1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn tự nhiên và xã hội

91 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Trong cuốn sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội lớp 3, các tác giả đã gợi ý việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ giai đoạn nào của bài học đều rất quan trọng vì nó làm thay đổi hình th

Trang 1

- -

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu Học

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Thị Thấn

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HẢI PHÒNG, NĂM 2017

To remove this notice, visit: www.foxitsoftware.com/shopping

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN……… ……… ………… i

LỜI CẢM ƠN……… ……… ……… ii

MỤC LỤC……….……….… iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……… ……… iv

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ……… ……… … v

DANH MỤC HÌNH……… ……… … vi

MỞ ĐẦU……… ………….……… 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 8

1.1 Cơ sở lí luận 8

1.1.1 Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học 8

1.1.2 Mục tiêu và nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội 11

1.1.3 Khái quát về trò chơi học tập 13

1.1.4 Trò chơi học tập với việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Khái quát về quá trình điều tra 17

1.1.2 Kết quả điều tra 18

1.2.3 Đánh giá chung về thực trạng 26

1.3 Tiểu kết chương 1 27

1.3.1 Về mặt cơ sở lí luận 27

1.3.2 Về mặt cơ sở thực tiễn 28

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 29

2.1 Các nguyên tắc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập 29

Trang 3

2.2 Qui trình thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã

hội lớp 3 31

2.2.1 Qui trình thiết kế trò chơi học tập 31

2.2.2 Qui trình tổ chức trò chơi học tập 32

2.3 Một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 34

2.3.1 Xây dựng và giới thiệu một số trò chơi khởi động 34

2.3.2 Xây dựng và giới thiệu một số trò chơi hình thành kiến thức 40

2.3.3 Xây dựng và giới thiệu một số trò chơi củng cố kiến thức của bài học 45

2.4 Một số yêu cầu khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội 52

2.5 Tiểu kết chương 2 54

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 55

3.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm 55

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 55

3.1.2 Địa bàn và đối tượng thực nghiệm 55

3.1.3 Nội dung và thời gian thực nghiệm 55

3.1.4 Tổ chức thực nghiệm 56

3.2 Kết quả thực nghiệm 58

3.3 Tiểu kết chương 3 65

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để thực hiện sự nghiệp này đất nước cần những con người năng động, tích cực, sáng tạo, có thể thích ứng với sự thay đổi và phát triển của xã hội hiện đại Xuất phát

từ yêu cầu đào tạo con người mới của xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã từng bước thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội dung và chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông Sự thay đổi nổi bật có thể kể đến là chương trình được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt gần đây nhất vào năm 2001, được triển khai đại trà từ năm học 2002-2003 Trọng tâm của việc đổi mới chương trình tiểu học chính là đổi mới về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học [22,.tr.20]

Thế giới đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, vì vậy việc đầu tư vào chất xám là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự phát triển và phồn thịnh của các quốc gia Nhu cầu học tập của người dân ngày càng được nâng cao Giáo dục ngày càng có vị trí đặc biệt trong xã hội hiện đại

Sự phát triển của khoa học công nghệ đang mở ra nhưng khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học

Định hướng đổi mới các phương pháp dạy học không chỉ là vấn đề đặt ra trong nội bộ ngành giáo dục đào tạo mà đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục và được cụ thể hóa trong Chỉ thị 15 của Bộ giáo dục và Đào tạo [22, tr.21]

Điều 28, Khoản 2 của Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Trang 5

Trong số các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hiệu quả phải kể đến trò chơi học tập

Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh Đây là cách tổ chức hoạt động học tập mà trong đó các em lĩnh hội được các kiến thức cần thiết nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động của trò chơi

Dạy học qua trò chơi học tập là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh

Việc áp dụng trò chơi học tập vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội chính

là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí sôi nổi cho một giờ học Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu bài dạy cần đạt Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? Nếu giáo viên không

tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như mong muốn

mà còn bị phản tác dụng gây sự hỗn độn không cần thiết

Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, của các em theo hướng "học mà chơi, chơi mà học" thì chúng sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng được nâng cao

Thực tiễn dạy học ở các trường tiểu học cho thấy, phần lớn giáo viên tiểu học đã sử dụng trò chơi học tập trong dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng Tuy nhiên vì những lí do khác nhau mà nội dung dạy học đó vẫn dạy theo phương pháp truyền thống và việc khai thác nội dung đó dưới hình thức trò chơi cũng chưa thực sự có hiệu quả Một trong những lí do khách quan đó là lượng kiến thức trong môn Tự nhiên và Xã hội tương đối nhiều, giáo viên không đủ thời gian giảng dạy nên các trò chơi bị bỏ qua, tiết học

Trang 6

không gây hứng thú cho học sinh Một lí do nữa là nhiều giáo viên tiểu học còn chưa nắm vững nguyên tắc và cách tổ chức trò chơi Trong khi đó những nghiên cứu về các nguyên tắc và cách thức tiến hành trò chơi cũng như việc giới thiệu những trò chơi trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội còn ít

Chính điều này đã gây khó khăn cho giáo viên khi dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội nói chung và sử dụng trò chơi trong dạy học có hiệu quả nói riêng

Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi đã tìm tòi và chọn đề tài: "Sử dụng trò chơi học

tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3"

2 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Môn Tự nhiên - Xã hội là một trong những bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục Tiểu học Thông qua bộ môn này giáo viên có thể giúp các em khám phá những điều lý thú, sinh động và hấp dẫn đang diễn ra trong thiên nhiên và trong cuộc sống Những nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 của một số tác giả có thể tập hợp như sau:

2.1 Những nghiên cứu về trò chơi học tập qua các môn học

Trò chơi học tập có thể chuyển tải những nội dung và ý tưởng thành ngôn ngữ sống động, thực tế và hấp dẫn Đây cũng là một công việc mà giáo viên cần phải nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu không ngừng Vấn đề này đã được nhiều nhà quản lí, nhà sư phạm nghiên cứu

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi học tập trong các môn học ở Tiểu học như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,

Tự nhiên và Xã hội

Trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học có luận văn Thạc sĩ khoa học giáo

dục (Trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2005) “Nâng cao hiệu quả dạy học

vần bằng trò chơi học tập” của tác giả Ngô Hải Chi Trong luận văn tác giả đã

đề cập đến ưu điểm của trò chơi học tập và đưa ra một hệ thống trò chơi để góp

phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học vần [8] Trong cuốn Trò chơi học tập

Tiếng Việt 2;3;4;5, tác giả Trần Mạnh Hưởng (Chủ biên) đã khẳng định: Thông

Trang 7

qua trò chơi học tập, học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách giúp cho việc học Tiếng Việt thêm nhẹ nhàng và hiệu quả [15]

Trong dạy học Toán, có tài liệu về 112 trò chơi Toán lớp 1 và 2 của tác giả

Phạm Đình Thực, tác giả đã đưa ra quan niệm Giúp trẻ học Toán qua các trò

chơi là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiểu học

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà đã nghiên cứu “Thiết kế và sử dụng các trò chơi

toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán học các lớp đầu cấp tiểu học”

[10] Trong đó tác giả đã đưa ra một số trò chơi trong dạy học toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán các lớp đầu cấp ở tiểu học

