1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn a p sêkhôp (2016)

63 1,3K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ VÂN

KIỂU NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉ

TRONG TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa họcTS LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới TS Lê Thị

Thu Hiền, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn họcnước ngoài, khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điềukiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóaluận này.

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016

Sinh viênNguyễn Thị Vân

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp“Kiểu nhân vật con người nhỏbé trong truyện ngắn A.P.Sêkhôp”là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự

hướng dẫn của các thầy cô giáo Những nội dung này không hề trùng với kếtquả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Vân

Trang 4

2.1 Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhôp tại Việt Nam 3

2.2.Tình hình nghiên cứu Sêkhôp ở Việt Nam 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Cấu trúc khóa luận 7

CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉTRONG TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP 8

1.1 Khái niệm kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong văn học Nga 8

1.2 Quan niệm nghệ thuật của A.P.Sêkhôp về con người 10

1.3 Bảng khảo sát, phân loại 13

2.1 Miêu tả chân dung, ngoại hình 37

2.2 Nghệ thuật tạo tình huống 41

Trang 5

2.3 Giọng điệu hài hước 452.4 Miêu tả tâm lý nhân vật 47

KẾT LUẬN 51TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài1.1 Lý do khoa học

MỞ ĐẦU

Nước Nga một đất nước rộng lớn, trải dài từ Đông Âu sang Bắc Á chiếm 1/8 lục địa toàn thế giới và là một quốc gia có vị trí đặc biệt trêntrường quốc tế Nước Nga có một nền văn học giàu tính nhân bản, tính cộngđồng nhân loại vì vậy mà có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới Văn họcNga thế kỉ XIX có những cống hiến to lớn và có ảnh hưởng sâu rộng tới nềnvăn học nói chung và Việt Nam nói riêng Các tác giả đã làm cho văn họcNga thời kì này đạt đến đỉnh cao đó là: A.X.Puskin, F.M.Đôxtôiepxki,L.Tônxtôi,…và chúng ta không thể nào không nhắc đến A.P.Sêkhôp Có thểnói A.Sêkhôp đã góp phần làm cho diện mạo văn học Nga thế kỉ XIX mangmột sắc màu trọn vẹn và đạt đến một đỉnh cao mới như những gì mà chúngta nhìn nhận ngày hôm nay.

-Từ Puskin đến A.Sêkhôp, đặc biệt là A.Sêkhôp đã đưa văn học hiện

thực Nga thế kỉ XIX “đi từ khởi đầu tới hoàn mĩ ” A.Sêkhôp đã có những

cách tân vĩ đại trong lĩnh vực truyện ngắn Ông được xem là một nhà văn viếttruyện ngắn thiên tài của văn học Nga và văn học thế giới.

Sêkhôp là một trong những “ông thánh truyện ngắn” vĩ đại trong lịchsử văn học thế giới Là người “sáng tạo nên cách viết mới cho toàn thế giới ”

(L.Tônxtôi) A.Sêkhôp đã mang đến cho nhân loại các tác phẩm đậm tínhnhân văn qua những sáng tác của mình.

Hiện nay, tên tuổi của A.Sêkhôp ngày càng trở nên gần gũi với nhữngtác phẩm nổi tiếng, được bạn đọc nhiều nước đón nhận và yêu mến Quanhững tác phẩm của ông chúng ta thấy được ở ông một con người tài năng,một tâm hồn Nga trung thực, giản dị và trong sáng vô ngần, một trái tim nhânhậu dạt dào tình yêu thương dành cho con người Vì vậy ông luôn được mọingười yêu mến và là một trong những tác giả được đọc nhiều nhất ở thế kỉ XX.

Trang 7

Những sáng tác nghệ thuật của A.Sêkhôp giữ một vị trí, một vai trò đặcbiệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới Hệ thống thipháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn.

Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà văn Nga vĩđại này từ hơn nửa thế kỉ nay Kể từ đó, A.Sêkhôp luôn là một trong nhữngnhà văn nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu quý nhất ở Việt Nam bởisự gần gũi với mỗi trái tim đọc giả Những sáng tác tiêu biểu của ông đượcđưa vào giảng dạy trong chương trình Đại học và chương trình THPT.

Sáng tác nghệ thuật của A.Sêkhôp giữ một vị trí, vai trò đặc biệt trongsự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới Hệ thống thi pháp của ôngcó tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ nhà văn.

Chúng tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam nguồn tư liệu nghiên cứu vềSêkhốp chưa được phong phú, độc giả chỉ biết về ông qua các chương tronggiáo trình lịch sử văn học, các bài giới thiệu ở đầu mỗi tuyển tập truyện ngắnhay trong những cuốn sách viết về tiểu sử danh ngôn Chọn đề tài: “Kiểu

nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn A.P.Sêkhôp” chúng tôi mong

sẽ đáp ứng được phần nào sự quan tâm của độc giả và cung cấp thêm một tàiliệu nghiên cứu nhỏ về Sêkhôp và sáng tác của nhà văn.

1.2 Lý do sư phạm

Hiện nay bộ sách giáo khoa Ngữ Văn đã đưa tác phẩm Người trong bao

- một truyện ngắn đặc sắc của A.Sêkhôp vào giảng dạy ở lớp 11 Điều nàycho thấy A.Sêkhôp và sáng tác của ông có một vị trí trong chương trình mônVăn ở nhà trường phổ thông Việt Nam Vì thế hy vọng đề tài này của chúngtôi sẽ giúp sinh viên có thêm những thông tin cần thiết cho quá trình giảngdạy sau này.

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình dịch thuật tác phẩm Sêkhốp tại Việt Nam

Ở Việt Nam trước kia, giới tri thức gặp A.Sêkhôp qua các văn bản dịchtiếng Pháp Cách mạng tháng Tám vừa thành công được một năm, chúng tađã có một tập truyện ngắn dịch ra tiếng Việt Trong những năm 50 và 70 đềucó dịch truyện và kịch A.Sêkhôp Mỗi năm A.Sêkhôp lại có thêm bạn đọcmới ở Việt Nam.

A.Sêkhôp đến với độc giả Việt Nam bắt đầu bằng truyện ngắn “Tuổigià” đăng trên “tiểu thuyết thứ bẩy”(1943) Đến năm 1957 ra đời tuyển tập

truyện ngắn do Nguyễn Tuân tuyển chọn và giới thiệu Năm 1978 ra đờitruyện ngắn (2 tập) của dịch giả Phan Hồng Giang (nhà xuất bản văn hóa -thông tin) Lần xuất bản mới nhất là năm 1999 với tuyển tập gồm 3 tập, 2 tậptruyện ngắn và 1 tập kịch do tác giả Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu(nhà xuất bản văn học) Gần đây xuất hiện A.Sêkhôp – truyện ngắn chọn lọcdo tác giả Trần Thị Quỳnh Nga biên soạn.

2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhốp ở Việt Nam

Ở Việt Nam những công trình lớn nghiên cứu về A.Sêkhôp có thể nóilà chưa có nhưng trong các giáo trình ở đại học A.Sêkhôp đã được nhắc đến.

Cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX của tác giả Nguyễn Hải

Hà, Đỗ Xuân Hà,… chương viết về Sêkhốp đã đi vào những đặc điểm kháiquát về nội dung và nghệ thuật Người viết cho rằng truyện A.Sêkhôp “ mangtính chất trữ tình, tâm lý – xã hội rõ nét” nhưng chưa đi vào cụ thể.

Tác giả Đỗ Hồng Chung trong Lịch sử văn học Nga chủ yếu đề cập đến

nội dung của tác phẩm A.Sêkhôp.

Ngoài ra còn một số bài giới thiệu trong các tuyển tập về A.Sêkhôp nhưbài của Vương Trí Nhàn, Phan Hồng Giang, Đỗ Hồng Chung…Các bài nàyđã đưa ra những nhận xét chung về đặc điểm truyện ngắn A.Sêkhôp Những

Trang 9

đánh giá này rất có giá trị, chúng tôi coi đó là những định hướng quan trọngcho khóa luận của mình.

