ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ UYÊN
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” Ở
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ UYÊN
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” Ở
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊNNgành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lý luận Chính trị
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ MINH TUYÊN
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướngdẫn khoa học của TS Vũ Minh Tuyên trường Đại học Sư phạm - Đại học TháiNguyên Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực vàchưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin tríchdẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Uyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn sâusắc tới thầy giáo TS Vũ Minh Tuyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để luậnvăn được hoàn thành
Đồng thời, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban chủ nhiệm KhoaGiáo dục chính trị, các thầy cô giáo Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại họcSư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi chotác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới BGH, các giảng viên và học viêntrường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuậnlợi để luận văn được hoàn thành
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và đồngnghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa học
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Uyên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đóng góp của đề tài 4
6 Kết cấu của đề tài 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢNCỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” ỞTRƯỜNGCHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Việc nghiên cứu vấn đề kiểm tra, đánh giá trên thế giới 5
1.1.2 Việc nghiên cứu vấn đề kiểm tra, đánh giá ở Việt Nam 7
1.2 Cơ sở lý luận của đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 9
1.2.1 Quan niệm về kiểm tra, đánh giá 9
1.2.2 Mục đích của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá 20
1.2.3 Sự cần thiết và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên hiện nay 21
Trang 61.3 Thực trạng của đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những
vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 371.3.1 Cơ sở để tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 371.3.2 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những vấn đề cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 39
Kết luận chương 1 43
Chương 2: QUY TRÌNH ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌCTẬP MÔN "NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH" THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 44
2.1 Quy trình chọn nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá
trong dạy học môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh” 442.1.1 Quy trình chung khi tiến hành kiểm tra, đánh giá 442.1.2 Những yêu cầu khi xây dựng nội dung, PP, hình thức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh” 482.2 Quy trình đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Những
VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 502.2.1 Quy trình xây dựng đề kiểm tra với câu hỏi tự luận, trắc nghiệm 502.2.2 Quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá đối với câu hỏi TNKQ 522.2.3 Quy trình xây dựng đề kiểm tra kết hợp trắc nghiệm khách quan với
câu hỏi tự luận 542.2.4 Quy trình xây dựng đề đan xen kết hợp nhiều phương pháp 552.2.5 Quy trình xây dựng đề kiểm tra dưới dạng bài tập tình huống và bài
tập kinh tế 57
Trang 72.3 Điều kiện thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn
“Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 59
2.3.1 Đối với các cấp quản lý 59
2.3.2 Đối với giảng viên 60
2.3.3 Đối với học viên 61
2.3.4 Về cơ sở vật chất 62
Kết luận chương 2 63
Chương 3: THỰC NGHIỆM ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN 65
3.1 Kế hoạch thực nghiệm đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn“Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên 65
3.1.1 Giả thuyết thực nghiệm 65
3.1.2 Mục đích thực nghiệm 65
3.1.3 Đối tượng, địa điểm và thời gian thực nghiệm 66
3.2 Nội dung thực nghiệm 66
3.2.1 Chọn bài thực nghiệm 67
3.2.2 Thiết kế các dạng đề kiểm tra, đánh giá để tiến hành thực nghiệm 67
3.3 Tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả sau thực nghiệm 89
3.3.1 Khảo sát lớp đối chứng và thực nghiệm 89
3.3.2 Phân tích, đánh giá kết quả sau khi thực nghiệm 89
3.4 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồChí Minh” 98
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNDVBC : Chủ nghĩa duy vật biện chứngCNXHKH : Chủ nghĩa xã hội khoa học CSLL : Cơ sở lý luận
ĐC : Đối chứng HC : Hành chínhHH : Hàng hóa KT, ĐG : Đánh giáLLCT - HC : Lý luận chính trị - Hành chínhPP : Phương pháp
TLLĐ : Tư liệu lao độngTLSX : Tư liệu sản xuất TN : Thực nghiệmTNKQ : Trắc nghiệm khách quanTƯ : Trung ương
TV : Thường vụ VĐCB : Vấn đề cơ bản
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Kết quả thực câu hỏi trắc nghiệm và tự luận 90Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm dạng đề câu hỏi trắc nghiệm khách quan 91Bảng 3.3 Kết quả thực nghiệm dạng đề bài toán kinh tế và bài tập tình huống 94
Bảng 3.4 Kết quả đề thực nghiệm kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp
TNKQ và phương pháp tự luận 95Bảng 3.5 Kết quả thực nghiệm đề kiểm tra, đánh giá kết hợp các hình thức 96
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Kết quả thực nghiệm dạng đề câu hỏi vấn đáp và tự luận 91Biểu đồ 3.2 Kết quả thực nghiệm dạng đề câu hỏi TNKQ 93Biểu đồ 3.3 Kết quả thực nghiệm dạng đề bài toán kinh tế và bài tập tình
huống 94Biểu đồ 3.4 Kết quả đề thực nghiệm kiểm tra, đánh giá bằng phương
pháp trắc nghiệm khách quan và phương pháp tự luận 96Biểu đồ 3.5 Kết quả thực nghiệm đề kiểm tra, đánh giá kết hợp các hình
thức 97
Trang 10MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI với sự phát triển như vũ bão của khoa học côngnghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu hướng toàn cầu hóa thì vai trò củagiáo dục ngày càng trở nên quan trọng Với quan điểm giáo dục là “quốc sáchhàng đầu” Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn khẳng định về việc tiếp tục đổi mớinội dung, hình thức, PP dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học theo hướnghiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo nói chung và đổi mới chươngtrình, phương pháp dạy học nói riêng thì việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của người học được coi là một trong những vấn đề bức thiết, là động lựcthúc đẩy đổi mới quá trình dạy và học
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học, làmấu chốt tác động mạnh mẽ đến quá trình nâng cao chất lượng giáo dục - đàotạo Kiểm tra, đánh giá đúng cách, đúng hướng, khách quan, nghiêm túc sẽ làđộng lực mạnh mẽ khích lệ người học vươn lên đạt kết quả tốt trong quá trìnhhọc Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên về tình hình lĩnh hội kiến thứccủa người học, việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo, góp phần phát huy tính tíchcực, tính chủ động, tự giác trong mỗi người học trong quá trình học tập
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục ở nước ta trong những năm gần đây chothấy kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học còn chưa hợp lý,chưa phản ánh đúng thực chất năng lực của người học Đặc biệt trong kì thiTrung học phổ thông Quốc gia năm 2018 vừa qua đã xuất hiện hiện tượng gianlận trong thi cử, chạy điểm, nâng điểm không chỉ ở một số cá nhân mà nó còntrở thành một tổ chức tiêu cực ở một số tỉnh gây bức xúc trong dư luận xã hội.Từ đó, cũng đặt ra nhiều câu hỏi làm thế nào để có sự công bằng, chính xác vàminh bạch trong thi cử Đây thực sự là một thách thức nó làm ảnh hưởng
Trang 11nghiêm trọng đến nền giáo dục nói riêng và đến cả sự nghiệp của đất nước nóichung, vì vậy cần
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n phải có biện pháp giải quyết triệt để trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả họctập.
Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng chỉ
rõ: “Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bướctheo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy vàcông nhận” Như vậy, để đạt được sự tin cậy của cộng đồng thì việc đổi mới
kiểm tra, đánh giá cần phải có những thay đổi về cả nội dung, hình thức,phương pháp, có như vậy mới đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu giáo dục,khắc phục được những hạn chế và phù hợp với đặc thù của từng môn học, trongđó có môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
Xuất phát từ thực tiễn trên để hoạt động dạy và học môn Những VĐCBcủa chủ nghĩa Mác - Lênin đạt hiệu quả cao, cần thiết phải có những cách thứcđổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách thiết thực, cụthể và hiệu quả Để góp phẩn đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức kiểmtra, đánh giá kết quả dạy học môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên được công bằng,
chính xác, khoa học hơn, tôi quyết định chọn đề tài: “Đổi mới kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục đích nghiên cứu
Khẳng định vị trí, vai trò của kiểm tra, đánh giá.Luận văn tập trung nghiên cứu, đề xuất những biện pháp góp phần đổimới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong môn “Những VĐCBcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnhThái Nguyên
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra CSLL và thực tiễn đổi mới KT, ĐG kết quả học tập môn“Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ởtrường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n - Đề xuất quy trình đổi mới KT, ĐG kết quả học tập môn “Những vấn đềcơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trịtỉnh Thái Nguyên.
- Thực nghiệm đổi mới KT, ĐG kết quả học tập môn “Những vấn đề cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnhThái Nguyên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả họctập môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ởtrường Chính trị tỉnh Thái Nguyên qua một số bài học cụ thể của môn này(phần I: Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Môn Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhbao gồm bốn học phần: Triết học, Kinh tế chính trị, CNXHKH, Tư tưởng HồChí Minh Vì thời gian có hạn, luận văn chỉ tiến hành điều tra và khảo sáthướng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy học phần Kinh tế chính trịcủa môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin” cho học viên các lớpTrung cấp LLCT - HC K37, K38, K43, K44 ở Trường Chính trị tỉnh TháiNguyên
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung là PP luận của CNDVBC và chủ nghĩa duy vật lịchsử Ngoài ra luận văn còn sử dụng những PP nghiên cứu sau:
+ PP lịch sử - lô gíc.+ PP trừu tượng hóa, khái quát hóa+ PP phân tích - tổng hợp
+ PP so sánh - thống kê.+ PP điều tra xã hội học, phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm sư phạm
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n
5 Đóng góp của đề tài
- Về lí luận:
Đề tài xác định được vai trò, ý nghĩa, vị trí của việc kiểm tra, đánh giákết quả học tập trong dạy học nói chung, dạy học môn "Những VĐCB của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" nói riêng từ đó đề ra những hướngđổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm phát huy tính tích cực củangười học
- Về thực tiễn:
Trên cơ sở thực nghiệm sư phạm, tác giả đưa ra quy trình và đề xuấtnhững giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập trong dạy học nói chung và đổi mới kiểm tra, đánh giá môn NhữngVĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, vận dụng gópphần đổi mới kiểm tra, đánh giá môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên hiện nay
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo vàphần phụ lục, luận văn gồm 3 chương 10 tiết
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦNGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” Ở TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Việc nghiên cứu vấn đề kiểm tra, đánh giá trên thế giới
Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, các nhà khoa học luôn lấy mệnh đề“bất cứ cái gì đang thực sự tồn tại đều có thể đo được” làm điểm xuất phát choviệc nghiên cứu Cũng như vậy trong khoa học giáo dục, để đánh giá một cáchchính xác quá trình học tập của người học, nhà giáo dục Peter W Airasian đãnghiên cứu, tìm hiểu cách thức đánh giá bằng phương pháp đo lường Đối vớiphương pháp này người thầy có thể sử dụng những kỹ thuật như: phiếu quansát, bảng hỏi, phiếu phỏng vấn, bảng liệt kê, bảng trắc nghiệm để lượng hóakhối kiến thức, kỹ năng của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức ứng vớicác con số cụ thể
Một số nhà nghiên cứu lại đi tìm công cụ khác để đánh giá kết quả họctập của người học như: Nitoko Brookhart đã có những nghiên cứu về việc sửdụng phương pháp trắc nghiệm (test) như một công cụ trong kiểm tra, đánh giátri thức Theo đó, nhà giáo dục có thể xử dụng những tình huống có vấn đề, đưara những phương án để người học phải lựa chọn để đi đến sự cô đọng, sự thốngnhất cho một kiến thức nào đó Thủ pháp này đòi hỏi mỗi câu trả lời ứng vớimột hệ số điểm thống nhất và có tính hệ thống logic Chính Nitko Brookhart đãchỉ ra cụ thể hơn về việc đánh giá trong giáo dục là “quá trình thu thập thông tinvà sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, vềnhà trường và đưa ra các chính sách giáo dục” [9, tr.33] cho phù hợp (bao gồmtừng hoạt động cụ thể từ hoạt động giảng dạy đến xếp chỗ ngồi cho học sinhvào các chương trình học khác nhau)
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n Các nhà giáo dục khác như: Mabry, Hart, Herman, Brown Hudson,Wiggin,… lại đi tìm hình thức đánh giá và phân chia thành ba hình thức kiểmtra đánh giá chính gắn với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể:
Hình thái đánh giá cổ điển đầu tiên là đánh giá chủ yếu dựa trên sự đolường tâm lí với những bài kiểm tra trên giấy thông qua câu hỏi trắc nghiệm vàsử dụng quy trình chấm điểm trên máy tính để đảm bảo tính khách quan
