Hệ thống đị qua trạm vậnchuyển số 6 để lấy than đốt được chuyển về từ mỏ than nhờ băng tải 2 chiều.Bình thường, lượng than vận chuyển từ tháp chuyển tiếp số 6 về sân than hoặckho than n
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH
Giáo viên hướng dẫn : Th.S PHẠM THỊ LAN HƯƠNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN DUY LỢI
Lớp : K58 - KTDB
Chuyên ngành : HỆ THỐNG ĐIỆN
HÀ NỘI – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viêncủa bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình hướng dẫn, dànhnhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập vàthực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn , Khoa - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trongquá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức (cơ quan nơithực hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoànthành luận văn./
Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Duy Lợi
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1
1.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
1.6 CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN 2
PHẦN 2 NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN QUẢNG NINH 3
1.1 QUY MÔ XÂY DỰNG 3
1.2 TIẾN ĐỘ VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN 3
1.3 CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 3
1.4 NỐI ĐIỆN CHÍNH 4
1.4.1 Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (Việt Nam) 4
1.4.2 Đấu nối tới điện áp hệ thống: 4
1.4.3 Phương thức nối đất 4
1.4.4 Cấu hình của các thiết bị chính phía nhất thứ của dự án hiện hành 5
CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA NHÀ MÁY 6
2.1 NHIÊN LIỆU 6
2.1.1 Chức năng của hệ thống nhiên liệu 6
2.1.2 Mô tả hệ thống nhiên liệu 7
2.1.3 Hệ thống đổ than 7
2.2 BẢN THỂ LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG TỰ DÙNG 8
2.2.1 Lò hơi 8
Trang 52.2.2 Hệ thống đốt than bột (than đã được nghiền tán thành bột) 9
2.2.3 Vòi đốt dầu 10
2.2.4 Hệ thống nghiền than 10
2.2.5 Khói lò hơi và hệ thống nghiền than 11
2.2.6 Hệ thống hơi nước 12
2.3 TUABIN HƠI VÀ HỆ THỐNG TỰ DÙNG 15
2.3.1 Tuabin hơi 15
2.3.2 Hệ thống nước cấp 17
2.3.3 Hệ thống nước ngưng 18
2.3.4 Hệ thống điều chỉnh và điều khiển tuabin - Hệ thống điều khiển DEH .18
2.3.5 Hệ thống nước tuần hoàn 19
2.3.6 Hệ thống nước hở (Sau khi làm mát xong sẽ thải bỏ) 20
2.3.7 Hệ thống nước kín (Nước làm mát có chất lượng cao) 21
2.3.8 Hệ thống cứu hoả 22
2.3.9 Phương thức vận hành tổ máy 22
2.4 HỆ THỐNG XỬ LÝ HOÁ (TONING SYSTEM) 23
2.4.1 Tổng quan 23
2.4.2 Hệ thống làm tinh khiết nước 23
2.4.3 Hệ thống nước thải của toàn nhà máy 23
2.4.4 Hệ thống xử lý nước bổ sung cho lò hơi 24
2.4.5 Hệ thống xử lý khử trùng nước tuần hoàn bằng clo 24
2.4.6 Hệ thống xử lý hoá 24
2.4.7 Hệ thống chuẩn bị khí hydro 25
2.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT 28
2.6 KHỞI ĐỘNG LÒ HƠI 28
2.7 THÔNG SỐ CỦA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÀ CÁC MÁY TỰ DÙNG CHÍNH 30
2.7.1 Lò hơi 30
2.7.2 Tuabin hơi 32
Trang 62.7.3 Thông số ký thuật của máy biến áp chủ 36
2.8 BỘ FGD 36
2.8.1 Tổng quan 36
2.8.2 Tháp hấp thụ 37
2.8.3 Thiết bị chống đọng sương 37
2.8.4 Không khí cho quá trình ôxi hoá 38
2.8.5 Hệ thống gia nhiệt trung gian của khói 38
2.8.6 Hệ thống quạt đẩy 39
2.8.7 Hệ thống đường khói 39
2.8.8 Thiết bị khử lưu huỳnh cho khói cũng được lắp đặt : 39
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NHÀ MÁY 40
3.1 HỆ THỐNG ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA NAHF MÁY 40
3.1.1 Sơ đồ 1 sợi của HTĐ tự dùng 40
3.1.2 Nguồn điện tự dùng cao áp 45
3.2 NGUỒN TỰ DÙNG HẠ ÁP 55
3.2.1 Cấp nguồn xoay chiều (AC) hạ áp khẩn cấp 55
3.2.2 Hệ thống tự dùng hạ áp trong các toà nhà đặt hệ thống nhị thứ (hệ thống tự dùng)(thanh cái OA và OB) 56
3.2.3 Phương thức cấp nguồn cho động cơ tự dùng hạ áp 57
3.2.4 Phương thức nối đất trung điểm hệ thống điện tự dùng 57
3.2.5 Phương thức điều khiển hệ thống khử bụi tĩnh điện là PLC 57
3.2.6 Phương thức điều khiển hệ thống tải than là PLC 57
3.2.7 Tủ khoá chính có thể điều khiển tại chỗ hoặc từ xa, trong đó tín hiệu điều khiển từ xa được lấy từ DCS hoặc PLC 57
3.2.8 AC UPS (Bộ nguồn dự phòng nóng xoay chiều hay bộ lưu điện xoay chiều) 57
3.2.9 Hệ thống nguồn một chiều DC 58
3.3 SẢN LƯỢNG ĐIỆN QUÝ 2 ĐẦU NĂM CỦA NHÀ MÁY 58
3.3.1 Sản lượng điện tháng 4 của nhà máy 58
3.3.2 Sản lượng điện tháng 5 của nhà máy 61
Trang 73.3.3 Sản lượng điện tháng 6 của nhà máy 64
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY 68
4.1 GIẢI PHÁP VỀ KĨ THUẬT, VẬN HÀNH 68
4.1.1 Giảm lượng điện tự dùng 68
4.1.2 Vận hành ổn định, khắc phục sự cố nhanh chóng, hiệu quả 68
4.1.3 Nâng cao hiệu suất lò hơi và thiết bị phụ của chúng 68
4.2 Giải pháp về kinh tế 72
PHẦN 3 KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật của lò hơi 31
Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật của lò hơi khởi động 32
Bảng 2.3: Thông số thiết bị thân tuabin hơi 32
Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật của Tuabin hơi – Máy phát điện 34
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của máy biến áp chủ 36
Bảng 3.1 : Máy biến áp tự dùng khối (TD91, TD92,TD93,TD94) 41
Bảng 3.2: Máy biến áp dự phòng (TD11) 41
Bảng 3.3 : Thông số kỹ thuật máy cắt đầu cực 42
Bảng 3.4 : Thông số kỹ thuật máy cắt 110kV 43
Bảng 3.5 : Thông số kỹ thuật máy cắt 6kV 44
Bảng 3.6 : Thông số máy cắt 400V 45
Bảng 3.7: CS phụ tải chính thanh cái 2A 47
Bảng 3.8: CS phụ tải chính thanh cái 2B 49
Bảng 3.9: CS phụ tải chính thanh cái OA 51
Bảng 3.10: CS phụ tải chính thanh cái OB 53
Bảng 3.11: Thông số máy biến áp 6.6/0.4 KV 53
Bảng 3.12 Sản lượng điện tháng 4 của tổ máy số 1 59
Bảng 3.13 Sản lượng điện tháng 4 của tổ máy số 2 59
Bảng 3.14 Sản lượng điện tháng 4 của tổ máy số 3 60
Bảng 3.15 Sản lượng điện tháng 4 của tổ máy số 4 60
Bảng 3.16 Sản lượng điện tháng 5 của tổ máy số 1 62
Bảng 3.17 Sản lượng điện tháng 5 của tổ máy số 2 62
Bảng 3.18 Sản lượng điện tháng 5 của tổ máy số 3 63
Bảng 3.19 Sản lượng điện tháng 5 của tổ máy số 4 63
Bảng 3.20 Sản lượng điện tháng 6 của tổ máy số 1 65
Bảng 3.21 Sản lượng điện tháng 6 của tổ máy số 2 65
Bảng 3.22 Sản lượng điện tháng 6 của tổ máy số 3 66
Bảng 3.23 Sản lượng điện tháng 6 của tổ máy số 4 66
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Nguyên lý vận hành phát điện của nhà máy 6
Hình 3.1 Sơ đồ 1 sợi của hệ thống điện tự dùng 40
Hình 3.2 Sơ đồ thanh cái 2A 46
Hình 3.3 Sơ đồ thanh cái 2B 48
Hình 3.4 Sơ đồ thanh cái OA 50
Hình 3.5 Sơ đồ thanh cái OB 52
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MCC Trung tâm điều khiển động cơ
(Control Center)
Trang 11PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, ngành điện lực ViệtNam là một ngành có vị trí rất quan trọng.Cung cấp năng lượng và thúc đẩy quátrình sản xuất, kinh doanh của tất cả các ngành kinh tế khác trong nền kinh tếquốc dân.Sự phát triển của ngành điện lực cũng đánh giá sự phát triển, tiến bộcủa toàn xã hội Với những đặc trưng riêng của mình là sản xuất và tiêu thụ phải
đi đôi với nhau Do đó để đáp ứng tốt giữa cung và cầu thì đòi hỏi ngành điệnphải có sự phát triển hợp lý: Vừa có khả năng đáp ứng những nhu cầu hiện tạivừa phải có sự chuẩn bị cho tương lai Vì vậy không những ngành điện là độnglực cho các ngành kinh tế khác mà chính ngành điện cũng phải hiện đại hoá quátrình sản xuất sớm nhất để kịp thời cung cấp cho đất nước những nguồn điệnnăng có chất lượng cao Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh là nhà máy có công suấtlớn do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng, qua 10 năm đi vào sản xuất, nhà máy đãcung cấp cho lưới điện quốc gia gần 7,2 tỷ kWh/năm và cũng đang trong quátrình hiện đại hoá sản xuất từng khâu, từng khu vực của dây truyền sản xuất điện
Và cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng dân chủ văn minh”
Chính vì vậy đề tài “ Ngiên cứu quy trình vận hành sản xuất điện năng,đưa ra giải pháp tăng sản lượng điện nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh ” giúpchúng ta hiệu rõ về quy trình sản xuất điện năng của các nhà máy nhiệt điện,nâng cao sản lượng điện trong quá trình vận hành sản xuất Đồng thời nâng cao ýthức sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý, tránh lãng phí
1.2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Chương 1: Tìm hiểu tổng quan nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh
- Chương 2: Nghiên cứu về quy trình vận hành sản xuất của nhà máy
- Chương 3: Hệ thống điện tự dùng và sản lượng điện quý 2 của nhà máy
- Chương 4 : Đưa ra 1 số giải pháp tăng sản lượng điện của nhà máy
Trang 121.3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Nhà máy nhiệt điện Quang Ninh , Phường Hà Khánh,Tp
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi khoa học : Nghiên cứu quá trình sản xuất vận hành của nhà máy,từ các
số liệu thống kê sản lượng điện của nhà máy đánh giá hiệu quả sản xuất và đưa racác giải pháp tăng hiệu suất của nhà máy
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Khảo sát nhà máy điện, thu thập tài liệu số liệu để nghiên cứu quá trình vậnhành sản xuất điện năng, tìm hiểu đưa ra giải pháp tăng sản lượng của nhà máy
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần giúp hiểu rõ được quá trình sản xuất của nhà
máy nhiệt điện và đưa ra các giải pháp giảm điện tự dùng giúp tăng sản lượngđiện thương phẩm
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp các bạn sinhviên tham khảo và nghiên cứu.Giúp cho bản thân hiểu biết hơn về các nhà máynhiệt điện
1.6 CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN
Chương 1: Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh
Chương 2 Nghiên cứu quy trình vận hành sản xuất của nhà máy
Chương 3 Hệ thống điện tự dùng của nhà máy
Chương 4 Một số biện pháp tăng sản lượng điện của nhà máy
Trang 13Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ chạy phụ tải nền nhằm đáp ứng nhu cầu điệnnăng tương lai của Việt Nam Khuyến nghị chọn lò hơi kiểu lửa W Khi cần cóthể sử dụng dầu cho việc cháy ổn định và khởi động/dừng tổ máy Công suấtdanh định của máy phát tuabin hơi là 300MW với hệ số công suất thiết kế củanhà máy là 0,7.
