Ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng: Mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ Predicting Users’ Continuance Intention Toward payment System: An Extension o
Trang 1-VŨ VĂN ĐIỆP
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 62340102
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016
Trang 2-VŨ VĂN ĐIỆP
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 62340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THANH TRÁNG
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016
Trang 3Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi Thanh Tráng
Chuyên đề được báo cáo tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 03 tháng 12 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Chuyên đề gồm:
5 PGS.TS Nguyễn Đình Luận Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuyên đề sau khi Chuyên đề đã được báo cáo và sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuyên đề
Trang 4trong Chuyên đề là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Chuyên đề này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Chuyên đề đã được chỉ rõ nguồn gốc
Nghiên cứu sinh thực hiện Chuyên đề
Vũ Văn Điệp
Trang 5Nghệ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện đào tạo Sau đại học, cũng như các cơ quan, đơn vịtrong và ngoài Trường đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chuyên đề này.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luônủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt,xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Bùi Thanh Tráng, người đã tậntình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề này
Trong quá trình thưc ̣ hiện chuyên đề, mặc dù đã cốgắng hoàn thành chuyên đề tốt nhấtsong cũng không thểtránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận đươc ̣ ý kiến của quý Thầy, Cô
Xin trân trọng cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả
Vũ Văn Điệp
Trang 6In this article the author presents the profile of issues relating to the intention to useelectronic payment, all kinds of electronic payment systems, forms of electronic payments, and
an overview of relevant research projects through to the research content of the thematic
In the first thematic authors present the concepts, benefits, comparing electronicpayments with traditional payment and some restrictions of traditional payment in thecontext of e-commerce The author presents an overview of research projects related to theintention to use electronic payments by consumers Author aggregate consideration andevaluation of previous studies have been published about the factors that influence theintention to use electronic payments by consumers on the basis of which determined thatexpanding the theoretical framework the intention of the consumer behavior in the use ofelectronic payments
Trang 7niệm, lợi ích của thanh toán điện tử, các hình thức thanh toán điện tử như: Thẻ ghi nợ, thẻ tíndụng, thẻ thanh toán, thanh toán qua trung gian, phương thức thanh toán điện tử: Hệ thốngthanh toán trực tuyến, tiền điện tử, thẻ thông minh, ví điện tử, séc điện tử thanh toán di động,ngân hàng trực tuyến…so sánh thanh toán điện tử với thanh toán truyền thống Tác giả trình bàytổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng thanh toán điện tử củangười tiêu dùng Tác giả tổng hợp xem xét, đánh giá các nghiên cứu trước đây đã được công bố
về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trên cở sở
đó xác định mà mở rộng khung lý thuyết và đưa ra mô hình đễ xuất về các yếu tố ảnh hưởng
Trang 8ABSTRACT iv
TÓM TẮT v
Danh mục các từ viết tắt ix
Danh mục hình ảnh x
Danh mục các bảng, biểu xi
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 6
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
1.5 Phương pháp nghiên cứu 6
Chương 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 8
2.1 Khái niệm thanh toán điện tử 8
2.2 Các loại hệ thống giao dịch thanh toán điện tử 11
2.3 Các hình thức thanh toán điện tử 11
2.3.1 Thẻ ghi nợ 11
2.3.2 Thẻ tín dụng 12
2.3.3 Thẻ thanh toán 13
2.3.4 Thanh toán điện tử qua trung gian 14
2.4 Phương thức thanh toán điện tử 14
2.4.1 Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến 15
2.4.2 Tiền điện tử (Digital Cash) 15
2.4.3 Thẻ thông minh (Smart card) 16
2.4.4 Ví điện tử (Digital Wallet) 17
2.4.5 Séc điện tử (Electronic Cheque) 17
2.4.6 Thanh toán di động (Mobile Payments) 18
2.4.7 Ngân hàng điện tử (E-Banking) 18
Trang 93.1 Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ 22
3.2 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action: TRA) 23
3.3 Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory Of Phanned Behaviour: TPB) 24
3.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model: TAM) 26
3.5 Mô hình kết hợp TAM và TPB (Combined TAM and TPB: C-TAM-TPB) 29
Chương 4: CÁC NGHÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 31
4.1 Áp dụng thanh toán điện tử ở Thái Lan (The Adoption of Electronic payment in Thailand) 31
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử (Factors Influencing the Adoption of Internet Banking) 31
4.3 Mô hình quyết định của người tiêu dùng dựa trên niềm tin trong thương mại điện tử: Vai trò của niềm tin, rủi ro (A Trust-Based Consumer Decision Model in Electronic Commerce: The Role of Trust, Risk, and Their Antecedents) 32
4.4 Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động (An empirical examination of factors influencing the intention to use mobile payment) 33
4.5 Hướng tới hệ thống thanh toán điện tử thành công: Xác định thực nghiệm và phân tích các yếu tố quan trọng (Towards successful e-payment systems: Ampirical identification and analysis of critical factors) 34
4.6 Nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức bảo mật của khách hàng về bảo mật và tin tưởng vào hệ thống thanh toán điện tử (An empirical study of customers’ perceptions of security and trust in e-payment systems) 35
4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử tại Tunisia (Factors Influencing the Adoption of Internet Banking in Tunisia) 36
4.8 Đề xuẩt mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam 36
4.9 Điều tra thực nghiệm các yếu tố quyết định chấp nhận của người sử dụng Ngân hàng điện tử tại Singapore (An Empirical Investigation of the Determinants of Users Acceptance of E-Banking in Singapore (A Technology Acceptance Model)) 37
4.10 Các yếu tố quyết định của hệ thống thanh toán điện tử thành công; Quan điểm hài lòng của người dùng (Determinants of E-Payment Systems Success: A User’s Satisfaction Perspective) 38
Trang 10of TAM and TPB in Internet Banking Adoption)
4.12 Phân tích các yếu tố chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử của người Thái Landựa trên mô hình UTAUT (Analysis of acceptance factors for electronic paymentservices of THAI people based on UTAUT) 404.13 Xác định các yếu tố quyết định sử dụng Ngân hàng điện tử: Một nghiên cứu về kháiniệm (Identifying Factors That Determine Intention to Use Electronic Banking: AConceptual Study)
4.14 Điều tra thực nghiệm sự chấp nhận của người tiêu dùng về dịch vụ Ngân hàng diđộng (An Empirical Investigation on Consumer Acceptance of Mobile BankingServices)
4.15 Phân tích nhận thức rủi ro về việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử củ thanhniên (A Risk Perception Analysis on the use of Electronic Payment Systems byYoung Adult)
4.16 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động tạiViệt Nam (An Analysis of Factors Affecting the Intention to Use Mobile PaymentServices in Vietnam) 444.17 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử củangười tiêu dùng tại Indonesia (A Model of Factors Influencing Consumer’s Intention
to Use E-Payment System in Indonesia) 454.18 Ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng: Mở rộng