Tiếp đến là hình thái đánh giá gắn với bối cảnh giáo dục với chủ trươngkiểm tra đánh giá phải phù hợp với khung chương trình, câu hỏi phải dựa trêntiêu chí cung cấp thông tin, mang tính phản hồi để có ích cho việc điều chỉnhhoạt động giảng dạy Hình thức này đã khuyến khích được tính tự đánh giá,đánh giá lẫn nhau của học sinh
Thứ ba là hình thái đánh giá cá nhân hóa do Brown Hudson, DierickDochy nghiên cứu Phương pháp đánh giá này xuất hiện với nhiều tên gọi khácnhau: phương pháp đánh giá sáng tạo, đánh giá thực hiện, đánh giá năng lực,văn hóa kiểm tra đánh giá hiện đại,… Nhưng tựu chung với phương pháp nàyngười học phải thực hiện nghiên cứu và vận dụng kĩ năng tư duy sáng tạo trongquá trình học tập và thể hiện ra bằng những sản phẩm cụ thể Bài kiểm tra đadạng vừa tương thích với bối cảnh thực tế cuộc sống vừa gắn với hoạt độnggiảng dạy và phù hợp với mục tiêu môn học
Peter W.Airasian cũng đã nghiên cứu rất nhiều về kiểm tra và ông đã chỉra rằng kiểm tra có nhiều dạng: kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết,… Những bàikiểm tra trên lớp ấy là “quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợcho việc ra quyết định” [9, tr.31] Hay nói cách khác, người giáo viên phải làngười dùng giấy bút để thu thập thông tin về sự thể hiện kiến thức và kĩ năngcủa người học một cách hệ thống Ông đã chia đánh giá thành hai dạng là:“đánh giá định tính là việc quan sát, kiểm tra và đo lường; đánh giá định lượngnhư đánh giá bằng điểm số” [9, tr.31]
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n Nhà nghiên cứu K.Ulbrich khi tìm hiểu về đánh giá đã chỉ ra rằng: “Đánhgiá là hệ thống hoạt động nhằm thu thập số liệu, sản phẩm, báo cáo có giá trịthực về sự hiểu biết và nắm vững những mục tiêu đã đề ra” [9, tr.31].
Theo nhà giáo dục R.F Marger (1993), đánh giá cũng giống như nghệthuật nó miêu tả chi tiết tình hình học tập của học sinh và việc giảng dạy củagiáo viên để từ đó đưa ra những công việc cần phải tiếp tục và phải làm cho họcsinh tiến bộ hơn [9,
tr.32]
Nhà giáo dục Savin trong cuốn Giáo dục học đã nêu những thang bậc
khác nhau của mình về kiểm tra đánh giá kết quả học tập: “Đánh giá được thựchiện trên cơ sở kiểm tra và đánh giá theo hệ thống 5 bậc: Xuất sắc (điểm 5), Tốt(4 điểm), Trung bình (3 điểm), Xấu (điểm 2), Rất xấu (điểm 1)” [16, tr.246].
1.1.2 Việc nghiên cứu vấn đề kiểm tra, đánh giá ở Việt Nam
Vấn đề phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học đãvà đang được các nhà khoa học, nhà giáo dục quan tâm
Giáo trình “phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học” của
PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm và TS.Vũ Đình Luận (Nhà xuất bản Đại học Vinh)nói về phương pháp KT, ĐG trong dạy học môn Sinh học; quá trình dạy họcmôn Sinh học bao gồm sáu yếu tố cơ bản: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học,phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và KT,ĐG trong dạy học
Đã cung cấp cho độc giả lý thuyết về kiểm tra đánh giá trong dạy học nóichung và dạy học Sinh học nói riêng Đồng thời, giáo trình còn mang lại nhữngtri thức về phương pháp xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá, phương phápkiểm tra đánh giá trong dạy học môn Sinh học
Qua đó tác giả còn giúp cho người học có thể tự xây dựng được bài kiểmtra, áp dụng các phương pháp đánh giá năng lực sau khi được học các bài học
Tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài viết “Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá tri
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n
thức học sinh” (Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội 2004)
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n đã trình bày những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng củahọc sinh Đồng thời, tác giả còn trình bày về vị trí, chức năng của kiểm tra,đánh giá tri thức người học và khẳng định việc kiểm tra, đánh giá là một khâuquan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Bài viết của TS Vũ Thị Phương Lê nói về “Đổi mới phương thức kiểmtra, đánh giá các học phần ngành chính trị học theo hướng phát triển năng lựcở trường Đại học Vinh hiện nay”, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đổi
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; từ đó đề xuất các phương thức kiểm tra,đánh giá các học phần ngành chính trị học theo hướng “mở” nhằm chú trọngphát triển năng lực của sinh viên
Kiến thức, kĩ năng về kiểm tra, đánh giá là vô cùng quan trọng, bởi vậynó đã được các nhà giáo dục: Nguyễn Công Khanh (chủ biên) và Đào Thị Oanh
nghiên cứu và biên soạn cuốn giáo trình “Kiểm tra đánh giá trong giáo dục”
của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (2017) với ba nội dung lớn:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá trong giáo dục đem lại chongười học kiến thức về vai trò, mục đích, mục tiêu của kiểm tra đánh giá tronggiáo dục; các hình thái và những loại hình đánh giá trong giáo dục; các kháiniệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá và quy trình thiết lập một kế hoạch đánhgiá phù
hợp
Chương 2: Nói về các công cụ kiểm tra đánh giá với những phương phápcụ thể như: nhóm phương pháp kiểm tra viết, nhóm phương pháp quan sát,…các công cụ kiểm tra đánh giá; giúp người đọc phân biệt được điểm khác biệtgiữa đánh giá năng lực với đánh giá kiến thức, kĩ năng
Chương 3: Xử lí và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá.Nhìn chung, vấn đề kiểm tra, đánh giá đã và đang được nhiều tác giảquan tâm và nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau như: có tác giả trình bàyvề ý nghĩa, vị trí của kiểm tra, đánh giá đối với người học; đề xuất các phươnghướng đổi mới kiểm tra đánh giá thông qua những hình thức và cách tổ chức
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n khác nhau,… Những kết quả nghiên cứu trên làm cơ sở cho tác giả kế thừa vàtiếp tục
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
có những phương hướng để đi vào nghiên cứu đề tài: “Đổi mới kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh” ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên”.
