1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu máng nhựa PVC của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông.doc

35 1.2K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Xuất khẩu máng nhựa PVC của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông.

Trang 1

PHẦN I:

NHỮNG CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU

I Giới thiệu công ty cổ phần nhựa Rạng Đông

1.1 Vài nét chính về công ty

Tên công ty : Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông

Địa chỉ : 190 Lạc Long Quân, Quận 3, Phường 11, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại : (84.8) 969 2272 - (84.8) 960 6642 Fax : (84.8) 969 2843

Email : rangdong1@hcm.vnn.vn Website : www.rdplastic.com.vn Vốn điều lệ : 90 tỷ đồng, trong đó:

Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 51,00 % Tỷ lệ cổ phần bán trong Công ty : 37,40% Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Công ty : 11,60% Lĩnh vực hoạt động : sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp.

Tổng giám đốc : ông Hồ Đức Lam 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty

- Từ đầu thập niên 60: được thành lập với tên là hãng UFEOC (Liên hiệp các xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp)

- Năm 1962 đổi tên thành UFIPLASTIC COMPANY, chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng bằng nhựa dẻo như rổ, lồng bàn, rổ đựng giấy văn phòng.

- Từ 1963 – 1975: nhập khẩu các máy cán đầu tiên từ Nhật Bản và Đài Loan để sản xuất các loại giả da, khăn trải bàn, màng mỏng PVC Nhập khẩu

Trang 2

một số máy móc thiết bị ép đùn làm tôn PVC, ống nước cứng và mềm, ống bọc dây điện,… Đầu tư dây chuyền máy tráng của Nhật sản xuất giả da PU xốp, vải tráng PVC, PU, vải dù chống thấm

- Sau ngày 30/4/1975 Công ty UFIPLASTIC chuyển thành Nhà máy nhựa Rạng Đông (tháng 11/1977), trực thuộc Công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ.

- Từ 1985 - 1995: Nhà máy chuyển đổi sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, xoá bỏ cơ chế bao cấp Đổi tên thành Công ty nhựa Rạng Đông và được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp Liên doanh với Công ty Full-Dexterity (Đài Loan) chuyên sản xuất giả da PU, giấy dán tường, vải chống thấm xuất khẩu

- Năm 1993: Thành lập Nhà máy Nhựa Hóc Môn chuyên sản xuất bao bì.

- Từ 1996 - 2005: từ là thành viên của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (1996) cho đến năm 2003 công ty chuyển về trực thuộc trực tiếp Bộ Công nghiệp

- Năm 1996: Thành lập Chi nhánh công ty và Nhà máy Nhựa giấy Bình Minh tại Hà Nội

- Năm 1997: Thành lập Nhà máy Nhựa Nha Trang tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

- Năm 1999: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác Đài Loan tại XNLD Li Phú Đông để thành lập Nhà máy Nhựa 6 chuyên sản xuất kinh doanh giả da PVC, PU, vải tráng nhựa, tấm trải sàn sân cầu lông, vải chậm cháy…

- Năm 2000: thành lập Chi nhánh Công ty tại Nghệ An - Năm 2003: Công ty nhận chứng chỉ ISO 9001-2000

Trang 3

- Ngày 02/5/2005: Công ty được cổ phần hoá, chính thức đi vào hoạt động với tên là CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA RẠNG ĐÔNG.

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Các tổ chức chính trị xã hội

Trợ lý, thư ký HĐQT Ban kiểm soát

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Kế toán trưởng

P kinh doanh

P bao

P kho vậnP

TCKTP

kỹ thuật

Tổ thiết

kếP xuất

P vật

tưP

nhân sự

Chi nhánh

tại Hà

Nhà máy cơ khí điện lực

Nhà máy nhựa IChi

nhánh tại Nghệ

Nhà máy bao bì

số 1Nhà

máy nhựa Hoóc Môn

Trang 4

II Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu

- Căn cứ vào điều 3 – chương II về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu + Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

+ Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.

- Căn cứ vào điều 4 – Chương II về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu :

Trang 5

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

+ Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 điều này, chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu.

- Căn cứ vào phụ lục 1: "danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu", màng PVC không nằm trong danh mục trên, do đó được xuất khẩu.

2.2 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009 * Công ty tiếp tục sản xuất và kinh doanh các lĩnh vực:

+ Sản xuất, mua bán hàng nhựa gia dụng và kỹ thuật như màng nhựa, giả da, tôn nhựa, ván nhựa, bao bì in tráng ghép, vật liệu xây dựng, chai nhựa, áo mưa, cặp, túi xách,

+ Chế tạo máy móc thiết bị ngành nhựa.

+ Xây dựng dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng, cho thuê văn phòng, kho bãi, kinh doanh khách sạn, nhà hàng.