mô hình chấp nhận công nghệ (Predicting Users’ Continuance Intention Toward payment System: An Extension of the Technology Acceptance Model) 454.19 Dự đoán ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng: Bằng chứng thực
E- 43 42
41
Trang 11nghiệm trong giới trẻ tại Trung Quốc (Exploring consumer perceived risk and trust
for online payments: An empirical study in China’s younger generation) 48
4.21 Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điện tử 49
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo 58
Trang 12B2C Business To Consumer – TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùngB2B Business To Business – TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệpC2C Consumer To Consumer – TMĐT giữa người tiêu dùng với nhau
C2B Consumer To Business – TMĐT giữa người tiêu dùng với doanh nghiệpCNTT Công nghệ thông tin
PEOU Perceived Ease Of Use – Nhận thức về tính dễ sử dụng
PU Perceived Usefulness – Nhận thức về tính hữu ích
PBC Nhận thức kiểm soát hành vi
TAM Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ
TMĐT Thương mại điện tử
TPB Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành vi có hoạch định
TRA Theory of Reason Action – Lý thuyết hành động hợp lý
C-TAM-TPB Combined TAM and TPB – Mô hình kết hợp TAM và TPB
Trang 13Hình 2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) 25
Hình 3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 27
Hình 4: Mô hình C-TAM-TPB 30
Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất 57
Trang 15Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mạiđiện tử phát triển Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, Internet đãtrở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại (NargesDelafrooz và cộng sự, 2010) Internet và thương mại điện tử đã làm thay đổi phươngthức mua hàng truyển thống của người tiêu dùng Người tiêu dùng sẽ không còn bị bóbuộc về thời gian và địa điểm mà họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ đâu
và bất cứ khi nào (Hasslinger và cộng sự, 2007) Cùng với sự phát triển của công nghệthông tin và kỹ thuật số đã làm thay đổi môi trường kinh doanh trên thế giới, do đó cácgiao dịch kinh doanh cũng thay đổi từ các giao dịch tiền mặt chuyển sang giao dịchtiền điện tử (Mohamad, Haroon & Najiran, 2009) Các giao dịch giữa các đối tác kinhdoanh tiếp tục phát triển trên nền tảng thương mại điện tử, giải pháp thanh toán điện tửxuất hiện để thay thế các hệ thống thanh toán bằng tiền mặt (Dennis, 2004) Thươngmại điện tử cung cấp các dịch vụ mua bán các sản phẩm, thông tin, dịch vụ trêninternet và môi trường trực tuyến Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toántrao đổi tiền ở dạng điện tử gọi là thanh toán điện tử, thanh toán điện tử là một phầnkhông thể tách rời và là một phần quan trọng nhất của thương mại điện tử, nói chungthanh toán điện tử được sử dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua trực tuyếnthông qua việc sử dụng internet (Roy & Sinha, 2014)
Thanh toán điện tử làm tăng tốc độ giao dịch, cải thiện thanh khoản cho cácthương gia, và làm hài lòng người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến Thanh toán điện
tử cũng làm giảm chi phí vận chuyển, cướp giựt, tiền giả (Panurach, 1996) Ngày nay,thương mại điện tử sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh TheoRowley (2000), sự phát triển của các ứng dụng thương mại điện tử có thể được
Trang 16xem như là trải qua bốn giai đoạn của quá trình tiến hóa tiếp xúc, tương tác, trao đổi
và cộng đồng, Vì vậy, "Không có thương mại điện tử, nếu không thanh toán được!"(Kannen, 2003)
Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy những tiến bộ trong công nghệ ngânhàng điện tử, đặc biệt là các kênh ngân hàng trực tuyến, đã tạo ra phương pháp mới
xử lý vụ ngân hàng hàng ngày, và cung cấp cho khách hàng sự linh hoạt và khảnăng tiếp cận, mà các phương pháp truyền thống đã không thể cung cấp(Pikkarainen và cộng sự, 2004) Do đó, việc đưa các dịch vụ thanh toán điện tử vào
xã hội là một sự đổi mới rất lớn của các ngân hàng Nghiên cứu trước đây cho thấy
sự thành công của ngân hàng điện tử không chỉ bởi ngân hàng và hỗ trợ của chínhphủ mà còn bởi sự chấp nhận của người tiêu dùng (Mols, 2000; Pikkarainen vàcộng sự, 2004; Sathye, 1999) Thay đổi tư duy và thói quen của người tiêu dùng làkhông dễ dàng, đặc biệt là khi các dịch vụ có liên quan đến tiền của họ và thanhtoán bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến nhất Những lý do chính do nhận thứckhác nhau của cá nhân về rủi ro và không chắc chắn (Pikkarainen và cộng sự,2004), thiếu niềm tin, thiếu thông tin (Worthington & Edwards, 2000), và thiếunhận thức của người tiêu dùng (Gronhaug, 1972)
và họ vẫn chưa có sự hiểu biết rõ ràng và tin tưởng vào công nghệ
Trang 17Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT,với dân số 91,3triệu người tỉ lệ dân số sử dụng internet 45% , tham gia mua sắm trực tuyến 62%,giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD,doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó,chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cảnước Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiềnmặt với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảosát cho biết đã từng sử dụng các loại thẻ thanh toán.
Theo thống kê, tổng lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành trên thị trường ViệtNam là hơn 102 triệu thẻ (cao hơn cả dân số Việt Nam hiện nay - hơn 91 triệungười), trong đó thẻ quốc tế là trên 6 triệu thẻ Bên cạnh đó, lượng người tiêu dùngthanh toán bằng chuyển khoản khi mua hàng qua mạng đã tăng từ 14% lên 48%trong năm 2015 Đây chính là những cơ sở cho việc phát triển thanh toán điện tử ởViệt Nam Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử nói chung và thanh toán trựctuyến nói riêng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều trở ngại do nhiều yếu
tố tác động tác động đến ý định sử dụng của người tiêu dùng
Năm 1985, Fred Davis đưa ra mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) trongluận án tiến sĩ của ông tại MIT Sloan School of Management.Trong mô hình Davisnói rằng động cơ của người sử dụng có thể được giải thích bởi ba người cảm thấy
dễ dàng để sử dụng các yếu tố (nhận thức dễ sử dụng), nhận xét hữu ích (nhận thứchữu ích) và sử dụng thái độ (thái độ hướng tới sử dụng) Ông đưa ra giả thuyết rằngthái độ của việc sử dụng một hệ thống là một yếu tố quyết định chính là liệu ngườidùng xác nhận việc sử dụng thực tế hoặc từ bỏ hệ thống Thái độ của người dùngđược xem là bị ảnh hưởng bởi hai niềm tin lớn: Nhận thức hữu ích và nhận thức dễ
sử dụng
Trang 18Rất nhiều các nghiên cứu đã xem xét thanh toán điện tử từ các quan điểmchấp nhận và sử dụng (Abrazhevich, 2004; Chavosh và cộng sự, 2011; Elly &Kavishe, 2008; Graham, 2003; Haque và cộng sự, 2009; Harris và cộng sự, 2011;Humphrey và cộng sự, 2000; Kim và cộng sự, 2009; Lim và cộng sự, 2006; Mantel,2000; Mohd Saleh, 2005; Özkan và cộng sự, 2010; Patil & Shyamasundar, 2005;Ramayah và cộng sự, 2005; Rigopoulos & Askounis, 2007; Rouibah, 2012;Sumanjeet, 2009) Qua những nghiên cứu này, một số yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến nhận thức của thanh toán điện tử được đề xuất Hataiseree (2008) nhận thấyrằng tiền mặt và séc là phương thức thanh toán phổ biến bởi vì lợi ích của việc sửdụng thanh toán điện tử không thuyết phục người tiêu dùng Abrazhevich (2001)cho rằng sự thất bại thanh toán điện tử là do thiết kế triển khai hệ thống không đápứng được yêu cầu và kỳ vọng của người sử dụng, trong khi nhiều nghiên cứu xembảo mật và niềm tin là một trong những mối quan tâm rất quan trọng (Chellappa &Pavlou, 2002; Fatimah và cộng sự, 2000; Friedman và cộng sự, 2000; Hoffman vàcộng sự, 1999; Kousaridas và cộng sự, 2008; Linck và cộng sự, 2006; Md Johar &Ahmad Awalludin, 2011; Oh và cộng sự, 2006; Poon, 2008; Stroborn và cộng sự,2004; Sumanjeet, 2009; Tsiakis & Sthephanides, 2005; Wang và cộng sự, 2003).