Trong dạy học môn Đạo đức có “Trò chơi học tập môn Đạo đức ở tiểu

học” của tác giả Lưu Thu Thủy [25] hay “Vận dụng phương án tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức ở lớp 3” của tác giả Đoàn Kim Phúc, luận văn Thạc

sĩ khoa học giáo dục Đại học sư phạm Hà Nội Các tác giả đã đưa ra một số trò chơi học tập trong dạy học môn Đạo đức rất thiết thực và bổ ích

Đối với môn Tự nhiên và Xã hội có Trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã

hội do tác giả Bùi Phương Nga (Chủ biên) [18] Thiết kế trò chơi học tập trên máy tính để giáo dục môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 của tác giả

Nguyễn Thị Thanh Nương đã xây dựng một số trò chơi trên máy tính nhằm giáo dục môi trường [19]

2.2 Những nghiên cứu về phương pháp, hình thức trò chơi học tập

Trong cuốn sách “Giáo trình Phương pháp dạy học các môn về tự nhiên

và xã hội”[22] đã nghiên cứu một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Các tác giả đã khẳng định: Đối với học sinh tiểu học, học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được khuyến khích sử dụng nhằm gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học Trò chơi học tập có tác dụng phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lực, sáng tạo của học sinh [22, tr.89]

Trang 8

Trong cuốn sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội lớp 3, các tác giả đã gợi ý

việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ giai đoạn nào của bài học đều rất quan trọng vì nó làm thay đổi hình thức học tập, làm cho không khí lớp học được thoải mái dễ chịu hơn, làm cho quá trình học tập trở thành một hoạt động vui chơi hấp dẫn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn cởi mở hơn, các em được tiếp thu kiến thức một cách tích cực, tự giác hơn [5, tr.13]

Như vậy trò chơi học tập được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó chủ yếu tập trung vào việc sử dụng trò chơi trong dạy học các môn học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học Còn ít tài liệu nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi trong dạy học Tự nhiên và Xã hội đặc biệt ở

lớp 3 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu: “Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” là rất

cần thiết trong tình hình đổi mới hiện nay và đã lựa chọn làm đề tài của mình

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh Lớp 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc áp dụng trò chơi học tập vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3

Vận dụng một số trò chơi học tập vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Lớp 3

Thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của vấn đề nghiên cứu

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trò chơi học tập và việc sử dụng nó trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3

Trang 9

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng và thiết kế một số trò chơi trong dạy học các bài học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3

Phạm vi điều tra và thực nghiệm

- Điều tra được tiến hành trên giáo viên tiểu học ở một số trường thuộc các quận huyện Kiến An, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy thành phố Hải Phòng

- Thực nghiệm được tiến hành ở trường tiểu học Mỹ Đức I huyện An Lão thành phố Hải Phòng

5 Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội tuân thủ các nguyên tắc nhất định, đảm bảo qui trình phù hợp sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập môn này

6 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau đây:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc và nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp luật có liên quan đến

cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,

hệ thống hóa các nguốn tài liệu để làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cũng như đề xuất các nguyên tắc, qui trình tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Trang 10

+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy lớp 3 để tìm hiểu về quan điểm, hiểu biết về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3

Trò chuyện với học sinh sau khi tham gia các giờ học có sử dụng trò chơi học tập để tìm hiểu hứng thú học tập của các em và hiệu quả của giờ dạy

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra giáo viên nhằm thu thập thông tin về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

+ Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở một số trường tiểu học để xem xét tính hiệu quả và khả thi của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn

Tự nhiên và Xã hội đã đề xuất để khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng phương pháp này để phân tích kết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc áp dụng trò chơi học tập

vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3

Chương 2 Thiết kế và sử dụng một số trò chơi học tập trong dạy học Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ÁP DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀO DẠY HỌC MÔN TNXH LỚP 3

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Những định hướng đổi mới Phương pháp dạy học

Trong giáo trình “Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã

hội” các tác giả đã đề cập đến các định hướng đổi mới phương pháp dạy học sau

để thúc đẩy con người Vì vậy khi con người có nhu cầu nhận thức thì nhu cầu

này sẽ trở thành động cơ kích thích HS học tập tích cực, chủ động và sáng tạo

Tính tích cực trong học tập được biểu hiện ở các đặc điểm như: Hăng hái trả lời câu hỏi của GV, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi về những vấn đề chưa hiểu rõ, chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào cuộc sống, tập trung chú ý vào

vấn đề đang học, kiên trì thực hiện các bài tập, không nản trước khó khăn

Tính tích cực được thể hiện ở các mức độ khác nhau như:

+ Bắt chước: Học sinh gắng sức làm theo mẫu của giáo viên hay bạn bè

+ Tìm tòi: HS độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm những cách giải quyết

khác nhau về một vấn đề

+ Sáng tạo: HS tìm ra cách giải quyết mới độc đáo

Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh, trong dạy học giáo viên nên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển hoạt động học tập,

còn học sinh phải thể hiện được vai trò chủ thể của hoạt động học tập của mình

Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp học tập khác nhau sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và

điều kiện thực tiễn của cơ sở:

Trang 12

Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế riêng Vì vậy cần căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng học sinh, về cơ sở vật chất cũng như đặc điểm của từng địa phương để phối hợp các PPDH cho hiệu quả Sử dụng phối hợp các PPDH khác nhau nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của từng phương pháp nếu được sử dụng

một cách riêng lẻ

Phát triển khả năng tự học ở học sinh:

Với lượng thông tin ngày càng nhiều và các nguồn thông tin ngày càng đa dạng, dễ tiếp cận, nhà trường cần coi trọng việc rèn luyện cho học sinh khả năng

tự học,tăng cường các hoạt động tự tìm kiếm kiến thức hay vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống Tuy nhiên khả năng tự học đó cần xuất phát từ nhu cầu nhận thức, từ hứng thú và mong muốn với việc tìm hiểu, khám phá thế giới Cùng với việc tạo sự hứng thú ở học sinh cần được bồi dưỡng cách học, phương

pháp tự học sao cho hiệu quả

Vì vậy phương pháp dạy học cần khơi dậy ở học sinh mong muốn và hứng thú nhận thức, cách học hay phương pháp tự học để các em luôn tìm tòi biết cách tìm tòi để timg ra những giải đáp cho thắc mắc của mình, thỏa mãn nhu cầu nhận thức ngày càng tăng, vận dụng các kiến thức đa học vào cuộc sống và hình thành

năng lực học tập suốt đời

Kết hợp hoạt động của các nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả

năng của cá nhân:

Trong dạy học, tập thể học sinh được sử dụng như là môi trường và phương tiện để tổ chức quá trình học tập tích cực cho từng cá nhân Học tập tập thể có lợi thế cho mỗi cá nhân như: Tạo ra sự ganh đua giữa các cá nhân; Tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án hành động; HS có thể hỗ trợ nhau, đóng góp những ý kiến chung, những ý kiến riêng; HS có thể chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hình thức cùng bàn bạc, tranh luận, tham gia hoạt động Hình thành ở học sinh kĩ năng hoạt động tập thể và tự khẳng định mình thông qua tập

thể

Trang 13

PPDH phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng và khả năng của từng cá nhân để phát huy thế mạnh và khai thác lợi thế của tập thể nhằm phát triển từng

động của học sinh được thực hiện

Giáo viên cần tạo một không khí học tập thân thiện để học sinh được tự do suy nghĩ, được tôn trọng, khuyến khích khi phát biểu ý kiến và tham gia vào các hoạt động học tập, được tự đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn để tự

