Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015
Trang 1MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam từ khi thực hiện đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường vàchủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, thì kinh tế nước ta đã và đang pháttriển mạnh mẽ, từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới.Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúcđẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may Việt Nam đã phát triển từ rất lâu, là lĩnh vực mà nước ta có lợi thếvà tiềm năng phát triển rất cao Năm 2008, ngành dệt may xuất khẩu đã mang về chođất nước hơn 9,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào ngân sách Quốc gia Theo quyếtđịnh về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, địnhhướng 2020 vừa được Bộ Công Thương ký duyệt với mục tiêu “phát triển ngành dệtmay thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn hướng về xuấtkhẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc” đã cho thấy tầm quantrọng của ngành trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên,trong giai đoạn khó khăn chung của kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa cácnước xuất khẩu hàng dệt may như hiện nay, việc hoàn thành mục tiêu đề ra là mộtthách thức không nhỏ đối với toàn ngành.
Thị trường Mỹ với sức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, hiện thị trườngnày đã và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với không chỉ ngành công nghiệp dệtmay Việt nam mà còn đối với tất cả các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triểnkhác Do đó vấn đề cạnh tranh trên thị trường này hết sức khốc liệt Đặc biệt trong thờigian qua, kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái đã đặt ra không ít thách thức, khó khăn chongành dệt may Việt Nam nói chung và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩuhàng dệt may nói riêng.
Trang 2Đối với Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn, hiện thị trườngMỹ chiếm tới hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty Vì vậy muốn duy trì vàphát triển tại thị trường này, Công ty cần chọn cho mình những hướng đi phù hợp
Trước thực tế trên, em xin chọn đề tài “ Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gònsang thị trường Mỹ đến năm 2015” làm khóa luận tốt nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của thị trường Mỹ cũng như thực tiễn tình hìnhsản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại MaySài Gòn, từ đó xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ đến năm2015 và những giải pháp để thực hiện chiến lược nhằm khai thác thị trường rộng lớn vàđầy tiềm năng này, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như cải thiện đời sốngcủa người lao động.
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường hàng may mặc của Mỹ, sự tác động củamôi trường kinh tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất khẩu củaCông ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn Nghiên cứu tình hình hoạt độngcủa Công ty thời gian qua và kế hoạch, định hướng phát triển trong thời gian tới.
4.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công tysang thị trường Mỹ cho đến năm 2015 mà không mở rộng sang các hoạt động khác, thịtrường khác.
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, em đã sử dụng một vài phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp số liệu và so sánh: dùng các công cụ thống kê để tập hợptài liệu, số liệu; sau đó so sánh, đối chiếu để rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhâncủa sự thay đổi.
Phương pháp phân tích tổng hợp: từ những thông tin thu thập được, cộng với tìnhhình thực tế trên thị trường để đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn; hỏi ý kiến,kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo và các nhân viên trong công ty.
6 Nội dung và kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận này gồm ba chương:Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Sản xuất – Thươngmại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ trong thời gian qua
Chương 3: Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Sảnxuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015.
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu1.1.1 Các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm về hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa khác biệt so với hàng hóa tiêu dùng trong nước.Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nướcnhập khẩu Chất lượng của hàng hóa phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹthuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước người nhập khẩu.
1.1.1.2 Khái niện về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi biên giới một quốc gia để tiêu thụtại một quốc gia khác nhằm thu lợi và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thếgiới.
Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc giavà lấy ngoại tệ mạnh làm phương tiện thanh toán Hoạt động xuất khẩu chính là sựphản ánh mối quan hệ giữa các quốc gia và sự phân công lao động quốc tế, chuyênmôn hóa sản xuất dựa trên lợi thế so sánh của các quốc gia
1.1.1.3 Khái niệm thị trường xuất khẩu hàng hóa
Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhautác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóavà các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnhvà phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trựctiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩuqua trung gian) Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Namrồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hóacủa Việt Nam.
Trang 51.1.2 Tính tất yếu của việc mở rộng xuất khẩu hàng dệt may1.1.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790), nhà kinh tế chính trị cổ điển người Anh, là người đầutiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống về nguồn gốc thương mại quốc tế Ông đã xâydụng mô hình thương mại đơn giản dựa trên ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thíchthương mại quốc tế có lợi như thế nào đối với các quốc gia.
Theo ông, nếu quốc gia A có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn so với quốc gia B vàquốc gia B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với quốc gia A, thì lúc đó mỗi quốcgia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặthàng này sang quốc gia kia Trong trường hợp này mỗi quốc gia được coi là có lợi thếtuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng cụ thể
Lợi thế tuyệt đối có thể xuất phát từ các yếu tố về thời tiết, chất lượng và số lượngđất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay sự khác biệt về lực lượng lao động, vốn,trình độ công nghệ Vì sự khác biệt trong lợi thế tuyệt đối của từng nước, nên với điềukiện thương mại tự do, mỗi nước sẽ đi sâu chuyên môn hóa từng mặt hàng mà mình cólợi thế so với các nước khác Như vậy nguồn lực sẽ được tập trung vào sản xuất sảnphẩm chuyên môn hóa đó một cách có hiệu quả Nhờ vậy, các sản phẩm chuyên mônhóa sẽ được sản xuất với quy mô lớn hơn dành cho xuất khẩu để tạo vốn cho nhập khẩunhững sản phẩm mà quốc gia đó sản xuất không có hiệu quả Nhờ chuyên môn hóa sảnxuất và trao đổi mà cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn.
