1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CHÍ hội NHÀ báo VIỆT NAM với vấn đề bảo vệ QUYỀN HÀNH NGHỀ hợp PHÁP của NHÀ báo

85 70 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 443 KB

Nội dung

Trong bài phát biểu với chủ đề Hãy để báo chí phát triển mạnh mẽ của nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban KiMoon nhân ngày Tự do báo chí thế giới 352015, khẳng định, việc bảo vệ những người làm nghề báo không chỉ là bảo vệ một trong những nền tảng của dân chủ mà cũng chính là bảo vệ những giá trị mà Liên Hiệp Quốc đại diện. Thông điệp của Tổng thư kí đưa ra trong bối cảnh tình trạng bạo lực nhằm vào nhà báo ngày càng gia tăng không chỉ ở trong vùng có chiến sự mà trong cả thời bình ở nhiều quốc gia. Các nhà báo là mục tiêu tấn công vì những sự thật mà họ nói hoặc viết để phơi bày các vụ việc nhạy cảm như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm pháp luật, xâm hại quyền lợi quốc gia, công chúng. Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, những vụ tấn công này là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được trong các nỗ lực chung để thúc đẩy an toàn, nhân phẩm và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Đó là trên thế giới, còn ở Việt Nam thì sao? Với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, báo chí đã bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh đa chiều những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống cũng như lột tả bản chất các hiện tượng xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đi lên của đất nước. Sự tham gia của báo chí vừa để thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người dân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước với tư cách là nhân tố chủ chốt điều hành và phân chia các nguồn lực trong xã hội. Chính vì đánh giá rất cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo hoạt động. Luật này không những minh định quyền thu thập và công bố thông tin của nhà báo mà còn nghiêm cấm tất cả những hành vi cản trở nhà báo hành nghề đúng pháp luật. Sau đó, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản khác tiếp tục cụ thể hóa quyền này của báo chí với mục tiêu tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà báo hoạt động, cũng là nhằm phục vụ xã hội tốt hơn. Với sứ mệnh vẻ vang và trách nhiệm cao cả gánh trên vai, đội ngũ báo chí nước ta thời gian qua đã luôn nỗ lực phấn đấu, và góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của đất nước. Vì trách nhiệm thông tin nhanh nhạy, chuẩn xác; vì mục đích đi đến cùng sự thật, người làm báo đã vượt qua rất nhiều khó khăn và thử thách, thậm chí những hiểm nguy luôn rình rập để chiến đấu bằng ngòi bút của mình chống lại những việc làm mờ ám, tiêu cực, vạch trần những hành vi sai trái xâm hại đến lợi ích của người dân, do vậy những kẻ có hành vi tham nhũng, trục lợi thường có những thủ đoạn đê hèn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí tới sức khoẻ, tính mạng nhà báo, có trường hợp rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Trong vài năm gần đây, hiện tượng này diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một lớn, ở tất cả mọi vùng miền, lĩnh vực… nhưng kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo lại không tương xứng với mong muốn của các cơ quan quản lý, chỉ đạo, của chính giới báo chí cũng như của các tầng lớp nhân dân. Chúng ta vẫn chưa quên sự việc nhiều nhà báo đã bị hành hung khi đang tác nghiệp trong khoảng 5 năm trở lại đây (2013 – 2018), trong đó có một số vụ khá nghiêm trọng. Đáng lo ngại, các vụ tấn công, cản trở nhà báo tác nghiệp có xu hướng gia tăng cả về mức độ và tần suất, thậm chí các hành vi cản trở mang tính chất trả thù, cảnh cáo còn nhằm vào thân nhân các nhà báo cho thấy tình trạng “coi thường hoạt động báo chí” cũng như các quy định pháp luật nói chung đã đến mức đáng báo động. Đặc biệt tình trạng này thường xuất hiện khi nhà báo tác nghiệp chống tiêu cực. Những kẻ liên quan sẵn sàng bất chấp, kể cả tính mạng của nhà báo cho tới pháp luật để thực hiện bằng được hành vi che đậy, bưng bít các hoạt động tiêu cực của mình. Với tình trạng trên, những người làm báo có thể an tâm sử dụng ngòi bút của mình vào các mục tiêu truyền thông chính xác và trung thực hay không? Bên cạnh đó, không ít nhà báo dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật nhưng đang gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin về các vụ việc liên quan chống tham nhũng, tiêu cực. Vì sao lại có sự coi thường dư luận và pháp luật như vậy? Câu trả lời rằng một phần xuất phát từ sự thờ ơ, vào cuộc một cách đối phó của một số cơ quan chức năng khi giải quyết sự việc khiến “chìm xuồng”, rơi dần vào quên lãng. Trên thực tế, các vụ hành hung người làm báo bị xử lý rất ít và thường nghiêng về các biện pháp hành chính. Qua báo cáo công tác kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam nhận thấy gần đây, hầu hết các cơ quan ở địa phương đã quan tâm xử lý việc các nhà báo bị tấn công nhưng mức xử lý đưa ra còn quá nhẹ. Một số địa phương thậm chí còn thờ ơ, chưa làm hết trách nhiệm hoặc làm cho qua chuyện. Chính vì sự giải quyết không thỏa đáng, mức độ xử lý còn thấp, không đủ sức răn đe; bên cạnh đó những bất cập tồn tại trong hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi cũng như chưa có một quy trình tác nghiệp và quy tắc ứng xử đúng mực của nhà báo đã góp phần làm cho vòng luẩn quẩn tác nghiệp – bị hành hung gia tăng, kèm theo sự hung hăng, ngang nhiên coi thường pháp luật của không ít đối tượng. Vai trò của báo chí là rất lớn, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, là một trong những lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vì sự bình yên của xã hội. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài và đầy khó khăn, thử thách. Để cuộc đấu tranh này đem lại hiệu quả cao hơn, nhà báo cần phải được khuyến khích, động viên và rất cần được bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của các nhà báo chưa thực sự nhận được sư quan tâm đúng mức của toàn xã hội. Quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo đã được nêu rõ trong luật định, mới đây nhất là Luật Báo chí năm 2016 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 112017. Xét về mặt hình thức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này có tương đối nhiều, hệ thống cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá đầy đủ nhưng chưa thực sự hiệu quả, cơ chế thực thi còn nhiều lỗ hổng. Hiện tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp đã diễn ra từ lâu, ở nhiều vùng, do nhiều loại đối tượng gây ra với đủ loại hậu quả. Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam hết sức coi trọng công tác bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo. Bởi lẽ, Hội Nhà báo Việt Nam có một vai trò, chức năng rất trọng yếu đó là bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà báo. Trong các quyền lợi của nhà báo thì quyền lợi tối thượng, thiêng liêng nhất đó là quyền được làm nghề trong khuôn khổ của pháp luật. Đó là quyền lợi tinh thần, cũng là quyền lợi thiết thân nhất. Với chức trách ấy, Hội Nhà báo Việt Nam nói chung, các cơ quan báo chí của Hội nói riêng luôn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi các hội viên của mình – một trách nhiệm nặng nề nhưng cũng hết sức thiêng liêng. Có thể nói, việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo luôn là vấn đề mang tính thời sự, có giá trị thực tiễn sâu sắc, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, bàn luận thấu đáo, quan tâm thỏa đáng, phân tích làm rõ thực trạng, các vấn đề đặt ra trong hoạt động tác nghiệp thực tiễn. Ngay tại thời điểm người viết đề xuất ý tưởng nghiên cứu (tháng 122017), đã xảy ra liên tiếp các vụ cản trở, hành hung nhà báo gây xôn xao dư luận và giống như nhiều sự việc khác, các vụ cản trở này đa phần không tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạm không bị xử lý nghiêm minh. Trước những đòi hỏi cấp thiết đang đặt ra, cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng cùng với vinh dự và trách nhiệm lớn lao mà đội ngũ báo chí cách mạng nước ta đã và đang gánh vác, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài Thông tin bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo trên báo chí Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay, hi vọng có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về vấn đề này, góp phần kiến tạo hành lang pháp lý cần thiết để bảo vệ môi trường tác nghiệp lành mạnh, hạn chế tình trạng xâm phạm, cản trở nhà báo tác nghiệp. Đó cũng là trăn trở của các nhà báo, những người làm công tác quản lý báo chí và các cấp Hội Nhà báo hiện nay.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-Phạm Văn Thành

BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ

QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-Phạm Văn Thành

BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ

QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đinh Văn Hường

Hà Nội - 2019

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Kết cấu của luận văn 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO 12

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 12

1.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động tác nghiệp của nhà báo 22

1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý 25

1.2.1 Cơ sở chính trị 25

1.2.2 Cơ sở pháp lý 29

1.3 Khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và báo chí thuộc Hội 31

1.3.1 Khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và vai trò của Hội 31

1.3.2 Hệ thống báo chí thuộc Hội 35

Tiểu kết chương 1 37

CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM 38

2.1 Thực trạng tình hình xâm phạm, cản trở quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo và những vấn đề đặt ra 38

2.1.1 Tình hình xâm phạm, cản trở quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo 38

2.2 Nguyên nhân của hành vi xâm phạm, cản trở 44

2.2.1 Về phía người làm báo 44

Trang 4

2.2.2 Về phía cơ quan báo chí 45

2.2.3 Về phía đối tượng xâm phạm, cản trở 46

2.2.4 Hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi 49

2.3 Vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo 54

2.3.1 Vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam 54

2.3.2 Vai trò của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam 55

2.4 Các tồn tại cần khắc phục 56

2.4.1 Hệ thống pháp luật 56

2.4.2 Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà báo địa phương 57

2.4.3 Cơ quan quản lý nhà nước, thực thi pháp luật (Công an, viện kiểm sát, tòa án…) 58

Tiểu kết chương 2 59

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO 60

3.1 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam trong bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo 60