+ Nhập khẩu và kinh doanh nguyên liệu vật tư, linh kiện máy móc, thiết bị sản xuất ngành nhựa.

* Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2009:

Theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 của

Trang 6

Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông đã thông qua kế hoạch sản xuất và đầu tư năm 2009 như sau:

- Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2009:

Doanh thu dự kiến khi giá theo giá nguyên vật liệu dự báo đầu năm

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 KH(%)09/TH08 Doanh thu Đồng 472,118,021,804 430,000,000,000 91.789Lợi nhuận trước thuế Đồng 3,216,118,356 16,500,000,000 513

Doanh thu phấn đấu theo dự kiến giá bình quân nguyên vật liệu năm 2009

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 KH09/TH08

(%)Doanh thu Đồng 472,118,021,804 460,000,000,000 97.4Lợi nhuận trước thuế Đồng 3,216,118,356 16,500,000,000 513 - Kế hoạch đầu tư: tổng giá trị 42,812 tỷ đồng

- Nguồn vốn đầu tư: chuyển nhượng vốn dự án tại Hà Nội, đất tại Bình Dương, bán các khoản đầu tư tài chính.

* Chiến lược phát triển của Công ty :

Mặc dù đã có kinh nghiệm trong sản xuất nguyên liệu đầu vào gồm: giả da, vải chậm cháy, màng EVA, màng PVC, cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu nhưng hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty còn khá hạn chế do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Trong suốt một thời gian dài, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của công ty không vượt quá ngưỡng 1 triệu USD.

Trang 7

Nhưng trong 2 năm trở lại đây, công ty đã tập trung vào đẩy mạnh công tác xuất khẩu Năm 2008, công ty chủ yếu cung cấp hàng cho các thị trường truyền thống như: Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ, và các khu chế xuất Trong năm 2009, công ty sẽ tiến hành thâm nhập các thị trường cao cấp hơn như: Đức, Hà Lan, Nhật, Hoa Kỳ, với các sản phẩm giả da, màng PVC, áo mưa, khăn trải bàn cao cấp.

III Cơ sở thực tế

3.1 Tình hình xuất khẩu ngành nhựa

Trong năm 2008 mặc dù có sự ảnh hưởng rất mạnh từ những cơn trồi sụt giá cả ở thị trường trong và ngoài nước về các loại nguyên liệu nhựa nhưng không vì thế mà xuất khẩu không phát triển mà ngược lại có sự tăng

trưởng “ấn tượng” về giá trị xuất khẩu – tính đa dạng của các sản phẩm xuất

khẩu cũng như thị trường xuất khẩu

Hiện nay, ngành Nhựa đã mở rộng trên 55 thị trường xuất khẩu thường xuyên với mức độ tăng trưởng bình quân từ 25% – 43% , cụ thể như:

- Châu Á (gồm 12 quốc gia): Nhật Bản, Campuchia, Đài Loan,

Malaysia, Phillipin, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Ấn Độ, Hongkong, Lào, Mianma.

- Châu Âu (gồm 23 quốc gia): CHLB Đức, Anh, Hà lan, Italia, Pháp,

Nga, Bỉ, Đan Mạch, Ba Lan, CH Ailen, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hungary, Hy Lạp, Thỗ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Phần Lan, Ucraina, Thụy Sĩ, Séc, Áo, Latvia.

- Châu Đại Dương (gồm 2 quốc gia): New Zealand và Australia - Châu Mỹ (trên 04 quốc gia): Canada, Mỹ, Achentina, Brazil….

- Châu Phi (trên 10 quốc gia): Nam Phi, Estonia, Nigeria, Tanzania, Senegal, Camorun, Lineria, Congo…

Trang 8

- Trung Đông (trên 10 quốc gia): Arab Saudi (Ả rập Xê út) và UAE

(Các tiểu vương quốc Ả rập), Irael, Iran, Yemen, Ai Cập, Lebanon, Oman, Kuwait, Qatar….

Và tại các thị trường xuất khẩu nêu trên, có 10 thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ, Nhật Bản, Campuchia, CHLB Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Đài

Loan, Malaysia, Phillippin…Và chiếm 80% kim ngạch thu được tại các thị

trường này là từ các sản phẩm bao bì như: hộp nhựa, túi nhựa (túi siêu thị -

túi rác….), màng nhựa các loại và màng pallet; 10% là các sản phẩm Nhựa phục vụ cho lĩnh vực xây dựng như: ống và các phụ kiện…và 10% còn lại là

những sản phẩm Nhựa gia dụng, sản phẩm phục vụ Văn phòng…

Diễn biến xuất khẩu Nhựa qua các tháng (2005 – 2008)

Hiệp hội Nhựa Việt Nam dự kiến năm 2009 xuất khẩu sản phẩm Nhựa sẽ đạt hơn 1 tỷ USD, tăng khoảng 15,9% so với năm 2008 do có những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng đựơc quy mô trong thời gian tới, cụ thể là:

Trang 9

- Đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua (tăng trưởng 37% năm 2006, 33% năm 2007 và 34% năm 2008) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập Theo thống kê và đáng giá của Comtrade – Cơ quan thống kê Liên hiệp Quốc – thì mặt hàng nhựa Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt, được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước xuất khẩu khác ở hầu hết các thị trường trên thế giới.