1.1.2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thyết lợi thế so sánh được David Ricardo (1772 – 1823) đưa ra lần đầu tiênvào năm 1817 Có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như sau: “Một quốc gia sẽ xuấtkhẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia Nóicách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuấtvới hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia”.
Một cách cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu X khi và chỉ khi:
Trang 6Chi phí lao động để sản xuất Chi phí lao động để sản xuất
Nhìn chung, các lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và tương đối của một nước đều nhấnmạnh tới yếu tố cung, coi quá trình sản xuất trong nước là yếu tố quy định hoạt độngthương mại quốc tế Dựa vào các mô hình này, để thúc đẩy xuất khẩu, mỗi nước nênxác định rõ các lợi thế tuyệt đối và tương đối của mình để từ đó tập trung nguồn lực cólợi thế đó của đất nước vào việc chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu.Việc chuyên môn hóa sản xuất sẽ đem lại tác dụng như nâng cao chất lượng sản phẩmnhờ vào trình độ chuyên môn hóa tay nghề lao động trong sản xuất, sản xuất với khốilượng lớn Từ đó, tăng được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Ứng dụng vào Việt Nam, dựa vào cơ sở lý luận của hai ông, Việt Nam sẽ thíchhợp trong việc tăng cường sản xuất các sản phẩm thô dựa vào điều kiện tự nhiên và cácsản phẩm sử dụng nguồn lao động dồi dào của đất nước, trong đó có sản xuất hàng dệtmay.
1.1.2.3 Lý thuyết chi phí cơ hội của Gortfried Haberler
Theo lý thuyết chi phí cơ hội thì chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặthàng Y cần được cắt giảm để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X Trong hai quốc giathì quốc gia nào có chi phí cơ hội của X thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàngnày
Trang 7Khác với mô hình của Ricardo trong đó từng quốc gia thực hiện chuyên môn hóahoàn toàn, mô hình thương mại mới đặc trưng bởi chuyên môn hóa không hoàn toàn;mỗi quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt hàng, trong đó mặt hàng mà quốc gia có lợithế so sánh được sản xuất với số lượng nhiều hơn.
Như vậy, một quốc gia muốn xuất khẩu một mặt hàng có hiệu quả nhất, việc phântích cụ thể chi phí cơ hội cho xuất khẩu sản phẩm đóng vai trò quan trọng Quốc gia đósẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm có chi phí cơ hội thấp nhậpkhẩu các sản phẩm có chi phí cơ hội cao.
1.1.2.4 Lý thuyết hàm lượng các yếu tố của Heckcher – Ohlin
Lý thuyết H – O được xây dựng trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng (hay mứcđộ sử dụng) các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố.
Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động nếu tỷ lệgiữa lao động và các yếu tố khác (như vốn hoặc đất đai) sử dụng để sản xuất ra mộtđơn vị mặt hàng đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vịmặt hàng thứ hai Tương tự, nếu tỷ lệ vốn và các yếu tố khác là lớn hơn thì mặt hàngđược coi là có hàm lượng vốn cao.
Một quốc gia được coi là dồi dào tương đối về lao động (hay về vốn) nếu tỷ lệgiữa lượng lao động (hay lượng vốn) và các yếu tố sản xuất khác của quốc gia đó lớnhơn tỷ lệ tương ứng của các quốc gia khác.
Xuất phát từ các khái niệm cơ bản trên thì nội dung của lý thuyết H – O có thểđược tóm tắt như sau: “Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuấtđòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó”.
Học thuyết này đã cho thấy sự khác biệt về tính tương đối của các yếu tố Điềunày rất quan trọng đối với Việt Nam bởi vì nước ta có lực lượng lao động dồi dào, giánhân công rẻ nhưng lại bị hạn chế về vốn Với nền kinh tế nước ta hiện nay có thể ápdụng học thuyết này để tập trung sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng ít vốn,nhiều lao động như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ… nhằm đạt hiệu quả cao vàlàm tăng kim ngạch xuất khẩu.
Trang 81.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu1.1.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nềnkinh tế Điều đó thể hiện ở những điển cụ thể sau:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệphóa đất nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu đểkhắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp hóa đấtnước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiếtbị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từcác nguồn như: xuất khẩu hàng hóa; đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện trợ; thu từ hoạtđộng du lịch, dịch vụ; xuất khẩu sức lao động…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng,nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này Nguồn vốnquan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Xuất khẩu quyếtđịnh quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên Nhưng mọi cơ hội đầu tư vàvay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và ngườicho vay thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn chủ yếu để trả nợ - trở thành hiệnthực.
Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển
Xuất khẩu có tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất pháttriển Sự tác động này thể hiện ở chỗ:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi Chẳnghạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sảnxuất nguyên phụ liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo mẫu…
Trang 9Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất pháttriển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nângcao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọngtạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đạihóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổchức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường.
Thứ ba xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm vàcải thiện đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trướchết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hàng triệulao động vào làm việc và có thu nhập không thấp.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phụcvụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhândân.
Xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuấttăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công laođộng mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đờisống nhân dân được cải thiện.
Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoạicủa nước ta.