1.2 TIẾN ĐỘ VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Hiện nay, công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị đã được triển khai Theo
kế hoạch:
- 12/03/2008: bắt đầu chạy thử nghiệm ;
- 01/04/2008: sẽ nhận điện từ hệ thống điện tự dùng của tổ máy số 1 (máybiến áp khởi động/dự phòng 110kV hay còn gọi là máy biến áp startup/standby);
- 20/08/2008: bắt đầu thông đường hơi của tổ máy số 1;
- 16/02/2009: hoàn tất PAC cho tổ máy số 1;
- 18/09/2009: hoàn tất PAC cho tổ máy số 2
1.3 CÁC ĐỐI TÁC CHÍNH VÀ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Các đối tác chính và các nhà cung cấp dịch vụ cho dự án bao gồm:
- Nhà thầu EPC Turnkey: Shanghai Electric Group Co., Ltd (SEC);
- 3 nhà thầu chính cung cấp thiết bị: 3 nhà sản xuất thiết bị lực lớn liên kếtvới Shanghai Electric Group Co., Ltd;
- Nhà cung cấp DCS: Emeron Electric (China) Co., Ltd
1
Trang 14- Đơn vị thiết lập dự án: nhóm quản lý dự án xây dựng cho dự án SECVietnam Quang Ninh;
- Đơn vị thiết kế kỹ thuật (chịu trách nhiệm chính): China NorthwestElectric Power Design Institute;
- Đơn vị xây dựng kỹ thuật (chịu trách nhiệm chính): The First ElectricConstruction Company of Jiangsu Provice, China;
- Đơn vị chạy thử kỹ thuật (chịu trách nhiệm chính): China HubeiZhongxing Electric Power Test & Research Co., Ltd
1.4 NỐI ĐIỆN CHÍNH
1.4.1 Dự án nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh (Việt Nam)
Giai đoạn I gồm có 2 tổ máy (tổ máy số 1 và tổ máy số 2) với công suất
mỗi tổ máy là 300MW Kiểu đấu nối của máy phát điện và máy biến áp chínhcủa tổ máy số 1 là kiểu nối bộ qua máy cắt ở đầu đầu cực của máy phát, máybiến áp chính là máy biến áp 3 pha; còn tổ máy số 2 cũng có kiểu nối bộ giữamáy phát điện và máy biến áp chính qua máy cắt đầu cực của máy phát nhưngmáy biến áp chính là bộ 3 máy biến áp 1 pha;
1.4.2 Đấu nối tới điện áp hệ thống:
- Tổ máy số 1 được đấu nối tới hệ thống 220kV: tới thanh góp 220kV ở Trạmbiến áp Quảng Ninh qua máy biến áp 220kV (3pha) và đường dây trên không;
- Tổ máy số 2 được đấu vào hệ thống 500kV: tới thanh góp 500kV ở Trạmbiến áp Quảng Ninh qua máy biến áp 500kV (1pha) và đường dây trên không (Trạm biến áp Quảng Ninh nằm cách nhà máy nhiệt điện Quảng Ninhkhoảng 3km)
- Máy biến áp Khởi động/Dự phòng (Startup/Standby) được đấu nối vớiđường dây Hoành Bồ - Giáp Khẩu qua máy cắt 110kV
1.4.3 Phương thức nối đất
- Trung điểm của máy phát điện được nối đất thông qua trở kháng của máybiến áp (được nối đất);
- Phía cao áp của máy biến áp chính được nối đất trực tiếp;
- Phía hạ áp của máy biến áp tự dùng được nối đất qua điện trở 3,8;
Trang 15- Phía cao áp của máy biến áp khởi động/dự phòng (Startup/Standby) đượcnối đất trực tiếp; còn phía hạ áp được nối đất qua điện trở 3,8.
1.4.4 Cấu hình của các thiết bị chính phía nhất thứ của dự án hiện hành
Dự án hiện tại không tạo ra Trạm biến áp (Trạm Booster), điểm phân địnhvới Việt Nam là cầu đường dây xuất tuyến tại vị trí đặt máy biến áp Mỗi tổ máycó một bộ máy phát điện – máy biến áp, một máy cắt tại đầu cực máy phát điệnnhưng không có máy cắt tại đầu ra của máy biến áp chính Sau khi đi qua daocách ly, cầu đường dây, các đường dây xuất tuyến của 2 bộ máy phát điện – máybiến áp được đấu nối tới Trạm biến áp (cách nhà máy 3km) thông qua các đườngdây Nguồn điện khởi đầu từ 110kV được đấu nối tới máy biến áp khởi đầu từ110kV (máy biến áp 3 pha dấu sao có cuộn dây phụ để lấy điện tự dùng) thôngqua dao cách ly, máy cắt SF6
Trang 16CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA NHÀ MÁY
Hình 2.1: Nguyên lý vận hành phát điện của nhà máy
- Than được chuyển từ kho vào lên hệ thống nghiền bằng hệ thống băng tải
- Than bột được phun vào lò hơi cùng với dầu bằng các ống phun.Trong lò hơithan và dầu được đốt cháy làm nước bốc hơi và nâng nhiệt độ hơi nước lên nhiệt
độ quy định (hơi quá nhiệt), từ đó hơi quá nhiệt được đưa sang làm quay tuabin
và tuabin kéo máy phát điện quay và phát ra điện
- Điện được đưa vào trạm điện và hòa vào lưới điện quốc gia
- Tuabin và máy phát được làm mát bằng hydro
- Nước được bơm từ trạm bơm tuần hoàn, một phần cung cấp cho hệ thống xử lýnước và hệ thống điện phân, nước còn lại sau khi làm mát bình ngưng được đưa
ra sông bằng kênh thải
2.1 NHIÊN LIỆU
2.1.1 Chức năng của hệ thống nhiên liệu
Chức năng của hệ thống nhiên liệu là cung cấp các nhu cầu về than cho 4 tổmáy Do kích thước các hạt than của Dự án Quảng Ninh là nhỏ hơn 15mm nên hệ
Trang 17thống không trang bị các thiết bị và phòng than nhỏ 2 bộ màn cuốn được bố trítại trạm vận chuyển TT6 và được sử dụng để lọc đá và ván lót có kích thước trên100mm trong than bên ngoài nhà máy và thay màn rung để xử lý than quá ướt.Than đốt được vận chuyển bằng các thiết bị phân phối tới địa giới phía nam nhàmáy và kết thúc tại trạm vận chuyển TT6 Bắt đầu từ trạm TT6, than đốt đượcđưa trực tiếp tới trạm vận chuyển số 2 qua một băng tải 2 đường tới kho thannguyên của lò hơi hoặc kho than khô hoặc bãi than Có 2 kho than khô với tổngtrữ lượng là 68000 tấn, và bãi than có thể tích trữ ít tối thiểu là 30000 tấn Thancó thể cấp cho lò hơi và để ở bãi than 24/24 Than ở bãi than có thể cấp cho lòhơi nhờ băng tải 2 đường.
