hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao động, không gây ô nhiễm môitrường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, ngày nay LN không bị bó hẹ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, sốliệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luậnvăn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Thị Liên
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện để tôihoàn thành bài luận văn này
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Thị ThuTrang đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô thuộc khoa Kinh tế và Phát triểnnông thôn, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các hộ gia đình, cán
bộ của phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê và các phòng ban khác củaUBND xã Song Hồ và UBND huyện Thuận Thành đã giúp tôi trong suốt thờigian thực tập và viết luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Do thời gian có hạn, luận văn này không tránh khỏi những hạn chế vàthiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của QuýThầy – Cô giáo cùng tất cả bạn đọc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày tháng năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Liên
Trang 3TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng gópcho GDP của đất nước nói chung và đối với kinh tế khu vực nông thôn nóiriêng Với mạng lưới phân bổ rộng khắp trong cả nước, các làng nghề ViệtNam đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi địaphương Tranh dân gian – di sản văn hóa quý giá được hình thành qua nhiềuthế hệ, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh và cảm thụ mỹthuật của nhân dân lao động mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáodục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống đời thường Tranh Đông Hồ từ lâu đãnổi tiếng bởi những sắc thái văn hóa rất riêng và độc đáo như thế Nó đã tồntại thực sự trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta, là món ăn tinhthần không thể thiếu được của người nông dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ.Hiện nay, nghề làm tranh ở Đông Hồ đang có nguy cơ mai một Việc khôiphục và duy trì một làng nghề cổ truyền là một vấn đề rất quan trọng, rất cấpthiết, vừa có ý nghĩa bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa là mặt hàng xuấtkhẩu quan trọng Xuất phát từ tình hình trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn
xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh” với mục tiêu chính là
đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ
- huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất và định hướng một sốgiải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề tranh Đông Hồ truyềnthống trong thời gian tới Và mục tiêu cụ thể là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề nói chung và làng nghề tranh dângian truyền thống trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng Đánh giá thựctrạng phát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn
xã Song Hồ - huyện Thuận Thành Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã
Trang 4Song Hồ - huyện Thuận Thành Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếunhằm phát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn
xã Song Hồ - huyện Thuận Thành trong thời gian tới
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu phát triển làng nghềTranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện ThuậnThành – tỉnh Bắc Ninh, đối tượng điều tra của đề tài là các hộ chuyên sảnxuất, hộ kiêm sản xuất, doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu , chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận,
cơ sở thực tiễn của đề tài Phần cơ sở lý luận tôi đưa ra khái niệm, nội dung,tiêu chí, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề Phần cơ
sở thực tiễn là kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số nước trên thếgiới: Nhật bản, Thái Lan và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về phát triển làng nghề
Tôi đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn hộ sản xuất kinh doanhtranh và các cán bộ địa phương bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, phươngpháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân Thu thập sốliệu đã được công bố qua liên hệ với ban thống kê huyện, xã và internet, sách,báo…về phát triển làng nghề làm nguồn tài liệu cho quá trình nghiên cứu vàhoàn thành đề tài Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống
kê so sánh để phân tích, dùng máy tính tay và chương trình Excel để tổng hợp
và tính toán Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh quy
mô phát triển làng nghề; nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đếnphát triển làng nghề; nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của làngnghề; nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề
Ở phần kết quả nghiên cứu tôi đã nghiên cứu thực trạng phát triển làngnghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống Cụ thể là tình hình sản xuất, tìnhhình tổ chức sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng tranhĐông Hồ Qua đó có thể thấy rằng từ năm 2010 đến năm 2012, số hộ sản xuất
Trang 5tranh giảm dần từ 24 hộ xuống còn 11 hộ; số lượng lao động làm nghề tranhgiảm dần từ 52 xuống còn 35 lao động, giảm 67,31% Bên cạnh đó lực lượnglao động làm tranh có chất lượng khá thấp, chủ yếu là lao động phổ thông,chiếm 61,76% tổng số lao động làm tranh Quy mô vốn sản xuất kinh doanhcủa các hộ sản xuất không cao, 100% hộ sản xuất có vay vốn từ các Ngânhàng và các chương trình Nhà Nước Đối với doanh nghiệp thì tỷ lệ vay vốn
là 31,33% trong tổng số vốn, hộ chuyên là 21,28% tổng số vốn và hộ kiêm là27,62% tổng số vốn Mặc dù sản lượng tiêu thụ tranh qua các năm đều tăngnhưng tốc độ tăng giảm dần: Năm 2011 tăng 40,23% so với năm 2010; năm
2012 tăng 0,99%, tăng không đáng kể so với năm 2011 Doanh thu của các hộsản xuất tranh có xu hướng gia tăng và tăng chậm dần Thu nhập của lao động
từ nghề làm tranh tăng chậm, bình quân là 31,49%/năm; so với mức tăng thunhập của lao động làm nghề hàng mã trong làng nghề thì chậm hơn rất nhiều
… Theo đó có thể rút ra kết luận về thực trạng làng tranh dân gian Đông Hồtruyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền
Từ thực trạng đó, tôi đã phân tích những thuận lợi như nguyên liệu làmtranh rẻ, dễ kiếm và tiềm năng khai thác du lịch từ làng nghề Đông Hồ… Bêncạnh đó làng nghề cũng gặp phải những khó khăn như thị trường tiêu thụ bịhạn chế; kỹ thuật, công nghệ lạc hậu; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kém pháttriển; năng lực và kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ hộcòn hạn chế…và nêu ra những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghềtranh dân gian Đông Hồ truyền thống Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằmphát triển làng nghề tranh Đông Hồ: Giải pháp về thị trường; giải pháp về kỹthuật và công nghệ; giải pháp về kết cấu hạ tầng; giải pháp cho nghệ nhân vàđào tạo họa sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực vẽ tranh Đông Hồ; giải pháp về môitrường; giải pháp về vốn; giải pháp về phát triển mô hình du lịch cộng đồngtại làng tranh Đông Hồ; giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thứctrong cộng đồng về gía trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc; giải
Trang 6pháp quảng bá hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ và hình ảnh của làng tranhđến với bạn bè trong và ngoài nước; giải pháp về nhân lực Trên cơ sở đó tôiđưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, tỉnh, huyện, xã, các hộ gia đình vàcộng đồng người dân nhằm góp phần phát triển làng nghề tranh dân gianĐông Hồ truyền thống.
