Những tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015 (Trang 40 - 43)

Thứ nhất, một số mặt hàng chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng mua đứt bán đoạn (FOB). Những sản phẩm này đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các khách hàng mua thẳng chưa thực sự hài lòng về chất lượng và mẫu mã một số mặt hàng. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng vào các nguồn nguyên vật liệu Công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ. Vì thế họ thích quan hệ theo hình thức gia công hơn do họ có thể chỉ định nguồn cung ứng nguyên vật liệu và hàng được sản xuất theo thiết kế của họ.

Thứ hai, giao dịch qua trung gian còn nhiều. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng Công ty vẫn còn yếu kém trong quan hệ thương trường, nhất là trong quan hệ với Mỹ, nên nhiều đơn hàng công ty không thể ký trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhờ qua các khâu trung gian. Vì vậy lợi nhuận và sự chủ động trong sản xuất kinh doanh giảm đi nhiều.

Thứ ba, công tác Marketing chưa hoàn thiện, khâu tiếp cận thị trường còn yếu. Công tác Marketing của Công ty hiện vẫn còn nằm ở tình trạng chung chung trong phòng kinh doanh, hoạt động ở mức đơn giản. Công ty chưa chủ động tìm đến khách hàng mà để khách hàng tự tìm đến công ty ký kết hợp đồng hoặc thông qua công ty khác. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường chủ yếu được tiến hành gián tiếp thông qua nghiên cứu các tài liệu, sách báo do Bộ Công thương và các bạn hàng cung cấp, hoặc thông qua các thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty song hoạt động này cũng không thể tiến hành thường xuyên được vì tính chất của các hội chợ triển lãm chỉ tổ chức một vài lần trong năm và kinh phí của Công ty có giới hạn. Do đó thông tin mà Công ty thu thập được về thị trường không có sự cập nhật liên tục và thiếu chính xác, trong khi thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi phải có sự cập nhật thường xuyên.

Thứ tư, vấn đề thương hiệu của Công ty chưa được coi trọng. Thương hiệu là một vấn đề hết sức quan trọng nếu Công ty muốn khẳng định mình. Thế nhưng trong những năm qua, mặc dù Công ty đã củng cố và dần nâng cao vị thế của mình trên thị trường Mỹ, sản phẩm của Công ty được tiêu thụ nhiều ở thị trường này. Song điều đáng buồn là sản phẩm của Công ty không phải đến tay người tiêu dùng Mỹ dưới thương hiệu của Công ty mà là của các nhà phân phối Mỹ. Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công ty luôn bị phụ thuộc vào các đơn đặt hàng từ phía các nhà phân phối Mỹ. Đây là yếu tố bất lợi đối với Công ty và là nguyên nhân dẫn tới việc Công ty bị các đối tác Mỹ gây khó dễ, tạo sức ép buộc phải giảm giá.

Thứ năm, giá xuất khẩu thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù công ty đã rất cố gắng đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động song việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm chi phí sản xuất tăng dẫn tới giá xuất khẩu cũng tăng theo. Trong khi đó Công ty lại phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ gặp nhiều khó khăn. Do đó vấn đề đặt ra là Công ty phải tìm mọi biện pháp để giảm tối đa giá xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Nguyên nhân của những tồn tại

Trình độ đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thiếu kinh nghiệm chuyên môn, thiếu những cán bộ trẻ năng động, số lượng cán bộ có trình độ cao trong công ty còn quá ít so với quy mô hoạt động của Công ty.

Đội ngũ công nhân tay nghề chưa cao và còn thiếu tác phong công nghiệp trong sản xuất. Công nghệ còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.

Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại Mỹ để có điều kiện tiếp xúc với khách hàng do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường.

Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang chưa được quan tâm đúng mức để phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khầu trực tiếp. Một số

nguyên phụ liệu chính phục vụ cho xuất khẩu đếu phải nhập từ nước ngoài. Đặc biệt trong những năm trở lại đây, giá nguyên liệu cho may mặc trên thế giới biến động lớn gây nhiều bất lợi cho công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn sang thị trường Mỹ đến năm 2015 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w