1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu các dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

26 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Câu 1 : Tìm hiểu các dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay Thi trường dịch vụ Logistics Việt Nam có tiềm năng rất lớn khi dịch vụ Logistics phát triển khá mạnh trong những năm gần đây 1. Thị trường logistics tại Việt Nam Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ logistic Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan , các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Hiện các doanh nghiệp của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn cuả chuỗi dịch vụ quan trọng này. Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế , song tính hơp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp. Tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu cầu logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Các công ty cung cấp logistics thì phải luôn chú trọng đến các yếu tố quan trọng của logistics là: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ. Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể thì có những thứ tự ưu tiên khác nhau. 2. Phân loại dịch vụ logistics Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container Dịc

Trang 1

Câu 1 : Tìm hiểu các dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Thi trường dịch vụ Logistics Việt Nam có tiềm năng rất lớn khi dịch vụ Logistics phát triển khá mạnh trong những năm gần đây

1 Thị trường logistics tại Việt Nam

Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụlogistic Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,

làm thủ tục hải quan , các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao

Hiện các doanh nghiệp của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn cuả chuỗi dịch vụ quantrọng này Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế , song tính hơp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp

Tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu

cầu logisticsngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm Các công ty cung cấp logistics thì phải luôn chú trọng đến các yếu tố quan trọng của logistics là: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ Tuy nhiên trong những trường hợp cụ thể thì có những thứ tự ưu tiên khác nhau

Trang 2

2 Phân loại dịch vụ logistics

Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh khobãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan vàlập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa

- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho , hàng hóa quá hạn,lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hoạt động cho thuê và thuê mua container

Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bao gồm:

Các dịch vụ logistics liên quan khác bao gồm:

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Trang 3

- Dịch vụ bưu chính

- Dịch vụ thương mại bán buôn

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom tập hợp,phân loại hàng hóa , phân phối lại và giao hàng

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác

Giới thiệu một số dịch vụ logistics điển hình

a Một số dịch vụ logistics trong vận tải

* Dịch vụ gom hàng và các dịch vụ dịch vụ liên quan tại cảng xếp

- Dịch vụ cung cấp chứng từ tại cảng xuất

- Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng tồn qua mạng internet

* Dịch vụ gom hàng đa quốc gia

* Dịch vụ NVOCC

* Rải hàng và các dịch vụ tải cảng đích

Trang 4

- Dịch vụ môi giới hải quan

- Dịch vụ phân phối trực tiếp đến các nhà bán lẻ của khách hàng

- Dich vụ vẩn chuyển nội địa (FTL Hoặc LTL)

- Phân phối hàng hóa tới các DC cho khách hàng

b Vận chuyển hàng hóa quốc tế

- Vận chuyển đường biển (FCL hoặc LCL)

- Vận chuyển đường hàng không

- Vận chuyển đường sắt

- Vận tải đa phương thức

c Dịch vụ quản lý cước

- Quản lý cước đường biển

- Quản lý cước nội địa

d Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế(D2D)

- Đường biển

- Đường hàng không

- Đường sắt

e Các dịch vụ tại kho

- Quản lý trang thiết bị trong kho

- Lưu trữ/ nhận/ đóng gói/ gửi hàng

Trang 5

- Giám sát và bố trí hàng trong kho

- Cross-docking/ By-pass

- Dịch vụ dán tem nhãn tại kho

- Nhận gửi hàng theo nguyên tắc JIT

- Dịch vụ cập nhật Phiếu đóng hàng cho những khách hàng không scan

- Dịch vụ khai AMS và ACI cho hàng xuất sang Mỹ và Canada

3 Tìm hiểu dịch vụ kho bãi

Trang 6

Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch

vụ logistics

Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất khi họ có yêu cầu

Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:

 Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa

 Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình vận tải Từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm

 Duy trì nguồn cung ổn định Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhucầu

Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng

Trang 7

 Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.

 Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Chức năng của kho bãi

Một kho bãi hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải logistics thường bao gồm các kho nhỏ như:

 Kho nguyên vật liệu, phụ tùng: Cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

 Kho thành phẩm: phân phối hàng hóa cho đầu ra

Hệ thống các kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng như:

 Đảm bảo chất lượng hàng hóa được lưu trữ

 Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu

 Gom hàng

 Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn

Quản trị kho bãi trong logistics

Quản trị kho bãi trong logistics được cấu thành từ việc quản trị từng hoạt động liên quan đến kho bãi như:

 Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng trong kho

 Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém

Trang 8

 Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ.