3.1.1 Truyền thông (tuyên truyền - giáo dục) trên báo chí 60

3.1.2 Kiện toàn hệ thống pháp luật 60

3.1.3 Nâng cao hiệu quả của Hội Nhà báo Việt Nam 63

3.1.4 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 64

3.1.5 Đề xuất xây dựng quy trình tác nghiệp và quy tắc ứng xử của phóng viên, nhà báo 65

3.2 Khuyến nghị 68

3.2.1 Về phía các cơ quan báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam 68

3.2.2 Về phía các cơ quan báo chí 68

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bài phát biểu với chủ đề Hãy để báo chí phát triển mạnh mẽ của

nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon nhân ngày Tự do báo chíthế giới 3/5/2015, khẳng định, việc bảo vệ những người làm nghề báo khôngchỉ là bảo vệ một trong những nền tảng của dân chủ mà cũng chính là bảo vệnhững giá trị mà Liên Hiệp Quốc đại diện Thông điệp của Tổng thư kí đưa ratrong bối cảnh tình trạng bạo lực nhằm vào nhà báo ngày càng gia tăng khôngchỉ ở trong vùng có chiến sự mà trong cả thời bình ở nhiều quốc gia Các nhàbáo là mục tiêu tấn công vì những sự thật mà họ nói hoặc viết để phơi bày các

vụ việc nhạy cảm như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm pháp luật, xâm hạiquyền lợi quốc gia, công chúng Theo Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, những vụtấn công này là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được trong các nỗ lựcchung để thúc đẩy an toàn, nhân phẩm và thịnh vượng cho tất cả mọi người

Đó là trên thế giới, còn ở Việt Nam thì sao? Với vai trò là công cụ củaĐảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhândân, báo chí đã bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh đa chiềunhững vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống cũng như lột tả bản chất cáchiện tượng xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đi lên của đất nước Sựtham gia của báo chí vừa để thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho ngườidân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước với tư cách

là nhân tố chủ chốt điều hành và phân chia các nguồn lực trong xã hội Chính

vì đánh giá rất cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc hội đã ban hànhLuật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo hoạtđộng Luật này không những minh định quyền thu thập và công bố thông tincủa nhà báo mà còn nghiêm cấm tất cả những hành vi cản trở nhà báo hànhnghề đúng pháp luật Sau đó, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bảnkhác tiếp tục cụ thể hóa quyền này của báo chí với mục tiêu tạo điều kiện tốthơn cho các nhà báo hoạt động, cũng là nhằm phục vụ xã hội tốt hơn

Trang 6

Với sứ mệnh vẻ vang và trách nhiệm cao cả gánh trên vai, đội ngũ báochí nước ta thời gian qua đã luôn nỗ lực phấn đấu, và góp phần quan trọngvào sự phát triển toàn diện của đất nước Vì trách nhiệm thông tin nhanhnhạy, chuẩn xác; vì mục đích đi đến cùng sự thật, người làm báo đã vượt quarất nhiều khó khăn và thử thách, thậm chí những hiểm nguy luôn rình rập đểchiến đấu bằng ngòi bút của mình chống lại những việc làm mờ ám, tiêu cực,vạch trần những hành vi sai trái xâm hại đến lợi ích của người dân, do vậynhững kẻ có hành vi tham nhũng, trục lợi thường có những thủ đoạn đê hèn,xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí tới sức khoẻ, tính mạng nhà báo, cótrường hợp rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội Trong vài năm gầnđây, hiện tượng này diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một lớn, ở tất cảmọi vùng miền, lĩnh vực… nhưng kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báolại không tương xứng với mong muốn của các cơ quan quản lý, chỉ đạo, củachính giới báo chí cũng như của các tầng lớp nhân dân

Chúng ta vẫn chưa quên sự việc nhiều nhà báo đã bị hành hung khiđang tác nghiệp trong khoảng 5 năm trở lại đây (2013 – 2018), trong đó cómột số vụ khá nghiêm trọng Đáng lo ngại, các vụ tấn công, cản trở nhà báotác nghiệp có xu hướng gia tăng cả về mức độ và tần suất, thậm chí các hành

vi cản trở mang tính chất trả thù, cảnh cáo còn nhằm vào thân nhân các nhàbáo cho thấy tình trạng “coi thường hoạt động báo chí” cũng như các quyđịnh pháp luật nói chung đã đến mức đáng báo động Đặc biệt tình trạng nàythường xuất hiện khi nhà báo tác nghiệp chống tiêu cực Những kẻ liên quansẵn sàng bất chấp, kể cả tính mạng của nhà báo cho tới pháp luật để thực hiệnbằng được hành vi che đậy, bưng bít các hoạt động tiêu cực của mình Vớitình trạng trên, những người làm báo có thể an tâm sử dụng ngòi bút của mìnhvào các mục tiêu truyền thông chính xác và trung thực hay không? Bên cạnh

đó, không ít nhà báo dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật nhưng đang gặpphải nhiều rào cản trong tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin về các vụ việcliên quan chống tham nhũng, tiêu cực

Trang 7

Vì sao lại có sự coi thường dư luận và pháp luật như vậy? Câu trả lờirằng một phần xuất phát từ sự thờ ơ, vào cuộc một cách đối phó của một số cơquan chức năng khi giải quyết sự việc khiến “chìm xuồng”, rơi dần vào quênlãng Trên thực tế, các vụ hành hung người làm báo bị xử lý rất ít và thườngnghiêng về các biện pháp hành chính Qua báo cáo công tác kiểm tra của HộiNhà báo Việt Nam nhận thấy gần đây, hầu hết các cơ quan ở địa phương đãquan tâm xử lý việc các nhà báo bị tấn công nhưng mức xử lý đưa ra còn quánhẹ Một số địa phương thậm chí còn thờ ơ, chưa làm hết trách nhiệm hoặclàm cho qua chuyện Chính vì sự giải quyết không thỏa đáng, mức độ xử lýcòn thấp, không đủ sức răn đe; bên cạnh đó những bất cập tồn tại trong hệthống pháp luật và cơ chế thực thi cũng như chưa có một quy trình tác nghiệp

và quy tắc ứng xử đúng mực của nhà báo đã góp phần làm cho vòng luẩnquẩn tác nghiệp – bị hành hung gia tăng, kèm theo sự hung hăng, ngang nhiêncoi thường pháp luật của không ít đối tượng

Vai trò của báo chí là rất lớn, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, làmột trong những lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêucực vì sự bình yên của xã hội Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài và đầy khókhăn, thử thách Để cuộc đấu tranh này đem lại hiệu quả cao hơn, nhà báo cầnphải được khuyến khích, động viên và rất cần được bảo vệ Tuy nhiên, trên thực

tế vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của các nhà báo chưa thực sự nhậnđược sư quan tâm đúng mức của toàn xã hội Quyền hành nghề hợp pháp củanhà báo đã được nêu rõ trong luật định, mới đây nhất là Luật Báo chí năm 2016

đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 Xét về mặt hìnhthức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này có tương đối nhiều, hệ thống cơquan quản lý, chỉ đạo báo chí và tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá đầy đủnhưng chưa thực sự hiệu quả, cơ chế thực thi còn nhiều lỗ hổng Hiện tượngphóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp đã diễn ra từ lâu, ở nhiều vùng, donhiều loại đối tượng gây ra với đủ loại hậu quả

Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam hết sức coi trọng côngtác bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo Bởi lẽ, Hội Nhà báo Việt

Trang 8

Nam có một vai trò, chức năng rất trọng yếu đó là bảo vệ quyền lợi chínhđáng của các nhà báo Trong các quyền lợi của nhà báo thì quyền lợi tốithượng, thiêng liêng nhất đó là quyền được làm nghề trong khuôn khổ củapháp luật Đó là quyền lợi tinh thần, cũng là quyền lợi thiết thân nhất Vớichức trách ấy, Hội Nhà báo Việt Nam nói chung, các cơ quan báo chí của Hộinói riêng luôn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi các hội viên của mình – mộttrách nhiệm nặng nề nhưng cũng hết sức thiêng liêng.

Có thể nói, việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo luôn làvấn đề mang tính thời sự, có giá trị thực tiễn sâu sắc, cần có sự nghiên cứu kỹlưỡng, bàn luận thấu đáo, quan tâm thỏa đáng, phân tích làm rõ thực trạng,các vấn đề đặt ra trong hoạt động tác nghiệp thực tiễn Ngay tại thời điểmngười viết đề xuất ý tưởng nghiên cứu (tháng 12/2017), đã xảy ra liên tiếp các

vụ cản trở, hành hung nhà báo gây xôn xao dư luận và giống như nhiều sựviệc khác, các vụ cản trở này đa phần không tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạmkhông bị xử lý nghiêm minh

Trước những đòi hỏi cấp thiết đang đặt ra, cũng như ý nghĩa, tầm quantrọng cùng với vinh dự và trách nhiệm lớn lao mà đội ngũ báo chí cách mạng

nước ta đã và đang gánh vác, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài Thông tin bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo trên báo chí Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay, hi vọng có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về vấn đề này,

góp phần kiến tạo hành lang pháp lý cần thiết để bảo vệ môi trường tácnghiệp lành mạnh, hạn chế tình trạng xâm phạm, cản trở nhà báo tác nghiệp

Đó cũng là trăn trở của các nhà báo, những người làm công tác quản lý báochí và các cấp Hội Nhà báo hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thông tin bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo đã xuấthiện khá nhiều trên các phương tiện báo chí, truyền thông thời gian qua Nóiđúng hơn, đây là những vấn đề không mới đối với báo giới và công chúng cảnước Nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, bài viết gần đây đều tập trung nêu lại các

Trang 9

vụ cản trở, hành hung nhà báo thời gian qua để kêu gọi phải bảo vệ nhà báo,xem tác nghiệp báo chí là thi hành công vụ, phải có đường dây nóng cho nhàbáo thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng khi bị cản trở, hành hung.