Tác giả Vương Trí Nhàn – Sổ tay truyện ngắn – NXB Văn nghệ thành

phố Hồ Chí Minh có đoạn trích “nhà văn có thể khóc lóc, rên rỉ, có thể đaukhổ với nhân vật của mình, nhưng theo tôi, cần phải làm sao để độc giả khỏithấy những cái đó, càng khách quan, càng có thể tạo ra những ấn tượng mạnhmẽ”

Nguyễn Tuân trong cuốn Bàn về văn học nghệ thuật đã có những cảm

tưởng, suy nghĩ đánh giá sau khi đọc A.Sêkhôp Nguyễn Tuân đã đề cập đếnchất thơ của văn xuôi trong truyện ngắn của A.Sêkhôp và bàn về thái độ, cáchphản ánh hiện thực của người cầm bút Và ông cũng chính là nhà văn - nhànghiên cứu đã có những nhận xét rất đắt giá A.Sêkhôp: Sêkhốp là con ngườinước Nga xưa A.Sêkhôp là cái diều sáo vĩ đại trên đôi cánh âm vang tiếngnói hiện thực và nhịp thơ của lãng mạn A.Sêkhôp là bậc thầy của tiếng Nga.A.Sêkhôp là một văn hào tên tuổi chói sáng trong lâu đài của chủ nghĩa nhânđạo.

Tác giả La Côn viết về chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Sêkhốp.

Ông cho rằng sức rung cảm mãnh liệt trong mỗi tác phẩm của nhà văn Ngatài hoa này do chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và thấm nhuần đem lại.

Tác phẩm Nghệ thuật dân tộc và quốc tế (Mai Thúc Luân) có bài viết“Sêkhôp, nhà văn vĩ đại của nhân dân Nga” đã khẳng định vai trò, vị trí, tài

năng và sức sáng tạo của A.Sêkhôp trong nền văn học Nga nói riêng và nềnvăn học nhân loại nói chung.

Tác giả Đào Tuấn Ảnh trong tạp chí Văn học số 1/1992 có bài viết

Sêkhôp và Nam Cao đã đưa ra nhận xét và so sánh về những điểm tương đồng

trong truyện ngắn của hai nhà văn hiện thực nổi tiếng của Nga và Việt Nam.

Tác giả Trần Thị Quỳnh Nga trong lời giới thiệu cuốn Antôn Sê-khốp –

truyện ngắn chọn lọc (NXB Văn học – 2000) đã nêu lên những chủ đề chínhtrong truyện ngắn của Sêkhốp và giá trị hiện thực trong sáng tác của ông Tác

Trang 10

giả trích dẫn nhiều nhận xét đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình vănhọc Nga và Việt Nam.

Vương Trí Nhàn trong lời giới thiệu “Chất nhân bản trong Sêkhôp”

(Anton Sekhov tuyển tập tác phẩm, tập 1, truyện ngắn, Nhà xuất bản Vănhọc, Trung tâm văn hóa - ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội 1999) đã đi sâu tìmhiểu giá trị hiện thực và đặc biệt là chất nhân bản - chiều sâu giá trị nhân đạo

trong tác phẩm của nhà văn, nhà nhân đạo chủ nghĩa Sêkhôp: "Đọc ông,không ai có thể nghi ngờ niềm tha thiết với tất cả những biểu hiện của conngười và cái ý tưởng đau đáu nơi tác giả: lẽ ra, con người có thể sốngcao đẹp hơn biết bao, so với hàng ngày họ đã sống! (…) Hai yếu tố làm nêngiá trị văn chương của các nhà văn lớn xưa nay là hiện thực và nhân đạo VớiA.Sêkhôp người ta cũng chỉ có cách dừng lại hai tiêu chí ấy Chỉ có điều cầnghi chú thêm: A.Sêkhôp hiện thực theo cách của ông Nhất là A.Sêkhôp nhânđạo theo cách riêng của ông - không bao giờ nhà văn đứng trên để chỉ lối chocon người, ngược lại ông chỉ muốn giúp họ nhận ra sự thật về bản thân để họthức tỉnh Chủ nghĩa nhân đạo với A.Sêkhôp trước tiên chưa phải là yêu conngười, mà là hiểu con người, giúp con người vượt lên cái tầm thường của đờisống hàng ngày, tránh được sự ăn mòn của thói quen dung tục, và nói chunglà sống một cuộc sống xứng đáng hơn nữa" [5,23-24].

Trong số các nhà say mê và yêu quý A.Sêkhôp ở Việt Nam không thểkhông kể tới Phan Hồng Giang Ông là một trong những người có nhiều cốgắng đưa những tác phẩm xuất sắc nhất của A.Sêkhôp đến với bạn đọc ViệtNam qua bản dịch từ tiếng Nga Năm 1994 ông đã tuyển chọn dịch và giới

thiệu “Sêkhôp tuyển tập truyện ngắn” Trong bài giới thiệu tập truyện, Phan

Hồng Giang khẳng định quan điểm của A.Sêkhôp về mối liên hệ chặt chẽ, sựảnh hưởng qua lại giữa đời sống hiện thực với sáng tác văn học và nhận xétvề kĩ thuật viết của nhà văn bậc thầy được thể hiện qua sự giản dị, trong sáng,ngắn gọn, hàm súc, nguyên tắc kể chuyện khách quan.

Trang 11

Năm 2004, khi nhiều nơi trên thế giới kỉ niệm 100 năm ngày mất củanhà văn vĩ đại A.Sêkhôp, tại Việt Nam xuất hiện những bài nghiên cứu sâu

sắc về cuộc đời và sáng tác của nhà văn như của Nguyễn Hải Hà “Cái mớitrong truyện ngắn của A.Sêkhôp”, “Cách tân nghệ thuật của Anton Chekhov”của Đào Tuấn Ảnh, “Tchekhov, nhà văn xuôi tự sự, nhà viết kịch” của PhạmVĩnh Cư, “Sekhov và Nam Cao - nhìn từ hai nền văn học” của Phong Lê,“Antôn Sêkhôp người thuật truyện điềm tĩnh tài hoa ” của tác giả Nguyễn

Trường Lịch.

Như vậy, điểm qua các bài viết nghiên cứu về Sêkhốp ở Việt Nam dùcòn khiêm tốn nhưng những gì mà giới nghiên cứu văn học dành cho ông làrất đáng quý Ông xứng đáng được coi là nhà cách tân vĩ đại ở hai thể loạitruyện ngắn và kịch, là nhà văn nhân đạo sâu sắc.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Do không có điều kiện khảo sát toàn bộ tác phẩm của A.Sêkhôp bằngtiếng Nga, khóa luận tốt nghiệp chỉ có thể làm việc trên cơ sở những truyện

ngắn đã được dịch ra tiếng Việt Chủ yếu là qua 50 truyện ngắn trong “Tuyểntập Antôn Sêkhôp” do Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu , tuyển tập

truyện ngắn Sêkhốp của Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo Đây là hai tưliệu có ở Việt Nam được coi là đầy đủ nhất.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết khóa luận chỉ ra một số kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé

trong tác phẩm của A.Sêkhôp, sau đó chúng tôi đi vào phân tích một số đặc

sắc trong nghệ thuật xây dựng kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé trong

truyện ngắn A.Sêkhôp.

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu cơ bản là: phương pháp tiếp cận hệ thống,phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân loạiphân tích tác phẩm và một số phương pháp khác.

5 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệpnày được triển khai theo hai chương như sau:

Chương 1: Các kiểu loại nhân vật con người nhỏ bé trong truyện ngắn

Trang 13

Chương 1

CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CON NGƯỜI NHỎ BÉ TRONG

TRUYỆN NGẮN A.P.SÊKHÔP

1.1 Khái niệm kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong văn học Nga

Trong tác phẩm văn học, nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nó làmắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các biến cố sự kiện và là nơi chủ yếu đểnhà văn thể hiện tư tưởng của mình.Việc xây dựng nhân vật vì vậy mà trởthành một công việc quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo của tác giả, cónhư vậy thì hình tượng nhân vật mới lôi cuốn hấp dẫn được bạn đọc Do vậymuốn tìm hiểu giá trị của tác phẩm, chúng ta đều phải bắt đầu từ hình tượngnhân vật trong tác phẩm.Vậy nhân vật là gì? Chúng tôi thấy có rất nhiều địnhnghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật văn học.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Nhân vật văn học là con người cụthể được miêu tả trong tác phẩm văn học”[12,202] GS Hà Minh Đức chorằng: “Nhân vật văn học không chỉ là con người, những con người có tênhoặc không tên khắc họa sâu đậm hoặc thoảng qua trong tác phẩm mà còn cóthể là những nhân vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách củacon người được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện conngười"[6,126] Tác giả còn xem nhân vật như là một “phương tiện cơ bản đểnhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng”[6,126].