Trên tất cả thì điều quan trọng nhất, có khả năng quyết định nhất vẫn là
ở chính người dân Đông Hồ Nội lực cũng như khả năng đứng vững trên đôichân của người Đông Hồ sẽ quyết định sự khởi sắc của làng tranh trong tươnglai không xa
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN……… ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xi
PHẦN I.MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 5
2.1.2 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống 15
2.1.3 Nội dung cơ bản của phát triển làng nghề 15
2.1.4 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 17
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
Trang 82.2.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới 21
2.2.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam 23
2.2.3 Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 28
2.3 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 30
PHẦN III.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Song Hồ 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm 39
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 39
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
3.2.4 Phương pháp phân tích 42
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
PHẦN IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 Thực trạng phát triển làng nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh 45
4.1.1 Lịch sử hình thành làng nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống 45
4.1.2 Thực trạng phát triển của làng tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh 47
4.1.3 Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển làng nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận thành – tỉnh Bắc Ninh 65
4.1.4.Đánh giá chung 70
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề Tranh Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh 72
4.2.1.Nhân tố bên ngoài 72
Trang 94.2.2.Nhân tố bên trong 77
4.3.Một số giải pháp phát triển làng nghề Tranh Đông Hồ truyền thống trên địa bàn huyện Thuận Thành 80
4.3.1 Giải pháp về thị trường 80
4.3.2 Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ 81
4.3.3 Giải pháp về kết cấu hạ tầng 82
4.3.4 Giải pháp cho nghệ nhân và đào tạo họa sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực vẽ tranh Đông Hồ 84
4.3.5 Giải pháp về môi trường 86
4.3.6 Giải pháp về vốn 86
4.3.7 Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ 88
4.3.8 Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc 91
4.3.9.Nhóm giải pháp quảng bá tranh Đông Hồ ở trong và ngoài nước 91
4.3.10 Giải pháp về nhân lực 93
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
5.1 Kết luận 95
5.2 Kiến nghị 97
5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 97
5.2.2 Kiến nghị với tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành 98
5.2.3 Kiến nghị đối với các hộ gia đình 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 9
Bảng 2.2: Thống kê cơ cấu làng nghề phân theo vùng và ngành nghề của tỉnh Bắc Ninh 25
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Song Hồ giai đoạn 2010-2012 36
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Song Hồ giai đoạn 2010-2012 37
Bảng 3.3: Tình hình phát triển kinh tế của xã Song Hồ giai đoạn 2010-2012 38 Bảng 3.4: Phân bổ mẫu điều tra làng nghề năm 2013 40
Bảng 4.1: Số hộ và cơ cấu loại hình sản xuất và kinh doanh tranh qua 3 năm 47
Bảng 4.2: Lao động làng nghề tranh Đông Hồ trong 3 năm 49
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của lao động của các loại hình sản xuất tranh năm 2013 50
Bảng 4.4: Quy mô vốn bình quân của các cơ sở sản xuất năm 2012 56
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất bình quân của hộ SXKD tranh trong 3 năm 56
Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ tranh qua 3 năm 60
Bảng 4.7: Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của các loại hình sản xuất tranh theo vùng miền qua 3 năm 63
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất tranh của các hộ qua 3 năm 64
Bảng 4.9: Thu nhập của người lao động qua 3 năm 64
Bảng 4.10: Nhận định của các hộ gia đình làng Đông Hồ về xây dựng thương hiệu 93
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Số hộ sản xuất kinh doanh tranh qua 3 năm 48
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ khối liên kết phát triển của làng nghề 55
Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm tranh ở làng nghề 62
Trang 13PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng gópcho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triểnvới quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầutrong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với mạnglưới phân bổ rộng khắp trong cả nước bao gồm trên 40.000 cơ sở sản xuất ởgần 3.000 làng nghề, trong đó trên 80% là các hộ cá thể, các làng nghề ViệtNam đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi địaphương Bởi ngoài việc tăng thêm thu nhập cho người dân, các làng nghề còngiải quyết việc làm cho khoảng 20 triệu lao động, trong đó 30% số lao động
có việc làm thường xuyên, còn lại là lao động thời vụ
Hiện nay các làng nghề truyền thống phân bổ rộng khắp cả nước nhưngkhông đồng đều Theo số liệu thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm
2009, số lượng làng nghề miền Bắc phát triển hơn, chiếm gần 70% số lượngcác làng nghề trong cả nước (gần 2.100 làng nghề), trong đó tập trung nhiềunhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung có khoảng
200 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 700 làng nghề Nguyên vật liệu chocác làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa phương trong nước và hầu hếtcác nguồn nguyên liệu vẫn lấy trực tiếp từ tự nhiên Phần lớn công nghệ và kỹthuật áp dụng cho sản xuất trong các làng nghề nông thôn còn lạc hậu, tính cổtruyền vẫn chưa được chọn lọc và đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chấtlượng sản phẩm còn thấp, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường vàgiảm sức cạnh tranh Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên cáccác làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động thủ công ở hầu hết các công
Trang 14đoạn, kể cả các công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất Nhiều sản phẩm đặc thùđòi hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu làcác làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Riêng
về thị trường tiêu thụ sản phẩm thì trước đây về cơ bản thị trường này nhỏ hẹptiêu thụ tại chỗ do đó giá thành cũng thấp Nhưng hiện nay, thị trường xuấtkhẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam đã mở rộng sang khoảng hơn
100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường truyền thống như TrungQuốc, Hồng Kông, Xingapo, thậm chí cả các thị trường khó tính như: NhậtBản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU…Do đó giá trị sản lượng các làng nghề truyềnthống cũng phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Tranh dân gian - di sản văn hóa quý giá được hình thành qua nhiều thế
hệ, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh và cảm thụ mỹ thuậtcủa nhân dân lao động mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáo dục đạođức, nhân cách trong cuộc sống đời thường Tranh dân gian ở miền Bắc có badòng chính: tranh điệp Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh thờ Hàng Trống (Hà Nội),tranh đỏ Kim Hoàng (Hà Tây cũ), từ bao thế kỷ qua đã góp vào dòng chảychung của mỹ thuật dân gian Việt Nam, tạo nên một vẻ đẹp không thể thiếuđược cho lịch sử văn hóa dân tộc
Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc bởi những sắc tháivăn hóa rất riêng và độc đáo như thế Đồng thời, Đông Hồ còn được biết đếnbởi đó là một trung tâm sản xuất tranh dân gian lớn, là làng nghệ thuật dângian lâu đời Tranh khắc gỗ Đông Hồ là loại hình nghệ thuật tranh dân gianxuất hiện khá sớm Tranh Đông Hồ đã tồn tại thực sự trong đời sống văn hóatinh thần của nhân dân ta, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của ngườinông dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ
Trong quá trình phát triển của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, tranh Đông
Hồ chiếm một vị trí đáng kể, là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều họa sỹ vànhà điêu khắc Mặc dù Đông Hồ nổi tiếng về sản xuất tranh dân gian và làm
Trang 15hàng mã, song từ trước đến nay các nhà nghiên cứu thường quan tâm đếnnghề làm tranh, ít quan tâm đến nghề làm hàng mã, hoặc chỉ quan tâm mộtcách sơ lược, không đặt nó trong bối cảnh chung hay tương quan với nghềtranh Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.Hiện nay, nghề làm tranh ở Đông Hồ đang có nguy cơ mai một.
