1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG đất NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIỀN hải, TỈNH THÁI BÌNH

103 277 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 7,71 MB

Nội dung

Trong điều kiện các nguồn tài nguyên đểsản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quátrình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục ti

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc./

Tác giả luận văn

Phạm Văn Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS TS

Vũ Thị Bình đã định hướng và chỉ dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận vănnày

Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo khoa Tài nguyên và Môitrường; Viện đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Xin trân trọng cám ơn Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng Nông nghiệp,Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Thống kê, cán bộ và nhân dân các xãcủa huyện Tiền Hải, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thái Bình đã tạo điềukiện để tôi nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài./

Tác giả luận văn

Phạm Văn Hải

Trang 5

2.1 Một số lý luận về đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp 5

2.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 14

2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất và phát triển

2.3 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát

2.3.1 Khái quát tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

và phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới 23

Trang 6

2.3.2 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải có liên

quan đến sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp 273.2.2 Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 27

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu phân tích và tổng hợp 29

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu 31

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

424.2 Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện

Trang 7

4.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 51

4.3.3 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện định hướng 73

Trang 8

GTNC : Giá trị ngày công

CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

4.2 Tổng hợp tình hình giá trị sản xuất theo khối ngành huyện Tiền

4.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 huyện Tiền Hải 444.5 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2012

4.6 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2012 huyện Tiền Hải 47

4.9a Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 534.9b Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 554.10 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT trên 2 tiểu vùng 584.11 Tổng hợp mức đầu tư lao động và thu nhâp bình quân trên ngày

công lao động của các LUT trên các tiểu vùng 624.12 So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu

4.13 Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện

Trang 11

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên nhiêncho không con người” (Các Mác) mà cũng là thành quả lao động của nhiềuthế hệ trước ta để lại “Cố công sống lấy nghìn năm để xem thửa ruộng mấytrăm người cày” (ca dao Việt Nam); và đến lượt mình, thế hệ chúng ta phải đểlại nguồn sống này cho con cháu với mong muốn chúng phì nhiêu hơn, trùphú hơn Điều này không có trong bất kỳ một di sản nào khác vì nó khôngphải là cổ vật và cũng không phải là tài sản của bất kỳ cá nhân nào Một sốdân tộc khác trên thế giới cũng cho rằng “Đất đai là tài sản vay mượn của concháu” Chính vì vậy mà Mác đã viết rằng: “ Toàn thể một xã hội, một nước

và thậm chí tất thảy các xã hội cùng sống trong một thời đại hợp lại, cũng đềukhông phải là kẻ sở hữu đất đai Họ chỉ là người có đất đai ấy, họ chỉ đượcphép sử dụng đất đai ấy và phải truyền lại cho các thế hệ tương lai sau khi đólàm cho đất đai ấy tốt hơn lên như những người cha hiền vậy ” Mác dự báorằng “ Vận động xã hội sẽ quyết định là ruộng đất chỉ có thể là sở hữu củaNhà nước Sự tập trung toàn quốc những tư liệu sản xuất sẽ trở thành cơ sởtoàn quốc của một xã hội gồm những tổ chức liên hợp của những nguồn sảnxuất bình đẳng và tự do, tiến hành lao động xã hội theo một kế hoạch chung

và hợp lý Đó là các mục tiêu nhân đạo của sự vận động kinh tế vĩ đại của thế

kỷ XIX đang dẫn đến”

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nông nghiệpnước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, góp phần đáng kểvào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nông nghiệp nước ta cơ bản

đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởngkhá (bình quân năm 4,2%/năm), sản lượng lương thực tăng 2,4%/năm, gấp

Trang 12

hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số (1,08%) Nông nghiệp đóng góp 20,50% tổng GDPtính theo giá trị hiện hành và đóng góp tới 70% GDP ở khu vực nông thôn Sảnxuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà cònmang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu.Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,1 tỷ USD chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu cả nước.Cùng với tăng trưởng sản lượng và sản lượng hàng hoá là quá trình đa dạnghoá các mặt hàng nông sản trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh từng vùng.

Bên cạnh những thành tựu đó, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải đang đốimặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu,năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnhtranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm Trong điều kiện các nguồn tài nguyên đểsản xuất có hạn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quátrình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, tạo ra giá trị lớn về kinh tếđồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững là hết sức cần thiết

Do phải chịu về sức ép dân số gia tăng nên nhiều năm trước đây vấn

đề sản xuất nông nghiệp ở nước ta có phần không chú trọng đến việc bồi bổđất đai mà chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng Chính vì vậy, hệ sinh tháinông nghiệp đã bị thay đổi đáng kể và tính bền vững trong hệ thống nôngnghiệp không còn được duy trì Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơlàm thoái hoá đất ở các tỉnh đồng bằng nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung dumiền núi

Từ những vấn đề còn tồn tại của việc sử dụng đất trong sản xuất nôngnghiệp dẫn đến nguy cơ đất đai bị thoái hoá thì việc xây dựng một nền sảnxuất nông nghiệp bền vững cần phải dựa trên quan điểm sinh thái Khi nghiêncứu sản suất nông nghiệp cần phải dựa vào các yếu tố tự nhiên như khí hậu,

Trang 13

địa hình, đất đai để xem xét kỹ sự tác động của chúng đối với điều kiện kinh

tế, xã hội trong vùng miền

Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Tiền Hải có vị trí địa lý ởphía Đông Nam của tỉnh Thái Bình: Phía Bắc Giáp huyện Thái Thụy, PhíaNam giáp tỉnh Nam Định, Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp huyệnKiến Xương Ngoài ra, Tiền Hải là huyện giáp biển, có địa hình tương đốibằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, cùng với nguồn nước và laođộng dồi dào Đó là điều kiện thuận lợi để Tiền Hải phát triển kinh tế xã hội

Huyện Tiền Hải có tổng diện tích tự nhiên là 22.604,47 ha; trong đó đấtnông nghiệp toàn huyện có 14.899,03 ha, chiếm 65,91% tổng diện tích tựnhiên

Giá trị sản xuất toàn huyện năm 2012 đạt 2.838 tỷ đồng (giá cố định1994) Giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2005 – 2012 đạt11,35%, trong đó: năm 2012 đạt 15,40% theo giá cố định năm 1994 (toàn tỉnhđạt 14,05%) Cơ cấu kinh tế năm 2012: ngành nông – lâm – thủy sản đạt34,30%; ngành công nghiệp – xây dựng đạt 48,50%; ngành dịch vụ đạt17,20% Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 16,50 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành)

Đề tài luận văn: “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình" được thực hiện với mục đích

áp dụng những kiến thức được đào tạo Cao học ngành Quản lý đất đai trườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội, nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng và đềxuất một số giải pháp, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác, bảo vệ môi trường đất để sửdụng lâu dài

Trang 14

1.2 Mục đích nghiên cứu

(1) Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiền Hảitỉnh Thái Bình, thông qua đó xác định được hiệu quả kinh tế xã hội và môitrường của các loại hình sử dụng đất

(2) Định hướng và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

1.3 Ý nghĩa của đề tài

(1) Góp phần nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện lý luận về phát triển sảnxuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn cấp huyện

(2) Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của huyệnTiền Hải tỉnh Thái Bình

Trang 15

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Một số lý luận về đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp

2.1.1 Đất nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuấtnông nghiệp như: Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùngvào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác); đất trồng cây lâu năm; đất rừngsản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đấtlàm muối; đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ (Luật đất đainăm 2003)

2.1.1.2 Quỹ đất nông nghiệp

Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,2 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đãkhai thác được 1,6 tỷ ha; còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặpnhiều khó khăn Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹchiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%,châu Đại Dương chiếm 6% Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trêntoàn thế giới là 0,41 ha Trong đó ở Mỹ 0,2 ha, ở Bungari 0,7 ha, ở Nhật Bản0,0650 ha Theo báocáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bìnhquân đất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12 ha;Malaysia 0,27 ha; Philipin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha (NgôThế Dân, 2001)

Theo Tổng cục Thống kê đất đai (01/01/2011): Việt Nam có tổng diệntích tự nhiên là 33.095,7 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp có 26.226,4nghìn ha, diện tích đất canh tác là 10.126,1 nghìn ha Bình quân diện tích đấtcanh tác đạt 1.086,5 m2/người (Niên giám thống kê cả nước năm 2011)

Trang 16

2.1.1.3 Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực

Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt ở các nước đangphát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thựcphẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia.Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thaythế được nếu biết sử dụng thậm trí, nếu được bố trí sử dụng hợp lý thìsức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), tổng sản lượng lương thựcsản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới, tuy nhiên

có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng Nông nghiệp sẽ phải gánh chịusức ép từ nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người Vấn đềtrên được đặt ra một cách nóng hổi tại Đại hội đồng lần thứ 9 Diễn đàn các nghị

sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) với sự tham gia của gần 100 nghị sỹđến từ 25 nước, vừa diễn ra tại Hà Nội Hiện nay, trên toàn cầu vẫn còn 850 triệungười thường xuyên thiếu lương thực Sự gia tăng dân số cùng với quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra áp lực lớn với việc đảm bảo an ninh lươngthực (ANLT) bởi tăng số người tiêu dùng và giảm diện tích trồng cây lươngthực Khủng hoảng lương thực vừa qua đã tác động đến tất cả các nước dù làgiàu hay nghèo, tuy nhiên tác động nặng nề nhất vẫn là những người nghèo, bởi

vì chi phí cho lương thực chiếm một phần lớn trong chi tiêu hàng ngày của họ.Thực tế sự biến động về thời tiết (mưa, lụt, bão ) trong thời gian gần đây ở châu

Á, đặc biệt ngập lụt ở Hà Nội trong tháng 11/2008; tình trạng tăng giá lươngthực một cách đột biến trong nửa đầu năm 2008 đã đưa đến sự lo ngại về vấn

đề đảm bảo lương thực (Nguyễn Văn Ứng)

Trước áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội làmcho nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng làm giảm diệntích và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp Vì vậy, định hướng sử dụng

Trang 17

đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong nhữngđiều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia.

2.1.2 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp

2.1.2.1 Diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái

Lịch sử đã chứng kiến sự thoái hóa đất trên quy mô lớn toàn cầu từ hơn

5000 năm qua (Hillel, 1991; Hyams, 1952) Tuy nhiên việc đánh giá suy thoáiđất toàn cầu (GLASOD) dựa vào kết quả nghiên cứu chính thức của cácchuyên gia khu vực Chương trình đánh giá suy thoái đất toàn cầu đưa ranhững dẫn liệu về quy mô thoái hóa đất từ sau đại chiến thế giới thứ 2 đến

1990 Theo kết quả nghiên cứu của chương trình môi trường Liên hiệp quốc

và Trung tâm Thông tin Đất quốc tế, trong 13.340 triệu ha đất của lục địa đã

có 2.000 triệu ha bị thoái hóa Trong đó Châu Á và Châu Phi có 1.240 triệu hađất bị thoái hóa Đất bị thoái hóa trung bình là 900 triệu ha Dự báo trongvòng 20 năm nữa diện tích đất bị thoái hóa mạnh sẽ tăng thêm 140 triệu ha.Diện tích đất nông nghiệp của thế giới bị thoái hóa 562 triệu ha, đất đồng cỏthoái hóa 685 triệu ha, đất rừng thoái hóa 719 triệu ha

Phân hóa đất nông nghiệp bị thoái hóa theo các khu vực như sau: ChâuPhi 121 triệu ha, Châu Á Thái Bình Dương 214 triệu ha, Nam Phi 64 triệu ha,Trung Mỹ 28 triệu ha, Bắc Mỹ 63 triệu ha, Châu Âu 72 triệu ha

Đất đồng cỏ bị thoái hóa ở các khu vực: Nam Phi 243 triệu ha, Châu ÁThái Bình Dương 28 triệu ha, Nam Mỹ 68 triệu ha, Trung Mỹ 10 triệu ha,Bắc Mỹ 29 triệu ha, Châu Âu 54 triệu ha

Đất rừng bị thoái hóa phân bố như sau: Châu Mỹ 130 triệu ha, Châu ÁThái Bình Dương 356 triệu ha, Nam Mỹ 112 triệu ha, Trung Mỹ 25 triệu ha,Bắc Mỹ 4 triệu ha, Châu Âu 92 triệu ha

Phân hóa diện tích đất bị sa mạc hóa ở Châu Á Thái Bình Dương:Trung Quốc 932 triệu ha (27%), Mông Cổ 156 triệu ha (41%), Azecbaizan

Trang 18

8,6 triệu ha, Kazakhstan 271,7 triệu ha (60%), Kyrgystan 19,8 triệu ha (60%),Tajikistan 14,3 triệu ha, Turkmenistan 48,8 triệu ha (66,5%), Uzbekistan 44,7triệu ha (59,7%) Ấn Độ 328 triệu ha (53%), Pakistan 79,6 triệu ha (52%),Afganistan 65,2 triệu ha (85%), Iran 163,6 triệu ha (43%) (FAO,1990).

Hiện có khoảng 800 triệu dân thiếu đói Trong đó khoảng 100 triệu dânđang sống trên đất gần như mất khả năng sản xuất (Lê Thái Bạt, 2008)

2.1.2.2 Nguyên nhân gây suy thoái đất nông nghiệp

Theo tài liệu của FAO/UNESCO (1993) (FAO,1993): trên thế giớihàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do nhân tạo, trong

đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28%diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích Ở Trung Quốc,diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu

ha đất bị úng, lầy Ở Ấn Độ, hàng năm mất khoảng 3,7 triệu ha đất trồngtrọt Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bịhoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người Theokết quả điều tra của FAO (1993) (FAO,1993), do chế độ canh tác khôngtốt đã gây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ởvùng nhiệt đới và vùng đất dốc Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại cácchâu lục là: Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi: 5 -10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 -

20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha

Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới (dẫn theo ESCAP/FAO/UNIDO)(ESCAP/FAO/UNIDO,1993), cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á

bị suy thoái do những hoạt động của con người Trong đó hoạt động sảnxuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất Quátrình thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp đã làm phá huỷ cấu trúc đất,xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng

Trang 19

Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệtđới châu Á cho phát triển nông nghiệp bền vững trong chương trình môitrường của Trung tâm Đông Tây và khối các trường đại học Đông Nam Châu

Á (ESCAP/FAO/UNIDO,1993) đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinhdưỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cácyếu tố dinh dưỡng N, P, K của hầu hết các hệ sinh thái đều bị suy giảm.Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất

do thâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi rakhỏi hệ thống

Hiện tượng suy thoái đất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất vàmôi trường Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người tronghiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất câytrồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độphì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua conđường sử dụng phân bón

2.1.2.3 Suy thoái đất Việt Nam

Những thay đổi về chất lượng đất ở Việt Nam, cụ thể là những thay đổiliên quan đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động tiêu cực của con người đềugây thoái hóa mạnh đến môi trường đất Đất bị thoái hóa là đất có độ phì nhiêukém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị rửa trôi, xói mòn, hoang hóa, úngngập, thoái hóa hữu cơ, đất bị trượt lở Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng rửatrôi, xói mòn, thoái hóa hóa học và vật lý đất, khô hạn và sa mạc hóa, phèn hóa,mặn hóa, ngập úng, ô nhiễm đất do phát triển đô thị và công nghiệp

Diện tích đất nước ta có có khoảng 33,1 triệu ha, trong đó 3/4 là đấtdốc, trong điều kiện nhiệt đới ẩm, lượng mưa lớn nên dễ bị rửa trôi xói mònkhá mạnh Điều kiện đất do rửa trôi bốc hơi, tích luỹ sắt nhôm dễ biến thành

Trang 20

đá ong, quá trình này xảy ra nhiều lúc rất mãnh liệt ở vùng trung du, vùng caoven đồng bằng (Tôn Thất Chiểu, 2008).

Qua quan trắc nhiều năm cho thấy: trên 50% diện tích đất tự nhiên của

cả nước (3,2 triệu ha đất đồng bằng, 13 triệu ha đất đồi núi) bị thoái hóa Đặcbiệt cần quan tâm cải tạo đối với 0,82 triệu ha đất phèn nông, 0,54 triệu ha đấtcát, 2,06 triệu ha đất xám bạc màu thoái hóa, 0,5 triệu ha đất xói mòn mạnhtrơ sỏi đá, 0,24 triệu ha đất mặn sú vẹt đước và mặn nhiều, 0,47 triệu ha đấtlầy úng, 8 triệu ha đất tầng mỏng vùng đồi núi Diện tích đất bị thoái hóanghiêm trọng: đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều chiếm 16,7 triệu ha;đất có độ phì nhiêu rất thấp và tầng đất rất mỏng chiếm 9 triệu ha; đất khô hạnchiếm 3 triệu ha; Đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh chiếm 1,9 triệu ha (Lê TháiBạt, 2008)

Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đềunghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đấtkhông bị thoái hoá thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên(ESCAP/FAO/UNIDO) (ESCAP/FAO/UNIDO, 1993) Tadon H.L.S(Tadon H.L.S, 1993), chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đấtcũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất làđóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chínhmôi trường”

Hiện nay những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu vàđược phân thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹthuật hiện đại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên Hệ sinh thái nhiệtđới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thứccanh tác phản tự nhiên, buộc con người phải chuyển hướng sản xuất nôngnghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêucầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ

Trang 21

tương lai Đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững

và đó cũng là lối đi trong tương lai (Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, 1998)

Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm cho các thiên tai như: bão, lũ lụt, hạnhán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc, trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảmhọa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế - xã hội hoặc xoá đi những thành quảnhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mụctiêu thiên niên kỷ Những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhấtcủa các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùngnúi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sôngCửu Long (Nguyễn Văn Thắng và công sự, 2008)

Đất các vùng ven biển, thềm lục địa với các lưu vực sông, cần đặc biệt

quan tâm theo dõi sát với sự biến động của nước dâng toàn cầu Ở các lưu vựcsông và vùng ven biển của ta phải gắn để giải quyết vấn đề toàn cầu này Hiệntại chưa có những dự báo chính xác được Trong những thập kỷ tới và thế kỷnày, đây là mối quan tâm lớn để nhìn toàn cuộc chiến lược phát triển đất nước Ở

ta lưu vực sông Mê Kông phải gắn với Campuchia, Lào, Thái Lan, Miama,Trung Quốc Lưu vực sông Hồng gắn với Trung Quốc (Vân Nam) Lưu vựcsông Mã gắn với Lào Các sông khác chủ yếu là trong nội bộ các tỉnh của đấtnước (Ngô Thế Dân, 2001)

2.1.3 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

2.1.3.1 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất,nước không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mấtmát của các loài động thực vật, suy giảm giảm các tài nguyên thiên nhiênkhông tái sinh Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâudài Một trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết

Trang 22

lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý Thuật ngữ sử dụng đất bền vữngđược đựa trên quan điểm sau:

- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất;

- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước;

- Có hiệu quả lâu bền;

- Được xã hội chấp nhận

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại,vừa đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai Theo FAO, phát triểnnông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹthuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả chohiện tại và mai sau

2.1.3.2 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững

- Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xãhội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyênliệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu

- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mụctiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinhthái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản

và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai

- Sử dụng đất nông nghiệp theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”

2.2 Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.1 Một số khái niệm

* Hiệu quả

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Khi nhận thức của conngười còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả Saunày, khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác

Trang 23

nhau giữa hiệu quả và kết quả Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính làkết quả như yêu cầu của công việc mang lại (Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Từđiển Tiếng việt, 1992).

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờđợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả cónghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợinhuận Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao độngđược đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thờigian (Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng việt, 1992)

Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mụcđích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định Dotính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên củacon người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ

ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánhgiá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giákết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó Đánh giáchất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả

* Hiệu quả sử dụng đất

Riêng đối với ngành nông nghiệp, vùng với hiệu quả kinh tế về giá trị

và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọnghiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là cácloại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuấtkhẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước (Trung tâm Từđiển Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng việt, 1992)

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biệnpháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế,

Trang 24

khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàncảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tếquốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế…( Trungtâm Từ điển Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng việt, 1992).

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấucây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hếtcác nước trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự, 2001) Nó khôngchỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách,các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - nhữngngười trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp

2.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.2.1 Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể

là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao độngtheo các ngành sản xuất khác nhau

Theo Samuel – Nordhuas “Hiệu quả là không lãng phí”

Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman)hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong 1 đơn vị kếtquả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chấttrong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội

Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nềnsản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau

Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theoquy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lýthuyết hệ thống;

Trang 25

- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng củacác hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục

vụ các lợi ích của con người

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kếtquả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra

là phần giá trị của nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xem xét cả vềphần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽgiữa hai đại lượng đó

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh

tế sử dụng đất là “ một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượngcủa cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấpnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội

2.2.2.2 Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xãhội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệmật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất (Nguyễn Thị Vòng và cáccộng sự, 2001)

Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đờisống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực củađịa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc

và nhu cầu sống khác Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoácủa địa phương thì việc sử dụng đất sẽ bền vững hơn

Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xácđịnh bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp(Nguyễn Duy Tính, 1995)

Trang 26

2.2.2.3 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phảibảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệmôi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái(>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (Hội khoa học đất,2000); Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp

và theo chiều hướng khác nhau Cây trồng được phát triển tốt khi phát triểnphù hợp với đặc tính, tính chất của đất Tuy nhiên, trong quá trình sản xuấtdưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống câytrồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường Hiệu quảmôi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá họcmôi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường (Việnnghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998)

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánhgiá thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp Đó là việc sử dụng phânbón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinhtrưởng tốt Cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường Hiệu quảsinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồngvới đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đấtnhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt đượcmục tiêu đề ra Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợidung tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của cáckiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào

Sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môitrường Vì vậy, việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cải thiện tài nguyênthiên nhiên và còn tốt hơn nữa cho chính môi trường (Tadon H.L.S, 1993)

Trang 27

Trong thực tế tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiềuchiều hướng khác nhau, cây trồng phát triển trên đất có đặc tính, chất lượngphù hợp Nhưng trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của conngười sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhauđến môi trường

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở nhữngvùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N: P:

K Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế các loại phân hữu cơ bằng phânbón hoá học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt trừ cỏ, thuôctrừ sâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước Trong việc sửdụng phân bón hoá học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sửdụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phânđạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng Để sử dụng một cách khoa học vàtránh lãng phí thì cần phải có những hiểu biết nhất định vế các định luật bónphân: định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đốidinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón (Đỗ Nguyên Hải,2001)

2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.3.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và có quan hệhữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc

Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nôngnghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đốingoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu

Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và

Trang 28

phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

2.2.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Mối quan

hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quátcủa hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:

H = K - C hoặc H = K/C hoặc H = (K - C)/C hoặc H = (K1 - K0)/(C1 - C0)Trong đó:

- H: Hiệu quả

- K: Kết quả

- C: Chi phí

- 1, 0 là chi phí về thời gian

* Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất nông nghiệp

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)

+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chấtthường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào vàdịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trunggian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

GTGT = GTSX - CPTG

- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH)

TNHH = GTGT - Thuế (T) - chi phí lao động thuê ngoài (L)

- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm:

Trang 29

GTSX/LĐ, GTGT/LĐ, TNHH/LĐ Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư laođộng sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánhvới chi phí cơ hội của người lao động.

- Chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiềntheo thời gian hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độcao thấp Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng nhỏ

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

(Lê Văn Khoa, 1993) Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;

+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.+ Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

(Đỗ Nguyên Hải, 1999) Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trongquản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;

+ Đánh giá quản lý đất đai;

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất

và bảo vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững

Có 4 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông

Trang 30

nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững:

(1) Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) có ảnh hưởng trựctiếp đến sản xuất nông nghiệp Bởi các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tàinguyên để sinh vật tạo nên sinh khối Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tựnhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực và định hướng đầu

tư thâm canh đúng

Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.Theo N.Borlang - người được giải Noben về giải quyết lương thực chocác nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất và quan trọng hạn chế năng suấtcây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối vớinông dân thiếu vốn là độ phì của đất

Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối vớisản xuất nông nghiệp Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân cóthể lợi dụng những yếu tố đầu vào phù hợp để tạo ra nông sản hàng hoá vớigiá rẻ

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặttrời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác

(2) Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sảnxuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn

đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môitrường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất Lựa chọncác tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phùhợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá

Trang 31

Theo Frank Ellí và Douglass C.North (Vũ Ngọc Tuyên, 1994), ở cácnước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi,phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất.

Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất chokinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất

Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật

có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế Như vậy, nhóm các biện pháp

kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theochiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

(3) Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức

Quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái nôngnghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánhgiá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kếtcấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tàinguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hànghoá Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đấtmột cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâmcanh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng caohiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá

Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vìvậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp,xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mốiquan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá

Tổ chức có tác động lớn đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân là: Tổchức dịch vụ đầu vào và đầu ra

Trang 32

Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rờinhững tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sảnxuất Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừngnâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm

(4) Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống nhưngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luậtcung cầu, đồng thời chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy môcác nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinhnghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nôngdân lựa chọn hàng hoá để sản xuất (Nguyễn Duy Tính, 1995) 3 yếu tố chủyếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng,

hệ số quay vòng đất, thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra Trong cơchế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khảnăng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sảnxuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượngcao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng Muốn mở rộng thị trường trướchết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mởrộng các dịch vụ tư vấn , quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá

để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và

áp dụng khoa học công nghệ gì Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng sẽ rất

đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ và đang được lưuthông trên thị trường, hoạt động thương mại đang trong quá trình hội nhậpquốc tế là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuấthàng hoá có hiệu quả

Trang 33

Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ cóảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân Đó là công cụ để Nhànước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất cácloại nông sản hàng hoá.

Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, LuậtĐất đai năm 1993, Luật bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai 1998, 2001, Luật Đấtđai 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật

Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tưphát triển nông nghiệp của Nhà nước, cùng với những kinh nghiệm, tập quánsản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là nhữngđộng lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá

2.3 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững

2.3.1 Khái quát tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

và phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầutrước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhàkhoa học trên thế giới Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việcđánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗiloại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai tháctốt hơn lợi thế so sánh của vùng Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệptrên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụngđất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng

có hiệu quả cao hơn Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thànhtựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới xác định : đối

Trang 34

các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàngnăm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộhơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn Tạp chí “Farming Japan” của NhậtBản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới vềcác hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn.

Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đấtthông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tướinước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đãđưa cây đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh Kết quả là giá trị sảnlượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đấtđược tăng lên rõ rệt Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao

Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai làyếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện Chínhphủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổnđịnh như chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thốngtrách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất Thựchiện chủ trương “nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hộinông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp

Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiệnbằng kỹ thuật canh tác SALT SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băngcây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức Câylâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả

2.3.2 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang

và Phạm Dương Ưng (1995) (Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang, 1995);

Trang 35

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái

và phát triển lâu bền của Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nôngnghiệp (1995) (Trần An Phong, 1995);

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trốngđồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp củaFAO của Nguyễn Đình Bồng (1995) (Nguyễn Đình Bồng, 1995);

Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của Cao Liêm, Đào ChâuThu, Trần Thị Tú Ngà (1990) (Cao Liêm và cộng sự, 1990);

Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của ĐàoThế Tuấn (1987) (Đào Thế Tuấn, 1987);

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sôngHồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải Hưng của Vũ Thị Bình (1993) (Vũ Thị Bình,1993);

Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của Quyền Đình Hà (1993)(Quyền Đình Hà, 1993);

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đấtnông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên của Hà Học Ngô và các cộng

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân (Nguyễn Ích Tân, 2000)

đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hìnhsản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úngtrũng xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên

Từ năm 1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI),

Trang 36

nay là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã phối hợp với Trungtâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế vì sự phát triển (CIRAD) và các thànhviên khác như Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Viện Nghiên cứu vì sự pháttriển (IRD) trong việc thực hiện dự án cho các hệ thống nông nghiệp tại cáctỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (dự án SAM), dự án này đặc biệt chú trọngvào công tác nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trên đấtdốc bền vững như biện pháp gieo ủ hạt trực tiếp trên mặt đất, bảo vệ lớp bề mặtđất, ruộng bậc thang có che phủ, biện pháp thâm canh, luân canh, vv

Các hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các mô hìnhnông lâm kết hợp gồm các loại cây ngắn ngày, cây lưu niên (cây ăn quả, câylâm nghiệp) và cỏ chăn nuôi nhằm phục vụ cho sự phát triển ngành nôngnghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc Một số giống cỏ như cỏ voi đã đượccông nhận đưa vào hệ thống nông lâm nghiệp nhằm phát triển ngành chănnuôi đồng thời tránh được sự khai thác chồng chéo giữa đất nông nghiệp vàđất lâm nghiệp (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, 2008)

Trang 37

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất nông nghiệp vàcác loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ đất nông nghiệp, các yếu tố liênquan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp: Hệ thống cây trồng, vật nuôitrên địa bàn của huyện

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Toàn huyện Tiền Hải

- Thời gian: Hệ thống tài liệu, số liệu được điều tra từ năm 2005 - 2012

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiền Hải có liên quan đến sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp

- Đánh giá điều kiện tự nhiên về: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, thời tiết,địa hình, thủy văn

- Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, laođộng, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản, dịch

vụ và cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi…)

- Đánh giá những thuận lợi và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp

3.2.2 Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiền Hải

- Biến động các loại hình sử dụng đất của huyện Tiền Hải

- Các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sửdụng đất trong huyện

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất

Trang 38

3.2.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

- Quan điểm khai thác, sử dụng đất nông nghiệp

- Căn cứ để xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp

- Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp

- Các giải pháp để thực hiện đề xuất

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn điểm

Các điểm nghiên cứu đại diện được chọn theo các tiểu vùng sản xuấtcủa huyện Các tiểu vùng được dựa trên sự phân vùng và chỉ đạo sản xuất củaphòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiền Hải, bao gồm:

Tiểu vùng 1 (các xã thuộc vùng đất trũng ở nội đồng), gồm các xã: TâyPhong, Tây Tiến, Đông Lâm, Vân Trường, Vũ lăng, Tây Lương, Tây Ninh,Tây Sơn, Nam Hà, Nam Hải, Nam Chính (và đại diện là xã Vân Trường)

Tiểu vùng 2 (các xã thuộc vùng đất cao ở ven biển), gồm các xã: ĐôngMinh, Đông Hoàng, Đông Quý, Đông Trà, Đông Long, Nam Hưng, NamThịnh, Nam Phú, Nam Thắng, Nam Cường (và đại diện là xã Nam Hưng)

Trên mỗi tiểu vùng chúng tôi lựa chọn các xã có tính đại diện về trình

độ sản xuất và mức đầu tư thâm canh Cụ thể là chọn xã Vân Trường đại diệncho tiểu vùng 1 và xã Nam Hưng đại diện cho tiểu vùng 2

3.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

a Thu thập số liệu thứ cấp:

Các tài liệu có sẵn từ các cơ quan, phòng, ban như phòng Nông nghiệp,phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng thống kê, phòng Hạ tầng kinh tế…Những số liệu thu thập được chỉ phản ánh tình hình chung của huyện và xãkhông phản ánh được chi tiết tình hình sản xuất của các nông hộ vì vậy phảitiến hành điều tra nông hộ, thu thập ý kiến của cán bộ xã, huyện

Trang 39

b Thu Thập số liệu sơ cấp:

Phỏng vấn nông hộ theo mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo yêu cầucủa đề tài Tiến hành điều tra bổ sung ngoài thực địa để điều chỉnh cho phùhợp với thực tế và chuẩn hoá số liệu

Điều tra phỏng vấn nông hộ theo 2 hình thức: Phỏng vấn theo bảng câuhỏi soạn sẵn với những thông tin chính trong quá trình sử dụng đất và phỏngvấn tự do tại thực địa để bổ sung thông tin cần thiết lien quan đến sử dụng đấtnông nghiệp

Trên thực tế tại huyện chúng tôi đã phỏng vấn 150 hộ nông dân tại các

xã điểm nghiên cứu

3.3.3 Phương pháp thống kê so sánh

Tổng hợp và hệ thống hoá bằng tài liệu số liệu Tiến hành phân tíchđánh giá mức độ cao thấp bằng phương pháp so sánh Từ đó rút ra bản chấtcủa hiện tượng, dự báo xu thế phát triển và đề ra các giải pháp có căn cứ khoahọc để giải quyết vấn đề cụ thể

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu phân tích và tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân bổ theonhiều loại khác nhau: các khoản chi phí, loại cây, tình hình tiêu thụ… Dựatrên cơ sở các chỉ số tuyệt đối, chỉ số tương đối, số bình quân, phân tích, đểbiết được nguyên nhân sự biến động qua các năm và rút ra kết luận

Các số liệu thống kê được tính toán bằng chương trình EXCEL, số liệubản đồ được số hoá và xử lý bằng phần mền MAPINFO Kết quả được trìnhbày bằng các số liệu, bản đồ

3.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

* Đánh giá hiệu quả kinh tế

Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất của các loại hình

sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong

kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho

Trang 40

cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất).

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sửdụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…)

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

- Giá trị gia tăng (GTGT): Là giá trị mới tạo ra trong qúa trình sản xuấtđược xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian

* Đánh giá hiệu quả xã hội

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho hộ nông dân của cáckiểu sử dụng đất

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất

* Đánh giá hiệu quả môi trường

- Mức độ đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường so vớitiêu chuẩn

- Mức độ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng so vớitiêu chuẩn

Để đánh giá hiệu quả môi trường tôi căn cứ vào Hướng dẫn kỹ thuậtcủa UBND huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện chỉ đạo sản xuất đốivới các xã trên địa bàn huyện và phỏng vấn đối với người dân, chuyên gianông nghiệp để làm căn cứ, chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả của các loạihình sử dụng đất

Ngày đăng: 22/12/2019, 21:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Bình, 1993. “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tháng 3, trang 391-392 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng,huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng
7. Ngô Thế Dân, 2001. "Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp ", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, (1), trang 3 - 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳCNH - HĐH nông nghiệp
8. Đường Hồng Dật và các cộng sự 1994, Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nông nghiệp Việt Nam
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
10. Quyền Đình Hà, 1993. Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH
11. Đỗ Nguyên Hải, 1999 - "Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp" NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trongquản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
12. Đỗ Nguyên Hải, 2001 - Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, tr- ường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản"xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh
13. Vũ Khắc Hoà, 1996 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - Tỉnh Hà Bắc, Luận văn thạc sỹ, trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn"huyện Thuận Thành - Tỉnh Hà Bắc
14. Hội khoa học đất, 2000 - Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
16. Cao Liêm và cộng sự, 1990 - Phân vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSH, Đề tài 52D.0202, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng sinh thái nông nghiệp ĐBSH
18. Trần An Phong, 1995 - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và"phát triển lâu bền
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
19. Nguyễn Ích Tân, 2000 - Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại Học nông Nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô"hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng"trũng đồng bằng sông Hồng
20. Nguyễn Duy Tính, 1995 - Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung"Bộ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
23. Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trường đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường đất
Tác giả: Vũ Ngọc Tuyên
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1994
29. Hà Học Ngô, Nguyễn Văn Dung, Nguyễn Ích Tân, Vũ Thị Bình, Đỗ Thị Tám (1999) “Đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp vùng Châu Giang - Hưng Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánhgiá hiện trạng và tiềm năng đất đai phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nôngnghiệp vùng Châu Giang - Hưng Yên
30. Phòng Thống kê huyện Tiền Hải, Niên giám thống kê huyện Tiền Hải các năm từ 2005 đến 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Tiền Hải các năm từ 2005 đến
31. UBND huyện Tiền Hải (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình thời kỳ 2011 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tiền Hải -
Tác giả: UBND huyện Tiền Hải
Năm: 2010
32. UBND huyện Tiền Hải (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình thời kỳ 2011 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện
Tác giả: UBND huyện Tiền Hải
Năm: 2010
34. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và xây dựng quy trình công"nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Tác giả: Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự
Năm: 2001
35. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998). Đại từ điển Kinh tế Thị trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Kinh tế Thị trường
Tác giả: Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa
Năm: 1998
37. Nguyễn Văn Ứng - Website http://giadinh.net.vn/home/..../dan-so-va-su-ben- vung-an- ninh-luong-thuc.htmTiếng Anh Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w