Nhìn chung, nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạngthức khác nhau) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học để thể hiện đềtài, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Tiêu chí phân loại nhân vật: Từ những góc độ khác nhau, có thể chianhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau Theo Lê Bá Hán, TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì:

Trang 14

- Dựa vào tầm quan trọng của việc xây dựng nhân vật đối với nội dungcụ thể, đối với cốt truyện của tác phẩm người ta phân thành nhân vật chính,nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.

- Dựa vào đặc điểm của tính cách nhân vật, việc truyền đạt lý tưởng củanhà văn, nhân vật được chia làm 3 loại: chính diện, phản diện, và trung gian.

- Dựa vào cấu trúc hình tượng của nhân vật được chia nhân vật thànhnhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật lý tưởng[12,203- 204].

Dựa vào Từ điển thuật ngữ văn học và các tiêu chí phân loại nhân vật

như trên chúng tôi có cách hiểu về khái niệm kiểu nhân vật con người nhỏ bé

như sau:

Nhân vật con người nhỏ bé bao gồm các nhân vật tiểu tư sản, tư sản,

tiểu tư sản trí thức, quý tộc suy tàn, những người đầy tớ Sở dĩ gọi họ là nhânvật con người nhỏ bé vì các nhân vật này không đáp ứng được yêu cầu củathời đại, không có tầm vóc và bản lĩnh Những nhân vật này vốn dĩ không hề“nhỏ bé ” nhưng do sự đè nặng, áp chế của chế độ Nga hoàng nên họ trở nên“nhỏ bé ”.

Puskin là người khởi xướng đề tài “con người nhỏ bé” với những tác

phẩm như: Người coi trạm Các nhân vật của ông hầu hết đều là những công

chức bậc thấp, nghèo nàn và bị vùi dập dưới cường quyền và đồng tiền Gôgôl

là người tiếp tục Puskin với tác phẩm Chiếc áo khoác Các nhân vật của

Gôgôl là những công chức quèn, những kẻ tiểu thị dân hay thậm chí là quýtộc nghèo Trong sáng tác của Đôxtôiepxki cũng xây dựng những nhân vật

viên chức nghèo, những con người nhỏ bé trong xã hội Viết về những conngười nhỏ bé A.Sêkhôp thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ,

tủi cực mà họ phải chịu đựng, họ chính là nạn nhân của xã hội áp bức bạo tàn.Những con người ấy chẳng có ước mơ, hoài bão gì lớn Họ sống quẩn quanhtrong không gian tù túng, chật hẹp trong bốn bức tường Điểm tiến bộ của

Trang 15

A.Sêkhôp so với một số nhà văn trước đó khi viết về con người nhỏ bé đó là

ông đi tìm nguyên nhân làm cho họ trở nên “nhỏ bé” về phương diện nhân cách.

Chúng tôi dựa vào những tiêu chí trên để làm căn cứ tìm hiểu và phânloại kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Sêkhôp.

1.2 Quan niệm nghệ thuật của A.P.Sêkhôp về con người

Quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà văn là cách hiểu, cáchnhìn cuộc đời, là nhân sinh quan của nhà văn đó trong sáng tác, là cách lĩnhhội, khám phá hiện thực bằng nghệ thuật của ông ta Do đó, quan niệm nghệthuật về con người chi phối toàn bộ nghệ thuật của nhà văn và cũng chính làcơ sở để nhà văn xây dựng nhân vật Khi nói tới nhân vật L.Tônxtôi, nhân vậtĐôxtôiepxki hay nhân vật Sêkhôp là ta muốn nói tới cách nhìn nghệ thuật củacác nhà văn này về con người và cách thể hiện độc đáo nhân vật đó Ở đây,cái nhìn mới trong sáng tác có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó luôn gắnliền với cá tính sáng tạo của nhà văn Đại văn hào L.Tônxtôi quan niệm:Thực ra khi chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tácgiả mới thì câu hỏi chủ yếu nảy sinh trong lòng chúng ta bao giờ cũng lànhư sau: Nào, anh là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với tấtcả những người mà tôi đã biết, và anh có thể nói cho tôi một điều gì mớivề việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào? Nếu như đó làmột nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi không phải là “anh là người như thếnào?” mà sẽ là: Nào, anh có thể cho tôi biết thêm một điều gì mới? Bâygiờ anh sẽ lý giải cuộc sống cho tôi từ khía cạnh nào? Turghênep đánh giátài năng của người nghệ sĩ qua “tiếng nói riêng”, “giọng nói riêng” của họ.Sêkhôp khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa sự độc đáo trong cách nhìn thếgiới với cá tính sáng tạo của nhà văn: Sự độc đáo của tác giả không chỉ thểhiện trong phong cách, nó còn thể hiện trong cách tư duy, trong các quanđiểm,… M.Khrapchencô cho rằng “cách nhìn và cách thể hiện thế giới”

Trang 16

chính là cốt lõi cá tính sáng tạo của nghệ sỹ, mối liên hệ chặt chẽ giữa chúngquy định phương pháp sáng tác,

Trang 17

quy định cái chủ đạo trong hệ thống thẩm mỹ của anh ta Như vậy, quan niệmnghệ thuật về con người bao gồm cả cách hiểu, cách nhìn, cả cách thể hiện thếgiới trong sáng tác nghệ thuật.

Sự độc đáo trong cách nhìn thế giới và trong cách thể hiện thế giới củaSêkhôp tạo nên nhân vật trong sáng tác của Sêkhôp Có thể khẳng định rằngđiểm tựa, cái cốt lõi trong cách nhìn thế giới, cách nhìn con người của nhàvăn là triết lý tương đối, khách quan, trung thực xuyên suốt toàn bộ sáng táccủa ông Sêkhôp luôn cho rằng bản chất con người là không hoàn thiện nênông có cái nhìn toàn diện đối với các nhân vật Ở họ có cả cái tốt và cái xấu,cả ưu điểm và những khuyết điểm, cả cái cao thượng và cái thấp hèn, cả cáiđáng trân trọng và cái đáng lên án.

Ngoài đời, A.Sêkhôp thể hiện quan niệm của mình về con người quathư từ, ghi chép Trước khi là nhà văn A.Sêkhôp đã là một con người với bảnlĩnh hết sức rõ ràng Ngay từ khi mới bước vào tuổi trưởng thành, A.Sêkhôpđã bộc lộ rõ ràng quan niệm của mình về con người lí tưởng Cái màA.Sêkhôp quan tâm trước tiên ấy là nhân phẩm Trong thư trả lời cậu em tên

là Misa, A.Sêkhôp đã viết rạch ròi: “…Nét chữ của em khá đẹp, trong cả bứcthư anh không thấy một lỗi ngữ pháp nhỏ nào Chỉ có một điều anh không vừaý: việc gì em phải tôn sùng một người khác bằng cách tự gọi mình là kẻ hènmọn, không đáng để ý đến Em thấy mình hèn mọn ư ? Không, Misa ạ, giữamọi người cần phải ý thức được nhân phẩm của mình Vì em đâu phải là kẻbạc giả, em là một người trung thực Vậy thì em hãy biết tôn trọng con ngườitrung thực dù là nhỏ bé trong em, em hãy biết rằng con người nhỏ bé trungthực không phải là người hèn mọn”[ 8,11].

A.Sêkhôp cũng đề xuất ra những chuẩn mực rõ ràng cho hình mẫu cóvăn hóa, con người được gọi là có giáo dục Trong thư gửi Nikôlai, một

người em khác Sêkhốp đã viết: “Những người có giáo dục biết tôn trọngnhân cách và bởi vậy bao giờ họ cũng độ lượng, mềm mỏng, lịch sự vàbiết nhường

Trang 18

nhịn…Họ không bao giờ nổi đóa lên vì ăn phải một bát xúp cho muối quá tay,hay vì một cục tẩy bị rơi mất…Họ không chỉ biết thương những người ăn màyvà những chú mèo con Họ biết đau đến cả những điều mắt thường khôngtrông thấy…Họ không nói dối ngay cả trong những chuyện tầm phào vặtvãnh Dối trá là xúc phạm người nghe và ti tiện hóa người nói…Họ không tựhạ mình để gợi lòng thương hại ở kẻ khác…”[8,12]

A.Sêkhôp luôn ước ao về một cuộc sống trong sạch và cao cả, bước vàođời, Sêkhốp gặp ngay những nghịch cảnh ghê gớm Sêkhốp phải đối mặt vớimột thể chế hết sức tàn bạo, hà khắc, một thể chế vùi dập mọi cái đẹp củathiên nhiên và lòng người Một nỗi buồn man mác, tiếc cho những gì cao đẹp,những gì tràn đầy sức sáng tạo đang bị rơi rụng, dập vùi thấm sâu vào nhiềutác phẩm của A.Sêkhôp.

Tất cả quan niệm về con người của ông đều được thể hiện trong những

truyện ngắn viết về con người nhỏ bé Có thể coi Puskin là người khởi xướng

đề tài này trong văn học Nga Ông mô tả bi kịch của những người công chứcnghèo bị vùi dập bởi cường quyền, bởi những hoàn cảnh phi nhân tính, bởi

sức mạnh cái ác, bởi số phận nghiệt ngã của con người nhỏ bé đáng thương.Còn nhân vật của Sêkhốp là những con người nhỏ bé với những bi kịch tinhthần rất riêng Sêkhốp quan niệm: “Con người vốn cao đẹp nên con ngườikhông thể nhỏ bé”[5,450] Sêkhốp không miêu tả nhiều về đời sống, tư tưởng,tình cảm của con người nhỏ bé đáng thương, mà miêu tả những gì làm cho

con người thành “nhỏ bé ”, ví dụ như nỗi sợ, thói hám hư danh, sự thỏa mãnhợm hĩnh Hay nói cách khác, ông miêu tả những nhược điểm của con người

do hoàn cảnh tạo nên Nhà văn phê phán cái khả năng trở thành con ngườinhỏ bé, cái tinh thần sẵn sàng trở thành “con người nhỏ bé ”, cái lòng hammuốn trở thành “con người nhỏ bé ” Tiếng cười của Sêkhốp ở đây có lẫn

nước mắt, vừa giận vừa thương nhằm thức tỉnh con người chống lại sự sợ hãi

Trang 19

thâm căn cố đế, sự rụt rè khúm núm khi đứng trước kẻ giàu người sang, luônluôn mặc cảm thân phận nô lệ hèn

Để hiểu quan niệm nghệ thuật về con người, hiểu được nhân vật của

nhà văn ta phải khảo sát các kiểu loại nhân vật “con người nhỏ bé” trong

truyện ngắn Sêkhôp.

1.3 Bảng khảo sát, phân loại1.3.1 Bảng khảo sát

( Xem trong phần phụ lục)

1.3.2 Phân loại nhân vật

Dựa trên định nghĩa về nhân vật con người nhỏ bé đã được nêu ở trênchúng tôi đã khảo sát 50 truyện ngắn của A Sêkhôp tìm ra các kiểu nhân vậtcon người nhỏ bé trong mỗi tác phẩm Qua thống kê chúng tôi nhận thấy rằngnhân vật trong sáng tác của A Sêkhôp là những loại người khác nhau trongxã hội từ lão đánh xe ngựa đến em bé đi ở, từ nữ hầu tước cho đến viên chứcbậc

7, quan lại tất cả họ đều thuộc kiểu nhân vật con người nhỏ bé trong truyệnngắn Sêkhôp Trong 50 truyện ngắn mà chúng tôi đã khảo sát, có thể nhậnthấy nhân vật của Sêkhốp chủ yếu là con người bị nô lệ trong xã hội Ngahoàng ở thế kỉ XIX Chúng tôi chia ra làm các kiểu loại nhân vật con ngườinhỏ bé sau:

- Nhân vật nhỏ bé về thân phận.- Nhân vật nhỏ bé về tâm lí.

+ Nhân vật Viên chức nô lệ trước quyền uy và sợ hãi cấp trên.+ Nhân vật nô lệ trước danh vọng và đồng tiền.

+ Nhân vật chịu sự khuất phục hoàn cảnh, có tâm lí bạc nhược vàngụy biện.

(Xem phần phụ lục)

Trang 20

Tác phẩm Chuyện đời vặt vãnh mở đầu bằng cuộc gặp gỡ giữa cậu bé

Aliôsa và Nikôlai Ilíts Bêliaép Trở về sau dự buổi đua ngựa, Bêliaép ghé vàothăm bà Onga Ivanốpna Irơnina – mẹ của Aliôsa – người mà trước đâyBêliaép đã từng chung sống, hay theo cách nói của anh, đã cùng kéo dài một

mối tình buồn tẻ “Thật ra những trang đầu của mối tình đó, đầy thú vị và sôinổi, đã qua đi từ lâu và bây giờ những trang cuối cứ kéo dài, kéo dài mãi,không còn một chút mới mẻ, hứng thú nào”[7,57] Khi Bêliaép đến thì Onga

Ivanốpna đi vắng, anh đành ngồi lại nhà đợi Nhìn quanh Bêliaép chỉ thấy cậubé Aliôsa đang chơi trò nhào lộn, cậu bé đang bắt chước một diễn viên xiếcnào đó Lần này Bêliaép mới nhìn kĩ cậu bé Aliôsa vì trước đó khi đến đâyanh không để ý đến cậu bé lúc nào cũng quẩn quanh mẹ nó, anh không hề chúý đến sự tồn tại của thằng bé Bêliaép bắt chuyện với Aliôsa, Bêliaép hỏithăm Aliôsa về mẹ, về việc học của cậu bé,…Aliôsa trả lời những câu hỏicủa Bêliaép, thật vô tình khi cậu bé nhắc đến cha mình và điều đó làmBêliaép rất ngạc nhiên vì cha của cậu bé đã không sống cùng mẹ con cậu bélâu rồi Bêliaép cứ gặng hỏi cậu bé có gặp cha không, sau một hồi do dựAliôsa đồng ý nói cho Bêliaép nghe việc cậu bé đã gặp cha với điều kiện làBêliaép không nói việc này lại với mẹ cậu Bêliaép lắng nghe cậu bé nói,Bêliaép tỏ ra tức giận khi cha của Aliôsa bảo là vì anh ta mà đã làm cho mẹcủa Aliôsa khổ Đúng lúc ấy thì mẹ của Aliôsa về, Bêliaép không kìm nénđược sự bực tức mặc cho cậu bé Aliôsa đã nhắc về lời hứa của anh ta khi nãylà sẽ không nói việc này lại với mẹ cậu Mẹ của Aliôsa cũng ngạc nhiênkhông kém về việc này và quay sang hỏi Aliôsa, lúc này cậu bé sợ hãi đếnmức không nghe thấy

Trang 21

mẹ hỏi mình những gì Onga Ivanopna quyết định đi hỏi Pêlagâya – người màđã dẫn chị em của Aliôsa đi gặp cha của chúng Còn về phần Bêliaép anh ta

tiếp tục đi đi lại lại, “nỗi giận dữ choán hết cả tâm trí anh ta và, như xưa nayvẫn vậy, anh lại không để ý gì đến cậu bé”[7,64] Thật tội nghiêp cho cậu béAliôsa vì lúc này cậu “ngồi thụp xuống một góc và kinh hãi kể lại cho Xônianghe chuyện mình vừa bị lừa như thế nào Aliôsa run run,cậu chạm trán vớisự lừa dối thô bạo đến thế, trước kia cậu chưa biết rằng trên thế gian này,ngoài những trái lê ngọt ngào, những chiếc bánh rán và đồng hồ đắt tiền, còncó bao nhiêu điều khác nữa không có tên gọi trong ngôn ngữ trẻ con”[7,64-