Nghiên cứu về kỳ vọng của khách hàng với hệ thống thanh toán điện tử ởMalaysia ví dụ, các yếu tố đó đã được tìm thấy chủ yếu ảnh hưởng đến nhận thức củadoanh nghiệp, quản lý dữ liệu, bảo mật và bảo mật của hệ thống thanh toán điện tử Hệthống thanh toán điện tử ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố chính đó là: chức năng, bảomật và an ninh (Harris, H., 2011; Maqableh, M., Samsudin, A và Alia, M., 2008).Trong thanh toán di động, ý định hành vi của người sử dụng bị ảnh hưởng tích cực đếncác yếu tố niềm tin (Lu, Y., Yang, S., Chau, P.Y.K và Cao, Y., 2011)
Tác giảLê Ngoc ̣ Đức (2008) xác đinḥ những nhân tốtác động đến xu hướng
sử dung ̣ thanh toán điện tử đối với nhóm người đãtừng sử dung ̣ thanh toán điện tử
Trang 19tố như: hiệu quả mong đợi, tính tương thích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểmsoát hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, rủi ro trong các giao dịch, hình ảnh ngân hàng,các yếu tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng E-Banking.
Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, mô hình nghiêncứu nhằm giải thích các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng thanhtoán điện tử của người tiêu dùng, nhưng đến nay, trong nước vẫn chưa có nhiều môhình nghiên cứu trả lời các câu hỏi liên quan đến những yếu tố chính ảnh hưởngđến ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử Bên cạnh đó, việc áp dụng một
mô hình lý thuyết trên thế giới vào hoàn cảnh của Việt Nam có thể không phù hợp
do các điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội
Chính vì vậy việc triển khai một mô hình nghiên cứu dựa trên những nghiêncứu trong và ngoài nước, trong thời gian qua để xây dựng một mô hình phù hợp vớiđiều kiện của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện và phát triển hình thứcthanh toán điện tử để thu hút người tiêu dùng sử dụng thanh toán điện tử trong giaodịch thương mại điện tử đã trờ thành vấn đề cần thiết
Vì vậy “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức
thanh toán điện tử của người tiêu dùng” làm đề tài nghiên của tác giả.
Trang 201.3 Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào mục tiêu chính là nghiên cứu tồng quan về lýthuyết liên quan đến thanh toán điện tử, tổng hợp các nghiên cứu trước đây
về thanh toán điện tử và tổng quan các mô hình và lý thuyết về ý định hành
vi sử dụng dịch vụ như: TRA, TPB và TAM
‒ Luận giải về cơ sở lý luận của thanh toán điện tử và ý định hành vi
‒ Tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện
tử của người tiêu dùng
‒ Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụngphương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng
‒ Phạm vi nghiên cứu : Là những người tiêu dùng sử dụng internet và thamgia vào thương mại điện tử và sử dụng thanh toán điện tử
‒ Về nội dung : Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu quyếtđinh sử dụng phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng cũngnhư có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định thanh toán điện tửcủa người tiêu dùng như : Thái độ, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sửdụng, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro, niềm tin, ýđịnh hành vi, ….Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử và phân tích mức độtác động của các nhân tố này đến quyết định thanh toán điện tử của ngườitiêu dùng dựa trên cảm nhận của họ trên các mô hình TRA,TPB và TAM
hợp các nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của
Trang 21người tiêu dùng, khai thác các nguồn thông tin thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu.
của các cán bộ trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ngânhàng và các nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực thanh toán
điện tử
‒ Tổng hợp từ các tài liệu có sẵn và kế thừa các kết quả nghiên cứu trướcđây để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyếtnghiên cứu
Trang 22Chương 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử (Electronic PaymentSystem:EPS) đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu và thiết kế hệthống thông tin do vai trò quan trọng của nó trong thương mại điện tử hiện đại.Điều này dẫn đến các nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau về địnhnghĩa thanh toán điện tử của một số các nhà nghiên cứu Các định nghĩa này đãđược chủ yếu là nhìn từ góc độ khác nhau, từ các học giả trong lĩnh vực kế toán
và tài chính, công nghệ kinh doanh những người trong hệ thống thông tin Ví
dụ, Dennis (2004) định nghĩa hệ thống thanh toán điện tử như một hình thứccam kết tài chính có liên quan đến người mua và người bán thuận tiện thông quaviệc sử dụng các thông tin liên lạc điện tử Ngoài ra, Briggs & Brooks (2011)thanh toán điện tử là một hình thức liên kết giữa các tổ chức, cá nhân được hỗtrợ bởi các ngân hàng cho phép trao đổi tiền điện tử Ở góc độ khác, Peter &Babatunde (2012) xem hệ thống thanh toán điện tử như bất kỳ hình thức chuyểnkhoản qua internet Theo Adeoti & Osotimehin (2012), hệ thống thanh toán điện
tử dùng để chỉ một phương tiện điện tử thực hiện thanh toán cho hàng hóa vàdịch vụ mua sắm trực tuyến hoặc tại các siêu thị và trung tâm mua sắm Mộtđịnh nghĩa khác cho thấy rằng các hệ thống thanh toán điện tử là các khoảnthanh toán trong môi trường thương mại điện tử trong các hình thức trao đổi tiềnthông qua các phương tiện điện tử (Kaur & Pathak, 2015)
Thanh toán điện tử là một cách trả tiền điện tử cho hàng hóa hoặc dịch vụ,thay vì sử dụng tiền mặt hoặc séc, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Hàng trămcác hệ thống thanh toán điện tử đã được phát triển để cung cấp các giao dịchInternet an toàn Hệ thống thanh toán điện tử thường được phân loại thành bốn
Trang 23loại: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; tiền điện tử; hệ thống micropayment; và các giao thức cấp phiên cho truyền thông an toàn (Maiyo, 2013).