Trong Báo cáo khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED

Communication) và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, thống kê giai đoạn

2010-2015 cho thấy rằng, việc đấu tranh phòng, chống hành vi cản trở báo chí tácnghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp Báo cáo khẳng định, ngoàinhững nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan từ phía chính cácnhà báo cũng góp phần không nhỏ, thậm chí đáng lo ngại Cụ thể là một bộphận nhà báo cậy thế, nhũng nhiễu tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Trong báocáo này, RED đã nhận diện 12 hành vi cản trở báo chí tác nghiệp Nghiên cứudựa trên ý kiến của 7,2 vạn bạn đọc của 6 tờ báo trực tuyến uy tín, đồng thờikhảo sát trực tiếp 384 nhà báo đang hành nghề RED cho rằng, những bất cậptồn tại trong hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi không phải là nguyên nhântrực tiếp nhưng để hạn chế các vụ việc cản trở, góp phần xây dựng một xã hộiminh bạch thông tin, thì luật pháp đóng vai trò tối quan trọng

PGS, TS Nguyễn Thành Lợi, trong bài viết Khi công luận lên tiếng: Vì sao số vụ nhà báo bị hành hung không giảm? (Kỳ II), Tạp chí Người Làm

Báo, số 11/2016, cho rằng, báo chí ngày nay có vai trò đặc biệt quan trọngtrong đời sống xã hội Sứ mệnh của người làm báo là đưa ra những thông tinchính xác, nhanh nhạy và kịp thời đến với công chúng Tuy nhiên, không ítnhà báo đang phải đối mặt với những rủi ro khi bị đe dọa và hành hung Trênthực tế, số vụ việc các nhà báo bị đe dọa, hành hung được xử lý chỉ mớichiếm khoảng 1/5 tổng số vụ xảy ra được báo chí phản ánh Theo PGS, TSNguyễn Thành Lợi, hiện nay còn rất nhiều vụ đe dọa, cản trở nhà báo tácnghiệp chưa được kịp thời phát hiện, xử lý, nhiều nhà báo và gia đình vẫntừng ngày, từng giờ sống, làm việc trong sự lo lắng, thấp thỏm Trong bài viếtnày, PGS, TS Nguyễn Thành Lợi đã đề xuất một số giải pháp để ngăn chặn và

Trang 10

hạn chế tình trạng nhà báo bị cản trở, hành hung, đề nghị cơ quan chức năngcần vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vixâm phạm hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật, nhằm đấu tranh vàrăn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật tương tự có thể tái diễn trongtương lai

Cùng quan điểm, nhà báo Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra Hội

Nhà báo Việt Nam trong tham luận tại hội thảo Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo do Tạp chí Người Làm Báo – Hội Nhà báo Việt Nam và

Hội Nhà báo Quảng Ngãi phối hợp tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 8/8/2017 chorằng, văn hóa, chuẩn mực và mức độ tuân thủ quy trình, đạo đức tác nghiệpbáo chí đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Nhà báo Phan Hữu Minh cũngthẳng thắn cảnh báo tình trạng một số tờ báo đang khai thác lợi thế thông tin

vụ án lá cải, một số nhà báo đang hành nghề với sức mạnh của các cơ quanchủ quản Tình trạng lạm dụng quyền lực và sử dụng thông tin án của các cơquan chủ quản để quấy rối doanh nghiệp và các cơ quan địa phương đang tạo

ra những ức chế và trở thành nguyên nhân của một số vụ bạo hành nhà báothời gian qua

Thực tế, không chỉ câu chuyện hành hung nhà báo mới là cản trở màchính sự im lặng đáng sợ, cố tình không cung cấp thông tin cho báo chí mớithật sự đang là rào cản trở lớn trên hành trình bảo vệ niềm tin và lẽ phải củamỗi người làm báo Đã có nơi nhân danh “vùng cấm”, nhân danh “thông tinmật”, nhân danh lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia, hoặc an toàn quản lý đểkhông cung cấp thông tin cho báo chí

Bàn về vấn đề trên, nhà báo Hạnh Nguyên trong bài viết Không được

“né” cung cấp thông tin cho báo chí, đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản

Việt Nam, ngày 14/02/2017 chỉ rõ, vẫn còn hiện tượng các phóng viên chầu

chực ở nhiều cơ quan Nhà nước để mong chuyển tải những thông tin chínhthống tới bạn đọc, nhưng đáp lại là “cổng đóng, then cài”; hoặc là những lờikhất hứa: “lãnh đạo bận họp”, “người phát ngôn ốm, hẹn khi khác”…

Trang 11

Trong bài viết Cùng nhìn lại những vụ nhà báo bị hành hung, cản trở khi tác nghiệp từ đầu năm 2017 đến nay, trên báo Pháp luật Việt Nam số ra

ngày 01/09/2017, tác giả Duy Khương - Như Trường đã thống kê có tới 5 vụ

hành hung nhà báo đã được các cơ quan báo chí đồng loạt lên tiếng nhưng

vẫn chưa được xử lý dứt điểm gây bức xúc dư luận

Tác giả Anh Quân trong bài viết Bảo vệ nhà báo tác nghiệp đúng pháp

luật đăng trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 18/06/2017 đề xuất một số

giải pháp bước đầu để giảm tối đa các vụ cản trở, hành hung nhà báo như: Cơquan báo chí cần phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có

kế hoạch bảo vệ phóng viên khi tiến hành điều tra, thu thập tin tức… ở các địabàn dễ xảy ra nguy hiểm Bên cạnh đó, mỗi phóng viên phải không ngừng họchỏi, trang bị cho mình kiến thức pháp luật, nhất là nắm vững Luật Báo chí;thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ, tránh đểxảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình tác nghiệp

Nhìn chung, cho đến nay, ở Việt Nam, chưa có một đề tài nghiên cứumột cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về bảo vệ quyền hành nghề hợppháp của nhà báo Các bài viết, bài nghiên cứu khá phong phú về mặt sốlượng chủ yếu tập trung vào các trường hợp đơn lẻ khi xảy ra vụ việc, một số

đã bước đầu đề xuất giải pháp nhưng còn khá chung chung không mang tínhtổng thể Những bài viết, tài liệu nêu trên có tính chất tham khảo để người

viết nghiên cứu đề tài Thông tin bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà

báo trên báo chí Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay nhằm phát huy những mặt

tích cực, khắc phục những của các nghiên cứu trước nhằm đề xuất các giảipháp hiệu quả nâng cao kỹ năng tác nghiệp nghiệp, góp phần làm phong phúhơn nguồn tài liệu trong lĩnh vực này, đồng thời bổ sung thêm kiến thức vềbảo việc vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo nói riêng, xây dựng quytrình tác nghiệp báo chí, quy tắc ứng xử của người làm báo, ngăn ngừa nhữnghành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cảntrở hoạt động báo chí đúng pháp luật; đồng thời nâng cao đạo đức nghề

Trang 12

nghiệp, năng lực và trách nhiệm của nhà báo, những người quản lí báo chí,các cấp hội và hội viên ở các cơ quan báo chí.

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn báo chí học, luận văn sẽ khảo sát,nghiên cứu đánh giá thực trạng về thông tin bảo vệ quyền hành nghề hợppháp của nhà báo trên báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, từ đó đề xuất, kiếnnghị các giải pháp để bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo đúng pháp luật vànâng cao đạo đức nghề nghiệp hiện nay cũng như thời gian tiếp theo

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thểsau:

Nghiên cứu các tài liệu, sách tham khảo, các bài viết, các tài liệu trênInternet; tiến hành thu thập tài liệu, khảo sát thực trạng việc sử dụng công cụpháp lý (hành chính, hình sự) trong việc bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo;việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin theo Quyết định củaThủ tướng Chính phủ; kinh nghiệm nước ngoài xử lý các hành vi cản trở nhàbáo tác nghiệp đặc biệt trên các ấn phẩm của Tạp chí Người Làm Báo, báoNhà báo & Công luận, các nội san, nguyệt san nghiệp vụ của một số Hội Nhàbáo địa phương qua một số trường hợp bị xâm phạm quyền hành nghề điểnhình trong 5 năm (2013 – 2018), làm sáng tỏ các khái niệm liên quan tớiquyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp báo chí

Khảo sát và đánh giá thực trạng, chỉ ra được cơ sở pháp lý và yêu cầu

đạo đức, kỹ năng tác nghiệp, văn hóa ứng xử của người làm báo, nhất là cácvấn đề “nóng”, “nhạy cảm”, từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn

5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 13

Luận văn nghiên cứu vấn đề thông tin bảo vệ quyền hành nghề hợppháp của nhà báo trên báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay.