1 2 C ơ s ở l ý l u ậ n của đ ổ i m ới k i ể m t r a , đ á nh gi á k ế t q u ả h ọ c t ậ p m ô n “ N hững v ấ n đề cơ b ả n c ủ a c h ủ n g h ĩ a M á c - Lên i n, tư t ư ở ng Hồ C h í M i nh ” ở trườ n g C h í nh trị tỉnh Thái Nguyên
1 2 1 Q u a n n i ệ m về ki ể m t ra , đá n h g i á
1.2.1.1 Kiểm tra, đánh giá nói chung
Kiểm tra, đánh giá là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong đờisống hàng ngày cũng như các ngành khoa học Nó là một mắt xích quan trọngtrong sự nghiệp giáo dục, nó tồn tại khách quan và có tác động trực tiếp đếnviệc nâng chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên Kiểm tra, đánh giávới mục đích trước hết là để đo kết quả giáo dục đã đạt được
Kiểm tra là một thuật ngữ dùng để chỉ sự đo lường, thu thập thông tin, sosánh với những tiêu chuẩn, mục tiêu đã đề ra nhằm phán đoán, xác định xemngười học đã lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng và thái độ như thế nàotrong quá trình học
Trong cuốn “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam”, kiểm tra được hiểulà việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh so với mục tiêu đề ra sau một giaiđoạn nhất định: “kiểm tra là hoạt động đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡmột hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy địnhnhằm xác định sự phù hợp với mỗi đặc tính” [9, tr.28]
Đánh giá hiểu theo nghĩa chung nhất với những định nghĩa như:Trong cuốn “Đánh giá kết quả học tập” tác giả đã chỉ ra: “đánh giá làhoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật,hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà ngườiđánh giá cần tuân theo” [14, tr.7]
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Trong Triết học: “Đánh giá là xác định giá trị của sự vật, hiện tượng xãhội, hoạt động hành vi của con người tương xứng với những mục tiêu, nguyêntắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ một thái độ Nó cótính động cơ, phương tiện và mục đích hành động” [9, tr.30].
Năm 1989, Jean - Marie De Ketele đánh giá là sự “thu thập một tập hợpthông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy, xem xét mức độ phù hợp giữatập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định raban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ramột quyết định” [9, tr.31]
Cho đến năm 1997, C.E Beeby đã chỉ ra rằng: đánh giá không chỉ dừnglại ở sự thu thập thông tin mà còn phải lí giải nó theo một hệ thống các bằngchứng để đi tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động Ông đã đưa rakhái niệm chung nhất về đánh giá và đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh giá trị củanó
Với những cách định nghĩa trên, kiểm tra, đánh giá có có nghĩa rất rộngvà được hiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, nhưng tựu chung lại nóbao gồm những nội dung cơ bản:
- Kiểm tra là việc đưa ra ý kiến về kết quả của công việc dựa trên cơ sởnhững thông tin đã thu thập được rồi tiến hành đối chiếu với những mục tiêu,tiêu chuẩn đã đề ra trước đó
- Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán giá trị vềkết quả của công việc đã đặt ra trước đó
- Kiểm tra, đánh giá là quá trình hình thành những phán xét, nhận định vàkết quả của công việc dựa vào sự thu thập, phân tích, xử lý thông tin, đối chiếuvới những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm xác định giá trị của một sảnphẩm, một tiến trình, một chương trình,… từ đó, đề xuất những quyết định phùhợp để điều chỉnh, cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng công việc cũngnhư hiệu quả của nó
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Như vậy, kiểm tra bao giờ cũng hướng tới thực hiện mục đích được tínhbằng chất lượng và hiệu quả công việc, kiểm tra là một trong các bước cần tiếnhành của quá trình đánh giá Đánh giá nhằm đo chất lượng và hiệu quả côngviệc, cho nên đánh giá có mục đích Hơn nữa, đánh giá phải đi đến sự phánquyết, nhận định về giá trị, vì vậy cần phải thu thập những dạng thông tin khácnhau và việc xử lí những thông tin này dựa trên nhiều tiêu chuẩn, đối chiều vớinhiều mục tiêu từ đó mới đưa ra những phán đoán, quyết định phù hợp Xét ởgóc độ này thì giữa kiểm tra và đánh giá có những điểm chung: kiểm tra gắnliền với đánh giá, đánh giá được hiểu theo nghĩa là kiểm tra KT, ĐG có mốiquan hệ mật thiết với nhau.
1.2.1.2 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học
Trong giáo dục, kiểm tra là quá trình đo lường học tập thực tế của ngườihọc so với các tiêu chuẩn, mục tiêu đã đề ra với mục đích phát hiện những gì đãđạt được, chưa đạt được, nguyên nhân cùng các nhân tố chi phối tới quá trìnhấy,… để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục Hay cũng có thể hiểu, kiểmtra là sự thu thập những thông tin, dữ liệu để làm cơ sở cho đánh giá
Hay cũng có thể hiểu kiểm tra là xem xét học sinh lĩnh hội được nhữngtri thức, kĩ năng, thái độ như thế nào so với mục tiêu giáo dục đã đề ra trongquá trình học tập Từ đó, giáo viên cũng như người học có thể điều chỉnh hoạtđộng dạy và học giúp học sinh cải thiện và nâng cao thành tích học tập Tronglớp học, giáo viên có thể tiến hành kiểm tra nhiều lần, việc kiểm tra có thể đượcthực hiện thường xuyên hoặc định kì Người bị kiểm tra không nhất thiết là phảibiết trước về hoạt động kiểm tra của giáo viên Kết quả của kiểm tra có thểdùng làm công cụ đánh giá xếp loại người học, làm báo cáo, tư vấn giáo dục
Tóm lại, dù ở các cách nhìn khác nhau nhưng tựu chung lại, “kiểm tra làxem xét, tổ chức thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo lường để đưa racác kết quả, so sánh, đối chiếu với yêu cầu, mục tiêu hay chuẩn đã đề ra, vớimục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyênnhân, các yếu tố ảnh hưởng và chi phối” tới quá trình giáo dục [9, tr.30].