Việc khôi phục và duy trì một làng nghề cổ truyền là một vấn đề rấtquan trọng, rất cấp thiết, vừa có ý nghĩa bảo tồn các giá trị truyền thống, vừa
là mặt hàng xuất khẩu quan trọng Hơn nữa, từ trước đến nay tuy đã có nhiềubài viết về tranh dân gian, song chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên diệnrộng và sâu về làng tranh Đông Hồ truyền thống, nhất là từ góc độ phát triểnvới ý nghĩa là một làng nghề truyền thống với những biến đổi gần đây củamột dòng tranh dân gian Xuất phát từ tình hình trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Phát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trênđịa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh Từ đó, đề xuất vàđịnh hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghềtranh dân gian Đông Hồ truyền thống trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
* Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làngnghề nói chung và làng nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địabàn huyện Thuận Thành nói riêng
* Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồtruyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành
* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề Tranh dângian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành
Trang 16* Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghềTranh dân gian Đông Hồ truyền thống trên địa bàn xã Song Hồ - huyện ThuậnThành trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển làng nghề Tranh dân gian Đông Hồ truyền thốngtrên địa bàn xã Song Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh, đối tượngđiều tra của đề tài là các hộ chuyên sản xuất, hộ kiêm sản xuất, doanh nghiệp
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi làng tranh dân gian Đông Hồ thuộc xãSong Hồ - huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh: làng nghề tranh dân gianĐông Hồ truyền thống
1.3.2.3.Phạm vi thời gian
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2010-2012 và số liệu điều tranăm 2013
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyệnThuận Thành trong những năm qua như thế nào?
Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển đó?
Những thành công, thách thức của phát triển làng nghề truyền thống là gì?
Để phát triển làng nghề truyền thống bền vững cần có những giải phápnào?
Trang 17PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng, phát triển, phát triển làng nghề truyền thống
Tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về số lượng của một sự vật nhấtđịnh Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩmhay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động Tăng trưởng kinh
tế có thể hiểu là kết quả của mọi quá trình hoạt động kinh tế trong lĩnh vựcdịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định ( Mai Thanh Cúc, 2005) Nếu sảnphẩm hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăngtrưởng kinh tế Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối vớitừng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia Khái niệm tăng trưởng này
ở cấp độ vĩ mô thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượngquốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người quamột thời gian nhất định
Phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn, bao gồm nhiều khía cạnh khácnhau Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nềnkinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự
đô thị hóa, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổinói trên là một nội dung của sự phát triển Phát triển là việc nâng cao phúc lợicủa nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe vàđảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân Phát triển còn được địnhnghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng,vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường (Mai Thanh Cúc, 2005)
Trang 18Phát triển bền vững: Trong những năm gần đây, do sự tăng dân sốmạnh mẽ, do nhu cầu nâng cao mức sống, hoạt động của con người nhằmkhai thác các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên đã làm cho môi trường bị cạnkiệt Sự can thiệp quá sâu của con người vào thiên nhiên đã dẫn đến tình trạngcân bằng sinh thái bị phá vỡ Nhiều nơi trên trái đất, con người đang phải đốimặt với những thảm họa thiên nhiên to lớn.Với những mô hình phát triểnkhông cân bằng, nhiều quốc gia đã và đang phải trả giá cho những sai lầm vềquan điểm phát triển của mình.
Trước những vấn đề nêu trên, Liên Hợp Quốc (1987) đã đưa ra kháiniệm về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh,tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi íchcủa thế hệ tương lai”
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất đã đưa ra khái niệm vắn tắt về pháttriển bền vững: “Phát triển bền vững là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu củathế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế
hệ tương lai”
Phát triển làng nghề truyền thống
Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, tôi cho rằng phát triển
LN truyền thống là sự tăng lên về quy mô LN truyền thống và phải đảm bảođược hiệu quả sản xuất của LN
Sự tăng lên về quy mô LN được hiểu là sự mở rộng về sản xuất củatừng LN và số lượng LN được tăng lên theo thời gian và không gian (LNmới), trong đó LN cũ được củng cố, LN mới được hình thành Từ đó, giá trịsản lượng của LN không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của
LN Sự phát triển LNTT phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển LNTT còn yêu cầu: sựphát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực như tài nguyênthiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất,…đảm bảo hợp lý, có
Trang 19hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao động, không gây ô nhiễm môitrường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, ngày nay LN không bị
bó hẹp trong phạm vi của một làng mà chúng lan tỏa ra thành nhiều làng, xã,vùng cùng sản xuất các ngành nghề thủ công Mặt khác, ngành nghề ở các LNcũng được mở rộng và phát triển cả về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cáchoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống con người với các loại hìnhsản xuất kinh doanh (SXKD) chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ Các thành phầnkinh tế không còn phổ biến là các hộ gia đình mà đã đa dạng các thành phần,các tổ chức kinh tế như HTX, các loại hình DNTN, các công ty cổ phần, công
ty TNHH,…
Có nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm làng nghề:
Theo Giáo sư Bùi Văn Vượng (1998): “LN là một thiết chế kinh tế - xãhội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trongmột không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinhsống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xãhội, văn hóa”
Theo Dương Bá Phượng (2001): “LN là làng ở nông thôn có một (hoặcmột số) nghề thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp và kinh doanhđộc lập”
Theo bách khoa toàn thư Việt Nam (2002): “LN là những làng sốngbằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam”
Trang 20Xét về mặt định tính, LN ở nông thôn nước ta được hình thành và pháttriển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm đáp ứngnhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh mẽ của nông nghiệp và nôngthôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tếhiện vật, sản xuất nhỏ tự cấp tự túc.
