Chính vì những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội HABECO” làm đề tài luận án tiến sĩ.. 3.2 Ph
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Hoàng Văn Hải
2 PGS TS Trần Thị Lan Hương
Phản biện 1: PGS.TS Bùi Hữu Đức
Phản biện 2: PGS.TS Bùi Văn Huyền
Phản biện 3: PGS.TS Trần Minh Tuấn
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi: ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện khoa học xã hội
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) hiện nay được rất nhiều quốc gia và doanh nghiệp (DN) trên thế giới quan tâm Tại Việt Nam vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế chủ động, tích cực, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào sân chơi chung của thế giới Vì vậy,
để có thể cạnh tranh và giành thắng lợi đối với các DN nước ngoài, các DN của Việt Nam cần không ngừng nâng cao NLCT
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát (BRNGK) là một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm (SP) đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới Tại Việt Nam, bia là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nhu cầu tiêu dùng của KH, bia chiếm tới 94% tổng tiêu thụ đồ uống có cồn và 31% trong tổng thị trường đồ uống Năm 2018, tốc độ tăng trưởng ngành này đạt 5,7% - cao nhất trong nhóm 10 quốc gia có quy mô thị trường lớn nhất [24] Theo Tổng cục Thống kê, ngành BRNGK hàng năm đóng góp cho ngân sách với những con số ấn tượng, năm 2018, toàn ngành nộp ngân sách hơn 50.000
tỷ đồng Ngoài ra, ngành tạo việc làm cho rất nhiều lao động với mức thu nhập khá cao và ổn định
Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam, tính đến năm
2018, cả nước có 110 cơ sở sản xuất bia nằm trên 43 tỉnh, thành phố Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam của Bộ Công Thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2020 cả nước sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia; đến năm 2025, quy mô sản xuất bia sẽ tăng lên 4,6 tỷ lít; năm 2035, sản lượng bia sản xuất trong nước sẽ tăng lên 5,5 tỷ lít Để có thể phát triển được ngành bia, rượu, nước giải khát, các doanh nghiệp trong ngành cần nghiên cứu đầy đủ cơ hội để nắm bắt và phát triển, bên cạnh đó không thể không chuẩn bị đối phó với các thách thức trên thị trường ngày càng khốc liệt này [89]
Một trong những DN có vị trí trong ngành là Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) với hơn 60 năm hình thành và phát triển Tổng công ty trải qua nhiều thăng trầm với nhiều giai đoạn lịch sử và dần dần
Trang 42
ghi được dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng (KH) không chỉ ở thị trường
Hà Nội mà HABECO có mặt trên toàn quốc và có những SP tiếp cận với thị trường trong khu vực và thị trường quốc tế SP chủ đạo của Tổng công ty là SP bia, với bí quyết đặc biệt đi cùng sự phát triển của Tổng công ty, SP bia sau bao nhiêu năm vẫn giữ được hương vị và hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng Với vị trí thứ 3 trong thị phần ngành bia, doanh thu tiêu thụ tăng đều qua các năm từ 6.710 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 7.867 vào năm 2017 với sản lượng tiêu thụ 766 triệu lít Tuy nhiên, vào năm 2017, sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Tổng công ty đang có dấu hiệu suy giảm do cạnh tranh gay gắt của các DN trong ngành Do vậy, lí do lựa chọn đề tài của tác giả xuất phát từ những căn cứ nhất định:
Thứ nhất, Việt Nam tham gia kí kết và là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới Với tình hình cạnh tranh gay gắt trong ngành, nhất là khi Việt Nam gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như ASEAN, APEC, WTO và mới đây nhất là hiệp định CPTPP Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và HABECO nói riêng có thể mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và đưa thương hiệu DN Việt Nam ra thế giới Tuy nhiên, Tổng công ty phải đối mặt với những thách thức rất lớn của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài để giữ được thị phần và uy tín Vì vậy, nâng cao NLCT của HABECO là việc làm cần thiết để Tổng công ty cạnh tranh hiệu quả và cải thiện vị thế trên thị trường nội địa và thế giới
Thứ hai, Tổng công ty đưa ra thị trường một số loại bia khác nhau đáp ứng những phân khúc thị trường phù hợp Tuy nhiên, với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các DN đối thủ thường có những SP mới đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi và phát triển của người tiêu dùng Sabeco vẫn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường bia, tuy nhiên doanh thu lại thấp hơn Heineken và HABECO đang có sự giảm sút mạnh mẽ cả về doanh thu và thị phần Năm
2018, doanh thu đã sụt giảm 5%, lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với năm
2017, đây là một vấn đề rất đáng lo ngại với HABECO Xu hướng tiêu dùng của KH biến chuyển mạnh mẽ từ thị trường trung cấp sang cao cấp Điều này làm thay đổi rất lớn đến tư duy sản xuất của DN Nếu Tổng công ty không
Trang 5Chính vì những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO)” làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HABECO đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về cạnh tranh và NLCT, làm rõ ý nghĩa
về nâng cao NLCT của các DN Xây dựng khung tiêu chí đánh giá các yếu tố cấu thành NLCT
- Phân tích thực trạng và các yếu tố cấu thành NLCT của HABECO
- Xây dựng quy trình nghiên cứu, thực hiện khảo sát, lấy ý kiến của nhân viên và khách hàng, tính toán kết quả để phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của HABECO
- Từ điểm mạnh, điểm yếu của HABECO tác giả đề xuất giải pháp nhằm nâng cao NLCT của HABECO tầm nhìn đến năm 2035, khuyến nghị với các
Trang 64
cơ quan quản lý vĩ mô về vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát nói riêng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh và NLCT của HABECO bao gồm các yếu tố: Năng lực quản trị, năng lực nhân sự, năng lực tài chính, năng lực Marketing, năng lực công nghệ sản xuất và văn hóa doanh nghiệp
* Về không gian: Phân tích, đánh giá NLCT của HABECO qua các nhân viên của Tổng công ty cụ thể: Tổng công ty mẹ; Nhà máy Bia Hà Nội – Mê Linh; Công ty cổ phần thương mại Bia Hà Nội (HABECO Tradeding) chuyên kinh doanh bia hơi; Công ty TNHH thương mại Bia Hà Nội (MTV) tiêu thụ bia chai, bia lon Nghiên cứu tập trung tại địa bàn miền Bắc, là thị trường chủ đạo của HABECO
* Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của HABECO giai đoạn 2013-2018, đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của Tổng công ty đến
2025, tầm nhìn đến 2035
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau
- Phương pháp thống kê, mô tả
Luận án sử dụng nhiều nguồn tài liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội, các tài liệu, báo cáo nghiên cứu thời gian trước Các tài liệu này được NCS tập hợp để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của HABECO
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Ngoài những tài liệu thu thập được từ Tổng công ty và các các công ty con của HABECO, NCS còn thu thập những tài liệu thứ cấp từ các báo, tạp chí chuyên
Trang 75
ngành, tài liệu từ các hội thảo cũng như các trang web có nội dung liên quan đến đề tài
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả xin ý kiến của các chuyên
gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh thông qua các cuộc tọa đàm, trao đổi Tập trung gặp gỡ, lấy ý kiến của cán bộ lãnh đạo trong công ty; từ đó, xây dựng được bảng hỏi phù hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát
+ Tác giả tiến hành điều tra khảo sát 400 nhân viên của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu Nước giải khát Hà Nội (HABECO) và 300 KH là đối tượng thị trường mục tiêu của HABECO
+ Dữ liệu khảo sát KH thông qua điều tra, phỏng vấn tiến hành trong giai đoạn từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, NCS đưa ra 6 yếu tố cấu thành đến NLCT của HABECO là: (1)
Năng lực quản trị; (2) Năng lực tài chính; (3) Năng lực nhân sự; (4) Năng lực Marketing; (5) Năng lực công nghệ và sản xuất; (6) Văn hóa doanh nghiệp Các yếu tố tác động là : (1) Chính sách, pháp luật; (2) Dân số; (3) Kinh tế; (4)
Tự nhiên; (5) ĐTCT; (6) Sự cảm nhận của KH
Thứ hai, từ kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, luận án xác định được
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến NLCT của HABECO Luận án thực hiện kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đều đạt yêu cầu
và đảm bảo độ tin cậy Từ các kết quả đó, luận án đưa ra các đề xuất để nâng cao NLCT của HABECO trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Có nhiều nghiên cứu về NLCT ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng những nghiên cứu về NLCT của các doanh nghiệp BRNGK là chưa có nhiều, cũng như các công trình nghiên cứu về HABECO là hầu như không có Luận án đã đưa ra được khái niệm về NLCT của các DN kinh doanh BRNGK Xây dựng các yếu tố cấu thành NLCT và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành BRNGK
Trang 86
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, HABECO là một DN có hơn 60 năm hình thành và phát triển,
tuy nhiên những năm gần đây DN đang có sự giảm sút về sản lượng cũng như mất dần vị thế trên thị trường Luận án đưa ra cái nhìn toàn cảnh về NLCT của Tổng công ty trong thời gian qua, nhấn mạnh những thành công đạt được và những hạn chế từ đó đề xuất giải pháp nâng cao trong thời gian tới
Thứ hai thực hiện khảo sát và kiểm định mô hình liên quan đến NLCT của
HABECO Từ đó đưa ra những phát hiện có ý nghĩa thực tiễn về NLCT của HABECO, làm cơ sở cho các giải pháp và kiến nghị
Thứ ba luận án là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, sinh viên,
những người quan tâm về vấn đề NLCT của HABECO Các nhà quản trị doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước rút ra kinh nghiệm trong hoạch định chiến lược và nâng cao năng lực cạnh tranh
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
Chương 4: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
1.1.1.1 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Các khái niệm về cạnh tranh và NLCT xuất hiện từ rất lâu Có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra các khái niệm khác nhau nhưng vẫn chưa đưa ra được một khái niệm thống nhất về NLCT NCLT có thể được xem xét và nghiên
Trang 97
cứu dưới 4 cấp độ: NLCT quốc gia, NLCT ngành, NLCT DN và NLCT SP Cả 4 cấp độ này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng luận án chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh NLCT của DN
1.1.1.2 Các mô hình năng lực cạnh tranh
a Mô hình ma trận SWOT
b Mô hình kim cương
c Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
1.1.1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Đã có rất nhiều công trình, các nhà kinh tế nghiên cứu về các tiêu chí và các yếu tố tác động đến NLCT của DN Mỗi nghiên cứu là phân tích các yếu tố
đó dưới các góc độ khác nhau
Sankrusme, Sinee (2011) trong nghiên cứu "Marketing Strategy
Competition among Beer Companies before Liquor Liberalization" [109], phân
tích chiến lược Marketing của một số công ty bia trong nước và bia nhập khẩu tại Thái Lan Các chiến lược tiếp thị của các loại bia trong nước là các chiến lược liên quan đến SP như đa dạng hóa SP, bán kèm rượu địa phương với bia, chiến lược giá, chiến lược truyền thông, chiến lược phân phối, chiến lược thương hiệu và các chiến lược tập trung vào việc làm hài lòng KH, DV sau bán hàng Một số công ty sử dụng ma trận SWOT để đưa ra chiến lược nhằm để cạnh tranh trên thị trường bia ngày càng khốc liệt
Một nghiên cứu về một hãng bia khá nổi tiếng của Nhật là Sapporo
“Holdings Limited 2006 company profile edition 1: SWOT Analysis” [117],
nhấn mạnh yếu tố quyết định đến duy trì và nâng cao chất lượng SP bia là nguyên vật liệu đầu vào vì vậy công ty Sapporo kiểm soát chặt chẽ các nhà cung ứng Nghiên cứu sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty để đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt của các công ty sản xuất bia trong và ngoài nước trên thị trường bia Nhật Bản
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước về năng lực cạnh tranh
Nguyễn Viết Lâm (2014), "Bàn về phương pháp xác định NLCT của các
DN Việt Nam" [39] đề xuất danh mục các chỉ tiêu, yếu tố bộ phận điển hình
Trang 108
cấu thành NLCT của DN gồm 2 nhóm, 10 chỉ tiêu, và trên 20 yếu tố khác nhau Nhóm 1, các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: Gồm doanh thu và thị phần; Kết quả SXKD gồm 5 yếu tố: Chi phí trên 1000 đồng doanh thu thuần, lợi nhuận trên 1000 đồng doanh thu thuần, hệ số doanh lợi vốn kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời của tài sản; khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Nhóm 2 các chỉ tiêu liên quan đến năng lực kinh doanh trong chuỗi giá trị của DN và tạo giá trị cho KH gồm 8 chỉ tiêu: Khả năng nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, khả năng quản lý và đổi mới, khả năng hoạch định chiến lược marketing năng lực marketing mix, khả năng cung cấp các
DV, sức mạnh thương hiệu của DN Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra phương pháp đánh giá, đo lường giá trị của các chỉ tiêu, các yếu tố bằng định tính và định lượng như phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn đối tượng phù hợp Bài viết cũng đề cập đến cách xác định trọng số của các chỉ tiêu bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp hồi quy đa biến, phương pháp tổng hợp Đây là một trong những bài viết đưa ra một cách đầy đủ các chỉ tiêu cũng như phương pháp đánh giá NLCT của DN và là một cơ sở rất tốt để sử dụng trong luận án này
1.2 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu thị trường Bia rượu nước giải khát
và Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (HABECO)
Tính đến thời điểm nghiên cứu, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ
về ngành BRNGK và về NLCT của HABECO Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về NLCT của Tổng công ty
1.3 Khoảng trống của các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước về NLCT, tác giả kế thừa và tìm ra khoảng trống của các nghiên cứu có trước Thứ nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về NLCT được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu nhìn dưới 3 góc độ: NLCT quốc gia, NLCT ngành, NLCT DN Các khái niệm này khá đầy đủ, nhưng dưới góc độ nghiên cứu NLCT của DN kinh doanh nước giải khát lại đòi hỏi phải có một khái niệm phù hợp với đề tài nghiên cứu
Trang 119
Thứ hai, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến NLCT của các công trình đưa ra rất đa dạng nhưng dưới những cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên ngành BRNGK có các đặc thù riêng và chưa có công trình nào đưa ra các yếu
tố cấu thành NLCT của các DN kinh doanh BRNGK Vì vậy, NCS cần đưa ra các yếu tố cấu thành NLCT của DN
Thứ ba, các công trình nghiên cứu về NLCT của các DN kinh doanh bia, rượu, nước giải khát còn ít, chưa đầy đủ, phần lớn chỉ là các báo cáo trong ngành Tình hình thực trạng và số liệu thống kê của ngành chưa được tổng hợp
và phân tích một cách chi tiết trong một công trình khoa học Một số công trình
có liên quan lại không được nghiên cứu dưới góc độ QTDN, vì vậy đây là khoảng trống để NCS tiếp tục làm rõ trong luận án
Thứ tư, còn thiếu các công trình nghiên cứu về công ty HABECO và NLCT của HABECO Những nghiên cứu định lượng về NLCT của HABECO không có nhiều, vì vậy nhiệm vụ của NCS là dựa vào khung phân tích và nghiên cứu định lượng để đưa ra các kiến nghị, giải pháp
Các kiến nghị, giải pháp cho ngành phần lớn qua các báo cáo , chưa dựa trên nền tảng QTDN về NLCT
Từ đó, tác giả đưa ra các định hướng nghiên cứu cho luận án dựa trên những khoảng trống đã tìm được đó là:
- Đề xuất mô hình các yếu tố cấu thành NLCT của HABECO
- Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng cũng như kiến thức chuyên ngành và tình hình thực tế của HABECO qua điều tra khảo sát và tổng kết để phân tích các yếu tố cấu thành NLCT của HABECO
- Đề xuất giải pháp để nâng cao NLCT của HABECO tập trung vào SP bia
Chương 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DOANH NGHIỆP 2.1 Khái luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
2.1.1 Cạnh tranh
Trang 1210
Theo Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh – Việt (2002), “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều KH, do đó thu được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân,…” [22]
Theo Michael Porter, mục đích của cạnh tranh là giành thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận mà DN đang có Trong cuốn “Chiến lược cạnh tranh” (1996), ông cho rằng “Yếu tố giá cả là hình thức cạnh tranh thường được các bên tham gia áp dụng, khi một DN hạ giá, các đối thủ sẽ bắt chước, tính dị biệt của SP là yếu tố tạo NLCT cho DN, DN tạo ra được sự độc đáo bằng khác biệt hóa SP, DV làm tăng giá trị, nên KH chấp nhận một mức giá cao hơn và vượt trội so với CP tăng thêm” [55,tr 34-35]
Tóm lại, cạnh tranh trong thời đại mới này, các DN nên bỏ qua quan điểm phải đối đầu, phải chiến đấu với nhau để giành giật thị phần và lợi ích mà các
DN nên tìm một hướng đi riêng, một SP thật sự khác biệt với các SP khác, để tạo cho mình một khoảng thị trường riêng, không cần đối đầu, cạnh tranh mà
DN vẫn có lợi nhuận và tăng trưởng cao
2.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những đặc điểm nổi trội mà DN có được hoặc tạo ra để có thể sản xuất ra những SP hay những đặc điểm có tính vượt trội hơn so với ĐTCT và mang lại lợi nhuận cao hơn cho DN trên thị trường
2.1.3 Năng lực cạnh tranh
Tác giả đưa ra khái niệm NLCT của các DN kinh doanh Bia – Rượu –
Nước giải khát là: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bia, rượu, nước
giải khát được thể hiện ở sự phát huy tổng hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, hương vị, màu sắc nổi bật và gây ấn tượng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vượt trội hơn so đối thủ cạnh tranh”
2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh bia
2.2.1 Năng lực quản trị
Trang 132.2.6 Văn hóa doanh nghiệp
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NLCT DN nhưng luận án tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến các DN trong ngành BRNGK đó là yếu tố: Chính sách, pháp luật; Dân số và thị hiếu người tiêu dùng; Kinh tế; Tự
nhiên; Văn hóa vùng miền; Đối thủ cạnh tranh; Sự hài lòng của khách hàng
2.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh bia, rượu, nước giải khát và bài học rút ra cho HABECO
2.4.1 Công ty Heineken International
2.4.2 Công ty China Resource Breweries Ltd
2.4.3 Kinh nghiệm của tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
2.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (HABECO)
Thứ nhất, năng lực quản trị, nếu công ty không thiết lập được một bộ máy quản
trị phù hợp, thích nghi với sự biến đổi của nền kinh tế, yêu cầu của thị trường cũng như không hội tụ được những lãnh đạo cấp cao có năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất rất khó có thể đưa ra các chủ trương, đường lối, đúng đắn cho sự phát triển của công ty
Thứ hai, về nguồn nhân lực, các công ty cần quan tâm đến quá trình bồi dưỡng,
đào tạo, khuyến khích, thúc đẩy, động viên các thành viên trong công ty để tự nguyện tham gia vào các chương trình huấn luyện, tự nâng cao trình độ và đóng góp năng lực vào sự phát triển của công ty
Thứ ba, về năng lực tài chính Các DN cần có những biện pháp hữu hiệu để
xây dựng nguồn tài chính mạnh và ổn định để không chỉ đảm bảo cho hoạt động SXKD của công ty được diễn ra một cách thuận lợi mà còn tăng sự tin