2.1.2 Mô tả hệ thống nhiên liệu
Than anthracite để đốt tại nhà máy được lấy từ mỏ than Hòn Gai thuộc vùngCẩm Phả (Quảng Ninh) và than đốt được vận chuyển đến nhà máy nhờ băng tảithan Một hệ thống băng tải 2 đường được sử dụng để vận chuyển than Giaiđoạn 1 và Giai đoạn 2 sẽ xây dựng 4 kho than khô, 2 bãi chứa than và 3 bộ máyxếp chồng, máy tái chế
2.1.3 Hệ thống đổ than
2 tổ máy ở giai đoạn 1 tiêu thụ xấp xỉ 1,65 triệu tấn than/năm và tổng lượngthan ở cả giai đoạn 1 và 2 sẽ là 3,3 triệu tấn/năm Hệ thống đị qua trạm vậnchuyển số 6 để lấy than đốt được chuyển về từ mỏ than nhờ băng tải 2 chiều.Bình thường, lượng than vận chuyển từ tháp chuyển tiếp số 6 về sân than hoặckho than nguyên của lò hơi là 1000 t/h, và trạm vận chuyển số 6 được lắp đặt:một thiết bị lấy mẫu than, màn cuốn, bộ cấp than có băng tải 2 chiều có chứcnăng băng tải, bộ phát hiện kim loại ở các băng tải 3A và 3B, và phân xưởng.Phân xưởng được sử dụng để đổ than, được trang bị điều hoà, các thiết bị vănphòng và có thể cho 4 người làm việc Trạm vận chuyển số 6 cung cấp nhóm kếtcấu/puli phù hợp và bộ cấp than để có thể vận chuyển than đốt thuận tiện từ băngtải bên ngoài tới nhà máy
Trang 182.1.3.1 Hệ thống trữ than
Kho than khô có 2 chỗ chất than với tổng dung tích lưu trữ là 68000 tấn Bãichứa than có dung tích lưu trữ tối thiểu là 30000 tấn Do đó, tổng dung tích lưutrữ của các bãi chứa là 98000 tấn: đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ cho 2 tổ máytrong 11 ngày Kho than khô được trang bị thiết bị chất than có công suất là 1000t/h và thiết bị cào than có công suất 1000 t/h Bãi chứa than được trang bị xe gầuchất than với công suất 1000 t/h, một máy ủi và máy xúc
2.1.3.2 Hệ thống vận chuyển than
Trước tiên, than đốt cho nhà máy (vận chuyển bằng hệ thống băng tải) đượcchuyển tới trạm vận chuyển số 6, rồi chuyến đến bãi chứa than hoặc kho chứathan của lò hơi Thông số của băng tải từ trạm vận chuyển số 6 đến bãi chứa thanhoặc kho chứa than là: chiều rộng = 1200 mm, vận tốc làm việc v = 2,5 m/s vàcông suất = 1000 t/h Băng tải tại phân đoạn 1A/B được trang bị mộ bộ đổ than
để cấp than cho kho than nguyên của lò hơi Tại phân đoạn 2A/2B của băng tảiđược trang bị thiết bị lấy mẫu than và thiết bị phát hiện hơi ẩm Một cân tự độngcủa băng tải được trang bị tại các phân đoạn 2A, 2B, 3A, 3B, 8 và 9, tại các phânđoạn 3A, 3B, 7 và 10 được trang bị thiết bị phát hiện kim loại và thiết bị phân lykhử ion, còn tại trạm vận chuyển số 6 thì được trang bị màn cuốn, bộ cấp thankiểu băng tải 2 chiều của thiết bị cân của hệ thống lấy mẫu than vào
2.2 BẢN THỂ LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG TỰ DÙNG
2.2.1 Lò hơi
Là loại hình vòm kép, lửa W, buồng đốt đơn, quá nhiệt trung gian một cấp,tuần hoàn nước cưỡng bức, lò hơi có bao hơi áp suất dưới tới hạn Hai tổ máyvới một lò hơi khởi động được sản xuất trong nước làm nhiệm vụ cấp hơi khởiđộng lúc khởi động tổ máy; theo thiết kế, than cấp cho lò hơi là loại anthraciteđược lấy từ các mỏ than Cẩm Phả và Hòn Gai (Quảng Ninh) Nhà mày có thểvận hành liên tục với phụ tải tối thiểu bằng 70% công suất danh định khi đốtbằng than thiết kế trong bất cứ điều kiện môi trường nào mà không cần hỗ trợcủa dầu nhiên liệu và được điều khiển tự động; còn với phụ tải trong phạm vi30%-70% công suất danh định thì cần có sự hỗ trợ của dầu nhiên liệu và đượcđiều khiển tự động
Trang 192.2.2 Hệ thống đốt than bột (than đã được nghiền tán thành bột)
Chức năng chính của hệ thống đốt này là chuyển than bột tới các vòi đốtnhằm đáp ứng phụ tải lò hơi; đồng thời đảm bảo chế độ (điều kiện) đốt cháy antoàn và hiệu quả cho buồng đốt bên trong
- Than bột (tích trong các thùng chứa than) được phân bố cân xứng nhờ bộcấp liệu dạng quay (hay còn gọi là bộ phận trộn than), sau đó được đưa đến bộđẩy than (còn gọi là ống Venturi), trộn với khí nóng sơ cấp, rồi được chuyển đếncác đầu vòi đốt nhờ gió nóng (steam air)
- Tất cả các bộ cấp liệu đều quay với cùng một tốc độ (độ phân giải); phụ tải lòhơi được điều chỉnh bằng cách chọn khối lượng và tốc độ quay của bộ cấp liệu
- Mỗi lò hơi được trang bị 2 phễu chứa than (thùng chứa than bột), mỗiphễu chứa được bố trí 8 bộ cấp liệu, và mỗi bộ cấp liệu có 2 vòi đốt, vì vậy mỗi
lò hơi có tổng cộng là 16 bộ cấp liệu
- Mỗi bộ cấp liệu được nối với 2 bộ đẩy than Các bộ đẩy than này đượcliên kết với đầu vòi đốt tương ứng (mỗi bộ đẩy than được kết nối với 1 đầu vòiđốt) qua đường ống dẫn than bột, do đó mỗi lò hơi có 32 bộ đẩy than và các đầuvòi đốt tương ứng
- 32 đầu vòi đốt được bố trí trên 2 vai lò, mỗi vai lò có 16 đầu vòi Than bộtđược vận chuyển bằng gió sơ cấp theo các đường ống chịu nhiệt tới các vòi đốtđược bố trí trên vai lò và tham gia bắt cháy trong buồng lửa một cách an toàn
- Bố trí đường dẫn không khí phục vụ cho quá trình đốt, 34 đầu vòi khôngkhí thứ cấp được bố trí giữa và ở bên cạnh các đầu vòi than bột, 64 vòi không khícấp 3 được bố trí dưới vai buồng đốt của tường trước và tường sau
- Đối với mỗi phễu chứa than bột, một bộ cấp liệu được nối với hộp tích bộtthan siêu mịn (từ bộ lọc khí thải của hệ thống nghiền than) của thùng chứa than
Bộ cấp liệu có thể cấp than bột siêu mịn cho 2 vòi đốt.Các vòi đốt được đặt tạivai lò nên lò hơi sẽ làm việc ở chế độ mang tải không toàn phần (chưa đầy tải),than được nghiền siêu mịn sẽ được đốt cháy một cách nhanh chóng và sinh ra khínóng cho các vòi đốt khác; còn vòi đốt gắn trên tường được sử dụng để phát tán(lan toả) ngọn lửa ở chế độ mang tải cao đồng thời tối ưu hoá việc phát thải NOx
Trang 20- Hệ thống đốt cháy được thiết kế cho việc cấp than khí nóng, đồng thời sửdụng dầu nặng làm dầu phục vụ khởi động lò hơi và đốt cháy ổn định (theo tiêuchuẩn TCVN 6239-2002) Lò hơi được thiết kế mồi lửa thứ cấp, vòi dầu nặngđược kích hoạt bằng tia mồi lửa điện của bộ mồi lửa năng lượng cao, và than bột
sẽ được mồi lửa bằng súng hoá mù dầu nặng Thiết bị lắp đặt khu vực nhà dầucủa dự án gồm có: Bểdầu tiếp nhận 2x5000 tấn, 2 bơm xả đọng, 2 bơm cấp dầuAC/DC, 1 bơm dầu bẩn và một bơm hút cặn Hệ thống dầu nhiên liệu được thiết
kế dựa trên hệ thống tuần hoàn đầu đơn để cung cấp và nhận lại dầu từ lò hơi, cácống dầu đi và về tạo nên hành trình tới các vòi đốt
2.2.3 Vòi đốt dầu
- Mỗi vai lò có 8 vòi đốt HFO (dầu nặng), nghĩa là mỗi lò hơi được trang bị
16 vòi đốt dầu HFO đạt tới trạng thái phun nhờ hơi tự dùng (có áp suất khôngđổi là 5,25 bar hơi tự dùng cũng được dùng để làm sạch các vòi đốt Dầu nặngđược mồi lửa bằng bộ mồi lửa năng lượng cao, mỗi vòi đốt HFO được trang bị
bộ phát hiện ngọn lửa đặc thù Không khí làm mát được cấp tới các vòi đốt vàcác bộ phát hiện ngọn lửa nhờ 2 mạch đặc thù độc lập Khi dừng, vòi đốt dầu sẽđược kéo ra khoảng 330mm khỏi đầu vòi đốt để tránh bức xạ của lò hơi nhằmtránh vòi đốt dầu bị cháy) Khả năng đốt cháy dầu hoàn toàn (giá trị cơ bản LHV)