Kalakota & Whinston (1997), nhận thấy thanh toán điện tử như là một trao đổi tài chính diễn ra trực tuyến giữa người bán và người mua Hơn nữa, Humphrey
& Hancock (1997) cũng cho rằng thanh toán điện tử tham khảo để tiền mặt vàgiao dịch liên kết được thực hiện bằng phương tiện điện tử Thanh toán điện tửcũng được định nghĩa là thanh toán bằng chuyển tiền điện tử của các chi tiết thẻtín dụng, tín dụng trực tiếp hoặc phương tiện điện tử khác khác hơn là thanhtoán bằng séc và tiền mặt (Agimo, 2004)
Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toán dưới hình thức trao đổitiền ở dạng điện tử và được gọi là thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là mộtphần không thể tách rời của thương mại điện tử và là một trong những khía cạnhquan trọng nhất của nó Nói chung thanh toán điện tử là một hình thức trao đổitài chính diễn ra giữa người mua và người bán hỗ trợ bởi các phương tiện truyềnthông điện tử Thanh toán trong thương mại điện tử là một trao đổi tài chínhdiễn ra trong một môi trường trực tuyến, (Kalakota & Whinston, 1997)
Việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến việc chấp nhậnphổ biến và hợp tác giữa các tổ chức như các nhà cung cấp CNTT, các doanhnghiệp, ngân hàng và chính quyền trung ương (Baddeley, 2004, Lim và cộngsự., 2007) Eastin (2002) cho rằng việc áp dụng CNTT đã có một tác động vìngười tiêu dùng thường sẽ áp dụng một dịch vụ mới chỉ khi họ có những kinhnghiệm tương tự trước đây Ngoài ra, tính khả thi của công nghệ về bảo mật,niềm tin, và hiệu quả cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng để
sử dụng thanh toán điện tử
Hệ thống thanh toán điện tử (EPS) đề cập đến bất kỳ giao dịch thanh toánđược thực hiện bằng điện tử Nó làm tăng tốc độ giao dịch, cải thiện thanh khoản
Trang 24cho các thương gia, và tăng sự hài lòng của mua sắm trực tuyến Thanh toán điện tửcũng làm giảm chi phí vận tải, cướp tài sản, và tiền giả (Panurach, 1996).
Các quá trình của hệ thống thanh toán điện tử (EPS) được thể hiện trongviệc thực hiện các thủ tục điện tử, chẳng hạn như: chuyển tiền giữa người tiêudùng và các ngân hàng, thanh toán cho mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ quainternet Ngày nay, thương mại điện tử sẽ trở thành một vấn đề quan trọng tronglĩnh vực kinh doanh Theo Rowley (2000), sự phát triển của các ứng dụngthương mại điện tử có thể được xem như là trải qua bốn giai đoạn của quá trìnhtiến hóa tiếp xúc, tương tác, trao đổi và cộng đồng, Vì vậy, "Đó là không cóthương mại điện tử, nếu bạn không có thể được trả tiền!" (Kannen, 2003)
Antwi, Hamza, & Bavoh (2015) quy định thanh toán điện tử như chuyểngiao của người nộp tiền yêu cầu bồi thường tiền vào một bên có thể chấp nhậncho có lợi Lin & Nguyen (2001) xác định thanh toán điện tử như các khoảnthanh toán thông qua nhà thanh toán bù trừ tự động, hệ thống thẻ thương mại vàchuyển khoản điện tử Shon & Swatman (1998) xác định thanh toán điện tử nhưbất kỳ trao đổi quỹ khởi xướng thông qua một kênh truyền thông điện tử Gans
& Scheelings (1999) xác định thanh toán điện tử thực hiện thông qua các tínhiệu điện tử liên kết trực tiếp để gửi tiền hoặc các tài khoản tín dụng
Ngoài ra, Teoh, Chong, Lin, và Chua (2013) xem thanh toán điện tử nhưbất kỳ chuyển giao của một giá trị thanh toán điện tử của người nộp để thụhưởng thông qua một kênh thanh toán điện tử cho phép người tiêu dùng truy cập
từ xa và quản lý tài khoản ngân hàng và giao dịch qua mạng điện tử Tóm lại,theo các định nghĩa trên, hệ thống thanh toán điện tử có thể chỉ đơn giản là đượcđịnh nghĩa là một tập hợp các thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiềubên tham gia giao dịch và giá trị tiền trao đổi thông qua phương tiện điện tử
Trang 25Khi kinh doanh trên mạng Internet chúng ta có thể tiến hành và quản lý mọigiao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính vớimột trình duyệt và kết nối mạng Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mạiđiện tử của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng,được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay choviệc trao tay tiền mặt Tóm lại, Thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền vànhận tiền cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.
2.2 Các loại hệ thống giao dịch thanh toán điện tử
Các giao dịch thanh toán điện tử được tiến hành trong các mô hìnhthương mại điện tử khác nhau, chẳng hạn như, Consumer-to-Consumer (C2C),Consumer-to-Business (C2B), Business-to-Business (B2B) và doanh nghiệp đếnngười tiêu dùng ( B2C) Sumanjeet (2009, trích dẫn trong Ayo & Ukpere, 2012;Harris và cộng sự, 2011) Anderson (1998) cho rằng phương thức khác nhau của
hệ thống thanh toán điện tử đã nổi lên với sự tăng trưởng trong các giao dịchthương mại điện tử, chẳng hạn như, hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến,
hệ thống thanh toán Séc điện tử, hệ thống thanh toán tiền điện tử và thẻ thôngminh
2.3.1 Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ là thẻ trả trước và còn được gọi là thẻ ATM (Automated TellerMachine) Một cá nhân phải mở một tài khoản với ngân hàng phát hành thẻ ghi nợvới một số ID cá nhân Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (làthẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi), tiền trong tài khoảncủa người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định Thuậnlợi đối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng
Trang 26thực sự hay không Còn đối với người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiệnngay lập tức cho từng giao dịch.