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lạiphụ thuộc lẫn nhau Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đốingoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động này phát triển Chẳng hạn, xuất
Trang 10khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộngvận tải quốc tế… Mặt khác, chính các hoạt động kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lạitạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để pháttriển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp
Ngày nay, xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là xu hướng chung của cácdoanh nghiệp Việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp những lợiích sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sảnphẩm, giúp tăng doanh số, tăng lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro tronghoạt động kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển.
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộccạnh tranh trên thị trường thế giới cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả…Những yếu tốđó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường,luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
Cũng thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệmvề kiến thức trong kinh doanh, về trình độ quản lý, giúp doanh nghiệp tiếp cận vớicông nghệ tiên tiến, hiện đại; đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực thích nghi với điềukiện kinh doanh mới nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng vàphong phú.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu1.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà nó tồn tạitrong một môi trường gồm rất nhiều mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Các nhântố này tuy ở bên ngoài nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất, xuất
Trang 11khẩu của doanh nghiệp, chi phối xu hướng hành động của doanh nghiệp Các nhân tốnày bao gồm:
Nhân tố kinh tế
Trong xu thế toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậymỗi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởngnhất định đến hoạt động kinh tế trong nước Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnhvực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động củacác nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng nhạy cảm Bất kỳ sự thay đổi nào về chínhsách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái kinh tế…của cácnước đều ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nền kinh tế của một quốc gia ngày càng phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động xuất khẩu vì sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của nước đó trên trườngthế giới, hàng hóa xuất khẩu của nước đó sẽ không ngừng được cải thiện.
Hệ thống tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuấtkhẩu Hoạt động xuất khẩu liên quan mật thiết với vấn đề thanh toán quốc tế, thông quahệ thống ngân hàng giữa các quốc gia Hệ thống ngân hàng phát triển thì việc thanhtoán diễn ra càng thuận lợi, nhanh chóng sẽ tạo thuận lợi hơn cho các đơn vị kinhdoanh xuất khẩu Mặt khác, sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng cho phépcác doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc huy động vốn nhằm ổn định và phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Tỷ giá hối đoái cũng là nhân tố kinh tế quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất khẩu Vì khi tỷ giá hối đoái tăng lên, đồng nội tệ giảm giá trị so với đồngngoại tệ sẽ khiến hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tuynhiên, lúc đó hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn, gây nên tình trạng khan hiếm vật tưnguyên liệu đầu vào cho sản xuất, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồnnguyên vật liệu nhập khẩu Do đó việc ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định giá trị đồng tiềnlà điều hết sức quan trọng.
Trang 12Hệ thống cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu Hoạtđộng xuất khẩu không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc,vận tải… từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện hợp đồng, vận chuyển hànghóa Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu vàgóp phần hạ thấp chi phí cho đơn vị kinh doanh xuất khẩu.
Ngoài ra, sự hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự tham gia vào các tổchức thương mại như APEC, WTO… cũng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩuphát triển.
Nhân tố chính trị
Thương mại quốc tế có liên quan đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, do vậy tìnhhình chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay khu vực đều có ảnh hưởng đến hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp thông qua các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội củaquốc gia hay khu vực đó Nếu tình hình chính trị không ổn định sẽ gây thiệt hại rất lớnvề người và của cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại đó Chính vì thế doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu phải nắm rõ tình hình chính trị xã hội của quốc gia màmình xuất khẩu hàng hóa, từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động vềchính trị.
Nhân tố văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia sẽ có những yếu tố văn hóa – xã hội khác nhau như phong tục tậpquán, niềm tin, lối sống, tâm lý, kỳ vọng, tác phong công tác…Các yếu tố này hìnhthành nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiệnthị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng củacác đoạn thị trường mới
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi cónhững hiểu biết nhất định về môi trường văn hóa của các quốc gia, khu vực thị trườngmà mình dự định đưa hàng hóa vào để đưa ra các quyết định phù hợp với nền văn hóaxã hội ở khu vực thị trường đó.
Trang 13Nhân tố pháp luật
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể kinh tế ởnhiều quốc gia khác nhau mà mỗi quốc gia có những bộ luật riêng gắn liền với trình độphát triển của quốc gia đó Yếu tố này không chỉ chi phối những hoạt động của nềnkinh tế nước đó mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh nghiệp tạicác nước xuất khẩu thông qua hệ thống thuế quan, các quy định về chủng loại, nhãnmác, xuất xứ, bản quyền… Do đó trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, mỗi doanhnghiệp phải trang bị cho mình kiến thức về môi trường luật pháp của nước mình cũngnhư của nước mà mình muốn xuất khẩu hàng hóa sang đó.
Nhân tố khoa học – công nghệ
Các nhân tố khoa học công - nghệ quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinhtế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Sự phát triển và mức độ áp dụng khoahọc công nghệ vào sản xuất giúp các doanh nghiệp tăng quy mô, năng suất, tiết kiệmchi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra khả năng cạnhtranh cao cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế Sự phát triển củakhoa học công nghệ còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác và tìmkiếm các thông tin về sản phẩm và thị trường, đẩy mạnh sự phân công và hợp tác quốctế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngàycàng phát triển.