- Bên cạnh đó, mặt hàng Nhựa Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với các công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn hạn chế Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, đáp ứng được các đơn hàng lớn thì mặt hàng Nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu với quy mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 thị trường mặt hàng Nhựa ở mức trên 220 tỷ USD và tăng trưởng bình quân nhập khẩu trên 7%/năm) 3.2 Đơn đặt hàng của khách hàng

Trang 10

From: BOND Co., LTD124 Wall Street, New York, USA6th Mar.2009

To: Rang Dong Plastic Joint Stock Company 190 Lac Long Quan Street,

Ward 3, District 11, Ho Chi Minh City, Vietnam

Dear Mr Ho Duc Lam,

Thank you very much for your offer for PVC film As requested, we have to inform you detail of purchase condition and price list that we could order:Unit price: 1,500 USD/MT - FOB SaiGon - Incoterm 2000.

Quality: Thickness: 0.19 mmWidth: 1,6 mColour : blueQuantity: 40 MT

Trang 11

3.3 Kết quả nghiên cứu thị trường

3.3.1 Thị trường trong nước

Sản phẩm màng nhựa PVC là loại màng nhựa trong, được sử dụng rất đa dạng, dùng trong sản xuất công nghiệp, sản xuất bao bì, dùng cho các thiết bị bảo quản, sản xuất ra áo mưa, cặp, túi, và đồ văn phòng phẩm, trang trí nội thất, Với đặc tính mềm dẻo, thân thiện với môi trường, bền với thời tiết, có khả năng chịu lạnh cao, màu sắc đa dạng sản phẩm màng nhựa PVC của công ty Rạng Đông được rất nhiều các công ty sản xuất bao bì, văn phòng phẩm trong nước lựa chọn Các khách hàng lâu năm của công ty như: công ty áo mưa Khai Minh, công ty áo mưa Đào Linh, công ty văn phòng phẩm Trà My, nhà máy bao bì Nhật Quang, Dưới đây là bảng số liệu cho biết lượng màng nhựa PVC mà các khách hàng đã mua của công ty Rạng Đông:

Sản lượng màng PVC cung cấp cho khách hàng

Qua bảng trên ta có thể thấy nhu cầu về màng nhựa PVC của các khách hàng tăng khá rõ qua các năm Và dự đoán trong năm 2009, cầu về sản phẩm màng nhựa PVC trên thị truờng sẽ tiếp tục tăng do sản phẩm có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, nhu cầu về bao bì cũng như bảo quản cho hàng hoá trong vận chuyển ngày càng tăng.

Khách hàng

Lượng mua năm 2006

Lượng mua năm 2007

Lượng mua năm 2008

(T)

Trang 12

Hiện nay, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nhựa, trong đó số doanh nghiệp sản xuất màng nhựa PVC chiếm tỷ trọng không lớn vào khoảng 400 doanh nghiệp Nhìn chung so với các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước thì giá của công ty đưa ra khá cạnh tranh, so với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ thì sản phẩm của công ty có phần cao hơn do chi phí nguyên liệu nhựa nhập khẩu cao hơn Tuy nhiên, với một thương hiệu đã có uy tín lâu năm như nhựa Rạng Đông, cùng với chất lượng sản phẩm đã được chứng nhận thì không khó để chiếm lĩnh thị trường

Bảng giá màng nhựa PVC tháng 3 năm 2009

3.3.2.Thị trường nước ngoài

Nhu cầu về màng PVC trên thế giới ngày càng gia tăng do tính ứng dụng của nó ngày được khám phá thêm, trước đây loại màng PVC này được dùng để sản xuất bao bì, áo mưa, nay người ta còn sử dụng màng PVC trong trang trí nội thất, trong sản xuất công nghiệp Các quốc gia xuất khẩu màng PVC như Trung Quốc, Việt Nam, Đức, Maylaisia, Đài Loan, Các thị trường nhập khẩu màng PVC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Theo ước tính nhu cầu về màng PVC trên thế giới tăng trung bình khoảng 2% một năm Điều đó chính là tiền đề giúp công ty thâm nhập thị trường màng PVC thế giới.