Khi thẻ master hoặc thẻ visa được lắp qua các thiết bị nó được một hệthống ngân hàng xác nhận mã PIN và nhận ra ngân hàng phát hành để chấpnhận hoặc từ chối các giao dịch của người tiêu dùng khi chi vượt hạn mức tíndụng bởi vì hệ thống từ chối bất kỳ giao dịch vượt quá số dư trong tài khoản củamình, vì số tiền chi được ghi nợ ngay lập tức từ tài khoản của người tiêu dùngvới hầu hết các tài khoản ngân hàng mà người tiêu dùng được cấp thẻ ghi nợ(Kaur M, 2012; Joseph P.T & S.J, 2008; Kumaga D, 2010)
Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (là thẻ chi tiêudựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi), tiền trong tài khoản củangười mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định Thuận lợiđối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng thực sự haykhông Còn đối với người mua, việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay lập tứccho từng giao dịch
2.3.2 Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng đến nay là hình thức phổ biến nhất của thanh toán điện tử chongười tiêu dùng (Chou, Lee & Chong, 2004) và được chấp nhận rộng rãi bởi ngườitiêu dùng và các thương gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường bán lẻ (Laudon
& Traver, 2001) Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng và được chấp nhận hiện nay làVisa, MasterCard, American Express & EuroPay, thẻ tín dụng như visa haymaster card có một giới hạn chi tiêu dựa trên lịch sử tín dụng của người dùng (Schneider Gary P., 2002)
Để mua hàng hóa, dịch vụ từ các cửa hàng với hạn mức tín dụng do tổ chức phát hành thẻ phát hành và cửa hàng đó chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín
Trang 27dụng Sau đó sẽ được tính hàng tháng và chủ thẻ sẽ phải chịu phí tài chính (lãi)trên số tiền còn nợ nếu không thanh toán đúng hạn (Joseph P.T & S.J, 2008;Kumaga D, 2010).
Thẻ tín dụng quốc tế được người tiêu dùng và các thương gia chấp nhận
Họ cũng dễ dàng để sử dụng trên internet, chỉ có các chi tiết thẻ tín dụng cầnphải được gửi cho người thụ hưởng để thực hiện thanh toán (Vassiliou &Charalampos, 2004)
2.3.3 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngânhàng phát hành thẻ cấp cho người tiêu dùng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóadịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại
lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được kýkết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ Hóa đơn thanh toán thẻ chính làgiấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ vàđơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng pháthành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ
Như vậy, các thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ bao gồm: Chủthẻ (người tiêu dùng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hóa dịch vụ),ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán
Thẻ thanh toán tương tự như thẻ tín dụng, ngoại trừ nó không có hạn mứctín dụng quay vòng, nên cân bằng phải được trả mỗi tháng Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
và thẻ thanh toán các phương pháp thanh toán đã được sử dụng thành công, vàthường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử là tốt Thẻ thanh toán có từAmerica Express một câu lạc bộ ăn tối không có giới hạn chi tiêu và toàn bộ số tiềntính vào thẻ là do vào cuối của thời hạn thanh toán Thẻ thanh toán không
Trang 28liên quan đến dòng tín dụng và không tích lũy chi phí lãi vay (Schneider Gary P.2002).
2.3.4 Thanh toán điện tử qua trung gian
Nhà cung cấp thứ ba chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặthàng trên trang web của ngưởi tiêu dùng bằng chính tài khoản của họ Nhữngdịch vụ này thường được những nhà kinh doanh trực tuyến với quy mô nhỏquan tâm, đặc biệt là những người mới bắt đầu tiếp cận với hình thức kinhdoanh này Rất đơn giản bởi vì, tuy chi phí cho các giao dịch kiểu này thườngcao hơn chi phí phải trả cho những nhà cung cấp trực tiếp, nhưng doanh nghiệp
sẽ không phải trả phí dịch vụ tối thiểu hàng tháng và không phải đặt cọc bất kỳmột khoản tiền nào mà chỉ phải trả chi phí trên những giao dịch được thực hiện
Ví dụ: Vietnam Airlines thực hiện bán vé trực tuyến và các dịch vụ, tiện íchphục vụ người tiêu dùng vào website Khi triển khai bán vé máy bay trực tuyến,Vietnam Airlines sẽ áp dụng hình thức thanh toán chính trên 5 loại thẻ tín dụngphổ biến nhất thế giới (Visa, MasterCard, American Express, JCB, DinersClub) Thông qua hình thức thanh toán này, người tiêu dùng khi mua vé sẽ trảtiền bằng thẻ tín dụng ngay trên website của Vietnam Airlines sau khi điền đầy
đủ mọi thông tin về tài khoản cá nhân của mình Khi thực hiện hình thức thanhtoán này, Vietnam Airlines cam kết mọi hoạt động thanh toán sẽ diễn ra an toàn,đảm bảo mọi tiện ích và quyền lợi tối đa cho người tiêu dùng, mọi thông tin cánhân của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo an toàn và bí mật để người tiêu dùng
có thể yên tâm với việc mua vé trực tuyến
Hiện nay có rất nhiều hệ thống thanh toán điện tử Một số phương thứcthanh toán điện tử đơn giản trong hệ thống thanh toán điện tử (ví dụ: thẻ tín dụngtrực tuyến) Một số người khác sử dụng tiền kỹ thuật số, cho phép lưu trữ và trao
Trang 29đổi các giá trị bằng kỹ thuật số (Tadesse & Kidan, 2005) Với sự phức tạp ngàycàng tăng trong các giao dịch thương mại điện tử, các hệ thống thanh toán điện
tử khác nhau đã xuất hiện trong vài năm qua Có rất nhiều hệ thống thanh toánđiện tử được đề xuất hoặc đã có trong thực tế (Marthy, 2002)
2.4.1 Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến
Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến là loại phổ biến nhất của hệthống thanh toán cho thương mại điện tử (Tadesse & Kiddan, 2005)
Hệ thống thanh toán này đã được chấp nhận rộng rãi bởi người tiêu dùng
và các thương gia trên thế giới, và cho đến nay là phương pháp thanh toán phổbiến nhất tại các thị trường bán lẻ (Laudon.C & Traver, 2002)
Hình thức này của hệ thống thanh toán có nhiều ưu điểm hơn các phươngthức thanh toán truyền thống Một số trong những quan trọng nhất là: Tính độclập (Mỗi người sử dụng một thẻ cá nhân cho riêng mình), bảo mật (An toàn khi
