1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ CHÈ

7 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 30,74 KB

Nội dung

1- Chọn lựa cây để lấy hạt giống: Bước đầu tiên trong nhân giống hữu tính bằng hạt là việc lựa chọn cẩn thận cây mẹ, chọn cây mẹ có độ tuổi từ 5-8 năm tuổi, phát triển khoẻ, không bị sâu

Trang 1

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ CHÈ

Cà phê là cây công nghiệp dài ngày chiến lược của tỉnh ta; Hướng Hoá là vùng trồng

cà phê chè Catimo có chất lượng cao của tỉnh, được thế giới biết đến bởi chất lượng thơm ngon; Diện tích cà phê của tỉnh ta hiện nay trên 4.000 ha, với sản lượng hàng năm trên 6.000 tấn Trong những năm qua nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao nhờ việc trồng cà phê, tuy nhiên đa số nông dân trồng chủ yếu theo kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng- chăm sóc- phòng trừ sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế nên năng suất và chất lượng cà phê thu được chưa cao Chúng tôi biên soạn tài liệu này nhằm giúp bà con nông có thêm tư liệu để trồng, chăm sóc

và thu hoạch cà phê chè đạt hiệu quả kinh tế cao

I- Kỹ thuật nhân giống cà phê:

Có nhiều phương pháp nhân giống cà phê khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp nhân giống hữu tính (bằng hạt) nhằm giúp bà con nông dân có thể tạo cây giống ngay tại vườn cà phê của mình, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng cây giống và tiết kiệm được chi phí mua giống

1- Chọn lựa cây để lấy hạt giống:

Bước đầu tiên trong nhân giống hữu tính bằng hạt là việc lựa chọn cẩn thận cây mẹ, chọn cây mẹ có độ tuổi từ 5-8 năm tuổi, phát triển khoẻ, không bị sâu bệnh

2- Thu hái và chế biến hạt giống:

Lựa chọn những quả cà phê chín đỏ vào giữa vụ, Sau khi thu hái cà phê cần được chế biến kịp thời: đầu tiên cho các quả cà phê được hái vào nước, tiến hành loại bỏ những quả xanh, quả nổi và quả một nhân; Tiến hành tách vỏ bằng tay, hạn chế tối đa việc tách vỏ bằng máy, xát vỏ xong ủ lên men bằng cách cho cà phê nhân vào bao ni lông buộc lại và để qua đêm khoảng 10 tiếng đồng hồ; Sau khi lên men những nhân cà phê này cần được rửa từ 2-3 lần bằng nước sạch

để loại bỏ nhớt và những vỏ còn sót lại

Bước tiếp theo là làm khô cà phê nhân (cà phê thóc):

Có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nếu nắng gắt thì đưa vào phơi trong bóng râm Rải cà phê ở độ dày khoảng 2cm trên nền gạch, trong 2 ngày đầu cứ 2 giờ đảo 1 lần Ban đêm hoặc trời mưa thì phải đưa vào nhà để tránh việc hút ẩm trở lại Những ngày tiếp theo cứ 4 giờ đảo 1 lần cho đến khi ẩm độ cà phê xuống 25% là được Cà phê thóc khô có vỏ màu trắng sáng ôm chặt lấy hạt, nhân có màu xanh đục

Bước tiếp theo là loại bỏ những hạt cà phê bi, cà phê bị vở, tróc vỏ và những hạt cà phê có nhân nhiều hơn 2 nhân Lý tưởng nhất là bây giờ đưa hạt ra ươm, hoặc để lại vài ngày sau đó Việc bảo quản cà phê thóc cần được đóng gói lại, nhưng độ dày không được quá 10cm, cần lưu giữ phòng có nhiệt độ và ánh sáng thông thoáng để tránh nấm tấn công, cà phê thóc cần được đảo hàng ngày Để tránh việc tấn công của nấm cần được trộn thêm các loại thuốc phòng nấm như VibenC…(có thể trộn thêm ít tro từ rơm rạ để chống ẩm, không được bảo quản trong tủ lạnh

vì sẽ mất sức nẩy mầm)