Xét về mặt định lượng, LN là những làng ở đó có số người chuyên làmnghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm
tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng Tiêu chí để xem xét một cách cụ thểđối với một làng nghề điển hình là:
+ Số hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công chiếm từ 40-50%+ Thu nhập từ nghề thủ công chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng củalàng
Tuy nhiên, những tiêu chí trên không phải là tuyệt đối mà chỉ có ýnghĩa tương đối về mặt định lượng Bởi vì ở mỗi làng nghề bao giờ cũng có
sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm và sốngười tham gia vào trong quá trình sản xuất Do vậy sự phát triển của các làngnghề thường khác nhau và có những biến động khác nhau trong từng thời kỳ
Tóm lại, khái niệm LN cần được hiểu là một cụm dân cư sinh sốngtrong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã, phường, thị trấn, cóhoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ
sở trong làng, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương sản xuất vàkinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, phát triển tới mức trởthành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dântrong làng (những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm
ưu thế về số hộ, lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông)
b.Phân loại
Trang 21Sản phẩm và phương thức sản xuất của các LN khá phong phú với hàngtrăm loại ngành nghề khác nhau Căn cứ vào tiêu chí, mục tiêu khác nhau mà
có những cách phân loại LN khác nhau
Phân loại LN theo số lượng và thời gian làm nghề gồm có làng mộtnghề, làng nhiều nghề; LN truyền thống và LN mới
Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) phân loại LN nhưsau: Theo LN truyền thống và LN mới; Theo ngành sản xuất, loại hình sảnphẩm; Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; Theo nguồn thải vàmức độ ô nhiễm; Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu; Theo thị trườngtiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển
Mỗi cách phân loại trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích
mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Dựa trên các yếu tố tương đồng
về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩmthì nước ta gồm có 6 nhóm ngành hoạt động LN
Một là, LN chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: có
số lượng LN lớn, chiếm 20% tổng số LN với các LN nổi tiếng như nấu rượu,làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong,…
Hai là, LN dệt, nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ rất lâu đời,
có các sản phẩm mang tính lịch sử văn hóa, mang đậm nét địa phương vớinhững sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may,…
Bảng 2.1 Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
2 Làng nghề dệt, nhuộm, ươm tơ, thuộc da 17
3 Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá 5
Trang 225 Làng nghề thủ công mỹ nghệ 39
(Nguồn: Báo cáo môi trường làng nghề Việt nam)
Ba là, LN sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ
hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơbản cho hoạt động xây dựng và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Bốn là, LN tái chế phế liệu: chủ yếu là các LN mới hình thành, số
lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế như tái chếchất thải kim loại, giấy, nhựa, vải
Năm là, LN thủ công mỹ nghệ: chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần
40% tổng số LN), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậmnét văn hóa và đặc điểm địa phương, văn hóa dân tộc, gồm các LN gốm, sành
sứ thủy tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá, chạm mạ vàng bạc, sản xuất mây tređan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren
Sáu là, các nhóm ngành khác: bao gồm các LN chế tạo nông cụ thô sơ
như cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy,
… Những LN nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhucầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương
c Đặc điểm của LN:
Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bóchặt chẽ với nông nghiệp Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ởnông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưngkhông rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủcông nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau Người thợ thủ công trướchết và đồng thời là người nông dân
Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc
biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuậtthủ công là chủ yếu Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ
Trang 23thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc, nhiều loại sản phẩm cócông nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của ngườithợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sảnxuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoáđược một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ,
hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có củanguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương, cũng có thể có một
số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉthêu, thuốc nhuộm song không nhiều
Bốn là, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công,
nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ vàsáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân Trước kia, do trình độ khoa học vàcông nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuấtđều là thủ công, giản đơn Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học -công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào nhiều công đoạntrong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giảnđơn Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quytrình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo Việc dạynghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từđời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng Sau hoà bình lập lại,nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời,làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mangtính đa dạng và phong phú hơn
Năm là, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn
chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Các sản phẩmlàng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vìnhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong
Trang 24nhà, đền chùa, công sở nhà nước các sản phẩm đều là sự kết giao giữaphương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật Cùng là đồ gốm
sứ, nhưng người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (HàNội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) Từ những con rồngchạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồgốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dángdân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm vềnhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc
Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang
tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt
là các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàngtiêu dùng tại chỗ của các địa phương Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụmlàng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩmcủa các làng nghề Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thịtrường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu
Bảy là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy
mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanhnghiệp tư nhân
Tám là, khả năng tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn.
2.1.1.3 Làng nghề truyền thống
a Khái niệm
Theo Trần Minh Yến (2004), khái niệm LN truyền thống được kháiquát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và LN Như vậy, LN truyềnthống là LN có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sản phẩm có tínhtruyền thống, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hóa cao (trướchết là LN được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có mộthoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và độingũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống
Trang 25lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn có ý thức tuân thủnhững ước chế xã hội và gia tộc.