65] Trẻ con không hiểu được những việc làm và suy nghĩ của người lớnnhưng trẻ con có niềm tin ở người lớn Aliôsa cũng vậy, cậu không hiểu đượcchuyện giữa ba mẹ cậu và Bêliaép là như thế nào, cậu vẫn hồn nhiên, ngâythơ đúng nghĩa của một đứa trẻ Cậu nói những bí mật của cậu về việc mìnhđi gặp cha cho Bêliaép nghe vì cậu tin vào lời hứa của Bêliaép là sẽ không kểviệc này với mẹ mình Nhưng lòng tin của Aliôsa bị một người lớn nhưBêliaép gạt phắt đi Anh ta không xem trọng lời hứa của mình với một đứa trẻ

vì anh ta nghĩ mình là “một người lớn nghiêm nghị, anh thấy chẳng hơi đâumà ngó ngàng đến lũ trẻ con” [7,64] Sự ngây thơ, trong sáng của Aliôsa phải

đối đầu với sự ngang ngược, giả dối của Bêliaép Những kí ức của tuổi thơ sẽđược lưu giữ rất lâu trong tâm trí của mỗi người cho dù nó đẹp hoặc khôngđẹp và đối với cậu bé Aliôsa bài học của lòng tin đặt không đúng chỗ này có

lẽ sẽ ám ảnh cậu suốt đời Truyện ngắn có tiêu đề là Chuyện đời vặt vãnh

nhưng những điều thể hiện trong tác phẩm thì không hề “vặt vãnh” chút nào.Một lần nữa chúng ta thấy được bản lĩnh của Sêkhôp khi thông qua một vấnđề không lớn nhưng điều ông muốn gửi gắm đến độc giả thì lớn hơn rất nhiều- những người lớn hãy chú ý hơn đến cách ứng xử của mình trong cuộc sốngđối với những đứa trẻ Đừng vì nghĩ mình là người lớn thì không cần quantâm đến suy nghĩ của trẻ con và cũng đừng lạm dụng quyền của người lớn mà

Trang 22

chà đạp lên lòng tin, sự ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên của trẻ nhỏ Qua đómới thấy được lòng yêu thương nhân hậu của Sêkhôp dành cho những trẻ em,những đứa trẻ - người chủ tương lai của đất nước sau này Qua đây tác giả đãphê phán Bêliaép – một người nói dối, không có giáo dục Tự hắn đã biếnmình trở nên nhỏ bé trong xã hội.

Quân ăn hại kể về cuộc sống cùng quẫn của Zotov - một ông già

nghèo, 70 tuổi Zotov rất nghèo, sống cô đơn với một con chó già chột mắt,một con ngựa già yếu, còm cõi Quan hệ giữa Zotov và hai con vật là quan hệngang bằng, thấu hiểu, thân thiết gắn bó, chứ không đối kháng như quan hệngười - vật trong “Răng con chó của nhà tư sản” Mối quan hệ này chi phốisuy nghĩ, hành động của nhân vật Ba nhân vật này (người, chó, ngựa) đềutiều tụy, xơ xác vì đói nghèo, rét mướt triền miên, nhưng không thể thiếunhau Cũng có lúc họ dằn vặt nhau, tất nhiên, chỉ Zotov dằn vặt, thậm chí hắthủi hai con vật Khổ quá, không có ăn cho mình, cho hai con vật Zotovthường xuyên chửi bới số phận Kiếp của lão là kiếp “đọa đầy”, “kiếp chómá” Kiếp lão gắn chặt với kiếp hai con vật, cũng già nua, khốn khổ như lão.Chửi mình chán, lão quay ra chửi hai con vật Thế nhưng, chúng không chịurời lão A.Sêkhôp đặt vào miệng Zotov những câu chửi con chó già Lyxkatrụi lông, chột mắt và con ngựa già nhẫn nhục, xiêu vẹo Song, trong lờimắng chửi ấy, lão đã gom cả mình vào Thực ra, lão rất thương, rất gắn bó,rất vì chúng Đây là lời lão mắng, đuổi hai con vật, khi không còn gì cho

chúng ăn: “Chúng mày chẳng cho ông lấy một chút vui vẻ, lợi lộc gì, chỉ rặtbuồn khổ, túng thiếu! Sao mãi chúng mày chẳng chết rấp đi cho rảnh, hả? Xéo ngay! Xéo ngay ra khỏi nhà tao! Cho khuất hẳn mắt tao đi! Tao khôngcó bổn phận phải chứa những của khỉ ấy trong sân nhà tao! Cút!”[8,59] Sau

lời chửi, hai con vật nhẫn nhục, cúi đầu bước ra cổng và cứ đứng ở đó Mắngchửi dữ tợn thế, nhưng chỉ ít phút sau, chính lão lại ra cổng, làm vẻ hung ác,

quát chúng: “Kìa, sao cứ đứng đực ra đấy? Đợi ai? Cứ nghênh ngang giữađường, không

Trang 23

cho người ta đi phỏng? Vào sân ngay!”[8,60] Sự hiểu biết, nhẫn nhục, biết

nghe lời của hai con vật là biểu hiện của sự gắn bó, đồng cảm giữa người vàvật trong cảnh khốn khó, nghèo hèn Hai con vật càng lầm lũi bao nhiêu,Zotov càng quát mắng bao nhiêu, cái khổ, cái tội nghiệp càng tăng lên bấynhiêu, lòng thương chúng của Zotov càng sâu sắc bấy nhiêu.

Quân ăn hại là một câu chuyện thương tâm về những con người nhỏ

bé Zotov là một tiểu chủ nhưng đó chỉ là hư danh còn bản thân cuộc sốngcủa lão lúc nào cũng đói khổ, Zotov lúc nào cũng dằn vặt nuôi hay khôngnuôi con ngựa và con chó trung thành của lão Nuôi nó thì lấy đâu ra thóc vìnuôi lão còn khó mà giết nó thì không đành Cuối cùng lão tiểu chủ nhỏ ấyđã đi đến quyết định dứt khoát là đưa cho người khác giết chúng.

Truyện ngắn Vanka là câu chuyện xúc động về cậu bé Vanka Vanka

mồ côi cha mẹ, ở với người ông Konxtantin Makarứts Trước đây cậu bé sốngcùng với mẹ, mẹ cậu làm hầu phòng cho bà chủ trong trang ấp Sau khi mẹcậu qua đời, người ta cho cậu bé mồ côi Vanka vào làm ở nhà bếp của nhữngngười hầu cùng chỗ ông Konxtantin Makarứts, rồi từ đấy lại gửi lênMaxcơva ở với ông thợ giầy Aliakhin Tuổi thơ của Vanka đã bất hạnh khimồ côi cả cha lẫn mẹ, đến khi đến ở nhà thợ giầy – người chủ mới của Vanka– thì tuổi thơ của cậu bé lại càng bất hạnh hơn Vanka mới chín tuổi, đangtuổi ăn tuổi chơi nhưng lại phải làm biết bao công việc mà chủ sai bảo, nhữngviệc không vừa sức với số tuổi của cậu Vợ chồng thợ giầy Aliakhin đối xửvới Vanka thật tệ bạc Vanka không thể chịu đựng nổi cách đối xử của hai vợchồng chủ nhà nên cậu bé đã viết thư cầu cứu ông Konxtantin Makarứts hãyđến đem cậu về sống với ông như trước đây Trong thư viết gửi ông của mình,cậu bé Vanka kể cho ông nghe về hoàn cảnh của mình hiện tại: cậu bị vợchồng chủ đánh đập tàn nhẫn, ăn uống thì kham khổ, mọi người làm trongnhà thì lại trêu cười cậu Trong thư cậu cũng có nói thêm cho ông biết vềnhững điều cậu thấy được ở Maxcơva và hỏi thăm tình hình sức khỏe củaông cùng