3 Ngâm ủ hạt giống:

Có nhiều phương pháp để ngâm ủ hạt giống, nhương bất cứ phương pháp nào cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Hạt đủ ẩm, nhiệt độ trong phạm vi từ 32 - 40 độ, đủ oxy

Trước khi ủ, loại bỏ những hạt dị dạng, sâu mọt, ngâm hạt giống từ 18 - 24 giờ trong nước vôi có nhiệt độ 50 - 600C (tỷ lệ pha 1kg vôi + 50lít nước) Đãi và rửa sạch lớp vỏ lụa, sau đó có thể ủ ấm vào trong bao, rơm rạ sau 5-7 ngày, thường xuyên kiểm tra, nếu thấy hạt đã nảy mầm thì đem gieo vào bầu hoặc cấy ra luống ươm Nên gieo hạt ra luống ươm và chăm sóc, khi cặp lá

Trang 2

đầu tiên xuất hiện tiến hành cấy giống vào bầu đất, phương pháp này có ưu điểm hơn gieo hạt trực tiếp vào bầu là loại bỏ được những cây có bộ rễ dị tật hay phát triển không bình thường

4 Làm vườn ươm:

- Thiết kế luống: Luống nên thiết kế rộng 1,2m, dài tuỳ theo điều kiện đất làm vườn ươm.

- Làm dàn che chắn: Phải làm dàn che cao 2m trở lên, xung quanh phải che gió, luống đặt

bầu theo hướng Bắc Nam

- Đóng đất vào bầu: Lấy lớp đất mặt, làm sạch gốc rễ, tơi mịn; Cứ 0,8m3 đất + 0,2m3 phân chuồng hoai mục + 10kg lân trộn đều để dưới mưa 1 đến 2 lần trước khi đóng bầu (nếu không mưa thì phải tưới) Dùng bao ny lông kích thước 17 x 25cm, đục lỗ ở đáy (2 lỗ góc và 1 lỗ giữa)

Đổ đất vào bầu không quá lỏng và cũng không quá chặt Tuyệt đối bầu phải thẳng không được gấp khúc để tránh động rễ khi xuất trồng

- Cấy hạt vào bầu: Trước khi cấy phải tưới nước vào bầu đảm bảo ẩm độ xuống tận đáy,

kiểm tra độ ẩm đất bầu bằng cách bỏ đất vào tay và bóp mạnh, nếu nước không chảy qua kẽ tay

là được, nhưng ném xuống đất không vỡ mịn Dùng que tròn, nhọn, chọc ở giữa mặt đất bầu, đưa đầu rễ mầm hướng xuống dưới đất, độ sâu đặt hạt 0,5 - 1 cm, sau đó lấp đất lại

Nếu những hạt cấy rấm ngoài luống ươm thì bứng cây vào bầu khi cây đội mầm cao 2-3

cm hoặc khi cây đã xoè 2 lá mầm loại bỏ những cây hư hỏng, cây bị dị dạng, nếu rễ cọc quá dài thì phải bấm bớt chỉ chừa lại 7 cm

5 Chăm sóc cây con trong vườn ươm:

- Khoảng 2 - 3 ngày tưới một lần, mỗi lần tưới một ít cho kịp thấm, nên tưới sáng sớm và chiều tối Khi cây được 1-2 cặp lá thật có thể dùng urê hoà nồng độ 0,1% để tuới, khi cây có 3 cặp lá thật trở lên thì tăng nồng độ lên 0,2% Phân nên tưới vào buổi sáng sớm và khoảng 20 ngày tưới một lần, ngoài ra có thể tưới thêm nước phân hữu cơ pha loãng, khi tưới xong phải tưới lại bằng nước lã

- Thường xuyên nhổ cỏ, nên nhổ bằng tay thì tốt

- Phun các loại thuốc có gốc đồng (Dung dịch boocdo 1%, Champion ) 1 tháng 1 lần để phòng bệnh lỡ cổ rễ

- Điều chỉnh ánh sáng: Khung chắn trong hai tháng đầu che 70% lượng ánh sáng, 2 tháng tiếp theo che 50% lượng ánh sáng, một tháng tiếp theo che 30% lượng ánh sáng và tháng cuối cùng phải dỡ dàn che trước khi trồng