Theo định nghĩa này thì một nghề được xếp vào các LN thủ côngtruyền thống cần hội đủ các yếu tố sau:
Đã hình thành và phát triển lâu đời
Sản xuất tập trung, tạo thành các LN
Có nhiều thế hệ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề
Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định
Sử dụng nguyên liệu trong nước
Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượngcao, vừa là hàng hóa, vừa là sản phẩm văn hóa của dân tộc, mang bản sắc vănhóa Việt Nam, với những giá trị văn hóa phi vật thể rất cao
LN nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kểvào ngân sách của Nhà nước
2.1.1.4 Tranh dân gian
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tranh dân gian Việt Nam Theo địnhnghĩa của vi.wikipedia.org: Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ
Trang 26thuật cổ truyền của dân gian Việt Nam… Tranh ra đời để đáp ứng nhu cầuvăn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhậtcủa người dân nơi thôn dã Tranh dân gian cũng phản ánh những gì gần gũi,thân thiết với người dân hay cả những điều thiêng liêng cao quý trong cáctranh thờ.
Hình 2.1: Tranh Đông Hồ hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn
hình (bức tranh Đám cưới chuột)
(Nguồn sưu tầm: internet)
Có cách hiểu khác khá đơn giản: Tranh dân gian là loại tranh được lưuhành rộng rãi trong dân gian…[blogspot.com]
Một định nghĩa khác của PGS.TS Philippe Le Failler - chuyên gia lâunăm của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội: “Tranh dân gian Việt Namđược hiểu là những tranh khắc làm từ những bản khắc gỗ được trang trí và đôi
Trang 27khi được tô điểm thêm những câu chú giải viết tay để tạo ra nhiều tranh có đềtài khác nhau…”.
2.1.2 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí LN và có ít nhất 1 nghề truyềnthống theo quy định
Tiêu chí công nhận làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
-Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn
-Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm đề nghị công nhận
-Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:-Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đềnghị công nhận
-Nghề tạo ra những sản phẩm mang tính bản sắc văn hóa dân tộc
-Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của LN.Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận LNtại điểm 2, nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận là LNtruyền thống
2.1.3 Nội dung cơ bản của phát triển làng nghề
Nội dung cơ bản của phát triển LN là sự tăng lên về số lượng LN, vềquy mô LN, đa dạng sản phẩm LN và chất lượng phát triển của LN
Về lượng: Đó là số LN, số người tham gia và sản xuất, chế biến các sản
phẩm thuộc nghề truyền thống có nghĩa là số lượng ngày được tăng lên cả về sốlượng, quy mô sản xuất của các hộ trong LN Trong đó những nghề cũ được khôiphục, củng cố, phát triển nghề mới được hình thành và phát triển cả về số lượng
Trang 28và chất lượng, từ đó giá trị sản lượng sản phẩm LN không ngừng được nâng lên,
sự phát triển của một LN phải đảm bảo hiệu quả cả về mặt KT – XH – MT
Phát triển LN phải đảm bảo thỏa mãn yêu cầu: Sử dụng các nguồn lựcnhư tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, thị trường,… phải đảm bảo hợp lý
và đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cho người lao động, khônggây ô nhiễm môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Về chất: Phát triển LN phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm
sản xuất ra, sản phẩm mà thị trường trong nước và nước ngoài thích ứng vềmẫu mã, quy cách, giá cả, đặc biệt là sản phẩm LNTT phát triển phải được kếthợp sản xuất công nghệ tiên tiến, kết hợp với công nghệ cổ truyền, kỹ năng kỹxảo đặc trưng của sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong phát triển LN luôn luônđược gắn liền với nhau trong LN như một mắt xích hoàn hảo, sản xuất LNphát triển luôn gắn liền với dịch vụ phát triển như dịch vụ vật tư nguyên vậtliệu, dịch vụ tiêu dùng dân sinh…
Đi liền phát triển LN về lượng và chất thì nội dung cơ bản của pháttriển LN gắn liền phát triển kinh tế với xã hội và môi trường sinh thái
Về xã hội: Tạo ra nhiều việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng cao mứcsống dân chúng
Về môi trường: Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môitrường, tiếng ồn,…
Hiện nay trong cơ chế thị trường, trong nền kinh tế hội nhập thế giới,muốn khuyến khích các LN phát triển, Đảng và Nhà nước đã và đang banhành nhiều chính sách khuyến khích phát triển Song để LN phát triển mạnhcần tạo điều kiện các vấn đề: Quy hoạch phát triển (kể cả lượng sản phẩm,ngành nghề, mặt bằng cho cơ sở sản xuất của LN đầu tư phát triển) có mặtbằng cho đầu tư phát triển thì các cơ sở sản xuất mới có điều kiện đầu tư mởrộng sản xuất hiện đại kết hợp vốn, công nghệ cổ truyền Có mặt bằng sảnxuất mới tránh được những sản phẩm bị ô nhiễm ra khỏi dân cư của LN và xử
Trang 29lý môi trường tập trung mới đảm bảo, có mặt bằng cho LN đầu tư phát triểnthì quy mô sản xuất mới được mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng lên,giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống của người dân ngày đượcnâng lên, an sinh chính trị được ổn định.