5 2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Tạp chí Người Làm Báo, báo Nhà báo & Công luận,các nội san nghiệp vụ của một số Hội Nhà báo địa phương

- Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2018

6 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Được sử dụng để

chứng minh làm sáng tỏ thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nhữngthành công và các vấn đề đặt ra về tình trạng nhà báo bị xâm phạm, cản trởquyền hành nghề hợp pháp trong thời gian qua Ngoài ra, để đảm bảo cơ sởthực tiễn, tính cấp thiết của các vấn đề khoa học cần giải quyết, đặc biệt đểnâng cao tính thuyết phục của các giải pháp khoa học, phương pháp phân tích,tổng hợp số liệu thống kê được sử dụng trong các luận điểm thể hiện cácphương diện của các giải pháp đề xuất

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng với mục

đích khái quát, hệ thống lý thuyết về nghiên cứu thông tin đã đăng tải trên các

cơ quan báo chí của Hội Nhà báo Việt Nam (Tạp chí Người Làm Báo, BáoNhà báo & Công luận và các nội san, nguyệt san nghiệp vụ của một số HộiNhà báo địa phương) Đây chính là khung lý thuyết làm cơ sở cho việc đánhgiá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm các giải pháp khoa học cho vấn

đề nghiên cứu

- Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng vào việc phân tích

các loại hình thông tin khác nhau trên Tạp chí Người Làm Báo (Số in, sốchuyên đề, Tạp chí điện tử), Báo Nhà báo & Công luận và một số ấn phẩmkhác của các Hội Nhà báo địa phương

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn lãnh đạo Hội Nhà

báo Việt Nam, các Tổng biên tập (hoặc Phó Tổng biên tập) Tạp chí Người

Trang 14

Làm Báo, Báo Nhà báo & Công luận về các vấn đề liên quan Phỏng vấn cácphóng viên, nhà báo từng là nạn nhân bị hành hung ở các cơ quan báo chíkhác nhau.

- Phương pháp thảo luận nhóm: Chọn các nhóm phóng viên, nhà báo ở

nhiều độ tuổi khác nhau bao gồm các nhà báo có thẻ tác nghiệp, nhiều nămkinh nghiệm trong nghề, lẫn các phóng viên trẻ, chưa được cấp thẻ, tác nghiệptrên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa -giải trí…), tại các cơ quan báo chí khác nhau để thảo luận, chia sẻ kinhnghiệm, đóng góp ý kiến xây dựng quy trình tác nghiệp, quy tắc ứng xử củangười làm báo

- Phương pháp phân tích – dự báo khoa học: Nhằm dự báo xu hướng

phát triển của báo chí, về vị trí, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội nóiriêng và quyền tiếp cận thông tin của người dân nói chung

- Phương pháp anket: Phát phiếu điều tra với khoảng 100 phiếu để thu thập

ý kiến của các phóng viên, nhà báo về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận văn nghiên cứu cơ bản, có hệ thống và chuyên sâu, bổ sungthêm cho hệ thống khái niệm và khung lý thuyết về ưu điểm và tồn tại trongviệc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo và quyền tự ngôn luậntrên báo chí của công dân đã được quy định trong Luật Báo chí nước ta

- Từ góc độ pháp lý, luận văn đã phân tích các quy định về bảo vệ nhà

báo hành nghề hợp pháp được ban hành hiện nay và hiệu quả thực thi

7.1 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn giúp cho các cơ quan báo chí truyền thông, những ngườingười làm báo, nghiên cứu về báo chí truyền thông, học viên, sinh viên báochí và những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp củanhà báo hiện nay Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại

Trang 15

của cơ chế, chính sách hạn chế vai trò, nhiệm vụ của báo chí, nhà báo trongviệc tiếp cận nguồn tin.

- Luận văn đã xây dựng được hệ thống các giải pháp khoa học phù hợpvới điều kiện thực tế và định hướng nâng cao vai trò, hoạt động của Hội Nhàbáo Việt Nam trong tình hình mới, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp,các ngành và của toàn xã hội trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp phápcủa nhà báo

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược bố cục thành 3 phần chính

Chương 1: Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo

Chương 2: Nhận diện các hành vi xâm phạm, cản trở quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo và vai trò của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam.

Chương 3: Những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí Hội Nhà báo Việt Nam trong việc bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo

Trang 16

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN HÀNH NGHỀ HỢP PHÁP CỦA NHÀ BÁO

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm thông tin

Khái niệm thông tin được bắt nguồn từ chữ Latinh informetino, gốc của

từ tiếng Anh information Hai tác giả Philippe Breton, Serge Proulx, trong

cuốn“Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới giải thích rằng: Từ Latin informatio, gốc của từ hiện đại “information” (thông tin), có hai hướng nghĩa Một, nó chỉ hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme) Hai, tùy theo trạng huống, nó có nghĩa sự truyền đạt hoặc một ý tưởng, khái niệm hay biểu tượng Sự cùng chung sống của hai hướng nghĩa ấy, một nhằm vào

sự tạo lập cụ thể, một vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt, có vẻ tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latin 1

Có thể hiểu theo cách khác thì thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc,hiện tượng của thế giới khách quan và các hoạt động của con người trong đờisống xã hội Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin làmtăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên

đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ Ngày nay, thuật ngữ

"thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến Thông tin chính là tất

cả những gì mang lại hiểu biết cho con người Con người luôn có nhu cầu thuthập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyềnhình, giao tiếp với người khác Thông tin làm tăng hiểu biết của con người,

là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định

1 Philippe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông: Sự ra đời một ý thức hệ mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 28 - 39.

Trang 17

Theo quan điểm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có củavật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất Nội dung của thôngtin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự vật hiệntượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua tác động qua lại của sự vật ấy với sự

vật khác Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh Những dấu ấn để lại

chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chấtkhác Phản ánh của vật chất là phản ánh thông tin, không có thông tin chungchung mà thông tin là thông tin về sự vật này đối với sự vật khác

Theo Từ điển tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là động từ là truyền tincho nhau để biết; và với nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, tintruyền đi (ví dụ bài báo có lượng thông tin cao) Như vậy, thông tin được hiểu

theo hai nghĩa: Thứ nhất, đó chính là nội dung thông tin; Thứ hai, đó là phương tiện thông báo, báo tin

Còn trong khái niệm thông tin nêu trong phần mở đầu “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định số

219/2005/QĐ – TTg ngày 9/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ: “Thông tinđược coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, là công cụ để điềuhành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộnggiao lưu hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọimặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội” Đặc biệt,

Chiến lược phát triển thông tin đã nêu lên một luận điểm quan trọng về vai

trò của thông tin trong đời sống xã hội: Sự chênh lệch về trình độ phát triểnthông tin giữa các nước là một đặc điểm về quy mô và trình độ phát triểntrong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ Nước nào không vượt quađược những thách thức về thông tin, nước đó mất cơ hội phát triển và có nguy

cơ mất khả năng tự chủ Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc đưa racác quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, khôngthực tiễn và trở nên kém hiệu quả

Trang 18

Theo cuốn “Cơ sở lí luận báo chí truyền thông” của tác giả DươngXuân Sơn, Đinh Văn Hương, Trần Quang thì, hiện nay khoa học đã phát triểnđến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học, thuật ngữ thông tin cũng cónhững cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó Có thể phân biệt sự khácnhau giữa ba lĩnh vực lớn có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong truyền thông làtruyền thông đại chúng, viễn thông và tin học Trong lĩnh vực truyền thông,hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúcvới công chúng Người ta gọi là thông tin chất lượng Trong lĩnh vực viễnthông, hoạt động nhằm mục đích vận chuyển và bảo đảm tính chính xác củacác thông điệp, đó là tính tương tác của thông tin nhờ việc đưa vào mạng Từcác yêu cầu về điều kiện sản xuất trí tuệ dựa trên hình thái chính thức của cácthông tin đã ra đời bộ môn thông tin học Có thể coi lĩnh vực này là cách xử

lý thông tin phần mềm, nghĩa là thông tin dưới hình thức số Tóm lại, cùng sửdụng thuật ngữ thông tin nhưng khái niệm thông tin của các nhà báo sử dụnglại hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các nhà kĩ thuật viễnthông xử lí hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo

Như vậy, có thể khái quát về khái niệm thông tin như sau: Thông tin là khối lượng tri thức được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến qua các phương tiện kỹ thuật, các loại hình chuyển tải nhằm tác động đến những hành vi của công chúng trong xã hội, định hướng dư luận xã hội, thực hiện chức năng giám sát, quản lý để góp phần hoàn thiện, phát triển xã hội.

1.1.1.2 Thông tin báo chí

Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cáchriêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầnglớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau Chínhđiều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúngrộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào cóđược Theo đó, thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa:

Trang 19

Thứ nhất, đó là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ

hiện thực cuộc sống Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tựnhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu,khám phá của con người

Thứ hai, đó là phương tiện, công cụ chuyển tải tác phẩm báo chí tới

công chúng

Trong hoạt động báo chí, thông tin là mục đích chủ yếu Thông tin trởthành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng Căn cứ việc phân loại theophương thức thể hiện, người ta chia thông tin báo chí thành các loại hình:Thông tin chủ yếu bằng chữ viết (báo in); thông tin chủ yếu bằng tiếng nói(phát thanh); thông tin chủ yếu bằng hình ảnh (truyền hình); thông tin trênmạng internet (đa phương tiện)

Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ “thông tin” có nhiều dạng khácnhau: có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn;

có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình Ngay cả các tiêu đề, vị trícủa tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ haycách xếp chữ trên các tờ báo… đều chứa đựng thông tin Thuật ngữ “Thôngtin” trong hoạt động báo chí còn có cách hiểu rộng hơn, chúng còn được hiểunhư một danh từ tập hợp Chúng ta có thể gọi toàn bộ tác phẩm, hay hệ thốngnhững tin tức là thông tin

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại, báo chí là mộthiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thứccủa con người Thông tin là một hiện tượng vốn có của thế giới vật chất Theocác nhà nghiên cứu, lần đầu tiên thông tin được con người chú ý về mặt ýnghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào nhữngnăm 20 – 30 của thế kỷ XX Và từ đây, “Thông tin chính là những cái mớikhác với những điều đã biết”

Hiện nay, đặc biệt trong thời đại “bùng nổ thông tin” Đảng và Nhànước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của thông tin Đây không chỉ

Trang 20

là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một trong những công

cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồinhững thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoátrong đời sống xã hội Thông tin thực sự là công cụ cung cấp tri thức, dự báo

sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển Đời sống nhândân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu cầuthông tin của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao hơn Có thể nói, thông tin làchức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương tiện kỹ thuật đểphổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo Thực hiện chức năng thôngtin, báo chí cung cấp cho công chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đờisống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội Và

do vậy, có một cách định nghĩa khác về thông tin như sau: Thông tin khôngchỉ đơn giản là tác phẩm báo chí mà là những tác phẩm báo chí khi đã đượccông chúng tiếp nhận

Có thể hiểu Thông tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm, phẩm chất, sự hoàn thiện và sự phát triển hệ thống” 2

Thông tin báo chí là những thông tin được đăng tải trên các loại hìnhbáo chí Thông tin báo chí có thể chia thành các cấp độ khác nhau, từ thongtin mô tả, thông tin phân tích, thông tin khái quát và thông tin hướng dẫn.Trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiệnnay, thông tin báo chí có những nét đặc thù sau:

Một là, thông tin báo chí phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, đối tượng

phản ánh ngày càng mở rộng (ít còn “vùng cấm” như trước đây) Phản ánh làbản chất của thông tin báo chí Trong quá trình đó, các sự kiện của thế giới cóliên quan đến đời sống con người, phục vụ các quá trình xã hội được báo chí

2 Afanaxiep- Thông tin xã hội và định hướng xã hội, Mátxcơva, 1975, tr.33

Trang 21

lưu giữ, tái hiện và chuyển tải trong xã hội, phục vụ các quá trình phát triển

xã hội

Nội dung phản ánh của thông tin báo chí rất đa dạng, nhiều chiều Thông tinbáo chí đem lại tri thức về thế giới khách quan, về sự tồn tại của xã hội, vềmối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tựnhiên; về những tri thức khoa học - công nghệ do con người tạo ra và đangđược sử dụng ngày càng có hiệu quả trong nhận thức, cải tạo thế giới; về cácthành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình pháttriển của lịch sử nhân loại…

Hai là, thông tin báo chí hiện nay là kết quả của mối quan hệ đa

phương, sự tác động chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể Trong đó, sự kiện tồntại như khách thể, bộc lộ những tín hiệu – thông tin mà mà chủ thể (nhà báo,

cơ quan báo chí) hướng tới tiếp nhận, tái tạo, xử lý và chuyển tải Đồng thời,hoạt động báo chí lại hướng tới khách thể tiếp nhận sản phẩm báo chí là côngchúng Công chúng vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong quá trình tìm kiếm,tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí

Ba là, báo chí có khối lượng thông tin chuyển tải rất lớn, hoạt động

thông tin diễn ra liên tục Bên cạnh việc phản ánh những thông tin mang tínhđại chúng, phục vụ cho đối tượng là đông đảo các tầng lớp người trong xãhội, báo chí còn chuyển tải thông tin cho các nhóm đối tượng đặc thù: các nhàlãnh đạo, quản lý; giới khoa học; những người sản xuất, kinh doanh; ngườigià, người trẻ; đồng bào dân tộc thiểu số… Thông tin báo chí là nhu cầu rất cơbản của con người và xã hội Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, xu thế mở cửa,hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, thông tin báo chí có vai trò ngày càngquan trọng trong các quá trình chính trị, phát triển kinh tế, phổ biến văn hóa,

tổ chức và quản lý xã hội

Bốn là, thông tin báo chí được coi là vũ khí tinh thần trong quá trình

xây dựng xã hội vì một mục tiêu chính trị nhất định Thông tin báo chí phục

Trang 22

vụ trực tiếp, là công cụ và phương tiện không thể thiếu cho hoạt động chínhtrị, công tác chính trị tư tưởng của các đảng chính trị Báo chí đưa đến côngchúng những hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước, từng bước tuyên truyền, xác lập thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắncho các thành viên trong xã hội, đồng thời đấu tranh vạch trần những âm mưuxuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động Với khả năng tác động nhanhchóng đến mọi thành viên trong xã hội, thông tin báo chí có khả năng xâmnhập vào các lực lượng xã hội, nâng cao năng lực, trình độ giác ngộ cáchmạng, tăng thêm niềm tin về lý tưởng cách mạng cho quần chúng nhân dân.

Năm là, thông tin báo chí phản ánh kịp thời, trung thực tâm tư, tình

cảm, thái độ của quần chúng nhân dân trước các vấn đề của đời sống xã hội.Trong xu thế dân chủ hóa hiện nay, báo chí là kênh chuyển tải thông tin vềnguyện vọng, yêu cầu của công chúng đối với sự lãnh đạo, cách thức tổ chức,quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước Thông tin báo chí thể hiện vai trò quantrọng trong quá trình xây dựng, phát triển văn hóa, phát huy giá trị tinh thầntốt đẹp của dân tộc và hoàn thiện lối sống văn hóa trong cộng đồng xã hội.Đồng thời, thông tin báo chí phản ánh mặt trái của xã hội, những vấn đề bứcxúc của nhân dân, những hiện tượng tiêu cực, như quan liêu, tham nhũng,lãng phí, suy thoái đạo đức, lối sống Thông tin về những hiện tượng tiêucực có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây

Thông tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xác thực,

cụ thể, tỷ mỷ Nó đặc biệt chú ý đến những cái mới (tính thời sự) và việc phảnánh những cái mới đó dưới một góc nhìn thể hiện lập trường của người viết

1.1.1.3 Nhà báo

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Nhà báo, còn gọi là ký giả, là

người làm công tác báo chí chuyên nghiệp như: phóng viên, biên tập viên, thư

ký tòa soạn, Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báochí, một nghề nguy hiểm nhưng họ vẫn chưa được bảo vệ đúng mức3

3 https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_b%C3%A1o

Trang 23

Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tạiViệt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí doNhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơquan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo4.

Đến Luật Báo chí năm 2016, tại khoản 1 Điều 25 quy định, Nhà báo làngười hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo5

Trong luật Báo chí năm 2016, quy định về đối tượng đưược cấp thẻ vàđiều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo tại Điều 26, Điều 27 Cụ thể:

“Điều 26 Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo

1 Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổngbiên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn

2 Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của

cơ quan báo chí, thông tấn

3 Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn

4 Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừphim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnhvực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước

5 Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biêntập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương

6 Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được Điều chuyển sang làmcông việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quanbáo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể sau:

a) Được Điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiệnnghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí;

b) Được Điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báochí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;

4 Luật Báo chí năm 1989, Điều 14

5 Luật Báo chí năm 2016, Điều 25, khoản 1.

Trang 24

c) Được Điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo cáccấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Điều 27 Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo

1 Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và

4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện

và tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu

số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình,chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốtnghiệp cao đẳng trở lên;

c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liêntục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểmxét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theoquy định của pháp luật;

d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhàbáo

2 Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này đượcxét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm

a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sauđây:

a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hìnhtỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phátthanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tínhđến thời Điểm xét cấp thẻ;

Trang 25

c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liêntục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trởlên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;

d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trungương đề nghị cấp thẻ nhà báo”

Tại Luật Báo chí năm 2016, đã đưa ra khái niệm nhà báo là người hoạtđộng báo chí được cấp thẻ nhà báo, và đã tách quy định về đối tượng đượccấp thẻ và điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo ra riêng từng điều,

rõ ràng và cụ thể hơn Luật Báo chí năm 1989

1.1.1.4 Quyền hành nghề của nhà báo

Quyền hành nghề của nhà báo được quy định tại khoản 2 Điều 25, Luật

Báo chí năm 2016

2 Nhà báo có các quyền sau đây:

a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật vàđược pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

b) Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báochí theo quy định của pháp luật;

c) Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí Khiđến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo Các cơ quan, tổ chức cótrách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi

bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định củapháp luật;

d) Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử côngkhai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp vớingười tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quyđịnh của pháp luật;

đ) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báochí;

Trang 26

e) Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái

với quy định của pháp luật

Để có thể hành nghề hợp pháp, theo quy định, nhà báo phải tuân thủ

Hiến pháp và pháp luật Cụ thể, ngoài các quyền nói trên thì Quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo còn phải gắn với nghĩa vụ của nhà báo, được quy

định tại khoản 3 Điều 25, Luật Báo chí năm 2016

3 Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc

e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Như vây, khái niệm nhà báo và quyền, nghĩa vụ của nhà báo đã đượcquy định rõ ràng trong Luật Báo chí năm 2016

1.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động tác nghiệp của nhà báo