sử dụng), tính toàn vẹn, tính tương thích, hiệu quả giao dịch tốt, thuận tiện, diđộng, rủi ro tài chính thấp và ẩn danh (Mọi thông tin cá nhân của người tiêudùng đều được bảo đảm) Tuy nhiên, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến tìm cáchgiải quyết một số hạn chế của thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến với thương giabao gồm: thiếu xác thực, thoái thác phí và gian lận thẻ tín dụng (SumanjeetSingh, 2009)
2.4.2 Tiền điện tử (Digital Cash)
Tiền điện tử (e-cash) là một khái niệm mới trong hệ thống thanh toántrực tuyến, vì nó kết hợp thuận tiện với bảo mật và sự riêng tư bằng máy vi tính
để cải thiện các thể loại tiền giấy (Sumanjeet Singh, 2009) Nó là một phươngthức thanh toán phải được lưu lại một số quỹ theo quy định hoặc một hạn mứctín dụng được cấp cho người sử dụng bởi các ngân hàng
Trang 30Tiền điện tử đã có một số điểm tương đồng với tiền thật như sự riêng tư,chuyển nhượng và thuận tiện, chi phí giao dịch thấp, chấp nhận tốt (chỉ có chiphí thực là khoản phải trả cho kết nối Internet), quyền hạn, giống như tiền thật,tiền kỹ thuật số là hoàn toàn ẩn danh Tuy nhiên nó cũng là một loại tiền kỹthuật số gọi là được xác định tiền điện tử, trong đó tiết lộ danh tính của nhữngngười rút tiền từ ngân hàng Nhưng không giống như tiền mặt, tiền kỹ thuật số
có thể không được chuyển đổi ngay sang hình thức khác có giá trị mà không có
sự tham gia của một bên thứ ba như ngân hàng Tiền kỹ thuật số được bảo mật
sử dụng chữ ký điện tử mà không có sự tham gia của trung gian Điều này tráingược với các hệ thống thanh toán điện tử khác (Tadesse & Kidan, 2005)
Singh Sumanjeet, 2009 xác định một số lợi thế cho hệ thống thanh toánđiện tử này như: thẩm quyền, bảo mật, sự chấp nhận tốt, chi phí giao dịch thấp,tiện lợi và ẩn danh Tuy nhiên, tiền điện tử cũng có nhiều hạn chế như tính diđộng kém, hiệu quả giao dịch kém và rủi ro tài chính cao
2.4.3 Thẻ thông minh (Smart card)
Thẻ thông minh lần đầu tiên được giới thiệu ở Châu Âu, được gọi là thẻlưu trữ giá trị Thẻ thông minh là về kích thước giống như một thẻ tín dụng, làmbằng nhựa với một chip vi xử lý chứa thông tin cá nhân và tài chính (RajeshChakarabari và Vikas Kadile, 2002) Bộ xử lý này có thể kết hợp thêm một thẻnhớ Ngoài những mẩu thông tin, hệ thống này đã được phát triển để lưu trữ tiềnmặt vào chip Số tiền trên thẻ được lưu ở dạng mã hóa và được bảo vệ bởi mộtmật khẩu để bảo đảm sự an toàn của thẻ thông minh Để trả tiền bằng thẻ thôngminh phải có một thiết bị đọc thẻ Thiết bị này đòi hỏi phải có một khóa đặc biệt
từ ngân hàng phát hành để bắt đầu chuyển tiền Thẻ thông minh có thể đượcdùng một lần hoặc có thể nạp lại (Kaur Manjot, 2012; Joseph P.T & S.J, 2008;Kumaga D, 2010)
Trang 312.4.4 Ví điện tử (Digital Wallet)
Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻtín dụng và các thông tin cá nhân khác Khi mua hàng trên mạng, người muahàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tinngười tiêu dùng cần thiết để thực hiện việc mua hàng Hiện nay, Visa,MasterCard, Yahoo, AOL, Microsoft đều cung cấp dịch vụ ví điện tử
Ví điện tử là rất hữu ích cho người mua sắm trực tuyến thường xuyên quacác thiết bị cầm tay, di động và máy tính để bàn Cung cấp một công cụ an toàn,thuận tiện cho mua sắm trực tuyến Lưu trữ thông tin cá nhân và tài chính nhưthẻ tín dụng, mật khẩu, mã PIN…(Kaur M, 2012).)
2.4.5 Séc điện tử (Electronic Cheque)
Séc điện tử là một hình thức của séc giấy (Dani & Krishna, 2001) Chứcnăng tương tự như séc giấy truyển thống ngoại trừ việc nó được gởi và được xử
lý bằng điện tử Giống như séc giấy, séc điện tử có chứa tất cả các thông tintương tự như séc bình thường và nó có thể sử dụng trong mọi trường hợp, nhưng
nó sử dụng chữ ký số để xác thực tài khoản ngân hàng Có rất nhiều trang webchấp nhận séc điện tử Séc điện tử và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lýtương tự nhau Về cơ bản, quy trình vận hành của séc điện tử tương tự như sécgiấy, nhưng thực hiện toàn bộ thông qua các phương tiện điện tử, do đó nhanhhơn, ít chi phí hơn và có thể an toàn hơn Séc điện tử cung cấp các biện phápbảo vệ như authentification (Quá trình xác thực và xác nhận danh tính của mộtkhách truy cập) và chữ ký số để bảo vệ các giao dịch kỹ thuật số (Kaur M,2012; Joseph P.T & S.J, 2008; J Yang, 2009)
Các hệ thống thanh toán séc điện tử phổ biến hiện nay là eCheck Secure(của CheckFree), eCash
Trang 322.4.6 Thanh toán di động (Mobile Payments)
Thanh toán di động (m-payment) là một thanh toán điện tử được thựchiện bằng cách sử dụng các thiết bị di động Một trong những ứng dụng chínhcủa thanh toán di động là trong thương mại di động (m-commerce) Thay vì sửdụng tiền mặt hoặc thẻ người tiêu dùng có thể sử dụng một chiếc điện thoại diđộng để trả cho các dịch vụ và hàng hóa
Thiết bị di động truy cập và sử dụng dịch vụ thanh toán di động để thanhtoán biên lai và các hóa đơn Các thiết bị di động cho phép người dùng kết nốiđến một máy chủ, thực hiện xác thực và ủy quyền, thực hiện thanh toán di động
và sau đó xác nhận giao dịch hoàn thành (Antovski & Gusev, 2003; Ding &Hampe, 2003b)
Nhật Bản là quốc gia hàng đầu để giới thiệu thanh toán di động và nó làmột hệ thống thanh toán lớn ở Nhật Bản Điện thoại thông minh có thể đượctrang bị NFC (Near Field Communication) Phương pháp tiếp cận khác củathanh toán di động miễn phí: thực hiện thanh toán từ điện thoại, Obopay PaypalMobile, Google gPay, dựa vào tin nhắn văn bản (Maurizio Marek, 2011)
SMS (Short Message Service), WAP (Wireless Application Proteocol) vàứng dụng Bluetooth là công nghệ cho phép thương mại di động Thanh toán điđộng được sử dụng để thanh toán trực tuyến và cho POS (Point of Sale) Thiết
bị di động cũng được sử dụng tại các thiết bị đầu cuối POS, máy bán hàng tựđộng, máy bán vé (Tadesse & Kidan, 2005)
2.4.7 Ngân hàng điện tử (E-Banking)
Là một dịch vụ mà các ngân hàng cung cấp cho người tiêu dùng thông quaInternet để thực hiện việc truy vấn thông tin về tài khoản, chuyển tiền, thanh toánhóa đơn, mở tài khoản trực tuyến, đăng ký mở thẻ, đăng ký vay trực tuyến,
Trang 33trên website của Ngân hàng tại bất cứ điểm truy cập Internet nào và vào bất cứthời điểm nào mà không cần phải đến các quầy giao dịch của ngân hàng.