điều chỉnh quá trình học tập

Ví dụ: Giáo viên không nhận xét một cách áp đặt “Đúng” hay “Sai” khi

HS phát biểu; cần nhấn mạnh vào mặt đạt được, mặt tốt của học sinh để động viên khuyến khích các em phấn đấu sửa chữa cái chưa đạt, cái chưa tốt; tạo cơ hội và thời gian, khuyến khích học sinh độc lập suy nghĩ, nêu thắc mắc, đặt câu

hỏi; tôn trọng ý kiến của người khác và các ý kiến khác

Tăng cường kĩ năng thực hành:

Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học Đổi mới PPDH theo hướng này có nghĩa là tạo cơ hội cho học sinh

được:

- Giải thích thực tiến bằng các kiến thức đã học

- Thực hành, trao đổi, bàn bạc, phối hợp làm việc trong nhóm

- Thao tác hành động thực tế

- Học qua tình huống thực tiễn của cuộc sống

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Rèn luyện các kĩ năng sống đa dạng

Trang 14

Tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học:

Với sự phát triển không ngừng của khoa học và kĩ thuật, ngày càng có nhiều phương tiện dạy học mới với các chức năng không hạn chế có thể sử dụng trong dạy học Các phương tiện dạy học hiện đại như các phương tiện nghe nhìn, các phần mềm dạy học với những khả năng vượt trội ngày càng được sử dụng rộng rãi Việc sử dụng các phương tiện này đòi hỏi sự thay đổi căn bản các

phương pháp dạy và học

Đổi mới cách đánh giá, nhận xét học sinh:

Đánh giá nhận xét không chỉ nhằm sáng tỏ kết quả và năng lực học tập của học sinh mà còn giúp GV điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp Đối với học sinh, việc đánh giá nhận xét giúp các em điều chỉnh phương pháp học tập, động viên khuyến khích học sinh hoặc giảm hứng thú học tập của các em Vì vậy, cách nhận xét đánh giá học sinh có tác động quyết định

đến phương pháp dạy và học

Việc đánh giá nhận xét học sinh trước đây thường coi trọng kiến thức mà coi nhẹ kĩ năng và thái độ, coi nhẹ khả năng sáng tạo, chưa đảm bảo tính hệ thống và đa dạng, chưa tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá bản thân và người khác Như vậy việc đổi mới đánh giá nhận xét học sinh cần được hướng đến tính toàn diện, coi trọng đầy đủ các mục tiêu dạy học đề ra Ngoài ra cũng cần làm cho sự đánh giá của người thầy trở thành quá trình tự đánh giá của trò để nâng cao năng lực tự đánh giá của học sinh Việc đánh giá của giáo viên cũng cần nhấn mạnh vào mặt thành công, mặt tốt của học sinh để động viên khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập Cuối cùng cần đánh giá nhận xét một cách có hệ thống, đa dạng để có được các kết quả khách quan, chính xác [4]

1.1.2 Mục tiêu và nội dung học tập môn Tự nhiên và Xã hội

Tự nhiên xã hội là môn học về môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

về cơ thể và sức khỏe con người Trong chương trình tiểu học, mục tiêu môn học

được đề cập đến như sau:

Môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được [3]:

Trang 15

- Một số kiến thức cơ bản, ban đầu về:

+ Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng

tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp)

+ Một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

- Một số kỹ năng ban đầu:

+ Chăm sóc sức khỏe bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn

+ Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu

biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội

- Một số thái độ và hành vi:

+ Tự giác thục hiện các qui tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình

và cộng đồng

+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương

Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội được chia thành 3 chủ đề đó là: Con

người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên

Ở chủ đề Con người và Sức khoẻ học sinh được tìm hiểu về các cơ quan: Vận động, Tuần hoàn, Hô hấp, Thần kinh cách vệ sinh phòng trừ các bệnh liên

quan tới các cơ quan đó

Ở chủ đề Xã hội học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia đình và các thế hệ trong gia đình Một số hoạt động ở trường Đặc biệt học sinh được khám phá các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc

trong tỉnh và các nước Học về làng quê và đô thị

Ở chủ đề Tự nhiên học sinh được tìm hiểu về thực vật, động vật, về mặt trời, mặt trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời song tất cả mới chỉ dừng lại ở kiến thức sơ đẳng, gần gũi thực tế Bên cạnh đó Tự nhiên và Xã hội lớp 3 còn cung cấp cho học sinh về năm, tháng, mùa các đới khí hậu và bề mặt của lục địa

Như vậy, nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội rất phong phú, đa dạng và liên quan đến các sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội Để có thể dạy tốt

Trang 16

môn học này, người giáo viên tiểu học cần có kiến thức bao quát về môi trường xung quanh

1.1.3 Khái quát về trò chơi học tập

1.1.3.1 Nguồn gốc của trò chơi

Từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã có nhu cầu về chơi Sau những ngày làm việc mệt nhọc như săn bắt, hái lượm người ta tụ tập nhau lại để bày tỏ sự vui mừng của mình và họ nhảy múa, hò reo suốt đêm

Trong những cuộc vui như vậy thì những người lập được chiến công thường kể lại, diễn lại những thao tác quyết định như ném đá, phóng lao, đuổi bắt… nhờ những hành động đó mà họ bắt được nhiều thú rừng Cứ như vậy sự bắt chước đã biến thành trò chơi và dần dần trò chơi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, trò chơi là một món ăn tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho người lao động Đây là nguồn gốc, là sự ra đời sơ khai nhất của trò chơi Lúc đầu

sự bắt chước mang tính chân thực và đơn điệu, nhưng rồi trong quá trình chơi mỗi người thêm bớt một chút sẽ làm cho trò chơi mang tính khái quát và trừu tượng từ đó tư duy và ngôn ngữ của con người cũng phát triển

Cũng nhờ khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển mà con người bắt đầu biết tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống Nhờ vậy mà chúng ta dần dần thấy được tầm quan trọng của sự chuẩn bị trước các công cụ lao động, sức khỏe và sự tập luyện những thao tác cơ bản nhờ đó mà hiệu quả lao động đạt được cao hơn Lúc đầu sự chuẩn bị các thao tác này mang tính chất tự nhiên dưới hình thức vui chơi

mà tập luyện, tập luyện mà vui chơi, sau đó người ta dùng trò chơi để dạy cho con cháu, dạy cho lớp trẻ, chuẩn bị cho họ tiếp bước cha anh tham gia tích cực

có hiệu quả vào cuộc sống lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển của mình Như vậy sau khi ra đời trò chơi đã mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có một vai trò quan trọng trong xã hội loài người Cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, trường học được hình thành và ngày càng mở rộng và là nơi thu hút những mầm non của xã hội Ở đây người ta sử dụng nhiều nội dung, nhiều phương pháp để giáo dục, rèn luyện thê hệ trẻ trong đó có trò chơi Ngày nay cũng vậy trò chơi

Trang 17

trở thành một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ bậc tiểu học

1.1.3.2 Khái niệm trò chơi học tập

Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người

Ở nhiều góc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của trẻ em Theo một số quan điểm trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởng tượng, sáng tạo Ví dụ như các câu đố, triển lãm, đố bạn con gì?

Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh Phương pháp trò chơi học tập là phương pháp tổ chức hoạt động học tập của HS mà trong đó HS lĩnh hội được các kiến thức cần thiết nhờ tham gia tích cực và các hoạt động của trò chơi

1.1.3.3 Phân loại trò chơi

Hệ thống trò chơi rất phong phú và đa dạng Tồn tại nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo các mục đích phân loại Chẳng hạn dựa vào cách chơi, mục đích chơi có:

Trò chơi thi đấu: Bao gồm trò chơi diễn ra giữa hai người hay hai phe,

giữa nhiều người hay nhiều phe mà kết quả bao giờ cũng có người thắng, người thua Loại trò chơi này thường thu hút được nhiều người tham gia, bởi lẽ, quyền lợi của người chơi và người cổ vũ gắn chặt với nhau

Ví dụ: trò chơi đấu bóng, trò chơi đấu vật, trò chơi đánh cơ, đua thuyền, kéo co…

Trò chơi mô phỏng: Loại trò chơi này nhằm tái hiện những hoạt động lao

động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người hay sự vận hành vũ trụ Trò

Trang 18

chơi mô phỏng những hoạt động sống của con người giúp cho thiếu nhi chuẩn bị gia nhập thế giới người lớn

Ví dụ: Kéo co, ném còn, đập lúa, nhảy dây…

Trò chơi cầu may: Loại này bao gồm những trò chơi chỉ để thỏa mãn nhu

cầu của cá nhân, nhưng thu hút nhiều người tham gia

Ví dụ: Xổ số, cá ngựa…

Trò chơi tạo cảm giác: Loại trò chơi này nhằm đáp ứng và thỏa mãn nững

nhu cầu đặc biệt của con người để thoát khỏi thực tại bằng sự xuất thần, tạo nên

một cảm giác mới lạ choáng ngợp

Ví dụ: Trượt dốc, nhào lộn, nhảy dù, đánh đu…

Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, sử dụng cách phân loại trò chơi theo các hoạt động của giờ học diễn ra (theo tiến trình dạy học) bao gồm:

Trò chơi khởi động: Đây là các trò chơi học tập giúp học sinh ôn lại được

kiến thức mà các em đã học ở bài trước và giúp giáo viên dựa vào nội dung đó

mà dẫn dắt vào bài mới tạo sự thu hút đối với học sinh trước khi học bài mới

Trò chơi hình thành kiến thức: Ở phần này sử dụng trò chơi một cách phù

hợp sẽ giúp các em nắm kiến thức sâu hơn, chắc hơn và không bị gò bó, ép buộc đối với học sinh

Trò chơi củng cố: Sử dụng các trò chơi trong phần này giúp các em nhớ

lại kiến thức mình vừa được tiếp thu một cách thoải mái với tinh thần tự giác cao

1.1.4 Trò chơi học tập với việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học

Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học có đối tượng học tập là các sự vật hiện tượng của môi trượng tự nhiên xã hội xung quanh về cơ thể và sức khỏe con người Đây là môn học học sinh có nhiều kinh nghiệm và vốn sống để tham gia xây dựng bài học Do vậy học sinh dễ dàng tham gia vào các trò chơi khác nhau trong học tập Đồng thời việc tố chức các trò chơi trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội cũng có nhiều thuận lợi

Trang 19

Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HS tiểu học

Lí luận và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức, vốn sống, kinh nghiệm xã hội một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS tiểu học Học bằng chơi sẽ khơi dậy hứng thú tự nguyện, làm giảm sự căng thẳng thần kinh ở các em, giữ được sự hồn nhiên của trẻ thơ Chính vì vậy, việc vận dụng trò chơi để dạy học Tự nhiên xà Xã hội thì hiệu quả giáo dục sẽ nâng cao Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh mẫu giáo và tiểu học Đối với học sinh mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, bước sang lứa tuổi Tiểu học hoạt động học là chính Khoảng cách giữa hai lứa tuổi này là không lớn nhưng hoạt động chủ đạo

có sự thay đổi lớn Vì vậy, giáo viên phải tạo cho các em sân chơi học tập: chơi

mà học, học mà chơi

Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa, chú ý có chủ định của trẻ còn yếu khả năng ghi nhớ chưa cao Đối tượng cảm xúc của các em là những sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động mà theo quan điểm dạy học, quá trình dạy học là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tế cuộc sống Học sinh tiểu học tư duy cụ thể còn chiếm ưu thế, phương pháp dạy học truyền thống theo hướng một chiều: giáo viên truyền thụ học sinh tiếp nhận làm cho học sinh dễ mệt mỏi chán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học Giờ học diễn ra nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của học sinh Học là một hoạt động trong đó học sinh là chủ thể, tổ chức dạy học sao cho học sinh phải luôn được vận động vừa sức, tiếp thu những kiến thức cần đạt Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ và là một trong những hình thức đáp ứng yêu cầu đó

Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hóa hình thức dạy học làm thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt

Trang 20

nội dung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác cao Trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giải pháp, là cơ hội thuận lợi góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện để trẻ phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp Trò chơi giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các em được học tập Qua vui chơi các em

sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau buộc mình phải có sự lựa chọn hợp

lí, tự mình phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân Tổ chức trò chơi khoa học hợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát tự tin hơn trước đám đông Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác vận động và sự phát triển tư duy khả năng điều khiển của thần kinh trung ương

sẽ càng phát triển chuẩn xác

Ngoài ra, trò chơi rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, kiểm tra đánh giá Việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo không khí hào hứng thoả tâm sinh lí trẻ, thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát về quá trình điều tra

Điều tra được tiến hành nhằm tìm hiểu cũng như đánh giá hoạt động sử dụng trò chơi khi dạy Tự nhiên và Xã hội lớp 3 của giáo viên ở trường tiểu học

Từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng trò chơi để dạy môn Tự nhiên và

Xã hội ở trường tiểu học

Đối tượng điều tra: 105 giáo viên tiểu học thuộc các quận, huyện Kiến An,

An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng đang tham gia dạy lớp 3

Điều tra được tiến hành theo phiếu gồm 10 câu hỏi để làm rõ thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn khác nhau:

Trang 21

Bảng 1.1 Số lƣợng giáo viên tiểu học dạy lớp 3 ở một số quận huyện

1.2.2 Kết quả điều tra

Sau khi tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 105 giáo viên tiểu học thuộc các quận, huyện Kiến An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng đang tham gia dạy học lớp 3 chúng tôi đã tổng hợp, đánh giá và thu được kết quả như sau:

Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Bảng 1.2 Kết quả thăm dò mức độ sử dụng các hình thức dạy học môn

Tự nhiên và Xã hội

TT Tên hình thức dạy học

Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi

Từ kết quả thu được ở bảng 1.2, chúng tôi có thể đi đến nhận định sau:

Trang 22

Trong các trường tiểu học hiện nay, giáo viên sử dụng phong phú các hình thức tổ chức dạy học môn TNXH ở lớp 3 Tuy nhiên mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau Điều chúng ta quan tâm ở đây là mức độ sử dụng trò chơi học tập trong dạy học TNXH ở lớp 3 Nhìn vào bảng 1.2 cho thấy chỉ có 25.7% giáo viên được điều tra thường xuyên sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội Điều đó chứng tỏ phần lớn giáo viên cũng chưa quan tâm và sử dụng cách dạy học này một cách thường xuyên Số còn lại 60% thỉnh thoảng sử dụng và chủ yếu sử dụng trong các tiết chuyên đề, thi giáo viêndạy giỏi

Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3

Để đi sâu vào tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế khi giáo viên sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội chúng tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi số 2, kết quả được tổng hợp ở bảng 1.3 và bảng 1.4

+Về ưu điểm:

Bảng 1.3 Kết quả thăm dò về những thuận lợi khi sử dụng trò chơi học tập

2 Dễ truyền tải nội dung mang tính trừu tượng 66 62.8

4 Dễ chủ động thực hiện mục tiêu của bài học 57 54.3

Bảng 1.3 cho thấy, 97.1% giáo viên lựa chọn khi sử dụng trò chơi học tập học sinh rất hứng thú tích cực tham gia các trò chơi do giáo viên tố chức, 62.8% giáo viên lựa chọn sử dụng trò chơi học tập dễ truyền tải nội dung mang tính trừu tượng Một thuận lợi nữa mà đa số giáo viên nhận thấy khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội 3 là học sinh chủ động tiếp thu kiến thức (82.8%) 54.3% giáo viên lựa chọn việc sử dụng trò chơi học tập giúp cho giáo viên dễ chủ động thực hiện mục tiêu của bài học Bên cạnh đó có giáo viên đưa

Trang 23

ra ý kiến riêng là sử dụng trò chơi học tập nói chung và trò chơi học tập trong dạy Tự nhiên và Xã hội 3 làm cho lớp học sôi nổi hơn và tạo lập được mối quan

hệ thân thiết giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh

Trên đây là một số ưu điểm, thuận lợi giúp cho việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội được tiến hành dễ dàng hơn, hiệu quả hơn Những thuận lợi này là cơ sở, củng cố niềm tin cho giáo viên tích cực hơn nữa trong việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Kết quả điều tra cho thấy phần lớn giáo viên đều đánh giá được những ưu điểm, thuận lợi khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Khi tìm hiểu những hạn chế, khó khăn khiến cho giáo viên không sử dụng trò chơi học tập hoặc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội chưa đạt hiệu quả như mong muốn cũng được chúng tôi tìm hiểu và có kết quả ở bảng 1.4

Kết quả bảng 1.4 cho thấy những khó khăn hạn chế khi sử dụng trò chơi học tập để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 được nhiều giáo viên (77.1%) chọn là do mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị bài 11.4% lựa chọn khó quản lí nề nếp lớp học nhất là những lớp có sĩ số học sinh quá đông 71.4 % lựa chọn ý kiến không đủ thời gian để tổ chức trò chơi học tập trong tiết Tự nhiên và

Trang 24

Xã hội Có đến 31.4% giáo viên chọn ý kiến “Kĩ năng tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế”

Thực tế để có thể tổ chức tốt mọi trò chơi là một điều rất khó Nó đòi hỏi người tổ chức ngoài việc chuẩn bị công phu thì phải có kinh nghiệm, kĩ năng tổ chức, hướng dẫn học sinh chơi một cách ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh nắm vững được nội dung cũng như luật chơi

Một khó khăn nữa mà nhiều giáo viên gặp phải là thiếu tài liệu giới thiệu

về trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội 3 Hiện nay các tài liệu về trò chơi trong các môn Toán, Tiếng Việt, Thể dục, Khoa học cũng như Đạo đức

có nhiều nhưng tài liệu trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội 3 chưa nhiều

Do vậy, muốn tổ chức trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội 3 thì cần phải có tài liệu và các trò chơi học tập đó để giáo viên có thể tham khảo và sử dụng

Như vậy qua kết quả trên chúng ta thấy rằng khó khăn lớn nhất để sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội là tài liệu hướng dẫn về trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội Còn các vấn đề như mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị bài, không đủ thời gian để tổ chức trò chơi, quản lí lớp học hay kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế thì hoàn toàn có thể khắc phục được Nói tóm lại ngoài khó khăn lớn nêu trên nếu giáo viên thực sự tâm huyết thì hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội

sẽ nâng lên

Các nguồn trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Để tìm hiểu các nguồn trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội 3

của giáo viên chúng tôi đưa ra câu hỏi số 3: Thầy ( cô) thường tham khảo trò

chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội 3 từ nguồn nào? Và nhận được kết

quả ở bảng 1.5

Trang 25

Bảng 1.5 Các nguồn trò chơi học tập

3 Các tài liệu tham khảo về trò chơi học tập 63 60.0

Kết quả ở bảng 1.5 cho thấy, giáo viên thường tham khảo trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội 3 từ sách giáo viên và sách giáo khoa (85.7%), sau đó mới đến các tài liệu về tham khảo về trò chơi (60%) Đây là hai nguồn trò chơi chính, chủ yếu của giáo viên Ngoài ra, vẫn có nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian để tự thiết kế các trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh (54.3%) Đây là một kết quả đáng mừng, một điều đáng khích lệ Một số giáo viên khác lại tham khảo từ đồng nghiệp (31.4%) Bên cạnh đó giáo viên còn tham khảo các trò chơi học tập trên truyền hình kênh VTV3 như trò chơi “Ô chữ

kì diệu”, “Rung chuông vàng”

Đánh giá của giáo viên về trò chơi học tập trong một số tài liệu hiện hành (Vở bài tập, sách giáo viên, sách thiết kế dạy học)

Bảng 1.6 Kết quả đánh giá của giáo viên về các trò chơi học tập trong

các tài liệu hiện hành

Qua kết quả thu được ở bảng 1.6 cho thấy có đến 60% giáo viên chọn mức đánh giá các trò chơi học tập trong tài liệu hiện hành ở mức độ trung bình và đưa

ra lí lẽ các tài liệu đó chỉ mang tính chất gợi ý nên rất sơ sài giáo viên khó áp dụng Số giáo viên đánh giá trò chơi trong các tài liệu dạy học môn Tự nhiên và

Trang 26

Xã hội 3 ở loại tốt chiếm 40.0% và không có giáo viên nào đánh giá không đạt yêu cầu

Tóm lại, có thể đánh giá chung về các trò chơi học tập trong các tài liệu hiện hành của môn Tự nhiên và Xã hội 3 là chưa thật tốt do chúng chỉ mang tính chất gợi ý chứ chưa chi tiết và chưa thật phong phú

Thời lượng thực tế giáo viên sử dụng để tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong giờ học Tự nhiên và Xã hội 3

Bảng 1.7 Kết quả thăm dò về Thời lƣợng thực tế giáo viên sử dụng để

tổ chức trò chơi cho học sinh trong giờ học Tự nhiên và Xã hội 3

Kết quả điều tra ở bảng 1.7 cho thấy, thời lượng giáo viên dành cho việc

tổ chức trò chơi học tập trong giờ Tự nhiên và Xã hội 3 còn ít, có đến 60 % giáo viên được hỏi dành thời gian dưới 5 phút cho việc tổ chức trò chơi Tỉ lệ giáo viên được hỏi dành thời gian từ 6 đến 10 phút chiếm 40 % Như vậy với thời gian đó không đủ để cho nhiều học sinh có cơ hội tham gia vào trò chơi mặc dù mỗi tuần các em đều có 2 tiết học Tự nhiên và Xã hội Điều này cho thấy giáo viên chưa thực sự quan tâm dành nhiều thời gian cho môn Tự nhiên và Xã hội Một số giáo viên sử dụng trò chơi nhằm mục đích cho học sinh thư giãn hay tạo không khí vui vẻ trong giờ học là chính, chưa chú ý đến vai trò của trò chơi học tập trong việc góp phần đạt mục tiêu bài học Chính vì thế mà giáo viên dành rất

ít thời gian để sử dụng trò chơi

Mục đích sử dụng trò chơi học tập khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Để tìm hiểu mục đích sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và

Xã hội 3, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) thường sử dụng trò chơi học tập

khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội 3 vào giai đoạn nào của tiến trình dạy học?”