là 30% nhiệt trị của nhiên liệu BMCR, 12 vòi đốt dầu có thể đạt tới khả năngcháy 30%BMCR (tương ứng mỗi bên ngừng 02 vòi), và tỷ lệ điều chỉnh của vòiđốt là 1:5 Sử dụng vòi đốt dầu loại J11 Lò hơi được thiết kế mồi lửa thứ cấp, vòidầu nặng được mồi lửa bằng sự phóng điện từ bộ mồi lửa năng lượng cao, cònthan bột được mồi lửa bằng sự bắt cháy từ vòi dầu Thiết bị lắp đặt khu vực nhàdầu của dự án gồm có: Bể dầu tiếp nhận 2x5000 tấn, 2 bơm xả tràn, 2 bơm cấpdầu AC/DC, 1 bơm dầu bẩn và một bơm nước thải Hệ thống dầu nhiên liệu đượcthiết kế dựa trên hệ thống tuần hoàn đầu đơn để cung cấp và nhận lại dầu từ lòhơi, các ống dầu đi và về tạo nên hành trình tới các vòi đốt
2.2.4 Hệ thống nghiền than
Hệ thống chế biến than bột có kho than trung gian, than được sấy khô bằngkhói và hệ thống vận chuyển, có quạt hút khí Mỗi hệ thống nghiền than bao
Trang 21gồm: hệ thống cấp than nguyên, hệ thống cấp gió nóng, thùng nghiền bi (2 máynghiền BBI vào một đầu, ra một đầu, quạt tải bột máy nghiền là quạt kiểu ly tâm)
hệ thống cấp than bằng băng truyền tải xích
Than nguyên trong các phiễu (bunke) chứa được tải đến bộ phận cấp liệubằng máng cấp than rồi đưa tới máy nghiền để tán thành bột nhờ sự tương tác và
va đập giữa bi, thân máy và than nguyên Khí nóng và khí lạnh được hoà vớinhau và được đưa vào máy nghiền (qua cửa điều chỉnh) để sấy khô than bột trongmáy nghiền Nhờ bơm của bộ hút khí máy nghiền, khí nóng và than bột đượctrộn tại đầu ra máy nghiền rồi đưa tới bộ phận phân ly than thô, các hạt than chưađạt độ mịn được tách ra và đưa trở lại đường ống than nguyên qua ống than vềmáy nghiền được ngăn nhờ khoá khí(shut-off), còn than mịn được đưa tới bộphận phân ly than mịn để tiếp tục phân tách, than đạt yêu cầu sẽ được đưa vàokho than bột, hỗn hợp khí than cực mịn dư đi qua quạt hút nhờ phin lọc dạng túi
và than mịn được chuyển tới ngăn bột than siêu mịn của kho than nguyên, cònkhí nóng được thải ra ngoài khí quyển bằng ống khói phụ
Một băng tải than bột được dùng cho 2 hệ thống nghiền than: nó được sửdụng để tải than bột từ kho than bột của máy nghiền này sang kho than bột củamáy nghiền kia và ngược lại
2.2.5 Khói lò hơi và hệ thống nghiền than
Hệ thống khói gió thiết kế làm việc cân bằng 2 dãy, quạt gió và quạt khói đều
là loại quạt hướng trục, quạt gió chính được điều chỉnh bằng cánh động còn quạtkhói điều chỉnh bằng cánh tĩnh
Hệ thống khói gió của lò hơi gồm có 2 quạt gió chính, 2 quạt khói, 2 bộ sấykhông khí sơ bộ, buồng đốt và đường khói đối lưu, bộ lọc bụi tĩnh điện, 2 quạtlàm mát cho hệ thống vòi phun dầu và 2 quạt làm mát AC/DC cho bộ giám sátngọn lửa
Gió cung cấp cho lò để sấy, vận chuyển than và duy trì sự cháy được phânthành gió sơ cấp và gió thứ cấp Gió thứ cấp sẽ được đi qua quạt gió chính saukhi ra khỏi quạt gió chính qua bộ sấy không khí sơ bộ qua bộ sấy không khí kiểuquay gia nhiệt hồi nhiệt và được phân chia thành các nhánh sau: phục vụ cho quá
Trang 22trình cháy của lò là nhánh gió sẽ đưa tới 34 cửa gió thứ cấp (17 cửa gió/vai lò),một phần được cung cấp tới 64 gió cấp 3 bố trí tường trước và tường sau dưới vai
lò, và một nhánh đi vào Hopper phần phễu lạnh của lò để lấy một phần khói đưatới sấy than cho hệ thống nghiền than Gió sơ cấp sau khi gia nhiệt tại bộ sấykhông khí dùng hơi nước và bộ sấy không khí kiểu quay gia nhiệt hồi nhiệt, gióđược cấp tới hộp gió trên lò và đưa tới để vận chuyển than bột cho 32 vòi đốtthan bột tương ứng
Sau khi khói đi qua bộ lọc bụi tĩnh điện, khói được quạt khói đẩy tới và chuyểnđến ống khói thông qua hệ thống xử lý khói thải loại bỏ sulfur (lưu huỳnh) qua quạttăng áp hoặc trực tiếp qua đường đi tắt của hệ thống khử lưu huỳnh
Có 2 quạt làm mát (AC) dùng cho hệ thống vòi phun dầu đốt lò: 1 cái làmviệc và 1 cái để dự phòng, không khí ra khỏi quạt được đưa tới làm mát cho 16vòi phun dầu và các bộ đánh tia lửa
Có 2 quạt làm mát cho bộ giám sát ngọn lửa: một quạt AC và một quạt DC.Trong chế độ vận hành bình thường thì quạt AC làm việc còn quạt DC làmnhiệm vụ dự phòng, áp suất không khí tại đầu ra không thấp hơn 70mbar, có đủlưu lượng không khí để làm mát tất cả các bộ giám sát
Đầu ra của 3 bơm tuần hoàn được đưa tới ống góp chung (đáy lò) được phânthành 4 phần tường nước: tường trước, tường sau, tường trái, và tường phải.Tường nước là thuộc loại tường nước kiểu màng
2 tường nước bên được phân thành 3 phần Nước lò hơi ở tường nước giữa
Trang 23được tập hợp tại đầu ra và đưa vào bao hơi nhờ qua các ống dẫn từ ống góp trên.Nước lò hơi ở các tường nước trước và sau được tập hợp ở tại đầu hình “” củavòm buồng đốt, hỗn hợp hơi và nước sẽ được đi qua các giàn ống sinh hơi rồi tớibao hơi qua các ống dẫn từ ống góp trên.
Tường nước sau của vòm buồng đốt, chạy qua đường khói đến đầu ra ở tườngnước sau, rồi chạy qua các ống dẫn từ ống góp trên vào bao hơi Các ống tườngnước phụ (từ 2 bên) tạo thành tường nước phụ tại phần dưới của đường khói nằmngang và 2 bên Các đầu ra của tường nước phụ ở 2 bên được nối với đầu ra củatường nước phụ của bên tương ứng rồi đi tới bao hơi qua các ống dẫn từ ống góptrên.` 1
Theo đó, vòng tuần hoàn nước của lò hơi là: bao hơi đường nước xuống
bơm tuần hoàn nước lò hơi ống góp ở phần dưới của tường nước tườngnước Ống góp tường nước ống dẫn hỗn hợp hơi nước bao hơi
2.2.6.2 Phân tách Hơi-Nước
Hỗn hợp hơi-nước do nhiệt hấp thụ từ tường nước được đưa vào đỉnh bao hơiqua ống dẫn hơi, rồi chạy dọc xuống khe hẹp (được khía ở thành trong tấm dẫnhơi trên toàn bộ chiều dài bao hơi) Tấm dẫn hướng đồng tâm với bao hơi giúpcho phân bố đều lưu lượng hơi và bề mặt gia nhiệt của bao hơi, nhờ đó làm giảm
độ chênh nhiệt độ giữa các tường bao hơi giúp cho nhiệt độ của các mặt trên vàmặt dưới của toàn bộ bao hơi có thể gần như đồng nhất Ở đầu dưới của tấm dẫnhướng, hỗn hợp hơi-nước được đẩy vào 2 hàng bộ phân ly hơi xoắn ống: sau khichạy qua các tầng phân ly 1, 2, 3, hơi bão hoà được đưa ra khỏi bao hơi tại phầntrên của bao hơi Nước tách ra được đưa trở lại phần nước của bao hơi để tiếp tụctuần hoàn trở lại
2.2.6.3 Hơi quá nhiệt
Hơi nước (được tách ở bao hơi) đi qua ống ra hơi bão hoà chạy vào ống gópđầu của quá nhiệt trần rồi chạy vào giàn quá nhiệt trần đến phần giữa và ống gópcó hình “” Đầu ra của ống góp hình “” được dẫn vào giàn quá nhiệt hộp lắpđặt trong 2 tường bên đưa tới ống góp chung phía dưới bộ hâm Trong ống gópnày có vách ngăn để cho dòng hơi đi về 2 phía mặt trước và mặt sau của quá
Trang 24nhiệt hộp theo chiều đi lên Giàn ống quá nhiệt hộp phần trước được đi lên và tiếptục ôm kín phần nóc của đường khói khu vực còn lại sau đó được đi về giàn ốngquá nhiệt phía sau và về ống góp đầu vào của bộ quá nhiệt cấp I (LTS) Giàn ốngquá nhiệt hộp phần sau phía dưới cũng được đi lên để che kín tạo thành quá nhiệthộp hoàn thiện và cùng được vào ống góp đầu vào của bộ quá nhiệt cấp I (LTS).