Trang 24

với những người trong nhà chủ trước đây mà cậu quen biết Viết xong bứcthư Vanka vội vàng cho lá thư vào phong bì và chạy ngay đến thùng thư, bỏ

thư vào thùng xong cậu quay về và “mơ theo những hi vọng ngọt ngào,…cậu nằm mê thấy cái bếp lò Ông ngồi trên bệ bếp, đôi chân trần buôngthõng, và đọc thư cho mấy bà đầu bếp nghe… Con Viun quẩn quanh bêncạnh và ve vẩy cái đuôi”[8,56] Ước mơ, hi vọng ngọt ngào là thế nhưng giấc

mơ ấy biết đến khi nào mới trở thành hiện thực? Có lẽ sẽ không bao giờ trởthành hiện thực vì bức thư mà Vanka gửi đi sẽ không đến tay ông mình bởiđịa chỉ của bức thư mà cậu đã ghi trên phong bì là: “Gửi ông ở nhà quê, ôngKonxtantin Makarứts”, với địa chỉ ấy thì những người đưa thư không tài nàođưa bức thư đến cho ông của Vanka được Thật đáng thương cho hoàn cảnhcủa cậu bé Vanka Chỉ mới ít tuổi đầu mà đã phải gánh chịu biết bao nỗi bấthạnh của sóng gió cuộc đời Ấu thơ tươi đẹp là điều mọi đứa trẻ đều mongmuốn có được nhưng đối với Vanka tuổi thơ của cậu phải hứng chịu rấtnhiều sự mất mát: mồ côi cha mẹ; bị vợ chồng chủ nhà thợ giầy đánh đập.Ước mơ của Vanka là có thể về sống với ông như lúc trước nhưng ước mơ ấyvẫn mãi là ước mơ khi bức thư của cậu không thể nào đến tay ông cậu.Vanka xem bức thư cậu đã gửi như báu vật vì cậu đã gửi gắm vào trong đóthật nhiều hi vọng Niềm hi vọng của cậu bé Vanka không trở thành hiệnthực đồng nghĩa với cuộc sống của cậu càng ngày càng rơi vào bế tắc vìkhông có ai đến giải thoát cho cậu khỏi hoàn cảnh vất vả, tủi nhục như hiện

tại và cậu thì lại không đủ sức để làm điều đó Truyện ngắn Vanka không

những thể hiện mảnh đời cậu bé bất hạnh Vanka mà thông qua đó tác phẩmcòn tố cáo gay gắt xã hội, một xã hội đầy những đày ải của sự bất công, củanỗi bất hạnh đến nỗi một cậu bé còn thơ dại đã là nạn nhân của cái xã hộiấy Đồng thời tác phẩm còn nặng trĩu lòng thương cảm của tác giả - lòngthương cảm của một trái tim nhân hậu.

Vanka trong truyện ngắn cùng tên tiêu biểu cho số phận những conngười nhỏ bé chịu nhiều vất vả, tủi nhục, bế tắc ngay từ khi còn thơ dại Bức

Trang 25

thư gửi ông của cậu bé 9 tuổi đói ăn, không chỗ ngủ, luôn bị chủ đánh đập…đầy nước mắt đắng cay.

1.3.2.2 Nhân vật nhỏ bé về tâm lí

1.3.2.2.1 Nhân vật có tâm lí nô lệ trước quyền uy và sợ hãi cấp trên

Khi A.Sêkhôp bước vào sáng tác văn học thì nước Nga đang chìm

trong buổi hoàng hôn ảm đạm, A.Sêkhôp gọi đó là “thời buổi đau ốm” Cuộc

sống nghẹt thở nặng nề bao trùm khắp nước Nga điều đó đã dẫn đến những sựchuyển biến rất lớn trong người dân Nga lúc bấy giờ đó chính là thói quỵ lụytrước quyền uy, chức tước; thói nô lệ đồng tiền, của cải; sự khuất phục hoàncảnh, tâm lí bạc nhược, ngụy biện Trước sự nhạy cảm của một nhà văn quantâm đến những thay đổi lớn của đất nước, A.Sêkhôp đã cho ra đời những tácphẩm nói về vấn đề trên Kiểu loại nhân vật nô lệ trước quyền uy, chức tước;cuộc sống tiểu tư sản tù túng, ngột ngạt và những tác hại của nó Trong số 50truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát có tới 18% truyện đề cập đến kiểu nhânvật

Xoáy sâu vào chất bi hài thường trực của cuộc sống đời thường,Sêkhôp đã tái hiện một cách sinh động chân dung những “con người nhỏ bé”với diện mạo và nhân cách bị méo mó bởi những toan tính nhỏ nhặt, bởi tưtưởng cá nhân vị kỉ, sự đớn hèn và thói xu nịnh quỵ lụy Trong các sáng táccủa mình, bất kể là văn xuôi hay kịch, nhà văn không chú ý tạo dựng nhữngxung đột kịch tính, những pha căng thẳng gay cấn, ông hướng tới miêu tả chođược cái bản chất tự nhiên, vốn dĩ của con người trong dòng chảy thườngnhật của nó Truyện của ông là những truyện không có cốt truyện, ở đó mỗinhân vật, mỗi hiện tượng sống, mỗi trạng thái cảm xúc…dù được miêu tả

nhiều hay ít, đậm hay nhạt… đều có vị trí và giá trị như nhau Anh béo vàanh gầy, Con kì nhông, Phẫu thuật, Chiếc mặt nạ …và hàng loạt tác phẩm

xuất sắc giai đoạn sau này đều được viết bằng lối viết khác thường như thế.

Trang 26

Tác phẩm Anh béo và anh gầy là một bức biếm họa về hai con người

do địa vị khác nhau mà có những cử chỉ, thái độ giọng nói khác nhau Ngay ởnhan đề của tác phẩm, chúng ta cũng có thể nhận ra tấn bi hài kịch củatruyện Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai người bạn cùng học phổthông Hai người bạn lâu ngày gặp lại: một anh béo và một anh gầy, cả hai

người họ đều rất vui mừng: “cả hai đều ngạc nhiên một cách đầy thú vị

”[7,19] Hai người bạn hỏi thăm nhau về chuyện gia đình, công việc Anhgầy giới thiệu vợ con mình với anh béo và tự giới thiệu là mình đang chuyểncông tác về vùng này để đảm nhiệm viên chức bậc bảy và sau hai năm làviên chức bậc tám Sau khi nói về mình xong anh gầy hỏi lại anh béo vềcông việc và anh gầy đoán là bạn mình có lẽ đã là viên chức bậc năm.Nhưng khi anh béo cho biết mình hiện giờ đã là viên chức bậc ba thì thái độ

của anh gầy thay đổi hẳn: “Anh gầy bỗng dưng tái mét mặt, ngây ra nhưphỗng đá, nhưng lát sau thì anh ta toét miệng cười, mặt mày nhăn nhúm;dường như mắt anh ta sáng hẳn lên Toàn thân anh ta rúm ró, so vai rụt cổkhúm núm… Cả mấy thứ vali, hộp, túi của anh ta như cũng co rúm lại, nhănnhó… Chiếc cằm dài của bà vợ như dài thêm ra; thằng Naphanain thì rụtchân vào và gài hết các cúc áo lại…”[7,21] Sự thay đổi thái độ của anh gầy

làm cho bạn của anh ta hết sức ngạc nhiên, không chỉ vì sắc mặt của anh tathay đổi mà cả cách nói chuyện cũng thay đổi so với lúc mới gặp Lúc đầukhi mới gặp lại anh gầy vui vẻ, hồ hởi, cởi mở nói chuyện với anh béobằng thái độ chân tình của hai người bạn nhớ nhau vì đã lâu không gặp baonhiêu thì giờ đây anh gầy lại khúm núm, kính cẩn bấy nhiêu Sự thay đổi tháiđộ của anh gầy đã nói lên rất nhiều về nhân cách của anh ta, đó là một ngườikhiếp sợ trước quyền uy Khi biết bạn mình bây giờ là viên chức bậc cao thìcách xưng hô của anh gầy với bạn mình khác hẳn, mỗi câu nói của anh gầy

đối với anh béo đều kèm theo câu: “Dạ, bẩm quan ” Cách xưng hô của anh

ta như vậy làm cho anh béo cảm thấy khó chịu, nhưng anh gầy không để tâmđến sự khó chịu của bạn vì lúc bấy giờ anh ta một mực