Nhân tố cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế khốc liệt hơn trên thị trường nội địa rất nhiều.Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh không chỉ dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị,tiềm lực khoa học công nghệ mà còn liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nênthế mạnh độc quyền mang tính toàn cầu sẽ gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuấtkhẩu của các nước nhỏ bé Do đó, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là rất lớn đòi hỏidoanh nghiệp phải có khả năng suy đoán và phân tích tình hình thị trường thật tốt để cóthể cạnh tranh thành công Ngoài ra, các sản phẩm trên thị trường hiện nay cũng rất đadạng và sản phẩm thay thế cũng rất phát triển Vì vậy doanh nghiệp cần phải xác định
Trang 14lợi thế trong sản phẩm của mình hoặc phải xây dựng cho sản phẩm của mình nhữngđặc tính ưu việt vượt hơn các đối thủ.
1.1.4.2 Các nhân tố thuộc doanh nghiệp
Nhân tố con người
Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thànhcông Chính con người với năng lực của họ sẽ sử dụng một cách hiệu quả sức mạnhkhác mà họ có như vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ… để khai thác và nắm bắt các cơhội Nhân tố con người thể hiện quan trọng ở:
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây
dựng những chiến lược kinh doanh , đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việcthực hiện các kế hoạch đã đề ra Trình độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnhhưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Một chiến lược kinh doanhđúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường là cơ sở đểdoanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Đội ngũ các bộ kinh doanh xuất khẩu: đóng vai trò quyết định đến sự thành công
hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiếnhành khi có sự nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường, về đối tác, về các đối thủ cạnh tranh, vềphương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng… Vấn đề đặt ra là doanh nghiệpphải có đội ngũ các bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế, có khả năng phân tích vàdự báo những xu hướng vận động của thị trường, có khả năng giao dịch đàm phánđồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy được trí
tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kết và sứcmạnh tập thể, đồng thời đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh đượcnhanh chóng và chính xác Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việcphối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh, đối phó được với những biến đổi của môitrường kinh doanh và kịp thời nắm bắt các cơ hội một cách nhanh nhất.
Trang 15Nhân tố tài chính
Năng lực tài chính thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vốn là một nhântố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanhnghiệp Doanh nghiệp có vốn kinh doanh càng lớn thì cơ hội giành được những hợpđồng hấp dẫn sẽ trở nên dễ dàng hơn Vốn của doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có thìnguồn vốn huy động cũng có vai trò rất lớn đối với hoạt động kinh doanh Ngoài ra,một cơ cấu vốn hợp lý cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các tài sản cố định như thiết bị, máy móc, nhàxưởng… mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh Nhân tố này ảnhhưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hóa của doanhnghiệp Vì vậy, nếu doanh nghiệp được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật càng hiện đạithì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng được nâng cao, tạo điều kiện cho hoạtđộng xuất khẩu phát triển có hiệu quả.
Khả năng kiểm soát, chi phối độ tin cậy của nguồn cung ứng và dự trữ hànghóa của doanh nghiệp
Nhân tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đếnhoạt động sản xuất kinh doanh Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổnđịnh, chủ động về nguồn cung ứng cũng như dự trữ hàng hóa thì việc thực hiện các hợpđồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng kế hoạch kinh doanhcủa doang nghiệp, làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Tiềm lực vô hình
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp là hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trênthương trường; mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa hay uy tín và mối quan hệ xãhội của lãnh đạo doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì tiềmlực vô hình là rất quan trọng vì nó góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Một doanh nghiệp không tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường thì hoạt dộng
Trang 16xuất khẩu không thể tiến hành thuận lợi được Do đó, vấn đề xây dựng tiềm lực vô hìnhcần phải được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.
1.2 Thị trường dệt may Mỹ và tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sangthị trường Mỹ
1.2.1 Khái quát về nước Mỹ và thị trường Mỹ1.2.1.1 Vài nét về nước Mỹ
Nước Mỹ nằm ở phía bắc Châu Mỹ, phía đông giáp Bắc Đại Tây Dương, phíaTây giáp Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc tiếp giáp Canađa và phía Nam tiếp giápMêhicô Với tổng diện tích 9.631.418 km2 bao gồm 50 tiểu bang và một quận liênbang, Mỹ là quốc gia lớn thứ ba trên thế giới về diện tích, chiếm 6,2% diện tích toàncầu.
Dân số Mỹ vào khoảng 305 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới Tốc độtăng dân số ước đạt khoảng 0,89% Mỹ là quốc gia đa dân tộc do dân nhập cư vào Mỹchiếm một số lượng lớn, khoảng 30% dân số, trung bình mỗi năm có khoảng một triệungười nhập cư Bên cạnh đại bộ phận dân Mỹ là người châu Âu, ở Mỹ còn có người dađỏ, người châu Á, người Mỹ gốc Phi… Các cộng đồng dân ở Mỹ có những nét vănhóa, bản sắc riêng về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục Rất khó để có thểkhái quát được nét văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở quốc gia này.Tuy nhiên, chính sự đa dạng về văn hóa lại là yếu tố thuận lợi cho ngành may mặc pháttriển Hàng dệt may của chúng ta vẫn chủ yếu tập trung vào phân khúc thị trường giá rẻcho nên sự đa dạng trong sắc tộc, mà người châu Á, Châu Phi nhiều lại là điều kiệnthuận lợi cho riêng ngành dệt may Việt Nam.