Bộ quá nhiệt cấp I được phân thành 2 tầng: tầng thứ nhất là tầng nằm ngang,dòng ngược được bố trí tại phía cuối đường khói đường khói trục cuối; còn tầngthứ hai là tầng dọc được bố trí trong đường khói Hơi của bộ quá nhiệt cấp I đivào bộ quá nhiệt cấp II (thuộc kiểu tấm được bố trí tại đầu ra của lò hơi) sau khiqua bộ giảm ôn cấp một giảm quá nhiệt ở tầng thứ nhất Hơi đi qua bộ giảm ôncấp hai và đi vào bộ quá nhiệt cấp III của bộ quá nhiệt độ trung bình sau khi giảmquá nhiệt ở tầng thứ hai đi vào bộ quá nhiệt cấp III Nước giảm ôn của các bộgiảm ôn thứ nhất và thứ hai được lấy từ quá nhiệt đối với các tầng thứ nhất, thứhai của bộ quá nhiệt đi từ phía mặt trước của van điều chỉnh nước cấp ở đầu racủa bộ gia nhiệt cao áp áp suất cao Bộ quá nhiệt cấp III được bố trí tại phần saucủa bộ quá nhiệt trung gian nhiệt độ cao trong đường khói ngang ở dòng ngượctheo sau dòng thuận (sau khi đi qua đầu ra của bộ quá nhiệt cấp III), đường ốngdẫn hơi chính được đưa đến xy-lanh áp suất cao của tuabin để làm việc
2.2.6.4 Hơi quá nhiệt trung gian
Hơi thoát ra sau khi được xylanh áp suất cao của tuabin sử dụng sẽ đi vào đầu
“” tại đầu vào bộ quá nhiệt trung gian nhiệt độ thấp từ các thành A, B Nướcgiảm ôn quá nhiệt của bộ quá nhiệt trung gian được lấp từ đầu trung gian củabơm nước cấp Bộ quá nhiệt trung gian nhiệt độ thấp là bề mặt gia nhiệt bức xạtường được bố trí ở tường nước mặt trong số 3 tường (trước, trái, phải) tại phầntrên của lò đốt Hơi gia nhiệt được tập hợp tại đầu hình “” ở đầu ra của bộ quánhiệt trung gian nhiệt độ thấp, rồi đi vào bộ quá nhiệt cấp III sau khi chạy ngang
từ trái sang phải Bộ quá nhiệt cấp III được bố trí tại phía sau bộ quá nhiệt nhiệt
độ trung bình ở luồng thuận Hơi gia nhiệt, gia nhiệt lại đi qua đầu ra của bộ quánhiệt cấp III vào đầu hơi quá nhiệt trung gian rồi chạy tới xylanh IP của tuabin đểlàm việc
Trang 252.3 TUABIN HƠI VÀ HỆ THỐNG TỰ DÙNG
2.3.1 Tuabin hơi
Thiết bị kéo máy phát điện chính là tuabin ngưng hơi , áp suất dưới tới hạn, quánhiệt trung gian một cấp, 2 xylanh 2 đường hơi thoát, đơn trục kiểu N300-16.67/538/538 do Shanghai Tuarbine Company sản xuất với công suất danh định là300MW Toàn bộ chiều dài của phần thân tuabin là 8,1m và khối lượng cỡ 760t
2.3.1.1 Vỏ tua bin cao áp/trung áp HP/IP
Vỏ HP/IP có kết cấu khung kép, vỏ ngoài kết hợp, phần luồng có bố trí ngược
Vỏ ngoài HP/IP có khuôn đúc thép hợp kim (được phân thành 2 nửa theo đườngchia ngang) Vỏ nửa trên được đặt chồng lên vỏ nửa dưới, còn vỏ nửa dưới được
đở bởi 4 vấu mèo hướng lên: về cơ bản, bề mặt đỡ của vấu phù hợp với đường chia
vỏ Đối với 2 vỏ trong chia HP và IP, vật liệu và kiểu chia vỏ trong giống như đốivới vỏ phía ngoài Vỏ phía trong được đỡ bằng đường chia ngang của vỏ ngoài,còn đỉnh và đáy của vỏ trong được định vị bằng các chốt thẳng để giữ đúng vị tríđối với trục tuabin và cho phép co giãn tự do theo nhiệt độ Bên trong các vỏ ngoàiHP/IP, có vỏ trong HP, vòng hãm HP, vòng hãm IP, bọc đệm pit-tông cân bằng ởphía ống xả HP, và bộ đệm đầu được lắp đặt tại 2 đầu
2.3.1.2 Vỏ tua bin hạ áp LP
Vỏ chịu áp suất thấp có kết cấu 3 lớp: một lớp vỏ ngoài, 2 lớp vỏ trong vàmàng chịu nhiệt (thermal shroud), vỏ trong LP và vỏ ngoài LP (được ghép hàn từcác thép tấm) Có vỏ trong, vòng hãm, màng chịu nhiệt bên trong, vòng định vịđầu vào, vòng định vị ống xả trong vỏ ngoài LP, các bọc đệm đầu được lắp đạttại 2 đầu
2.3.1.3 Rôto
Các rôto HP và LP được chế tạo từ thép hợp kim ép nguyên khối Các rôto
HP và LP đều có thiết kế luồng kép, bố trí ngược dòng Một mấu riêng được kếtnối bằng bulông với đầu ổ đỡ trước của các rôto HP và LP nhằm tạo thành vòngchặn (thrust collar) của ổ đỡ chặn (thrust bearing) và để lai bánh xe công tác củabơm dầu chính và bộ điều tốc quá tốc
Rôto LP cũng được chế tạo từ thép hợp kim ép nguyên khối Sau khi hoàn
Trang 26thành việc chế tạo và lắp ráp các cánh, các thử nghiệm buồng nóng chamber) và thử nghiệm cân bằng động chính xác được thực hiện đối với cácrôto LP Rôto LP thuộc kiểu thiết kế luồng kép đối xứng, có cơ cấu bull (bullgear) của cơ cấu quay trục giữa rôto và hợp bộ rôto máy phát (generator rotorcoupling).
(hot-Có 1 + 11 tầng đối với rôto HP, 9 tầng đối với rôto IP, 2x7 tầng đối với rôto
LP Rôto HP kết hợp cả kiểu xung lực với kiểu phản lực, tầng thứ nhất (tầng điềuchỉnh) là kiểu xung lực kích Đấu nối giữa các rôto HP-IP với rôto LP và đấu nốigiữa rôto LP và rôto máy phát được thực hiện bằng kết nối cứng
Các rôto HP và LP được kết nối với rôto LP bằng kết nối cứng kiểu mặt bích.Theo cách này, bộ phận quay được bố trí hướng trục nhờ ổ đỡ của rôto HP, rôto
LP được nối cứng với máy phát điện Nhờ vậy, bộ phận quay chính (gồm cácrôto HP & LP, rôto LP, máy phát điện và thiết bị kích từ…) được đỡ bằng 7 ổ đỡ
2.3.1.4 Hướng quay của tuabin: thuận chiều kim đồng hồ.
2) Khi hâm nóng, việc xả kịp thời hơi đọng và hơi lạnh trong đường ốnggiúp nâng cao nhiệt độ hơi và tăng tốc Van xả bằng khí nén được mở ra trongquá trình khởi động tổ máy để xả hơi hâm sơ bộ đọng lại Nếu phụ tải của tổ máyđược nâng lên 15% phụ tải danh định thì van xả bằng khí nén sẽ tự động đónglại; còn khi phụ tải giảm xuống dưới 15% phụ tải danh định hoặc khi cắt tổ máy(dừng tổ máy) thì van xả bằng khí nén sẽ tự động mở ra Ngoài ra, van xả bằngkhí nén còn có thể đóng/mở bằng tay tại phòng điều khiển Van xả bằng khí nénđược thiết kế để đóng/mở cưỡng bức khi không khí của khí cụ (thiết bị đo lường)
bị mất Mỗi đường ống xả nước được nối với bình xả nhanh (proper drain flashtank: được kết nối với bình ngưng) Trước khi vào bồn xả, tất cảì các ống xả
Trang 27được gài chéo vào đầu xả với góc nghiêng 450 so với chiều dòng hơi Đầu xảđược kết nối với bồn xả.
2.3.2 Hệ thống nước cấp
Chức năng của hệ thống nước cấp là đưa nước cấp từ bể chứa nước đã đượckhử khí tới đầu vào của bộ hâm nước của lò hơi Trước khi đi vào bộ hâm nước,nước cấp được gia nhiệt bằng hơi trích từ tuabin để nâng cao hiệu suất tuần hoànnhiệt Hệ thống nước cấp còn cung cấp cả nước để giảm quá nhiệt cho bộ quánhiệt trung gian của lò hơi nhằm kiểm soát nhiệt độ của hơi quá nhiệt Ngoài ra,nước cấp được lấy từ đầu trung gian của bơm nước cấp được cấp cho bộ điềuchỉnh nhiệt độ ở phía trước bộ quá nhiệt trung gian để kiểm soát nhiệt độ cũngnhư tránh bị quá nhiệt cho bộ quá nhiệt trung gian Nước cấp còn được dùng làmnước giảm quá nhiệt cho nối tắt HP để kiểm soát nhiệt độ hơi chính chạy qua bộphận nối tắt HP
Mỗi tổ máy được trang bị 3 bơm nước cấp chạy bằng động cơ với 50% côngsuất Bơm nước cấp là loại bơm ly tâm kiểu thùng vỏ kép, đa cực, bố trí dọc Mỗibơm nước cấp được nối bộ với bơm đẩy (có chung động cơ và trục ) Mỗi bơmnước cấp được trang bị một thiết bị điều chỉnh liên tục và tự động lưu lượng cựctiểu của Mỹ Nếu lưu lượng của bơm nước cấp nhỏ hơn lưu lượng cực tiểu đểlàm mát thân bơm thì nhiệt độ nước ở thân bơm sẽ tăng nhanh làm cho mộtphần nước bị bay hơi cũng như gây ra hiện tượng xâm thực ở cánh hướng vàbánh công tác của bơm làm cho thân máy bơm bị rung, thậm chí có thể làmhỏng thân máy bơm Do đó, một đường ống tuần hoàn lại có van điều khiểnđược lắp đặt ở giữa đầu ra của bơm nước cấp và đầu vào của bộ khử khí Vankiểm soát lưu lượng cực tiểu là van khởi động có khả năng điều chỉnh liên tục.Nếu lưu lượng tại đầu ra của bơm nước cấp nhỏ hơn lưu lượng nhỏ nhất chophép thì van kiểm soát lưu lượng cực tiểu được mở ra, nước cấp được đưa trởlại bình chứa nước khử khí để đảm bảo lưu lượng nước cấp lớn hơn lưu lượngcực tiểu cho phép nhằm phòng chống hiện tượng bay hơi bên trong bơm nướccấp do lưu lượng thấp
Trang 282.3.3 Hệ thống nước ngưng
Chức năng của hệ thống nước ngưng là bơm nước ngưng từ buồng nóng củabình ngưng và cấp tới bộ khử khí để điểu khiển, gia nhiệt cho nước ngưng đếnnhiệt độ khử khí cũng như thực hiện các chức năng khác nhằm đảm bảo vận hành
an toàn, nâng cao hiệu suất nhiệt của hệ thống
Hệ thống là loại hệ thống gia nhiệt hồi nhiệt được trang bị 2 bơm nước ngưng100% công suất, 4 bộ gia nhiệt LP, một bộ gia nhiệt hơi chèn Các nước phun của
bộ điều chỉnh nhiệt độ và nước dùng cho mục đích khác được đưa vào phần trêncủa bộ gia nhiệt hơi chèn Van điều khiển được thiết kế để kiểm soát mức nướctrong bộ khử khí, còn đường ống tái sinh lưu lượng cực tiểu, và thiết bị phungiảm quá nhiệt cho vỏ LP được lắp ở phần dưới cảu bộ gia nhiệt hơi đệm
2.3.4 Hệ thống điều chỉnh và điều khiển tuabin - Hệ thống điều khiển DEH
2.3.4.1 Tổng quan
Hệ thống điều chỉnh và an toàn cho tuabin K156 sử dụng hệ thống điềukhiển điện-thuỷ lực kỹ thuật số (DE), còn phần thuỷ lực sử dụng hệ thốngchống dầu áp suất cao (EH) Để tích hợp với phần cứng DCS, phần cứng DEH
sử dụng hệ thống I/A’S của công ty FOXBORO, hệ thống OVATION của tậpđoàn Siemens Westinghouse Power … tạo ra các hiệu quả rất lớn về chia sẻ tàinguyên, truyền thông …
Cấu trúc DEH: hệ thống được phân thành phần điện tử của hệ thống DEH, hệthống cung cấp dầu EH, servomotor thuỷ lực EH, bộ thừa hành bảo vệ khẩn cấp,
hệ thống TSI và ETS
Dầu chịu lửa HP được dùng làm phương tiện của hệ thống nhằm cung cấp dầunăng lượng cho các servomotor thuỷ lực và các bộ phận an toàn cũng như đảm bảochất lượng dầu Servomotor thuỷ lực HE có thể điều khiển đóng-mở trực tiếp vanhơi Có 2 servomotor thuỷ lực cho van Stop, 4 servomotor thủy lực cho van điềutốc áp suất cao, 2 servomotor thuỷ lực cho van Stop quá nhiệt trung gian, 2servomotor thuỷ lực cho van điều chỉnh hơi quá nhiệt trung gian Việc đóng-mởservomotor thuỷ lực và quá trình mở của nó đều được điều khiển bằng tín hiệuđiện DEH và có sẵn cả chức năng đóng nhanh khi nhận được tín hiệu cắt ETS
Trang 29Bộ thừa hành bảo vệ khẩn cấp (có các chức năng bảo vệ chống quá tốc độ vàchức năng dừng khẩn cấp cho hệ thống) bao gồm:
- Khối điều khiển cắt khẩn cấp;
- Van dạng màng chắn;
- Cơ cấu cắt quá tốc (lồng tốc);
- Thiết bị bảo vệ an toàn…
Hệ thống TSI và ETS là thiết bị được thiết kế để phát hiện trạng thái củatuabin, tích hợp với các tín hiệu dừng (shutdown), và gửi tín hiệu dừng sau khicó tác động logic của PLC: các kênh độc lập được cấu thành cùng với chức năngkiểm tra trực tuyến (online test function) nhằm mục đích an toàn
2.3.4.2 Môđun điều khiển cắt khẩn cấp
- Độ rung chấn ổ đỡ cao …
Ngoài ra, giao diện điều khiển từ xa được trang bị để nhận tất cả các tín hiệucắt bên ngoài
2.3.5 Hệ thống nước tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn hở được sử dụng (nước tuần hoàn, hệ thống nước làmmát hở), điểm nước vào là tại cửa sông được dùng để làm mát Có 3 bộ bơm
Trang 30nước tuần hoàn 100% công suất được dùng ở Tầng 1 (Stage 1), trong đó 2 bộ làmviệc và 1 bộ dự phòng; và hệ thống thanh rằng đường đi và các sàng quay cũngđược trang bị.