Ngân hàng điện tử được xem như là các hệ thống cho phép các người tiêudùng của ngân hàng có thể truy cập, tiếp cận tài khoản cũng như những thôngtin chung của họ về các sản phẩm hay các dịch vụ của ngân hàng thông qua việc
sử dụng các website ngân hàng mà không cần tới sự can thiệp từ việc phải gửithư, fax hay chữ ký gốc và sự xác nhận qua điện thoại (Henry, 2000)
Ngân hàng điện tử khác với dịch vụ khác ở điểm nó cung cấp những sựkết nối toàn cầu từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và có thể dễ dàng truy cập từ bất
cứ máy tính nào có kết nối Internet (Bradley & Stewart, 2003; Henry, 2000;Rotchanakitumnuai & Speece, 2003; Jan-Her Wu và cộng sự, 2006)
Theo Garadahew Warku (2010) tất cả các phương pháp thanh toán điện
tử có một số đặc điểm như: có tính độc lập, di động, ẩn danh, bảo mật, dễ sửdụng, chi phí giao dịch, thuận tiện, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc Hệ thốngthanh toán điện tử có lợi cho người bán hàng trực tuyến, bởi vì thanh toán điện
tử cho phép họ để giao dịch bán hàng trực tuyến thay vì bị giới hạn trong mộtcửa hàng Giảm chi phí xử lý hoạt động và đồng thời tiết kiệm giấy in ấn chobiên lai, hoá đơn Cho phép các thương gia tiếp cận với thị trường toàn cầu
Chou và cộng sự (2004) xác định các lợi ích quan trọng đối với việc chấpnhận và sử dụng các hệ thống thanh toán điện tử Tương tự như vậy, Eastin (2002)
đã nghiên cứu bốn hoạt động thương mại điện tử (mua sắm trực tuyến, hệ thốngngân hàng, đầu tư, và thanh toán điện tử) nhận thấy rằng trước khi chấp nhận sửdụng hệ thống thanh toán điện tử, nhận thức tiện lợi và lợi ích tài chính sẽ quyếtđịnh chấp nhận sử dụng hệ thống Gerrard & Cunningham (2003) nhìn nhận lợi
Trang 34ích kinh tế bao gồm các chi phí cố định và giao dịch trong việc áp dụng thanhtoán điện tử Chi phí cố định tham khảo các chi phí của thiết bị thanh toán càiđặt như đầu đọc thẻ và phần mềm thanh toán, trong khi chi phí giao dịch lànhững phát sinh của người tiêu dùng và các thương gia mỗi khi họ thực hiệnmột giao dịch kinh doanh (Chou và cộng sự, 2004) Theo đó, người dùng có thểtận hưởng những lợi ích như chi phí thấp khi họ tham gia vào các giao dịch trựctuyến họ chỉ cần phải trả một khoản phí danh nghĩa cho các ngân hàng của họđối với các dịch vụ sử dụng (Gerrard & Cunninghamm, 2003; Sonia San-Marti'n
và cộng sự, 2012; San-Martin & Lo'pez-Catala'n, 2013)
Theo (Hord, 2005) thanh toán điện tử là rất thuận tiện cho người tiêudùng Người tiêu dùng chỉ cần nhập thông tin tài khoản của mình như số lượng,địa chỉ vận chuyển và thẻ tín dụng Thông tin sau đó được lưu trữ trong cơ sở dữliệu trên máy chủ web của nhà bán lẻ Khi người tiêu dùng quay trở lại trangweb, chỉ cần đăng nhập với tên truy cập và mật khẩu "Hoàn thành một giaodịch đơn giản như cách nhấn chuột Tất cả người tiêu dùng phải làm là xác nhậnđang thực hiện mua hàng" (Hord, 2005)
Hord (2005) tiếp tục nhấn mạnh thực tế là thanh toán điện tử làm giảmchi phí cho doanh nghiệp Các khoản thanh toán hơn đó được xử lý bằng điện
tử, chi phí ít hơn là sử dụng giấy và bưu chính Cung cấp thanh toán điện tửcũng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện duy trì người tiêu dùng Người tiêudùng có nhiều khả năng trở lại với trang web thương mại điện tử nơi mà thôngtin của họ đã được nhập và lưu trữ (Hord, 2005)
Theo (Cobb, 2005), "thanh toán điện tử chi phí giao dịch thấp hơn có thểkích thích GDP và tiêu dùng cao hơn, tăng hiệu quả của chính phủ, tăng cường vaitrò trung gian tài chính và cải thiện tính minh bạch tài chính" Cobb nói thêm rằng
"Các chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một môi
Trang 35trường mà trong đó những lợi ích có thể đạt được một cách phù hợp với kếhoạch phát triển kinh tế của họ".
(Humphrey và cộng sự, 2001) giới thiệu hỗ trợ thực tế và sử dụng cáccông cụ thanh toán điện tử này hứa hẹn mang lại lợi ích lớn cho cả doanhnghiệp và người tiêu dùng dưới hình thức chi phí giảm, thuận tiện hơn, phươngtiện đáng tin cậy an toàn hơn trong thanh toán và quyết toán nhiều tiềm năngrộng lớn của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp trên toàn thế giới qua internethoặc mạng điện tử khác Thanh toán điện tử cho phép khách hàng ngân hàng xử
lý các giao dịch tài chính hàng ngày mà không cần phải truy cập vào chi nhánhngân hàng địa phương của họ Thanh toán các sản phẩm điện tử có thể tiết kiệmthời gian và chi phí trong xử lý tiền mặt (Appiah & Agyemang, 2006)
2.6 So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống
Quá trình thanh toán điện tử tốt hơn qua việc xử lý của hệ thống thanhtoán thông thường hoặc truyền thống Quy trình thanh toán truyền thống liênquan đến người mua và người bán giao dịch tiền mặt hoặc thông tin thanh toán(séc và thẻ tín dụng) Việc giải quyết thực tế thanh toán diễn ra trong hệ thống
xử lý tài chính Thanh toán tiền mặt từ tiền gửi, tài khoản ngân hàng của ngườimua chuyển tiền cho người bán, và người bán hàng gửi tiền thanh toán đó vàotài khoản của mình Cơ chế thanh toán tiền mặt được giải quyết bằng cách điềuchỉnh tín dụng và ghi nợ tài khoản thích hợp giữa các ngân hàng dựa trên cácthông tin thanh toán chuyển qua séc hoặc thẻ tín dụng (Sumajneet Singh, 2009)
Trang 36Chương 3: CÁC LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI
3.1 Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ
Theo các khái niệm của Ajzen, I (1991, p 181) ý định được xem là “ bao
gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện”, Davis và cộng sự (1989) đều nhìn nhận ý định sử dụng của người tiêu
dùng liên quan đến mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng trong việc sửdụng các dịch vụ liên quan Người tiêu dùng sẽ có những ý định khác nhau tùyđặc điểm của mỗi khách hàng, yêu cầu, mục đích Như vậy, ý định sử dụng sảnphẩm/dịch vụ là xác suất chủ quan của một người nhận thức về sản phẩm/dịch vụ
để từ đó có thể đưa ra quyết định họ có thể hoặc không thực hiện một số hành vinhất định đối với sản phẩm/dịch vụ trong tương lai
Hơn nữa lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) cho rằng hành vi của ngườitiêu dùng có thể được dự đoán từ những ý định phù hợp với các hành động, mục tiêu
và bối cảnh đến hành vi của người tiêu dùng (Ajzen & Fishbein, 1980)
Một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng ý định hành vi là yếu tố quyếtđịnh quan trọng nhất của hành vi thực tế Ví dụ, Zhou, (2008) lập luận rằng cácyếu tố quan trọng nhất để xác định sự chấp nhận sử dụng và sử dụng các côngnghệ như thanh toán điện tử, là ý định của người dùng Ý định hành vi đã đượcnghiên cứu rộng rãi, đặc biệt là trong nghiên cứu hệ thống thông tin Tuy nhiên,