Mỹ là cường quốc số một thế giới về kinh tế Mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% dân
số thế giới, nhưng nước Mỹ lại chiếm tới hơn 28,5% về GDP, 9,5% về kim ngạch xuất
khẩu, gần 20% về kim ngạch nhập khẩu Mỹ đứng hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, đứng thứ nhất về GDP, đứng thứ hai về xuất khẩu (sau Đức), đứng đầu vềnhập khẩu, nhiều gấp 2,5 lần nước đứng thứ hai (Đức)
Trang 17-Về cơ cấu kinh tế : Hiện nay, dịch vụ chiếm 80% GDP của nước này, kế đến làcông nghiệp chiếm 18% và chỉ có 2% GDP được tạo ra từ khu vực nông nghiệp
Nông nghiệp đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (ngô, lúa mì…) Nôngnghiệp đã thay đổi rất nhanh chóng trong vòng 200 năm qua nhờ áp dụng khoa học kỹthuất hiện đại và công nghệ sinh học vào sản xuất Hàng năm nông nghiệp mang vềtrên 40 tỷ USD, đây là con số không nhỏ cho ngân sách Mỹ.
Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới với những sản phẩm tiên tiến và có tínhcạnh tranh cao Các ngành công nghiệp chủ yếu là các ngành sản xuất sắt, thép, xe hơi,cơ khí điện và điện tử, ô tô, hàng không, viễn thông, chế biến thực phẩm, hoá chất…Riêng công nghiệp chế tạo chiếm trên 80% giá trị sản lượng của toàn ngành.
Ngành dịch vụ ở Mỹ rất phát triển với các loại dịc vụ mang lại lợi nhuận cao nhưtài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải đường biển và đường hàng không, dịchvụ điện tử thương mại, dịch vụ thông tin… Mỗi loại hình dịch vụ chiếm từ 7 – 22% thịphần quốc tế
Về ngoại thương, Mỹ là nước nhập siêu Mỹ xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiếtbị, ô tô, linh kiện, vật liệu công nghiệp và nhập khẩu chủ yếu là dầu thô, hàng tiêudùng, thực phẩm và đồ uống Nhìn chung, Mỹ chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thâmdụng tư bản và nhập khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động, trong đó hàng dệt may làmột phần quan trọng.
1.2.1.2 Cơ chế quản lí của Mỹ đối với hàng nhập khẩu1.2.1.2.1 Thuế quan
Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu Thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc HoaKỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS) Ðược chính thức thông qua ngày 1 tháng 1năm 1989, hệ thống này được xây dựng dựa trên Hệ thống Mô tả hàng hoá và Mã sốHài hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan.
Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị - tức là mức thuếđược xác định bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu Một số hàng nhập
Trang 18khẩu khác là đối tượng chịu thuế theo số lượng - đó là một loại thuế ấn định đối vớimột số lượng nhất định Một số sản phẩm phải chịu thuế gộp, loại kết hợp thuế theo tỷlệ trên giá trị và thuế theo số lượng
Loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào ở quốc gia nào cần chú ý nhất là thuếchống bán phá giá và thuế đối kháng Thuế chống bán phá giá (antidumping duties-Ads ) là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu để bán ở Mỹ với giá thấp hơn giá trị đúngcủa thị trường Còn thuế đối kháng ( countervailing duties- CVDs ) là thuế đánh vàohàng hoá được hưởng trợ cấp xuất khẩu mà chính phủ nước đó cấp cho người xuất khixuất khẩu hàng hoá vào Mỹ, việc trợ cấp này làm cho giá hàng thấp một cách giả tạovà gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ Trên thực tế, Mỹ rất hay áp dụng hai luật thuếnày nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ với giá rẻ, làm tổn hại đến các ngànhsản xuất trong nước và hầu như là các doanh nghiệp Mỹ đều thắng kiện
Chính sách thuế ưu đãi
Có một số luật dành sự đối xử thuế quan ưu đãi đối với một số nước có quan hệthương mại với Mỹ hoặc một số sản phẩm được nhập từ các nước đang phát triển Cácchính sách ưu đãi như sau :
Quy chế tối huệ quốc: Hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ có chế độ buôn bán
Tối Huệ Quốc (MFN) Hàng hoá của các nước thuộc diện đối xử Tối huệ quốc sẽ chịucác mức thuế như nhau khi vào Mỹ Hàng nhập khẩu từ các nước không có MFN sẽphải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều
Chế độ thuế quan phổ cập (GSP : Generalised System of Preferences) : là chế độ
thuế quan mà Mỹ và 17 nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang pháttriển Nội dung chính của GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi thuế thấp cho cácmặt hàng nhập từ các nước đang phát triển được họ cho hưởng GSP mà không cần cóđiều kiện có đi có lại Hầu hết các nước được hưởng GSP đều là thành viên của WTOvà mặt hàng được hưởng ưu đãi phải đáp ứng tiêu chuẩn mà Mỹ đề ra.
Ưu đãi thuế quan đặc biệt: Mỹ dành một ưu đãi thuế quan quan trọng đối với
hàng hoá nhập khẩu được sản xuất từ những bộ phận chế tạo tại Mỹ Theo đó, thuế chỉ
Trang 19đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài của sản phẩm, không đánh thuế đối vớinhững phần được sản xuất ở Mỹ.
1.2.1.2.2 Những quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ
Quy định về xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt vềtờ khai xuất xứ hàng hoá Tờ khai xuất xứ hàng hoá phải được đính kèm với lô hàngxuất vào Mỹ Việc xác định xuất xứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở các nước đangphát triển hoặc những nước đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởngthuế suất thấp hơn.
Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ dựa trên tờ khai xuất xứ và các quy định về“biến đổi thực chất” Biến đổi thực chất được xác định là nếu hàng hóa có nguồn gốctừ quốc gia A nhưng được chuyển qua quốc gia B rồi mới xuất khẩu vào Mỹ, nếu nhưhàng đó không trải qua giai đoạn chế biến hay gia công đáng kể nào thì lô hàng đó sẽđược xem như là xuất xứ từ quốc gia A Một sản phẩm phải có sự thay đổi về nhậndạng và xác định thương mại, đặc tính cơ bản hoặc giá trị sử dụng thương mại mớiđược xác định là biến đổi thực chất Và một lô hàng được chế biến tại nhiều quốc giakhác nhau, quốc gia nào mà tại đó lô hàng trải qua giai đoạn biến đổi thực chất thì quốcgia đó là quốc gia xuất xứ.
Quy định về nhãn hiệu hàng hóa
Luật pháp Mỹ quy định mọi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải ghirõ ràng, không tẩy xóa được, ở chỗ dễ nhìn thấy tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hànghóa đó trên bao bì nhập khẩu Các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại cục Hảiquan Mỹ Hàng hóa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đãđăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bảnquyền đều bị cấm nhập khẩu vào Mỹ Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải nộpcho cục Hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãnhiệu giả sẽ bị tịch thu Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cục Hải quan Mỹ bảo vệ
Trang 20thì cần đăng ký khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiệnhành.
Quy định về Visa
Một số loại hàng hóa như hàng dệt may cần có Visa mới được vào Mỹ Một Visahàng là dấu xác nhận trên một hoá đơn hoặc một giấy phép nhập khẩu do chính phủnước ngoài cấp Visa này dùng để kiểm soát hàng nhập khẩu vào Mỹ hoặc ngăn chặnhàng lậu vào Mỹ.
Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy
Uỷ Ban về an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ giám sát việc nhập khẩu vàkiểm tra các lô hàng nhập khẩu nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của luật về sản phẩm dễcháy Và hầu như các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ luật nàynhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hiểm họa từ việc sản phẩm dễ bén lửa và sửdụng các vật dụng dễ cháy trong nhà Trong luật này cũng quy định rõ về tính bén lửađối với hàng dệt may.
Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Thị trường Mỹ yêu cầu các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trườngMỹ phải có trách nhiệm xã hội bằng cách cùng họ thực hiện các nguyên tắc đạo đứchoặc các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
Mỹ lấy hai bộ tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP làm thước đo cho việc các doanhnghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
1.2.2 Thị trường dệt may Mỹ
1.2.2.1 Thị hiếu tiêu dùng hàng dệt may ở Mỹ
Trong phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bìnhthường Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu Bởi vậy,khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bông rộng,thoáng, nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn Còn trong cuộc sống hàng ngày, quầnjean áo thun là phong cách ăn mặc đặc trưng nhất
Trang 21Trong mặt hàng dệt may, người Mỹ khá dễ tính trong việc lựa chọn các sản phẩmmay nhưng lại khó tính đối với các sản phẩm dệt Người Mỹ thích vải sợi bông, khôngnhàu, rộng và có xu hướng thích các sản phẩm dệt kim hơn.
Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Mỹ ảnh hưởng đến tiêu dùng hàng dệtmay là khí hậu Mỹ rất đa dạng Khí hậu đặc trưng của Mỹ là khí hậu ôn đới, không quánóng về mùa hè và không quá lạnh về mùa đông Bên cạnh đó, Mỹ còn có khí hậunhiệt đới ở Hawaii và Florida, khí hậu hàn đới ở Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tâysông Mississipir và vùng khí hậu khô tại bình địa Tây Nam, nhiệt độ giảm thấp vàomùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý sự khác biệt về địa lý khi sản xuất sản phẩmdệt may phục vụ cho người dân ở đây.
Hiện nay, Mỹ là nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân khoảng 40.000USD cộng với thói quen tiêu dùng nhiều, Mỹ là thị trường hấp dẫn đối với các mặthàng nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng Tuy nhiên ở Mỹ, mức thu nhập rất đadạng tạo nên thị trường cũng rất đa dạng và thường chia làm ba phân đoạn Đó là đoạnthị trường thượng lưu có thu nhập cao chuyên tiêu dùng hàng dệt may có chất lượngcao, có nhãn hiệu nổi tiếng; đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàng cấp trungbình và đoạn thị trường dân nghèo tiêu dùng các mặt hàng cấp thấp Sự đa dạng trongthu nhập cũng là điều kiện cho các nước xác định đoạn thị trường phù hợp với năng lựccủa mình.
Tiêu dùng với khối lượng lớn nên giá cả là yếu tố hấp dẫn nhất đối với người Mỹ.Sau giá cả là chất lượng hàng hoá và hệ thống phân phối sẽ là lựa chọn tiếp theo choviệc tiêu dùng sản phẩm
Nói chung, Mỹ là thị trường tương đối dễ tính Sự đa dạng trong sắc tộc, tôn giáo,thu nhập và đặc biệt là tâm lý chuộng tự do cá nhân của người Mỹ đã đem lại một thịtrường tiêu dùng khổng lồ nhưng lại không quá cầu kỳ và yêu cầu khắt khe về sảnphẩm.
Trang 22108.6 110.8 105.3
1.2.2.2 Nhu cầu thị trường
Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng dệt may Với dân số trên 305 triệungười, thu nhập bình quân khoảng 40.000USD/người/năm, Mỹ được coi là thị trườngtiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính trong giaiđoạn 2004 – 2008 khoảng 94 tỷ USD/năm.