Hệ thống nước tuần hoàn chủ yếu được dùng để ngưng tụ hơi thoát củatuabin, tạo nước ngưng ở bình ngưng Hệ thống nước tuần hoàn cung cấp chobình ngưng nước làm mát đạt yêu cầu về chất lượng trong mọi chế độ vận hànhcủa tổ máy
Bình ngưng có khung đơn thuộc loại trao đổi nhiệt bề mặt, kiểu chia, luồngkép và nằm liền với khung của tuabin Phần cổ của nó được nối mềm với xylanh
áp lực thấp còn phần đáy được đỡ bằng kết cấu cứng
Kết cấu phòng nước bình ngưng phải đáp ứng các nhu cầu về bóng cao sulàm sạch đồng thời không có góc chảy chết và xoáy nước nhằm loại bỏ hiệntượng kẹt bóng cao su trong phòng nước và tránh sự sụt tốc độ nhận bóng
Hệ thống bóng cao su bình ngưng được dùng để làm sạch các cáu trong ống
để đảm bảo hệ số trao đổi nhiệt và độ chân không của tuabin Cả 2 thành củabình ngưng được trang bị thiết bị làm sạch bằng bóng cao su riêng biệt Hệ thốngnày độc lập và bao gồm một bơm bóng cao su, một lưới nhận bóng, một phòngtrữ bóng và đường ống
2.3.6 Hệ thống nước hở (Sau khi làm mát xong sẽ thải bỏ)
Hệ thống nước hở gồm có hai bơm hở 100% công suất với các thông số chính
là : Q = 2230t/h và H = 15m, một bộ lọc 100% công suất và bộ làm mát trao đổinhiệt nói trên, đường ống, các van và thiết bị liên quan
Hệ thống nước hở được dùng để cấp nước làm mát liên tục cho bộ trao đổinhiệt của hệ thống nước làm mát chu trình kín nhằm đảm bảo vận hành hiệu quả
hệ thống nước kín với nước đọng (backwater) của hệ thống nước làm mát kín.Đồng thời, hệ thống nước hở còn cung cấp nước cho các thiết bị và các bộ làmmát với khối lượng lớn và yêu cầu thấp về chất lượng
Đường nước hở bắt đầu từ đầu vào hệ thống nước tuần hoàn và trở lại hệthống nước tuần hoàn ở đầu ra ở nhà tua bin thông qua các thiết bị sau:
- Bộ trao đổi nhiệt làm mát bằng nước của chu trình kín;
Trang 31- Bộ làm mát bằng bơm chân không.
Nước đọng của chu trình kín và nước hở trong bộ trao đổi nhiệt làm mát bằngnước hở được lấy từ nước tuần hoàn chạy qua các bộ lọc, các bơm hở và bộ traođổi nhiệt làm mát bằng nước kín và xả ra khúc dưới của van cánh bớm nướcđọng tuần hoàn ở đầu ra bình ngưng Một nhánh được cung cấp ở khúc dưới bơm
hở và qua bộ làm mát bằng bơm chân không, và nước đọng nhanh xả ra khúcdưới của van cánh bớm nước đọng tuần hoàn ở đầu ra bình ngưng
Trước khi nước hở vào bơm nước hở thì nước hở được cho chạy qua một bộlọc tự động (để có thể loại bỏ các mảnh vụn trên các sàng và xả các mảnh vụn đó
ra khúc dưới của van cánh bớm nước đọng tuần hoàn ở đầu ra bình ngưng) Bộlọc có thể làm sạch tự động trong quá trình làm việc
Trước khi nước hở bắt đầu, cần mở các van vào và ra của các thiết bị liênquan rồi thiết bị sẽ được cấp nước để bơm không khí qua áp lực của nước tuầnhoàn, và tất cả các cửa khí được đóng lại sau khi hết không khí, khi bơm hở khởiđộng Trong chế độ vận hành bình thường, 2 bộ thiết bị song song làm việc theonguyên tắc: một bộ làm việc còn bộ kia làm dự phòng Nếu bơm làm việc sự cốthì bơm dự phòng sẽ tự động khởi động Tuỳ theo tình huống vận hành cụ thể màngười vận hành có thể đóng bằng tay các bộ trao đổi nhiệt
Trong chế độ vận hành bình thường, trên khung nhiệt độ của tất cả cácphương tiện làm mát, các phát thoát nước hở của các bộ làm mát tương ứng sẽđược điều chỉnh phù hợp bằng tay hoặc chuyển sang trạng thái tự động
Sau khi vận hành một thời gian, các sàng (lưới) của bộ lọc có thể được lầnlượt được làm sạch Khi độ chênh áp suất tại giữa các đầu vào, đàu ra của sàngđạt trị số xác định thì phòng điều khiển sẽ gửi tín hiệu cảnh báo, đồng thời vanlàm sạch bằng điện sẽ được tự động khởi động và rửa sạch tất cả các sàng theochiều ngược
2.3.7 Hệ thống nước kín (Nước làm mát có chất lượng cao)
Một lượng nhiệt đáng kể trong nhà máy là do ma sát tại các ổ trục đỡ thiết bịtrong vận hành hoặc do nhiệt trueyèn từ lưu chất có nhiệt độ cao sang các ổ trục.Đồng thời, một vài thiết bị trong quá trình làm việc cũng phát sinh nhiệt Để đảm
Trang 32bảo tính an toàn cho thiết bị và tránh cho các ổ trục bị cháy vì quá nhiệt thì cácthiết bị phải được làm mát và nhiệt của chúng phải được chuyển đi Hệ thốngnước kín được dùng để cung cấp đủ nước làm mát ở nhiệt độ yêu cầu cho cácthiết bị để đảm bảo an toàn cho các thiết bị.