Trang 27

nghĩ rằng mình với tư cách là một viên chức cấp thấp đang hầu chuyện viênchức cấp cao, chứ không còn nghĩ đây là một người bạn của mình nữa Sựcung kính, thái độ lễ phép của anh gầy đối với anh béo làm cho ta liên tưởngđến một diễn viên hài trên sân khấu, anh ta thay đổi vai diễn của mình từ mộtngười bạn đến một “kẻ bần dân”, và sự thay đổi đó làm nhân cách của anhgầy bị biến dạng Ở đây chúng ta có thể thấy được anh béo không hề yêu cầuanh gầy phải có thái độ nhã nhặn, kính cẩn đối với anh khi anh béo cho biếtmình là quan chức bậc cao, chỉ có anh gầy từ đầu đến cuối quan tâm đến điềuđó Tâm lí khiếp sợ uy quyền, một trong những biểu hiện của tâm lí nô lệ làmcho nhân cách con người của anh gầy trở nên méo mó Sự kính cẩn khôngcần thiết của anh gầy đối với người bạn từ thuở nhỏ của mình khi biết ngườibạn ấy bây giờ đã là quan cao làm cho anh ta càng nhỏ bé về nhân cách, và sựnhỏ bé ấy tỉ lệ nghịch với tâm lí nô lệ sẵn có trong con người anh ta Mở đầu

tác phẩm là sự gặp gỡ làm cho hai người bạn: “Cả hai đều kinh ngạc một cáchđầy thú vị ”[7,19] và kết thúc tác phẩm là sự ngạc nhiên đầy thú vị của giađình anh gầy về cuộc gặp gỡ với anh béo: “Cả ba đều sững sờ một cách đầythú vị”[7,22], chỉ cần thay đổi một từ: “cả hai” thành “cả ba”, Sêkhôp đã làm

toát lên tư tưởng của tác phẩm và đã cho bạn đọc thấy được nguyên nhânkhiến anh gầy trở nên nhỏ bé trong xã hội, đó là nỗi sợ trước quyền uy vàchức tước.

Sêkhốp cho người đọc biết được một Porphiri khiếp sợ quan trên vốn là

người bạn học phổ thông thân thiết (Anh béo và anh gầy), nhà văn còn hé mở

một nhân vật đáng thương nữa trong kiểu nhân vật sợ quyền uy, chức tước –

nhân vật Tsêrviakốp trong Cái chết của một viên chức Tsêrviakốp sợ đến

chết khi cái hắt hơi của mình vô tình làm phiền đến tướng Brigialốp đươngnhiệm tại tổng cục đường sắt Tsêrviakốp bứt rứt không yên khi xem kịch màđầu chỉ suy nghĩ về chuyện đó Xin lỗi ở nhà cảnh sát không đươc hắn liềnđến nhà Brigialốp để xin lỗi “Thành tâm” của Tsêrviakốp lúc đầu làm cho

Trang 28

tướng Brigialốp ngạc nhiên sau rồi chuyển thành tức giận ngài tưởngTsêrviakốp mỉa mai mình:

“ – xéo ngay!! Viên tướng giậm chân quát”

Hai từ “xéo ngay ” đã ngay lập tức có tác dụng với Tsêrviakốp: “ Trong

bụng Tsêrviakốp như có cái gì vừa đứt ra” Kết cục của truyện là hình ảnh

Tsêrviakốp “Đi về như cái xác không hồn, y mặc nguyên bộ lễ phục, nằmxuống đi văng và…tắt thở” Chính tâm lí nô lệ, khuất phục trước uy quyền đã

dẫn đến cái chết một cách rất hài của chính anh ta Cái chết của Tsêrviakốpkhông được thông cảm mà còn đáng bị phê phán Sự quỵ lụy, bạc nhược củamột con người sợ hãi uy quyền, mà biểu hiện của uy quyền rất rõ trong tácphẩm đó là vị tướng Brigialốp, đã dẫn đến bi kịch của Tsêrviakốp Có thểnói cái chết của Tsêrviakốp là tự anh ta “chuốc lấy”, bằng những suy nghĩcủa con người mà tâm lí nô lệ lấn át thì nhìn vào sự việc có thể nói là khôngcó gì to tát lắm anh ta cũng làm cho nó phức tạp hẳn lên Nếu như anh ta suynghĩ thoáng hơn một chút, nói một cách cụ thể nếu như trong con người anhta không có tâm lí khiếp sợ quyền uy thì sẽ không dẫn đến cái chết nhanhchóng như vậy Ở đây, Sêkhôp đã rất tinh tế khi miêu tả về nguyên nhân cáichết của một con người, anh ta không thể vượt qua được nỗi sợ hãi xuất pháttừ chính bản thân để rồi nó ám ảnh và dẫn đến cái chết, cái chết củaTsêrviakốp cho thấy tâm lí nô lệ đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giữa cáicao cả và cái thấp hèn trong con người của Tsêrviakốp.

Ở truyện Vở kịch vui nhân vật nhỏ bé là Klốtskốp cũng thuộc nhân vật

sợ quyền uy chức tước Klốtskốp sau bữa tiệc muốn đọc cho bạn bè nghe mộtvở kịch vui Vở kịch vô thưởng vô phạt nói về cái vui của một ông nhạctương lai khi có cậu con rể làm quan to Ông nhạc tương lai Iaxnôxerxép

nghĩ: “Được làm bố vợ của một viên tướng kể cũng thú thật Ngài đeo lắmsao lắm nhé…Quân phục có nẹp đỏ nhé…Thế mà mình ngồi cạnh ngài –được đấy chứ” Cách nghĩ của Iaxnôxerxép cho người đọc cảm giác

người tạo ra

Trang 29

Iaxnôxerxép - Klốtskốp là người có tâm lí sợ quyền uy, chức tước Klốtskốpđể cho ông Iaxnôxerxép vui mừng không phải vì con gái Liza có người đàng

hoàng tử tế để ý mà ông hãnh diện vì “được làm bố vợ của một vị tướng kểcũng thú thật” Ông mắng vợ té tát là “Đồ trời đánh thánh vật, đồ ngu xuẩn”

chỉ vì vợ ông vô ý làm ngỗng cháy mà phòng có mùi như vậy làm sao có thểtiếp khách được Iaxnôxerxép cũng chỉ là một Klốtskốp phẩy, một bản saocủa Klốtskốp Và đây chính là cái bản chất khiếp sợ uy quyền, chức tước củaKlốtskốp được đánh thức khi nghe bạn bè bình phẩm, góp ý cho vở kịch.Theo các bạn của y vở kịch có động chạm đến thủ trưởng cơ quan Klốtskốpmà ngài lại giúp y rất nhiều Đáp lại những lời khuyên của bạn bè, Klốtskốpbắt đầu thay đổi tâm lí, lúc đầu là lo lắng rồi đi đến phủ định và cuối cùng là

“mặt tái nhợt, vội vàng dấu quyển vở đi”.

Mỗi trang, mỗi dòng truyện ngắn Vở kịch vui là những diễn biến tâm lí

đớn hèn, sợ hãi cấp trên của Klốtskốp Klốtskốp chủ định viết một Vở kịch vui

vậy mà lại hóa “Vở kịch buồn”.

