từ Giai đoạn 21-24 tháng, tốc độ chậm lại,chỉ đạt 234 từ Vào tháng 24, sau đó tăng tốc độ, 30 tháng đạt 434 từ, 36tháng đạt 486 từ

Theo tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn Phương pháp phát triển lời nóicho trẻ em nghiên

cứu:

Trang 21

Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ,

động từ, tnh từ và các loại khác rất ít, danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùngquen

Trang 22

thuộc, các con vật gần gũi như: mèo, chó, chim, … động từ chỉ hoạt động vớitrẻ và những người xung quanh như: ăn, uống, ngủ, đi, …

Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ Ưu thế vẫn thuộc về danh từ

và động từ Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ

Từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1.033 từ; tính từ và các

loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao

hơn

Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối

3 tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 10,7%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi vốn

từ tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10,40%; cuối 6tuổi so với đầu 6 tuổi vốn từ tăng 10,01%

Như vậy, ta có thể nhận thấy quy luật tăng số lượng từ của trẻ như sau:

- Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian

- Sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giaiđoạn tăng

chậm

- Trong năm thứ 3 tốc độ tăng nhanh nhất

- Từ 3 – 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm

1.3.2.2 Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại

Trẻ mẫu giáo nói nhiều nhưng chưa phải là nói hay, vì vậy cần mở rộngcác loại từ để trẻ biết sử dụng từ gợi cảm, từ văn

học

Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một têu chí đánh giá chấtlượng vốn từ Tiếng Việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tnh từ, số từ, đại từ,phó từ, quan hệ từ, định từ, tình thái từ Số lượng từ loại càng nhiều baonhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu Các loại từ

Trang 23

xuất hiện dần dần trong vốn từ của trẻ Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đóđến động từ và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn.

Đến 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ loại từ Tuy nhiên,

tỉ lệ danh từ và tnh từ cao hơn rất nhiều so với các loại từ khác: danhtừ

Trang 24

chiếm 38%, động từ chiếm 32%, còn lại tính từ chiếm 6,8%, đại từ chiếm3,1%, phó từ chiếm 7,8%, tnh thái từ chiếm 74,7%, quan hệ từ và số từ ítxuất hiện.

Giai đoạn 5 - 6 tuổi là giai đoạn hoàn thiện cơ cấu từ loại trong vốn

từ của trẻ Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi (chỉ còn khoảng 50%) nhường chỗcho tính từ và các loại từ khác tăng

Từ đặc điểm này, chúng ta cần chú ý đến tỉ lệ các loại từ khác nhau khidạy từ cho trẻ, dạy trẻ phải chú trọng vốn từ trẻ còn nghèo nàn: lúc đầu số

lượng danh từ chiếm phần lớn, sau đó động từ rồi đến tính từ

1.3.2.3 Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáo

Quá trình nắm ý nghĩa của từ đi từ hình ảnh cảm giác đến sự khái quát ýnghĩa Vật thể xung quanh thu hút sự chú ý của trẻ và nhận được tên gọi chỉtrong trường hợp chúng ta cho trẻ giao tiếp với chúng như: đụng đến, sờhoặc ăn,… Ngay khoảng 2 tuổi, trẻ nhớ tên gọi đối tượng khó khăn nếunhư chỉ nhìn qua nó Trẻ mẫu giáo bé có khả năng nắm được những từ ngữ

có nghĩa cụ thể như những từ là tên gọi các đồ vật trong gia đình, tên gọiđộng vật, thực vật Đến tuổi mẫu giáo lớn, để nắm từ với ý nghĩa kháiquát, trẻ không đòi hỏi cảm giác trực tếp nữa

Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của

từ như sau:

- Mức độ zero (mức độ không): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó Trẻhiểu được ý nghĩa gọi tên này

Ví dụ: bố, mẹ, bàn, …(nghĩa biểu danh)

- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các sựvật cùng loại

Ví dụ: búp bê, bóng, cốc ,…

Trang 25

- Mức độ 2: Khái quát hơn: trẻ nắm được những từ ngữ thể hiện sự kháiquát về giống.

Ví dụ: quả (nho, xoài, dứa); xe (đạp, ô tô); con (gà, mèo, chó); …

- Mức độ 3: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: sốlượng, chất lượng, hành động, … (học ở cấp phổ thông)

Ví dụ: “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi như búp bê, ô tô, … “phương tiện giaothông” có thể chỉ xe máy, tàu hỏa, xe đạp , …

Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩabiểu danh (mức độ zero và 1) Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặcbiệt là mẫu giáo lớn Khả năng nắm được mức độ thứ tư của sự khái quátxuất hiện vào tuổi thiếu niên

1.3.2.4 Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo

Nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tượng của

tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện tượng, thuộctính, quan hệ mang tính chất biểu tượng trực quan và phù hợp với hoạt độngcủa chúng

Sự lĩnh hội nghĩa của từ diễn ra dần dần: thoạt đầu, trẻ chỉ đối chiếu

từ với cụ thể (không có nghĩa khái quát); sự thâm nhập dần của trẻ hiện thực(khám phá ra những thuộc tính, dấu hiệu, bản chất, khái quát theo dấuhiệu nào đó), … Dần dần cùng với sự phát triển tư duy, trẻ mới nắm được nộidung khái niệm trong từ, việc nắm nghĩa từ còn biến đổi trong suốt tuổi mẫugiáo

Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với số lượngvốn từ của người lớn Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp

1.4 Văn học đối với giáo dục trẻ mầm non

Ngay từ thuở ấu thơ, trẻ em đã được tiếp xúc với văn học, qua lời ru của

bà, của mẹ, qua những câu chuyện kể về thế giới thần tiên, qua những vần

Trang 26

thơ chứa bao điều kì diệu về cuộc sống xung quanh Rất tự nhiên, văn họcthấm

Trang 27

sâu vào tâm hồn các em Và nghe hát ru, nghe kể chuyện, đọc thơ trởthành một trong những nhu cầu cần thiết đối với cuộc sống của trẻ Khitrẻ đến trường, việc giới thiệu văn học cho trẻ được nâng lên một vị trí caohơn, với một mục têu rõ ràng và phương pháp bài bản hơn Điều đó càngkhiến cho văn học trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ.Trong số các loại hình nghệ thuật, văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt, cóvai trò to lớn không gì thay thế được trong việc hình thành và phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ em Nhà phê bình văn học Nga V.G.Bielinxkitừng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà giáo dục là một

sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết định số phận con người” Là loại hình nghệthuật ngôn từ, văn học có khả năng đi vào lòng người một cách tự nhiên vàsâu sắc Đối với trẻ em, văn học nói chung, các tác phẩm văn học thiếu nhinói riêng càng có khả năng tác động trực tiếp, sâu sắc tới đời sống tâm hồncủa trẻ Việc cho trẻ em lứa tuổi mầm non làm quen với tác phẩm văn học từlâu đã đặt ra như một nội dung vô cùng quan trọng trong chương trìnhgiáo dục mầm non Văn học đóng vai trò là phương tiện, đồng thời cũngmang các nội dung nhằm:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụquan trọng hàng đầu trong giáo dục mầm non, đặc biệt là giáo dục mẫu giáo.Bởi lẽ ngôn ngữ gắn liền với tư duy, nếu trẻ không được trang bị một vốnngôn ngữ nhất định, trẻ không thể tăng cường, rèn luyện khả năng tưduy khoa học, chuẩn bị cho việc theo học ở trường phổ thông sau này Cácsáng tác văn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và làmphong phú ngôn ngữ cho trẻ Bằng các hình tượng nghệ thuật, văn học mở ra

và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên, thế giới tình cảm và cácquan hệ qua lại của con người Nó làm phong phú những xúc cảm, phát triểntrí tưởng

Trang 28

tượng và đưa đến cho trẻ những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dântộc.

Đồng thời, vốn ngôn ngữ được sử dụng một cách nghệ thuật trong cáctác

Trang 29

phẩm cũng giúp trẻ thành thạo các phát âm, mở rộng vốn từ, đặc biệt là

từ ngữ sử dụng theo phong cách nghệ thuật, giúp trẻ phát triển lời nói mạchlạc, nâng cao khả năng diễn đạt (diễn đạt vấn đề một cách sinh động, giàuhình ảnh, giàu tính tạo hình và tính biểu cảm)

Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non: Cũng như hầu hết các nội dunggiáo dục khác trong chương trình giáo dục mầm non, phát triển nhận thứccho trẻ có vị trí hết sức quan trọng và cần thiết Mục tiêu mở rộng và nângcao nhận thức cho trẻ mầm non được thực hiện thông qua nhiều hoạt độngkhác nhau Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạtđộng hữu hiệu giúp trẻ mở rộng, nâng cao nhận thức về cuộc sống xungquanh Những bài thơ, những câu chuyện đã giúp các trẻ mở rộng tầm nhìn

và sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, thế giới động vật, thực vật, … giúp trẻbiết được tên gọi, những đặc tính, những quan hệ và những ý nghĩa củachúng đối với con

người; giúp trẻ hiểu biết về cuộc sống của con người và những điều cơ bảntrong mối quan hệ giữa con người với con người Có thể nói, với chức năngphản ánh cuộc sống, văn học thiếu nhi như “những cuốn sách giáo khoa” đầutên giúp trẻ nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh

Phát triển thẩm mĩ cho trẻ mầm non: Văn học luôn đem đến chotrẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng; gợi mở trong các em những xúc cảmthẩm mĩ tốt đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn Tiếp xúc với tácphẩm văn học là các em được tiếp xúc với cả một thế giới bao la đầy âmthanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, muôn màumuôn vẻ của thiên nhiên và cuộc sống Trẻ em lứa tuổi mầm non có một đờisống tâm hồn ngây thơ, chưa có những trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức vềthế giới xung quanh chủ yếu dừng ở mức cảm tnh, gắn với cái cụ thể trước

Trang 30

mắt Chính vì thế, vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sức tưởngtượng phong phú của các

Trang 31

nhà văn trong tác phẩm văn chương là cơ sở để khơi gợi trong tâm hồncác

em những rung cảm thẩm mĩ đẹp đẽ và sâu

sắc

Phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mầm non: Trẻ thơ rất nhạy cảm,

dễ rung động Các em chủ yếu sống và cư xử với tất cả các đối tượngxung quanh bằng tnh cảm Đặc biệt, trẻ khác với người lớn ở chỗ thườngbộc lộ thái độ trước một hiện tượng, một sự việc trong cuộc sống một cách

rõ ràng: yêu - ghét, vui buồn, thích - không thích Vì vậy, giáo dục lòng nhân

ái cho con người hữu hiệu nhất là bắt đầu giáo dục lòng nhân ái cho trẻthơ Một trong những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ có giá trị độcđáo là văn học Những bài học đạo đức, nhân văn được gửi gắm trongthế giới hình

tượng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tác động một cách tự nhiên mà sâu sắcđến tình cảm của trẻ Một tấm gương về lòng hiếu thảo, về tnh yêu thương

và ý thức trách nhiệm đối với người thân, đối với mọi người xung quanh sẽcho các bé bài học quý giá về nhân cách làm người, từ đó hình thành ở trẻmột đời sống tình cảm phong phú, nhạy bén, tnh tế

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non: Văn học ngoài chức năng phục vụnhu cầu học tập của các em, còn là yếu tố hữu cơ của các trò chơi sinh hoạt,đưa trẻ vào thế giới của trò chơi nhẹ nhàng, có nhịp điệu làm cho trò chơitrở nên hấp dẫn, từ đó phát triển ở trẻ thể chất khỏe mạnh, linh hoạt Khi trẻchơi chính là lúc các vận động cơ được phát triển, khả năng tai nghe cũngđược vận dụng linh hoạt gợi ra những phản ứng vận động của cơ thể (thayđổi nhịp tm mạch, sự tuần hoàn máu, hô hấp và dãn nở cơ) Trong khi chơi,trẻ không những phối hợp các động tác đi lại vững vàng chạy nhảy nô đùa

mà còn có những động tác khó: lộn cầu vồng, nhảy lò cò … nhưng trẻ vẫn kết

Trang 32

hợp tay chân một cách nhịp nhàng Qua văn học trẻ không chỉ được họcmột cách thuần túy mà còn được chơi, được vận động, kết hợp nhịp nhànggiữa chân và tay Vì thế sự định hướng trong không gian, sự logic ngôn ngữbên trong với

Trang 33

động tác bên ngoài càng hoàn thiện, giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa, cóđủ

sức khỏe, là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của

trẻ

1.5 Khái quát về truyện ngụ ngôn

1.5.1 Khái niệm truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượnloài vật để nêu lên bài học luân lý, qua đó gửi gắm ý tưởng, nhận xét về nhânsinh, hay bài học về kinh nghiệm sống, có ý nghĩa răn dạy đạo đức

Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất, ra đời từ thời

kỳ trước công nguyên Trong kho tàng văn học dân gian của mọi dân tộc đều

có thơ và truyện ngụ ngôn, đó là những sáng tác của nhân dân, được lưutruyền từ đời này qua đời khác bằng con đường truyền miệng

Ngụ ngôn xuất hiện trong kho tàng văn hóa các dân tộc như Hy Lạp, Ấn

Độ, Ai Cập, … và xa xưa nhất có thể tính đến các tác phẩm ngụ ngôn nửathực nửa truyền thuyết tương truyền do Êdốp sáng tác, có tầm ảnh hưởngsâu rộng không chỉ đối với văn học Hy Lạp cổ đại mà còn đối với nhiều nềnvăn học trên thế giới

1.5.2 Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn

Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đông đảo và phong phú,

dù là con vật, cây cối, đồ vật hay các hiện tượng tự nhiên đều được các nhàvăn xây dựng với mục đích chủ yếu là để “nói chuyện về con người”, biến

nó thành con người, mang tnh cách như con người, có nét tâm tư, tnh cảmnhư con người Trong thế giới nhân vật đông đúc ấy còn có con người, thầnthánh,

… Có thể chia thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn ra làm hai loại chính,

đó là những nhân vật là con người và nhân vật là loài vật, trong đó chủ yếu

Trang 34

giống như đặc trưng của thể loại ngụ ngôn, nhân vật chiếm đa số vẫn là nhânvật loài vật, hay chính xác hơn là con vật

1.5.2.1 Nhân vật là con vật

Trang 35

Thế giới nhân vật là loài vật trong truyện ngụ ngôn hấp dẫn thiếu nhi ởchỗ đó là những con vật quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày của trẻ

em Đó là những con chó, con mèo mà hàng ngày các em vẫn nô đùa, vuốt

ve, chơi đùa với chúng Hay là những con vật quen thuộc nuôi trong gia đìnhnhư con gà, con vịt, chú chim bồ câu, … là những con vật chốn rừng xanh màtrẻ

thường được nghe mẹ kể trong những câu chuyện cổ tch hay đi xem ởvườn bách thú: con cáo, con sói, con thở, con sư tử, … Đôi khi lại là nhữngcon vật nhỏ bé như là con kiến, con chim, con ve, con cá, … Nhân vật làloài vật chiếm tới khoảng 80% trong truyện ngụ ngôn

Trong những loài vật ấy, nhân vật thường gặp nhất trong truyệnngụ ngôn đó là Sư tử, Cáo và Sói Chúng đều xuất hiện với tư cách là nhânvật chính

Nhân vật Sư tử được nhắc đến ở cả hai mặt tốt và xấu Sư tử xưa nayđược mệnh danh là chúa sơn lâm, đại diện cho tầng lớp thống trị (vua -mặt trời) Bản chất của nó là hống hách, kiêu căng, độc đoán, chuyên quyền.Đôi khi, nó ngốc nghếch đến ngu muội khiến cho bản thân bị tổn thương vìtính hiếu thắng

Ngoài Sư tử không thể không nhắc đến Sói – nhân vật, con vật đại diệncho giai cấp thống trị, bè lũ triều thần của vua Trước hết, Sói thuộc loại ănthịt Nó là nỗi kinh hoàng của đàn Cừu Sói có bản tính hung tàn, ỷ mạnh hiếpyếu, độc ác, vong ân bội nghĩa, là kẻ cướp nhưng cũng sẵn sàng trở thành một

kẻ lừa gạt khi có cơ hội

Con vật xuất hiện nhiều nhất trong truyện ngụ ngôn chính là con Cáo.Khác với Sói, Cáo là một con vật ranh ma, quỷ quyệt Nó là con thú ăn thịtloại nhỏ Con mồi của nó thường là cac con vật nhỏ như: chim, sóc, thỏ, …Thức ăn mà Cáo yêu thích nhất chính là các loại gia cầm Vì các con vật này

Trang 36

thường được con người che chở, bảo vệ vì vậy mà Cáo trở thành kẻ ăn cắp.

Trang 37

Đây là đặc tính dễ nhận thấy ở Cáo Muốn ăn cắp được thì đòi hỏi phải có sựranh ma, tnh khôn, xảo quyệt để vừa kiếm ăn mà vẫn thoát khỏi mũi tên,viên đạn hay gậy guộc của con người

Bên cạnh những nhân vật Sư tử, Sói và Cáo thì trong truyện ngụ ngôncũng xuất hiện những con vật hiền lành, chất phác (Cừu non), thông minh, dídỏm (Chó, gà trống và cáo) và đầy tình nghĩa như chim Bồ câu

Tóm lại, các nhân vật là loài vật trong truyện ngụ ngôn rất phong phú,

đa dạng và sinh động Câu chuyện về loài vật nhưng mục đích chính là nhằmnói chuyện con người, đem đến cho trẻ những kinh nghiệm thực tế của cuộcsống, các bài học về đạo đức, luân lý, ứng xử trong xã hội con người

1.5.2.2 Nhân vật là con người

Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật chính là con người ít được xuất hiệnnhưng cũng là một trong những đối tượng miêu tả chính Thế giới con ngườihiện lên trong tác phẩm cũng hết sức phong phú, sinh động như: người bánhàng thông minh, nhanh trí (Người thợ may nhỏ bé thông minh), đó là ngườinông dân cần cù chăm chỉ, khôn ngoan trong cuộc sống cũng như trongvấn đề dạy dỗ con cái (Người làm vườn và các con), hay là những chàng ngốckhờ khạo, cứng nhắc và bảo thủ (Chàng ngốc đi mua giày), là người đi đường,

kẻ nói dối, ông chủ, đầy tớ, kẻ chăn cừu, … Nhân vật con người trongtruyện ngụ ngôn vì thế cũng đa dạng vô cùng với đủ tầng lớp, nghề nghiệp,

đủ các thành phần trong xã hội : người cùng khổ, gã lưu manh, tên ăn trộm,thầy thuốc, thương gia Rõ ràng để làm nên sự đa dạng phong phú chothế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn, không chỉ có các nhân vật là loàivật, mà còn có sự tham gia đóng góp của nhân vật là con người và trở thànhnét độc đáo cho các tác phẩm

Trang 38

Các nhà văn đã miêu tả con người là những đối tượng trực tiếp trongnhững câu chuyện ngụ ngôn nhằm phê phán những thói hư, tật xấu củacon

Trang 39

người Bên cạnh đó thì những tình cảm tốt đẹp của con người cũng được cácnhà văn nhắc đến như: tnh cảm keo sơn, gắn bó, đoàn kết, đùm bọc giúp đỡlẫn nhau.

Như vậy, thế giới con người trong những câu chuyện ngụ ngôn đượcmiêu tả cũng hết sức chân thực, sinh động, tái hiện hiện thực trong xã hội

Đó là những câu chuyện ngắn gọn nhưng vô cùng sắc nhọn để nói lên nhữngtật xấu của con người Bên cạnh sự châm biếm thì những câu chuyện ngụngôn còn hướng đến tình yêu thương giữa con người với con người, con ngườivới vạn vật trong thế giới tự nhiên Mỗi một tác phẩm đều mang một ý nghĩanhân văn sâu sắc

1.5.3 Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, là đặc điểm để phân biệt giữa con người

và loài vật Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ nhân vật là “lời nói của nhânvật”

Do đặc trưng thể loại, trong truyện ngụ ngôn thường sử dụng ngônngữ đối thoại cho nhân vật của mình Độc thoại nội tâm trong truyện ngụngôn chủ yếu là không có Hình thức ngôn ngữ đối thoại được thể hiện mộtcách linh hoạt, sinh động trong mỗi câu chuyện khác nhau

Mỗi nhân vật đều có lời nói thể hiện tính cách, cá tính của riêng mình Vìthế, có thể nói, ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quantrọng

được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tnh hóa nhân vật:nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, chonhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhân vật thích nói, thích sử dụng vàthường xuyên nói

Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật chủ yếu là con người và loài vật gầngũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ thơ Vì hướng đến đối tượng

Trang 40

là trẻ nhỏ, cho nên khi miêu tả nhân vật, tác giả thường gắn vào chúng lờiăn

Ngày đăng: 06/01/2020, 08:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục học mầm non, tập 1, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non, tập 1
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2006
2. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục học mầm non, tập 2, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non, tập 2
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2006
3. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục học mầm non, tập 3, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non, tập 3
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2006
4. Nhiều tác giả (2015), 100 truyện ngụ ngôn hay nhất, NXB Văn Học Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 truyện ngụ ngôn hay nhất
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn Học
Năm: 2015
5. Nhiều tác giả (2014), Truyện ngụ ngôn đặc sắc, NXB Dân Trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngụ ngôn đặc sắc
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Dân Trí
Năm: 2014
7. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻmẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
8. Lã Thị Bắc Lý (2013), Giáo trình Văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học trẻ em
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2013
9. Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ mầmnon làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
10. Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức (2005), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi
Tác giả: Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
11. Đinh Hồng Thái (2012), Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXBĐại học Sư phạm
Năm: 2012
12. Đinh Hồng Thái (2012), Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
13. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên) (2006), Tâm lí học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
14. Lê Thanh Vân (2009), Giáo trình sinh lí học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lí học trẻ em
Tác giả: Lê Thanh Vân
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm
Năm: 2009
6. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Tiếng Việt (Tập 2), NXB Đại học Sư phạm Khác
15. Một số trang web: lu a n v a n . n e t , d o k o . v n , … Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w