Các ổ đỡ thiết bị cần được làm mát bằng nước làm mát khá sạch và có lưulượng thấp nên phương thức tuần hoàn kín được sử dụng cho nước làm mát
Hệ thống nước làm mát kín cung cấp nước làm mát cho các thiết bị sau:
- Các bộ làm mát kín cơ khí và các bộ làm mát bôi trơn cho động cơ bơmcấp nước;
- Các bộ làm mát bằng dầu của bơm điện;
- Các bộ làm mát của động cơ bơm điện;
- Các bộ làm mát bằng khí hydro của máy phát điện;
- Các bộ làm mát bằng dầu kín ở phía hydro của các máy phát điện;
- Các bộ làm mát bằng nước lạnh trong các máy phát điện;
- Các bộ làm mát cho thiết bị lấy mẫu hơi;
- Các thiết bị và bộ nén khí phục vụ bảo dưỡng;
- Máy nghiền than;
- Các bộ làm mát ổ trục trên của bộ sấy không khí sơ bộ;
- Các trạm bôi trơn của bộ phận thổi khí;
- Các trạm bôi trơn của các quạt cũ (one-time fan)
2.3.8 Hệ thống cứu hoả
Tuỳ theo các thiết bị khác nhau, các vòi nước dập lửa, thiết bị dập lửa xáchtay, các vòi phun bọt đập lửa và các biện pháp dập lửa, phun nước được sử dụng.Các đường không khí vào, ra và khói của bộ sấy không khí sơ bộ được trang
bị các bộ phát hiện nhiệt độ và khi nhiệt độ không khí, khói lớn hơn 280C so vơinhiệt độ bình thường thì hệ thống phòng cháy sẽ tự động cảnh báo tới phòng điềukhiển chính
2.3.9 Phương thức vận hành tổ máy
Các tổ máy chạy tải nền và có thể đáp ứng nhu cầu gần đỉnh và làm việc ở ápsuất không đổi hoặc áp suất trượt
Trang 332.4 HỆ THỐNG XỬ LÝ HOÁ (TONING SYSTEM)
2.4.1 Tổng quan
Hệ thống này bao gồm hệ thống xử lý nước ban đầu, hệ thống xử lý nướcuống, hệ thống xử lý nước khử khoáng và nước thải … Nước hoá học từ hồ nhântạo Ao Van ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) cách nhà máy 17km có dung tích 14,6triệu m3, đồng thời hồ này còn được sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt cho dự ánhiện tại
2.4.2 Hệ thống làm tinh khiết nước
Hệ thống trạm làm sạch được thiết kế theo công suất 4x300MW của các tổmáy, thiết bị sẽ được lắp đặt theo các giai đoạn khác nhau, dung tích nước xử lýcủa 4 tổ máy khoảng 350 m3/h (khối lượng nước xử lý cho dự án hiện tại2x300MW là 200m3/h) Các thùng gạn gia tốc cơ của trạm làm tinh khiến chocông suất 4x300MW của các tổ máy được lên kế hoạch và triển khai: dự án hiệntại2x300MW được trang bị 2 thùng gạn gia tốc cơ và các thùng lọc với công suất
xử lý 200% và hệ thống làm đông hỗ trợ, hệ thống trợ giúp làm đông và hệ thốnglàm natri hypoclorit
2.4.3 Hệ thống nước thải của toàn nhà máy
Nước thải sản xuất và nước thải công nghiệp trong nhà máy sẽ được đưa tới
hệ thống xử lý nước thải tổng thể để xử lý rồi đưa tới bộ lọc sử dụng than hoạttính hoặc hệ thống thải tro và bãi than Nước thải từ bãi than được thu thập về aonước thải trong khu tải than để lắng xuống, và nước sạch (sau khi qua làm sạch )được đưa tới thùng cấp nước của hệ hống thải tro Các cặn than lắng xuống đượcthu thập để tái sử dụng Chất thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp với dầu vàthan được chia riêng rẽ và đưa tới trạm xử lý chất thải để xử lý, rồi được đưa tới
ao chắn trong hệ thống xử lý nước thải tổng thể Nước mưa tại nhà máy được đưatới máng nước và chạy vào thùng phân tách dầu-nước rồi chảy ra sông hoặc xảnước tuần hoàn Nước mưa với xỉ than được xả vào thùng lắng ở bãi than
Các xử lý của hệ thống như sau:
Nước thải không thường xuyên Ao nước thải không thường xuyên Bơm nâng nước thải không thường xuyên Thùng chứa nước thải Bơm nâng
Trang 34nước thải thường xuyên Ao điều chỉnh pH Ao hỗn hợp và làm đông Aogạn Ao gạn Bơm chuyển nước gạn Bộ lọc sử dụng than hoạt tính Aotrung hoà Ao nước thải Bơm nước thải Ao xỉ
Vật liệu của đường ống kết nối chính trong hệ thống là UPVC
2.4.4 Hệ thống xử lý nước bổ sung cho lò hơi
Công suất bình thường của thiết bị trong hệ thống xử lý nước bổ sung cho lòhơi là 240t/h, công suất cực đại là 290t/h Hệ thống được trang bị 2 cột thiết bị khửmuối cấp 1 cho tổ máy (2 bộ lọc sử dụng than hoạt tính 60t/h 1 bộ trao đổication dòng ngược 120t/h 1 bộ khử khí cacbonic 120t/h thùng nước trunggian 10 m3 bộ trao đổi ion dòng ngược) 2 bộ trao đổi ion hỗn hợp 120 t/h Dây chuyền xử lý nước bổ sung cho: nước chưa xử lý tiếp điểm, lênbông, thùng lắng cặn bơm cấp nước siêu lọc khử trùng bằng clo tấm lọc
thiết bị siêu lọc thùng chứa nước siêu lọc bơm siêu lọc bộ lọc sửdụng than hoạt tính trao đổi cation bộ phận loại bỏ CO2 thùng nướctrung gian bơm trung gian trao đổi anion trao đổi ion hỗn hợp thùngnước khử muối bơm khử muối thiết bị chính
Các chức năng của hệ thống:
1) Cấp nước đã khử muối cho lò hơi;
2) Cấp nước đã khử muối cho phòng thí nghiệm, hệ thống lấy mẫu và phântích, hệ thống làm mát và tuần hoàn kín và các hệ thống khác;
3) Cấp nước đã khử muối khi làm sạch và thau rửa lò hơi, tuabin và khởiđộng các tổ máy
2.4.5 Hệ thống xử lý khử trùng nước tuần hoàn bằng clo
Hệ thống khử trùng bằng clo được lắp đặt ở phòng bơm tuần hoàn Việc khửtrùng bằng clo được sử dụng ở mặt trước lối vào nước làm mát để ngăn chặn vikhuẩn phát triển Phươgn pháp tích trữ clo bằng xe chở clo được sử dụng trong
dự án hiện hành mà không cần hệ thống phát clo riêng biệt
2.4.6 Hệ thống xử lý hoá
Các chất sử dụng gồm:
1) HCl: 31%
Trang 35Axít được đưa vào thùng chứa axít nhờ bơm hút axít rồi đưa tới các điểm xử
lý qua bơm đo lường
b) Hệ thống xử lý bằng kiềm
Kiềm được đưa vào thùng chứa kiềm nhờ bơm hút kiềm rồi đưa tới các điểm
xử lý qua bơm đo lường
c) Hệ thống xử lý bằng FeCl3
Trước tiên, 30% FeCl3 được đưa vào thùng phân huỷ bằng bộ trộn rồi đưa tớihộp đo lường bằng bộ trộn và cuối cùng đưa tới các điểm xử lý qua bơm đo lường.d) Hệ thống xử lý bằng NaOH
NaOH được đưa trực tiếp vào thùng phân huỷ rồi đưa tới các điểm xử lý quabơm đo lường
2.4.7 Hệ thống chuẩn bị khí hydro
Hệ thống được thiết lập độc lấp 3 bộ thiết bị sản xuất hydro điện phân nước
HM, các hệ thống nén trung áp và cao áp, một bộ thiết bị nước làm mát kín, thiết
bị tích trữ trung áp, thiết bị tích trữ cao áp, các thiết bị phân phối khí hydro vàcác thùng nước tự dùng, các thiết bị bơm chân không, hệ thống khí nitơ phục vụlàm sạch, và hệ thống điều khiển
2.4.7.1 Ba bộ thiết bị sản xuất hydro bằng cách điện phân nước HM
Cầu hình thiết bị cơ bản của hệ thống HM gồm của 2 phần: thiết bị sản xuấthydro và bộ cấp nguồn
Thiết bị sản xuất hydro gồm tất cả các bộ phận cơ khí và hệ thống đường ống
và van để đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật điện phân Thiết bị này có sử dụng hệthống điều khiển và các thiết bị đo lường Các bề mặt panel của thiết bị đo lườngcho biết chế độ xử lý và các dữ liệu cần thiết để vận hành hệ thống một cách hiệuquả Sau khi đáp ứng được các điều kiện cần (để thực hiện điện phân) cho máy
Trang 36phát thì các sản phẩm tương ứng sẽ hình thành Máy phát HM~CID2 được thiết
kế để vận hành ở cấp 1 vị trí District 2 theo NEC (mã điện quốc gia)
Bộ cấp nguồn gồm các thiết bị chuyển đổi nguồn AC đầu vào thành nguồn
DC để điện phân Bộ cấp nguồn cần được lắp đặt tại nơi riêng biệt không phânloại (tức lại không cần phòng nổ) Các đầu vào để vận hành hệ thống gồm nướccó độ tinh khiết cao, điện phục vụ điện phân, nitơ để dẫn động và nước làm mát
để loại bỏ nhiệt thải Sau khi có các đầu vào này, hệ thống sẽ sản sinh ra H2
100Psig (Tk9/cm2), còn O2 sẽ được bơm ra môi trường Toàn bộ thiết bị phát phảibao gồm thiết bị cấp nước, N2, nước làm mát và các đầu vào điện phân, cũng nhưcó hệ thống ống và van để vận chuyển H2 cũng như phát thải O2
Hệ thống được thiết kế làm việc tự động Khi hệ thống xử lý trước được dùng
để khởi động thì chương trình khởi động tự động sẽ kích hoạt hệ thống cho đếnkhi đủ áp suất để vận chuyển khí Sản phẩm khí của hệ thống đáp ứng hoàn toànnhu cầu của người sử dụng (tới mức công suất cực đại của máy phát) Khi khôngcó khí vận chuyển thì hệ thống có thể được duy trì áp suất ở chế độ dự phòng(sẵn sàng vận chuyển bất cứ lúc nào) Tất cả các thông số làm việc quan trọngđều được giám sát liên tục: nếu các điều kiện hệ thống lệch khỏi phạm vi chophép thì hệ thống sẽ được dừng tự động Sau khi hệ thống dừng, hệ thống sẽđược duy trì áp suất để có thể sản xuất ngay khi khôi phục