Năm 2007 nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng 1.8% so với cùng kỳ năm 2006,lên tới 110.8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay Năm 2008 là một năm khó khăn đốivới Mỹ, kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của ngườiMỹ do đó kim ngạch nhập khẩu đã giảm 5% xuống còn 105.3 tỷ USD, tuy nhiên đâyvẫn là một con số khá lớn Mặt khác, mức sống của người dân Mỹ cũng rất đa dạngnên tiêu dùng hàng dệt may cũng có nhiều loại khác nhau từ hàng chất lượng cao vớinhững hãng nổi tiếng đến hàng bình dân Do đó, thị trường Mỹ mở ra cơ hội cho tất cảcác nước xuất khẩu hàng dệt may, trong đó có Việt Nam.
Biểu đồ 1.1 : Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ qua các năm
Tỷ USD
Nguồn : Bộ Công Thương
1.2.2.3 Năng lực ngành dệt may nội địa Mỹ
Ngành dệt may nội địa Mỹ chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu thị trường.Trong 5 năm từ 12/2000 đến 12/2005, sản lượng dệt của Mỹ tăng 2,3% , may mặc tăng1,2% nhưng từ 12/2005 đến 10/2008 ngành dệt của Mỹ đã giảm 22%, may mặc giảm
Trang 23tới 51,7% Về lao động, từ 12/2005 đến 10/2008, ngành dệt may của Mỹ đã mất tới907.900 việc làm (giảm tới 58,3%) Tính đến tháng 10/2008, dệt may Mỹ chỉ còn duytrì được tổng cộng 648.600 việc làm Tất cả đã thể hiện rõ ngành dệt may của Mỹ kháyếu so với vị thế của Mỹ trên thị trường thế giới.
Mặt khác, ngành dệt may của Mỹ chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàngcao cấp với công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng có mức thu nhập cao nên một đoạn thị trường rộng lớn là hàng dệt may bình dânbị bỏ ngỏ Khoảng trống của đoạn thị trường này được bù đắp bởi hàng gia công, sảnxuất từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ.
1.2.2.4 Một số nhà cung cấp sản phẩm dệt may chủ yếu trên thị trường Mỹ
Bảng 1.1 : Top 5 Quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
Nguồn : Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Trung Quốc là nước cung cấp nhóm hàng này lớn nhất cho Hoa Kỳ cả về sốlượng lẫn kim ngạch, chiếm khoảng 31% thị phần dệt may của nước này Ưu thế củahàng Trung Quốc là giá cả thấp, chủng loại hàng hóa phong phú, mẫu mã đẹp Tuynhiên, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm Trong6 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc chỉ tăng 0,2%, thấp hơn rấtnhiều so với tốc độ tăng trưởng 14,8% năm 2007, và 43,7% năm 2006
Được đánh giá là đứng sau Trung Quốc, hàng dệt may Ấn Độ đang có nhữngbước tiến mạnh mẽ trên thị trường may mặc thế giới Trong 6 tháng đầu năm 2008,xuất khẩu dệt may của Ấn Độ sang Mỹ tăng 8,2% và là nhà nhập khẩu lớn thứ ba tạithị trường rộng lớn này Sức mạnh của hàng dệt may Ấn Độ nhờ vào chất lượng vàmẫu mã của hàng hóa cũng như chấp nhận được mức giá rẻ do Ấn Độ có nguồn cungcấp nguyên liệu sẵn có và giá nhân công tương đối rẻ.
Trang 242.3 2.55 2.753.4
tỷ USD
2008 Năm
Mexico có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với Mỹ, chính vì vậy nước này dễ kiểmsoát sản xuất và bảo đảm tiến độ giao hàng, giá nhân công tương đối rẻ, đặc biệt lại cóhệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đã giúp ngành xuất khẩu hàng may mặc nướcnày phát triển nhanh chóng Từ 2000 đến 2006, Mexico là nước cung cấp hàng dệt maylớn thứ hai vào Mỹ Tuy nhiên, nhập khẩu từ nước này trong năm 2007 đã giảm mạnhcả về số lượng và kim ngạch và hiện nay đang là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ tưvào Hoa Kỳ.
Năm 2008 kinh tế Mỹ suy thoái lại là cơ hội cho ngành dệt may Bangladesh tăngthị phần tại đất nước này Việc nhập khẩu từ Bangladesh của Mỹ hiện đang tăng mạnhlà một dấu hiệu cho thấy hàng may mặc giá rẻ đang lên ngôi Ngoài ra, Bangladesh còngiữ vị trí quán quân trên phân đoạn thị trường hàng may mặc dệt thoi với việc tăng31% trong năm 2008, lập kỷ lục về nước xuất khẩu nhiều hàng dệt thoi sang thị trườngMỹ
1.2.3 Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ1.2.3.1 Thực trạng Xuất Khẩu
Biểu đồ 1.2 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ
Nguồn : Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Qua biểu đồ ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vàothị trường Mỹ không ngừng tăng lên Nếu như năm 2002, xuất khẩu hàng dệt may Việt
Trang 25Nam vào Mỹ chỉ dừng lại ở mức 0,95 tỷ USD thì đến năm 2003 con số này đã là 2,3 tỷUSD Trong năm 2007, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh,khoảng 35% về giá trị, đạt 4,36 tỉ USD, đây là con số phần trăm tăng lớn hơn rất nhiềuso với nhiều nguồn hàng khác nhập khẩu vào Mỹ Mặc dù trong năm 2008 kinh tế Mỹlâm vào suy thoái, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may giảm 5% song xuất khẩu hàng dệtmay Việt Nam vẫn tăng gần 20%, là quốc gia duy nhất có tăng trưởng xuất khẩu vàoMỹ ở mức 2 con số, đây quả là một kết quả rất đáng khích lệ Hiện nay, Việt Nam nằmtrong top 5 nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất vào Mỹ và đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sauTrung Quốc.