Trong lịch sử văn học Nga, khó có người nào dành toàn bộ sự nghiệpsáng tác của mình để khám phá, mổ xẻ những căn bệnh xã hội trong từng tếbào, từng phần tử nhỏ bé như Sêkhốp Cuộc sống ngột ngạt bao trùm khắpnước Nga tạo ra tâm lí nô lệ, làm cho tâm hồn con người càng què quặt Vàcũng chính từ đây đẻ ra những quái thai của chế độ Nga hoàng, những tênlính ngoan ngoãn đứng gác cái nhà tù khổng lồ trong đó nhốt cả chúng như

Ôtrumêlốp trong Con kì nhông, và đặc biệt hơn là Prisưbêep trong Lão quảnPrisưbêep …

Không khí thời chuyên chế làm cho cuộc sống phải khiếp đảm đi vì trậttự, đến nỗi: người ta sợ nói to, sợ gửi thư, sợ đọc sách, sợ cưu mang ngườikhốn khó …Bêlikốp, thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp ở một trường trung học trong

Người trong bao, hắn tìm đủ mọi cách để lẩn tránh nỗi sợ bằng cách đưa tất

cả mọi thứ vào trong bao: đồng hồ để bao, đi xe có mui, đi ủng cao su, mặc áo

Trang 30

bành tô…rồi cuối cùng là nhét mình trong một cái bao vĩnh viễn “Những cáibao” của Bêlikốp vừa là biểu tượng cho cuộc sống ngột ngạt, bức bối, bóbuộc, vừa là biểu tượng cho sự che đậy, thu mình, vừa là biểu tượng cho tâmlí nô lệ, tha hóa nhân cách đến mức làm cho nó trở thành trống rỗng Chính vìvậy mà Bêlikốp rất dễ bị tổn thương và có khuynh hướng tự hủy diệt Bêlikốpvừa yếu ớt như một nhân cách vừa mạnh mẽ như một căn bệnh “dễ lây lan”.Hình tượng Bêlikốp được Sêkhôp phóng đại lên tới mức nghịch dị không chỉnhằm mục đích đả kích, gây cười, mà còn như là để nhấn mạnh bi kịch khủngkhiếp của nỗi sợ cuộc sống Tổng hòa tất cả những biểu hiện “trong bao”,Bêlikốp trở thành một con người quái dị Song nếu nhìn vào những biểu hiệnđơn lẻ, có thể thấy những nét tâm lí đời thường ấy quen thuộc đối với mỗingười đến mức không thấy bất thường nữa Những nét tính cách ấy tiềm ẩn ởtrong mỗi người Truyện của Sêkhôp định hướng vào tâm lí đời thường nêncó thể coi người đọc cũng không nằm ngoài thế giới của Bêlikốp Chính vìtrong mỗi người dân thành phố và cả người đọc đều có một phần Bêlikốp nênhắn mới thôi miên được tất cả Nỗi sợ cuộc sống không chỉ thủ tiêu ý chí củangười mang nó trong mình mà còn là căn bệnh rình rập, đe dọa cuộc sống củamọi người Chính nỗi sợ tất cả mọi thứ của Bêlikốp là nguyên nhân làm choanh ta trở thành con người nhỏ bé.

Không phải ngẫu nhiên Sêkhốp viết Người trong bao Trong những

năm cuối thế kỉ XIX chính phủ Nga hoàng đã cấm đoán mọi thứ, thi hànhchính sách ngăn cản những hành động tiến bộ, cố kìm hãm những tư tưởngmới.

1.3.2.2.2 Nhân vật có tâm lí nô lệ trước danh vọng và đồng tiền

Chiếm tỉ lệ 18% trong những kiểu nhân vật nhỏ bé mà chúng tôi đãkhảo sát chính là nhân vật của danh vọng và đồng tiền Nhà văn lên án thóixấu tư bản đã “ăn” vào một số con người làm họ vì tiền mà đánh đổi tất cả.

Mưa dầm đưa ta đến gặp trạng sư Kôvasin Anh ta là người không yêu

người vợ đã cưới của mình Cái mà anh yêu đó là gia tài kếch xù mà cô được

Trang 31

hưởng, còn với anh cô thật vô vị Anh lừa dối vợ ăn chơi và cảm thấy chỉ làmdịu lòng khi gặp vợ cố gắng “ khoa môi múa mép” là lấy lại được lòng tin của

vợ và mẹ vợ ngay Vị trạng sư này mặc nhiên sống giả dối và sung túc “đượcđấy! Tuy họ là dân buôn bán thôi, chẳng có học thức gì, nhưng dẫu sao họcũng có nét để yêu riêng đấy chứ, kể một tuần xuống đây ở một hai ngày cũngthú…”[7,58] Anh ta kéo chăn đắp cho ấm và vừa thiêm thiếp ngủ vừa nói:“Được đấy” Nhân vật Kôvasin nhỏ bé bởi sự giả dối và tham tiền bạc, một

con người không có nhân phẩm.

Trong khe núi đưa ta đến gặp gia đình Sưbukin – sống giàu sang sung

sướng trên sự lừa dối người lao động nghèo khổ: “Gơrigôri có một cửa hiệunhỏ bán thực phẩm phụ nhưng đó chỉ là che mắt thiên hạ, còn trong công việcchính của ông ta là buôn bán rượu vốt ca, gia súc, lúa mì, lợn, gặp gì buônlấy Chẳng hạn, như ở nước ngoài người ta cần phải mua chim ác để làm mũcho người phụ nữ thì ông ta kiếm được mỗi đôi chim ba hào, ông ta mua rừngđể đốn gỗ, cho vay lấy lãi…”[7,96] Chính vợ ông đã nói: “tóm lại nhà tasống như thương gia có điều nhà ta buồn lắm Chúng ta xúc phạm đến họnhiều lắm, trời ơi! Dù chúng ta đổi một con ngựa, mua một thứ gì đó hay thuêmượn người làm thì cũng đều là chuyện lừa dối cả thôi Lừa dối và lừadối…”[7,98].

Ionứts – tên tác phẩm cũng chính là tên nhân vật chính trong truyện.

Tác phẩm miêu tả một thanh niên yêu đời, muốn làm việc có ích cho xã hội –bác sĩ Xtarxép Đơmitơri Ionứts, nhưng do thiếu một thế giới quan tiến bộ, doươn hèn, yếu đuối nên đã bị môi trường dung tục ở tỉnh nhỏ làm tha hóa.Ionứts không thể vượt qua được những tham vọng vật chất nên từ một ngườimuốn cống hiến cho xã hội bằng những việc làm có ích thì rốt cuộc anh ta lạibị chính môi trường vật chất của xã hội cám dỗ Chỉ sau bốn năm ở trong cáimôi trường đó, anh ta đã trở thành một tên béo ị, mắt híp, ích kỷ, lạnh lùng,tham lam, chỉ lo lắng đến việc làm giàu, sống một cuộc đời tẻ nhạt, chán

Ngày đăng: 01/01/2020, 21:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Tuấn Ảnh (1992), Sêkhốp và Nam Cao, Tạp chí văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sêkhốp và Nam Cao
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh
Năm: 1992
2. Lại Nguyên Ân (1992), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 1992
3. Berđơnhicốp G. (1982), Truyền thống và cách tân trong kịch Sêkhốp, Tạp chí văn học số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống và cách tân trong kịch Sêkhốp
Tác giả: Berđơnhicốp G
Năm: 1982
4. La Côn (1960), Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Sêkhốp, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Sêkhốp
Tác giả: La Côn
Năm: 1960
5. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính (1998), Lịch sử văn học Nga, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga
Tác giả: Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
6. Hà Minh Đức (chủ biên) (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
7. Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo (1977), Tuyển tập truyện ngắn Sêkhôp, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngắnSêkhôp
Tác giả: Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1977
8. Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo (2001), Tuyển tập truyện ngắn Sêkhôp, Nxb Văn hóa – thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện ngắnSêkhôp
Tác giả: Phan Hồng Giang, Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Văn hóa – thông tin
Năm: 2001
9. Gorki M. (1965), Bàn về văn học, Nxb Văn học – Hà Nội, (tập 1,2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Tác giả: Gorki M
Nhà XB: Nxb Văn học – Hà Nội
Năm: 1965
10. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà…(1996), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga thế kỉXIX
Tác giả: Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà…
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
11. Nguyễn Hải Hà (2004), Cái mới trong truyện ngắn A.Sêkhốp, Thông tin sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái mới trong truyện ngắn A.Sêkhốp
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2004
12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữvăn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
13. Khrapchencô M. (1978), Cái tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái tính sáng tạo của nhà văn và sự pháttriển của văn học
Tác giả: Khrapchencô M
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới – Hà Nội
Năm: 1978
14. Mai Thúc Luân (1987), Nghệ thuật dân tộc và quốc tế, Nxb Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật dân tộc và quốc tế
Tác giả: Mai Thúc Luân
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1987
15. Vương Trí Nhàn (1999), Tuyển tập tác phẩm Antôn Sêkhốp, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tác phẩm Antôn Sêkhốp
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w