Trang 27

Kết quả thu được là 77.1 % giáo viên được điều tra sử dụng trò chơi học tập để củng cố, ôn tập kiến thức, 60.0 % giáo viên sử dụng để khởi động trước khi vào bài mới Còn việc sử dụng trò chơi học tập như một phương tiện để cung cấp tri thức mới và rèn kĩ năng thì rất ít chỉ chiếm 22.8% Đặc biệt giáo viên sử dụng trò chơi như là một phương tiện để giải tỏa những căng thẳng hoặc lấp thời gian trống chiếm 45.7%

Như vậy giáo viên đã sử dụng trò chơi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 vào các giai đoạn của tiết học Tuy nhiên, mức độ sử dụng ở mỗi giai đoạn có khác nhau Kết quả điều tra cho thấy, giáo viên thường sử dụng trò chơi để củng

cố ôn tập kiến thức sau mỗi tiết học hay trong các tiết ôn tập

Những nguyên tắc khi lựa chọn trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 của giáo viên

Bảng 1.8 Kết quả ý kiến của giáo viên về những nguyên tắc khi lựa chọn

trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3

4 Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

thực tiễn của lớp học (quĩ thời gian, không

gian, phương tiện)

Kết quả ở bảng 1.8 cho thấy đa số giáo viên được điều tra đều chọn nguyên tắc “Đảm bảo tính mục đích phù hợp với nội dung bài học.” Khi lựa chọn trò chơi (82.8%) Tiếp theo 77.1 % giáo viên chọn nguyên tắc “Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học (quĩ thời gian, không gian, phương tiện) Đây là hai nguyên tắc chủ yếu mà giáo viên dựa vào khi lựa

Trang 28

chọn trò chơi học tập Ngoài ra, một số giáo viên chọn nguyên tắc “Đảm bảo sự phù hợp năng lực, trình độ học sinh” (45.7%), 34.3% giáo viên chọn nguyên tắc

“đảm bảo tính hấp dẫn” khi sử dụng trò chơi

Các bước giáo viên thường tố chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3

Để tìm hiểu về các bước giáo viên thường làm khi tổ chức trò chơi học tập

trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Thầy (cô)

thường tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 theo các bước nào? (Hãy đánh số 1;2;3 vào các ô trống theo trật tự thầy, cô lựa

chọn)

Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.9 Kết quả thăm dò về các bước giáo viên thường làm khi tổ chức

Như vậy phần lớn giáo viên đã biết tổ chức trò chơi học tập theo các bước một cách hợp lí, khoa học Đây là một thuận lợi khiến cho giáo viên dễ dàng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng

Những điều kiện đảm bảo cho việc vận dụng trò chơi để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 có hiệu quả

Trang 29

Nhằm tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho việc sử dụng trò chơi trong

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo

thầy (cô) cần có những điều kiện nào để đảm bảo cho việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đạt hiệu quả?” Kết quả 85.7 % giáo viên

được điều tra đồng ý với ý kiến rằng, để việc sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội có hiệu quả thì điều kiện quan trọng là bản thân từng giáo viên phải có kĩ năng tổ chức trò chơi Ngoài ra, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu tổ chức trò chơi là (77.1%), sách và tài liệu hướng dẫn về trò chơi (68.5%) còn là chất men xúc tác góp phần không nhỏ cho thành công của trò chơi

1.2.3 Đánh giá chung về thực trạng

Qua tìm hiểu nhận thức của giáo viên và thực trạng dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội nói chung với việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy khác nhau Tuy nhiên phần lớn giáo viên mới chỉ

sử dụng thường xuyên hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, cá nhân hay cả lớp Trò chơi học tập trong dạy học vẫn còn ít giáo viên quan tâm, ít chú ý nên sử dụng không thường xuyên và chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng, tiết chuyên

đề, thi giáo viên dạy giỏi để làm cho tiết học sôi nổi hơn

Việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế như khó quản lí nền nếp lớp học, không có thời gian chuẩn bị cũng như tổ chức trò chơi, kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên còn hạn chế, không có đủ tài liệu hướng dẫn và giới thiệu các trò chơi môn Tự nhiên và Xã hội Tất cả những khó khăn này khiến giáo viên ngại tổ chức các trò chơi học tập khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội và tổ chức chưa có hiệu quả

Để sử dụng trò chơi học tập khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 đạt hiệu quả thì cần có sách và tài liệu hướng dẫn về trò chơi cho giáo viên để giáo

Trang 30

viên tham khảo khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Đồng thời giáo viên cần được hướng dẫn về kĩ năng tổ chức các trò chơi để có thế vững vàng, tự tin hơn trong việc tổ chức trò chơi khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh Cơ sở vật chất cũng là yếu tố cần đảm bảo để việc sử dụng trò chơi học tập đạt hiệu quả cao

Thực trạng trên là cơ sở giúp chúng tôi có thể tiến hành tiếp tục nghiên cứu xây dựng và lựa chọn các trò chơi học tập để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3

1.3 Tiểu kết chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, có thể đưa ra một số kết luận như sau:

1.3.1 Về mặt cơ sở lí luận

Đổi mới các hình thức, phương pháp dạy học là nhu cầu cần thiết trong tình hình giáo dục hiện nay Trước nhu cầu đó, các nhà sư phạm đã và đang nghiên cứu, sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học mới vào nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của học sinh Trò chơi học tập là cách học mà học sinh được sử dụng những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh để giải quyết nhiệm vụ thông qua hoạt động chơi, từ đó các em chủ động khám phá ra kiến thức

Môn Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học có nhiều thuận lợi trong việc sử dụng trò chơi học tập vì đây là môn học gắn liền với thực tiễn có nội dung về thiên nhiên, xã hội và con người Các kiến thức rất gần gũi với cuộc sống của học sinh Do vậy, việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là rất phù hợp và cần thiết

Hiện nay có rất nhiều hình thức và phương pháp học tập mới, được sử dụng tích cực vào các môn học ở tiểu học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng, trong đó trò chơi học tập là một trong những cách dạy phù hợp nhất với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học

Trang 31

1.3.2 Về mặt cơ sở thực tiễn

Qua việc tìm hiểu thực trạng chúng tôi nhận thấy, trò chơi học tập là cách

tổ chức dạy học không còn xa lạ đối với giáo viên Giáo viên cũng đã biết sử dụng trò chơi học tập vào các tiết học của mình Tuy nhiên việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3 trên địa bàn các quận huyện Kiến An , An lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng còn nhiều hạn chế Đa số giáo viên còn chưa chú ý tìm tòi, nghiên cứu giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội Chính vì thế giáo viên ít chú ý đến việc sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy

Những kết quả thu được qua nghiên cứu thực trạng này sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp chúng tôi có căn cứ để nghiên cứu sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, trên cơ sở đó tiến hành áp dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