1.2.3.2 Triển vọng thị trường
Nhìn chung, Mỹ là một thị trường nhiều tiềm năng và có nhiều cơ sở cho xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam phát triển Điều kiện tự nhiên, xã hội có nhiều thuận lợi,ngành dệt may nội địa còn yếu trong khi nhu cầu tiêu dùng lại rất nhiều Mặc dù nềnkinh tế Mỹ đang trong giai đoạn khó khăn nhưng hàng dệt may Việt Nam hiện mớichiếm khoảng 5% tổng khối lượng hàng nhập vào nước này nên Việt Nam vẫn còn cơhội tăng thị phần Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam ngày càng thu hút được sự chú ýcủa các nhà nhập khẩu Mỹ do chất lượng may tốt và đảm bảo thời gian giao hàng Cácnhà nhập khẩu hàng dệt may, các nhà phân phối lớn trên thế giới đang hướng về ViệtNam để tìm cơ hội hợp tác Rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng hàng dệtmay Việt Nam sẽ còn phát triển nhiều trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này của nền kinh tế Mỹ, các doanh nghiệpxuất khẩu hàng dệt may cần phải thật thận trọng vì những chính sách của Mỹ đưa ra đểkích thích nền kinh tế, giải quyết vấn đề thất nghiệp trong nước có thể gây khó khăncho các nước xuất khẩu Thêm vào đó, Đảng Dân chủ Hoa Kỳ là Đảng theo đường lốibảo hộ mậu dịch, bảo hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước Vì thế, có thể sẽ tạo ràocản thương mại cho hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ như: chống bán phá giá, tăngcường giám sát…
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔPHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN Tên viết tắt: GARMEX SAIGON JS
Tên giao dịch: SAIGON GARMENT MANUFACTURING TRADE JOINTSTOCK COMPANY
Mã Chứng khóan: GMC
Địa chỉ: 236/7 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 9844 822 Fax: (08) 9844 746
E- mail: gmsg@hcm.fpt.vn Website: www.garmexsaigon-gmc.com
Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp may các loại; Công nghiệp dệt vải các loại,Công nghiệp dệt len các loại; dịch vụ giặt tẩy; kinh doanh nguyên phụ liệu, máymóc thiết bị và sản phẩm ngành hàng dệt, may; môi giới thương mại, đầu tư kinhdoanh siêu thị và các dịch vụ kinh doanh bất động sản; dịch vụ khai thuê Hải Quanvà giao nhận xuất nhập khẩu; đầu tư tài chính; kinh doanh các ngành, nghề kháctrong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật.
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển Công ty:
Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn tiền thân là Công ty SảnXuất-Xuất Nhập Khẩu May Sài Gòn (Garmex Saigon), được thành lập năm 1993 từviệc tổ chức lại Liên hiệp xí nghiệp May Thành phố HCM
Ngày 05/05/2003, Garmex đã thực hiện chuyển đổi thành Công ty cổ phần theoquyết định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và được Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hồ chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhsố 4103002036 ngày 07/01/2004; đăng ký thay đổi lần 5 ngày 17/10/2007
Trang 27Ngày 06/12/2006 Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép số 101/GPNYcho phép Công ty Cổ Phần SX-TM May Sài Gòn được niêm yết cổ phiếu phổ thôngtại Sở Giao dịch Chứng khóan TP.HCM kể từ ngày 06/12/2006 Ngày giao dịch đầutiên của cổ phiếu GMC tại Sở giao dịch Chứng khóan TP.HCM là ngày 22/12/2006.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Theocơ cấu này, các phòng ban có vai trò tham mưu cho cấp trên để xây dựng kế hoạch vàra quyết định, các quyết định được truyền đạt xuống dưới thông qua lãnh đạo trực tiếpcủa từng bộ phận
Cơ cấu tổ chức của công ty (xem phụ lục 1)
2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn là công ty được nhà nướccho phép sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc và dịch vụ Hoạtđộng chủ yếu của doang nghiệp là sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc theo phương thứcFOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm ) và gia công Cơ cấu sản phẩm của công ty rấtđa dạng và phong phú Các sản phẩm may mặc chính bao gồm: Jacket, Quần áo trượttuyết, Quần tây, T-shirt, Polo shirt, Quần áo thể thao may bằng vải dệt kim – dệt thoi,các loại áo len v.v Ngoài những sản phẩm chủ lực, công ty còn nhận gia công cho cácđối tác trong và ngoài nước từ nguồn nguyên liệu mà họ cung cấp cho công ty Tuynhiên mặt hàng áo Jacket và quần áo thể thao vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cácmặt hàng sản xuất Bên cạnh đó công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụnhằm tăng thêm lợi nhuận như dịch vụ giặt tẩy, kinh doanh nguyên phụ liệu ngànhmay…
Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn luôn xác định việc cải tiếnchất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm và xây dựng thương hiệu là một điều kiện tiên