có cần thiết phải nghiên cứu thêm để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của chúng
ta về hiện tượng này "Phần mở rộng các mô hình khác nhau được xác định
trong nghiên cứu trước đây chủ yếu là nâng cao giá trị tiên đoán của các mô hình khác nhau ngoài các thông số kỹ thuật ban đầu" (Venkatesh và cộng sự,
2003)
Trang 37Trong lĩnh vực quản lý công nghệ, một số nhà nghiên cứu trước đó đã sửdụng các mô hình và lý thuyết thông thường; Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)(Fishbein & Ajzen, 1975), Lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991),
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis, 1985), Mô hình kết hợp TPB vàTAM(C-TAM-TPB) của Taylor & Todd (1995)
3.2 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action: TRA)
Mô hình hành động hợp lý TRA được Azjen & Fishbein (1975) giớithiệu vào những năm 1970 để giải thích hay dự đoán hành vi tiêu dùng dựa trên
xu hướng hành vi (ý định), thái độ và chuẩn chủ quan cá nhân Mô hình TRAđược xem là một trong những lý thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứutâm lý xã hội (Amitage & Conner, 2001) và hành vi của người tiêu dùng(Puschel và cộng sự, 2010)
Hình 1 : Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975
Theo mô hình TRA, ý định và hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quyếtđịnh hành vi của người tiêu dùng, TRA tập trung nghiên cứu ý định hành vi, hành
vi thực sự của một người phụ thuộc vào ý định hành động của họ Ý định hành vilại phụ thuộc vào thái độ (Attitude) hay quan điểm của người đó với hành động vàchuẩn chủ quan (Subjective norm) Trong đó thái độ hay quan điểm sử dụng lại phụthuộc vào niềm tin và khả năng đánh giá kết quả của hành động có thể đạt
Trang 38được Chuẩn chủ quan là cảm nhận, suy nghĩ của những người ảnh hưởng nhưngười thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanhrằng người đó có nên thực hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991,p.188) Mô hình hành động hợp lý dựa trên giả định cho rằng con người ra quyếtđịnh có lý trí căn cứ vào thông tin có sẵn và ý định hành vi của họ để thực hiệnhay không thực hiện một hành vi nào đó Các yếu tố tác động lên ý định và hành
vi là các nhân tố trung gian để tạo ra hành vi chính thức
Mô hình TRA và các biến thể của nó là những mô hình khá phổ biếnđược nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá ý định sử dụng sản phẩm/dịch
vụ của khách hàng Mô hình TRA cũng là nguồn gốc của các mô hình đánh giáhành vi của khách hàng sau này như mô hình hành vi dự định (Ajzen, 1985) môhình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989; Davis và cộng sự, 1993), mô hình chấpnhận và sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2000; 2003)
Hạn chế lớn nhất của thuyết này là hành vi quyết định của một cá nhân đặtdưới sự kiểm soát của ý định Như thế, thuyết này chỉ áp dụng đối với nhữngtrường hợp có ý thức nghĩ ra trước để biểu hiện hành vi Ý định lại chịu sự tác độngcủa thái độ và mối quan hệ xã hội Điều này cho thấy được, để có được hành
vi cá nhân thì yêu cầu sản phẩm, dịch vụ được sử dụng phải tạo ra niềm tin đốivới người sử dụng và các mối quan hệ cá nhân khác Quyết định không hợp lý,hành động theo thói quen hoặc hành vi được coi là không ý thức không thể giảithích bởi thuyết này (Ajzen, 1985)
Lý thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen phát triển từ việc mở rộng môhình TRA (1985, 1991) bằng cách đưa thêm các điều kiện khác vào mô hình, doTRA bị giới hạn khi dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong những tình huống
mà ở đó các cá nhân không thể kiểm soát hoàn toàn hành vi của họ khi thái độ đối
Trang 39với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành vi của họ(Hansen và cộng sự, 2004) Vì vậy thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzenxây dựng bằng cách bổ sung thêm nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi vào môhình TRA Nhân tố kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khithực hiên hành vi, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơhội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991) TPB xem xét ý định chịu ảnh hưởng củanhận thức kiểm soát hành vi nhằm phản ánh nhận thức của người sử dụng đốivới các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với hành vi.
Trong mô hình này Fishbein và Ajzen cho rằng ý định bị ảnh hưởng bởithái độ, chuẩn chủ quan và sự nhận thức kiểm soát đối với hành vi Thái độ đạidiện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vicủa mình Ngược lại, thái độ được hình thành từ niềm tin thể hiện ra bên ngoài
về kết quả cụ thể và sự đánh giá các kết quả đó Chuẩn chủ quan là nhận thứccủa con người về áp lực của xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi vàngược lại nó được quyết định bởi niềm tin chuẩn mực của con người Cuối cùngnhận thức kiểm soát hành vi cho biết nhận thức của con người về việc thể hiệnhay không thể hiện hành vi bị kiểm soát
Hình 2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Trang 40Nguồn: Ajzen, 1985
Con người không có khả năng hình thành xu hướng mạnh mẽ dể thựchiện hành vi nếu họ tin rằng họ không có nguồn lực hay cơ hội cho dù họ có thái
độ tích cực
Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán
và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnhnghiên cứu Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRAbằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi
Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner,2004) Các hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định không giới hạn thái độ,chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991) Có thể có các yếu
tố khác ảnh hưởng đến hành vi Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu cho thấy rằngchỉ có 40% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụngTPB (Ajzen, 1991; Werner, 2004)
Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách đáng kể thời gian giữa cácđánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá (Werner, 2004).Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi
Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động củamột cá nhân dựa trên các tiêu chí nhất định Tuy nhiên, cá nhân không luôn luônhành xử như dự đoán bởi những tiêu chí (Werner 2004)
3.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model: TAM)
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được phát triển bởi Davis (Davis,1989; Bagozzi, Davis & Warshaw, 1992) từ mô hình hành động hợp lý (TRA)
và hành vi dự định (TPB) để dự đoán việc chấp nhận các dịch vụ, hệ thống côngnghệ thông tin.Theo Legris và cộng sự (2003, trích trong Teo, T., Su Luan, W.,