1.1.2.1 Thái độ của người dân và doanh nghiệp đối với báo chí

Giai đoạn vừa qua chứng kiến chiều hướng suy giảm đáng lo ngại vềđạo đức tác nghiệp, về tính chuyên nghiệp và mức độ tuân thủ quy trình tácnghiệp của những người làm báo Thái độ và đánh giá của người dân, đặc biệt

Trang 27

là nhóm doanh nghiệp với báo chí đã trở nên tiêu cực Điều đó làm gia tăngmức độ rủi ro bị cản trở, thậm chí bị tấn công với người làm báo

Sự tương tác của một loạt yếu tố gồm sự gia tăng nhanh chóng số lượngcác cơ quan hoạt động báo chí và ấn phẩm báo chí; áp lực cạnh tranh thôngtin; áp lực nguồn thu và cạnh tranh thiếu lành mạnh và minh bạch; đã tạo hệquả theo chiều hướng xấu lên tác nghiệp báo chí Điều đáng lưu ý là sự bùng

nổ các ấn phẩm báo chí ở các cơ quan đang nắm trong tay quyền thực thipháp luật (trước chỉ có các báo và tạp chí thuộc ngành công an, giai đoạn nàygia tăng nhanh chóng các cơ quan báo chí, ấn phẩm của các ngành khác nhưViện Kiểm Soát, Tòa án Nhân dân, Thanh Tra, Tư Pháp ) Một số tờ báođang khai thác lợi thế thông tin vụ án theo hướng ‘lá cải’; một số nhà báođang hành nghề với sức mạnh của các cơ quan chủ quản Tình trạng lạm dụngquyền lực và sử dụng thông tin vụ án của các cơ quan chủ quản để quấy rốidoanh nghiệp và các cơ quan địa phương đang tạo ra những ức chế và trởthành nguyên nhân của một số vụ hành hung nhà báo

Thêm vào đó, việc người dân/doanh nghiệp thiếu cơ chế tự bảo vệ hiệuquả góp phần làm trầm trọng hơn thực trạng báo chí lạm quyền và quấy nhiễungười dân, doanh nghiệp

1.1.2.2 Về phía Tòa soạn và cơ quan chủ quản

Theo báo cáo, về tình hình hoạt động báo chí, cả nước hiện nay có 844

cơ quan báo chí in với 184 báo in, 660 tạp chí in và 24 cơ quan báo chí điện

tử độc lập Tính đến tháng 11/2018, cả nước có hơn 19.000 nhà báo được cấpthẻ Nhà báo; số hội viên Hội Nhà báo có 23.893 hội viên đang sinh hoạt tại

297 đơn vị cấp Hội, trong đó có 63 Hội Nhà báo tỉnh, 19 Liên Chi hội và 215chi hội trực thuộc Trung ương Hội6

Tòa soạn và cơ quan chủ quản là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp nhất

để bảo vệ người làm báo tác nghiệp Khi có vấn đề nảy sinh, tòa soạn và cơquan chủ quản là người đầu tiên đứng lên bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp

6 Theo Báo cáo tại Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2018.

Trang 28

của nhà bào thông qua việc gửi công văn đến các cơ quan chức năng có liênquan Tuy vậy, cũng một phần do cơ chế quản lý, tuyển dụng còn lỏng lẻo,nhất là việc cấp giấy giới thiệu, đội ngũ cộng tác viên… dẫn đến việc lợi dụngdanh nghĩa báo chí đi nhũng nhiễu doanh nghiệp

Một số tòa soạn ở các báo, tạp chí quy mô nhỏ và vừa không có đủnguồn lực, không quan tâm nhiều đến việc đào tạo phóng viên, khiến chophóng viên, nhất là phóng viên trẻ không có đủ kỹ năng, năng lực cần thiết đểtác nghiệp Chính vì vậy đã khiến cho phóng viên tác nghiệp dưới chuẩn vàgia tăng nguy cơ bị cản trở, bị tấn công

1.1.2.3 Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của phóng viên, nhà báo

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hành nghề của người làm báo

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ảnh hưởng rất lớn đến việc thựchiện hành nghề, trước hết là có hợp pháp hay không Đặc biệt, về sự am hiểucác vấn đề mang tính nền tảng, như pháp luật, văn hóa, phong tục… sẽ ảnhhưởng đến quá trình tác nghiệp

Quan ngại về rủi ro pháp lý vẫn là vấn đề đáng chú ý đối với các nhàbáo tác nghiệp ở những lĩnh vực rủi ro cao (ví dụ điều tra, nội chính, hay tàinguyên môi trường) Rủi ro này đến từ hai phía Một mặt, bản thân phóngviên chưa ý thức đầy đủ các rủi ro, thiếu hụt kiến thức pháp lý, cũng như chưanhận được sự hỗ trợ phù hợp từ tòa soạn Mặt khác, những rủi ro ngầm ẩnthách thức phóng viên còn đến từ môi trường pháp lý thiếu rõ ràng, các ‘vùnghạn chế’ thông tin; và tình trạng dấu mật tràn lan từ các cơ quan nhà nước

10 điều quy định Đạo đức người làm báo đã được ban hành, tiêu nhiên,phải thực hiện nghiêm túc và luôn có ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng nóichung và đạo đức người làm báo nói riêng, mới có thể “vượt qua” cám dỗ,thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ người làm báo

Qua số liệu thu thập, phân tích các vụ việc điển hình ghi nhận lại được

từ năm 2013 đến nay cho thấy mức độ va chạm lợi ích giữa doanh nghiệp vànhà báo đã gia tăng đáng kể, là nguyên nhân chính của các vụ việc tấn công

Trang 29

nhà báo nổi cộm nhất Đáng chú ý là, một phần không nhỏ các các vụ việc cónguyên nhân từ tác nghiệp không đúng quy trình và chuẩn mực của phóngviên (Phụ lục 1).

Nền báo chí cách mạng Việt Nam đang trải qua những thay đổi quantrọng, với xu hướng thị trường hóa ngày càng rõ rệt, sự thay đổi nhanh củacông nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông Do đó, cần nhữngyếu tố quan trọng nhất nhằm hướng tới một nền báo chí chuyên nghiệp, phục

vụ lợi ích công chúng, đảm bảo an toàn tác nghiệp cho phóng viên, chủ yếuphụ thuộc vào các thay đổi về thể chế và chính sách

Cần bổ sung các thiết chế mới nhằm bảo vệ quyền lợi của doanhnghiệp, người dân trước sự xâm phạm của hành vi tác nghiệp thiếu chínhđáng; đẩy nhanh quá trình Quy hoạch báo chí, tạo cơ chế cạnh tranh lànhmạnh để các cơ quan báo chí cạnh tranh trên tiêu chí căn bản là đáp ứng đượcnhu cầu của công chúng

1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

Quan điểm, đường lối của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đốivới báo chí, truyền thông trong tình hình hiện nay là đặc biệt quan trọng Báochí, truyền thông là vũ khí tư tưởng sắc bén của Ðảng và Nhà nước, là cầu nốigiữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân, là phương tiện quan trọng tuyên truyềnphát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, là diễn đàn đểnhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực, thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Cuong lĩnh năm 2011 đã

đề ra

Bên cạnh các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc, các hội nghị thì

có nghị quyết chuyên đề Nghị quyết và những văn bản chỉ đạo của Đảng

đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của côngtác quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản Có thể nêu một số văn bảnquan trọng gần đây như:

Trang 30

Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư về phát triển vàquản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay; Thông báo kết luận số 41-TB/TWngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo

và quản lý báo chí; Thông báo kết luận số 68-TB/TW ngày 30-3-2007 của BộChính trị về tiếp tục thực hiện Thông báo số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của

Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư về việc ban hànhQuy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quanbáo chí; Quyết định số 155-QĐ/TW ngày 23-4-2008 của Ban Bí thư về việcban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán

sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam vàcác cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; Quyếtđịnh số 157-QĐ/TW ngày 29-4-2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quyđịnh về chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đềquan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thông tin của báo chí; Chỉ thị

số 25-CT/TW ngày 31-7-2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác xâydựng Đảng trong các cơ quan báo chí; Quyết định số 202-QĐ/TW ngày 11-12-2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế phối hợp và gắn kết côngtác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát củaĐảng trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng to lớn và đa dạng của nhân dân vềthông tin, Ðảng ta chủ trương phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lý tốt hệthống báo chí, truyền thông Ðảng lãnh đạo trong việc đề ra các chủ trương,chiến lược phát triển, nội dung thông tin, công tác cán bộ, cơ chế tài chính vàtạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, truyền thông

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, trong những năm qua, hệ thống báo chí,truyền thông đã góp phần to lớn vào việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mớicủa Ðảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, thật sự đóng vai trò là động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, khoa học, kỹ thuật,

Trang 31

bảo vệ Tổ quốc Ðặc biệt, báo chí, truyền thông trở thành vũ khí quan trọngtrong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, tệ nạn

Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu to lớn và căn bản đó, hệ thống báochí, truyền thông Việt Nam không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm.Nhìn tổng thể, quy hoạch phát triển hệ thống báo chí, truyền thông chưa thật

sự khoa học, cho nên còn những bộ phận chưa hợp lý, chồng chéo nhiệm vụ,gây lãng phí nguồn lực xã hội Có lúc, có nơi, sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, sựquản lý của cơ quan nhà nước chưa theo kịp tốc độ phát triển và tình hìnhthực tế của báo chí, truyền thông

Một số cơ quan báo chí sa đà khi thông tin các mặt tiêu cực của đờisống xã hội, chưa chú ý đúng mức việc phát hiện, cổ vũ, nhân rộng nhữngnhân tố mới, điển hình tiên tiến, những mặt tích cực của xã hội; hoặc có biểuhiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng địnhhướng tư tưởng và dư luận xã hội, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, chăm lo xâydựng con người

Sự lãnh đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thông, thực hiện đồng bộ

cả bốn khâu: định hướng phát triển; định hướng nội dung; công tác cán bộ;công tác kiểm tra, kiểm soát, trong đó khâu cán bộ giữ vai trò quyết định

Ðảng cần thường xuyên chăm lo phát triển hệ thống báo chí, truyềnthông một cách khoa học, hợp lý, đồng bộ cùng với sự phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Ðặc biệt là quan tâm đến công tác tổ chức, cán bộ,công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực báo chí, truyền thông Hệthống tổ chức các cơ quan báo chí, truyền thông phải được xây dựng khoa

Trang 32

học, hợp lý, từng bước hoàn thiện về cơ chế vận hành; tạo điều kiện chohoạt động của báo chí đồng thời kịp thời phát hiện và kiên quyết đưa rakhỏi vị trí lãnh đạo, quản lý đối với những người không đủ bản lĩnh chínhtrị, năng lực chuyên môn, những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống.

Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thông trongtình hình mới là hết sức cần thiết Hiện nay, tình hình thế giới tiếp tục cónhững diễn biến phức tạp, khó lường Xu thế truyền thông đa phương tiện,truyền thông hội tụ phát triển thông tin đa dịch vụ, thông tin có tính tương tác,

cá nhân hóa thông tin… tiếp tục làm thay đổi sâu sắc lối sống và các mốiquan hệ xã hội, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo, quản lý,phương thức hoạt động, tổ chức sản xuất, trao đổi, xử lý thông tin của các cơquan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông

Những năm tới là thời kỳ Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triểnmới, phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO,triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhậpquốc tế với tầm mức sâu rộng hơn so với giai đoạn trước Tình hình kinh tế -

xã hội đã có nhiều cải thiện tích cực, nhưng cũng đang đứng trước không ítkhó khăn, thách thức về nhiều mặt Nhu cầu tiếp cận thông tin của nhân dânngày càng phát triển, đa dạng, phong phú hơn Những nhiệm vụ đặt ra cho sựnghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tếtrong giai đoạn mới là rất to lớn

Bên cạnh đó, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, của mạng xãhội và của phương tiện truyền thông khác trên internet cũng mang tới cảnhững hệ lụy, mặt trái, mặt phức tạp; các thế lực thù địch, phản động chốngphá Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng tinh

vi, xảo quyệt

Trong tình hình, điều kiện ấy, việc đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo củaÐảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí, truyền thông là một yêu cầukhách quan, cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Trang 33

Sự lãnh đạo của Ðảng đối với báo chí, truyền thông trong thời gian tớikhông chỉ là điều kiện, là động lực quan trọng để làm tốt công tác tư tưởng,tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trịcủa đất nước, mà còn bảo đảm quyền sáng tạo của báo chí, truyền thông, giúpbáo chí, truyền thông hoàn thành trách nhiệm nặng nề, sứ mệnh cao cả củamình đối với đất nước, nhân dân.

Ngoài Luật Báo chí hiện hành còn có các văn bản dưới luật, gồm Nghịđịnh, Thông tư như:

Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy địnhchi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quanhành chính nhà nước

Nghị định số 08/2017/NĐ-CP ngày 08/02/2017 của Chính phủ quy định

về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lậpvới cơ quan báo chí

Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạtđộng nhiếp ảnh

Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ quản lý,cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình

Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ quy định

về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

Trang 34

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản

lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản (Được thay thếbởi Nghị định 159/2013/NĐ-CP từ ngày 01/01/2014)

Có thể nói rằng, báo chí là hiện tượng xã hội tác động và chi phối ngàycàng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong họat động lãnh đạo vàquản lí kinh tế - xã hội, báo chí cũng là phương tiện và phương thức lợi hại Nếubiết sử dụng thì công năng sẽ đặc biệt hữu dụng; nếu không sẽ gây ra những hậuquả khó lường, thậm chí là nguy cơ trực tiếp của các bung nổ xã hội

Do đó, quản lý nhà nước về báo chí là đòi hỏi tất yếu khách quan, lànguyên tắc và phương thức bắt buộc để huy động tối đa năng lực tác động củabáo chí, truyền thông vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấpnhất những hiệu ứng ngoài mong đợi

Quản lý nhà nước (QLNN) về báo chí là làm cho sức mạnh của báo chíđược phát huy cao nhất, để báo chí tập trung nguồn lực và mọi cố gắng vào phục

vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tao mọi điều kiêncho báo chí phát triển và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Báo chí gắn liền với vấn đề tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báochí, tự do ngôn luận trên báo chí Quản lý nhà nước về báo chí là nhằm bảođảm tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí được thực hiện trong khuônkhổ pháp luật, vì mục tiêu “dân giàu, nước manh, xã hội dân chủ, công bằng,văn minh”

Trang 35

Dư luận báo chí gắn liến với dư luận xã hội QLNN về báo chí là nhắmbảo đảm cho báo chí phát huy vai trò định hướng DLXH không chỉ trongnước, trong khu vực mà còn trên phạm vi toàn thế giới.

1.3 Khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và báo chí thuộc Hội

1.3.1 Khái quát về Hội Nhà báo Việt Nam và vai trò của Hội

1.3.1.1 Giới thiệu sơ lược về Hội Nhà báo Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đượcthành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội7

Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập ngày 21/4/1950 tại Roòng Khoa,

xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Những năm đầu thế kỷ XX, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam đượcxuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, trí thức… theo từng nhóm nhỏnhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vàochung một tổ chức thống nhất

Một sự kiện chính trị quan trọng là ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc,tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng lập báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầutiên, mở đầu thời kỳ mới của báo chí Việt Nam

Thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939), báo chí được xuất bản côngkhai, phong trào đấu tranh của báo giới đòi thành lập hội dấy lên mạnh mẽ.Liên tiếp các hội nghị được tổ chức ở khắp ba miền đất nước Do ảnh hưởngbởi Chiến tranh thế giới thứ hai nên việc thành lập một tổ chức đoàn thể củanhững người làm báo tạm gián đoạn

Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công với sự ra đờicủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã tạo tiền đề quan trọng để nhữngngười viết báo Việt Nam thúc đẩy tiến trình thành lập một tổ chức Hội củariêng mình

Ngày 27/12/1945, tại trụ sở Hội Văn hóa Cứu quốc, gần 100 nhà báo ở

Hà Nội thay mặt báo giới cả nước họp về việc thành lập Đoàn báo chí ViệtNam Ông Xuân Thuỷ được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ chỉ đạo việc

7 Luật Báo chí năm 2016, Điều 8, Khoản 1.

Trang 36

thành lập Đoàn báo chí Ông Nguyễn Tường Phượng (tạp chí Tri Tân) được

cử giữ chức Chủ tịch Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được cử làm Tổng Thư

ký Đoàn báo chí Việt Nam chính là tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam.

Ðầu năm 1947, dưới sự chỉ đạo của Ðảng, ông Xuân Thuỷ đứng ra

thành lập Ðoàn báo chí kháng chiến tập hợp các nhà báo trong Mặt trận Việt

Ngày 2/6/1950, Bộ Nội vụ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Nghịđịnh số 233-NV/H chính thức công nhận sự hợp pháp của Hội Những người

viết báo Việt Nam Tháng 9/1950, Hội Những người viết báo Việt Nam chính

thức là thành viên của tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) Số lượng nhà báo

gia nhập Hội ngày càng tăng Đến cuối năm 1950, Hội Những người viết báoViệt Nam có 300 hội viên

Ngày 16 và 17/4/1959, Hội Những người viết báo Việt Nam họp Ðại

hội lần thứ II tại Hà Nội đã nhất trí đổi tên Hội thành Hội Nhà báo Việt Nam.