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Trong giáo dục đánh giá có những khái niệm, định nghĩa khác nhau tùythuộc vào mục đích, đối tượng, cấp độ đánh giá,…
Năm 1950, nhà giáo dục và tâm lí học Mĩ Ralph Tyler đã khẳng địnhrằng: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện cácmục tiêu trong các chương trình giáo dục” [9, tr.32]
Nhà giáo dục Tiler cho rằng: “quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xácđịnh mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục” [9, tr.32]
Năm 1993, nhà giáo dục Marger đã chỉ ra rằng: “đánh giá là việc miêu tảtình hình của học sinh và giáo viên để quyết định công việc cần phải tiếp tục vàgiúp học sinh tiến bộ hơn” [9, tr.32] Với quan niệm này, tác giả đã nhấn mạnhđến khía cạnh cần phải đưa ra quyết định nào đó, nó có thể là quyết định vềngười học, về người dạy, về nội dung chương trình giáo dục, về điều kiện giáodục - đào tạo,…
Trong cuốn “Một số vấn đề chung về đánh giá chất lượng giáo dục phổthông” của Dự án Phát triển Giáo dục Trung học cơ sở năm 2006 đã dựa trên
bình diện chức năng, mục đích, đối tượng đánh giá mà khẳng định: đánh giá “làquá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống các thông tin về hiện trạng,khả năng hay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mụctiêu giáo dục, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủtrương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo” [1]
Từ các ý kiến trên Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Oanh trong “Giáotrình kiểm tra đánh giá trong giáo dục” đã khẳng định: “đánh giá trong giáo
dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về đối tượng cầnđánh giá (hiểu biết về năng lực của học sinh, chương trình giáo dục, điều kiệnnhà trường,…) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụngcác thông tin này để quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hayđưa ra các chính sách giáo dục” [9, tr.33]
Trong giáo dục, có rất nhiều những khái niệm khác nhau về đánh giá, tuynhiên tùy theo mục đích, cấp độ, đối tượng đánh giá mà mỗi quan niệm lại nhấnmạnh vào một khía cạnh nào đó của đánh giá
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Tóm lại, từ những quan niệm trên về đánh giá kết quả học tập tác giả kháiquát lại như sau: Đánh giá là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải và xử lýnhững thông tin về khả năng và mức độ thực hiện các mục tiêu học tập củangười học, về nguyên nhân cũng như các nhân tố tác động đến quá trình thựchiện mục tiêu đã đề ra, từ đó tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm củangười giáo viên và nhà trường giúp cho người học ngày càng tiến bộ hơn Quađây, tác giả thấy khái niệm đánh giá trong giáo dục được các nhà nghiên cứukhai thác ở những khía cạnh khác nhau từ mục đích, yêu cầu đến nội dung cụthể, có khi lại được nghiên cứu ở một phạm vi khái quát, có khi lại nhấn mạnhvào tính chất hay quy trình,… Nhưng tựu chung lại, đánh giá chất lượng giáodục có thể tiếp cận theo: đánh giá chất lượng giáo dục là đánh giá sản phẩm đầura của giáo dục; đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Đánh giá là một khâu không thể tách rời trong quá trình giáo dục và đàotạo Nó đóng vai trò tích cực thúc đẩy việc điều chỉnh hệ thống giáo dục và kíchthích việc đổi mới trong giáo dục
Kiểm tra và đánh giá có quan hệ mật thiết với nhau, đó là hai hoạt độngđan xen nhằm tập hợp những dữ liệu về kết quả của quá trình giáo dục
Kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục gồm có: đánh giá hệ thống giáodục, đánh giá một nhà trường, đánh giá người học; đánh giá nhà giáo; đánh giácán bộ quản lý; đánh giá chương trình giáo dục - đào tạo; đánh giá cơ sở vậtchất, học liệu; đánh giá các yếu tố khác
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học cần phải đạt đượcmột số yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, đánh giá phải cung cấp được những kết luận hoặc suy luận đángtin cậy và có ý nghĩa về chất lượng học tập của người học
Thứ hai, công tác đánh giá cần phải dựa trên một hệ thống chuẩn đánhgiá và phải bám sát vào mục tiêu học tập để có thể đưa ra các thông tín chínhxác Bên cạnh đó, giảng viên có thể sử dụng các nguồn chứng cứ khác nhau đểtăng giá trị của các suy đoán trong đánh giá
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Thứ ba, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, phản ánh chính xác vàđáng tin cậy về kết quả học tập của người học Khi đánh giá cần giảm tới mứcthấp nhất những định kiến, thiên vị và những thông tin thiếu tin cậy về ngườihọc; cần ngăn chặn những yếu tố chủ quan từ phía người đánh giá như: tâmtrạng, sức khỏe,…
Thứ tư, đánh giá phải phản ánh được một cách chính xác kết quả học tậpcủa người học như thế nào Đồng thời, thúc đẩy được việc học tập của ngườihọc và nâng cao chất lượng học tập, hạn chế mặt tiêu cực Do đó, giảng viên cầnphải chọn phương pháp kiểm tra, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp
Thứ năm, việc kiểm tra, đánh giá người học phải tiến hành thường xuyên,liên tục và có hệ thống Số lần kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo đủ theo quyđịnh để có thể đánh giá chính xác Khi đánh giá nên đặt người học trước nhữngthử thách đòi hỏi họ phải tư duy, sáng tạo và biết cách giải quyết vẫn đề theohướng tích cực, phương pháp giải quyết đa dạng để thúc đẩy người học pháttriển Đồng thờ, giảng viên nên tạo cơ hội cho người học tham gia vào quá trìnhđánh giá để hình thành và phát huy năng lực tự đánh giá của người học
Thứ sáu, khi kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính toàn diện cả về kiếnthức, kỹ năng và thái độ của người học Đánh giá phải đảm bảo tính công bằng,phải tạo cơ hội cho tất cả người học có cơ hội như nhau để thể hiện năng lựccủa mình Tránh tình trạng đánh giá phiến diện, không có sự thiên vị bất kỳ cánhân nào khi đánh giá như: chủng tộc, địa vị kinh tế - xã hội, giới tính,… Cầncung cấp cho tất cả người học biết về phạm vi đánh giá để họ có thể chủ độngtrong việc ôn tập.Tuy nhiên đó không phải là một nội dung cụ thể Tiêu chíđánh giá và kết quả đánh giá cần phải được công bố công khai cho tất cả ngườihọc biết
Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu học tập lại có những mức độ yêu cầu khácnhau Do vậy, việc vận dụng các mức độ đánh giá phải phù hợp với mục tiêu vàđối tượng người học mới nâng cao được chất lượng dạy học
- Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Thứ nhất, là để xác định năng lực thực hiện bao gồm cả kiến thức, kỹnăng, thái độ hiện có ở người học và phân loại học sinh: chia cặp, chia nhómhọc tập để người học có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Thứ hai, nhằm thúc đẩy quá trình học tập của người học nhờ có thông tinphản hồi kịp thời cho học sinh biết thực trạng của mình
Thứ ba, giúp cải tiến việc dạy và học của giáo viên cũng như người học.Lên kế hoạch điều chỉnh hoạt động giảng dạy
Thứ tư, mục tiêu quan trọng khác của kiểm tra, đánh giá là đưa ra cácthông tin phản hồi chính xác của giáo viên về kết quả học tập của người học sẽthúc đẩy người học tiến bộ Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thườngxuyên kiểm tra, đánh giá việc học tập cũng như hành vi ứng xử của người học
Thứ năm, việc kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên có thể phát hiện sớm cáckhó khăn trong quá trình học người học và giúp họ vượt qua nó Từ đó, phánđoán giá trị và phân định mức độ tiến bộ của học sinh so với các bạn khác tronglớp
Tuy nhiên, do một số hạn chế về điều kiện nên không có một cách thứckiểm tra, đánh giá nào có thể đạt được tất cả các mục đích trên cùng một lúc.Thông thường, mỗi lần kiểm tra, đánh giá người ta chỉ có thể ưu tiên một hoặchai mục đích nào đó mà thôi Vì vậy, tùy theo mục đích mà cần lựa chọn cáchthức phù hợp từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể
- Các chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục
Chức năng thông tin phản hồi: kiểm tra, đánh giá có chức năng cung cấpcho hệ thống quản lý, giáo viên những thông tin đáng tin cậy về tình hình, thựctrạng kết quả chất lượng giáo dục để điều chỉnh hoạt động giáo dục có hiệu quảhơn, đồng thời việc kiểm tra còn là một trong những cơ sở giúp giáo viên đánhgiá được học sinh Đối với người học, kiểm tra đánh giá giúp họ biết được điểmmạnh và điểm yếu của mình giúp họ kiểm soát quá trình học của mình
Chức năng lượng định giá trị: Đánh giá gán cho đối tượng một giá trị nàođó so với mục tiêu giáo dục đề ra, dựa trên cơ sở đó để đề xuất những biện phápthích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Chức năng hướng dẫn: kiểm tra, đánh giá nhằm giải thích những hoạtđộng giáo dục đã phù hợp hay chưa phù hợp với mục tiêu đã đề ra, dự báo đúngsai và chỉ dẫn cho đối tượng tự điều chỉnh cho đúng.
Chức năng điều chỉnh: kiểm tra, đánh giá giúp điều chỉnh hoạt động củanhà quản lý; hoạt động dạy và giáo dục của giáo viên; điều chỉnh hoạt động củangười
học
Chức năng kích thích - động viên: kiểm tra, đánh giá còn kích lệ tinhthần, ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đối với các cấp quản lý giáo dục,người giáo viên và cả bản thân người học tập, rèn luyện; giúp người học khắcphục những khó khăn, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, giáodục tinh thần tập thể, tính tích cực, tự lực cho cán bộ giáo viên và người học
Chức năng giáo dục: kiểm tra, đánh giá tác động mạnh mẽ đến tâm lýngười học, giúp người học có ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tính nguyên tắc,tự lập, ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt Giáo viên đánh giá kháchquan sẽ giáo dục cho người học tính trung thực, năng lực tự đánh giá
Chức năng thông tin và báo cáo: không chỉ riêng người học thông quađiểm kiểm tra để biết tình hình học tập của bản thân, mà nó còn là thông tin chocha mẹ biết về thành tích học tập của con cái họ Từ đó cha mẹ có thể phối hợpvới nhà trường định hướng, hỗ trợ con cái họ trên con đường học tập
Chức năng so sánh: Thông qua các bài kiểm tra, đánh giá giáo viên có thểso sánh trình độ học sinh giữa các lớp, giữa học sinh trong cùng một lớp để cónhững biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục
Chức năng dự báo: Đánh giá xác định được thực trạng quản lý, dạy vàhọc, dự báo kết quả trong tương lai, từ đó giúp nhà trường có thể xây dựng kếhoạch chiến lược và đề ra các giải pháp phát triển
Chức năng xã hội: Kiểm tra, đánh giá có chức năng xác định chất lượngvà số lượng sản phẩm của nền giáo dục, đây cũng là một trong những cơ sở đểcác đơn vị kinh tế, xã hội tuyển chọn việc làm dựa trên thành tích học tập
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Chức năng củng cố và phát triển: Việc KT, ĐG thường xuyên nhằm kíchthích người học duy trì những kết quả tốt, đồng thời cũng khích lệ người học cốgắng vươn lên đạt kết quả cao hơn.
Kiểm tra, đánh giá là hoạt động thường xuyên nhằm phân tích, nhận xétvề một hiện tượng, chủ trương, chính sách,… theo một quy trình nhất định Dovậy, kiểm tra, đánh giá không chỉ là để phân loại mà nó còn nhằm mục đích xácđịnh chất lượng, khả năng đạt được của một đối tượng nào đó so với chính yêucầu thực tại Hơn nữa, kiểm tra, đánh giá không chỉ phản ánh năng lực hoạtđộng hưũ ích của con người mà nó còn chỉ ra mức độ hữu ích của những sảnphẩm do chính con người sáng tạo ra
- Các hình thức kiểm tra, đánh giá
+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyênỞ hình thức này người giáo viên tiến hành quan sát một cách có hệ thốnghoạt động của lớp học nói chung cũng như của mỗi học sinh nói riêng Kiểmtra, đánh giá thường xuyên được thể hiện thông qua các hoạt động như: kiểm trabài cũ (kiểm tra miệng), ôn tập, củng cố kiến thức trong mỗi tiết học Nhữnghoạt động trên giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy của người giáo viên vàcách thức lĩnh hội kiến thức của người học kịp thời
+ Kiểm tra, đánh giá định kỳViệc kiểm tra, đánh giá này được thực hiện sau một chương, một phầncủa chương trình học Hình thức này giúp học sinh củng cố, khái quát, tổng hợpkhối lượng kiến thức rộng, làm tiền đề cho quá trình dạy học tiếp theo
+ Kiểm tra, đánh giá hết mônĐược thực hiện sau khi kết thúc một môn học nhằm đánh giá kết quảchung, củng cố kiến thức, chương trình môn học của cả năm
+ Kiểm tra, đánh giá thực hànhVới hình thức kiểm tra, đánh giá này trong mỗi tiết thảo luận giáo viên cóthể nắm bắt được mức độ vận dụng những tri thức mà người học đã lĩnh hội
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n được vào hoạt động cụ thể liên quan đến nội dung kiến thức đã được học trướcđó.