Trang 32

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP

TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

2.1 Các nguyên tắc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập

Trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội không những

bổ trợ cho tiết học một sắc thái muôn màu muôn vẻ mà bản thân nó còn là một nhịp cầu giúp chuyển tải những kiến thức về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh, kích thích tính ham khám phá, tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, tinh thần hợp tác tập thể

Hiện nay có rất nhiều trò chơi học tập có thể đưa vào dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội hoặc giáo viên có thể tự thiết kế trò chơi học tập môn Tự nhiên

và Xã hội nhưng điều đó không đồng nhất là tất cả các trò chơi đó đều có thể sử dụng hiệu quả.Vì vậy để sử dụng một trò chơi học tập cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Trò chơi phải phù hợp với mục tiêu bài học

Tùy vào mục tiêu của từng bài học cụ thể, khi thiết kế xây dựng các hoạt động dạy và học tương ứng với nội dung bài mà giáo viên sẽ lựa chọn cũng như

sử dụng trò chơi cho phù hợp Trò chơi học tập phải xuất phát từ nội dung bài học và yêu cầu của mục tiêu bài học Có như vậy trò chơi học tập mới mang lại hiệu quả của nó

Nguyên tắc 2: Trò chơi phải đảm bảo tính vừa sức và diễn ra một cách tự nhiên không gò ép, bó buộc

Trò chơi phải huy động, khơi gợi các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã

có ở trẻ, khả năng biết làm việc tập thể, sự chú ý, sức tập trung để cùng giải quyết nhiệm vụ của trò chơi Vì vậy trò chơi có nội dung không được quá dễ hoặc quá khó còn luật chơi thì đơn giản dễ hiểu Trò chơi có nội dung quá khó làm cho trẻ nản trí, những trò chơi như vậy không đem lại tác dụng giáo dục như

mong muốn

Trang 33

Nguyên tắc 3: Trò chơi phải đảm bảo tính đa dạng, phù hợp với điều kiện

cơ sở vật chất của từng trường

Sự đa dạng bản thân nó đã tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia hứng khởi hơn, phát huy khả năng tìm tòi khám phá của các em Vì thế các trò chơi càng đa dạng, càng phong phú bao nhiêu sẽ tạo ra tình huống phong phú đa dạng bấy nhiêu Với sự đa dạng các hình thức tổ chức (thi đấu cá nhân, theo nhóm đôi, theo đội ) cũng như nội dung dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cũng là một yếu tố tạo nên sự mới mẻ và hấp dẫn của trò chơi, từ đó sẽ kích thích những điều mới lạ ở học sinh

Trò chơi được tổ chức phải phù hợp với thời gian, không gian linh động của từng lớp học Với những trò chơi đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, những phương tiện cồng kềnh không phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh sẽ làm mất cơ hội tham gia, cơ hội khẳng định mình, cơ hội nhận thức của mỗi học sinh Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất ở trường, lớp mà giáo viên cần sử dụng loại trò chơi sao cho phù hợp nhất để đảm bảo tất cả học sinh đều được tham gia

Nguyên tắc 4: Trò chơi phải phát huy tính tự chủ, chủ động, linh hoạt ở học sinh

Nguyên tắc này một lần nữa khẳng định vai trò chủ thể nhận thức của học sinh, học sinh được đặt vào vị trí trung tâm Vì thế trò chơi học tập trong dạy học tôn trọng nguyên tắc để học sinh tự khám phá, tự phát hiện Trong đó giáo viên trở thành trọng tài, người tổ chức điều khiển cuộc chơi Sự can thiệp mang tính

sư phạm của giáo viên lúc này chỉ có tính chất hỗ trợ thêm nhằm phát huy tối đa tính chủ động của người chơi Học sinh cần được chủ động học cách làm việc tập thể, chịu sự phân công hướng dẫn của người đội trưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời giúp đỡ các thành viên khác trong đội để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung Bên cạnh đó trò chơi học tập muốn đạt được hiệu quả như mong muốn cần phải diễn ra một cách tự nhiên, không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh để học sinh nhận thấy rằng việc tham gia trò chơi là một hoạt

Trang 34

động tự nguyện và khi vui chơi các em luôn luôn nhận được sự khuyến khích và

cổ vũ của các bạn trong lớp, sự khích lệ, tuyên dương khen thưởng của giáo viên

2.2 Qui trình thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Tự nhiên và Xã hội 3

2.2.1 Qui trình thiết kế trò chơi học tập

- Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu của trò chơi

Trước khi thiết kế một trò chơi học tập cần phải xác định mục tiêu của bài học là gì? Bao gồm những nội dung nào ? Tổ chức trò chơi học tập nhằm mục đích gì? củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng hay hình thành thái độ nào của bài học?

- Đặt tên trò chơi

Tên của trò chơi (chủ đề chơi) phải bao quát được nội dung hoặc hành động chơi Có thể đặt tên trước hoặc sau khi thiết kế xong trò chơi mới đặt tên, cách đặt tên có thể là nói về nội dung chơi, có thể chỉ về hành động chơi

Ví dụ: trò chơi “Gọi thuyền” cũng có thể đặt tên là “Gọi vần” hoặc “Gọi tên” Khi đổi tên thì hành động chơi cũng cần thay đổi để cho phù hợp với tên của trò chơi hơn

- Chuẩn bị đồ dùng

Để thực hiện được mục tiêu của bài học và phù hợp với đặc điểm của HS tiểu học cần phải chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ nào cho trò chơi học tập? (có

thể là đồ dùng sẵn có, cũng có thể GV phải tự làm)

Số người chơi là bao nhiêu ?

- Xác định luật chơi và cách chơi

Yêu cầu người chơi phải tuân thủ những gì để thực hiện được mục tiêu mà trò chơi học tập đặt ra (quy định của người chơi trong nhóm, bắt buộc người chơi được làm gì và không được làm gì? để đảm bảo mục đích của trò chơi học tập)

- Cách chơi

Là phần hướng dẫn cho học sinh thực hành thông qua các hoạt động nhận thức, theo một quy tắc (luật chơi) nhất định, nhằm đạt được mục đích của trò

Trang 35

chơi học tập (tuân thủ theo luật chơi) Cùng một nội dung nhưng có nhiều cách chơi khác nhau, hoặc có một cách chơi (hình thức chơi giống nhau) nhưng lại được chuyển tải nhiều nội dung khác nhau

2.2.2 Qui trình tổ chức trò chơi học tập

Việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh nói chung và trò chơi học tập môn Tự nhiên và Xã hội 3 nói riêng cần phải tuân theo một qui trình chung Qui trình này là một thể thống nhất bao gồm các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn trò chơi

Ở bước này giáo viên cần phân tích mục tiêu cần đạt được ở học sinh để lựa chọn trò chơi phù hợp Sau đó, lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi phù hợp với nội dung và phân tích, đối chiếu khả năng đạt được mục tiêu bài học của trò chơi vừa được xác định

Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi

Ở bước này cần tiến hành chuẩn bị: Các giải thưởng (nếu có); Chuẩn và thanh đánh giá (nếu cần); Những lưu ý trong việc tổ chức các trò chơi ( nếu có)

Bước 3: Tổ chức trò chơi

Giáo viên cần giới thiệu tên trò chơi, nêu yêu cầu của trò chơi, luật chơi,

tổ chức chơi thử (nếu thấy cần thiết)

Tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi Theo dõi uốn nắn kịp thời hành động chưa chuẩn xác