So với giá của công ty Rạng Đông (%)Công ty cổ phần nhựa Rạng Đông 22,470,000 100

Công ty cổ phần nhựa Tân Hoa 22,630,000 100,71Nhập khẩu từ Trung Quốc 22,420,000 99.78

Trang 13

Hiện nay, Hoa Kỳ là một thị trường khá tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, đây là một thị trường khá khó tính trong việc nhập khẩu các loại hàng hoá Trước đây, Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu màng PVC từ Trung Quốc nhưng do không muốn lệ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ các quốc gia khác trong đó có Việt Nam So với giá màng PVC nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ , giá màng PVC của công ty cao hơn khoảng 2- 3%

Yêu cầu của đối tác Hoa Kỳ về chất lượng sản phẩm của công ty rất khắt khe Để có thể cạnh tranh và tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài ở thị trường Hoa Kỳ thì công ty phải nâng cao chất lượng Công ty đã và đang nỗ lực tiếp cận dây chuyền sản xuất hiện đại và nhập khẩu nguyên liệu nhựa đảm bảo để có thể đạt được chất lượng sản phẩm như bên đối tác đã đề ra 3.3.3 Các nguồn huy động vốn

- Công ty sẽ tiến hành vay vốn từ ngân hàng Á Châu ACB Trong năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định 131 về hỗ trợ lãi suất được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 1, theo đó các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh sẽ được ngân hàng trừ 4% lãi vay Đây là một phần trong kế hoạch kích cầu 1 tỷ USD vừa được Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên thế giới Theo Quyết định 131, Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được vay vốn từ ngân hàng đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 8 tháng Mức lãi suất hỗ trợ khách hàng vay là 4%, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ 1/2 đến 31/12.

- Công ty tiến hành vay vốn từ ngân hàng ACB thời hạn 3 tháng, nằm trong đối tượng được hưởng gói kích cầu hỗ trợ về lãi suất từ Chính phủ Thông qua quá trình đàm phán thỏa thuận, ngân hàng đã chấp nhận cho công

Trang 14

ti vay vốn với mức lãi suất 9,5%/ năm, được hỗ trợ 4% lãi suất từ Chính phủ, như vậy mức lãi suất công ty sẽ phải trả là 5,5% / năm, khi đó mức lãi suất tính theo 1 tháng sẽ là 0,458%

- Thông qua quá trình dự toán tổng chi phí cho việc sản xuất và xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ phía nước ngoài, công ti sẽ tính toán và xác định phần vốn tự có và phần vốn phải vay từ các nguồn khác, đặc biệt đảm bảo cho lượng vốn vay từ ngân hàng là nhỏ nhất, từ đó có thể giảm thiểu được tối đa chi phí, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu này.

3.4 Kết quả phân tích tài chính

- Trên cơ sở thực tế của quá trình sản xuất ta có bảng dự trù giá thành sản xuất của 1 tấn màng nhựa PVC như sau:

Giá thành sản xuất 1 tấn màng PVC

Trang 15

3 Tiền lương và các khoản trích theo lương 4.950.000

Như vậy giá thành sản xuất cho 1 tấn màng nhựa PVC là 20,324 triệu đồng - Tổng chi phí xuất khẩu dự kiến cho lô hàng màng nhựa PVC 40 tấn cho ở bảng dưới đây:

Tổng chi phí xuất khẩu lô hàng

ST Các khoản chi phí Chi phí 1 tấn Chi phí lô hàng

Trang 16

T hàng(VNĐ/ tấn)

Chi phí giao dịch ngân hàng:+ Thông báo L/C ( 12 USD)+ Thông báo sửa L/C ( 5 USD)+ Thanh toán bộ chứng từ (0.15%)

10 Tiền lãi vay (0,458%/tháng, vay 500

- Doanh thu xuất khẩu: 60.000 x 17800 = 1.068.000.000 VNĐ

(Với tỷ giá là 17800 VNĐ/ USD)

- Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu xuất khẩu - Tổng chi phí xuất khẩu = 1.068.000.000 - 865.891.000

Trang 17

Lợi nhuận sau thuế 151.581.750 - Tỷ suất lợi nhuận = =

Chi phí xuất khẩu 865.891.000 = 17,51% Doanh thu xuất khẩu 60.000 USD - Tỷ suất ngoại tệ = =

Chi phí xuất khẩu 865.891.000 VNĐ

1 USD =

14.431,52 VNĐ

Tỷ suất ngoại tệ cho thấy với thương vụ này để có 1 USD phải bỏ ra 14.431,52 VNĐ, trong khi đó tỷ giá là 17.800 VNĐ/USD, tức là thương vụ này hoàn toàn có tính khả thi

Doanh thu

865.891.000 x 40 =

1.068.000.000

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá màng nhựa PVC tháng 3 năm 2009 - Xuất khẩu máng nhựa PVC của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông.doc
Bảng gi á màng nhựa PVC tháng 3 năm 2009 (Trang 12)
6.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện - Xuất khẩu máng nhựa PVC của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông.doc
6.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w