Do vậy, phát triển LN là một trong những nhiệm vụ quan trọng củaĐảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, thực hiện tiếntrình đưa đất nước ta cơ bản là nước công nghiệp vào năm 2020 như Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra
2.1.4 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
2.1.4.1 Giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời, độc đáo của từng địa
phương
Giá trị văn hóa của LNTT thể hiện qua sản phẩm, cơ cấu của làng, lốisống, phong tục tập quán của cộng đồng Những sản phẩm thủ công truyềnthống hầu hết là những sản phẩm hàng hóa mang tính nghệ thuật, nó là sảnphẩm thủ công thể hiện sự ứng xử của con người trước nguyên liệu, trướcthiên nhiên Từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay tài hoa, tâm huyết của ngườithợ đã trở thành những sản phẩm xinh xắn, duyên dáng vì sản phẩm là nơi gửigắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ lao động, sự thông minh sángtạo, tinh thần lao động của người thợ - nghệ nhân Mỗi LN thực sự là một địachỉ văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng LNTT từ lâu đã trởthành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian Những giátrị văn hóa chứa đựng trong các LNTT đã tạo nên những nét riêng độc đáo đadạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam LN là
cả một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội LN là nơi cộng đồng dân cư có lốisống văn hóa: sống yêu lao động; sống cần cù, giản dị, tiết kiệm; sống đùmbọc, giúp nhau cùng rèn luyện tay nghề LN là nơi không có đất để văn hóaphẩm độc hại, các tệ nạn: ma túy, cờ bạc, rượu chè,…nảy nở Phải chăng
Trang 30chính vì lẽ đó mà nảy sinh nhận thức: LN thủ công truyền thống chắc chắn sẽđóng góp tích cực, thiết thực vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
2.1.4.2 Góp phần giải quyết việc làm
Bất chấp sự thừa nhận muộn màng chính thống đối với vai trò, vị trícủa nó trong nền kinh tế hàng hóa, LN thủ công truyền thống đã góp phần giảiquyết việc làm cho hàng chục ngàn, trăm ngàn cư dân, đặc biệt là thanh niên.Tại các LN, thanh niên – đa số là nữ thanh niên có được tay nghề, dù tay nghềcao hay thấp thì những người lao động này cũng thoát khỏi cuộc đời chạy tìmviệc lao động phổ thông Để làm nghề thủ công truyền thống, người thợkhông cần có nhiều vốn, chỉ cần một ít công cụ thủ công cùng đôi bàn taykhéo léo và đặc biệt là sự siêng năng cần mẫn Với điều kiện như thế, khi sảnphẩm nghề thủ công có chỗ đứng trong nền kinh tế hàng hóa, thì LN thu hútđược nhiều lao động
LN Việt Nam hàng năm góp phần giải quyết số lượng lớn lao động nôngthôn nhàn rỗi Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay đang chiếm một tỷ lệ rấtlớn trong tổng số lao động của cả nước Tính mỗi năm có thêm một triệu lao động
ở nông thôn không có việc làm Trong khi đó hàng năm có khoảng 20 vạn đất sảnxuất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng nên tiếp tục có hàng ngànngười lao động ở nông thôn không có việc làm
Các LN thủ công hoạt động chủ yếu dựa vào lao động cá nhân, laođộng sống thường chiếm tỷ lệ lớn (50% - 60%) giá thành sản phẩm, cho nênviệc phát triển LNTT được xem là cơ sở để giải quyết việc làm cho người laođộng Điều này được thể hiện như sau:
Phát triển LN giải quyết được việc làm tại chỗ cho người lao động, thểhiện được chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta là xóa đói giảm nghèo,tạo cơ hội làm giàu ngay tại địa phương
Trang 31 Phát triển LN sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động dôi dư và laođộng thời vụ tại các địa phương, góp phần làm giảm bớt thời gian laođộng nông nhàn không những ở gia đình, làng xóm mình mà còn thu hútlao động ở các địa phương khác, do đó góp phần giải quyết lao động dưthừa trên diện rộng.
LN thủ công truyền thống ngoài việc tạo việc làm cho người tạichỗ,còn cung cấp việc làm cho một số người làm dịch vụ cung cấp nguyênliệu, dịch vụ hoàn chỉnh và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
Như vậy, LN thủ công truyền thống đã góp phần giải quyết việc làm chongười lao động một cách hiệu quả theo phương châm “ ly nông bất ly hương
”
2.1.4.3 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu cơ bản của CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra một
cơ cấu kinh tế mới phù hợp và hiện đại ở nông thôn Trong quá trình vậnđộng và phát triển các LN đã có vai trò tích cực trong việc tăng tỷ trọng củacông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng củanông nghiệp Sự phát triển lan tỏa của LN đã mở rộng quy mô và địa bàn sảnxuất, thu hút nhiều lao động, đồng thời nó còn đóng vai trò tích cực trong việcthay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự túc, tự cấpsang sản xuất hàng hóa, hoặc tiếp nhận công nghệ mới làng thuần nông
Sự phát triển của các LN trong những năm qua đã thực sự góp phầnthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơcấu ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông – lâm - ngư nghiệp,góp phần bố trí lực lượng lao động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương”.Đặc biệt sự phát triển của những LN mới đã phá thế thuần nông, tạo đà chocông nghiệp phát triển, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH kinh tế nông thôn
Trang 32Các LN sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệpphi tập trung, làm tiền đề xây dựng công nghiệp hiện đại ở nông thôn, là bướctrung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ phân tán lên công nghiệplớn LN sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sựliên kết công nông nghiệp có hiệu quả.
2.1.4.4 Góp phần tạo ra nguồn sản phẩm phong phú cho xã hội
Hoạt động của các LN đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng vàphong phú, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp cho nềnkinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng, là nhân tố quantrọng thúc đẩy phát triển hàng hóa ở nông thôn
Sản phẩm từ các LN không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn đápứng cho nhu cầu quốc tế Theo bộ NN-PTNT, hiện nay đã có hơn 40% sảnphẩm ngành nghề nông thôn được xuất khẩu đến thị trường của hơn 100 nướctrên thế giới Kim ngạch xuất khẩu từ các LN cũng tăng cao Trong đó nhiềunghề truyền thống phát triển như thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, mây tre đan
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống
Quá trình phát triển LNTT chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau
và các yếu tố này tác động, ảnh hưởng lẫn nhau Ở mỗi vùng, mỗi địaphương, mỗi LN do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các yếu tố không giống nhau Tuynhiên, khái quát lại chúng gồm 2 nhóm yếu tố là nhóm yếu tố bên trong LN
và nhóm yếu tố bên ngoài LN
*Nhóm yếu tố bên ngoài làng nghề: Yếu tố điều kiện tự nhiên; yếu tốchủ trương, chính sách của Nhà nước; yếu tố kết cấu hạ tầng; yếu tố thịtrường tiêu thụ sản phẩm; yếu tố nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; yếu tốtruyền thống của làng nghề
Trang 33*Nhóm yếu tố bên trong làng nghề: Yếu tố vốn cho SXKD; yếu tốnguồn nhân lực; yếu tố máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất; yếu tố mặtbằng cho sản xuất.