Bước 4: Tổng kết, đánh giá

Giáo viên tiến hành đánh giá chung (cá nhân, nhóm hoặc tổ) kết quả mà các em đạt được trong trò chơi Học sinh cũng có thể tham gia đánh giá lẫn nhau Sau đó giáo viên phát phần thưởng (nếu có) cho các em

Như vậy qui trình sử dụng trò chơi nói chung và trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội 3 nói riêng bao gồm 4 bước cụ thể Tuy nhiên, đây là một qui trình mềm dẻo, linh hoạt, sự phân chia các bước trên chỉ mang tính tương đối

Ví dụ minh họa các bước nêu trên

Trang 36

Bài 48: Quả -Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Bước 1: Lựa chọn trò chơi

Trước hết giáo viên xác định mục tiêu cần đạt được ở học sinh trong bài học này là: Giúp học sinh nhận dạng một số loại quả và khám phá mùi vị đặc trưng của từng loại quả đó

Sau đó giáo viên xây dựng trò chơi “Đố quả” (Đặt các loại quả lên bàn và

sử dụng ngôn ngữ để mô tả đặc điểm hay mùi vị của quả đó để học sinh đoán đúng tên mà giáo viên mô tả) và phân tích khả năng nhận biết của học sinh Từ

đó giáo viên nhận thấy trò chơi này có khả năng đạt được mục tiêu của bài học

Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi

- Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng: GV yêu cầu các đội chuẩn bị một số loại quả

đặc trưng Mỗi đội 1 lá cờ nhỏ cầm tay Mỗi đội 1 bảng nhóm

- Nội dung trò chơi, cách tổ chức chơi và luật chơi:

Giáo viên chia lớp thành 3 đội tương ứng 3 dãy của lớp học Yêu cầu các đội để quả lên bàn (đã được giáo viên nhắc chuẩn bị trước) Sau đó GV đố quả bằng cách mô tả đặc điểm hay mùi vị của quả đó HS thảo luận đoán tên loại quả, đội nào đoán ra trước có quyền giơ cờ trả lời Đội nào đoán đúng và trúng nhiều quả nhất thì thắng cuộc (Nếu các đội giơ cờ cùng nhau thì viết tên loại quả

đó ra bảng nhóm, đội nào đúng đều được điểm)

Ví dụ:

+ Quả chanh: Da nhẵn màu xanh, màu vàng và chua

+ Chôm chôm: Vỏ xù xì, chín có vị ngọt, thì màu trắng, dạng hình tròn và nhỏ

+ Quả chuối: hình dài, chín ngọt thanh, ăn phải bóc vỏ

+ Quả đu đủ: Quả to, khi chín có nhiều hạt đen, giống hạt tiêu, còn xanh dùng nấu canh, làm gỏi Khi chín màu đỏ có vị ngọt

+ Quả cam: Cùng họ với chanh, nhưng quả lớn hơn, chín có vị ngọt lịm, thường được vắt làm nước giải khát

Bước 3: Tổ chức trò chơi

Trang 37

Giới thiệu tên trò chơi: Để tìm hiểu bài học hôm nay các em sẽ được chơi trò chơi rất thú vị đó là trò chơi “Đố quả”

Nêu yêu cầu trò chơi: Nghe giáo viên mô tả đặc điểm hay mùi vị của loại quả nào đó, các đội tập trung thảo luận tìm ra loại quả phù hợp với đặc điểm mà giáo viên mô tả Khi tìm ra kết quả đúng nhanh tay giơ cờ để dành quyền trả lời trước, nếu trả lời đúng được ghi điểm, trả lời sai các đội còn lại có quyền giơ cờ trả lời Mỗi lần đoán đúng ghi 1 điểm Đội nào đoán đúng và trúng nhiều quả nhất thì thắng cuộc

Sau khi giới thiệu cách chơi, giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động nêu trên Giáo viên theo dõi uốn nắn kịp thời các đội chưa thực hiện đúng luật chơi

Vì vậy ở mục này các trò chơi mà chúng tôi giới thiệu cũng được sắp xếp thành

3 nhóm: Các trò chơi khởi động; Các trò chơi hình thành kiến thức mới; Các trò chơi ôn tập, củng cố kiến thức, rèn kĩ năng

2.3.1 Xây dựng và giới thiệu một số trò chơi khởi động

Trò chơi khởi động là trò chơi được tiến hành khi kiểm tra bài cũ hoặc trước khi giáo viên hình thành kiến thức cho học sinh Trò chơi này nhằm ôn lại các kiến thức của bài cũ hoặc chỉ đơn thuần là khởi động để tạo tâm thế cho học sinh với bài học hoặc trò chơi khởi động kết hợp cả hai mục đích đó Trò chơi khởi động giúp học sinh được vui chơi, giải trí, tạo không khí thoải mái ngay từ đầu tiết học Khi tham gia chơi học sinh sẽ được tưởng tượng và suy ngẫm, thử nghiệm nhớ lại các tình huống, các kiến thức mà các em đã được học và những

Trang 38

kiến thức có liên quan đến bài học mới, qua trò chơi khởi động giáo viên dẫn dắt vào bài mới tự nhiên, hiệu quả hơn

Trò chơi 1: “Tìm người quen” (Áp dụng cho bài 2: Nên thở như thế nào?)

a Mục đích: Kiểm tra lại kiến thức bài 1 “Hoạt động thở và cơ quan hô

hấp” Giúp học sinh ôn lại kiến thức và có tâm thế tốt trước khi vào học bài mới

b Chuẩn bị: Một bức tranh chụp hai lá phổi của con người (như hình 2.1)

Hình 2.1 Hai lá phổi

- 5 thẻ màu đỏ - 5 thẻ màu xanh (có ghi sẵn: Mũi, khí quản, lá phổi phải, lá phổi trái, phế quản)

c Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 2 đội (mỗi đội 5 thành viên)

Giáo viên đưa cho 1 đội 5 thẻ màu đỏ, 1 đội 5 thẻ màu xanh

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh và thảo luận, sau đó viết trên 5 thẻ các bộ phận của cơ quan hô hấp Sau đó dán đúng vào vị trí trên bức tranh Sau 3 phút đội nào dán được nhiều thẻ và đúng thì đội đó thắng cuộc

Giáo viên nhận xét mức độ học sinh nắm kiến thức bài 1 “Hoạt động thở

và cơ quan hô hấp” và dẫn vào bài mới “Nên thở như thế nào?”

Trò chơi 2: “ Nghe thông tin đoán hình ảnh” (Áp dụng cho bài 6: Máu và

cơ quan tuần hoàn)

a Mục đích: Tạo tâm lí thoải mái, phấn khởi trước khi vào bài mới, đồng

thời phát triển ở các em khả năng phán đoán một cách nhanh chóng

b Chuẩn bị:

- Một bức tranh hình quả tim được che bởi 4 mảnh giấy

- Các câu hỏi gợi ý

Trang 39

d Một số câu hỏi gợi ý theo mức độ để đoán:

- Bộ phận này chi phối toàn bộ cơ thể

- Bộ phận này thường có trong thơ ca âm nhạc

- Bộ phận này chia thành hai phần đối xứng

- Bộ phận này có van và luôn hoạt động

Trò chơi 3: “Gia đình” (Áp dụng cho bài 20: Họ nội, họ ngoại)

Trang 40

Thế hệ 1:

Thế hệ 2:

+ Người sinh ra em và nuôi em khôn lớn?

+ Gia đình bạn có mấy người?

Ngày đăng: 02/01/2020, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w