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Ngoài cách phân loại kiểm tra, đánh giá theo các đặc điểm chủ yếu trên thì
đánh giá trong giáo dục còn được phân loại ra thành một số loại hình sau:
+ Đánh giá tổng kết, đánh giá quá trình+ Đánh giá sơ khởi, đánh giá chuẩn đoán+ Đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí+ Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức+ Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan
+ Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trêndiện rộng
+ Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm+ Tự suy ngẫm, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng+ Đánh giá xác thực
+ Đánh giá sáng tạoTóm lại, khi đánh giá giáo viên có thể kết hợp giữa hai hình thức là vừanhận xét, vừa cho điểm Kết quả đánh giá có thể thực hiện ở dạng định tínhhoặc định lượng Kiểm tra là phương tiện cung cấp thông tin chính xác cho việcđánh giá nên phương pháp đánh giá nào cũng cần có hình thức kiểm tra của nó
1.2.1.3 Đổi mới kiểm tra, đánh giá
Đổi mới KT, ĐG là cải tiến quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải và xửlý những thông tin về khả năng và mức độ thực hiện các mục tiêu học tập củangười học so với mục tiêu đã đề ra, từ đó tạo cơ sở cho những quyết định sưphạm của người giáo viên và nhà trường giúp cho người học ngày càng tiến bộhơn so với phương thức kiểm tra, đánh giá trước đó
Đổi mới đánh giá dần được thực hiện theo hướng chuyển từ đánh giá kếtquả ở một thời điểm sang đánh giá cả một quá trình, để việc đánh giá được toàndiện hơn, giúp cho người học có nhiều cơ hội để thể hiện mình
Đổi mới đánh giá sẽ tập trung hơn vào việc đánh giá các kĩ năng tổng hợpthay vì đánh giá các kĩ năng riêng lẻ ở người học Không chỉ là đánh giá khả
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n năng học thuộc đơn thuần mà đổi mới đánh giá sẽ hướng người học đến việchiểu sâu và lập luận cho nội dung kiến thức mà học đã được lĩnh hội.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá còn được thể hiện ở việc công khai các tiêu chuẩn,
tiêu chí đánh giá, làm cho việc đánh giá trở nên rõ ràng và khách quanhơn
Đổi mới KT, ĐG có thể là đổi mới về nội dung, nhiệm vụ đánh giá cũngcó khi là thay đổi cách thức, phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá Tùy theonội dung, mục tiêu của từng bài học, năng lực của người học, điều kiện cũngnhư cơ sở vật chất giảng dạy của nhà trường mà người giáo viên cần có sự linhhoạt để tiến hành kiểm tra, đánh giá Nhưng cần có sự đổi mới thích hợp đểtránh tình trạng nhàm chán cho người học
1.2.1.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn” Những vấn đề cơ bảncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
Kiểm tra, đánh giá là kết quả của quá trình đào tạo và tự đào tạo củangười học so với mục tiêu đã đề ra Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” cũnglà quá trình thu thập, xử lý thông tin để xác định được mức độ đạt được về chấtlượng của quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hình thành thái độ củangười học so với mục tiêu đã đề ra của môn học
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” là thước đo khả năng nắm bắt các kiến thức vềkhái niệm, phạm trù, nội dung của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNDVBC, chủnghĩa duy vật lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,… và tư tưởngHồ Chí Minh
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục chúng ta phải không ngừng đổi mớitừ nội dung, cách thức dạy và học cho đến phương thức kiểm tra, đánh giá Việcđổi mới kiểm tra, đánh giá môn học không chỉ dừng lại ở việc đổi mới cách
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n thức xác định năng lực người học mà còn giúp cho nội dung của môn học đượcvận dụng hơn vào thực tiễn của cuộc sống theo những cách thức mới.
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những VĐCB của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” còn tạo điều kiện cho giảng viênphát hiện, điều chỉnh cách dạy cho phù hợp với khả năng nhận thức của ngườihọc cũng như phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn “Những VĐCB của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” để cung cấp thêm những dữ liệumới cho quá trình đánh giá đạt hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, để kết quả đánhgiá được cải thiện thì phải tiến hành đổi mới từ khâu kiểm tra của giảng viên đểnhận xét và cho điểm
Như vậy, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc, chính xácnói chung và môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh” nói riêng góp phần xác định được trình độ kiến thức của người học,khích lệ tinh thần và thái độ học tập đối với môn học, đồng thời điều chỉnh kịpthời quá trình dạy của người giáo viên sao cho phù hợp, giúp nâng cao chấtlượng dạy và học môn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh”
1.2.2 Mục đích của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
Mục đích chung của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá là cung cấp nhữngthông tin mới để ra các quyết định giáo dục mới đối với từng đối tượng cụ thể:
Đối với giáo viên và người học, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá giúp chocả hai chủ thể trên biết việc dạy và học có tạo nên kết quả như mong muốn haykhông?
Đối với người quản lí hoạt động dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giácung cấp cho họ thông tin về chất lượng chương trình, đội ngũ cán bộ giáo viên,các điều kiện cơ sở vật chất có đảm bảo cho hoạt động dạy và học với mục tiêugiáo dục mới hay không?
Đối với các cấp quản lí cao hơn (phòng, sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo,…)đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích mang lại cái nhìn mang tính tổng
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n hợp, bao quát hơn, làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu giữa cái cũ và cái mới,chất
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n lượng giáo dục ở thời điểm hiện tại sau khi đã tiến hành đổi mới với chất lượngtrước đó.