* Tiêu chuẩn cây con đem đi trồng: Tuổi cây 6-8 tháng, cây có từ 5 - 6 cặp lá thật, chiều

cao cây kể từ mặt bầu khoảng 20 - 30 cm, cây mọc thẳng đứng, màu lá xanh đậm, đường kính gốc thân 2-3mm, cây không có dị tật, không bị sâu bệnh

II Trồng mới cà phê:

1 Chọn đất:

Đất có tầng canh tác sâu trên 70cm, mực nước ngầm sâu trên 100cm, tơi xốp, dễ thoát nước, tốt nhất là đất đỏ bazan Nếu độ dốc của đất vượt quá 8% thì nên trồng theo đường đồng mức

2 Mật độ trồng: ở huyện Hướng Hoá mật độ trồng từ 3.000-5.000 cây/ha; Tuỳ theo chất

đất, loại giống và chu kỳ cưa đốn sẽ quyết định mật độ trồng; Nếu trồng ở mật độ dày thì chu kỳ cưa đốn sẽ ngắn hơn, ở huyện Hướng Hoá nếu trồng mật độ 5.000 cây/ha thì sau 10-12 năm sẽ phải tiến hành cưa đốn

Đối với loại đất bạc màu (như vùng Hướng Phùng), lượng mưa ít nên trồng với mật độ thưa hơn và phải sử dụng nhiều cây che bóng, mật độ thích hợp từ 3.000-4.000 cây/ha; Riêng vùng Khe Sanh đất đai có độ phì tốt nên có thể trồng đến 5.000 cây/ha

Trang 3

Bảng 1: Khoảng cách giữa các hàng trồng

Khoảng cách giữa cây đến cây (m)

Khoảng cách giữa 2 hàng (m)

Số cây/ha (cây)

3 Làm đất:

- Thời vụ từ tháng 1 - 4

- Phát dọn sạch cây dại, cày (cuốc) lật, phơi đất, dọn sạch cỏ dại và cày rạch hàng theo mật

độ đã chọn

- Đào hố 50 x 50 x 50cm theo mật độ đã chọn, khi đào lớp đất mặt bỏ riêng một bên để sau này trộn với phân lấp xuống hố

4 Bón lót:

- Vôi bột 1,5 tấn/ha rãi điều trên toàn bộ diện tích

- Phân chuồng 5 kg/hố + Phân Lân 0,3 kg/hố; Trộn đều với lớp đất mặt để khoảng 20 ngày mới trồng

5 Thời vụ trồng và kỹ thuật trồng.

- Tuỳ theo mùa mưa đến sớm hay muộn, thời vụ trồng từ tháng 5 - 8

- Giống đạt tiêu chuẩn để trồng là có từ 5 - 6 cặp lá, sinh trưởng khoẻ không sâu bệnh

- Dùng cuốc đào giữa tâm hố được đào sẵn, bóc bao ni lông, đặt thẳng đứng cây, không được làm vỡ bầu, lấp đất cao ngập hơn bầu 1 - 2 cm, ém chặt gốc

- Đất không úng thì trồng âm, đất thoát nước chậm thì trồng ngang mặt đất

6 Trồng cây che bóng:

Trồng cây che bóng như keo dậu Cu Ba với mật độ khoảng 100 - 150 cây/ha Tức 5 hàng

cà phê trồng một hàng cây bóng mát và cách 10 cây cà phê trồng một cây bóng mát Ngoài ra chúng ta phải gieo cây muồng hoa vàng làm hàng cây bóng mát tạm thời (cách một hàng cà phê gieo tỉa một hàng muồng hoa vàng)

7 Chăm sóc sau trồng.

- Thường xuyên kiểm tra vườn để diệt sâu ăn lá và dế

- Vun gốc và trồng dặm sau khi mưa bảo

- Sau khi trồng 20 ngày bón thúc lần 1: 10 cây bón 1 lạng URê

- Sau trồng 2 tháng bón thúc lần 2: Bón NPK 10:10:5 khoảng 100g/cây Hoặc bón 30g Urê + 20g Kali

III Bón phân cho cà phê:

1 Lượng phân bón:

Sau đây là bảng kham khảo liều lượng phân bón cho 1 ha cà phê chè từ trồng mới đến kinh doanh (mật độ từ 4500 cây đến 5000 cây)

Trang 4

Bảng 2: Liều lượng phân bón cho 1 ha cà phê từ trồng mới đến kinh doanh.

(Đối với loại đất trung bình)

Tuổi cây

Phân

tấn/

ha kg/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây

Trồng

2 Số lần bón và thời gian bón:

- Lần 1: Bón vào tháng 3 - 4; bón 30% đạm + 20% lân + 40% kali

- Lần 2: Bón vào tháng 7 - 8; bón 40% đạm + 60% lân + 40% kali

- Lần 3: Bón vào tháng 10 ; Bón 30% đam + 20% lân + 20% kali

* Đối với vôi và phân chuồng thì 2 năm bón 1 lần, vôi bón vào đầu mùa mưa bón một tấn/ha

3 Phương pháp bón:

Vét rãnh sâu 10-15 cm quanh nửa tán Rộng tuy theo từng năm tuổi cà phê Đối với cà phê

1 năm tuổi thì bón cách gốc 10 cm, bề rộng tán 20 cm Đối với cà phê 2 năm tuổi bón cách gốc

20 cm, bề rộng tán 30 cm Đối với cà phê năm thứ 3 trở đi bón cách gốc 30 cm, bề rộng tán 50

cm Rải phân đều trong vùng vét rãnh Xăm, đảo đều phân và đất; cuối cùng lấp đất kỹ

* Nếu dùng phân NPK để bón thì tính toán liều lượng phân sao cho phù hợp, ví dụ: Phân NPK (16-8-16:3S) bón như sau: Năm thứ nhất bón 100 gam/cây/lần bón Năm thứ hai bón 150 gam/cây/lần Năm thứ ba trở đi bón 200 gam/cây/lần

4 Làm cỏ:

Làm cỏ thường xuyên, tuyệt đối không để cỏ dại lấn át cây cà phê, tranh giành chất dinh dưỡng Mùa khô thì chỉ làm cỏ theo hàng lấy cỏ tủ gốc giữ ẩm, mùa mưa thì làm cỏ sạch không

tủ gốc

5 Trồng xen: Trong những năm đầu khi cà phê chưa giao tán có thể trồng xen các cây họ

đậu để tăng thu nhập và cải tạo đất, chống xói mòn

IV Tạo hình cà phê

1 Tạo hình cơ bản:

Đối với các cành cấp 1 mọc quá dày, khoảng cách giữa các cành nhỏ hơn 5 cm thì cắt bỏ các cành yếu Nếu quá nhiều cành mọc dày thì cắt bỏ theo phương pháp xoắn ốc và nấc thang Các cành cấp 2 gần thân chính trong khoảng 20 cm cần loại bỏ toàn bộ để tạo thông thoáng

2 Hãm ngọn thân chính.

Cà phê năm thứ 3 trở đi, phải hãm ngọn ở độ cao 1,6 m để dễ chăm sóc, thu hái và tránh nghiêng ngã cây khi mưa gió lớn

Lưu ý khi hãm ngọn: Sau khi bấm ngọn 3 - 4 tháng tại vết bấm tiếp tục mọc lên các chồi non, phải thường xuyên bẻ các chồi non này

3 Tỉa cành thứ cấp:

Trang 5

Khi nhìn vào bộ tán cây thấy cành lá sắp xếp kín như mái nhà có nghĩa là quá rậm rạp Cần phải tỉa bỏ bớt những cành thứ cấp yếu để tạo độ thông thoáng Công việc này làm thường xuyên trong năm nhưng tập trung cao điểm chủ yếu vào 2 đợt; đợt 1 vào tháng 12 sau khi thu hái xong, đợt 2 từ tháng 4 đến tháng 6

6 Các cành không hiệu quả cần phải cắt bỏ: Cành yếu, cành mọc ngược, cành già, cành

nằm sát đất

V- Cưa đốn phục hồi: (Trẻ hoá vườn cây)

Vườn cà phê già không có khả năng cho năng suất cao (12-15 năm), không có hiệu quả kinh tế thì tiến hành cưa đốn phục hồi, chuyển sang chu kỳ kinh tế 2

Thời vụ cưa đốn thường sau khi thu hoạch xong hoặc đầu mùa mưa (tháng 3-4) Dùng cưa cưa thân để lại đoạn gốc cách mặt đất 20-25cm, bề mặt cắt phải thẳng và vát một góc 45o Rãi đều 1.000-2.000kg vôi/ha, cuốc xới đất giữa hai hàng cà phê để trộn vôi vào đất Sau cưa 1-2 tháng giữ lại 4-5 chồi to khoẻ phân bố đều trên gốc, khi chồi này cao khoảng 20-30cm chỉ giữ lại một gốc 2 chồi để tạo thân, thường xuyên loại bỏ tất cả các chồi vượt phát sinh

Đầu mùa mưa tiến hành bón phân theo định lượng như trên

VI Sâu bệnh hại cà phê

1 Sâu đục thân mình trắng:

a Đặc điểm: Đây là loại sâu gây hại nguy hiểm, chúng gây hại chủ yếu trên những vườn

cà phê từ năm thứ hai trở đi Sâu trưởng thành là một loại xén tóc dài từ 8 - 10mm, đẻ trứng vào các kẻ nứt của vỏ cây, sâu non có màu trắng dài 2-2,5mm, sâu non đục các đường vòng vèo ngoài vỏ, sau đó ăn vào phần gỗ Chúng thường gây hại vào các tháng 4-5 và tháng 10-11

b Tác hại: Cây bị sâu đục thân gây hại làm héo vàng, bị nặng cây chết, hoặc khi bị gió to

làm cho cây bị gãy ngang chỗ đục

c Phòng trừ: Thu gom và đốt các cây đã bị sâu hại chết, trồng cây che bóng với mật độ

phù hợp Theo dõi các đợt sâu trưởng thành ra rộ, phòng trừ ở giai đoạn trứng và sâu non bằng các loại thuốc sau: Supracide 40EC phun lên cây hoặc dùng hỗn hợp sau đây quét lên thân cây như: 1-2 phần thuốc Supracide 40EC +5 phần phân trâu bò tươi + 10 phần đất sét + 10-15 phần nước Quét vào các tháng 4,5,10 và 11

2 Sâu tiện vỏ:

a Đặc điểm: Sâu trưởng thành là một loại xén tóc, để trứng ở phần gốc sát mặt đất Sâu

tiện vỏ đặc biệt gây hại trên cây cà phê chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, Sâu non có màu trắng

b Tác hại: Sâu non nở ra gặm phần vỏ và một phần gỗ ở gốc sát mặt đất quanh thân, làm

cây héo vàng, bị nặng cây chết

c Phòng trừ:

Dùng các loại thuốc giống như sâu đục thân mình trắng, phun hoặc quét lên thân vào các tháng 4,5 hoặc 10,11 ở giai đoạn kiến thiết cơ bản

3 Rệp các loại: Bao gồm có rệp sáp hại quả, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh.

a Đặc điểm và cách phát hiện: Cơ thể nhỏ, không di chuyển được riêng rệp sáp hai đuôi

có thể di chuyển được nhưng không xa; Chúng di chuyển được từ cây này sang cây khác là nhờ kiến Rệp vảy nâu cơ thể có màu nâu; Rệp vảy xanh cơ thể có màu xanh; Rệp sáp cơ thể có màu hồng phía ngoài được bao bọc bởi một lớp phấn trắng

Chúng là loại sâu thuộc nhóm chích hút các bộ phận ký sinh của cà phê nhất là các phần non như lá, chồi, quả non Chỗ nào có rệp vảy thường đi đôi với lớp nấm muội đen Rệp tiết ra chất mật ngọt làm thức ăn cho kiến nên chỗ nào có rệp là có kiến Rệp xuất hiện và gây hại quanh năm, vào mùa khô thì nhiều hơn mùa mưa Riêng rệp sáp chỉ xuất hiện vào giai đoạn ra hoa đến khi quả lớn

Trang 6

a Tác hại: Chúng chích hút làm các bộ phận sinh trưởng phát triển kém, còi cọc, cành lá

vàng, quả rụng dẫn đến thiệt hại về năng suất

c Phòng trừ: Vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, làm sạch cỏ dại để hạn chế sự phát triển của

kiến Biện pháp tốt nhất để phòng trừ các loại rệp là khuyến khích sự phát triển của các loài nấm

ký sinh và thiên địch bằng cách chỉ phun thuốc khi cần thiết và chỉ phun những cây nào có rệp Dùng các loại thuốc hoá học đặc hiệu như: Suprathion 40ND, Supracide 40ND, Confidor phun

từ 2 - 3 lần khoảng cách mỗi lần phun là 7 ngày Phun thật kỹ vào trong thân, lá hoa, chùm quả

4 Bệnh thán thư:

a Triệu chứng biểu hiện và tác hại:

- Ở hoa: đầu tiên có những đốm màu nâu nhạt hoặc có các sọc vằn

- Ở quả: Khi quả còn nhỏ có các chấm màu nâu tối dần xuất hiện và lan toả rộng hơn, khi quả lớn vết bệnh có chấm tròn màu nâu hơi lõm xuống sau đó lan rộng thành quả bị nám khi bị nặng quả chuyển màu đen teo lại và rụng hàng loạt

- Trên lá bước đầu là các chấm màu nâu sau đó lan rộng thành từng mảng bị khô, xuất hiện đầu chóp và rìa lá lan dần vào phía trong Khi bị nặng làm cho lá rụng hàng loạt

- Bệnh này nó tấn công gây hại ở phần quả nhiều hơn phần lá

- Tác hại lớn nhất là làm rụng lá, rụng quả, khô cành

b Nguyên nhân gây bệnh: Do loài nấm Colletotricum, bệnh này có thể gây hại lên tới

80% sản phẩm cà phê Bệnh này gây hại phổ biến trên cây cà phê chè Catimor và phát triển mạnh nhất vào giai đoạn mang quả (Tại Hướng Hoá từ T6- T10 hàng năm); Nấm bệnh phát sinh gây hại trong điều kiện ẩm độ cao, có nước

c Phòng trừ: Chăm sóc tốt bón phân cân đối, kịp thời, làm sạch cỏ dại, tạo hình thông

thoáng, trồng cây che bóng thích hợp

Dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun phòng như: Funguran 50 OH, Champion 77wp Phun 2 lần sau khi hoa nở, mỗi lần cách nhau 14 ngày

Khi bị bệnh thì dùng các loại thuốc như: Bavistin 50 SC,Vicaben 50 BTN, Fotazep 72 MZ Phun 2-3 lần cách nhau 14 ngày

5 Bệnh gỉ sắt:

a Triệu chứng biểu hiện và tác hại: Bệnh gây hại chủ yếu trên lá cà phê Bề mặt lá xuất

hiện các chấm tròn màu vàng, tại các chấm này mặt dưới của lá được phủ một lớp nấm màu da cam; Các chấm này nó lan rộng với nhau tạo thành một mảng khô dần Tác hại lớn nhất là làm cho lá rụng, cành khô dần dần dẫn đến cây bị chết

b Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Hemileia vastatrix; Nấm bệnh phát sinh trong điều

kiện nóng ẩm, trời vừa nắng vừa mưa, vườn cây ẩm ướt hay có giọt sương, nhiệt độ khoảng 20-25C, ẩm độ không khí 80% Trong môi trường đã có nấm xuất hiện, nếu bón thiếu phân cây sinh trưởng yếu là điều kiện cho nấm tấn công gây hại mạnh

Bệnh phát sinh quanh năm, tại Hướng Hoá bệnh phát triển mạnh nhất bắt đầu từ T9-T12 năm sau

c Phòng trừ: Bón phân đầy đủ cân đối NPK; Chăm sóc tốt tỉa cành, làm cỏ, trồng cây che

bóng hợp lý

Dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun phòng như: Funguran 50 OH, Champion 77wp Phun 2- 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa Tại Hướng Hoá nên phun vào tháng 5- tháng 9 phun mỗi lần cách nhau khoảng 1-1,5 tháng