Thiết kế của hệ thống căn cứ trên việc vận hành an toàn và tin cậy nhưngcũng cần thực hiện thường xuyên các biện pháp bảo trì phòng ngừa để duy trì độtin cậy của hệ thống Đây là một điểm rất quan trọng và việc bảo trì hàng ngàybao gồm cả việc kiểm tra và chuẩn định các bộ phận, kiểm chứng và thay thếchất điện phân và chuẩn định các bộ điều khiển và thiết bị đo lường Trường hợpcó sự cố tại các bộ phận, thiết bị đo và hiển thị hệ thống sẽ cung cấp những thôngtin hữu ích giúp xác định nguyên nhân và vị trí sự cố để dừng hệ thống
Hệ thống phải được cung cấp nước tinh khiết, N2, nước làm mát và cấp điện;trang bị các thiết bị khử oxyt và sấy để đạt độ tinh khiết của sản phẩm khí đầu ra
≥ 99,95%, điểm sương đạt > 500C (hiệu quả sẽ cao hơn nếu sử dụng nước làmlạnh), và dung tích sản phẩm khí lớn nhất thu được là 8,4 m3/h và dung tích sản
Trang 37phẩm khí có thể được điều chỉnh tự động theo áp suất Dự án trang bị 3 bộ thiết
bị HM để đáp ứng nhu cầu sử dụng
2.4.7.2 Hệ thống làm tinh khiết và nén trung áp
Khí hyđrô từ thiết bị HM đi qua bộ nén khí cấp 1 (được nén từ 0,7MPa lên3,2MPa) Dự án trang bị 3 bộ nén khí: mỗi bộ nén khí có thể làm việc độc lậphoặc song song Thiết bị bảo vệ được lắp đặt riêng ở áp suất cực cao tại đầu ra và
áp suất thấp ở đầu vào để phòng ngừa nguy hiểm
Công suất của 3 bộ làm tinh khiết trung áp phù hợp với công suất của bộ nénkhí trung áp: đáp ứng được tống công suất của 3 bộ thiết bị chuẩn bị khí hydro
HM Thiết bị làm tinh khiết gồm 2 bộ phận quan trọng (khử oxyt và sấy khô) đểđảm bảo tính liên tục của việc sử dụng hyđrô: chất xúc tác mạnh Pd được dùng
để khử oxyt, và 2 tháp đấu song song và làm việc luân phiên được dùng để sấykhô Độ tinh khiết của sản phẩm khí ra ≥ 99,99% và điểm sương đạt trên 700C
2.4.7.4 Hệ thống phân phối giảm áp bằng hydro và thiết bị chân không
Thiết bị tích trữ áp lực cao cung cấp không khí cho các tổ máy nhờ giảm áp
và áp suất sau khi giảm áp là 0,6MPa Tuỳ theo áp suất không khí mà khí hydrođược tự động bổ sung Giao diện bắt vết (trailer interface) dự phòng và thiết bịchân không được trang bị cho vận hành và đảm bảo an toàn
2.4.7.5 Hệ thống bổ sung nước tinh khiết
Hệ thống trang bị các khối nguyên liệu, thùng nước để cấp cho 3 hệ thống điệnphân nước HM: nước sạch đáp ứng được các yêu cầu dùng cho điện phân sẽ được
tự động bổ sung theo mức nước trong thùng (thông qua tín hiệu lấy từ thùng nước)nhằm đảm bảo mức nước trong thùng vẫn ở mức gần như không đổi (thiết bị kiểmtra chất lượng nước tinh khiên được trang bị cho từng bộ thiét bị HM)
Trang 38- Các bộ làm mát, các bơm (được đặt song song);
- Thiết bị cảnh báo áp lực và nhiệt độ nước làm mát;
- Thiết bị bổ sung tự động nước cho thùng nước
Hệ thống này cung cấp nước làm mát 10t/h
2.4.7.8 Hệ thống khí nitơ
Hệ thống khí nitơ (gồm có 8 xylanh khí nitơ và các thiết bị hội tụ) cấp khínitơ cho hệ thống để thực hiện thử áp lực, làm tinh khiết và tiền xử lý
2.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN NHIỆT
Phương thức điều kiển tập trung (dựa trên lò, máy, điện và lưới) được sửdụng để giám sát và điều khiển tổ máy khi vận hành tại phòng điều khiển: 2 tổmáy có chung phòng điều khiển tổ máy DCS được sử dụng để điều khiển nhiệt
và hệ thống DCS truy cập I/O (vào/ra) từ xa được dùng để giám sát các điểm đonhiệt độ Trạm điều khiển I/O từ xa hay trạm điều khiển từ xa kiểm soát trạmbơm tuần hoàn, trạm bơm nhiên liệu và phòng máy nén khi Mỗi tổ máy được bốtrí 2 màn hình lớn
2.6 KHỞI ĐỘNG LÒ HƠI
Lò hơi kiểu SZS hoàn toàn tự động là loại lò hơi ống nước chiều dọc 2 baohơi Lò hơi ống nước được phân thành 2 phần (thân lò hơi và bộ hâm nước) vớitoàn bộ kết cấu tường làm mát bằng nước kiểu màng, độ kín khí cao và chống vađập tốt, khung chính nhẹ, hình dạng kích thước nhỏ gọn, thời gian khởi động vàdừng ngắn…
Lò hơi có kết cấu bó ống đối lưu 1 đường về và có hệ thống xử lý khói phùhợp, và đuôi của nó dược trang bị bộ hâm nước riêng biệt giúp giảm nhiệt độkhói (khí thải) tránh bị ăn mòn hoá học ở nhiệt độ thấp tại bề mặt gia nhiệt cũng
Trang 39như làm tăng hiệu suất của lò hơi Lò hơi cũng có hệ thống phòng nổ kiểu lò xocó thể nhanh chóng xả áp lực khói khi lòng lò đột nhiên phát nổ.
Bộ quá nhiệt của lò hơi có kết cấu hợp lý và có độ thích ứng nhiên liệu cao,làm việc rất an toàn và tin cậy, còn nhiệt độ thành ống của bộ quá nhiệt rất dễkiểm soát Khi trở lực của bộ quá nhiệt không lớn thì vận tốc cao của chất làmviệc có thể đủ làm mát đường ống bộ quá nhiệt Lưu lượng khói phù hợp giúptránh phải kiểm soát tắc nghẽn trong đường ống, nhiệt độ thành ống, cũng như có
độ chênh nhiệt bé và nhiệt độ hơi ổn định
Lò hơi kiểu SZS được điều khiển bằng PLC Hệ thống PLC gồm có PLC,màn hình cảm ứng, bộ điều khiển chương trình, bộ kiểm soát mức nước, bộ kiểmsoát phụ tải và các thiết bị điều khiển, giám sát và hiển thị khác:
- Bộ kiểm soát mức nước được dùng để kiểm soát tỷ lệ hoặc mức nước vàocủa lò hơi nhằm đảm bảo mức nước của lò hơi nằm trong phạm vi cho phép(bình thường);
- Bộ điều khiển chương trình được dùng để điều khiển và giám sát bộ phậnđốt để đạt được chế độ làm việc tự động trong toàn bộ dây chuyền xử lý;
- Bộ kiểm soát phụ tải liên tục kiểm soát áp suất lò hơi và truyền tín hiệu ápsuất tới bộ điều khiển chương trình để cho bộ điểu khiển chương chình thực hiệnnhững điều chỉnh quá trình đốt kịp với những biến động về phụ tải
- PLC phân tích và xác định các tín hiệu truyền về từ tất cả các phần tử điềukhiển, giám sát tất cả các phần tử điều khiển; đồng thời nhận các tín hiệu xử lý từmàn hình cảm ứng (hiển thị trạng thái và điều khiển sự làm việc của lò hơi).Khi dầu nặng được thử trong lò hơi thì dầu nặng cần được gia nhiệt và chế độmồi lửa 2 cấp được dùng: trước tiên, dầu diesel nhẹ được mồi lửa rồi dầu nặng đãgia nhiệt được đưa vào Nhiệt toả ra từ quá trình đốt nhiên liệu: một phần đượcchuyển vào nước của tường làm mát bằng nước dạng màng ở dạng bức xạ, mộtphần được chuyển vào nước trong ở bó ống đối lưu và hơi trong bó ống hơi quánhiệt ở dạng đối lưu nhờ khói lò có nhiệt độ cao, và khói lò tiếp tục chạy vào bộhâm nước và truyền nhiệt vào nước trong bộ hâm nước ở dạng đối lưu, và cuốicùng xả ra ống khói
Trang 40Chu trình sản sinh hơi của lò SZS: nước đã xử lý được bơm cấp đẩy vào baohơi lò hơi sau khi đi qua bộ hâm nước Một phần nhỏ nước này được sử dụng đểgiảm ôn cho bộ quá nhiệt
Chu trình xử lý hơi của lò hơi kiểu SZS: nước mềm đã xử lý được đưa vào bộhâm kiểu gia nhiệt bề mặt và bộ điều chỉnh nhiệt độ nước lò hơi bằng bơm nướccấp Nhờ van điều khiển bằng điện, một lượng nhỏ nước được cấp từ bơm nướccấp đi vào bộ điều chỉnh nhiệt độ nước lò , rồi chay vào bộ hâm nước Sau khiđược gia nhiệt tại bộ hâm nước, nhiệt độ nước tăng lên, và nước từ đường ốngcấp nước của thân bao hơi trên chảy vào đường ống phân phối của bao hơi trên
Lò hơi không được trang bị đường ống đường thoát tập trung Nước lạnh từ phầndưới của bó ống đối lưu tại đoạn nhiệt độ thấp của phần đuôi chảy vào bao hơidưới, lòng lò (được phủ bằng tường làm mát bằng nước) và bó ống đối lưu tạiđoạn nhiệt độ cao (là các đường ống lên), và hỗn hợp hơi - nước lên đến bao hơitạo nên chu trình nước tự nhiên nhờ độ chênh cột nước Hỗn hợp hơi-nước chạylên đến bao hơi trên rồi chạy qua bộ phận phân ly bên trong bao hơi để tách hơi
và nước: hơi tách ra chạy qua đường ống dẫn về thùng chứa và hơi bão hoà đượcgia nhiệt tại bộ quá nhiệt thành hơi quá nhiệt
2.7 THÔNG SỐ CỦA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÀ CÁC MÁY TỰ DÙNG CHÍNH
2.7.1 Lò hơi
Nhà cung cấp: Shanghai Electric Group Co., Ltd
Mẫu (model): SG-995/17.3-MXX
Kiểu: lò hơi bao hơi tuần hoàn cưỡng bức chưa tới hạn, lòng lò đơn lửa hình
W vòm kép, cháy quanh trục, bộ quá nhiệt trung gian 1 lần, điều chỉnh nhiệt độ 2tầng, thông gió đối xứng, cấu hình mở, thải xỉ rắn, lò hơi kết cấu khung sắt vàtreo toàn bộ hình “”