Từ các mục tiêu chung nêu trên các nhà giáo dục đã xác định ra ba mụctiêu giáo dục cơ bản mà hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng như đổi mới kiểm tra,đánh giá giáo dục phải hướng đến đó là: nhận thức, kĩ năng, tình cảm - thái độ
1.2.3 Sự cần thiết và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn“Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”ở trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên hiện nay
1.2.3.1 Khái lược về trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã trải qua 62 năm (1957- 2019) hìnhthành và phát triển với tiền thân là Trường Đảng tỉnh Thái Nguyên Ngày 8tháng
3 năm 1957, Ban bí thư TƯ Đảng ra Chỉ thị số 08-CT/TW về việc mở trườngĐảng ở các cấp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng.
Thực hiện Chỉ thị trên của Ban bí thư Trung ương Đảng, đồng thời nhậnthấy rõ sự cần thiết của việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở của Đảng bộtrong giai đoạn mới, ngày 4 tháng 7 năm 1957, Ban Thường vụ Tỉnh ủy TháiNguyên đã ra Nghị quyết số 344-NQ/TN thành lập trường Đảng
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa III NướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Nghị quyết số 103 về việc hợp nhất hai tỉnhBắc Kạn và Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái Tháng 7 năm 1965, trường trởthành trường Đảng tỉnh Bắc Thái
Ngày 22 tháng 5 năm 1990, Ban TV Tỉnh ủy Bắc Thái ra quyết định số68-QĐ-TU, trường mang tên trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Bắc Tháitrên cơ sở sáp nhập Trường Đảng tỉnh, Trường Hành chính tỉnh và TrườngĐoàn Thanh niên
Với Quyết định số 88-QĐ/TƯ ngày 5/9/1994, về việc thành lập cáctrường Chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Ban Bí thư
TƯ Đảng, tháng 10/1994 trường được đổi tên thành trường Chính trị tỉnh Bắc
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n Thái Đầu năm 1997 hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn được tái lập, trườngđổi tên thành Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cho đến nay.
Trang 38khoa học.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnhủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên củaBan Thường vụ Tỉnh ủy
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụhàng đầu của nhà trường là tổ chức đào tạo, bồi dường đội ngũ cán bộ về lýluận chính trị, hành chính; lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia nghiên cứu khoahọc và một số lĩnh vực khác
Về tổ chức, bộ máy của nhà trường
Lãnh đạo gồm có hiệu trưởng và 03 phó hiệu trưởngCơ cấu tổ chức có 4 khoa, 3 phòng như sau:
+ Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (bao gồm Triết học,Kinh tế chính trị học, CNXHKH, tư tưởng Hồ Chí Minh)
+ Khoa Xây dựng Đảng (Xây dựng Đảng, Lịch sử Đảng, Đường lối cáchmạng Việt Nam)
+ Khoa Dân vận (Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cánbộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở)
+ Khoa Nhà nước và pháp luật (Nhà nước và pháp luật, Quản lý hànhchính nhà nước)
+ Phòng Đào tạo.+ Phòng Khoa học - TT - Tư liệu.+ Phòng Tổ chức - HC - Quản Trị.+ Phòng Nghiên cứu khoa học - TT - Dữ liệu.Tuy nhiên, theo Quy định số 09-QĐ/TW ngày 13/11/2019 của Ban Bí thưTrung ương và Quyết định số 2361-QĐ/TU ngày 01/02/2019, từ ngày01/04/2019 tổ chức bộ máy của nhà trường có một số thay đổi:
+ Phòng đào tạo được đổi thành phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh t t p : / / l r c t nu.edu v n + Phòng Tổ chức - HC - Quản Trị được đổi tên thành phòng Tổ chức, hành chính, thông tin, tư liệu.
+ Giải thể phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Dữ liệu.+ Sáp nhập khoa Dân vận vào khoa Xây dựng Đảng thành khoa Xây dựngĐảng
+ Đổi tên khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thành khoaLý luận cơ sở
+ Khoa Nhà nước và pháp luật được giữ nguyên
chương lao động hạng Ba, tặng cờ thi đua 5 năm xuất sắc
Trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, Trường Chính trị tỉnh TháiNguyên luôn quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; gắn lýluận với thực tiễn, luôn đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy và họctập, coi trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ cán bộ giảngviên có đủ năng lực, trình độ, có phẩm chất và đạo đức cách mạng và bản lĩnhchính trị vững vàng; đồng thời, trường còn quan tâm chăm lo xây dựng tổ chứcĐảng, các đoàn thể quần chúng và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpcách mạng trong các giai đoạn lịch sử
Để phát huy truyền thống đó Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên quyếttâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ra sức khắc phục những yếu kémcòn tồn tại, phát huy" nội lực" và tranh thủ" ngoại lực", ra sức thi đua" Dạy tốt,học tốt, phục vụ tốt" xây dựng nhà trường ngày càng phát triển bền vững lênmột tầm cao mới
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTNh tt p ://lr c t nu.edu v n
1.2.3.2 Đặc điểm kiến thức môn học
“Môn Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”là môn học thuộc các môn Lý luận chính trị dùng cho học viên các lớp Trungcấp LLCT - HC
Nội dung chương trình kiến thức của môn được xây dựng trên cơ sở kếthừa nội dung của các môn học như: môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chínhtrị Mác
- Lênin và CNXHKH, Tư tưởng Hồ Chí Minh Môn “Những VĐCB của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” có thời lượng giảng dạy là 84 tiết(Phần 1: 24 tiết; phần 2: 20 tiết; phần 3: 20 tiết; phần 4: 20 tiết), trong đó thờigian học viên nghe giảng là 70% và thời gian thảo luận là 30%
Với quyết định số 3058 ban hành ngày 21- 4 - 2104 của Giám đốc Họcviện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về việc đưa vào sử dụnggiáo trình đào tạo Trung cấp LLCT - HC môn “Những VĐCB của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” bao gồm:
Phần thứ nhất: chuyên đề môn triết học với các nội dung về những vấn đềcơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng; những vấn đề cơ bản của chủ nghĩaduy vật lịch sử
Phần thứ hai: chuyên đề môn kinh tế chính trị trình bày những vấn đề cơbản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, những vấn đề kinh tế chính trịtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Phần thứ ba: Những chuyên đề về chủ nghĩa xã hội.Phần thứ tư: Những chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh.Bốn phần trên được phân bổ thành 12 chương trong nội dung bài giảngmôn “Những VĐCB của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
Mục tiêu của môn học:
Về kiến thức: