CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN ĐẾN NĂM
2015
3.1 Cơ sở hoạch định chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn
3.1.1 Điểm mạnh
S1 – Cơ sở sản xuất có quy mô đáp ứng các đơn hàng lớn.
S2 – Chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao.
S3 – Có mối quan hệ gắn bó lâu dài, chặt chẽ với nhiều khách hàng đẳng cấp ở thị trường Mỹ tạo nguồn hàng sản xuất ổn định
S4 – Có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 và thực thi trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP đáp ứng yêu cầu của Mỹ. S5 – Có quỹ đất đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và dịch vụ.
S6 – Công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán do đó thúc đẩy nâng cao chất lượng hệ thống quản trị, tính minh bạch và khả năng huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
S7 – Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh theo phương thức FOB. Đủ khả năng cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng.
3.1.2 Điểm yếu
W1 - Yếu kém trong khâu quản lý sản xuất: định mức tiêu hao nguyên vật liệu cao, công tác kế hoạch yếu kém thiếu chuyên môn, dây chuyền máy móc thiết bị được đầu tư khá lâu, chí phí nguyên liệu đầu vào cao, một số nguyên liệu không đáp ứng được yêu cầu của khách nên buộc phải nhập khẩu, đã làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
W2 - Chưa có bộ phận Sales, Marketing riêng biệt để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu; công tác phân tích, đánh giá tiềm năng và thị hiếu người tiêu dùng Mỹ rất yếu kém, thiếu chính xác và kịp thời.
W3 - Chưa thiết lập được hệ thống phân phối đến các công ty bán lẻ và đại lý bán hàng trực tiếp tại Mỹ, chủ yếu bán cho các tập đoàn lớn Như JC Penney nên dễ bị ép giá.
W4 - Thiếu vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực theo kịp với nhu cầu của thị trường.
W5 - Đội ngũ lao động có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, kinh nghiệm quản lý ở mức thấp, chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp năng suất của các nước trong khu vực.
W6 - Thiếu lực lượng lao động trẻ có tay nghề để thay thế, kế thừa đội ngũ công nhân ngày càng lớn tuổi khó tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt là đội ngũ thiết kế.
3.1.3 Cơ hội
O1 – Quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tạo thuận lợi cho Công ty trong việc xuất khẩu hàng sang Mỹ.
O2 - Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển Ngành Dệt May như: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ vay ưu đãi đầu tư máy móc thiết bị,…
O3 – Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ.
O4 - Mỹ là một thị trường rộng lớn và nhu cầu về hàng may mặc của người Mỹ rất đa dạng.
O5 – Lực lượng đông đảo kiều bào đang sinh sống tại Mỹ hiểu biết rõ về cách thức làm ăn ở thị trường Mỹ.
O6 – Thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn nên Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp để hạn chế hàng nhập khẩu từ nước này.
O7 – Những khó khăn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể tạo ra những cơ hội như: cơ hội đầu tư theo chiều sâu và phát triển nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, vật tư phục vụ FOB với giá rẻ; Chi phí đầu vào giảm, kể cả chi phí tài chính cùng với việc nâng cao chất lượng điều hành; Nếu vượt qua khủng hoảng kinh tế sẽ xác lập vị thế mới khi tình hình thị trường ổn định trở lại.
O8 – Việt Nam đã nộp đơn và đang trong giai đoạn đàm phán với Mỹ để dành quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Có được quy chế GSP, Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế quan giảm đáng kể, có thể từ mức 50% xuống còn 0%. Với ưu đãi về thuế, hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng sẽ cạnh tranh tốt hơn với những quốc gia xuất khẩu khác ở thị trường Mỹ.