Trang 342.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… đãxây dựng các phong trào thi đua phát triển nghề thủ công truyền thống kháthành công đem lại nhiều lợi thế cho người sản xuất và nền kinh tế cả nước
trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Nhật Bản
Nhằm mục đích thúc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm thủ công đặctrưng của mỗi vùng Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nền kinh tếđất nước, ngành nghề thủ công Nhật Bản bị phân hoá và phát triển theo haihướng: một số ngành tiểu thủ công nghiệp đi lên CNH (chiếm ưu thế); một sốkhác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống Bước vào những năm 1970,nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyểnsang xu hướng đa dạng hoá và đề cao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độcđáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩn hoá đồng loạt Các cuộc khủnghoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vàonhững năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về giá trị của cácnghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết kiệm,hiệu quả Trong khi đó hàng thủ công truyền thống Nhật Bản mất dần khảnăng cạnh tranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phảihàng loạt khó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tựnhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào cácngành sản xuất hiện đại hoá Vì thế các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bịsuy thoái
Trong bối cảnh đó Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành LuậtPhát triển nghề thủ công truyền thống Được sự hỗ trợ của Chính phủ, phongtrào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với
ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống Có hai khẩu hiệu
Trang 35nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sángtạo” Nhờ phong trào, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổitiếng không chỉ trong Nhật Bản, mà còn cả trên thị trường nhiều nước.
Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có
20 quận hưởng ứng với các dự án tương tự như “Sản phẩm của làng”,
“Chương trình phát triển thành phố quê hương”, “Chương trình làm sống lạiđịa phương” Tinh thần của phong trào này còn hấp dẫn nhiều nước trongkhu vực và trên thế giới (Liên minh hợp tác xã Việt Nam, chương trình pháttriển ngành nghề thủ công ở một số nước, 2008)
Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Thái Lan
Thái Lan là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, các sản phẩm cógiá trị nghệ thuật cao phục vụ cho mục đích du lịch và xuất khẩu Sự kết hợpgiữa bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cùng với công nghệ kỹ thuật tiên tiến đãtạo ra các sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao, phù hợp với thẩm mỹ và thị hiếungười tiêu dùng Vì vậy, các sản phẩm của Thái Lan có sức cạnh tranh tốt trênthị trường thế giới Điểm đáng ghi nhận trong việc phát triển các làng nghề truyềnthống ở Thái Lan là chính sách đào tạo tay nghề rất được chính phủ coi trọng,hoạt động tín dụng cũng phát triển rất đa dạng nhằm tạo điều kiện cho các
cơ sở sản xuất về mặt tài chính, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và áp dụngcông nghệ mới vào sản xuất
Ngoài ra Thái Lan còn có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các làng nghềnhư các chính sách giảm thuế hàng loạt cho các linh kiện, phụ kiện liên quanđến các sản phẩm trung gian, các nguyên liệu thô của làng nghề, đồng thời cóluật khuyến khích các làng nghề hiện đại hóa sản xuất phù hợp với các điềukiện kinh tế, tự nhiên, môi trường
Bài học của Thái Lan đó là việc áp dụng tốt các chính sách đồng bộ choviệc phát triển các làng nghề Tận dụng các thế mạnh sẵn có, kết hợp giữa taynghề truyền thống với công nghệ khoa học tiên tiến, từ đó làm tăng năng suất
Trang 36lao động và chất lượng sản phẩm Có thể nói Chính phủ đóng vai trò rất quantrọng đối với sự phát triển làng nghề ở Thái Lan (Dự thảo đề án chương trìnhphát triển “mỗi làng một nghề giai đoạn 2006-2015, Bộ NN và PTNT).
2.2.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam
2.2.2.1 Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề
Làng nghề được xem như là hạt nhân, là trung gian của ngành nghềnông thôn, sự khôi phục và phát triển mạnh mẽ của các LN trong những nămqua đã tạo được thu nhập và việc làm cho nhiều người lao động, nhiều vùngnông thôn đã có sự khởi sắc rõ rệt cả về kinh tế, văn hóa, xã hội nhờ sự pháttriển của LN Đó là do có đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vềphát triển LN đã và đang được thực hiện và đi vào thực tiễn cuộc sống
Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chínhphủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn
Công văn số 08/NHNN-TD ngày 04/01/2001 của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 132-CP của Chính phủ về một sốchính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn
Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 07/09/2001 của Thủ tướng Chínhphủ vè cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển giao thông nôngthôn, cơ sở hạ tầng LN ở nông thôn
Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 18/03/2002 của BCHTW Đảng khóa IX
về đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010
Quyết định 68/2002/QĐ-TTg ngày 04/06/2002 của Thủ tướng Chínhphủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ Hội nghị lần thứ
5 BCHTW Đảng khóa IX
Quyết định 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiệncác chương trình cơ sở hạ tầng LN ở nông thôn giai đoạn 2006-2010
Trang 37Chỉ thị 24/2005/CT-TTg ngày 28/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềtiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện NQ TW 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH-HĐHnông nghiệp nông thôn.
Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về pháttriển ngành nghề nông thôn
Chỉ thị 28/2007/CT-BNN ngày 18/04/2007 của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn về đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghềnông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường LN
2.2.2.2 Thực trạng phát triển làng nghề ở Việt Nam
Các ngành nghề phi nông nghiệp ở các LN, nhất là các ngành nghề tiểuthủ công nghiệp đã sử dụng các công nghệ truyền thống hoặc tiên tiến để chếbiến nông sản phẩm, tận dụng các nguồn tài nguyên, các phế phẩm phụ, phếliệu để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuấtkhẩu Thông qua quá trình đó làm tăng giá trị hàng hóa, tăng giá trị hàng xuấtkhẩu Từ đó, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch từ nông nghiệp là chủ yếu sang
cơ cấu kinh tế mới có công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển và chiếm tỷtrọng ngày càng cao ở các LN; tỷ trọng lao động nông nghiệp ngày càng giảmxuống, tăng tương ứng lao động làm ngành nghề phi nông nghiệp Mặt khác,cũng trên cơ sở giá trị sản lượng từ hoạt động phi nông nghiệp của các LNtăng lên, tạo điều kiện tăng tích lũy và nguồn vốn đầu tư tại chỗ, nâng cấp vàxây dựng mới kết cấu hạ tầng, cải thiện đời sống dân cư trong làng, trongvùng Tuy nhiên chất lượng sản phẩm do các LN làm ra thiếu sức cạnh tranhtrên thị trường, Các LN phân bố không đều, mặt bằng cho SXKD còn hạnchế, thị trường nguyên liệu cho sản xuất còn thiếu ổn định, phần lớn các hộ,doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các chủ sản xuất gặp khó khăn trongviệc tiếp cận các nguồn vốn, thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng nông thônchưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn, tình trạng ô nhiễmmôi trường ở một số LN chậm được khắc phục hoặc vẫn chưa được xử lý
Trang 38Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh
Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹnghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng ; trong đó có 31làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làngnghề truyền thống của cả nước
Trong số 62 làng nghề có thể phân thành 3 nhóm như sau: (i) Số làngnghề phát triển tốt: có 20 làng nghề, chiếm 32% (ii) Số làng nghề hoạt độngcầm chừng không phát triển được: 26 làng nghề, chiếm 42%.iii) Số làng nghềhoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 16 làng nghề, chiếm 26% ( Báocáo thực trạng phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôntỉnh Bắc Ninh, 2009)
Bảng 2.2: Thống kê cơ cấu làng nghề phân theo vùng và ngành nghề của tỉnh Bắc Ninh
STT Huyện, thị xã,
thành phố
Số làng nghề
Phân bố theo ngành kinh tế
Thủy sản
Công nghiệp
cơ bản
Xây dựng
Thương mại
VT thủy
(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh,2008)
Theo bảng trên ta thấy: Tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnhđều có làng nghề, tuy nhiên sự phân bố các làng nghề không đều giữa cácvùng trong tỉnh: Từ Sơn và Yên Phong là 2 huyện tâp trung nhiều làng nghềnhất (với 18 LN và 14 LN)
Trang 39Trong các làng nghề thì công nghiệp chế biến chiếm đa số: 53 làngnghề, chiếm 85,48%; các làng nghề còn lại chỉ chiếm 14,52%.
Các sản phẩm làm ra phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Điểnhình là làng Đồng Kỵ (Từ Sơn) chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp phục
vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu Làng Đồng Kỵ có 1810 hộ,
10200 khẩu, trong đó có 1520 hộ với 4500 lao động làm nghề, thu hút thêm
1500 lao động bên ngoài Đầu tư 11 máy xẻ ngang, 300 máy dọc cắt, 100 máyvanh, 500 máy khoan bàn, 100 máy bào và 400 máy bào cầm tay, 500 máyphun sơn, có khoảng 100 thợ giỏi, 300 thợ lành nghề làm ra doanh thu hàngnăm khoảng 25 tỷ đồng, nộp ngân sách 230 đến 270 triệu đồng
Sự khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh đãtạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đồngthời đem lại hiệu quả rất thiết thực Tiền công đạt từ 500-600 ngìn đồng/tháng
ở làng Dương Ổ (Yên Phong); gấp 1,8 đến 4,5 lần so với lao động thuầnnông Lao động được thu hút vào ngành nghề truyền thống hàng năm gần
35000 người Thu nhập từ làm nghề đã dần dần chiếm vị trí quan trọng trongthu nhập gia đình hộ nông dân
- Cơ cấu: Các LN của Bắc Ninh khá đa dạng , phân bố khá đồng đều theocác loại hình khác nhau Bao gồm các nhóm ngành nghề thủ công, thủ công mỹnghệ, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, xây dựng,… Trong
đó nhóm ngành nghề có sự tham gia của nhiều LN nhất là chế biến nông sản thựcphẩm (15 LN), thủ công mỹ nghệ (13 LN), mây tre đan (13 LN)
- Hiệu quả: Sự phát triển các LN ở tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làmcho hàng vạn lao động tại địa phương và thu hút lao động ở các tỉnh lân cận,góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lương cuộc sống Tuy nhiên, sốlao động được đào tạo một cách bài bản còn ít, chủ yếu được hướng dẫn, kémcặp tại chỗ Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng công nghệ mớivào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động
Trang 40- Hình thức tổ chức, quản lý: Cũng như các LN khác trên cả nước, hìnhthức tổ chức SXKD truyền thống và phổ biến trong các LN là hộ gia đình.Cùng với sự phát triển chung của trình độ sản xuất, tại các LN đã có nhiềuhình thức tổ chức sản xuất mới ra đời và phát triển như HTX, DNTN và công
ty TNHH Theo thống kê, năm 2006, Bắc Ninh có 19503 cơ sở là công tyTNHH, 83 cơ sở là DNTN và 166 cơ sở là HTX
- Tác động về kinh tế: Từ những chủ trương, chính sách khuyến khích kịpthời của Chính phủ, UBN tỉnh Bắc Ninh, các LN phát triển mạnh mẽ cả về quy
mô và số lượng đã có tác động to lớn đến sự phát triển KT – XH của tỉnh
Giá trị của các LN Bắc Ninh trong những năm qua chiếm khoảng 70%GTSX của khu vực nông thôn Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm
gỗ chiếm từ 25 - 30% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh
- Tác động về xã hội: Các LN đã tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm cholao động nông thôn mỗi năm , năm 2006 lao động trong các LN là 1000.600nghìn người Trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn ở Bắc Ninh, sự mởrộng và nhân thêm các nghề mới đã có tác dụng thu hút thêm lao động nhànrỗi ở vùng nông thôn Một số lượng lớn lao động đã được giải quyết công ănviệc làm, hạn chế tình trạng di dân ra các thành phố lớn, góp phần làm chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phá vỡ thế thuần nông Nhờ đó mà bộ mặtnông thôn Bắc Ninh từng bước khởi sắc
Sự phát triển mạnh mẽ của các LN đã làm bộc lộ những tồn tại như: Quy
mô sản xuất nhỏ; quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc,làng xã; công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá, vốnđầu tư ít; trình độ của người lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề vănhóa thấp nên đã ảnh hưởng đến môi trường Trước tình hình trên, tỉnh Bắc Ninhđưa ra giải pháp thành lập các KCN, cụm công nghiệp LN, đến nay trên địa bàntỉnh đã quy hoạch xây dựng 25 KCN, cụm công nghiệp LN Tuy nhiên, vẫn chưađáp ứng nhu cầu thực tế SXKD của các LN