Khi bị bệnh thì dùng các loại thuốc đặc hiệu như: Anvil 5SC, Tilt super 250 EC, Sumi-Eight 12.5WP Phun 2-3 lần cách nhau khoảng 14 ngày

6 Bệnh đốm mắt cua:

Trang 7

a Triệu chứng biểu hiện và tác hại: Bệnh phát triển và gây hại mạnh ở giai đoạn vườn

ươm và kiến thiết cơ bản Trên lá đầu tiên xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu sau đó lan thành đường tròn đồng tâm đường kính 3-6 mm Giữa có màu nâu đến màu gạch cua, người ta gọi là bệnh đốm mắt cua

Trên Quả: Bị nám thành các vết màu nâu với vết nứt ở giũa Vết bệnh được bao bọc bởi một đường nền đỏ tươi xung quanh khi quả còn xanh sau đó biến thành màu lục vàng ở giữa phần màu xanh và màu đỏ Khi quả bị bệnh thì vỏ thịt dính chặt vào hạt rất khó bóc và rụng sớm Tác hại: Bệnh làm cho rụng lá rụng quả, khô cành

b Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nước, thiếu dinh dưỡng làm

cho cây không hấp thu được hoặc do môi trường như thời tiết khí hậu khắc nghiệt làm cho cây sinh trưởng bị yếu đi Kết hợp ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho nấm Cercospora tấn công gây hại

Bệnh này thấy rõ nhất trong vườn ươm đầu tư kém khi cây được 4-5 cặp lá

c Phòng Trừ: Bón phân đầy đủ cân đối NPK; Chăm sóc tốt, tỉa cành, làm cỏ, trồng cây

che bóng hợp lý Tạo hình thông thoáng

Dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun phòng như: Funguran 50OH, Champion 77wp Phun vào đầu giữa cuối mùa mưa mổi lần cách nhau một tháng phun từ 2-3 lần

7 Bệnh khô cành, khô quả:

a Triệu chứng biểu hiện và tác hại: Cành bắt đầu khô từ ngọn sau đó đến phần già của

cành Phần giữa nơi cây rậm rạp nhất bị nhiễm đầu tiên, sau đó xuống phần gốc của cây, phần ngọn bị sau cùng

Tác hại: Làm cho lá khô rụng, khô cành dẫn đến chết cây

b Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân chủ yếu không phải do nấm tấn công Bệnh này

do các khoáng chất và Cacbon dự trữ trong cây bị cạn kiệt khi cây mang lượng quả quá lớn Hoặc do sự mất cân đối nước trong việc thoát hơi nước của thân, cành, lá hệ thống rễ trong các đợt hạn hán khắc nghiệt; Do đầu tư phân bón không đúng, đủ, cân đối, không có cây che bóng… Ngoài ra còn bị một số bệnh như: Gỉ sắt, thán thư làm cho khô cành

c Phòng Trừ: Bón phân đầy đủ cân đối NPK Bón thêm phân chuồng hoai mục và tủ gốc

khi thời tiết khô hạn; Phun thêm phân bón lá vào các thời điểm khô hạn ( Tháng 1-tháng 2) Phun thuốc có gốc đồng hai lần vào đầu giữa mùa mưa để phòng một số loại nấm bệnh gây hại như: Funguran 50 OH, Champion 77wp

VI Thu hoạch và bảo quản:

Khi quả trên cây chín thì ta tiến hành thu hoạch những quả chín vừa, chín hoàn toàn, thu hái bằng tay, hái từng quả tuyệt đối không thu lẫn quả xanh già Không được tuốt cành, vặt cành Sản phẩm thu hoạch phải đạt trên 95% quả chín và tỉ lệ tạp chất không quá 0,5% (Đợt thu hoạch cuối vụ cũng phải đạt tỉ lệ quả chín trên 85%)

Quả cà phê sau khi thu hoạch xong phải đưa đến nhà máy chế biến, không được để lâu quá 24 giờ Bao bì đựng cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch Trường hợp không vận chuyển đến cơ sở chế biến kịp thì phải bảo quản trên nền xi măng, trên lớp bạt đặt trên nền khô ráo, thoáng./.

Ngày đăng: 26/12/2019, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w