 Quản lý công tác xuất nhập hàng

 Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động

 Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ

4.Tìm hiểu dịch vụ đóng gói hàng hóa

Đóng gói hàng hóa thiết bị là một khâu quan trọng để đảm bảo hàng hóa không bị

hỏng hóc trong quá trình di dời, vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ này đến địa chỉ khác

Các bước đóng gói hàng hóa

Bước 1: Phân loại hàng hoá

Trang 9

- Đánh dấu màu theo loại hàng, từng khu vực.

- Đánh số theo từng thùng, từng cá nhân

- Lập danh sách hàng hóa tránh thất thoát

Bước 2: Đóng gói – kỹ thuật đóng gói

- Hàng hoá sau khi đã sắp xếp và phân loại sẽ được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn kích cỡ, sử dụng những vật liệu đóng gói phù hợp với tính chất hàng hóa (màng PE,màng hơi, thùng Carton, Kiện gổ

- Niêm phong, đánh sồ lượng hàng hóa tránh tình trạng thất thoát và sai lệch

5 Tìm hiểu dịch vụ khai báo hải quan

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng : Khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu như list hàng, trị giá hàng hóa (hóa đơn thương mại – commercial invoice) , bảng kê đóng gói hàng hóa (Packing list) và các giấy tờ đi kèm (có thể là chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu, công bố sản phẩm, chứngnhận chất lượng … cho hàng nhập khẩu)

- Khai báo hải quan trên hệ thống VNACCS : nhân viên sẽ tiến hành khai báo các thông số của hàng hóa vào hệ thống hải quan điện tử nhằm mục đích đưa dữ liệu của lô hàng xuất / nhập để hải quan kiểm tra trên hệ thống

- Phân luồng hàng hóa : Sau khi nhân viên tiến hành truyền tờ khai hải quan, hệ thống VNACCS sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai :

Luồng xanh : lô hàng được thông quan mà không cần cung cấp chứng từ giấy ( tuy

Trang 10

nhiên trên thực tế vẫn có nhiều lô hàng luồng xanh nhưng hải quan có quyền “bẻ” luồng nếu nghi ngờ về thông tin khai báo hàng hóa không chuẩn )

Luồng vàng : nhân viên làm thủ tục cần mang chứng từ gốc của lô hàng để hải quankiểm tra chứng từ thực tế

Luồng đỏ : hàng hóa phải bị kiểm tra thực tế tại bãi hoặc kho của chủ hàng ( thông thường tờ khai bị phân vào luồng đỏ thường là do hàng mới nhập/ xuất lần đầu hoặc công ty đứng tên trên tờ khai nợ thuế, chậm nộp thuế hoặc lịch sử có vấn đề

về hải quan trước đó )

- Thông quan hàng hóa : sau khi hải quan đã duyệt xong tờ khai theo luồng đã phân, nhân viên tiến hành làm thủ tục để xin in mã vạch và thông quan lô hàng đó Kết thúc một chu trình làm thủ tục hải quan

Câu 2: Tìm hiểu tình hình chung về các doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ logistics ở Việt Nam

1.Thực trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic ở Việt Nam

Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt độngtrong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệpvừa và nhỏ với doanh thu dưới 10 triệu USD/năm Trong số các doanh nghiệp

Logistics, có khoảng 70% các doanh nghiệp đang nằm trong chuỗi 1PL và 2PL (1PL là hình thức dịch vụ mà những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức

và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân; 2PL là một chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động logistics,chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics), với các chuỗi 1PL và 2PL

được đánh giá là có ít giá trị gia tăng trong dịch vụ Logistics do số lượng hàng hóaqua các doanh nghiệp này thường không lớn và quá trình vận chuyển đơn giản

Trang 11

Trong khi đó, các chuỗi cung cấp Logistics 3PL và 4PL (3PL là việc thuê các công

ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản

lí logistics hoặc một số hoạt động có chọn lọc; 4PL là công ty đóng vai trò hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các

tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics toàn diện) hầu hết đều thuộc các doanh nghiệp lớn trên thế giới sở hữu một hệ thống