Đại hội thông qua Điều lệ mới, bầu Ban Chấp hành gồm 25 nhà báo do ôngXuân Thuỷ làm Chủ tịch

Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền

Nam Việt Nam, ngày 11/11/1961, Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền

Nam Việt Nam được thành lập Ðại hội đã bầu Ban Chấp hành do Nhà báo Vũ

Trang 37

miền, nhưng báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, vẫn là một nềnbáo chí thống nhất, cùng hướng về mục tiêu chung, cùng làm một nhiệm

vụ chính trị, tất cả vì nền độc lập tự do, thống nhất của đất nước

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàntoàn giải phóng, Hồ chí MijnhHoof đất nước thống nhất Cùng với sự

hợp nhất của các tổ chức, các đoàn thể ở hai miền, ngày 7/7/1976, Hội Nhà

báo Việt Nam và Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam đã họp hội nghị nhất trí hợp nhất, lấy tên là Hội Nhà báo Việt Nam, do ông

Hoàng Tùng làm Chủ tịch

Trải qua mười kỳ Đại hội, Hội Nhà báo Việt Nam đã đề ra những khẩuhiệu, mục tiêu phấn đấu nhằm đưa nền báo chí cách mạng Việt Nam pháttriển, đổi mới theo kịp bước đi của thời đại Hội Nhà báo Việt Nam đã triểnkhai nhiều hoạt động có ý nghĩa, thể hiện rõ hơn vai trò của một tổ chức chínhtrị - xã hội và nghề nghiệp, nâng cao vị thế, hiệu ứng hoạt động, sức lan tỏacủa mình Vai trò, vị thế, chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội

đã được nâng lên đáng kể

Công tác xây dựng Hội về cơ cấu, tổ chức, phát triển hội viên đượcđổi mới và thực hiện theo hướng tăng cường quản lý chất lượng và hiệu quả

Số hội viên tăng nhanh Năm 2016, kết hợp công tác rà soát đội ngũ, công tácđổi thẻ hội viên giai đoạn 2016-2021 đã cơ bản rà soát, sàng lọc được đội ngũhội viên một cách chính xác, nhằm tăng cường công tác quản lý, nắm bắt tìnhhình đội ngũ Tính đến tháng 3/2017, Hội Nhà báo Việt Nam đã có 280 đơn vịcấp hội trực thuộc, bao gồm: 63 HNB tỉnh, thành phố, 18 Liên chi hội và 199Chi hội với tổng số 19.233 hội viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét đổi, cấp thẻ

Bên cạnh đó, Hội cũng tiến hành rà soát, chấn chỉnh và xử lý các biểuhiện vi phạm, giải thể những đơn vị hoạt động không hiệu quả, xóa tên nhữnghội viên vi phạm quy định của Điều lệ Hội

Luật Báo chí (sửa đổi) 2016 đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016 và Chủ tịch Nướccông bố Luật ngày 29/4/2016, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 Theo điều 8 Luật

Trang 38

này, lần đầu tiên vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội được luật hóamột cách đầy đủ, cụ thể nhất từ trước tới nay Quán triệt Luật Báo chí 2016,tháng 7/2016 Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc đồng thờilấy ý kiến xây dựng Quy định Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ViệtNam Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn quốc của giới báo chí doHội Nhà báo các cấp trực tiếp triển khai đã thúc đẩy quá trình hoàn thiện và

giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội thống nhất ban hành 10 điều Quy

định Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam vào tháng 12/2016.

Hội ngày càng chủ động hơn trong việc tham gia, góp ý xây dựng

cơ chế chính sách đối với báo chí, đặc biệt công tác chỉ đạo điều hành, côngtác tổ chức Hội, công tác nghiệp vụ, công tác kiểm tra, hoạt động đối ngoại,hoạt động của các cơ quan báo chí của Hội, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụcho hội viên, hoạt động xây dựng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam, tổ chứcHội báo Toàn quốc năm 2010 và 2017, xây dựng Cổng thông tin điện tử củaHội và một số hoạt động xã hội, từ thiện khác do Hội tổ chức - là nhữnghoạt động tiêu biểu, khởi sắc, đạt nhiều kết quả tốt trong hoạt động Hội nhữngnăm gần đây- đã góp phần làm tăng cường vị thế và nâng cao uy tín, chấtlượng hoạt động Hội

Hiện nay, ngoài địa điểm 59 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm, Hà Nội là trụ sở

cơ quan Trung ương Hội từ năm 1954 đến nay, Hội còn có Tòa nhà 10 tầngtại Khu đô thị mới Yên Hòa - Cầu Giấy, đáp ứng nhu cầu và thực tế phát triểncủa hoạt động Hội cũng như đảm bảo việc thực thi chức năng, nhiệm vụ củacác đơn vị trực thuộc Trong đó, tầng 1 và tầng 2 Tòa nhà là địa điểm đã đượcHội lựa chọn xây dựng và trưng bày Bảo tàng Báo chí Việt Nam

1.3.1.2 Vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam

Vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam được quy định trong Luật Báo chínăm 2016 tại Điều 8, khoản 2

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;

Trang 39

b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp củangười làm báo;

c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chínhsách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;

d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quannhà nước có thẩm quyền;

đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên;e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến phápluật về báo chí;

g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện cáchoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tácphẩm báo chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực

Trong đó, điểm c, khoản 2 Điều 8 được sửa đổi tại Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch Cụ thể, tại Điều 20.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí:

3 Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 8 như sau: “c) Tham gia ý kiến xâydựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, phương án phát triển

cơ sở báo chí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh,truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản, văn bản quy phạm pháp luật vềbáo chí”

Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam là Bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên

1.3.2 Hệ thống báo chí thuộc Hội

1.3.2.1 Báo Nhà báo và Công luận

Báo Nhà báo và Công luận là cơ quan ngôn luận của TW Hội Nhà báoViệt Nam, phát hành thứ 5 hàng tuần Tia-ra phát hành: 5000 - 8000 bản/số,

có bán trên toàn quốc Đến nay sau 18 năm xây dựng và trưởng thành, báo

Trang 40

Nhà báo và Công luận đang ngày càng phát triển và khẳng định được thươnghiệu trong làng báo

Ngày 24/3/2011, Lãnh đạo Hội Nhà báo đã có Quyết định số HNBVN phê chuẩn ngày 10/7 hàng năm là ngày truyền thống của Báo Nhàbáo& Công luận Đến nay, Báo Nhà báo& Công luận đã được 23 năm(10/7/1996 - 10/7/2019)

11/QĐ-Tên cho tờ báo “Nhà báo & Công luận” là quyết định tập thể củaThường vụ Hội sau nhiều lần bàn bạc Thoạt tiên, có ý kiến nên đặt tên báo là

“Công luận” cho gọn Tuy nhiên, công luận hình thành và trở thành sức mạnh

xã hội là công lao của toàn bộ hệ thống báo chí VN, do vậy tên tờ báo của Hộinên có từ tố khẳng định trách nhiệm của giới báo chí với công chúng Tên gọi

“Nhà báo và Công luận” đáp ứng phần nào những yêu cầu ấy

Trong 23 năm xây dựng và trưởng thành, Báo Nhà báo & Công luận

đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, cùng sự nghiệp cảicách và phát triển nền Báo chí Cách mạng Việt Nam Với tiêu chí phản ánhchính xác đời sống báo chí của cả nước, đồng thời, bắc nhịp cầu tin cậy giữabạn đọc với các cơ quan chức năng, góp phần phản biện và hoàn thiệnchính sách và thể chế, vừa giúp bạn đọc nâng cao tri thức báo chí vừa tạonên sự đồng thuận cao trong xã hội đối với chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước

Báo Nhà báo & Công luận có 1 ấn phẩm báo in là Báo Nhà báo &Công luận phát hành thứ 5 hàng tuần và Báo điện tử congluan.vn Trong đó,với báo in số lượng tia - ra trên mỗi số trung bình từ 5000 -8000 bản/số, cómặt tại các cơ quan đợn vị của các Hội Nhà báo địa phương và các Liên, chiHội Nhà báo và thông qua hệ thống phát hành báo chí Trung ương Đội ngũphóng viên hiện nay chính thức là khoảng 70 phóng viên, có các văn phòngđại diện tại 3 miền Bắc, Trung, Nam cùng hệ thống cộng tác viên đông đảotrong cả nước

Ngày đăng: 03/12/2019, 18:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2008), Những Kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trongtruyền thông đại chúng
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2008
2. Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam (1992) Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề nghiệp và côngviệc của nhà báo
3. Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2010), Lãnh đạo và quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lãnh đạo và quản lý báo chí ởViệt Nam hiện nay
Tác giả: Hoàng Quốc Bảo (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
4. Lê Thanh Bình (chủ biên) (2012), Tổng quan truyền thông quốc tế, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan truyền thông quốc tế
Tác giả: Lê Thanh Bình (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2012
5. Lê Thanh Bình (2014), Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2014
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông (2013), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung cơ bản về nghiệpvụ báo chí, xuất bản
Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2013
7. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề của báo chí hiệnđại
Tác giả: Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
8. Đức Dũng (2003), Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận báo phát thanh
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thôngtin
Năm: 2003
9. Nguyễn Văn Dững (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1,2, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2000
10. Nguyễn Văn Dững (2006), Tác phẩm báo chí, tập 2, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Dững
Nhà XB: Nxb Lý luậnchính trị
Năm: 2006
11. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông – lý thuyết vàkỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
12. Nguyễn Thị Trường Giang (2016), Giáo trình Lý thuyết và Kỹ năng báo mạng điện tử, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết và Kỹ năngbáo mạng điện tử
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 2016
13. Lê Hải, (2013) Xây dựng tập đoàn truyền thông giải pháp chiến lược trong phát triển nền báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tập đoàn truyền thông giải pháp chiếnlược trong phát triển nền báo chí Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới – Xu hướng phát triển, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí thế giới – Xu hướng pháttriển
Tác giả: Đinh Thị Thúy Hằng
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2008
15. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2009
16. Vũ Quang Hào (2014), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam, Hà Nộ.i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển
Tác giả: Vũ Quang Hào
Năm: 2014
17. Nguyễn Quang Hòa (2016), Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí – Thực tiễn và xu hướng phát triển, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí –Thực tiễn và xu hướng phát triển
Tác giả: Nguyễn Quang Hòa
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2016
18. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại thông tấn báo chí, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại thông tấn báo chí
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: Nxb Đạihọc quốc gia
Năm: 2007
19. Đinh Văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và hoạt động của tòa soạn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NxbĐại học quốc gia
Năm: 2013
20. Võ Văn Kiệt (2007), Sứ mệnh của nhà báo, Báo Tuổi Trẻ ngày 21/6/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sứ mệnh của nhà báo
Tác giả: Võ Văn Kiệt
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w