Logistics toàn diện (Tập đoàn Unilever, P&G, Masan…) và có các hệ thống bán lẻrộng (Hệ thống siêu thị BigC, Metro, Aeon…) Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nộiđịa lớn tại Việt Nam cũng đã tiếp cập và bắt đầu áp dụng chuỗi cung cấp này có thể

kể đến như: Công ty Cổ phần Gemadept, Công ty Cổ phần Transimex, Công Ty CổPhần Giao Nhận và Vận Chuyển Indo Trần, Công ty Cổ phần Vinafco Điều nàycũng cho thấy một tín hiệu đáng mừng khi các công ty Logistics của Việt Nam đãphần nào áp dụng được những mô hình vận chuyển, giao nhận hiện đại của thế giới.Trong năm 2017, ngành Logistics tại Việt Nam có thể được phân thành ba loạichính là Vận chuyển, Giao nhận và Kho bãi, trong đó Vận chuyển chiếm khoảng60% tổng giá trị thị trường Từ năm 2014 đến nay, tổng khối lượng hàng hóa vậnchuyển tăng ổn định ở mức 12,8%/năm Nếu xét trong 2 năm trở lại đây, có thểthấy ngành Logistics của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc (tăng từ 2,98 năm

2016 lên 3,27 trong năm 2018), theo đánh giá của World Bank năm 2018, chỉ sốNăng lực quốc gia về Logistics của Việt Nam (LPI) đứng thứ 39 trên tổng số 160quốc gia (đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN) Cụ thể, các yếu tố được đánh giá có

sự cải thiện lớn trong thời gian qua có thể kể đến là: Cơ sở hạ tầng, Năng lựclogistics và Khả năng kiểm soát đơn hàng Điều này cũng phần nào được thể hiệnthông qua việc có thêm ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới hoạt động tronglĩnh vực Logistics, tỷ lệ tăng thêm của các doanh nghiệp Logistics đã lên tới 40-50% từ năm 2017-2018 (trước đó chỉ đạt 15-20% từ năm 2015-2016)

Trang 12

2.Những khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

- Quy mô các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic chủ yếu là vừa và nhỏ Thiếu vốn và công nghệ luôn là 2 yếu tố khiến các doanh nghiệp Việt Nam yếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp và gắn kết đồng bộ trong hoạt động, chủ yếu do các công ti cảng biển và trong ngành hàng hải cung cấp dịch vụ logistics

- Vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực sự đủ tầm kinh doanh chuỗi các hoạt động logistics mà chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, nên chỉ nhận tham gia một số công đoạn trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hoăc cho các công ti logistics nước ngoài

- Tầm bao phủ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực Đây là cản trở rất lớn khi các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng vì ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa các công ti lớn thường có xu hướng soursing ( khai thác nguồn hàng và dịch vụ) từ nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như NIKE, NOKIA, Chúng ta có thể tính đến vai trò của các đại lý nà công ti Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác nhưng quan hệ này rất lỏng lẻo và không đồng nhất

- Nguồn nhân lực: Trong sự gia tăng nhanh của các dịch vụ logistics trong nước

( 20%- 25%/năm) , lao động kĩ năng đang thiếu về cả chất lượng và số lượng

+ Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistic chưa qua bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp

+ Đội ngũ cán bọ quản lý, điều hành thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh; sốđông chưa được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng

Trang 13

được yêu cầu Vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại

+ Nhân viên tác nghiệp chủ yếu đào tạo từ những chuyên ngành ngoài logistic; còn lao động trực tiếp đại đa số là bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi với trình độ thấp Nghiệp vụ logistics chưa xây dựng mang tính chuyên ngành

-Hạ tầng thông tin ngành logistics

Đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics Việt Nam Mặc dù các doanhnghiệp logistics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạtđộng kinh doanh của mình nhưng vẫn còn kém xa so với các công ty logistics nướcngoài Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website, phần lớn website của doanhnghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳncác tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng),lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…Trong khi đó khả năng nhìn thấy và kiểmsoát đơn hàng (visibility) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họlựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình

Trang 14

3.Giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp ở Việt Nam

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics Theo đó, sửa đổi

một số quy định, bổ sung về dịch vụ logistics tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp

lý thuận lợi cho hoạt động logistics Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về

logistics

- Ban hành các chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành Dịch vụ logistics phát triển Theo

đó, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương Hỗ trợ DN dịch vụ logistics, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin

Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triểndịch vụ logistics, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN cung cấp dịch vụ logistics Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó hỗ trợ DN nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt độnglogistics

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, bằng việc tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêuphát triển ngành Dịch vụ logistics Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất

Ngày đăng: 19/12/2019, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w